Ường Đại học y dược Thái Nguyên



tải về 5.53 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích5.53 Mb.
#36291
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Tỉ lệ mổ lấy thai con so tại khoa Sản BVĐKTƯTN trong 6 tháng năm 2015.

Bảng 3.1. Tỉ lệ mổ lấy thai con so tại Khoa Sản BVĐKTƯTN

Giai đoạn

Từ tháng 03-08/2015

Số mổ lấy thai con so

n

%

Tổng số đẻ con so

778

360

46,27

Tổng số mổ lấy thai

1047

360

34,38

Tổng số đẻ chung

1863

360

19,32

Nhận xét:

Tỉ lệ mổ lấy thai con so trên tổng số đẻ con so chiếm tỉ lệ cao chiếm 46,27%.



Bảng 3.2. Tỷ lệ mổ lấy thai con so theo nhóm tuổi của thai phụ

Nhóm tuổi

n

Tỷ lệ %

19

7

1,94

20 - 24

131

36,39

25 - 29

175

48,61

30 - 34

33

9,17

35

14

3,89

Tổng số

360

100

Nhận xét:

Nhóm tuổi 25 – 29 có tỷ lệ cao nhất 48,61%, sau đó là nhóm 20 – 24 tuổi là 36,39%. Tuổi trên 35 gặp 3,89% tổng số thai phụ.

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,73 ± 3,89. Thai phụ tuổi cao nhất là 43, tuổi nhỏ nhất là 17 (có 3 trường hợp, chiếm 0,9%).



3.2 . Các chỉ định mổ lấy thai của thai phụ con so.

Bảng 3.3. Phân loại các chỉ định mổ lấy thai con so.


Nguyên nhân

n

Tổng

Do đường

sinh dục

CTC không tiến triển

14

54

Khung chậu hẹp

14

Bât tương xứng thai và khung chậu

26

Do thai

Thai suy

60

211

Thai to

87

Ngôi bất thường

25

Ngôi không lọt

25

Thai già tháng

10

Đa thai

4

Do phần phụ của thai

OVN, OVS

88

198

Thiểu ối

103

Sa dây rau

1

Rau tiền đạo

6

Do bệnh của mẹ

Tiền sản giật

11

24

Bệnh tim

6

Khác

7

Nguyên nhân khác

Mẹ lớn tuổi

7

48

Truyền oxytocin thất bại

4

TSSKNN

22

Vô sinh

4

Khác

0


Nhận xét:

  • Các sản phụ MLT có thể có 1 hoặc nhiều hơn 1 chỉ định. Vì vậy tổng số chỉ định có thể lớn hơn số bệnh nhân

  • Có khoảng 23 nguyên nhân có chỉ định mổ lấy thai con so.

Bảng 3.4. Phân bố trọng lượng trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai.

Trọng lượng(gam)

n

Tỷ lệ %

3500

112

31,11

2600-3400

235

65,28

2500

13

3,61

Tổng

360

100

Nhận xét:

  • Nhóm sơ sinh có trọng lượng 2600 - 3400 gam chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ là 65,28%. Nhóm sơ sinh có trọng lượng từ 3500gam trở lên chiếm 31,11%.

4. BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ mở lấy thai tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyê trong 6 tháng, năm 2015

Trong tổng số 1863 sản phụ vào đẻ tại khoa Sản BVĐKTƯTN trong 6 tháng từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2015 có 778 trường hợp sản phụ đẻ con so, trong đó có 360 trường sản phụ con so có chỉ định mổ lấy thai chiếm 46,27% trong tổng số đẻ con so (bảng 3.1).

Trong sản khoa, vấn đề tuổi của đối tượng nghiên cứu là yếu tố luôn được quan tâm để đánh giá và tiên lượng một cuộc đẻ, khi người phụ nữ nhiều tuổi kéo theo nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc chuyển dạ, cuộc đẻ thậm chí cả tính mạng của bản thân.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 cho thấy độ tuổi từ 20-24 và 25-29 chiếm chủ yếu 85%. Đây là nhóm thuộc độ tuổi sinh đẻ thường gặp, nên tỉ lệ các cuộc chuyển dạ đẻ sẽ tăng lên đồng thời kéo theo các nguy cơ có thể dẫn tới trong chuyển dạ và vì vậy làm tăng tỉ lệ MLT lên cao ở hai nhóm tuổi này.



Độ tuổi ≥ 35 chiếm 3,89%. Đây là nhóm tuổi cao, chỉ định mổ thường vì mẹ con so lớn tuổi bởi khả năng tiên lượng cuộc chuyển dạ khó khăn hơn, đồng thời còn kéo theo nhiều nguy cơ như chất lượng cơ tử cung sẽ giảm đi, các bệnh cho mẹ sẽ tăng. Trong nhóm này có 1 thai phụ có độ tuổi lớn nhất là 42 tuổi.

Độ tuổi ≤ 19 chỉ có 7 trường hợp chiếm 1,94%. Trong nhóm lứa tuổi này các thai phụ còn rất trẻ đã phải chịu một cuộc mổ, sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe và tâm lí của thai phụ sau này.



4.2. Phân loại chỉ định mổ lấy thai con so

Theo kết quả bảng 3.3 chỉ định MLT do đường sinh dục chiếm 54 trường hợp. Trong đó có 26 trường hợp chỉ định mổ vì bất tương xứng thai và khung chậu chiếm 48,14% trong tổng số chỉ định MLT do đường sinh dục, bên cạnh đó còn có chỉ định vì CTC không tiến triển , khung chậu hẹp chiếm tỉ lệ đáng kể.

Có 211 trường hợp chỉ định MLT nguyên nhân do thai trong đó chỉ định MLT vì thai to chiếm 87 trường hợp, thai suy 60 trường hợp còn lại là chỉ địnhmổ vì ngôi không lọt, thai già tháng, ngôi bất thường hoặc đa thai.

Ngày nay do sự phát triển của kinh tế, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, sự chăm sóc thai nghén cũng được quan tâm hơn. Bởi vậy tỉ lệ thai to sẽ ngày càng cao. Điều này phù hợp với tỉ lệ mổ vì thai to chiếm cao nhất trong các nguyên nhân mổ do thai.

Kết quả bảng 3.4 tỉ lệ thai có trọng lượng từ 3500gam trở lên chiếm 31,11%.

Tiếp đó về chỉ định tim thai suy cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Trong khi đó việc hồi sức tim thai và các phương tiện theo dõi tim thai vô cùng hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi tim thai trong chuyển dạ. nên chăng cải thiện các phương tiện hồi sức tim thai, các máy móc để phục vụ việc theo dõi tim thai để việc theo dõi chyển dạ đúng qui trình và giảm tỉ lệ thai suy từ đó giảm được chỉ định MLT.



Chỉ định mổ do phần phụ của thai có 198 trường hợp trong đó có 103 trường hợp mổ vì thiểu ối, 88 trường hợp mổ vì nguyên nhân ối vỡ non, ối vỡ sớm và số ít mổ do bất thường vị trí rau bám và 01 trường hợp mổ vì sa dây rau.

Điều đáng nói ở đây là chỉ định MLT do nguyên nhân thiểu ối chiếm tỉ lệ cao trong nhóm chỉ định MLT. Thiết nghĩ, phải chăng với việc phát triển hiện đại của khoa học kĩ thuật tiên tiến, ứng dụng siêu âm thai được phổ biến rộng rãi nên các bà mẹ đã được khám và chẩn đoán sát sao tình trạng thai và phần phụ chính vậy khiến việc quyết định chỉ định MLT vì nguyên nhân thiểu ối được chấp nhận dễ dàng hơn. Hay đây cũng là một kẽ hở để nới rộng chỉ định cho các thầy thuốc sản khoa bởi chăng có những cuộc mổ khi mổ ghi biên bản phẫu thuật lại không thấy mô tả tình trạng ối hết hay ối còn. Điều này rất khó cho việc theo dõi hay kiểm định các chỉ định MLT vì thiểu ối. Phải chăng đây cũng là một điều đáng cảnh báo cho các thầy thuốc sản khoa về chỉ định MLT hiện nay.

Các chỉ định mổ nguyên nhân do bệnh của mẹ chiếm 24 trường hợp trong đó tiền sản giật chiếm 11 trường hợp, mẹ bệnh tim 6 trường hợp và 7 trường hợp thuộc nhóm chỉ định khác trong đó có 3 trường hợp mẹ sốt khi chuyển dạ, 02 trường hợp mẹ hay có tình trạng ngất khi mang thai, 2 trường hợp mẹ bệnh trĩ.

Các chỉ định do nguyên nhân bệnh của mẹ đã được khống chế kể cả nhóm tiền sản giật. Điều này cho thấy với sự phát triển của y học kĩ thuật thì đã làm giảm các yếu tố bệnh của mẹ khi mang thai đi nhiều. Cùng với nhận thức của thai phụ được nâng cao rõ rệt, nên việc quản lí thai nghén được đặc biệt quan tâm.

Chỉ định mổ vì nguyên nhân khác chiếm 48 trường hợp trong đó nguyên nhân vì TSSKNN chiếm 22 trường hợp, mẹ lớn tuổi 7 trường hợp, còn lại là do yếu tố điều trị vô sinh hay đẻ chỉ huy thất bại. Tỉ lệ TSSKNN chiếm tỉ lệ đáng kể, điều này cảnh báo các thầy thuốc sản khoa làm thế nào để giảm được tỉ lệ này tới mức thấp nhất tránh thiệt thòi và tổn hại cho các thai phụ.

Điều đáng nói ở đây, trên thực tế chúng ta được nghe, được thấy rất nhiều các thai phụ đang mang thai, đang chuyển dạ nói về mổ theo giờ, chọn thầy thuốc, chọn mổ yêu cầu nhưng khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu lại không hề thấy bất kì một chỉ định mổ nào thể hiện điều đó. Liệu chăng chỉ là do chúng ta được nghe vậy còn thực tế không có, hay mặt khác chúng ta lại hợp lí hóa các chỉ định mổ cho hợp lí. Có lẽ đây là một câu hỏi khó mà trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn chúng tôi không thể giải đáp được.



5. KẾT LUẬN

1. Tỉ lệ MLT con so chiếm 46,27% trong tổng số đẻ con so tại khoa Sản BVĐKTƯTN từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2015.

2. Phân loại các chỉ định MLT


  • Tỉ lệ MLT do bất tương xứng thai và khung chậu cao trong nhóm nguyên nhân do đường sinh dục.

  • Chỉ định MLT do thiểu ối, thai to, thai suy chiếm tỉ lệ cao.

KIẾN NGHỊ

  • Giảm tỉ lệ MLT bằng cách thực hiện quy trình này chỉ dành cho chỉ định lâm sàng hợp lệ.

  • Nên có thêm những đề tài nghiên cứu dọc, với thời gian đủ lớn về từng chỉ định MLT riêng biệt để có thể đánh giá đầy đủ các chỉ định, yếu tố liên quan từ đó có thể làm giảm tỉ lệ MLT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Quang Mai (2007), "Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai ở sản phụ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong hai năm 1996 và 2006", Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.

  2. Touch Bunlong (2001), "Nhận xét về các chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ con so tại viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong hai năm 1999-2000", Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.

  3. Bùi Quang Trung (2010), "Nghiên cứu mổ lấy thai con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 6 tháng cuối năm 2004 và 2009", luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.

  4. Vương Tiến Hoà (2004), "Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2002", Tạp chí nghiên cứu y học, Tập 21, Số 5, tr. 79-84.

  5. Nguyễn Thị Thu Hồng (2009), "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, cách xử trí thiểu ối thai từ 38 tuần trở lên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương", Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.

  6. Casey M và et al (2000), "Pregnancies outcomes after antepartum diagnosis of oligohydramnios at or beyond 34 week's genstation.", Am J. Obstet. Gynecol, 182(4), tr. 909-912.


NDICATIONS OF CESAREAN DELIVERY FOR FIRST BIRTH IN THAI NGUYEN GENERAL NATIONAL HOSPITAL

Hoang Ngoc Tram

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To determine the prevalence of cesarean delivery for first birth at the Department of Obstetrics, Thai Nguyen National General Hospital (TNGH) and subheadings caesarean delivery for first birth follow by indications.

Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted among group of pregnant women who took cesarean delivery from the date of 01/03/2015 to 08/31/2015 at the Department of Obstetrics, TNGH. Subjective convenience sampling was use.

Results: There were 1863 pregnant women attend the TNGH during 6 months from May 03 to June 08 2015. 778 of total were the first time delivery, including 360 women took caesarean delivery (46.27%). Indication for operation of incompatible pregnancies was 48.14%. 87 of 211 cases were fetal macrosomia, 60 of 211cases of fetal distress and for oligohydramnios was 52.02%.

Conclusions: The prevalence of caesarean delivery for first birth was 46.27% in which the rate of incompatible pregnancies, oligohydramnios, fetal macrosomia and fetal distress were high.

Keywords: Cesarean section, severe obstetric history.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 5.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương