Ường Đại học y dược Thái Nguyên



tải về 5.53 Mb.
trang13/21
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích5.53 Mb.
#36291
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21


Nhận xét: Ngay sau trám và 1 tháng có 100% đạt kết quả tốt. Sau 3 tháng có 1,43% bị ê buốt khi có kích thích. Không có trường hợp viêm tủy.


3.4.2. Sự lưu giữ và hợp màu của mối hàn.

Bảng 4. Sự lưu giữ và hợp màu của mối hàn sau 1 và 3 tháng


Đánh giá

Sau 1 tháng

Sau 3 tháng

n

%

n

%

Sự lưu giữ

Tốt

70

100

69

98,57

Trung bình

0

0

1

1,43

Kém

0

0

0

0

Sự hợp màu

Tốt

68

97,14

68

97,14

Trung bình

2

2,86

2

2,86

Kém

0

0

0

0

Nhận xét: - Sau 1 tháng 100% mối hàn lưu giữ tốt, sau 3 tháng có 1 trường hợp bị vỡ miếng trám.

- Màu sắc mối hàn: Trên 97% đạt kết quả tốt.



3.4.2. Kết quả chung sau hàn 3 tháng theo nhóm tuổi .

Bảng 5. Kết quả sau hàn 3 tháng theo nhóm tuổi

Kết quả

Tuổi

Tốt

Trung bình

Kém

Tổng

n

%

n

%

n

%

n

%

<45

22

95,65

1

4,35

0

0

23

32,86

45

46

97,87

1

2,13

0

0

47

67,14

Tổng

68

97,14

2

2,86

0

0

70

100

Nhận xét: Tỷ lệ mối hàn đánh giá tốt cao ở cả 2 nhóm <45 và 45 tuổi lần lượt là 95,65% và 97,87%. Có 68/70 răng (97,14%) được đánh giá tốt, không có trường hợp kém. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.
4. BÀN LUẬN

4.1. Về mẫu nghiên cứu

Trong 23 bệnh nhân có 10 nam (chiếm 43,48%) và 13 nữ (chiếm 56,52%). Nhóm tuổi ≥45 chiếm tỷ lệ cao (gần 57%).

Các răng được điều trị chủ yếu là các răng hàm nhỏ 61/70 răng (87,14%), do khớp cắn không thuận lợi gây ra lực làm cong và biến dạng vùng cổ răng nhiều làm vỡ liên kết men, ngoài ra còn do thói quen chải ngang chủ yếu ở vùng này.

4.2. Thói quen chải răng của bệnh nhân

Đa số bệnh nhân bị mòn cổ răng có thói quen chải răng ngang (78,26%), gấp 3,6 lần các kiểu khác (p<0,05). Chứng tỏ có mối liên quan chặt chẽ giữa thói quen chải răng ngang và tỷ lệ mòn cổ răng. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáu [5] và Nguyễn Thị Chinh [1].



4.3. Đặc điểm lâm sàng tổn thương mòn cổ răng

* Lý do đến khám

Bệnh nhân đi khám với lý do ê buốt khi bị kích thích chiếm tỷ lệ chủ yếu (82,6%), gấp 4,7 lần các lý do khác. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn 2009 [4] và Nguyễn Thị Chinh 2013 [1] cũng có kết quả tương tự, lần lượt là 79,4% và 82,1%. Nghiên cứu của Blunck 2001, sự ê buốt này là do hiện tượng quá cảm ngà, được giải thích bằng thuyết thủy động lực học.. Khi lớp ngà răng bị lộ làm hở các ống ngà, dưới tác động của các kích thích như nhiệt độ, không khí, thức ăn tới các sợi thần kinh tận cùng trong ống ngà gây ê buốt.

* Kích thước của tổn thương

Kích thước được xác định gồm độ sâu, độ rộng, độ dài. Trong đó độ sâu phản ánh mức độ tổn thương là nặng hay nhẹ. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì độ sâu tăng dần theo tuổi, độ sâu trung bình ở nhóm tuổi <45 và ≥45 là 1,59 ± 0,3mm và 1,73 ± 0,35mm. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Chinh [1] và Nguyễn Anh Tuấn [4]. Nguyên nhân là do quá trình mòn dần do các tác động cơ học và khớp cắn đồng thời với việc giảm tiết nước bọt và giảm vệ sinh răng miệng làm tổn thương cổ răng tiếp tục tiến triển. Độ rộng và độ dài trung bình lần lượt là 2mm và 3,47mm, không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm tuổi.

4.4. Kết quả điều trị

* Đáp ứng của tủy răng

Ngay sau điều trị và sau khi trám 1 tháng, tất cả các răng đều đáp ứng tốt, không có hiện tượng ê buốt. Sau 3 tháng có 1,43% bị ê buốt khi có kích thích. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn khi hàn bằng Compositse filtektm Z250 của 3M (12%), Lưu Thị Thanh Mai (7,7%) [3]. Do nghiên cứu của chúng tôi dùng thế hệ keo dán mới, không dùng acid để xoi mòn nên giảm được sự kích thích tủy răng sau hàn.

* Sự lưu giữ và hợp màu

- Sự lưu giữ: Sau 3 tháng có 98,57% lưu giữ tốt, có 1 răng bị vỡ khu trú, có thể do bệnh nhân bị viêm lợi nên việc cách ly nước bọt không được tốt. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lưu Thị Thanh Mai [3].

- Sự hợp màu: Có trên 97% mối hàn có màu giống màu của men răng. Composite chúng tôi sử dụng có sự cải tiến về cấu trúc, thành phần, có phổ màu rộng , đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ.

* Kết quả chung

Sau 3 tháng điều trị, có 97,14% mối hàn đạt tốt ở tất cả các tiêu chí, không có trường hợp kém, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Chinh (80,7%) [1].



5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận:

Mòn cổ răng là tổn thương khá phổ biến, hay gặp nhất ở lứa tuổi trung niên và người già. Mức độ trầm trọng của bệnh tăng lên theo tuổi. Triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám chủ yếu là ê buốt khi bị kích thích (82,6%). Có mối liên quan chặt chẽ giữa chải răng ngang và tổn thương mòn cổ răng. Kích thước trung bình: dài x rộng x sâu là 3,47 x 2,0 x 1,66mm.

Sau ba tháng điều trị, có 97,14% mối hàn đạt chất lượng tốt, 1,43% bị ê buốt khi có kích thích, 100% lưu giữ tốt, 97,14% mối hàn phù hợp với màu sắc của men răng.


5.2. Khuyến nghị:

Keo dán tự soi mòn Single – Bond TM Universal và Composite FiltekTM Z250 của 3M có nhiều ưu điểm vượt trội: Khả năng dán dính tốt, ít gây kích thích tủy răng sau hàn, tính thẩm mỹ cao…rất thích hợp để phục hồi tổn thương mòn cổ răng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới tiến hành trong thời gian ngắn, cần có những nghiên cứu lâu hơn để đánh giá thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Chinh (2013), Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tổn thương mòn cổ răng ở nhóm răng hàm nhỏ bằng Composite, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội , Tr 38 – 55.

2. Bùi Quế Dương (1999), Bảng xếp loại mới của các xoang trám, Thông tin mới răng hàm mặt Thành Phố Hồ Chí Minh”, số 1.2, tr 42-43.

3. Lưu Thị Thanh Mai (2006), Đánh giá lâm sàng tổn thương mòn cổ răng và theo dõi kết quả điều trị bằng Composit, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.

4. Nguyễn Anh Tuấn (2009), Nhận xét lâm sàng và so sánh kết quả trám phục hồi bệnh mòn cổ răng hình chêm bằng Hybrid ionomer và composite, Luận văn bác sỹ nội trú bệnh viện, Tr 30-35.

5. Nguyễn Văn Sáu (2011), Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phục hồi tổn thương mòn cổ răng hình chêm bằng sứ IPSe.max Press và Composite, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, Tr 46-66.

6. Blunck U (2001).Improving cervical restoations: a review of materials and technique. J Adhes Dent, Vol 3, No 1, pp.33-34.
EVALUATION OF RESULTS OF TREATMENT OF CERVICAL WEAR WITH SINGLE – BOND TM UNIVERSAL AND COMPOSITE FILTEKTM Z250

Hoang Van Kang, Nguyen Thi Hong, Le Thi Hoa

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To describe a clinical characteristics of cervical wear and evaluate the results of treatment with Single – Bond TM Universal và Composite FiltekTM Z250. Methods: A cross sectional descriptive study and and a clinical intervention were conducted with a sample of 70 teeth including teeth : 4,5,6 with lesions of cervical wear. Results: 82.6% of patients came to visit a hospiatal because of feeling a sharp pain. There was a relationship between horizontal tooth brushing and lesions of cervical wear. The severity of the disease increases with age. Average size: length x width x depth was 3.47x 2.0 x 1,66mm. After 3 months of treatment, 97.14% of filling were a good quality , 1.43% of patients felt a sharp pain when stimulated , 100% kept well, 97.14% were consistent with color of enamel.

Keywords: Cervical wear, Single – Bond TM Universal, Composite FiltekTM Z250

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU ỐNG TỦY RĂNG 4

VĨNH VIỄN HÀM TRÊN Ở RĂNG ĐÃ NHỔ

Lê Thị Hòa, Hoàng Văn Kang, Hoàng Mạnh Hà



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

.
TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy răng số 4 hàm trên. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 30 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bằng đúc nhựa và cắt thành 5 lát cắt (lát cắt 1: cách chóp 1mm. Lát cắt 2: cách chóp 2mm. Lát cắt 3: cách chóp 3mm. Lát cắt 4: cách qua 1/3 giữa chân răng. Lát cắt 5: qua 1/3 trên chân răng). Kết quả nghiên cứu: Răng chủ yếu có hai chân răng và hai ống tủy. Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp ở vị trí trung tâm. Kết luận: Các ống tủy có độ thuôn nhỏ dần từ trên xuống dưới. Độ thuôn của ống tủy giống với độ thuôn của chân răng. Lát cắt thứ nhất, ống tủy có kích thước nhỏ nhất. Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp ở vị trí trung tâm.

Từ khóa: Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, giải phẫu ống tủy.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lý tủy răng là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Đối với chuyên ngành Răng Hàm Mặt, công việc điều trị tủy là công việc thường ngày của thầy thuốc nha khoa, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn răng, đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của người bệnh. Để điều trị bảo tồn răng được tốt không phải là một việc dễ dàng, nếu điều trị không tốt, có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân như: nhiễm trùng vào vùng cuống răng, viêm xương hàm… Bên cạnh việc tuân thủ tam thức nội nha (làm sạch, tạo hình và hàn kín ống tủy), nắm bắt thành thạo các kỹ thuật của điều trị nội nha và trang bị máy móc cần thiết, sự hiểu biết về kích thước ngoài và hình thái giải phẫu ống tủy răng đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của các nha sĩ trong công tác điều trị bảo tồn.



Trước đây, các nha sĩ cho rằng mỗi chân răng chỉ có một ống tủy chạy từ sàn buồng tủy đến chóp chân răng, nên việc chuẩn bị ống tủy thường dùng bộ File với cùng chiều dài làm việc để nong và hàn kín ống tủy bằng kĩ thuật đơn côn. Qua nghiên cứu [1],[2], các nhà giải phẫu học cho thấy sự phức tạp của ống tủy trong một chân răng và các chân răng: một chân răng không chỉ đơn thuần có một ống tủy, sự phân nhánh của ống tủy, sự liên hệ giữa các ống tủy, không chỉ có một lỗ cuống răng, vị trí lỗ cuống răng không hoàn toàn ở đỉnh chóp, các ống tủy phụ, các ống tủy bên…Trong đó, các răng số 4 hàm trên răng có hệ thống ống tủy phức tạp. Ngày nay, việc hiểu biết chính xác về hình thái học ống tủy là cần thiết cho thành công của điều trị tủy. Đây là một thách thức đối với công việc chẩn đoán và điều trị. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về giải phẫu trong của răng, đặc biệt là răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên như:[3],[4],[5],[6], [7], phương pháp sử dụng phim cắt lớp vi tính, phương pháp khử khoáng, phương pháp cắt lát và hiện đại hơn là phương pháp sử dụng phim Cone – beam. Các nghiên cứu này đã góp phần nâng cao chất lượng điều trị nội nha, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người bệnh. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu hệ thống giải phẫu ống tủy răng 4 hàm trên với mục tiêu là: Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy răng số 4 hàm trên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp là cố định răng vào khối nhựa sau đó sử dụng đá mài kim cương để cắt lát để nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu như sau:



2.1.Đối tượng nghiên cứu:

Răng 4 hàm trên, được nhổ do viêm quanh răng và chỉnh nha



Tiêu chuẩn chọn mẫu:

-Răng còn nguyên vẹn, đã đóng chóp.

-Răng không sâu vỡ.

-Răng không gãy chân.

-Răng không có nội tiêu, ngoại tiêu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Răng sâu vỡ, răng có gãy chân, răng có hiện tượng nội tiêu và ngoại tiêu, răng chưa đóng chóp.



- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Răng Hàm Mặt-Trường đại học Y Dược Thái Nguyên

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Phương pháp xác định cỡ mẫu:



Xác định cỡ mẫu n = 30.

Thu thập được 30 răng 14,24 và được đánh số thứ tự từ 1 đến 30

- Chỉ tiêu nghiên cứu:

Xác định số lượng ống tủy, vị trí lỗ chóp răng, số lượng chân răng



Xác định hình dạng mặt cắt ngang ống tủy qua: hình tròn, hình ovan, hình ovan dài có eo.

- Kỹ thuật thu thập số liệu: với phương pháp đúc khối và cắt lát răng bằng đĩa cắt

Bước 1: Làm sạch răng bằng đầu siêu âm.

Bước 2: Mỗi một răng 4 hàm trên được đúc vào một khối nhựa có chiều cao 25 mm và đường kính 19 mm.

Bước 3: Sử dụng máy khoan có đĩa mài kim cương độ dày 0.3 mm cắt khối nhựa thành 5 lát cắt ngang. Lát cắt 1: cách chóp 1mm. Lát cắt 2: cách chóp 2mm. Lát cắt 3: cách chóp 3mm. Lát cắt 4: cách qua 1/3 giữa chân răng. Lát cắt 5: qua 1/3 trên chân răng.

Bước 4: Xác định số lượng ống tủy, số lượng chóp răng, hình dạng ống tủy qua các mặt cắt.



2.3.Phương pháp xử lý số liệu:

Phân tích số liệu thu được bằng phần mềm SPSS 20.0 và một số thuật toán thống kê khác.



III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu 30 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bằng phương pháp mô tả cắt ngang, chúng tôi có một số kết quả và nhận xét sau:

3.1. Số lượng chân răng

Bảng 1: So sánh số lượng chân răng 4 hàm trên với các nghiên cứu

Tác giả (năm)

Số lượng răng

Một chân răng (%)

Hai chân răng (%)

Ba chân răng (%)

Vertucci and Gegauff [2], (1979)

400

8,0

87,0

5,0

Lipski et al.[6], (2003)

142

2,1

88,6

9,2

Atieh[4], (2008)

246

17,9

80,9

1,2

Awawdel [5], (2008)

600

30,8

68,4

0,8

Erdal O¨zcan[3], et la (2012)

653

44,2

55,7

1,1

Nghiên cứu của chúng tôi (2015)

30

3,3

96,7

0

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các ngiên cứu của các tác giả khác trên thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy trường hợp răng nào có ba chân răng và gặp chủ yếu là răng có hai chân tách nhau ở vị trí 1/3 dưới chân răng.

Do sự khác biệt cỡ mẫu của nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn các nghiên cứu của Vertucci, Erdal O”zcan… Vì vậy mà tác giả trên có gặp tỉ lệ nhỏ răng 4 hàm trên có ba ống tủy.



3.2.Vị trí lỗ chóp răng

Bảng 2 :Vị trí lỗ chóp răng của 30 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên

Vị trí
Chân

Xa

%

Gần

%

Trung tâm

%

Ngoài

%

Trong

%

Chân ngoài (n=30)

-

10

73,3

16,7

-

Chân trong (n=29)

10,3

-

76,0

-

13,7

Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp ở vị trí trung tâm. Chân trong có vị trí lỗ chóp lệch về phía xa 10,3%. Khi tạo hình ống tủy, đối với những trường hợp ống tủy cong, vị trí lỗ chóp không ở trung tâm ta cần bẻ cong nhẹ đầu file thăm dò và tạo hình ống tủy.



3.3. Số lượng ống tủy

Bảng 3: So sánh số lượng ống tủy răng 4 hàm trên của các nghiên cứu

Tác giả (năm)

Số lượng răng

Một ống tủy (%)

Hai ống tủy (%)

Ba ống tủy

(%)

Vertucci and Gegayff (1979) [2]

400

26,0

70,0

4,0

Lipski et al. (2003) [6]

142

15,5

75,4

9,1

Lê Hưng (2000) [1]

42

2,4

97,6

0

Atieh (2008) [4]

246

8,9

89,8

1,2

Erdal O¨zcan et la (2012) [3]

653

7,8

90,7

1,5

Nghiên cứu của chúng tôi (2015)

30

3,3

96,7

0

Kết quả ngiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Lê Hưng [2], Chúng tôi không gặp trường hợp răng nào có ba ống tủy. Một số nghiên cứu khác có thấy một tỉ lệ nhỏ gặp răng có ba ống tủy và các ống tủy cong nhiều và xuất hiện ống tủy cong hình chữ S. Trong các lát cát của chứng tôi thấy tỉ lệ răng hai ống tủy thường thấy từ lắt cắt thứ 4.



3.4. Hình dạng ống tủy

Dựa vào quan sát trên các lát cắt kích thước gần xa và trong ngoài của ống tủy cho thấy: Nếu kích thước gần xa tương đương kích thước trong ngoài (hình tròn). Nếu kích thước gần xa lớn hơn kích thước trong ngoài và ngược lại (hình ovan). Nếu gần xa lớn hơn trong ngoài và ngược lại và có đoạn thắt hẹp ( ovan dài có eo). Khi quan sát chúng tôi nhận thấy hình tròn và hình ovan chiếm đa số do vậy khi tạo hình ống tủy chúng ta sử dụng phương pháp dũa quanh chu vi, với động tác lắc qua lắc lại nhiều lần.

Dựa vào quan sát trên các lát cắt, ta thấy các ống tủy có độ thuộn nhỏ dần từ trên xuống dưới, tại lát cắt thứ nhất ống tủy có kích thước nhỏ nhất.

IV. KẾT LUẬN

Các ống tủy có độ thuôn nhỏ dần từ trên xuống dưới. Độ thuôn của ống tủy giống với độ thuôn của chân răng. Tại lát cắt thứ nhất, ống tủy có kích thước nhỏ nhất. Hầu hết các ống tủy có cấu trúc hình oval và hình tròn. Chân ngoài và chân trong đa số có lỗ chóp ở vị trí trung tâm. Không gặp răng nào có ba ống tủy, chủ yếu là hai ống tủy chiếm tỷ lệ lớn 96,7%. Do đây là ngiên cứu thực nghiệm mô tả cắt ngang cỡ mẫu còn nhỏ so với các ngiên cứu khác nên kết quả còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần một nghiên cứu quy mô hơn thì có thể gặp các trường hợp răng 4 có ba chân răng và nhiều ống tủy hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Hưng, (2000), “Hình thái giải phẫu hệ thống ống tủy răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên”. Tạp chí hình thái học, tập 10 số 1 ,trang 13-15.

2. Frank J.Vertucci, (1979), “Root canal morphology of the maxillary first premolar”. The Journal of the American Dental Association Volume 99, Issue 2, August 1979, Pages 194–198

3. Erdal O¨zcan et la, (2012), “Root and canal morphology of maxillary first premolars in a Turkish population”. Journal of Dental Sciences 7, 390-394.

4. Atieh MA, (2008), “Root and canal morphology of maxillary first premolars in a Saudi population”. J Contemp Dent Pract 2008;9:46-53.

5.Awawdeh L, (2008), “Root form and canal morphology of Jordanian maxillary first premolars”. J Endod 2008;34:956-61.

6. Lipski M, (2005), “Root and canal morphology of the first human maxillary premolar”. Durham Anthropol J 2005;12:2-3.

7. Owais Gowhar et la (2015). “Root and canal morphology of maxillary first premolar teeth in north Indian population using clearing technique: An in vitro study”. Journal of Conservative Dentistry, Vol. 18, No. 3, May-June, 2015, pp. 232-236
OBSERVATIONS OF ANATOMY CHARACTERISTICS OF ROOT CANAL SYSTEM OF MAXILLARY PREMOLAR

By Ms. Le Thi Hoa, MD. Hoang van Kang,Ms, Hoang Manh Ha.

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objective: To observe anatomy characteristics of root canal system of maxillary molar tooth. Method: A cross-sectional descriptive study was conducted in 30 of first human maxillary premolar which were casted resin blocks and cut into 5 slices: (Slice 1: From tip 1mm, Slice 2: From tip 2mm. Slice 3: From tip 3mm. Slice 4: Through 1/3 between of root teeth. Slice 5: Over 1/3 above of root teeth).Results:Most of the bucaal and palatal root teeth had foramen at central position.Conclusion: The canals had tapering.The taper of canal was similar to taper of rooth teeth. In the first slice: Dimension of canal was the smallest. Most of the bucaal and palatal root teeth had foramen at central position.

Keywords: Maxillary first premolar, root canal anatomy.
*Lê Thị Hòa – Khoa Răng Hàm Mặt – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên

SĐT: 01272788404- Mail: hoadhyk@gmail.com.

THỰC TRẠNG MẤT RĂNG HÀM SỮA SỚM VÀ ĐẶC ĐIỂM LỆCH LẠC RĂNG DO MẤT RĂNG HÀM SỮA SỚM Ở TRẺ 9 TUỔI



Lưu Thị Thanh Mai , Ngô Việt Thành

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 200 trẻ 9 tuổi tại trường tiểu học Phú Xá thành phố Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỷ lệ mất răng hàm sữa sớm, đánh giá hậu quả lệch lạc răng vĩnh viễn trên cung hàm. Trẻ được khám lâm sàng, phụ huynh của trẻ được phỏng vấn để thu thập các thông tin về mất răng hàm sữa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mất răng hàm sữa sớm là 29.5%, chủ yếu do sâu răng (96.61%), răng bị mất nhiều nhất là răng hàm sữa thứ hai hàm dưới, mất răng hàm sữa sớm làm tăng tỷ lệ sai khớp cắn loại II và loại III (p < 0.01), có sự thu hẹp khoảng rõ ràng ở bên cung răng có mất răng hàm sữa sớm ở cả hàm trên và hàm dưới, làm giảm chiều dài và chu vi cung răng. Có sự xoay lệch của các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất, tỷ lệ các răng hàm nhỏ vĩnh viễn mọc kẹt là 85.71% (p < 0.01), 18.64% trẻ mất răng hàm sữa sớm bị lệch đường giữa . Cần thiết có các biện pháp dự phòng sâu răng, giáo dục nha khoa và can thiệp kịp thời.

Từ khóa: Trẻ 9 tuổi, mất hàm cửa sữa sớm, mất khoảng, sai khớp cắn.


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bộ răng sữa có vai trò rất quan trọng với chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, hướng dẫn sự mọc răng vĩnh viễn và phát âm.Trên thế giới, một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mất răng hàm sữa sớm tại Arập – Xêut là 30,67% [3], tại Đan Mạch là 59,45% [9]. Padma (2006) đã nghiên cứu dọc bốn mươi trẻ em trong độ tuổi từ 6-9, kết quả của nghiên cứu cho thấy có ý nghĩa thống kê giữa mất khoảng ở bên hàm nghiên cứu (p < 0.01). Ở nước ta, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em còn cao, việc điều trị răng sâu cho trẻ chưa kịp thời [1]. Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2002 của Trần Văn Trường và cộng sự [2] thì tỷ lệ sâu răng sữa là 84,9% - trong đó có 94% trường hợp không được điều trị. Hơn nữa, sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ đến hàm răng sữa của trẻ và ý thức vệ sinh răng miệng kém của trẻ làm cho tình trạng sâu răng trầm trọng hơn, nhanh chóng bị viêm tuỷ, viêm quanh cuống và cuối cùng là nhổ răng sớm. Việc mất răng sữa sớm, nhất là răng hàm sữa gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với trẻ cụ thể là: sự phát triển thể chất, sức khoẻ không đảm bảo, sự mọc lệch lạc của các răng vĩnh viễn, sai lạc khớp cắn răng vĩnh viễn [3], [4], [5]. Để góp phần vào việc dự phòng bệnh răng miệng cũng như tình trạng lệch lạc răng vĩnh viễn của trẻ, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu Xác định tỷ lệ mất răng hàm sữa sớm và đánh giá hậu quả lệch lạc răng vĩnh viễn trên cung hàm của học sinh 9 tuổi tại trường tiểu học Phú Xá, thành phố Thái Nguyên.

  1. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu

200 trẻ 9 tuổi trường tiểu học Phú Xá, thành phố Thái Nguyên, gia đình của tất cả các trẻ đều được thông báo về nghiên cứu, đồng ý và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2015 tại trường tiểu học Phú Xá, thành phố Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

*Tiêu chuẩn chọn mẫu:

Chọn mẫu tất cả các trẻ 9 tuổi được khám từ tháng 3/2015 đến tháng 10/2015 thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiên cứu:

Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Trẻ 9 tuổi được phụ huynh đồng ý hợp tác và tình nguyện tham gia nghiên cứu

+ Đã mọc đủ răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.

+ Đã mọc đủ 4 răng cửa vĩnh viễn

Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Những trẻ có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt: khe hở môi, vòm miệng

+ Những trẻ có chấn thương hàm mặt ảnh hưởng đến khớp cắn.

+ Những trẻ có bệnh toàn thân và không hợp tác


*Cỡ mẫu:

Đ
Z(1-/2) = 1.96

=0.05

d= 0.05


p = 0.28 [7]

ược tính theo công thức:

Z2 (1-/2) p(1-p)

n =

d2
Cỡ mẫu được tính là n = 200.

Chỉ tiêu nghiên cứu

+ Thời điểm mất răng hàm sữa

+ Nguyên nhân mất răng hàm sữa, mất răng hàm sữa nào hàm trên/ dưới, 1 bên hay 2 bên?

+ Các biến định lượng mô tả tình trạng mất răng sữa sớm: tình trạng răng xoay, lệch, tương quan cắn khớp, độ cắn chùm, chắn chìa.

Kỹ thuật thu thập số liệu

Tình trạng mất răng trên cung hàm được đánh giá bằng khám, chẩn đoán bởi 02 bác sĩ Răng Hàm Mặt với các phương tiện là gương nha khoa, gắp, đè lưỡi gỗ và được ghi chi tiết vào phiếu khám đã thiết kế sẵn. Lấy dấu hai hàm bằng Alginate, ghi dấu tương quan hai hàm bằng sáp cắn, phân tích mẫu hàm thạch cao để đánh giá sự mất khoảng và tương quan khớp cắn. Thời điểm mất răng hàm sữa thống kê dựa trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn để phỏng vấn phụ huynh và người trông giữ trẻ.



Xử lý số liệu

Các thông số giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm được sử dụng nhằm xác tỷ lệ trẻ định tỷ lệ mất răng hàm sữa sớm và đánh giá hậu quả lệch lạc răng vĩnh viễn trên cung hàm.


  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Tỷ lệ học sinh có mất răng hàm sữa sớm.

Mẫu nghiên cứu bao gồm 200 học sinh: 98 nam, 102 nữ. Số học sinh có MRHSS là 59, chiếm tỉ lệ 29,5%.



Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ mất răng hàm sữa theo giới




Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Nam

31

52.54

Nữ

28




Tổng số

59





Bảng 3.2. Phân bố mất răng hàm sữa sớm theo vị trí răng

Tên răng

Hàm dưới

Hàm trên

RHS thứ nhât

RHS thứ hai

RHS thứ nhất

RHS thứ hai

Số lượng

26

48

8

20

Tỷ lệ

25,49%

47,06%

7,84%

19,61%

Tỷ lệ mât sớm răng hàm sữa thứ hai hàm dưới cao nhất, rồi đến răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới, răng hàm sữa thứ hai hàm trên, răng hàm sữa thứ nhât hàm trên. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Sự khác biệt về tỷ lệ mất răng hàm sữa sớm giữa hàm trên và hàm dưới là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.


Bảng 3.3. Nguyên nhân mất răng hàm sữa sớm

Nguyên nhân

Do sâu răng

Do chấn thương

Tổng số

Số lượng

57

2

59

Tỷ lệ

96,61%

3,39%

100%

Sự khác biệt về nguyên nhân gây mất răng hàm sữa sớm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.



Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệmất răng hàm sữa sớm răng 6 hai bên với loại khớp cắn





Bên phải

Bên trái

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Loại I

16

27,12%

20

33,9%

Loại II

12

20,34%

11

18,64%

Loại III

31

52,54%

28

47,46%

Tổng số

59

100%

59

100%

Sự chênh lệch về tỷ lệ giữa tương quan loại I với loại II và loại III ở từng bên khác nhau rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.



Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ không mất răng hàm sữa sớm 6 ở nhóm không mất răng theo loại khớp cắn




Số lượng

Tỷ lệ

Loại I

114

80,85%

Loại II

20

14,18%

Loại III

7

4,97%

Tổng số

141

100%


Bảng 3.6. Tình trạng thu hẹp khoảng




Số cung răng có MRHSS

Số cung răng bị thu hẹp khoảng

Số cung răng không bị thu hẹp khoảng

Hàm trên

27 (100%)

22 (81,48%)

5 (18,52%)

Hàm dưới

68 (100%)

60 (88,24%)

  1. (11,76%)


Bảng 3.7. Sự xoay, lệch của các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất




Số cung răng có MRHSS

Số RHL thứ nhât bị xoay, lệch

Số RHL thứ nhất bình thường

Hàm trên

27 (100%)

21 (77,78%)

6 (22,22%)

Hàm dưới

68 (100%)

40 (58,82%)

  1. 41,18%)

Bảng 3.8. Tình trạng răng hàm nhỏ vĩnh viễn đã mọc

Trong 59 trường hợp có mất răng hàm sữa sớm, có 14 trường hợp đã mọc răng hàm nhỏ vĩnh viễn, trong đó có 12 trường hợp răng này bị xoay hoặc kẹt.






RHN bị lệch, xoay

hoăc kẹt

RHN bình thường

Tổng số

Số lượng

12

2

14

Tỷ lệ

85,71 %

14,29%

100%

Sự khác biệt giữa hai tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p < 0.01.

Bảng 3.9. Tình trạng lệch đường giữa




Lệch

Không lệch

q lệch

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Có MRHSS

11

18,64%

48

81,36%

Không

MRHSS

29

20,57%

112

74,43%

Sự chênh lệch về tỷ lệ lệch đường giữa ở hai nhóm là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.10. Độ cắn sâu vùng răng cửa ở nhóm có mất răng hàm sữa sớm




Số lượng

Tỷ lệ

Độ cắn sâu < 2mm

33

55,93%

Độ cắn sâu > 2mm

24

40,68%

Cắn ngược hoăc đối đầu

2

3,39%

4. BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ học sinh có mất răng hàm sữa sớm

Có 59 trường hợp học sinh bị mất răng hàm sữa sớm trong số 200 học sinh được khám, chiếm tỷ lệ 29,5%. Đây là một tỷ lệ khá cao, nó phản ánh tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em rât phổ biến cũng như sự thiếu quan tâm chăm sóc của bố mẹ tới hàm răng sữa của trẻ. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Alamoudi năm 1999 [3] trên 502 trẻ, thì có 154 trường hợp có mất răng hàm sữa sớm, chiếm tỷ lệ 30,67%.

4.2. Phân bố mất răng hàm sữa sớm theo vị trí răng

Số lượng răng hàm sữa thứ 2 bị mất sớm nhiều hơn răng hàm sữa thứ nhất, răng hàm sữa ở hàm dưới bị mất nhiều hơn ở hàm trên. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dechkunakorn, Chaiwat và Sawaengkit năm 1990 tại Băng Cốc [5].

Điều này có thể được giải thích là mất răng hàm sữa sớm phần lớn do nguyên nhân sâu răng.Trong khi đó kiểu phân bố sâu răng ở hệ răng sữa là răng hàm sữa thứ 2 có tỷ lệ sâu cao hơn răng hàm sữa thứ 1 và răng hàm sữa hàm dưới dễ sâu hơn răng hàm sữa hàm trên do có sự khác biệt về cấu trúc giải phẫu bề mặt răng mặc dù răng hàm sữa thứ 1 mọc trước răng hàm sữa thứ 2[1].



    1. .Nguyên nhân MRHSS:

Có 57/59 trường hợp học sinh bị mất răng hàm sữa sớm là do sâu răng, chiếm tỷ lệ 96,61%.

Như vậy, mất răng hàm sữa sớm chủ yếu là do nguyên nhân sâu răng, qua đó chúng ta thấy có thể hạn chế được việc mất răng sữa sớm nếu kiểm soát tốt sâu răng [1], [2].

4.4.Tương quan khớp cắn răng 6:

Có thể nói tương quan loại I xuất hiện một cách phổ biến, tần suất xuất hiện tương quan loại III rất thấp ở nhóm không mất răng hàm sữa sớm.

Ở nhóm có mất răng hàm sữa sớm tỷ lệ tương quan răng 6 loại II và loại III cao hơn hẳn so với tương quan loại I.

Như vậy, việc mất răng hàm sữa sớm làm cho răng 6 bị di chuyển về phía gần, kết hợp với sự xoay lệch nhất là khi răng này đang ở giai đoạn mọc tích cực làm cho tương quan khớp cắn răng 6 bị thay đổi. Nếu mất sớm răng hàm sữa ở hàm dưới, tương quan sẽ là từ loại I chuyển sang loại III hoặc làm nặng hơn tương quan loại III vốn có. Nếu mất sớm răng hàm sữa ở hàm trên, tương quan sẽ là từ loại I chuyển sang loại II hoặc làm nặng thêm loại II vốn có [3], [5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ răng hàm sữa ở hàm dưới bị mất sớm cao hơn so với răng hàm sữa ở hàm trên, điều này phù hợp với tỷ lệ tương quan khớp cắn loại III cao hơn loại II ở nhóm có mất răng hàm sữa sớm.



    1. Sự thu hẹp khoảng:

Với kết quả thu được, rõ ràng là việc mất răng hàm sữa sớm gây nên sự di chuyển về phía khoảng trống của các răng bên cạnh, đặc biệt là răng hàm lớn thứ nhất đã làm thu hẹp khoảng sẵn có, làm giảm chu vi và chiều dài cung răng, thiếu chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc sau này [3], [5].

    1. Sự xoay, lệch của các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất:

Tình trạng xoay, lệch của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất sau khi mất răng hàm sữa sớm chiếm tỷ lệ phổ biến, ở hàm trên là 77,78%, ở hàm dưới là 58,82%.

Lý do là hầu hết các em bị mất răng hàm sữa sớm khi đang ở trong giai đoạn răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc tích cực nên dễ bị xoay, lệch.



    1. Tình trạng răng hàm nhỏ vĩnh viễn đã mọc:

Có 14 trường hợp học sinh đã mọc răng hàm nhỏ vĩnh viễn, trong đó có 12 trường hợp răng hàm nhỏ bị xoay, lệch hoặc kẹt, chiếm tỷ lệ 85,71%. Có sự khác biệt rõ ràng giữa tỷ lệ mọc thẳng và mọc kẹt với p < 0,01. Những trường hợp đã mọc răng hàm nhỏ vĩnh viễn này đều là những trường hợp đã bị mất sớm răng hàm sữa sau 7 tuổi, kết hợp với sự tiêu xương ở vùng xương ổ răng đó làm thúc đẩy sự mọc răng vĩnh viễn.

    1. Phân bố lệch đường giữa ở hai nhóm có và không có mất răng hàm sữa sớm

Lệch đường giữa có thể là do lệch lạc nhóm răng cửa hàm trên hoặc nhóm răng cửa hàm dưới.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy chênh lệch về tỷ lệ lệch đường giữa ở hai nhóm học sinh không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Điều này có nghĩa là việc mất răng hàm sữa sớm có lẽ ít gây ảnh hưởng tới việc có hay không đường giữa bị lệch.



    1. Độ cắn sâu vùng răng cửa (nhóm có mất răng hàm sữa sớm):

Khớp cắn sâu vùng răng cửa ở nhóm có mất răng hàm sữa sớm cũng gặp khá nhiều, 40,68%, do việc mất răng hàm sữa sớm làm mất tầm cao khớp cắn của các răng phía sau, đặc biệt là những trường hợp mất răng hàm sữa sớm cả hai bên. Điều này càng làm cho việc điều trị sau này phức tạp hơn [3], [4], [5].
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  1. Каталог: uploads -> media
    media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
    media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
    media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
    media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
    media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
    media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
    media -> MỤc lục trang
    media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
    media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

    tải về 5.53 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương