Ường Đại học y dược Thái Nguyên


SITUATION OF USE AND PRESERVATION OF LATRINE IN THE HOUSEHOLDS AT PHU XUYEN COMMUNE IN DAI TU DISTRICT- THAI NGUYEN PROVINCE



tải về 5.53 Mb.
trang20/21
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích5.53 Mb.
#36291
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

SITUATION OF USE AND PRESERVATION OF LATRINE IN THE HOUSEHOLDS AT PHU XUYEN COMMUNE IN DAI TU DISTRICT- THAI NGUYEN PROVINCE

By Nguyen Thi Quynh Hoa, Nguyen Thi Quyen, Duong Viet Dang, Nguyen Thi Doan


Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Method: A cross-sectional descriptive study was conducted in 443 households at Phu Xuyen community in Dai Tu district. Objective: To assess the status of use and preservation of latrines in households in Phu Xuyen commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province and analyze a number of factors related to the use and preservation of latrines in households Dai Tu district.Results: The results found that the percentage of households with septic latrines was 35.1%, the double chamber composting toilet was 23.0% , pour flush latrines was 0.5%; Other types of latrines were 41.4%. 84.1% of households with septic latrines were hygienic; 39.4% of households with the double chamber composting latrines were clean. Among households with septic latrines, 100% of households had the primary criteria and 4.2% to 20.8% of households had the secondary criteria which had not reached the hygienic standars about the use and preservation; among households with unhygienic latrines with two chambers, 16.7% to 75% of the primary criteria and 13.3% to 70% of secondary standards did not meet the criteria for the use and preservation of the latrine.

The proportion of households with poor knowledge and practice of improper use and storage of the two compartment latrines, unhygienic septic latrines was lower than the group of households with good knowledge, proper practice, the difference was not statistically significant with p> 0.05. Including: 57.1% and 64.3% of households had no good knowledge and practice of improper use and storage of double- chamber latrines, respectively; 37.1% and 14.8% of households had poor knowledge and practice of improper use and storage of septic latrines, respectively.Recommendations: The authors recommend that the people need to be improved knowledge and practices in use and storage of hygienic latrines and it is necessary to study factors affecting of using and preservation of sanitation of household at Phu Xuyen commune.

Keywords: Use of hygien latrine , house holds, Đại từ- Thái Nguyên

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BỘ “TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2011- 2020” TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Tố Uyên, Đàm Thị Tuyết, Nguyễn Thị Hiền, Doãn Thùy Dung,

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Phát triển y tế cơ sở là điều kiện tốt nhất để xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Nghiên cứu thực hiện đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại 2 xã huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy việc thực hiện bộ tiêu chí có những khó khăn sau: Cơ cấu cán bộ viên chức ở trạm chưa đảm bảo theo quy định, cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đạt đủ danh mục thiết bị. Vấn đề vệ sinh môi trường chưa đạt, công tác dân số-KHHGD làm chưa tốt, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao. Do vậy cần có sự quan tâm hơn nữa từ UBND xã và lãnh đạo các cấp để nâng cao chất lượng trạm y tế nhằm thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tốt hơn.



Từ khóa: Thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã, Đồng Hỷ-Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mạng lưới y tế cơ sở là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Vai trò của y tế cơ sở rất quan trọng đặc biệt là y tế xã. Củng cố y tế cơ sở vững chắc là điều kiện tốt nhất để xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Trong những năm qua y tế xã đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các chương trình y tế quốc gia ở cộng đồng, hạn chế và ngăn ngừa bệnh dịch, đưa các dịch vụ y tế đến gần người dân, từng hộ gia đình [14].

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại, sức khỏe nhân dân đã được cải thiện nhưng còn chưa cao, đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Trước nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đòi hỏi y tế xã cần được nâng cấp và hoàn thiện.



Với mục tiêu của chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, ngày 22 tháng 9 năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3447/QĐ-BYT về “Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020”. Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã đề cập một cách toàn diện đến mạng lưới y tế cơ sở, bao gồm các điều kiện và tiêu chuẩn về nguồn lực và các chỉ tiêu hoạt động của y tế xã [9].

Từ khi Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3447/QĐ-BYT về “Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020” các tỉnh thành trên cả nước đã xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ, kết quả số xã thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 đạt 50% (năm 2013) và đạt 55% năm 2014 [11].

Tỉnh Thái Nguyên có 9 huyện thị xã với 181 xã phường và hiện đã có 102/181 xã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020. Trong quá trình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia tại các trạm y tế xã cũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vậy thực trạng thực hiện “Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020” tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện “Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020” Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại 2 xã huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện “Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã” tại tại 2 xã huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, năm 2014.

2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện “Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã” tại 2 xã huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ trạm y tế xã.

Sổ sách, báo cáo thống kê tại trạm y tế xã.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Tại 2 trạm y tế xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.



2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2015.



2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng.



2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Nghiên cứu định lượng

Chọn chủ đích 2 xã Tân Long và Linh Sơn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thông qua các trưởng Trạm Y tế xã để đánh giá về thực trạng thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2014.

Thu thập số liệu thứ cấp từ sổ sách, báo cáo về thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2014 ở hai xã trên.

Nghiên cứu định tính

Tiến hành phỏng vấn sâu 02 cuộc với trạm trưởng trạm y tế.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1. Nghiên cứu định lượng

Đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí: Theo thang điểm Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020: Tổng điểm: 100 điểm (Theo qui định của Bộ y tế). Tiêu chuẩn xét công nhận đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế xã:

Tổng số điểm đạt được từ 90 điểm trở lên.

Số điểm đạt được ở mỗi tiêu chí từ 50% tổng số điểm tối đa của tiêu chí đó trở lên.

2.4.2. Nghiên cứu định tính

Tiến hành 02 cuộc phỏng vấn sâu với trưởng Trạm Y tế các xã của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

2.5. Công cụ thu thập số liệu

2.5.1. Nghiên cứu định lượng

Bảng chấm điểm bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2014.

Khai thác các số liệu sẵn có từ các báo cáo thống kê của Trạm y tế xã.

2.5.2. Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo trạm y tế xã, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

2.7. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê y học.

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu được hội đồng khoa học trường Đại học Y dược thông qua. Việc tiến hành nghiên cứu này được sự đồng ý của lãnh đạo trạm y tế và những đối tượng tham gia nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu này được sử dụng vào trong chương trình nâng cao chất lượng hoạt động của Y tế cơ sở.



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế 2 xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Chỉ đạo và điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và nhân lực trạm y tế

- Kết quả thực hiện tiêu chí 1và 2

  • Tiêu chí 1: Cả hai xã đều có ban Chỉ đạo CSSK nhân dân và đều có kế hoạch triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: điểm đạt 2/2

  • Tiêu chí 2: Biên chế và cơ cấu cán bộ: xã Tân Long đạt chuẩn, còn xã Linh Sơn chưa đạt chuẩn do cơ cấu cán bộ y tế chưa phù hợp do thiếu cán bộ chuyên trách Y học cổ truyền.

3.1.2. Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã, Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác.

Bảng 3.1: Kết quả thực tiêu chí 3 và 4


TT

Tiêu chí 3

Điểm chuẩn

Điểm đạt

Tỷ lệ đạt

Tân Long

Linh Sơn

1

Vị trí của TYT xã

1

0

1

50

2

Diện tích TYT xã

2

0,5

0,5

0

3

Quy định về xây dựng và các phòng chức năng của TYT xã

3

2

1

0

4

Khối nhà chính của TYT xã là nhà được xếp hạng từ cấp IV trở lên.

2

0

2

50

5

Nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu, xử lý rác thải

2

2

2

100

6

Hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ

2

1,5

1

0

Tiêu chí 4













1

Danh mục trang thiết bị

2

1

2

50

2

Máy điện tim siêu âm, máy đo đường máu.

1

0

0,5

0

3

Danh mục thuốc chữa bệnh

2

1

0

0

4

Quản lý và sử dụng thuốc

1

0,5

1

50

5

Vật tư, hóa chất, tiêu hao

1

1

1

100

6

Túi y tế thôn, bản

1

0,5

0

0

7

Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

1

0

0

0

8

Có tủ sách chuyên môn

1

1

1

100

Nhận xét: Tại xã Tân Long, nhà trạm đã xuống cấp, khối nhà phụ trợ còn chưa đạt chuẩn. Tại xã Linh Sơn diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính chưa đạt yêu cầu, chưa có cán bộ YHCT chuyên trách, chưa có đủ trang thiết bị thiết yếu trong việc khám chữa bệnh.

3.1.3. Kế hoạch - tài chính và Y tế dự phòng, Vệ sinh môi trường, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế

Bảng 3.2. Tiêu chí 5 và 6:

TT

Tiêu chí 5

Điểm chuẩn

Điểm đạt

Tỷ lệ đạt

Tân Long

Linh Sơn

1

Y tế xã xây dựng kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có sơ kết 6 tháng và tổng kết năm về các hoạt động của y tế xã.

1

0

1

50

2

Báo cáo, thống kê y tế đầy đủ chính xác kịp thời

2

2

2

100

3

TYT xã được cấp tối thiểu đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên theo quy định hiện hành

1

0,5

1

50

4

Được UBND xã, huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để trạm y tế thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao

1

0

1

50

5

Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định

1

0

1

50

6

Tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế

4

4

4

100

Tiêu chí 6













1

Phòng chống dịch và các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế

5

4

4

0

2

Nước sinh hoạt hợp vệ sinh

2

1

2

50

3

Nhà tiêu hợp vệ sinh

2

1

2

50

4

Vệ sinh an toàn thực phẩm

3

2

3

50

5

Hoạt động phòng chống HIV/AIDS

3

0

3

50

6

Quản lý bệnh

2

2

2

100


Nhận xét: Xã Tân Long thực hiện tiêu chí tài chính -y tế dự phòng và vệ sinh môi trường đều chưa tốt

3.1.4. Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng và y dược học cổ truyền và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện tiêu chí 7 và 8

STT

Tiêu chí 7

Điểm

chuẩn

Điểm đạt

Tỷ lệ đạt

Tân Long

Linh Sơn

1

Thực hiện dịch vụ kỹ thuật

5

2

2

0

2

Khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền

7

7

7

100

3

Quản lý người khuyết tật tại cộng đồng

1

1

1

100

4

Theo dõi, quản lý sức khỏe người từ 80 tuổi trở lên.

1

1

1

100

5

Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh đến khám tại TYT xã.

1

1

1

100

Tiêu chí 8













1

Tỷ lệ % phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén và tiêm uốn ván đủ liều.

1

0,5

1

50

2

Tỷ lệ % phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ khi sinh.

1

1

1

100

3

Tỷ lệ % phụ nữ được chăm sóc sau sinh.

1

1

1

100

4

Tỷ lệ % trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

2

1

1

0

5

Tỷ lệ trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm

1

1

1

100

6

Theo dõi tăng trưởng trẻ em

1

1

1

100

7

Tỷ lệ trẻ em dưới  5 tuổi bị suy dưỡng

2

1

2

50

Nhận xét: Cả hai xã thực hiện dịch vụ kỹ thuật đều chưa tốt, tỷ lệ sinh con thứ 3 tại xã Tân Long còn cao.

3.1.5. Tiêu chí Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và truyền thông giáo dục sức khỏe.

Bảng 3.4: Kết quả thực hiện tiêu chí 9 và 10

STT

Tiêu chí 9

Điểm chuẩn

Điểm đạt

Tỷ lệ đạt

Tân Long

Linh Sơn

1

Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại

3

2

3

50

2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.

3

0

2

0

3

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.

3

2

3

50

4

Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

1

1

1

100

Tiêu chí 10













1

Phương tiện truyền thông - giáo dục sức khỏe

2

2

2

100

2

Triển khai tốt các hoạt động TT-GDSK, DS-KHHGD thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng đồng, khi thăm hộ gia đình và khi người dân đến khám chữa bệnh tại TYT xã và trong trường học.

2

2

2

100

Nhận xét: Hai xã Tân Long và Linh Sơn đều thực hiện tốt tiêu chí này. Xã Tân Long tỷ lệ tăng dân số còn cao

3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại 2 xã huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2015.





Ý kiến chị LTKN- trạm YTX

Tân Long

Ý kiến chị M T H- trạm YTX Linh Sơn

Nhân lực




Số lượng cán bộ y tế đầy đủ, gồm 8 cán bộ theo biên chế, tuy nhiên lại chưa có cán bộ y học cổ truyền. Các Y tế thôn bản tại xã còn chưa hoạt động nhiệt tình

Trang thiết bị- Cơ sở vật chất

- Khối công trình phụ trợ còn chưa chuẩn, các trang thiết bị, máy móc phục vụ khám chưa bệnh chưa được cung cấp đầy đủ.

Nhà trạm chưa đạt chuẩn, chưa có chỗ xử lý rác thải, người dân tại xã còn sử dụng phân tươi để canh tác. Các trang thiết bị, máy móc phục vụ khám chữa bệnh cũng chưa được cung cấp thiết yếu.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

- Vấn đề vệ sinh môi trường còn là vấn đề nổi cộm, nhiều hộ dân vẫn còn sử dụng hố xí 1 ngăn không vệ sinh, giếng nước còn bẩn, ô nhiễm. Tỷ lệ sinh con thứ 3 nhiều. Là xã nghèo 135, địa bàn xã có nhiều dân tộc ít người sinh sống còn sử dụng tiếng dân tộc dẫn đến bất đồng ngôn ngữ, gây khó khăn cho các cán bộ y tế vận động khám chữa bệnh.

Tại huyện khi khám sàng lọc có 01 trường hợp trẻ bị ốm, 1 trẻ đi tiêm nhưng sau 2 ngày đã tử vong. Từ trưởng hợp này dẫn đến tỷ lệ bà mẹ đi đưa trẻ đi tiêm chủng ít. Tại xã có nhiều người làm nghề tự do, theo đạo thiên chúa nhiều gia đình sinh con thứ 3 trở lên.

Các biện pháp khắc phục



- Tập huấn lại các cán bộ y tế về kỹ năng khám chữa bệnh, sử dụng phương tiện, trang thiết bị y tế thường xuyên và có kỹ năng hơn.

- Xây lại nhà trạm đạt theo chuẩn bộ tiêu chí giai đoạn mới.

- Tăng cường thêm trang thiết bị y tế còn thiếu.

- Đẩy mạnh tăng cường sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể khác.



- Tăng cường thêm nhân lực y tế- thêm 01 cán bộ về y học cổ truyền.

- Xây dựng nhà trạm đạt chuẩn trong giai đoạn mới.

- Cung cấp thêm trang thiết bị còn thiếu như máy siêu âm, tờ rơi truyền thông, vật tư tiêu hao…



BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế tại 2 xã huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2015.

Tiêu chí quốc gia về y tế xã được xây dựng dựa trên các mục tiêu của chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 đã được Bộ Y tế phê duyệt; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với y tế xã. Do vậy tiêu chí quốc gia về y tế xã đề cập một cách toàn diện đến mạng lưới y tế cơ sở, bao gồm các điều kiện và tiêu chuẩn về nguồn lực, các chỉ tiêu hoạt động của y tế tuyến xã, phường. Phấn đấu đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã phải là các hoạt động thường xuyên của y tế dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu được xây dựng trong “tiêu chí” có tính đến sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Tuy nhiên hiện nay để phấn đấu đạt được tiêu chí thì còn nhiều khó khăn, đặc biệt có tiêu chí rất khó thực hiện.

Về thực hiện công tác chỉ đạo và điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và nhân lực y tế, nhận thấy tại xã Linh Sơn nguồn nhân lực về số lượng cán bộ y tế đã đủ nhưng cơ cấu cán bộ lại chưa phù hợp, chưa có cán bộ Y học cổ truyền.

Cơ sở hạ tầng trạm y tế và trang thiết bị thuốc và các phương tiện khác phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cả 2 xã đều chưa đạt yêu cầu (tiêu chí 3 và 4) do nhà trạm đều đã xuống cấp vì đã đưa vào sử dụng lâu. Để thực hiện được tiêu chí này cần sự quan tâm đắc lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về quy hoạch, kinh phí đế xây dựng mới 2 nhà trạm đã xuống cấp. Hỗ trợ nâng cấp, mua sắm các loại máy móc phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh như máy điện tim, máy khí dung, máy siêu âm cũng như các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe như tăng âm, loa đài, tờ rơi áp phích.

Kế hoạch và tài chính và Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cho ta thấy 2 xã đều chưa đạt tiêu chí này. Mạng lưới y tế cơ sở đã từng bước được củng cố nhưng đầu tư cho y tế cơ sở vẫn còn rất hạn chế và chưa phù hợp về kinh phí hoạt động, trang thiết bị và điều kiện vệ sinh cơ bản tại trạm y tế như nước sạch và hố xí hợp vệ sinh. Công tác vệ sinh môi trường nước sinh hoạt hợp vệ sinh và nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm, HIV/AIDS, xử lý phân gia súc, rác thải rất kém. Do vậy để đạt được tiêu chí này thì cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng là cần thiết và cần có sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương.

Công tác khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y dược học cổ truyền và công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em cho thấy: Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ chưa cao, trẻ em được uống vitamin A và theo dõi biểu đồ tăng trưởng thấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn cao.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình còn chưa tốt đặc biệt là ở xã Tân Long, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và sinh con thứ 3 còn cao. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho ta thấy cả 2 đều đạt được tiêu chí này.

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại 2 xã huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

- Nhân lực: Cơ cấu cán bộ của trạm, hỗ trợ của Y tế thôn bản

- Cơ sở vật chất: Nhà trạm cũ, xuống cấp chưa đạt theo quy định của bộ Y tế. Diện tích đất của trạm y tế xã không chuẩn theo quy định. Trang thiết bị của trạm tế 2 xã chưa đạt đủ.

- Kinh phí không đủ cho các hoạt động của các trạm y tế xã qua các năm.

- Tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông còn thiếu theo quy định.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại 2 xã huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Các nội dung đã đạt được theo bộ tiêu chí:



- Chỉ đạo và điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Số lượng cán bộ y tế

- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Các nội dung chưa đạt được chuẩn theo bộ tiêu chí


  • Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã

  • Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác

  • Kế hoạch - tài chính, vệ sinh môi trường

  • Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng và y dược học cổ truyền

  • Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã của 2 xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Nhân lực: Cơ cấu cán bộ viên chức ở trạm y tế xã Linh Sơn không đảm bảo theo quy định, thiếu cán bộ y học cổ truyền, sự tích cực hoạt động của cán bộ y tế thôn bản

Cơ sở vật chất trang thiết bị: chưa đạt đủ danh mục thiết bị.

Kinh phí không đủ cho các hoạt động của các trạm y tế xã qua các năm



Khuyến nghị:

Để có thể đạt được chuẩn theo bộ tiêu chí mới cần phải cần phải có sự quan tâm hỗ trợ từ cấp lãnh đạo, Ủy ban nhân dân tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho các trạm y tế và giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường.

Cán cán bộ y tế trạm cần có trình độ chuyên môn phù hợp, có sự phối hợp chặt chẽ với y tế thôn bản và các ban ngành. Cần đào tạo thêm cho cán bộ y tê những kỹ năng về chuyên môn và công tác truyền thông GDSK. Trạm cần có hỗ trợ cung cấp đầy đủ các tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông cho các trạm y tế xã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban chấp hành Trung ương (1993), Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII về những vấn đề cấp bách trong công tác y tế, Hà Nội.

2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ chính trị về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội tháng 5/2004.

3 Bộ Y tế (2012), Báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2012, Hà Nội.

4 Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, Hà Nội.

5 Bộ Y tế (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014, Hà Nội,

6 Bộ Y tế (1999), Báo cáo những nội dung trọng tâm kế hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Hà Nội.

7 Bộ Y tế (2002), Các chính sách và giải pháp thực hiện CSSKBĐ, Hà Nội.



8 Bộ Y tế (2004), Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành sửa đổi danh mục trang thiết bị y tế trạm y tế có bác sỹ.

9 Bộ Y tế (2011), Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, Hà Nội.

10 Bộ y tế (2015), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014, một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

11 Bộ y tế (2015), Báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2014, một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

12 Chính phủ (1998), Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương.

13 Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

14 Chính phủ (2013), Phê duyệt chiến lược bảo vệ quốc gia, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

15 Đàm Khải Hoàn (2000), Thực trạng hoạt động của các trạm y tế cơ sở ở miền núi phía Bắc. Đề tài cấp Bộ - Đại học Y khoa Thái Nguyên,

ASSESSMENT OF IMPLEMENTATION OF “ THE NATIONAL CRITERIA FOR COMMUNE- LEVEL HEALTH PERIOD 2011- 2020" IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

By Nguyen Tiị To Uyen, Dam Thi Tuyet,, Nguyen Thi Hien, Doan Thuy Dung

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Background: Grassroots health development is the best condition for the socialization of the care and protection of people's health. Objective: To evaluate the implementation of “ the National criteria for commune- level health period 2011- 2020" in Dong Hy district, Thai nguyen province. Results: The results showed that the process of the implementation of the National criteria faced up with challenges including the structure of civil servants at the CHC was not guaranteed under the regulations, the facilities and medical equipments were very poor as compared to requirment. Sanitation was not good, the activities of population and family planning work was not good, the 3rd birth rate was still high.Therefore, CHCs need to be supported from People Commitee and others upper levels to impoving the quality of CHC in order to improve the quality of health care for all people in the community.

Keywords: Implementation of National standard Set for Commune Health Station, Đồng Hỷ District-Thái Nguyên.
THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thu Hiền, Đàm Thị Tuyết, Hoàng Minh Nam



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang về thực trạng nguồn lực và hoạt động KCB của BVĐK huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, cho thấy: Tỷ lệ nhân lực không cân đối về cơ cấu chuyên môn, tổng số cán bộ còn thiếu hụt so với TT 08/2007-BYT-BNV là 20 cán bộ, thiếu 14 bác sĩ, 1 dược sĩ. Trình độ chuyên môn của cán bộ thấp: sau đại học 6,1%; đại học 23,2%; chủ yếu là trình độ trung cấp 66,7%; sơ cấp 4%. CBVC chưa qua đào tạo tin học, ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao là 92,9%; 93,9%. Cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, thiếu thốn. Một số trang thiết bị y tế thông thường của BV còn thiếu so với quy định tại QĐ 347/QĐ-BYT. Kinh phí còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ kinh phí do ngân sách nhà nước cấp là 32,1% so với tổng thu của bệnh viện. Công suất sử dụng giường bệnh cao 128,3%. Một số hoạt động KCB chưa đạt so với kế hoạch. Thu nhập của CBVC thấp, điều kiện làm việc của cán bộ chưa đảm bảo, cán bộ ít có cơ hội tham gia các lớp hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Khuyến nghị: Cần có chế độ khuyến khích, thu hút cán bộ đặc biệt là đội ngũ bác sĩ về công tác tại y tuyến y tế cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ưu tiên đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiết yếu cho bệnh viện để đảm bảo các điều kiện đáp ứng vai trò của bệnh viện huyện là nơi cung ứng dịch vụ CSSKBĐ cho nhân dân.

Từ khóa: Nguồn lực, khám chữa bệnh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vai trò và ý nghĩa của việc củng cố, tăng cường y tế cơ sở gắn với việc thực hiện CSSKBĐ trong giai đoạn hiện nay ngày càng được chú trọng. Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng Đề án "Củng cố y tế cơ sở và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh".

Các đơn vị thuộc tuyến y tế cơ sở trong đó có BVĐK huyện là nơi cung ứng dịch vụ CSSKBĐ và người dân tiếp cận đầu tiên. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở đặc biệt là BVĐK huyện tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tăng từ 11,9% (2004) lên 17,6% (2010), KCB nội trú tăng tương ứng từ 35,4% lên 38,2%. Số lượt người bệnh nội trú tăng 1,5 lần và số lượt người bệnh ngoại trú tăng 3 lần sau 10 năm [3]. Tuy nhiên, tuyến y tế cơ sở lại thiếu sự gắn kết với y tế tuyến trên trong cung ứng dịch vụ bảo đảm tính liên tục và toàn diện trong CSSK [2]. Bên cạnh sự thiếu hụt về nguồn lực ở bệnh viện tuyến huyện, việc chuyển đổi mô hình tổ chức và cơ chế quản lý diễn ra liên tục trong giai đoạn từ 1999–2008 tạo ra sự mất ổn định về tổ chức, xáo trộn về nhân lực và năng lực cung cấp dịch vụ trong toàn mạng lưới y tế cơ sở.

Bệnh viện đa khoa Phổ Yên là một bệnh viện thuộc tuyến y tế cơ sở, có vai trò quan trọng trong CSSKBĐ cho nhân dân. Vậy thực trạng về nguồn lực và hoạt động KCB của BVĐK huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ra sao? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động KCB của bệnh viện? Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng về nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014.

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

+ Lãnh đạo bệnh viện, khoa, phòng và cán bộ BVĐK huyện Phổ Yên.

+ Tài liệu thứ cấp: Báo cáo, sổ sách lưu trữ về kết quả hoạt động KCB năm 2014 của BVĐK huyện Phổ Yên.



2.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại BVĐK huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên

2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng với định tính.

Cỡ mẫu nghiên cứu:

+ Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng: Chọn toàn bộ cán bộ của bệnh viện.



+ Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo bệnh viện; Thảo luận nhóm với cán bộ lãnh đạo bệnh viện, cán bộ nhân viên bệnh viện.

Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.

Chỉ số nghiên cứu:

Các chỉ số về thực trạng nguồn lực và hoạt động KCB của BVĐK huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên năm 2014; Nhóm chỉ số về một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động KCB của bệnh viện.



Kỹ thuật thu thập số liệu: Sử dụng phiếu hỏi, khai thác báo cáo, số sách lưu trữ của bệnh viện năm 2014. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp xử lý số liệu: Bằng các thuật toán thống kê y học.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014

3.1.1. Thực trạng về nguồn nhân lực của bệnh viện

Bảng 3.1. Phân bố nhân lực theo giới tính

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

23

23,2

Nữ

76

76,8

Tổng số

99

100,0

Nhận xét: Cán bộ viên chức là nữ chiếm tỷ lệ cao 76,8%, nam chiếm tỷ lệ thấp hơn 23,2%.

Bảng 3.2. Phân bố nhân lực theo độ tuổi

Độ tuổi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

≤ 30

25

25,3

31 - 40

42

42,4

41 - 50

13

13,1

51 - 60

19

19,2

Tổng số

99

100,0

Nhận xét: Nhóm tuổi 31 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 42,4%, tiếp theo là nhóm tuổi ≤ 30 là 25,3%, 51 – 60 tuổi là 19,2% và 41 – 50 tuổi là 13,1%.

Bảng 3.3. Phân bố nhân lực theo cơ cấu bộ phận, cơ cấu chuyên môn




Định mức theo Thông tư 08

Hiện có

Cơ cấu cán bộ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

I. Cơ cấu bộ phận













Lâm sàng

71 - 77

60 -65

61

61,6

Cận lâm sàng và dược

27 - 18

22 -15

18

18,2

Quản lý, hành chính

21 - 24

18 -20

20

22,2

Tổng số

119

100,0

99

100,0

II. Cơ cấu chuyên môn













BS/ĐD, hộ sinh, KTV

26/65

1/2,5

12/64

1/5,3

DS đại học/BS

2/26

1/15

1/12

1/12

DS đại học/DS trung học

2/5

1/2,5

1/8

1/8

Nhận xét: Không cân đối về cơ cấu chuyên môn so với định mức của TT 08/2007 BYT-BNV: Tỷ lệ BS/ĐD, hộ sinh, KTV là 1/5,3 (TT 08 là 1/2,5); DS đại học/BS là 1/12 (TT 08 là 1/15) và DS đại học/DS trung học là 1/8 (TT 08 là 1/2,5).

Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn của cán bộ tại các khu vực làm việc của bệnh viện

Khu vực
TĐCM

Quản lý, Hành chính

Khoa Lâm sàng

Khoa Dược

Khoa Cận lâm sàng

Chung

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

Sau ĐH

1

5,0

5

8,2

0

0,0

0

0,0

6

6,1

Đại học

10

50,0

10

16,4

1

11,1

2

22,2

23

23,2

Cao đẳng

0

0,0

0

0,0

0

0,0

0

0,0

0

0,0

Trung cấp

6

30,0

45

73,8

8

88,9

7

77,8

66

66,7

Sơ cấp

3

15,0

1

1,6

0

0,0

0

0,0

4

4,0

Tổng cộng

20

100,0

61

100,0

9

100,0

9

100,0

99

100,0

Nhận xét: Cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,7%; đại học 23,2%; sau đại học là 6,1%, vẫn còn 4% cán bộ có trình độ sơ cấp.

Tỷ lệ cán bộ tại các khu vực làm việc có trình độ sau đại học rất thấp: khoa lâm sàng 8,2%; không có cán bộ nào có trình độ sau đại học ở khoa dược cũng như ở khoa cận lâm sàng. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học thấp: 16,4% (khoa lâm sàng), 11,1% (khoa dược) và 22,2% (khoa cận lâm sàng), cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao ở tại các khoa này (73,8%; 88,9% và 77,8%), vẫn còn cán bộ có trình độ sơ cấp 1,6% (các khoa lâm sàng). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Cảnh tại BVĐK huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang: tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học thấp (7,4%), chủ yếu là cán bộ có trình độ trung cấp (67,7%) [4].



3.1.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và tài chính của bệnh viện

Bảng 3.5. Thực trạng về cơ sở hạ tầng bệnh viện

Chỉ số

Diện tích theo quy định của BYT (m2)

Diện tích

thực tế

(m2)

Tỷ lệ (%) đạt so với quy định

Tổng diện tích, trong đó:

20 000

6026,34

30,1

Khu khám bệnh

615

393,12

63,9

Khu kỹ thuật nghiệp vụ

2097

2761,21

131,7

Khu điều trị nội trú

2793

2278,53

81,6

Khu dịch vụ tổng hợp, hậu cần, hành chính

1694

518,48

30,6

Khu dành cho vườn hoa cây cảnh

12801

75,00

0,6

Nhận xét: Tổng diện tích toàn bệnh viện được quản lý, sử dụng chỉ đạt 30,1% so với quy định của BYT: khu khám bệnh đạt 63,9%; khu điều trị nội trú 81,6%; Khu dịch vụ tổng hợp, hậu cần, hành chính 30,6% và khu dành cho vườn hoa cây cảnh chỉ đạt 0,6% trong khi đó khu kỹ thuật nghiệp vụ lại thừa chiếm tỷ lệ 131,7%.

Bảng 3.6. Một số trang thiết bị y tế thông thường của bệnh viện

TT

Nội dung đánh giá

ĐV tính

Kết quả đánh giá

SL theo QĐ 347/QĐ-BYT

SL hiện có

Tỷ lệ (%)

1

Máy XQ

cái

02

02

100,0

2

Máy XN nước tiểu

cái

03

02

66,7

3

Máy XN sinh hóa

cái

03

02

66,7

4

Máy điện tim

cái

05

04

80,0

5

Máy siêu âm đen trắng

cái

02

04

200,0

6

Máy siêu âm màu

cái

01

01

100,0

7

Máy nội soi TMH

cái

02

0

0,0

8

Monitor theo dõi bệnh nhân

cái

10

06

60,0

9

Máy nội soi tiêu hóa

cái

02

04

200,0

10

Ghế khám RHM

cái

02

02

100,0

Nhận xét: Tỷ lệ một số trang thiết bị y tế thông thường của bệnh viện còn thiếu so với quy định theo QĐ 347/QĐ-BYT: máy XN nước tiểu và máy XN sinh hóa đều đạt 66,7%; máy điện tim đạt 80%, monitor theo dõi bệnh nhân đạt 60%, không có máy nội soi TMH, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Phan Trọng Quyền tại Bắc Giang (66,7%) [5].

Bảng 3.7. Kinh phí hoạt động của bệnh viện năm 2014

TT

Nội dung

Theo kế hoạch

Số tiền

(1000 đồng)

Thực hiện

Số tiền

(1000 đồng)

Tỷ lệ đạt theo kế hoạch (%)

Kinh phí định mức cho 1 giường bệnh/năm

44000

44000

100,0

Tổng thu

20534721

24897959

121,2

1

Ngân sách Nhà nước cấp

8378721

8001737

95,5

2

Thu viện phí

12000000

16707322

139,2

- Thu trực tiếp từ người bệnh

3200000

3760101

117,5

- Thu từ BHYT

8800000

12947221

147,1

3

Thu khác

156000

188900

121,1

Tổng chi

20534721

24897959

121,2

1

Lương và phụ cấp (Chi thanh toán cho cá nhân)

9433930

8136913

86,3

2

Chi phí phục vụ chuyên môn

10470791

11283809

107,8

3

Chi mua sắm tài sản cố định

1000000

1252939

125,3

4

Chi sửa chữa, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng

50000

57487

115,0

5

Chi khác

4800000

4164731

86,8

Xây dựng cơ bản

22000000

4500000

20,5

Nhận xét: So với kế hoạch: ngân sách cấp cho hoạt động của bệnh viện đạt 95,5%, thu viện phí trực tiếp và thu viện phí từ BHYT đều đạt > 100%. Tỷ lệ chi lương, phụ cấp là 86,3%, chi hoạt động chuyên môn là 107,8%, chi mua sắm tài sản cố định là 125,3%, chi hoạt động khác là 86,8%.

3.1.3. Thực trạng về hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện năm 2014

Bảng 3.8. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện

STT

Chỉ số

Theo kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ đạt so với KH (%)

1

Tổng số lượt người khám bệnh

60021

68604

114,3

2

Tổng số lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú

9001

14590

162,1

3

Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú

6359

7860

123,6

4

Số ngày điều trị trung bình 1 bệnh nhân ra viện (ngày)

7

6,4

91,4

5

Công suất sử dụng giường bệnh (%)

100

128,3

128,3

6

Số bệnh nhân phẫu thuật

600

487

81,2

7

Số bệnh nhân làm xét nghiệm

899878

1046558

116,3

8

Số bệnh nhân làm siêu âm

14999

13484

89,9

9

Số bệnh nhân chụp XQ

12004

13552

112,9

10

Số bệnh nhân nội soi

600

1369

228,0

11

Số bệnh nhân điện tim

3999

4155

103,9

12

Số bệnh nhân chuyển viện




4 254




13

Số bệnh nhân tử vong




8




Nhận xét: Tỷ lệ thực hiện các hoạt động KCB đều vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Công suất sử dụng giường bệnh cao 128,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Quyền tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang [5]. Một số hoạt động KCB chưa đạt so với kế hoạch như: Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật đạt 81,2%; bệnh nhân làm siêu âm đạt 89,9%. Số bệnh nhân phải chuyển viện vẫn còn nhiều.

3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.9. Số lượng nhân lực còn thiếu hụt cần bổ sung tại các khu vực làm việc

Cơ cấu cán bộ

Định mức theo Thông tư 08

Hiện có

Thiếu hụt

I. Cơ cấu bộ phận










Lâm sàng

71 - 77

61

10 - 16

Cận lâm sàng và dược

27 - 18

18

9 - 0

Quản lý, hành chính

21 - 24

20

1 - 4

Tổng số

119

99

20

II. Cơ cấu chuyên môn










BS/ĐD, hộ sinh, KTV

26/65

12/64

14/01

DS đại học/BS

2/26

1/12

1/14

DS đại học/DS trung học

2/5

1/8

1/+3

Nhận xét: Tổng số nhân lực còn thiếu hụt theo TT 08/2007-BYT-BNV tại các khu vực làm việc là 20 cán bộ. Về cơ cấu chuyên môn: thiếu 14 bác sĩ, thiếu 1 dược sĩ đại học trong khi đó thừa 3dược sĩ trung học. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Trọng Quyền tại Bắc Giang [5] và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế: Tình trạng thiếu nhân lực y tế nói chung và nhân lực có trình độ là bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở. Nhiều bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện nhiều năm không tuyển được bác sĩ nào trong khi số lượng cán bộ dịch chuyển tới nơi khác vẫn tiếp diễn [8].
Bảng 3.10. Trình độ tin học của CBVC bệnh viện

Trình độ tin học

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Kỹ sư tin học

1

1,0

Trình độ B

0

0,0

Trình độ A

6

6,1

Chưa qua đào tạo

92

92,9

Tổng số

99

100,0

Nhận xét: CBVC chưa qua đào tạo tin học chiếm tỷ lệ cao là 92,9%, kỹ sư tin học chỉ có 1,0%, trình độ A chiếm tỷ lệ 6,1% và không có CBVC nào có trình độ B tin học.

Bảng 3.11. Trình độ ngoại ngữ của CBVC bệnh viện

Trình độ tin học

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Trình độ C

0

0,0

Trình độ B

1

1,0

Trình độ A

5

5,1

Chưa qua đào tạo

93

93,9

Tổng số

99

100,0

Nhận xét: CBVC chưa qua đào tạo ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao là 93,9%, trình độ B chỉ có 1,0%, trình độ A chiếm tỷ lệ 5,1% và không có CBVC nào có trình độ C ngoại ngữ.

Bảng 3.12. Nguồn lực về tài chính của bệnh viện

Chỉ số

Số lượng (1000 đồng)

Tỷ lệ (%) so sánh

với tổng thu

Tổng thu

24897959




Ngân sách Nhà nước cấp

8001737

32,1

Thu viện phí

16707322

67,1

Thu khác

188900

0,8

Tổng chi

24897959




Lương và phụ cấp (Chi thanh toán cho cá nhân)

8136913

32,7

Chi phí phục vụ chuyên môn

11283809

45,3

Chi mua sắm tài sản cố định

1252939

5,0

Chi sửa chữa, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng

57487

0,2

Chi khác

4164731

16,7

Xây dựng cơ bản

4500000

18,1

Nhận xét: So với tổng thu của bệnh viện tỷ lệ do ngân sách nhà nước cấp chiếm 32,1%, chủ yếu là nguồn thu từ viện phí 67,1%.

Kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng cho thấy nhân lực của bệnh viện còn thiếu đặc biệt là thiếu bác sĩ, nhiều năm trở lại đây không tuyển được bác sĩ, đội ngũ cán bộ y tế còn yếu về chuyên môn.Thu nhập của CBVC thấp, điều kiện làm việc của cán bộ chưa đảm bảo, cán bộ ít có cơ hội tham gia các lớp hội thảo, tập huấn nhất là đối với điều dưỡng.

Cơ sở vật chất mặc dù được xây mới, nhưng hiện tại còn phải cải tạo nhiều đặc biệt là các công trình phụ vì có rất nhiều bất cập trong sinh hoạt của CBVC cũng như của bệnh nhân. Trang thiết bị của bệnh viện còn quá thô sơ, nhiều trang thiết bị đã được trang bị nhưng đang trong tình trạng hỏng không sử dụng được. Kinh phí còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí cho các hoạt động dựa vào kết dư từ bảo hiểm y tế là chủ yếu, nguồn thu còn hạn chế, những bệnh nhân có điều kiện kinh tế thường hay vượt tuyến, bệnh nhân nghèo, kinh tế hạn chế thì mới điều trị tại bệnh viện huyên, tỷ lệ kinh phí do ngân sách nhà nước cấp chỉ đạt 32,1% so với tổng thu của bệnh viện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế [6], [7], [8].
KẾT LUẬN

1. Thực trạng nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014

Tỷ lệ nhân lực về cơ cấu chuyên môn so với định mức của TT 08/2007 BYT-BNV không cân đối: (BS/ĐD, hộ sinh, KTV là 1/5,3; DS đại học/BS là 1/12 và DS đại học/DS trung học là 1/8).

Tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học thấp 6,1%; trình độ đại học thấp 23,2%; chủ yếu là trình độ trung cấp 66,7%; vẫn còn 4% cán bộ có trình độ sơ cấp.



Cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, bố trí chưa hợp lý. Tỷ lệ một số trang thiết bị y tế thông thường của bệnh viện còn thiếu so với quy định theo QĐ 347/QĐ-BYT.

So với kế hoạch: ngân sách cấp cho hoạt động của bệnh viện đạt 95,5%. Một số hoạt động KCB chưa đạt so với kế hoạch như: Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật đạt 81,2%; bệnh nhân làm siêu âm đạt 89,9%.

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Nhân lực còn thiếu hụt theo TT 08/2007-BYT-BNV là 20 cán bộ, thiếu 14 bác sĩ, 1 dược sĩ.

Trình độ chuyên môn của cán bộ thấp: Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, sau đại học còn thấp, trình độ trung cấp chiếm chủ yếu. CBVC chưa qua đào tạo tin học, ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao là 92,9%, 93,9%.

Cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, thiếu thốn: Tổng diện tích toàn bệnh viện được quản lý, sử dụng chỉ đạt 30,1% so với quy định của BYT. Trang thiết bị của bệnh viện còn quá thô sơ, thiếu. Kinh phí hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ kinh phí do ngân sách nhà nước cấp chỉ có 32,1% so với tổng thu của bệnh viện. Công suất sử dụng giường bệnh cao 128,3%. Thu nhập của CBVC thấp, điều kiện làm việc của cán bộ chưa đảm bảo, cán bộ ít có cơ hội tham gia các lớp hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

KHUYẾN NGHỊ

  1. Cần có chế độ khuyến khích, thu hút cán bộ y tế đặc biệt là đội ngũ bác sĩ về công tác tại y tuyến y tế cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

  2. Ưu tiên đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiết yếu cho bệnh viện để đảm bảo các điều kiện đáp ứng vai trò của bệnh viện huyện là nơi cung ứng dịch vụ CSSKBĐ cho nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế -Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Hà Nội ngày 05 tháng 6 năm 2007.

2. Bộ Y tế - Nhóm đối tác y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012, Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, Hà Nội, tháng 12/2012.

3. Bộ Y tế - Nhóm đối tác y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Hà Nội, tháng 11/2013.

4. Hoàng Thanh Cảnh (2012), Thực trạng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang và đề xuất các giải pháp, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

5. Phan Trọng Quyền (2011), Đánh giá thực trạng chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang và kết quả của một số giải pháp can thiệp, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

6. Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2009), Đánh giá việc thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện tại 18 bệnh viện công lập, Hà Nội.

7. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2011), Báo cáo nghiên cứu về thực trạng sử dụng bác sỹ, cử nhân điều dưỡng sau tốt nghiệp, Hà Nội.

8. Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2012), Báo cáo nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút và duy trì nhân lực y tế ở khu vực miền núi, Hà Nội.

STATUS OF HUMAN RESOURCES AND ACTIVITIES OF CURATIVE HEALTHCARE IN PHO YEN DISTRICT GENERAL HOSPITAL,

THAI NGUYEN PROVINCE

By Nguyen Thu Hien, Hoang Thai Son, Hoang Minh Nam

Thai Nguyen Medicine and Pharmacy University
SUMMARY:

Method: A cross-sectional descriptive study used in the study. Objective: To describe the status of human resources and activities of curative healthcare in Pho Yen District general hospital, Thai Nguyen Province. Results The results showed that the workforce was unbalanced in a professional structure; total health workers were shortages as compared with Circular 08/2007-BYT-BNV of 20 health workers, and now lack of 14 medical doctors, one pharmacist. Professional skills of health workers were still low: health workers with postgraduate level of 6.1%; university level of 23.2%; secondary level of 66.7%; primary level of 4%. Civil servants was not trained on informatics , foreign language accounting for 92.9%, 93.9%, respectively. Infrastructure was also narrow and poor. Some popular medical equipment of the hospitak were lacking as compared to the regulation in Decision 347 / QD-BYT. Funds also were difficult, the funding granted from the state budget was 32.1% of total hospital revenues. The rate of hospital bed utilization was 128.3%. Some activities have not reached the given target. The health worker’s income was still low, working conditions were very poor, health workers had fewer opportunities to participate in workshops and training courses in order to improve their professional qualifications. Recommendation : It is necessary to develop encouraging and attracting regulations of health workers, especially in term of doctors to work in the grassroots health-care system, creating conditions for staffs to improve their professional level. Investment priorities in the budget, infrastructure, essential medical equipments to ensure that the hospital will meet the role of district hospitals where primary health care service deliveried for citizens.

Keywords: Human resources, curative healthcare.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 5.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương