Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại



tải về 210.66 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích210.66 Kb.
#54593
1   2   3
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
những chân dung tiêu biểu (2001), chân dung Nam Cao đã được hoàn thiện, nghiên cứu sáng tác 
của ông được bổ sung đáng kể với sự khảo sát khá kĩ cuộc đời tác giả, môi trường xã hội, văn 
hoá và bước đầu kết hợp lối phân tích thi pháp. Cho tới công trình Về văn học Việt Nam hiện đại 
- Nghĩ tiếp… tiếp cận sáng tác của Nam Cao được mở rộng sang hướng nghiên cứu so sánh. 
Trong bài viết Sêkhốp và Nam Cao (nhìn từ hai nền văn học), sáng tác của Nam Cao được nhìn 
nhận trong tương quan so sánh với sáng tác của đại văn hào Nga, người mà Nam Cao tôn làm 
thầy, từ điểm nhìn so sánh hai nền văn học, lịch sử, văn hoá hai dân tộc. Tiếp cận Nam Cao theo 
hướng này, Phong Lê không chỉ làm rõ thêm vai trò “người khai phá-tiên phong, vị trí hàng đầu” 
của Nam Cao trong nền văn học dân tộc, mà còn cho thấy quy luật phát triển chung của chủ 
nghĩa hiện thực cũng như những đặc trưng dân tộc của nó qua sáng tác của hai nhà văn tiêu biểu 
này. 
Dù những nghiên cứu của Phong Lê về Nam Cao có kì công, kĩ lưỡng tới đâu, tôi vẫn 
muốn anh triển khai thêm những luận điểm đang còn dừng ở mức nhận định, khái quát chung. 
Chằng hạn luận điểm về sự phát triển gia tốc thường được nhắc tới trong nhiều bài viết của anh. 


Ở chân dung Nam Cao, Phong Lê cũng gắn sáng tác của nhà văn với sự phát triển gia tốc như 
một đặc điểm nổi bật của văn học công khai thời kì 1930-1945. Tuy nhiên, luận giải của anh về 
kiểu phát triển này của văn chương mới chỉ dừng lại ở những quan sát hiện tượng bên ngoài và 
thiên về cảm tính. Văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ, dưới ảnh hưởng của văn hoá phương 
Tây và sự phát triển gấp rút của lịch sử, phát triển căng thẳng, dồn nén, nhưng không bỏ qua bất 
cứ giai đoạn nào của tiến trình văn học nói chung. Song, cái gọi là “giai đoạn” ở một nền văn học 
non trẻ phát triển tăng tốc để giảm bớt so le lịch sử (theo cách nói của Phong Lê), hoà nhập vào 
dòng chảy chung của văn học thế giới, như văn học Việt Nam, thường chỉ là những dấu hiệu mờ 
nhạt. Trong một thời gian ngắn nó không thể làm kịp, làm kĩ những gì các nền văn học lớn trên 
thế giới đã làm trong nhiều thế kỉ, nên chỉ chọn những gì phù hợp với nhu cầu phát triển nội tại 
của mình. Chính vì thế, chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ diễn ra song song 
với chủ nghĩa hiện thực và thường lẫn vào lối sáng tác này (trường hợp Thạch Lam), để cuối 
cùng nhường vị trí hàng đầu cho văn học “tả chân” vốn “sốc vác hơn” trong việc thực hiện 
những nhiệm vụ xã hội (cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực diễn ra 
trong anh chàng văn sĩ Điền ởTrăng sáng của Nam Cao và chiến thắng của cái thứ hai đối với 
cái thứ nhất trong lời phán quyết cuối cùng: văn học không thể là ánh trăng lừa dối!). Sáng tác 
của một số nhà văn tiêu biểu phát triển tuần tự, song thường lướt qua những cái không phù hợp 
với nhu cầu nội tại và các “giai đoạn” trong đó cũng trở thành những “dấu hiệu”. Trong sáng tác 
của Nam Cao có đủ dấu hiệu của các kiểu sáng tác, từ chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa lãng mạn 
tới chủ nghĩa tự nhiên, thậm chí chủ nghiã hiện đại. Song ông đã “cắm sào” nơi chủ nghĩa hiện 
thực và đã đưa nó lên đỉnh cao phát triển bằng những truyện ngắn xuất sắc và tiểu thuyết Sống 
mòn của mình. Trang bị lí thuyết về sự phát triển gia tốc của văn học (trên cơ sở phát triển gia tốc 
lịch sử), đi sâu phân tích những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao trên cơ sở so sánh với sáng tác 
các nhà văn đương thời nói chung, các nhà văn theo khuynh hướng “tả chân” nói riêng, mới thấy 
hết được tài năng cũng như những đóng góp quan trọng của nhà văn này trong công cuộc hiện 
đại hoá gấp rút của văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ, điều tiếp tục diễn ra vào thập niên cuối thế kỉ, 
theo một đường xoáy ốc diệu kì. 
Trong số những người có đóng góp đáng kể cho công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc 
còn phải kể tới Hoài Thanh, nhà phê bình văn học mà Phong Lê giành nhiều tâm huyết xây dựng 
chân dung. Khác với chân dung của Nguyễn Ái Quốc và Nam Cao, những người Phong Lê chỉ 


được tiếp xúc qua sáng tác, chân dung Hoài Thanh được khắc hoạ trên cơ sở tiếp xúc với văn và 
với người. Tuy Phong Lê không được chứng kiến thời kì “huy hoàng” của Hoài Thanh – “người 
khai mạc nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại”, chủ tướng phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” 
trong cuộc chiến nẩy lửa với phái “nghệ thuật vị nhân sinh”, tác giả của Văn chương và hành 

tải về 210.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương