ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.81 Mb.
trang17/18
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.81 Mb.
#12948
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18
.

32 Bộ đội thường dặn nhau lấy điểm liên lạc tại nhà ông già có đống rơm to, nên quen gọi ông Nguyễn Hinh là “Ông già đống rơm”

33 Công việc cần kíp lúc bấy giờ, do Hồ Chủ tịch đề ra hồi tháng 10-1946.

34 XYZ là bút danh của Hồ Chủ Tịch

35 Làm cho bọn tề suy yếu không hoạt động được

36 - Đến cuối năm 1949, đồng chí Trần Như Khuôn được điều về tỉnh, đồng chí Tiềm đi học, đồng chí Nguyễn Tế Nhị quyền Bí thư, đồng chí Võ Khánh Tồn làm Phó bí thư Huyện ủy.

37 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm các đồng chí: Nguyễn Tế Nhị, Lê Khả, Lâm Thị Xuân Mai, Võ Khánh Tồn, Nguyễn Thanh Nhàn, Lâm Chí Xuân, Huỳnh Hà, Nguyễn Hưng Nhơn, Huỳnh Văn Cứ, Trần Huyền Kiều, Nguyễn Ngô, Hồ Viết Hách, Nguyễn Ngọc Cao, Nguyễn Ngọc Chước, Bùi Hoán, Vũ Hoàng Chính…

38 - Năm 1957, Võ Xuân Viên đầu hàng giặc, đánh phá phong trào, gây tổn thất lớn cho cách mạng.

39- Ông Phan Viên hy sinh vào cuối năm 1950.

40 Sau cách mạng tháng Tám, tỉnh cử một số cán bộ đi học ở Hà Nội, trong số đó có đồng chí Huỳnh Thiên Lộc học lớp quân sự đầu tiên, sau này về mở lớp đào tạo cán bộ quân sự cho tỉnh cũng như ở Hàm Thuận.

41 Các đồng chí Huyện đội trưởng của Hàm Thuận trong 9 năm kháng chiến: Huỳnh Ngọc Phương (1947-1948), Vũ Hoàng Chính (1949-1950), Phan Văn Võ (6/1950), Nguyễn Hữu Thân (1950-1953), Phan Văn Hược (1953-1954).

42 Sau năm 1954, ông Phước làm tề cho địch ở Phú Long

43 -Tam Minh gồm 3 xã: Minh Quang, Minh Cảnh, Minh Thành là nơi nối liền giữa Phan Thiết, Hàm Thuận và Hàm Tân, có biển, bưng, rừng, núi, địa thế hiểm trở thuận lợi cho lực lượng kháng chiến đứng chân. Khi giặc Pháp tái chiếm Bình Thuận, dân ở Hàm Thuận, Hàm Tân, Phan Thiết, phần đông là từ Tú Luông đến Khe Gà vào đây lập thôn kháng chiến, rào làng chiến đấu, bố phòng cẩn mật. Đây là vùng căn cứ kháng chiến, là kho nhân tài vật lực cho tỉnh. Các lực lượng Dân Quân Chính của tỉnh thường về đây mở lớp huấn luyện, chỉnh quân v.v... Đồng bào vừa làm biển, vừa làm nông bám trụ kiên cường. Đến cuối năm 1949, Hàm Thuận giao xã Minh Thành cho huyện Hàm Tân.

44- Gia đình chị Sáu Cái có ba anh em đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, hai anh của chị là Phương và Mọi. Con ông Phương tiếp tục nối gót cha và đã hy sinh trong kháng chiến Chống Mỹ.


45 - Thời kỳ đánh Mỹ còn có tên là Nguyễn Văn Đảng.

46- Cánh đồng “Ba Thôn” gồm 3 thôn của 3 xã: Tân Đồng (Hàm Nhơn), Chính Hiệp (Hàm Chính), Thắng Lợi (Hàm Thắng).

47 Một xe lúa tương đương khoảng 700 kg.

48 - 6 trường văn hóa của Tỉnh đều nằm trên địa bàn Hàm Thuận:

- Trường trung tiểu học (Trường 15) ở xã Minh Thành (1948-1950) do thầy Hoàng An (Nguyễn Sơn) làm Hiệu trưởng.

- Trường tiểu học (trường 5) ở xã Minh Cảnh (1948 -1951), do thầy Nguyễn Ngọc Trác (10 Hạp) làm Hiệu trưởng.

- Trường Văn Chính, ở xã Hồng Lâm (1951- 1952) do thầy Hoàng An làm Hiệu trưởng.

- Trường Trung Bình ở Dân Thạnh (xã Hồng Sơn) (1949-1952) do thầy Nguyễn Phúc Dưỡng làm Hiệu trưởng.

- Trường Gò Đình ở xã Tân Thuận (1951-1952), do thầyLê Cự Nhiếp làm Hiệu trưởng.

- Trường bổ túc Công nông tỉnh ở Bàu Nổi xã Hồng Hải, (năm 1951) do thầy Tam Tứ làm Hiệu trưởng.

49 Trong đợt tổng động viên nhân tài phục vụ chiến dịch Đông Xuân 1950-1951, toàn huyện đã đóng góp 48/86 ngày công đi phục vụ chiến trường.

50 - BTN là Bình Thuận Nord tức là Bắc Bình Thuận.

51- Nhân dân Tam Giác có câu: “Thất nhật tam bố, tam nhật nhất đại bố” (Bảy ngày có 1 trận càn, ba ngày có 1 trận càn lớn). Đồng bào Hàm Trí, Dân Thạnh phải dựng chòi trong râm tre, râm tối, suối sâu nên việc sinh hoạt trong rừng vô cùng khó khổ.

52 - Quách Thừa Tự xuống Hàm Phú; Trần Huy Liệu, Võ Hoà Tương, Nguyễn Văn Lâu xuống Hồng Sơn; Đào Ngọc Thanh về Hàm Nhơn; Lê Trung Thu về Hàm Đức; Trần Văn Hỷ xuống Hàm Trí; Lương Văn Bổn lên Hàm Cần; Lê Hào và Đào Kiểm về Hàm Thắng; Từ Quang Tuyên về xã Hồng Liêm; Ngô Minh Thường về xã Hàm Chính; Nguyễn Thanh Hùng về xã Hàm Liêm; 2 đồng chí Ánh và Đức về xã Hàm Đức; Nguyễn Viết Năng về xã Hàm Kiệm; đồng chí Phòng về xã Hàm Cường.

53 Đến giữa năm 1954, ta giải phóng phía nam Lương Sơn, lập thêm xã thứ 12 là Hồng Tân.

54- Đồng chí Lê Thanh Hải, trong thời ký chống Mỹ làm Bí thư Huyện ủy Lê Hồng Phong, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, hy sinh tháng 5 năm 1964 tại Lê Hồng Phong.

55 - Một gánh nuớc chứa khoảng 20 lít. Thời kỳ này cán bộ khi đi lấy nước thường dùng ống tre lồ ô đựng nước để gánh.

56 - Hơ lửa, hơ nắng cho đổ mồ hôi rồi dùng khăn lau sạch.


57 - Là chiếc hầm đào sâu xuống cát, dùng cây, lá gác kín, đổ cát lên có ngách thông hơi, chống cháy và pháo giặc.

58 - Dùng ống tre chứa mảnh chai, sắt vụn, được bịt kín bằng chai mống, có hạt nổ.

59- Nhà đất làm bằng khung tre, dùng đất nhồi với rơm trét dày từ vách đến mái, vách đắp đất dày chống được đạn súng trường, địch không đốt cháy được.

60 - Địch đánh ác liệt quá, một bộ phận dân cư phải dạt lên sườn núi. Từ đó đồng bào Tam Giác đã tặng nơi đây một tên địa danh khá dí dỏm là xã “Hàm Suờn”

61 Sau năm 1950 xã Dân Tiến thành xã Hàm Thắng.

62- Phú Hài có 709 hội viên và 1.653 quần chúng cơ sở; Mũi Né có 813 hội viên và 600 quần chúng cơ sở. Kim Ngọc có 429 hội viên và 980 quần chúng cơ sở. Xóm Lụa có 127 hội viên và 1.352 quần chúng cơ sở; Tầm Hưng có 49 hội viên và 525 quần chúng cơ sở; Bình Lâm có 321 hội viên và 3.779 quần chúng cơ sở; Mương Mán có 214 hội viên và 781 quần chúng cơ sở; Phú Hội có 350 hội viên và 436 quần chúng cơ sở; Cứ điểm Ma Lâm có 395 hội viên và 700 quần chúng cơ sở…

63 - Tỉn làm bằng đất nung chín, miệng và đáy nhỏ, có dung tích khoảng 3 lít dùng để chứa nước mắm.

64 - Về sau bộ đội đưa hình ảnh về chiến công ấy lên sân khấu, với tiết mục “Điệu múa rà mìn”, người xem vừa thích thú vừa tự hào. Bộ đội ta còn gọi là Trận phục kích “độn thổ”.

65 Sau đó, ông Tám Tiên được bộ đội tặng một chiếc mền làm kỷ niệm.

66- “Trích thơ của Trương Văn Nghĩa (Nghĩa Cá Mòi).

67 Chụp là cách đào khoai mài mọc hoang trong rừng núi.

68 Trích từ các bài thơ “Gửi anh Hai, Gửi em Hai”, của tác giả Trương Văn Nghĩa.

69 Bằng chiến thuật đặc công, sau hơn 30 phút chiến đấu, ta đã diệt gọn đồn Sông Quao, bắt và diệt hơn 1 đại đội địch, thu 150 súng các loại. Trong giờ xung trận, đồng chí Huy Sô thổi kèn bản nhạc”Xung kích tiểu khúc” do chính mình sáng tác. Trận đánh vừa kết thúc, đồng chí Trương Quang Mỹ sáng tác bài chòi “Chiến thắng Sông Quao” được đơn vị Xung Kích cho in li tô trên 1.000 bản.

70 Trích từ “Nhật ký chiến trường” của Đại đội A.

71 - Ta thu một khẩu pháo 94 m.m, 3 súng cối, 3 đại liên, 19 trung liên, 400 lựu đạn, 1.000 đạn pháo, 45 ngàn viên đạn các loại và nhiều quân trang quân dụng. Chính vũ khí này được sử dụng phối hợp cho chiến dịch Điện Biên phủ.

72 Trong trận càn này có 8 tiểu đoàn Âu Phi từ Nà Sản vào, đồng bào Hàm Thuận quen gọi đây là trận càn “Nà Sản” hoặc “Na-Va”. Nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội, du kích, dân quân nên trong 2 ngày (15-16/6) có 1 người dân ở Tam Giác bị địch sát hại.

73 - Số lượng đảng viên ở các xã vùng sâu hồi ấy được phân bổ như sau: Hàm Nghĩa có 39, Kim Ngọc có 60, Thắng Lợi có 67, Tiến Thành có 36, Hàm Hòa có 43, Hàm Phong có 76 đồng chí.

74 Còn hai đồng chí Nguyễn Thái Nhự và Trương Văn Ly, đến năm 1956, được Quốc hội phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang..

75 - Khoảng tháng 9 năm 1954, đồng chí Trần Lê chủ trì cuộc hôi nghị Tỉnh ủy lần thứ I ở Xóm Rẫy (Tân Thuận) thống nhất 3 nội dung: Giới thiệu Ban chấp hành Tỉnh ủy mới; chuyển hướng hoạt động; xây dựng cơ sở đấu tranh đòi hiệp thương; phân công các đồng chí phụ trách các huyện: đồng chí Nguyễn Quế phụ trách Hàm Thuận, đồng chí Lê Thanh Hải phụ trách Lê Hồng Phong.

76 - Lê Thanh Cảnh quê ở Tân Thuận (Hàm Tân), là tiểu đội trưởng của ta trong kháng Pháp. Sau khi ta chuyển quân đi tập kết (1954), y phản bội về làm thư ký riêng cho tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận Thái Quang Hoàng. Cảnh đóng lon trung úy mang tên mới là Thái Tam Canh. Sau vào Sài Gòn có tên là Lê Phương Chi.

77Đồng chí Quang lo văn phòng, Trần Văn Dũng lo in ấn, Nguyễn Thanh Tâm phụ trách đường dây liên lạc; đồng chí Thái (Ly) làm cơ yếu điện đài và y tá

78 Khoảng đầu năm 1956, địch bỏ Phủ lập Quận.

79 “Đầu thú” là đầu hàng, thú nhận mọi hoạt động của mình cho địch biết. Dân ta còn ám chỉ: người mang lòng lang, dạ thú.

80 Các anh tham gia diệt tên Tròn, sau đó bị địch bắt: Lê Văn Xưa, Nguyễn Văn Năm, Đặng Văn Lầu, Đặng Văn Đài, Đặng Thanh Tòng, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Nuôi, Huỳnh Đông Pha..

81 Khoảng tháng 5/1955, Tỉnh ủy Bình Thuận mở hội nghị lần 2 ở Núi Ông, đề ra các nhiệm vụ: Phân ranh giới chỉnh đốn bộ máy phù hợp theo địa bàn hành chánh của địch. Phân công các Ban chấp hành Huyện uỷ lâm thời. Thực hiện phương châm đấu tranh chính trị, mở lớp tập huấn cán bộ. Chuẩn bị kế hoạch đấu tranh đòi Hiệp thương. Mở rộng công tác Mặt trận, tranh thủ nhân sĩ trí thức, phát triển tổ chức Đoàn Thanh niên lao động

82 Trong bản kiến nghị của xã Hàm Thắng, có 28 đại biểu của đồng bào Thiên Chúa giáo

83 Áo dài đen, khăn đóng.

84 Phiếu bầu nền trắng, in hình Diệm màu đỏ, hình Đại màu xanh, bỏ giỏ là xé bỏ vào giỏ rác, bỏ bì là bỏ phiếu bầu vào thùng phiếu.

85 4 tiêu chuẩn:

1. Tinh thần phục vụ công tác tố cộng;

2. Đạo đức cách mạng;

3. Lập trường quốc gia vững chắc;

4. Kết quả và tính cách quan trọng của công tác đã thi hành.

86 Hiện nay mộ đồng chí Châu vẫn còn ở động Bà Hòe xã Hàm Đức

87 Mở liên tiếp nhiều lớp, ngăn cách, bí mật; có khoảng 100 cán bộ theo học. Giảng viên có đồng chí Nguyễn Đình Huề và Tiếu Nghi do tỉnh cử xuống.

88 Ngày 30 tháng 4 năm 1957, con tàu số 402 của địch chở 131 cán bộ của Bình Thuận đi đày Côn Đảo chuyến đầu tiên. Trong đó 2 huyện Hàm Thuận và Lê Hồng Phong có 57 nam và 1 nữ.

89 Nội dung tố cộng: cưỡng bức đầu thú, phát động thi đua tố cộng, kể tội ác của Việt Minh, thấm nhuần lập trường đường lối quốc gia, học Hiến Pháp Nước Việt Nam Cộng Hòa... Nội dung bản đầu thú: Nói xấu Việt Minh, Cộng sản, thừa nhận quốc gia là chính nghĩa, cam kết thực hiện đường lối quốc gia

90 Các đường cộng đồng nguy hiểm gồm: Phú Long –Bàu Thiêu, Gộp –Bàu Thiêu, Bàu Me –Bàu Tàng -Triền, Bàu Ốc –Bàu Trắng –Lương sơn, Mương Mán- Suối Chính, Phú Thọ -Bưng Bí, Bình An –Tân Nông, Phú Hội –Mương Mán, Ruộng Vỡ - Bàu Muống, Mương Mán – Cà Gằng – Búng Tròn và nhiều đường vành đai bao quanh Phan Thiết.

91 Trần Soạn, Nguyễn Quế, Nguyễn Tế Nhị.

92 Các ông dự họp như: Hai Chước, Ba Giác, Năm Bá, Hai Khai, Tư Dư, Lộc, Thử.

93 5 đồng chí cán bộ miền A gồm: Võ Khánh Tồn, Nguyễn Văn Nhâm, Vũ Đức, Lượng, Cang.

94 Mãi đến cuối năm 1959, tại núi Một Giếng Thum (Hàm Chính), tình cờ chứng kiến đồng chí Nguyễn Thanh Tâm vẫn không dám nổ súng khi bị 2 tên mật thám của địch đuổi theo để bắt sống. Đồng chí Nguyễn Văn Bốn giương súng ra lệnh cho địch dừng lại, giơ tay lên để giải thoát cho đồng đội.

95 Ở Hàm Thuận chúng gom dân như sau:

+ Hàm Phú, gom vào khu Rừng Hầm – Suối Tre;

+ Hàm Chính, chúng lập Khu I Bình Lâm, Khu chung cư Mỹ Thạnh;

+ Hàm Liêm, chúng gom dân về Tân Nông, Bà Đội, Phú Thọ;

+ Đại Nẫm, chúng lập ấp Đại Lộc (Bàu Sẻ)

+ Phú Hội, chúng gom dân về ấp Phú Xuân (Bàu Da)

+ Hàm Mỹ, lập ấp Phú Phong A, Hàm Thạnh, gom dân về Suối Thị lập ấp Đại Thành, lập khu chung cư Ruộng Vỡ; Hàm Kiệm lập ấp Phú Lộc, Phú Thọ; Hàm Minh lập ấp Kim Bình. Ở Hàm Cần chúng gom dân về lập ấp Cỏ Mồm; Đăng Gia, gom dân về Dầu Gâm lập ấp Đăng Gia.

96 - Tên Hồng Đức trong kháng Pháp là cán bộ Tuyên huấn của Liên khu 5, sau đó liên can vào vụ gián điệp ở nhà thờ Kim Chua bị ta bắt cải tạo. Năm 1954 y chạy vô Bình Thuận làm tay sai đắc lực cho địch.

97 Chị Lê Thị Hiền là vợ của đồng chí Nguyễn Tương, đại biểu Quốc hội năm 1946.

98 Khu vực nhà máy đèn ngày nay.

99 Phan Thị Thuận giữ vững đảng tịch từ năm 1948 cho đến lúc hy sinh năm 1972.

100 Bồng là cái bao vải có dây mang; cán bộ ta hồi ấy sử dụng làm ba lô để mang hành lý.

101 Đồng chí Đào Ngọc Trác bị người chú họ là Đào Ngọc Đực báo cho địch phục bắt tại nhà của Đực ở Xóm Chồi, xã Hàm Liêm.

102 - Hồi ấy các đồng chí ta bắt liên lạc nhau phải dùng tiếng chim cú kêu, con nai bép, chỉ thòi kỳ bí mật.

103 - Đồng chí Nguyễn Văn Nhâm (Tám Nhâm) đi liên lạc, để ba lô dưới đất leo lên cây cao định hướng, lúc trụt xuống đi luôn. Khi nhớ chiếc ba lô, quay lại tìm không được. Anh em đặt cho cái tên đáng nhớ: “Tám Ba Lô”

104 - Dùng hai cây tre có mắt, đạp chân lên, hai tay nắm đầu hai cây tre bước đi.

105 - Móc võng có tác dụng ngăn nước mưa chảy xuống từ đầu võng. Từ sau năm 1965, các chiến sĩ sử dụng xác máy bay làm móc võng vừa chắc lại vừa đẹp.

106 - Tắm nắng, tắm lửa: phơi nắng, hơ lửa cho ra mồ hôi rồi kỳ cọ cho sạch đất;

- Tắm sương: lấy khăn thấm sương ướt rồi lau vào người;

- Tắm rung cây: rung cây cho sương hay nước mưa rơi xuống ướt người;

- Giặt nắng, giặt lửa: hơ cho quần áo khô, đập vào cây cho sạch bụi.

107 Ngày 09-5-1959, Quốc hội Sài Gòn thông qua đạo luật số 10, đặt Cộng sản ra ngòai pháp luật (ta quen gọi Luật 10/59).

108 –Tháng 5- 1959, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khoá III) đề ra nhiệm vụ cơ bản của Cách mạng miền Nam là : “Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc phong kiến, xây dựng chính quyền cách mạng của nhân dân”.

109 Trong trận này ta diệt Thiếu úy Tơ, trung sĩ Cán và Lê Năm, thu vũ khí, bắt ác ôn, làm chủ trận địa giữa ban ngày. Ta mở míttinh vận động thanh niên thoát ly, địch ở gần đó không dám chi viện; địch ở Bàu Thiêu và mảng Quốc lộ 1 đều rúng động.

110 Truyền đơn được ký tên: “Những người kháng chiến cũ”

111 Ủy ban nhân dân tự quản đầu tiên của xã Hàm Thạnh gồm các ông: Nguyễn Đây, Bùi Kén, Nguyễn Bồi, Khánh, Chút.

112 Báo cáo số 59/D3/3/12/1965 của Tiểu khu Bình Thuận.

113 Báo cáo số 59/D3/3-12-1965 của tiểu khu Bình Thuận.

114 Trong tài liệu này dùng từ Thuận Phong để chỉ nam Lê Hồng Phong và Miền Đông Hàm Thuận, tuy từng lúc có tên Miền A, Đông Hải

115 Tháng 8- 1961 lực lượng tỉnh đánh đồn Gia Bát, đồn Cỏ Mồm rút về Ma Lâm. Tháng 10-1961 ta giải phóng Cỏ Mồm, dân bung về Hàm Cần, Đăng Gia, số còn lại địch dồn về Ku Kê. Cuối năm 1961, bộ đội Hàm Thuận phá Ku Kê; địch gom số dân này về Ma Lâm lập ấp Sông Trao.

116 Huyện Thuận Tân thành lập năm 1961, gồm các xã phía Bắc Hàm Tân và các xã phía Nam Hàm Thuận, đến đầu năm 1964 giải thể.

117 Đồng chí Nguyễn Mấu làm Bí thư Huyện ủy huyện Thuận Tân, đồng chí Nguyễn Ninh làm Bí thư Ban cán sự Miền A.

118 Minh Chẩn chiến đấu ngoan cường, sau đó làm trợ lý đặc công huyện Hàm Thuận, bị địch đánh mìn hy sinh tại xã Hàm Thắng vào đêm 09/12/1970.

119 - Năm 1962, ta lập xã Hàm Tiến bao gồm phần đất của Trinh Tường (Phú Trinh) và Xuân Phong (Phong Nẫm ngày nay).

120 – Bị địch ép nhưng bà Nguyễn Thị Lâu, mẹ của đồng chí Huỳnh Lương Hổ không chấp nhận việc đi gọi con về hàng giặc. Đêm 21/11/1961, địch giết hết gia đình mẹ gồm 6 người, trong đó có em bé mới lên ba

121 - Rả tre là những cây tre gai còn cành để rào ấp chiến lược.

122 – Ngày 21 tháng 9 năm 1962, tòa án quân sự đặc biệt xử theo Luật 10/59, đưa 8 cán bộ, chiến sĩ của Hàm Thuận ra tòa tại Hội trường Diên Hồng (Câu lạc bộ Thanh thiếu niên Tỉnh ngày nay), kêu án tử hình 5 người, 1 người chung thân, 1 người 20 năm, 1 người 5 năm.

123 - Tại Ấp Bắc, xã Tân Phú, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, quân giải phóng đã đánh lui một trận càn lớn của địch, gây tiếng vang cả nước. Trận đánh kéo dài từ 5 giờ đến 17 giờ ngày 21/01/1963.

124 Một giạ lúa khoảng 7 kg; một xe lúa bằng 100 giạ.

125 Đ/c Nguyễn Công Lý, là tự vệ đỏ năm 1930, bị địch đàn áp hy sinh năm 1955. Năm 1962, đứa con gái út duy nhất của đồng chí Lý là Nguyễn Thị Hòa mới 15 tuổi cũng thoát ly vào đội công tác Xa Ra và hy sinh năm 17 tuổi.

126 Chiến công trên được Bộ tư lệnh Miền điện khen và sau đó xã Hàm Trí được tặng Huân chương chiến công hạng ba.

127 - Xe lửa một là xe quân sự bọc thép dày, trang bị vũ khí hiện đại, chuyên hộ tống mở đường, gây cho ta nhiều tổn thất.

128 Sau trận này, địch cay cú cho biệt kích phục trên cổng Trại Hương bắn đồng chí Lương Thái Nguyên, huyện đội trưởng Hàm Thuận hy sinh (ngày 30-10-1964), chúng cắt tai và mũi đồng chí Nguyên về lãnh thưởng.

129 Trong 34 tấn muối thu được có mồ hôi, xương máu của chiến sĩ, đồng bào nên từ ấy có tên địa danh là cây Sây Muối.

130- Theo tư liệu lịch sử xã Hàm Chính thì trận đánh này diễn ra vào ngày 05/6/1963.

131 Thông cáo ngày 24-9-1964 của Tiểu khu Bình Thuận đã nhận xét “Hiện nay toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa nói chung và lãnh thổ Bình Thuận nói riêng đang ở trong tình trạng cực kỳ nghiêm trọng. Sự chia rẽ nội bộ, sự phân hóa hàng ngũ đã đặt xứ sở trước một viễn cảnh rất đen tối”.

 - Báo cáo số 59/D3/3/12/1967/M của tiểu khu Bình Thuận.

132 - Báo cáo số 59/D3/3/12/1967/M của tiểu khu Bình Thuận.

133 Theo hồi ký của các đồng chí: Nguyễn Văn Bốn, Nguyễn Nhẫn, Ngô Nhạn.

134 Phú Bồ là trung đội trưởng trung đội 32 dân vệ Lương Sơn được phân công đóng giữ Bàu Ốc.

135 Chỉ đạo chung có các đồng chí: Chín Bền, Mười Lan, Sáu Ninh.
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương