Ường Đại học y dược Thái Nguyên


Tỷ lệ, nguyên nhân mất răng hàm sữa sớm



tải về 5.53 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích5.53 Mb.
#36291
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

Tỷ lệ, nguyên nhân mất răng hàm sữa sớm:

Tỷ lệ học sinh có MRHSS lứa tuổi 9-10 ở trường tiểu học Đông Thái khá nhiều: 29,5%.

Nguyên nhân MRHSS:

Do sâu răng: 96, 61%

Do sang chấn 3,39%



  1. Những hậu quả lệch lạc răng do mất răng hàm sữa sớm được thể hiện:

Tương quan khớp cắn răng 6:

Làm tăng tỷ lệ loại II và loại III hơn so với nhóm không bị mất răng hàm sữa sớm.

Có sự thu hẹp khoảng rõ ràng ở bên cung răng có mất răng hàm sữa sớm ở cả hàm trên và hàm dưới, làm giảm chiều dài và chu vi cung răng.

Sự xoay lệch của các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất diễn ra phổ biến.

Tình trạng các răng hàm nhỏ vĩnh viễn đã mọc: tỷ lệ mọc lệch, kẹt là 85,71%.

Khuyến nghị

Giáo dục kiến thức nha khoa là rất cần thiết ngày từ đầu cho trẻ nhỏ và cho cha mẹ: cách vệ sinh răng miệng; thói quen ăn uống để có hàm răng khoẻ mạnh; loại bỏ các thói quen xấu; giáo dục về tuổi mọc răng, thay răng, lợi ích của hàm răng sữa; cách phát hiện những thương tổn sâu răng; điều trị các bệnh đường hô hấp trên...

Cần phát hiện và điều trị sớm sâu răng sữa cho trẻ em, vì sâu răng là nguyên nhân chính gây nên mất răng sữa sớm. Muốn vậy, trẻ phải được đi khám nha khoa định kỳ

Khi đã bị mất răng sữa sớm, nên làm bộ giữ khoảng phòng ngừa sự di lệch răng đặc biệt là răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.



Nếu đã xảy ra sự thu hẹp khoảng, cần can thiệp nới khoảng để có đủ chỗ cho các răng hàm nhỏ vĩnh viễn. Điều này sẽ làm giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cũng như độ phức tạp của việc điều trị sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. L. Cavalcanti.“Prevalence of Early Loss of Primary Molars in School Children in Campina Grande, Brazil”. Pakistan Oral & Dental Journal Vol 28, No. 1.2008

2. Alamoudi N. "The Prevalance of Crowding, Attrition, Midline Discrepances and Premature Tooth Loss in Primary Dentition of Children in Jeddah , Saudi Arabia" . J Clin Pediatr Dent . Volume 24. pp 53-58. 1999

3. D.S.Gill. “Treatment Planning for the Loss of First Premanent Molars”, Dental Update. 2001.

4. Đào Thị Hằng Nga. “Nhận xét tình hình mất răng hàm sữa sớm và những hậu quả lệch lạc răng ở học sinh lứa tuổi 9-10 Trường tiểu học Đông Thái –Hà Nội”. Viện Đào tạo Răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội. 2004

5. Hoffding J, Kisling E. " Premature Loss of Primary Teeth : part I, Its overall Effect on Occlusion and Space in Permanent Dentition". ASDC J Dent Child. Volume 45. pp 279-283. 1978

6. K.R.Powell. “Primary molar space changes in a minimal treatment programme: A four years study”, Dep. Of Preventive Dentistry Faculty of Dentistry University of Sydney. 1985.

7. Lin YT, Chang LC. “Spaces Changes after Premature Loss of the Mandibular Primary First Molar. A longitudinal study”. J Clin Pediatric Dent. Volume 22. pp 311-316. 1998

8. Miller J.A, Fofels R.H, Shiere E.R. “A serial study of the chronology of exfoliation of decuous teeth and eruption of permanent teeth”. Arch. Oral Biol. 10:805-18. 1965

9. Padma Kumari B. “Loss of space and changes in the dental arch after premature loss of the lower primary molar: A longitudinal study”, Dept. of Pedodontics, Govt. Dental College, Trivandrum, India. 2006

10. Trần Hồng Nhung. “Nguyên nhân lệch lạc răng hàm”. Răng hàm mặt tập 1 – NXB y học Hà Nội. Tr 494-496. 1977

11. Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phạm Ái Hùng, Đặng Thị Nhân Hòa. “Sâu răng ở trẻ em”. Nha Khoa trẻ em- NXB Y học. Tr 162-163. 2001

12. Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phạm Ái Hùng, Đặng Thị Nhân Hòa “Chỉnh hình răng mặt ở giai đoạn răng hỗn hợp”.Nha Khoa trẻ em – Nhà xuất bản y học. Tr 357-388. 2001

13. William M. Northway. “Effects of Premature Loss of Deciduous Molars”, The Angle Orthodontist. 10/1984.
SITUATION OF EARLY PRIMARY MOLAR TEETH LOSS AND CHARACTERISTICS OF DENTAL DISTORTION DUE TO EARLY PRIMARY MOLAR TEETH LOSS IN 9 YEAR OLD CHILDREN
By Luu Thi Thanh Mai , Ngo Viet Thanh

Thai Nguyen University of Medicine and Phamacy.
SUMMARY

A Cross-sectional descriptive study was conducted in 200 children aged 9 years at Phu Xa primary school in Thai Nguyen city. Objective: To identify the proportion of early primary molars teeth loss and evaluate the outcomes of malocclusions of permanent teeth. Materials and Methods: Children teeth were clinically examined and children’s parents were interviewed to collect information about early primary teeth loss. Results: 29.5% of children had early primary molar teeth loss; mainly caused by caries (96.61%); primary molars teeth loss mainly was in the second primary molar in the lower dental arch. Early primary molars teeth loss will result in malocclusions of type I and type II (p<0.01); there was a narrow space in a side of dental arch with early primary molars teeth loss in both the lower dantal arch and the upper dental arch. There was malocclusions of a large first permanent molars , the percentage of small permanent molars teeth of malocclusions was 85.71% (p <0.01), 18.64% of children had the early primary molars teeth loss distorted in a middle line . It is necessary to propose measures to prevent caries, dental education and timely intervention.



Keywords: Early primary molar teeth loss, space loss, malocclusions, a 9 year-oldchildren

THỰC TRẠNG THÓI QUEN RĂNG MIỆNG XẤU Ở TRẺ 8 TUỔI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ XÁ

Mai Thu Quỳnh, Lưu Thị Thanh Mai

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 137 trẻ 8 tuổi tại trường tiểu học Phú Xá thành phố Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỷ lệ các thói quen răng miệng xấu và mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và tình trạng khớp cắn ở trẻ 8 tuổi. Trẻ được phỏng vấn và khám thói quen răng miệng xấu và tình trạng sai lệch khớp cắn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có thói quen đẩy lưỡi là 29.9%, thở miệng là 27.7% và mút môi là 23.4%. Tỷ lệ trẻ có từ 2 thói quen răng miệng xấu trở lên chiếm 43.6%, tỷ lệ trẻ có 1 thói quen răng miệng xấu là 33.8% và tỷ lệ trẻ không có thói quen răng miệng xấu là 22.6%. Thói quen thở miệng có liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0.019) đến phân loại sai lệch khớp cắn theo Angle (loại II) và với tư thế môi ở trạng thái nghỉ với p =0.01. Từ những kết quả như trên, ta có thể kết luận các thói quen răng miệng xấu đặc biệt là thói quen thở miệng có liên quan chặt chẽ đến tình trạng lệch lạc khớp cắn ở trẻ và cần thiết có các biện pháp dự phòng và can thiệp kịp thời.



Từ khóa: Thói quen răng miệng xấu


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cung răng phát triển cân đối nhờ có sự cân bằng giữa 2 khối cơ: lưỡi ở phía trong và cơ mút và cơ vòng môi ở bên ngoài. Thói quen răng miệng xấu là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự mất cân bằng này do các cơ này hoạt động không bình thường hoặc mất cân bằng giữa hoạt động của chúng [6, 7]. Theo tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ các bệnh sai khớp cắn chiếm thứ 3 trong các vấn đền về sức khỏe răng miệng. Phần lớn các bệnh nhân có sai khớp cắn từ lúc nhỏ có thể liên quan trực tiếp đến một thói quen răng miệng xấu và khoảng 56% đến 75% dân số có thói quen răng miệng xấu, dẫn đến hậu quả của nhiều bất thường của các cơ hàm cũng như khớp cắn, mà nguyên nhân chính do sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh và con của họ về các thói quen răng miệng xấu [1]. Khi mà những thói quen răng miệng này được loại bỏ sớm thì càng ít hậu quả do các thói quen này gây lên một lần nữa khằng định tầm quan trọng của việc điều trị sớm và điều trị dự phòng trong y học nói chung và chuyên ngành răng hàm mặt nói riêng. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để bước đầu nhận xét thực trạng thói quen răng miệng xấu và hậu quả của việc sai lệch khớp cắn. Để góp phần vào việc dự phòng lệch lạc răng – hàm do thói quen răng miệng xấu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu xác định tỷ lệ các thói quen răng miệng xấu và mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và tình trạng khớp cắn của trẻ 8 tuổi.

  1. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối lớp 3 trường tiều học Phú Xá (137 học sinh)



2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2015 tại trường tiểu học Phú Xá – TP Thái Nguyên. Khoa RHM - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

2.3.Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

*Tiêu chuẩn chọn mẫu:

- Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Trẻ và gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Chưa điều trị phục hình hay chỉnh nha.

- Tiêu chuẩn loại trừ

+ Có tiền sử chấn thương hàm mặt và dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.

+ Đã điều trị phục hình/ chỉnh nha/ phẫu thuật thẩm mỹ.



Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Đánh giá trẻ có hay không các thói quen răng miệng xấu như: Thở miệng, mút ngón tay, cắn môi hoặc cắn móng tay, bú bình, đẩy lưỡi.

- Đánh giá mối tương quan giữa các thói quen răng miệng xấu với các yếu tố: Giới, tuổi, kiểu mặt khi nhìn nghiêng, mối tương quan giữa 3 tầng mặt, môi đóng kín hay hở, góc mũ môi, rãnh môi cằm, hình dạng cung hàm, tính đối xứng cung hàm, độ cắn chìa, độ cắn phủ, cắn chéo, độ lệch lạc đường giữa.

Kỹ thuật thu thập số liệu: Khám lâm sàng, ghi lại các thông tin cá nhân: tuổi, giới, độ cắn phủ, độ cắn chìa, cắn chéo, môi đóng kín hay hở, rãnh môi cằm.

Xử lý số liệu

Các thông số giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm được sử dụng nhằm xác tỷ lệ thói quen răng miệng xấu. Mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và tình trạng khớp cắn ở trẻ theo Chi square test.




  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 137 trẻ 8 tuổi tại trường tiểu học Phú Xá thành phố Thái Nguyên


Biểu đồ 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Biểu đồ 1 cho thấy không có sự khác biệt về giới trong đối tượng nghiên cứu, trong đó trẻ nam chiếm 48.9 % và trẻ nữ chiếm 51.1% trong tổng số 137 trẻ.


Biểu đồ 2. Tỷ lệ các thói quen răng miệng xấu

Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ các thói quen răng miệng xấu ở trẻ, trong đó thói quen đẩy lưỡi chiếm tỷ lệ cao nhất 29.9%, thói quen thở miệng (27.7%), thói quen mút môi (23.4%), thói quen cắn móng tay (10.2%) và mút ngón tay (6.6%)





Biểu đồ 3. Tỷ lệ thói quen răng miệng xấu

Biểu đồ 3 cho thấy tỷ lệ trẻ có từ 2 thói quen răng miệng xấu trở lên là lớn nhất chiếm 43.6%, tiếp đó là tỷ lệ trẻ chỉ có 1 thói quen răng miệng xấu chiếm 33.8% và có 22.6% số trẻ không có thói quen răng miệng xấu nào.



3.2. Mối liên quan giữa các thói quen răng miệng xấu và tình trạng sai lệch khớp cắn

Bảng 1. Mối liên quan giữa thói quen thở miệng và phân loại sai lệch khớp cắn theo Angle:




Angle I

Angle II

Angle III

Tổng số

n

%

n

%

n

%

n

%

Có thói quen thở miệng

11

28.9

26

68.4

1

2.6

38

28.6

Không có thói quen thở miệng

41

43.2

41

43.2

13

13.7

95

71.4

Tổng số

52

39.1

67

50.4

14

10.5

133

100

Chi square test: p = 0.019

Bảng 1 cho thấy thói quen thở miệng có ý nghĩa thống kê với phân loại sai lệch khớp cắn loại II với p = 0.019 (p < 0.05).

Có 4 trẻ có thói quen thở miệng nhưng không phân loại được theo Angle

Bảng 2. Mối liên quan giữa thói quen thở miệng và tư thế môi ở trạng thái nghỉ:





Môi kín

Môi hở

Tổng số

n

%

n

%

n

%

Có thói quen thở miệng

12

31.6

26

68.4

38

27.7

Không có thói quen thở miệng

63

63.6

36

36.4

99

72.3

Tổng số

75

54.7

62

45.3

137

100

Chi square test: p = 0.01

Bảng 2 cho thấy thói quen thở miệng có ý nghĩa thống kê với tư thế môi ở trạng thái nghỉ với p = 0.01 (p < 0.05), trong số 38 trẻ có thói quen thở miệng thì 26 trẻ (chiếm 68.4%) có môi hở ở trạng thái nghỉ.


4. BÀN LUẬN

* Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 137 trẻ 8 tuổi tại trường tiểu học Phú Xá thành phố Thái Nguyên. Theo William Proffits, 8 tuổi là một mốc quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, ở tuổi này lượng hooc môn tăng trưởng tăng, nên trẻ phát triển mạnh mẽ, đáp ứng rất tốt với các can thiệp chỉnh hình răng mặt. Ngoài ra ở tuổi này trẻ đã bắt đầu ý thức được về thẩm mỹ, thích tự lập và chăm sóc bản thân mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác trong quá trình điều trị. [7]

Nghiên cứu cho thấy những thói quen răng miệng xấu thường thấy ở trẻ là thói quen đẩy lưỡi (29.9%), thói quen thở miệng (27.7%) và thói quen mút môi (23.4%). Trong một nghiên cứu của J.B. Garbe cùng đồng nghiệp và một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Jajoo S., Chunawala Y., Prile M.N. cũng cho kết quả tương tự. [3,5]

Số trẻ có từ 2 thói quen răng miệng xấu trở lên chiếm một tỷ lệ lớn 43.6% trong tổng số 137 trẻ, số trẻ có một thói quen răng miệng xấu là 33.8%, như vậy có tới 77.4% số trẻ có ít nhất một thói quen răng miệng xấu.



*Mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và tình trạng lệch lạc khớp cắn:

Theo kết quả nghiên cứu, thói quen thở miệng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng sai lệch khớp cắn theo Angle (loại II), 68.4% số trẻ có thói quen thở miệng có phân loại sai lệch khớp cắn loại II theo Angle. Khi trẻ không có thói quen thở qua đường mũi, bắt buộc trẻ phải há miệng thường xuyên làm phá vỡ cân bằng miệng và răng, mất cân bằng giữa lực của các cơ thuộc hệ thống nhai, phần lưỡi gà nâng lên chạm vào thành sau của vòm họng ngăn giữa khoang mũi và vòm họng, bệnh nhân phải há miệng để lượng không khí đi qua đường miệng được lớn hơn, lưỡi đồng thời theo xương hàm dưới đi xuống, không còn chạm vào vòm miệng. Hệ quả của việc này là xương hàm dưới bị xoay và lùi sau và gây ra thiểu sản xương hàm dưới, dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn loại II. Năm 2014, Gabriela Aracely S. P. cùng các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu về mối liên quan giữa thói quen thở miệng như một yếu tố nguy cơ dẫn đến các sai lệch khớp cắn cũng cho kết quả tưởng tự, số trẻ thở miệng có phân loại sai lệch khớp cắn loại II theo Angle chiếm tỷ lệ lớn. [2, 4]



Thói quen thở miệng cũng thể hiện mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tư thế môi ở trạng thái nghỉ, 68.4% số trẻ có thói quen thở miệng có môi hở ở trạng thái nghỉ. Trẻ buộc phải há miệng khi thở miệng, vì vậy 2 môi không chạm nhau, qua một thời gian nếu thói quen này vẫn được duy trì môi trên sẽ có trương lực cơ yếu hơn và nhạt màu, môi bị chìa ra phía trước, không tiếp xúc với môi dưới ở trạng thái nghỉ. Việc này làm phá vỡ cân bằng lực giữa lưỡi và các cơ vòng môi và cơ mút làm cho xương ổ răng của các răng cửa hàm trên bị đẩy ra phía trước. Mặt khác các răng cửa hàm dưới trồi lên cố gắng tìm điểm tiếp xúc với mặt trong của răng cửa hàm trên, môi dưới có trương lực cơ mạnh hơn và màu đậm hơn, nằm giữa mặt ngoài răng cửa dưới và mặt trong răng cửa trên, do đó càng làm cản trở việc trẻ đóng kín môi ở trạng thái nghỉ.

5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 137 trẻ 8 tuổi tại trường tiều học Phú Xá, thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Tỷ lệ trẻ có thói quen đẩy lưỡi là 29.9%, thở miệng là 27.7% và mút môi là 23.4%. Tỷ lệ trẻ có từ 2 thói quen răng miệng xấu trở lên chiếm 43.6%, tỷ lệ trẻ có 1 thói quen răng miệng xấu là 33.8% và tỷ lệ trẻ không có thói quen răng miệng xấu là 22.6%. Thói quen thở miệng liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0.019) đến phân loại sai lệch khớp cắn theo Angle (loại II), 68.4% số trẻ có thói quen thở miệng có phân loại sai lệch khớp cắn loại II theo Angle. Thói quen thở miệng cũng liên quan có ý nghĩa thống kê với tư thế môi ở trạng thái nghỉ với p =0.01, trong đó 68.4% số trẻ có thói quen thở miệng có môi hở ở trạng thái nghỉ.

KHUYẾN NGHỊ

Cần thiết phải có những biện pháp dự phòng và can thiệp kịp thời để kiểm soát và loại bỏ các thói quen răng miệng xấu ở trẻ 8 tuổi tại trường tiểu học Phú Xá, thành phố Thái Nguyên. Cần có những chương trình giáo dục nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cả trẻ và gia đình, triển khai có hiệu quả công tác nha học đường. Cùng với đó, việc phát hiện sớm các thói quen răng miệng xấu ở trẻ cũng như tư vấn cho gia đình ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa những biến đổi bất thường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, đặc biệt là của hệ thống sọ mặt, giảm một cách đáng kể tỷ lệ sai lệch khớp cắn ở trẻ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Carmen T. M. A., María L. S., Carolina V. R. , Oscar Q. A., Aura D. J., Carolina A., Lennys M., Jorge T. A., 2010. Hábitos bucales más frecuentes y su relación con Malocusiones en niños con dentición primaria. Revista latinoamericana de Ortodoncia y Odontopediatria. Aprox. 6p.

  2. Gabriela Aracely S. P., Rosa Maria B. L., Luz Veronica R. L., “ Prevalencia de habito de respiracion oral como factor etiologico de maloclussion en escolar del centro, Tabasco”. Revista ADM, 2014. < http://www.medigraphic.com/pdfs/adm/ od-2014/od146e.pdf>

  3. Garbe J.B., Suryavanshi R. K., Jawale B. A., “An epidemiological study to know the prevalence of deterious oral habits among 6 to 12 year old children” Journal of international oral health, February 2014. < http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/ articles/PMC3959135/>

  4. Gilda G., Daniella M., Daniel V., Angélica E., 2001. Prevalence of Dentomaxillar Anomalies Caused by Oral Habits in Children of 6 to 9 Years Old”. Revista dental de Chile; 92(1):33-34.

  5. Jajoo S., Chunawala Y., Prile M.N., “Oral habits in school going children ò Pune: A prevalence study” Journal of international oral health, August 2015.< http://jioh.in/eJournals%5CAheadofPrint%5CJIOH_7(10)_08_OR_20150714_V1.pdf>

  6. Jose E. C. A., 2009. Anatomia dental y de la oclusion. Ediorial Ciencias Medicas, 2da ed, pp 223-227

  7. William R. P.,2007. Contemporary Orthodontics. Mosby El Sevier 4th edition, pp 53-58.



SITUATION OF BAD ORAL HABITS IN CHILDREN AGED 8 YEARS AT PHU XA PRIMARY SCHOOL IN THAI NGUYEN CITY

By Mai Thu Quynh, Luu Thi Thanh Mai

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Method: A cross-sectional descriptive study was conducted 137 children aged 8 years at Phu Xa primary school in Thai Nguyen city. Objective: To identify the prevalence rate of bad oral habits and situation of malocclusions children aged 8 years . Children were clinically examined and interviewed. Results: The results showed that he proportion of children with a habit of pushing the tongue was 29.9%, 27.7% mouth breathing was 27.7% and sucking lips was 23.4%. The percentage of children with 2 bad oral habits accounted for 43.6% or more, the proportion of children with one bad oral habit was 33.8% and the proportion of children without bad oral habits was 22.6%. Mouth breathing habit was associated with classification of malocclusions according to Angle (Type II) and the difference was statistically significant (p = 0.019) and the lip posture at rest with p = 0:01. Conclusion:Bad oral habits,especially mouth breathing habits were are closely related to malocclusion status in children and it is necessary to propose preventive measures and intervention timely.

Keywords: Bad oral habits

NHẬN XÉT KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG HÀM TRÊN Ở TRẺ 9 TUỔI

Nguyễn Thị Hạnh

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với mục tiêu nhận xét kích thước cung răng hàm trên của trẻ 9 tuổi, ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp. Số liệu được thu thập trên 34 mẫu hàm trên và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giá trị trung bình về chiều ngang và chiều dài của cung răng hàm trên có giá trị thấp hơn các nghiên cứu trước đó được thực hiện ở Việt Nam trên các nhóm tuổi lớn hơn. Kết quả này có thể được sử dụng như một cơ sở cho các nghiên cứu khác ở các nhóm tuổi khác và như một cơ sở khi lập kế hoạch chỉnh hình răng mặt



Từ khóa: Kích thước cung răng hàm trên, bộ răng hỗn hợp.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kích thước cung răng có giá trị lâm sàng lớn trong mọi lĩnh vực của ngành nha khoa (chỉnh nha, nha chu, phục hình và phẫu thuật miệng), đặc biệt chúng có vai trò đáng kể trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị chỉnh hình răng mặt trong nha khoa hiện đại. Hơn nữa, nó còn có mối liên quan chặt chẽ với các giai đoạn tăng trưởng và phát triển khác nhau, do đó rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về kích thước cung răng trên nhiều nhóm quần thể khác nhau bằng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều tiến hành nghiên cứu trên hàm răng vĩnh viễn, rất ít tác giả lựa chọn nghiên cứu ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp.

Ở giai đoạn này, bộ răng sữa sẽ được thay thế dần bởi bộ răng vĩnh viễn, cũng có thể vì lý do đó mà các tác giả ít khi chọn đối tượng nghiên cứu ở trong độ tuổi bộ răng hỗn hợp. Vì vậy, các số liệu thống kê về kích thước cung răng của trẻ em ở nước ta vẫn còn hạn chế. Mặt khác, giai đoạn răng hỗn hợp là giai đoạn có nhiều thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển xương hàm, đặc điểm cung răng cũng như sự sắp xếp của bộ răng vĩnh viễn sau này. Do đó, để phán đoán được đặc điểm của cung răng vĩnh viễn sau này thì việc đo đạc, xác định được kích thước cung răng ở bộ răng sữa và bộ răng hỗn hợp có một ý nghĩa lớn trong việc lập kế hoạch điều trị chỉnh hình răng mặt.



Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét kích thước cung răng hàm trên ở trẻ 9 tuổi” với mục tiêu: nhận xét kích thước cung răng hàm trên ở trẻ 9 tuổi tại trường tiểu học Phú Xá – Thái Nguyên.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành lấy mẫu thuận tiện có chủ đích tại trường tiểu học Phú Xá – Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu là trẻ 9 tuổi (trẻ tròn 9 năm đến 9 năm 11 tháng 30 ngày - WHO), dân tộc Kinh, có tình trạng sức khỏe bình thường, không có bệnh lý hay chấn thương ảnh hưởng tới sự phát triển cung răng, có đủ răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn và răng nanh sữa hàm trên, không có tổn thương tổ chức cứng trên ½ thân răng, không bị sai lệch khớp cắn.

Nghiên cứu được thực hiện trên 34 trẻ (16 nam và 18 nữ) đủ các tiêu chuẩn trên. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu một lần, mẫu hàm được lấy dấu bằng alginate và đổ bằng thạch cao đông cứng nhanh. Yêu cầu mẫu hàm phải lấy đủ các chi tiết của răng và ngách hành lang, sau đó tiến hành đo cung hàm (sử dụng thước trượt có độ chính xác 1/100 mm): chiều rộng trước (khoảng cách giữa hai đỉnh múi của hai răng nanh sữa hàm trên - R33), chiều rộng sau (khoảng cách giữa hai đỉnh múi ngoài gần của hai răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn hàm trên - R66), chiều dài trước (khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến mặt phẳng đi qua mặt xa hai răng nanh sữa hàm trên - D13), chiều dài sau (khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến mặt phẳng đi qua mặt xa hai răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn hàm trên - D16).

Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.


  1. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Tất cả các kích thước cung răng hàm trên ở cả hai giới được phân tích dưới dạng thống kê mô tả (giá trị trung bình - mean, giá trị nhỏ nhất - min, giá trị lớn nhất - max và độ lệch chuẩn - SD) với đơn vị đo là milimet.

Bảng 1. Chiều rộng cung hàm ở cả hai giới (mm)


Nam




Mean

Min

Max

SD

R33

33,6

29,0

35,0

2,0

R66

49,9

46,5

52,5

2,7

Nữ




Mean

Min

Max

SD

R33

32,3

29,0

35,0

2,0

R66

50,3

47,8

52,5

1,1

Bảng 1 cho thấy giá trị trung bình của các kích thước ngang trên cả hai giới, ở nam R33 là 33,6 ± 2,0 mm và R66 là 49,9 ± 2,7 mm, ở nữ R33 là 32,3 ± 2,0 mm và R66 là 50,3 ± 1,1 mm. Kích thước chiều rộng trước trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trịnh Hồng Hương [3] trên 130 cặp mẫu hàm của trẻ 6 – 8 tuổi (nam có R33 tương ứng là 32,42 ± 2,20 mm, nữ R33 là 32,61 ± 2,22 mm). Nếu so sánh giá với các nghiên cứu trên trẻ thuộc các chủng tộc khác ở cùng độ tuổi, thì chúng tôi nhận thấy rằng giá trị chiều rộng trước trong nghiên cứu này có giá trị nhỏ hơn so với trẻ Caucasian trong nghiên cứu dọc của Cardiff [6] (33,06 ± 3,33 mm) và nghiên cứu của Dunia [5] trên trẻ Irapi ở độ tuổi 8 – 9 (33,98 ± 1,42 mm). Sự khác nhau này có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng khác nhau giữa các nhóm trẻ và độ cứng của thức ăn liên quan đến mức độ vận động hàm dưới để kích thích xương hàm dưới phát triển theo hướng ngang ở các múc độ khác nhau. Mặt khác, nếu so sánh giá trị này với các trẻ 11 tuổi trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Hương [4], 12 tuổi và 15 tuổi trong nghiên cứu của Lê Đức Lánh [1] và người trưởng thành trong nghiên cứu của Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng [2] thì có thể thấy được sự tăng về kích thước ngang ở các nhóm tuổi lớn hơn, có thể giải thích được sự thay đổi này là do sự thay răng từ răng nanh sữa sang răng nanh vĩnh viễn và sự tăng trưởng của cung hàm.

Tương tự, chúng tôi tiến hành so sánh kích thước chiều rộng sau trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy số liệu của chúng tôi có giá trị tương tự nghiên cứu của Trịnh Hồng Hương trên trẻ 6 – 8 tuổi [3] và có sự khác biệt nhỏ so với nghiên cứu của cùng tác giả trên 100 cặp mẫu hàm ở trẻ 11 tuổi [4]. Sự tương đồng này có lẽ do toàn bộ các kích thước chiều rộng sau ở cả ba nghiên cứu đều được đo trên răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất, ở giai đoạn này sự phát triển của cung hàm không còn nhiều và đang dần hoàn chỉnh kích thước giống như ở người trưởng thành.

Bảng 2. Chiều dài cung hàm ở cả hai giới (mm)


Nam




Mean

Min

Max

SD

D13

9,1

7,5

11,0

1,0

D16

40,3

37,5

42,0

1,4

Nữ




Mean

Min

Max

SD

D13

8,7

5,0

12,0

2,0

D16

38,0

36,0

40,0

1,4

Bảng 2 cho chúng ta thấy kích thước chiều dài trước và chiều dài sau lần lượt ở nam là 9,1 ± 1,0 mm và 40,3 ± 1,4 mm, ở nữ là 8,7 ± 2,0 mm và 38,0 ± 1,4 mm. Khi so sánh với nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy rằng kết quả của chúng tôi có giá trị tương tự như nghiên cứu trên trẻ Irapi 8 – 9 tuổi (D13 là 9,13 ± 1,02 mm và D16 là 38,11 ± 1,76 mm) [5]. Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu ở trẻ Ấn Độ trong cùng độ tuổi [7] thì chỉ có sự tương đồng về kích thước chiều dài sau (D16 là 39,75 mm) còn chiều dài trước có sự khác biệt nhỏ (D13 là 10,14 mm), có thể do ảnh hưởng của kiểu hình dạng cung răng ở hàm trên.

Ngoài ra, khi so sánh với các giá trị chiều dài cung hàm ở những độ tuổi khác như trẻ 11 tuổi, 12 tuổi, 15 tuổi và người trưởng thành thì các kích thước chiều dài trước và chiều dài sau trong nghiên cứu của chúng tôi đều có giá trị nhỏ hơn có lẽ do liên quan đến các yếu tố tăng trưởng.


  1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 34 mẫu hàm của trẻ 9 tuổi ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp và so sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác ở cùng độ tuổi và ở các nhóm tuổi khác nhau, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Chiều rộng trước (khoảng cách giữa đỉnh múi hai răng nanh sữa) có giá trị nhỏ nhất so với các nhóm tuổi khác, tuy nhiên chiều rộng sau lại có giá trị gần bằng, còn chiều dài cung hàm đều có giá trị nhỏ hơn so với các nhóm tuổi khác, do đó cần phải chú ý khi lập kế hoạch điều trị chỉnh hình răng mặt cho trẻ ở độ tuổi này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Đức Lánh, “Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh, 2001, tr.109 - 116.

  2. Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng, “Nghiên cứu đặc điểm hình thái cung răng người Việt (so sánh với Ấn Độ và Trung Quốc)”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Đại học Y - Dược TP. Hồ Chí Minh, 1999, tr.95 - 106.

  3. Trịnh Hồng Hương, “Nhận xét một số đặc điểm khớp cắn, kích thước răng hàm sữa và cung răng ở trẻ 6 - 8 tuổi tại Trường Tiểu học Thành Công B Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Răng Hàm Mặt, Hà Nội, 2008, tr.54.

  4. Trịnh Hồng Hương, “Nhận xét kích thước cung răng ở trẻ 11 tuổi”, Tạp chí Y Dược học quan sự, 2011, vol: 9.

  5. Dr. Dunia A. et al, “Maxilary dental arch demensions in a sample of Iraqi children at mixed dentition stage, Academic sisiencetific journal, 2009, vol 6: 4, p.349 – 355.

  6. Declan, E.W. et al, “Changes in arch width. A 20 year longitudinal study of orthodontic treatment”, vol 76, No.1, p 6 - 13.

  7. Rao, A.K. and sarkar, S, “Changes in the arch length premature loss of deciduous molars”, Journal Indian, vol 17: 1, p.28 – 32.

OBSERVATION OF MAXILARY ARCH DIMENSIONS IN CHILDREN OVER 9 YEARS

By Nguyen Thi Hanh

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Mehoth: A cross – sectional descriptive study was used in the study. Objective: To observe maxilary arch dimensions in children over 9 years in mixed dentition period. Data was collected on 34 maxilary dental casts and analyzed by SPSS 16.0 software. Results: The results showed that the mean value of the maxillary arch widths and lengths was lower than that in previous studies done in Viet Nam in the older age groups.This result could be used as a basis for other studies on other age groups and as a basis when planning orthodontics .

Keywords: Maxilary demensions, mixed dentition.
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KĨ NĂNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON 19 – 5, TP. THÁI NGUYÊN

Vũ Thị Hà, Lê Thị Thu Hằng



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kiến thức, thái độ, kĩ năng của phụ huynh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ dưới 5 tuổi trường mầm non 19 – 5 thành phố Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 302 phụ huynh trẻ mầm non trường mầm non 19 – 5. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn dựa trên bản phỏng vấn thiết kế sẵn.

Kết quả: Phần lớn phụ huynh có kiến thức tốt về bệnh sâu răng. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ huynh có câu trả lời đúng về nguyên nhân viêm lợi do thiếu dinh dưỡng (35,1%) và cách ngăn ngừa viêm lợi bằng cách lấy cao răng (37,7%) còn thấp. Chỉ có 19,9% phụ huynh trả lời đúng về nguyên nhân gây lệch lạc lạc răng ở trẻ do thói quen thở miệng. Hầu hết phụ huynh có thái độ đúng về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Tỷ lệ phụ huynh thực hành chăm sóc răng miệng đúng vẫn còn thấp, vẫn còn nhiều phụ huynh duy trì thói quen nhá cơm cho trẻ ( 42, 4%).

Kết luận: Phần lớn phụ huynh có kiến thức và thái độ tốt về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ.Tuy nhiên, tỷ lệ phụ huynh có kiến thức về nguyên nhân và cách ngăn ngừa viêm lợi, nguyên nhân gây lệch lạc răng ở trẻ còn thấp. Tỷ lệ phụ huynh thực hành tốt về việc chăm sóc răng miệng cho trẻ chưa cao, chứng tỏ khoảng cách khá xa giữa việc có kiến thức, thái độ tốt với việc áp dụng và làm đúng.

Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi, sức khỏe răng miệng, phụ huynh, trẻ dưới 5 tuổi.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh răng miệng là một bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em[1].

Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trong xã hội, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ được xem như là góp phần quan trọng tạo nên cho thế hệ tương lai sức khỏe răng miệng tốt[5].

Hầu như toàn bộ thời gian những năm đầu đời của trẻ dưới 5 tuổi là ở bên cha mẹ, kể cả khi trẻ đã đi mẫu giáo[5]. Trong những năm này, các thói quen của trẻ dần được hình thành, không thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn từ kiến thức thái độ, hành vi của cha mẹ tới các thói quen của trẻ, trong đó có thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cha mẹ càng có thái độ tích cực thì trẻ càng có sức khỏe răng miệng tốt[5]. Chính kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khỏe răng miệng của cha mẹ là nhân tố chính tạo nên sức khỏe răng miệng cho trẻ trong những năm tháng sau này của cuộc đời. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng của phụ huynh cho trẻ dưới 5 tuổi.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Phụ huynh (người trực tiếp chăm sóc trẻ hàng ngày trong gia đình)

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Phụ huynh hợp tác tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Phụ huynh không có khả năng đọc, viết.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

- Cỡ mẫu: theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang, n = 196.

- Chỉ tiêu nghiên cứu:

+ Thông tin chung của phụ huynh: tuổi, giới, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế

+ Kiến thức của phụ huynh

+ Thái độ của phụ huynh

+ Kỹ năng của phụ huynh.

- Kỹ thuật thu thập số liệu:

Kiến thức, thái độ, kĩ năng (KAP) của phụ huynh về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ: Thu thập dựa trên phiếu phỏng vấn thiết kế sẵn.

- Phương pháp xử lý số liệu:

Tỉ lệ phần trăm: mô tả KAP của phụ huynh.



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Tỷ lệ % phụ huynh có kiến thức đúng về chăm sóc răng miệng cho trẻ


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ

%

Trẻ khi mọc đầy đủ có bao nhiêu răng sữa

131

43,4

Vai trò của F trong kem đánh răng

274

90,7

Bệnh sâu răng có phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuối không

247

81,8

Bệnh viêm lợi có phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi không

109

36,1

Nguyên nhân gây sâu răng







Sô cô la

242

80,1

Các loại bánh

264

87,4

Cocacola

128

42,4

Cách ngăn ngừa sâu răng







Hạn chế đồ ngọt

237

78,5

Chải răng thường xuyên

279

92,4

Khám răng thường xuyên

201

66,6

Nguyên nhân của viêm lợi







Chải răng không đúng cách

231

76,5

Thiếu dinh dưỡng

106

35,1

Cách ngăn ngừa viêm lợi







Chải răng và súc miệng sau ăn

267

88,4

Lấy cao răng định kì

114

37,7

Thói quen nào khiến răng bé bị lệch lạc







Mút ngón tay

129

42,7

Đẩy lưỡi

219

72,5

Thở miệng

60

19,9

Răng khấp khểnh không đều có thể sắp xếp lại đúng vị trí

186

61,6

Các câu trả lời đúng của phụ huynh chủ yếu là các kiến thức về vai trò của Flour trong kem đánh răng (90,7%), nguyên nhân sâu răng do socola (80,1%), các loại bánh (87,4%) và cách ngăn ngừa sâu răng bằng cách chải răng thường xuyên (92,4%).

Tỷ lệ phụ huynh có câu trả lời đúng về nguyên nhân viêm lợi do thiếu dinh dưỡng (35,1%) và cách ngăn ngừa viêm lợi bằng cách lấy cao răng (37,7%) còn thấp.

Chỉ có 19,9% phụ huynh trả lời đúng về nguyên nhân gây lệch lạc lạc răng ở trẻ do thói quen thở miệng.



Bảng 2: Tỷ lệ % về thái độ chăm sóc răng miệng cho trẻ của phụ huynh


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt nhất nên bắt đầu khi







Sơ sinh

95

31,5

Bắt đầu mọc răng sữa

193

63,9

Bắt đầu mọc răng vĩnh viễn

9

3,0

Không biết

5

1,7

Đưa trẻ đi khám răng thường xuyên là cần thiết







Đồng ý

265

87,7

Không chắc chắn

31

10,3

Không đồng ý

6

2,0

Việc đánh răng hàng ngày của bé nên được thực hiện bởi người lớn







Đồng ý

259

85,8

Không chắc chắn

20

6,6

Không đồng ý

23

7,6

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sau mỗi bữa ăn là cần thiết







Đồng ý

280

92,7

Không chắc chắn

19

6,3

Không đồng ý

3

1,0

Răng sữa không cần chăm sóc cẩn thận vì nó sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn







Đồng ý

30

9,9

Không chắc chắn

45

14,9

Không đồng ý

227

75,2

Răng sữa khỏe mạnh là rất cần thiết cho trẻ nhai thức ăn được tốt







Đồng ý

285

94,4

Không chắc chắn

14

4,6

Không đồng ý

3

1,0

Tỷ lệ phụ huynh có câu trả lời đúng về thái độ chăm sóc răng miệng cho trả tương đối cao. Đưa trẻ đi khám răng miệng thường xuyên là 87,7%, vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn đạt 92,7%, răng sữa khỏe mạnh cần thiết cho việc ăn nhai của trẻ là 94,4%.



Bảng 3: Tỷ lệ % về thực hành chăm sóc răng miệng của phụ huynh


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Bé được đưa đi khám răng khi







Chỉ khi răng có vấn đề

165

54,6

Định kỳ 6 tháng một lần

31

10,3

Định kỳ 1 năm một lần

28

9,3

Không theo định kỳ

78

25,8

Khi nào anh chị bắt đầu vệ sinh răng cho bé







Sau khi răng sữa đầu tiên mọc

95

31,5

Sau khi mọc được vài răng sữa

79

26,2

Sau khi tất cả các răng sữa đã mọc

70

23,2

Không nhớ

58

19,2

Anh/ chị có dùng kem chải răng có F cho bé không









204

67,5

Không

98

32,5

Tần suất bé chải răng







1 lần/ ngày

95

31,5

≥ 2 lần/ ngày

164

54,3

Không thường xuyên

27

8,9

Không chải

16

5,3

Súc miệng sau khi ăn









246

81,5

Không

20

6,6

Thỉnh thoảng

36

11,9

Cho bé ăn trước khi ngủ mà không chải răng







Thường xuyên

24

7,9

Không thường xuyên

154

51,0

Không bao giờ

124

41,1

Cho bé dùng chỉ tơ nha khoa







Dùng hàng ngày

15

5,0

Không thường xuyên

42

13,9

Chưa dùng

245

81,1

Bé được ru ngủ bằng bú bình









79

26,2

Không

223

73,8

Bé bú bình bằng sữa bột









121

40,1

Không

181

55,9

Bữa ăn muộn nhất cách lúc đi ngủ buổi đêm







Không

57

18,9

< 30 phút

34

11,3

30 – 60 phút

78

25,8

1 – 2 giờ

77

25,5

>2 giờ

56

18,5

Bé có được nhá cơm không







Không

174

57,6



128

42,4

Phụ huynh trả lời đúng về thực hành chăm sóc răng miệng cho trẻ chiếm tỷ lệ thấp. Bé được đưa đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần chiếm 10,3%, vệ sinh răng miệng ngay khi răng sữa đầu tiên mọc chiếm 31,5%, chải răng cho bé ≥ 2 lần/ ngày đạt 54,3 %. Vẫn còn tỷ lệ cao các phụ huynh nhá cơm cho trẻ, chiếm 42,4 %.

4. BÀN LUẬN

Thực trạng về kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng của phụ huynh.



Tỷ lệ cao có kiến thức về vai trò của Fluor trong kem đánh răng (90,7%). Điều này tương đồng với nghiên cứu của Romajian, Kamolmatyakul và Saiong[3][5]. Phần lớn phụ huynh (81,8%) biết được sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ, điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác[5].

Các phụ huynh cũng có kiến thức về các dạng đường khác nhau có khả năng gây sâu răng, tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa có kiến thức về việc nước uống có ga có thể gây sâu răng (42,4%).



Ngoài ra, số phụ huynh có kiến thức đúng về số lượng răng sữa, nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm lợi, lệch lạc khớp cắn vẫn còn thấp. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Rajesh, Romajain[3][5].

Qua những kết quả trên, chúng ta thấy rằng cần tổ chức nhiều và hiệu quả hơn nữa các chương trình giáo dục về chăm sóc răng miệng cho trẻ tới các bậc phụ huynh.

Thực trạng về thái độ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ của phụ huynh.

Tỷ lệ phụ huynh có câu trả lời đúng về thái độ chăm sóc răng miệng cho trả tương đối cao. Đưa trẻ đi khám răng miệng thường xuyên là 87,7%, vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn đạt 92,7%, răng sữa khỏe mạnh cần thiết cho việc ăn nhai của trẻ là 94,4%. Điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác. Qua đây chỉ ra rằng hầu như các phụ huynh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng, giúp trẻ có được hàm rang khỏe mạnh .

Thực trạng về thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ của phụ huynh

Mặc dù có 87% phụ huynh cho rằng trẻ cần được đưa đi khám răng thường xuyên nhưng chỉ có 10,3 % phụ huynh cho trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu khác. Giải thích cho điều này, việc đưa trẻ đi khám răng thường xuyên có thể vấp phải những rào cản như thời gian, kinh tế, sự sợ hãi của trẻ,…

Vẫn có tới 40,1 % trẻ được bú bình bằng sữa bột , 42,4 % phụ huynh vẫn giữa thói quen cho ăn không đúng là nhá cơm cho trẻ. Điều này có thể giải thích cho hiện tượng tỷ lệ sâu răng, đặc biệt là sâu răng sớm ở trẻ ngày càng tăng trong những năm gần đây.

5. KẾT LUẬN

Phần lớn phụ huynh có kiến thức và thái độ tốt về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ.Tuy nhiên, tỷ lệ phụ huynh có kiến thức về nguyên nhân và cách ngăn ngừa viêm lợi, nguyên nhân gây lệch lạc răng ở trẻ còn thấp.

Tỷ lệ phụ huynh thực hành tốt về việc chăm sóc răng miệng cho trẻ chưa cao, chứng tỏ khoảng cách khá xa giữa việc có kiến thức, thái độ tốt với việc áp dụng và làm đúng.

Nghiên cứu chỉ thực hiện trên một cỡ mẫu nhỏ (302) nên chưa thể phản ánh đúng hoàn toàn vè kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng của các bậc phụ huynh. Do đó, cần tiếp tuch thực hiện những nghiên cứu với quy mô rộng, cỡ mẫu lớn hơn và tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau để có được kết quả chính xác, toàn diện. Từ đó có chiến lược hiệu quả để giáo dục giúp phụ huynh có kiến thức, thái độ tốt nhất với vấn đề sức khỏe răng miệng của trẻ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Ngọc Nghĩa (2013). “ Thực trạng kiến thức – thái độ - thực hành của học sinh người Mông tỉnh Yên Bái” Tạp chí khoa học và công nghệ 115(01): 163 – 168.

2. Moulana SA, Yashoda R. “Knowledge, attitude and practice towards primary dentition among the mothers of 3 – 5 years old preschool children in Bangalore city”. J Indian Association Public health Dent 2012, 19: 83 – 92.

3. Kamolmatyakyl S, Saiong S. “Oral health knowledge, attitude and pratices of parents attending Prince of Songkla University Dental Hospital”. IntJ Health Promot Educ 2007; 45: 111 – 3.

4. Rajesh G, Prasad KV. “ Effect of various methods of oral health education on oral knowledge in Gadag town – A randomized control trial”. J Indian Association Public Health Dent 2008; 11: 41 – 5.

5. Romajian, Kunal Oswal. “ Knowledge, attitude and practice of mothers towards their children’s oral health: A questionnaire survey among subpopulation in Mumbai (India)”. Journal of Dental Research and Scientific Development (2014/ Vol 1/ Issue 2).

KNOWLEDGE, ATTITUDE , ORAL HEALTH CARE PRACTICE FOR CHILDREN UNDER 5 YEARS AT KINDERGARTEN 19.5 IN THAI NGUYEN CITY

By MD.Vu Thi Ha, Ph.D. Le Thi Thu Hang

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objective: To assess the knowledge, attitude and practices of parents toward under - 5 children’s oral health care in Kindergarten 19.5 in Thai Nguyen city.

Method: A cross – sectional descriptive survey was conducted in 302 parents of under - 5 children in Kindergarten 19.5 in Thai Nguyen city.Data were collected through an interview, using a structure questionnaire. Results: Most parents had a good knowledge of tooth decay. However, the proportion of parents had the right answers about the cause of gingivitis due to malnutrition (35.1%) and how to prevent gingivitis by removing calculus (37.7%) was low. Only 19.9% of parents answered correctly about the causes of deviant and lost teeth in children due to oral breathing habits. Most parents had the right attitude about oral health care for children. The proportion of parents to practice proper oral care was still low, many parents still maintained habits to chew rice carefully. for children (42, 4%).

Conclusion: Most parents had a good knowledge and attitudes about oral health care for their childre. However, the rate of parents with knowledge about the causes and ways to prevent gingivitis, causes of distortions in the teeth children was bstill low. The proportion of parents practising a good dental care for children was not high, it indicate to have a gap between a good knowledge, attitude and a correct practice

Keywords: Knowledge, attitude, practices, oral health, parents, children under 5 years.

NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI CON SO TẠI KHOA SẢN

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN TRONG 6 THÁNG NĂM 2015

Hoàng Thị Ngọc Trâm



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: xác định tỉ lệ mổ lấy thai con so tại Khoa Sản BVĐKTƯTN trong 6 tháng năm 2015 và phân nhóm mổ lấy thai theo chỉ định với các thai phụ con so.

Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang ở những sản phụ MLT con so có thời gian mổ từ ngày 01/03/2015 đến hết 31/08/2015 tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa trung ương Thái nguyên với phương pháp chọn mẫu thuận tiện có chủ đích.



Kết quả: Trong tổng số 1863 sản phụ vào đẻ tại khoa Sản BVĐKTƯTN trong 6 tháng từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2015 có 778 trường hợp sản phụ đẻ con so, trong đó có 360 trường sản phụ con so có chỉ định mổ lấy thai chiếm 46,27% trong tổng số đẻ con so. Chỉ định mổ vì bất tương xứng thai và khung chậu chiếm 48,14% trong tổng số chỉ định MLT do đường sinh dục, có 211 trường hợp chỉ định MLT nguyên nhân do thai trong đó chỉ định MLT vì thai to chiếm 87 trường hợp, thai suy 60 trường hợp, chỉ định MLT do nguyên nhân thiểu ối chiếm 52,02% trong nhóm chỉ định MLT do phần phụ của thai.

Kết luận: Tỉ lệ MLT con so chiếm 46,27% trong tổng số đẻ con so tại khoa Sản BVĐKTƯTN từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2015. Tỉ lệ MLT do bất tương xứng thai và khung chậu, do thiểu ối, thai to, thai suy chiếm tỉ lệ cao.



Từ khóa: Mổ lấy thai, tiền sử sản khoa nặng nề.
1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Thai nghén và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ nhằm duy trì nòi giống con người. Đối với nhiều phụ nữ, quá trình mang thai và sinh đẻ có không ít khó khăn cũng như những lo lắng, nhất là ở lần đẻ đầu tiên. Xã hội ngày một văn minh, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, mỗi gia đình thường chỉ đẻ một đến hai con nên người ta càng quan tâm đến sức khoẻ và thai nghén của mình. Họ muốn “mẹ tròn con vuông”, lại có quan niệm cho rằng “MLT thì con thông minh hơn”, sợ đẻ bị đau, một số trường hợp xin mổ theo yêu cầu để chọn ngày chọn giờ và “sản phụ cho rằng họ có quyền được lựa chọn cách đẻ theo ý muốn”.Trước những sức ép tâm lý đó người thầy thuốc sản khoa có thể sẽ bị động đi tới quyết định MLT. Điều đó khiến cho tỉ lệ MLT đang có xu hướng ngày càng tăng mạnh.

Trong những năm gần đây, việc xử trí đối với sản phụ con so đang được các nhà sản khoa quan tâm, vì cách xử trí ở sản phụ con so góp phần không nhỏ tới quyết định xử trí ở lần đẻ sau của sản phụ. Nếu tỷ lệ MLT con so tăng lên có thể làm ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng như các chi phí khác. Do đó kiểm soát và đưa ra những chỉ định MLT hợp lí đặc biệt là ở những thai phụ con so là việc vô cùng cần thiết góp phần làm giảm tỉ lệ MLT nói chung và tỉ lệ MLT ở những người đã có sẹo cũ ở tử cung cho những lần đẻ sau.

Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:"Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai con so tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 6 tháng năm 2015" với mục tiêu nghiên cứu là:

1 . Xác định tỉ lệ mổ lấy thai con so tại Khoa Sản BVĐKTƯTN trong 6 tháng năm 2015.

2. Phân nhóm mổ lấy thai theo chỉ định với các thai phụ con so.

2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng: Tất cả các thai phụ đẻ con so và hồ sơ được chỉ định MLT tại Khoa Sản BVĐKTƯTN từ ngày 01/03/2015 đến hết 31/08/2015. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Hồ sơ sản phụ MLT con so (chưa đẻ lần nào) ở tại khoa Sản trong thời gian nghiên cứu. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Phụ sản BVĐKTƯTN từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2015.

2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, phương pháp chọn mẫu thuận tiện có chủ đích.

Biến số và tiêu chuẩn: Tuổi sản phụ, Nghề nghiệp, Các chỉ định mổ lấy thai, thời điểm mổ lấy thai, Chỉ định mổ lấy thai.



2.3. Quản lí và xử lí số liệu: Số liệu được nhập và quản lí bằng phần mềm excel và SPSS 16.0, sử dụng độ tin cậy α là 95% trong các phép phân tích để đánh giá kết quả tin cậy.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 5.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương