NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
46
thật ly kì: do quê nhà bị ngoại xâm, đất đai bị vua cắt bồi cho giặc nên mới 
tìm cách lánh mình, không cộng tác với kẻ thù. Không những thế, ông còn tự 
mình xông mù mắt để khỏi chứng kiến cảnh "sinh dân nghiêng nghèo", khỏi 
phải nhìn thấy "kẻ thù quân thân", tránh cái nhục làm tay sai cho giặc nước. 
Mặc dù khí khái như thế, nhưng Kì Nhân Sư lại chịu thu nhận hai vị Mộng 
và Bào làm đệ tử, đào luyện họ thành tài. Hai chàng về sau cũng nối được 
nghiệp thầy, trở thành những danh y, giúp được nhiều người, bản thân vinh 
hiển. 
Về phương diện văn học, Ngư Tiều y thuật vấn đáp có nhiều điểm 
đáng lưu ý. Mặc dù câu chuyện được tác giả xác định thuộc thời xa xưa bên 
xứ Tàu với những tên người tên đất cụ thể nhưng thực ra thì mọi thứ đều là 
sự phóng chiếu từ thực tại Việt Nam. Tất cả đều không nằm ngoài sự ám chỉ 
triều Nguyễn đớn hèn cắt đất Nam kì cho giặc Pháp sau hàng ước 1874, dẫn 
đến cảnh dân tình lục tỉnh tỵ nạn... Những nỗi niềm ưu tư của nhà thơ trước 
vận nước được gửi gắm qua những hình tượng mang tính ẩn dụ trong tác 
phẩm. Hình tượng Kì Nhân Sư trong truyện rất gần gũi với những trí thức 
Việt Nam chân chính, luôn quan tâm đến vận mệnh dân tộc, gắn bó mật thiết 
với cuộc sống của nhân dân. Vốn là người tài giỏi, Kì Nhân Sư quyết không 
đưa tài trí của mình ra phục vụ kẻ thù, không nỡ làm một kẻ sáng mắt ngồi 
nhìn sinh dân đau khổ; ông quyết làm mù mắt để giữ cái đạo sáng của mình: 
Thà đui mà giữ đạo nhà 
Còn hơn có mắt ông cha không thờ 
Thà đui mà khỏi danh nhơ 
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình 
Thà đui mà đặng trọn mình 
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu 
Thực ra thì quá trình tranh đấu nội tâm để chọn lựa cách xử thế của 
nhân vật Kì Nhân Sư cũng chính là tâm sự xót xa của Nguyễn Đình Chiểu: 
Nói ra thì nước mắt trào/ Tấm lòng ưu thế biết bao giờ rồi. Trong Ngư Tiều 
y thuật vấn đáp có rất nhiều những đọan, những câu thơ mang dáng dấp tự 
thuật như vậy. Nỗi đau về một đất nước đã dời ngôi đổi chủ hiện diện trong 
thơ ông thật là da diết, quặn thắt. Đây nào phải chuyện U Yên xa lạ đâu đâu, 
mà là chuyện nhãn tiền nơi Nam kì lục tỉnh: 
Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông 
Chúa xuân đâu hỡi có hay không 



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương