NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
48
Trên đường du ngọan, họ Dương và họ Hà tình cờ gặp nhau tại chùa 
Linh Diệu. Hai chàng được Lão Nhan dùng phép thuật cho lên thiên đàng và 
xuống địa ngục để tìm hiểu về tôn giáo mà mình theo đuổi. Nơi thiên đàng, 
họ chỉ thấy có Khổng Tử và các môn đồ của bậc chí thánh chứ không hề gặp 
ai là kẻ đồng tôn giáo với mình cả. Ở địa ngục, họ gặp rất nhiều người, toàn 
những kẻ phạm tội trên dương thế đang phải thọ hình. Ngoài hạng người bất 
chính (thầy pháp, thầy thuốc, bà mụ, con buôn...), Dương Từ và Hà Mậu còn 
gặp cả những người chọn nhầm tôn giáo (theo đạo Giatô). Tất cả đều bị 
trừng trị bằng những hình phạt thảm khốc. Vừa được mục sở thị, lại nhận 
được nhiều lời khuyên bảo cải tà quy chính, hai người giác ngộ và quyết tâm 
từ bỏ đức tin để cải đạo. Trở lại trần thế, họ thành những môn đệ tốt của đức 
Khổng Tử. Hai họ Dương - Hà về sau thành thông gia và đời đời vinh hiển. 
Với một câu chuyện như thế, mục tiêu mà nhà văn hướng đến qua 
Dương Từ - Hà Mậu là rất rõ. Nguyễn Đình Chiểu muốn tìm giải pháp cho 
bài toán tôn giáo đang được đặt ra một cách cấp bách vào thời điểm này. Lời 
giải mà tác giả đưa ra là phê phán các tôn giáo không gắn với vận mệnh của 
đất nước và cổ xúy cho một cái "đạo" có tính truyền thống của dân tộc Việt 
Nam: đạo yêu nước. Tác giả đã dùng hình tượng nghệ thuật để "giải thích" 
về sự huyễn hoặc của Thiên chúa giáo, tính chất yếm thế, thụ động của Phật 
giáo và qua đó đề cao "đạo Ông Bà", "đạo Ta". Đây là cách thức giáo huấn, 
dùng văn học để thức tỉnh, thuyết phục những người mà theo nhà văn là "lỗi 
đạo", lầm lạc.
Thực ra, trong Dương Từ - Hà Mậu, khi coi Kitô giáo và Phật giáo là 
"tà đạo", cái căn cứ chủ yếu mà Nguyễn Đình Chiểu dựa vào chỉ là mối quan 
hệ của nó đối với cộng đồng, dân tộc. Chính vì thế mà ông đã đối lập các thứ 
"đạo Mọi", "đạo Tây", "đạo Xằng"... với chính đạo trên cơ sở trách nhiệm 
của con dân đối với đất nước. Và để cụ thể hóa điều này, ông "mượn" đạo 
Nho, đạo Thánh (Khổng Tử) - những khái niệm vốn rất quen thuộc đối với 
người Việt. Tuy nhiên, đấy thuần túy là những chuẩn mực đạo lý phổ biến; 
là thứ tư tưởng đã được cải biến, được Việt hóa thành ra một thứ "Nho giáo 
Việt Nam". Cái đạo này có nhiều điểm khác biệt (thậm chí có chỗ đối lập) so 
với Nho giáo nguyên thủy. 
Truyện Lục Vân Tiên được coi là tác phẩm thành công nhất của 
Nguyễn Đình Chiểu ở thể loại truyện thơ Nôm. Đây là một trong những đỉnh 



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương