NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang17/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
56
tình tiết Nguyệt Nga vẽ tượng Vân Tiên cũng vậy. Chuyện thật khó tin bởi 
trước đó Nguyệt Nga chỉ mới "liếc nhìn" chàng trong chốc lát, trong cảnh 
lúng túng vội vàng sau lúc thoát nạn; ấy thế mà nàng có thể "Làu làu một 
tấm lòng thành/ Vẽ ra một bức tượng hình Vân Tiên" (LVT.254). Thực ra thì 
logic của vấn đề không phải ở năng lực hội họa mà là "tấm lòng thành" của 
Nguyệt Nga. Nàng là kẻ chịu ơn và theo đạo lý thì bổn phận của nàng là 
khắc cốt ghi lòng cái ơn sâu đó. Bức "tượng hình" là biểu tượng của sự tri 
ơn, là tấm lòng thành của nàng. Nó được tạo ra nhờ sự tương cảm về đạo 
đức. Chi tiết nghệ thuật này do vậy, vẫn rất chân thực. 
Các nhân vật trong truyện của Nguyễn Đình Chiểu luôn được đặt 
trong những tình huống đặc biệt, những thời điểm cần đến sự quên thân vì 
nghĩa của họ. Mối quan tâm hàng đầu của tác giả là làm sao tạo điều kiện để 
nhân vật có thể bộc lộ phẩm chất đạo đức (hoặc vô đạo đức) mà thôi. Chúng 
ta có thể thấy rõ điều này qua việc so sánh vài trường hợp cụ thể. 
Hầu hết các truyện thơ nôm (loại truyện diễm tình, giai nhân tài tử) 
đều có môtip gặp gỡ trai tài gái sắc. Không có "tiền đề" mấu chốt này thì sẽ 
chẳng có gì hết. Tuy vậy, mỗi tác giả lại có cách xử lý tình huống riêng (điều 
này do nhiều nguyên nhân chi phối). Thông thường, các cặp trai tài gái sắc 
kia được bố trí xuất hiện trong những khung cảnh gợi tình, lãng mạn. Riêng 
Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên lại xử lý khác hẳn. Ông để cho Vân 
Tiên và Nguyệt Nga gặp gỡ nhau trong một cảnh đánh cướp (!). Không thể 
nói đây là khung cảnh của tình yêu mà phải gọi là màn "kì ngộ" của các số 
phận. Tác giả dựng tình huống này chính là dành cho những người nghĩa 
khí, trung tín. Cái đẹp của nhân vật Vân Tiên là sự cao thượng, vô tư. Chàng 
chia tay với Nguyệt Nga nhẹ nhõm, thanh thản, lòng không chút vướng bận. 
Trong khi trái lại, cái nết hạnh của Nguyệt Nga quý báu ở chỗ không bao giờ 
quên được nỗi niềm ân nghĩa. Cái logic trong hành xử mà các nhân vật phải 
tuân thủ ở đây là: đã làm việc nghĩa thì không cầu lợi, đã chịu ơn thì phải 
biết ơn, không thể phụ bạc. 
Trung thành với nguyên lý này, Nguyễn Đình Chiểu đã mô tả hành 
động của nhân vật theo một cách thức riêng. Chẳng hạn hành động nhảy 
xuống biển tự tử của nàng Nguyệt Nga khi bị ép cống Phiên bang. Một biến 
cố quan trọng như thế mà ông chỉ nói gọn trong mỗi một câu: Than rồi lấy 
tượng vai mang/ Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay (LVT.1490). 
Trong khi cũng cảnh ngộ tương tự, thuật chuyện nàng Kiều trẫm mình ở 



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương