Ường Đại học y dược Thái Nguyên


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH THỦY ĐẬU Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ



tải về 5.53 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích5.53 Mb.
#36291
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH THỦY ĐẬU Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ

TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG

THÁI NGUYÊN TỪ 2013 - 2015

Dương Văn Thanh*, Lê Thị Lựu


Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm ở bệnh nhân thủy đậu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên76 bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh thủy đậu điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 2013 – 2015. Kết quả: Bệnh thủy đậu gặp ở tất cả các đối tượng. Bệnh ở nam nhiều hơn (53,9%), số bệnh nhân từ 1 đến 15 tuổi chiếm đa số (65,7%), bệnh nhân vào viện rải rác quanh năm nhưng chủ yếu là vào trong quý I và II (76,4%), bệnh nhân vào viện điều trị tăng theo các năm 2013 (26,3%), 2014 (30,3%), 2015 (43,4%). Về tiền sử: không có bệnh nhân được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, có 43,4 % có tiền sử tiếp xúc với nguồn lây, có 6 bệnh nhân có thai chiếm (7,8%), chỉ có 1 bệnh nhân đã bị bệnh thủy đậu. Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện sốt (98,7%) trong đó sốt cao chiếm (84,2%), đa số bệnh nhân có biểu hiện ăn kém (97,3%), ngứa (93,4%), bệnh nhân có ho chiếm (53,9%), nôn, đau đầu chiếm lần lượt 18,5% và 15,8%. Về xét nghiệm:đa số bệnh nhân có số lượng bạch cầu bình thường( 73,6%), số bệnh nhân tăng hồng cầu chiếm (78,9%), tiểu cầu giảm (18,4%). Hầu hết bệnh nhân có kết quả đường máu, ure máu, creatinin máu, men ALT bình thường, có 59,2% bệnh nhân có tăng men AST và 33,3% bệnh nhân hạ Natri máu. Các chỉ số Protein, bạch cầu, hồng cầu trong nước tiểu đa số trong giới hạn bình thường. Trong số những bệnh nhân được chụp Xquang tim phổi và siêu âm ổ bụng thì đa số cho kết quả bình thường.

Kết quả điều trị khỏi 88,2 %, đỡ 11,8%. Kết luận: Bệnh thủy đậu là một bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu. Các triệu chứng lâm sàng nổi bật là sốt, ăn kém, ngứa, ho. Đa số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm bình thường, một số bệnh nhân tăng men AST nhưng chỉ tăng nhẹ. Bệnh thủy đầu có kết quả điều trị tốt.

Từ khóa: Thủy đậu.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất hay gặp dễ chẩn đoán trên lâm sàng tuy nhiên vẫn có thể nhầm với một số bệnh khác như bệnh Zona thần kinh, bệnh tay chân miệng... Bệnh thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm não, bội nhiễm da có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến bệnh thủy đậu bẩm sinh ở trẻ. Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh thủy đậu rất hiệu quả tuy nhiên số bệnh nhân bị bệnh thủy đậu vào viện điều trị có xu hướng tăng lên và biểu hiện sốt cao hơn.

Ở Việt Nam số nghiên cứu về bệnh thủy đậu không nhiều đặc biệt ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào về bệnh thủy đậu. Để có thêm thông tin về bệnh thủy đậu cho các bác sỹ lâm sàng chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh thủy đậu ở bệnh nhân điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ năm 2013 – 2015” với mục tiêu:

1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, bệnh thủy đậu.

2. Nhận xét một số biến đổi về huyết học, sinh hóa máu, nước tiểu và kết quả điều trị.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán là thủy đậu được điều trị nội trú tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2015.



2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ 1/2015-12/2015.

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Truyền nhiễm -Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.



2.3. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Hồi cứu: 1/2013 - 12/2014.

- Tiến cứu:1/2015 - 12/ 2015.

- Tổng số gồm 76 bệnh nhân được chản đoán ra viện mắc bệnh thủy đậu

Tiêu chuẩn chẩn đoán thủy đậu: Bệnh nhân có sốt, có phỏng nước trên da đặc biệt trên da đầu, có tiền sử tiếp xúc với nguồn lây...



2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu.

- Dịch tễ: tuổi, giới, tiền sử mắc bệnh trước đó, tiền sử tiêm phòng,…

- Lâm sàng: sốt, ăn kém, nôn, đau đầu, đau miệng, quấy khóc, ngứa…

- Xét nghiệm: số lượng bạch cầu máu, đường máu, Urê máu, Creatinin máu, điện giải đồ, men gan, nước tiểu, chụp Xquang tim phổi…đánh giá kết quả xét nghiệm dựa vào tiêu chuẩn của khoa xét nghiệm Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên

- Kết quả điều trị:

+ Khỏi: Bệnh nhân hết sốt, hết phỏng nước, không có biến chứng...

+ Các triệu chứng giảm nhưng chưa hết



2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu

- Khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm



- Sử dụng mẫu phiếu điều tra được thiết kế riêng in sẵn. Thu thập đủ các chỉ tiêu NC

2.6. Phương pháp xử lý số liệu:

Xử lý theo phương pháp thống kê y học và phần mềm SPSS 16.0



3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

3.1.1. Giới, tuổi và nghề nghiệp:

Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, tuổi và nghề nghiệp


Đặc điểm chung

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Giới

Nam

41

53,9

Nữ

35

46,1

Tổng

76

100

Tuổi

Dưới 1 tuổi

10

8,3

Từ 1-5 tuổi

28

36,8

Từ 6 đến 15 tuổi

16

21,1

Trên 15 tuổi

22

28,9

Tổng

76

100

Nghề nghiệp

Trẻ < 6 tuổi

42

55,2

Học sinh, sinh viên

21

27,6

Công nhân

7

9,2

Khác

6

8,0

Tổng

76

100




Nhận xét: Bảng trên cho thấy bệnh thủy đậu có thể gặp ở tất cả các nhóm tuổi và nhóm nghề nghiệp. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác.

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo quý vào viện

Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo quý vào viện

Quý vào viện

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Quý I

29

38,2

Quý II

29

38,2

Quý III

1

1,3

Quý IV

17

22,4

Tổng

76

100


Nhận xét: Bảng trên cho thấy: Bệnh nhân vào viện rải rác quanh năm nhưng hết bệnh nhân vào viện trong quý I và quý II đều chiếm 38,2 %

3.1.3. Phân bố bệnh nhân vào viện theo năm

Bảng 3. Bệnh nhân vào viện theo năm

Năm vào viện

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

2013

20

26,3

2014

23

30,3

2015

33

43,4

Tổng

76

100

Nhận xét: Bảng 3 cho thấy: Bệnh nhân thủy đậu vào viện có xu hướng tăng từ năm 2013 đến 2015. Trong quá trình nghiên cứu chúng tối thấy số những bệnh nhân bị bệnh thủy đậu sốt cao chiếm đa số, nhiều gia đình bệnh nhân lo lắng về triệu chứng sốt nên đã đưa bệnh nhân vào viện điều trị và theo dõi do đó số bệnh nhân vào viện tăng dần theo các năm.

3.1.4. Tiền sử

Bảng 4. Tiền sử

Tiền sử

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)


Mắc bệnh thủy đậu trước đó



1

1,4

Không

70

98,6

Tổng

71

100

Tiếp xúc với nguồn lây



24

34,3

Không

46

65,7

Tổng

70

100

Tiêm vaccine phòng thủy đậu



0

00

Không

71

100

Tổng

71

100

Nhận xét: Bảng trên cho thấy: hầu kết bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh thủy đậu và không được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, có 34,3% bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn lây. Kết quả cho thấy nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu là rất hạn chế.

3.2. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 5.Một số biểu hiện lâm sàng

Đặc điểm lâm sàng

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Sốt

Sốt cao

64

84,2

Sốt vừa

3

3,9

Sốt nhẹ

7

8.0

Không sốt

2

2,6

Tổng

76

100

Đau đầu

Không

64

84,2



12

15,8

Tổng

76

100

Ho

Không

35

46,1



41

53,9

Tổng

48

100

Ăn kém

Không

74

97,4



2

2,6

Tổng

76

100

Ngứa



71

98,6

Không

1

1,4

Tổng

72

100

Nhận xét: Bảng 3 cho thấy: Hầu hết bệnh nhân có sốt cao, đau đầu (84,2%), ăn kém (97,4%), ngứa (98,6%) và ho chiếm (53,9%). Đây là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân thủy đậu mà đã được miêu tả trong các tài liệu.

3.3. Một số kết quả xét nghiệm

3.3.1. Kết quả công thức máu

Bảng 6. Kết quả xét nghiệm công thức máu:

Kết quả xét nghiệm

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Bạch cầu

Bình thường

36

47,4

Tăng

29

38,2

Giảm

11

14,5

Tổng

76

100

Hồng cầu

Bình thường

11

14,5

Tăng

60

78,9

Giảm

5

6,6

Tổng

76

100

Tiểu cầu

Bình thường

55

72,4

Tăng

7

9,2

Giảm

14

18,4

Tổng

76

100

Nhận xét: Bảng trên cho thấy: có 38,2% bệnh nhân có tăng bạch cầu, 78,9% bệnh nhân có tăng hồng cầu. Tuy nhiên khi thu thập số liệu chúng tôi thấy số lượng bạch cầu và hồng cầu của bệnh nhân chỉ tăng nhẹ so với chỉ số sinh lý. Theo chúng tôi có thể do bệnh nhân sốt cao, ăn uống kém dẫn đến tình trạng cô đặc máu.

3.3.2. Sinh hóa máu:

Bảng7 : Kết quả sinh hóa máu

Sinh hóa máu

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Đường máu

Tăng

8

10,5

Bình thường

66

86,8

Giảm

2

2,6

Tổng

76

100

Natri máu

Tăng

0

00

Bình thường

36

47,4

Giảm

40

52,6

Tổng

76

100

Ure máu

Tăng

2

2,6

Bình thường

74

97,4

Tổng

76

100

AST

Bình thường

31

40,8

Tăng

45

59,2

Tổng

76

100

ALT

Bình thường

67

88,2

Tăng

9

11,8

Tổng

76

100

Nhận xét: Bảng 7 cho thấy: Ở bệnh nhân thủy đậu kết quả xét nghiệm đường máu, Ure máu, men ALT gần trong giới hạn bình thường. sự thay đổi về đường máu, chức năng thận, tổn thương gan rất ít gặp ở bệnh nhân thủy đậu,, chúng tôi ghi nhận thấy 47,43 % bệnh nhân có hạ Natri máu, 59,2% bệnh nhân có tăng men AST tuy nhiên trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi nhận thấy hạ natri máu và tăng AST máu chỉ thay đổi rất ít so với trị số bình thường. Như vậy về xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa chúng tôi thấy không có sự thay đổi nghiêm trọng.

3.3.3. Kết quả xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh

Bảng 8: Kết quả xét nghiệm nước tiểu, chụp tim phổi và siêu âm ổ bụng

Xét nghiệm nước tiểu

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Protein

Âm tính

47

80,7

Dương tính

11

19,3

Tổng

58

100

Hồng cầu

Âm tính

53

91,4

Dương tính

5

8,6

Tổng

58

100

Bạch cầu

Âm tính

51

87,9

Dương tính

7

12,1

Tổng

58

100

Chụp tim phổi

Bình thường

41

83,7

Bất thường

8

16,3

Tổng

49

100

Siê âm ổ bụng

Bình thường

40

100

Bất thường

0

0

Tổng

40

100




Nhận xét: Bảng trên cho thấy trong số những bệnh nhân được xét nghiệm nước tiểu hầu hết các chỉ số protein, hồng cầu, bạch cầu trong giới hạn bình thường mặc dù trên lý thuyết phỏng nước có thể xuất hiện ở đường tiết niệu gây tổn thương khi bệnh nhân mắ bệnh thủy đậu. Trong số những bệnh nhân được chụp tim phổi và siêu âm ổ bụng hầu hết các bệnh nhân có kết quả bình thường.

3.4. Kết quả điều trị:

Bảng 9: Kết quả điều trị

Kết quả điều trị

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Khỏi

67

88,2

Đỡ

9

11,8

Tổng

76

100

Nhận xét: Kết quả bảng 9 cho thấy 88,2% bệnh nhân khỏi khi ra viện, chỉ có 11,8% bệnh nhân đỡ khi ra viện những trường hợp này do bệnh nhân xin ra viện điều trị ngoại trú. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tài liệu về bệnh thủy đậu, là một bệnh tương đối lành tính nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu 76 bệnh nhân thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên chúng tôi ra một số kết luận như sau:



- Bệnh nhân thủy đậu gặp ở tất cả các đối tượng, chủ yếu gặp ở nam giới chiếm 53,9%, 57,9% bệnh nhân độ tuổi từ 1 đến 15 tuổi, bệnh nhân vào viện chủ yếu là quý I và II (76,4%), số bệnh nhân vào viện tăng dần theo các năm. Không có bệnh nhân nào được tiêm phòng vaccine thủy đậu, 34,3% bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn lây, chỉ có 01 bệnh nhân tiền sử đã bị mắc bệnh thủy đậu.

- Biểu hiện lâm sàng thường gặp là: 98,7% bệnh nhân có sốt trong đó sốt cao chiếm 84,2%, 100% bệnh nhân có ăn kém, 98,6% bệnh nhân có ngứa.

- Các kết quả xét nghiệm về công thức máu, Ure máu, đường máu, men gan, điện giải đồ, nước tiểu, chụp tim phổi, siêu âm ổ bụng đa số bình thường.

- Kết quả điều trị khỏi chiếm 88,2%



KHUYẾN NGHỊ

- Tăng cường công tác tuyên truyền về việc tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em độ tuổi tiêm chủng mở rộng

- Khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu cần sử dụng khẩu trang và vệ sinh mũi họng sạch sẽ.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ môn Vi sinh, trường Đại học Y Hà Nội (2009),“Virus thủy đậu”, Vi sinh vật y học, Nhà xuất bản Y học, tr.164-168

2.Nguyễn Văn Kính (2011), “Bệnh thủy đậu”, Bài giảng bệnh Truyền nhiễm, Nhà xuất bản yY học, Hà Nội,tr: 273-279

3. Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn, Trịnh Thị Xuân Hòa (2008), “Bệnh thủy đậu”, Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới, Nhà xuất bản Y học, tr 166-171.

4. Đặng Thị Như Nguyệt, Đoàn Thị Diệp Ngọc, “Đặc điểm lâm sàng bệnh thủy đậu trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I “ Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Vol 14 Supplement of No 1, 2010: 367-371

5.National Foundation for infectious Diseases: Facts about chickenpox and singles for adults. NFID, 2009

6.Chickenpox vaccine safety.CDC, October 27, 2015.

7. Varicella and Herpes Zoster vaccine. WHO position Paper, June 2014.



RESEARCH FEATURES VARICELLA IN PATIENTS TREATED

IN INFECTIOUS DISEASES DEPARTMENT OF THAI NGUYEN CENTRAL

GENERAL HOSPITAL FROM 2013- 2015

Duong Van Thanh, Le Thi Luu

Thai nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To describe the Epidemic, clinical features, laboratory tests in patients with varicella in infectious diseases department of Thainguyen Central General Hospital from 2013-2015. Methods: This is prospective and retrospective study, including cross – sectional study on 76 patients with varicella in infectious diseases department of Thainguyen Central General Hospital from 2013-2015. Results: Varicellas were found in any kind of patients. The disease was maintly encountered in men (53.9%). All most of patients were 1 to 15 years old. None of patient was vaccinated with chicken pox, 34.3% patients contacted to patients with varicella. Patients with fever (98.7%), itching (93.4%), cough (53.9%), headache (15.8%). Almos of patients had glucomia, uremia and ALT were normal, 33.3% of patients had hyponatrimia, 59,2% of patients had AST more than normal but not important. All most of patients were Xrayed and ultrasounded and result were normal. The recovery after treatment were found in 88.2 % of patients. Conclusion: Varicella is an infectious disease with common symptoms such as fever, itching, headache. All most laboratory were normal.

Keywords: Varicella.




Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 5.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương