ĐẢng cộng sản việt nam


IV- XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG



tải về 1.81 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.81 Mb.
#12948
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

IV- XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG:

Từ ngày 19 tháng 4 năm 1975 đến ngày 10 tháng 5 năm 1975, hai huyện Hàm Thuận và Thuận Phong thành lập xong chính quyền các xã với tên gọi là: Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời177, bên cạnh đó có các đoàn thể như: thanh niên, phụ nữ, nông dân.

Đến tháng 6 năm 1975, toàn huyện có 8.919 ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện với chính quyền cách mạng. Ta thu được 3.637 súng các loại và nhiều đạn dược, tài liệu khác.

Một nhiệm vụ cơ bản của chính quyền quân quản lúc bấy giờ là vận động nhân dân về đất cũ phục hóa khai hoang, khôi phục ổn định đời sống. Chợ, trường học, lưu thông, buôn bán cũng sớm được ổn định, hoạt động bình thường. Mạng lưới y tế từ xã đến huyện phát huy tác dụng, phát động dân tham gia vệ sinh phòng dịch.

Huyện Hàm Thuận thực hiện tốt Nghị quyết số 01 của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời, cấp đất cho dân. Có 6.318 hộ nhận 4.200 ha ruộng đất. Đồng bào hăng hái tăng gia sản xuất.

Trước khí thế chiến thắng, nhân dân hai huyện đã tự nguyện ủng hộ cách mạng 3 lượng vàng, 80 triệu đồng, 500 tấn lúa, 22 tấn muối, nhiều bò, heo và nhu yếu phẩm. Hơn 2.000 thanh niên nam, nữ thoát ly xây dựng chính quyền, quân đội.

Nhờ Hàm Thuận và Thuận Phong có thực lực bên ngoài và cơ sở, cốt cán bên trong nên sau ngày giải phóng việc tổ chức lực lượng, xây dựng chính quyền rất thuận lợi. Mặt khác nhân dân giác ngộ, ủng hộ nhiệt tình. Phong trào cách mạng những ngày đầu mới giải phóng của Huyện thật sự sôi nổi.




PHẦN KẾT LUẬN

Trãi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược đầy hy sinh gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, sống trong một đất nước thanh bình ngày hôm nay, chúng ta càng thấm thía, tự hào với những đóng góp lớn lao của biết bao công sức và máu xương của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Hàm Thuận.

Với địa thế hình vòng cung có vùng núi, đồi tiếp giáp biển Đông hình thành các khu căn cứ Tam Minh, Lê Hồng Phong; vùng Tam Giác, Miền Tây nối liền dựa lưng dãy Trường Sơn tạo thế “kiềng 3 chân” bao quanh quanh tỉnh lỵ Phan Thiết, nơi đầu não của địch ở tỉnh Bình Thuận để vây hiếp, tấn công địch, bảo đảm sự thông suốt tuyến hành lang chiến lược Bắc – Nam. Đồng thời trở thành hậu phương căn cứ của tỉnh, là nơi cung cấp nhân tài vật lực rất lớn cho tỉnh và quân khu. Các lực lượng kháng chiến của Ban cán sự Cực Nam, Khu 6, tỉnh Bình Thuận và thị xã Phan Thiết đều chọn Hàm Thuận làm địa bàn trọng điểm để bao vây, áp sát tiêu diệt địch. Vì vậy trong suốt cuộc chiến tranh, Hàm Thuận luôn bị ba thế bao vây của quân thù, trở thành chiến trường nóng bỏng, giằng co quyết liệt giữa ta và địch, đặc biệt là Tam Giác và Lê Hồng Phong là trọng điểm địch đánh phá ác liệt bằng tất cả mọi âm mưu, thủ đoạn dã man, tàn bạo nhất. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã tập trung sức xây dựng lực lượng hùng mạnh, huy động mọi phương tiện chiến tranh, thực hiện mọi thủ đoạn đàn áp, đánh phá nhằm chống đỡ, chia cắt sự liên hoàn của thế trận nhân dân du kích chiến tranh, hòng xoá trắng phong trào cách mạng. Thế nhưng Hàm Thuận không bị dồn, vẫn bám trụ, tấn công phá thế bao vây kềm kẹp của địch; phong trào vẫn vững vàng và phát triển đều khắp trong suốt cuộc kháng chiến.

Vốn có tinh thần yêu nước, căm thù các thế lực áp bức, cường quyền và kẻ thù xâm lược, trước năm 1930, nhân dân Hàm Thuận sớm tham gia mạnh mẽ vào các phong trào yêu nước tiêu biểu. Từ ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn, tham gia phong trào Cần Vương, phong trào Tỵ địa, Phong trào Duy Tân cho đến khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Nhân dân đã một lòng một dạ theo Đảng, theo cách mạng, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh vùng lên đấu tranh chống áp bức, xâm lược giành độc lập tự do.

Tinh thần bất khuất - kiên cường của Đảng bộ và quân dân Hàm Thuận được thể hiện xuyên suốt, toàn diện trong 45 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Khi Đảng CSVN ra đời, Hàm Thuận đã có những đảng viên cộng sản đầu tiên vào năm 1930, sau đó phát triển thành tổ đảng, chi bộ và hình thành Đảng bộ huyện vào tháng 12/1947. Kể từ đó, Hàm Thuận đã có sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ, tổ chức thực hiện các phong trào cách mạng. Suốt quá trình hình thành và phát triển, Đảng bộ Hàm Thuận đã tỏ rõ khả năng lãnh đạo, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trên nhiều lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, vận dụng đường lối của trên sát hợp vào điều kiện chiến trường cụ thể của huyện. Đảng bộ đã nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, lãnh đạo thực hiện và phát triển đường lối chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích; nâng dần các hình thức đấu tranh ngày thêm phong phú, đa dạng. Từ thực hiện tư tưởng tiến công địch, nắm quyền chủ động chiến trường, quyết đánh, dám đánh, ta đã sáng tạo ra nhiều cách đánh vừa tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, vừa bồi dưỡng lực lượng cho ta.

Quan điểm về bạo lực cách mạng được thực hiện ngay từ đầu cuộc kháng chiến. Khi quân Nhật rút lui tháng 12/1945, lãnh đạo phủ Hàm Thuận không dời cơ quan về Phan Thiết. Khi Pháp vừa tái chiếm Hàm Thuận, ta lập căn cứ ở Tùy Hòa, Tam Minh và lập thôn kháng chiến ở nhiều nơi, rồi chia khu hành chánh, xây dựng lực lượng vũ trang, kiên quyết trừ gian diệt tề, kịp thời phá thế kèm của địch. Các khu căn cứ Ô Rô, Lê Hồng Phong, Tam Minh, Tam Giác và Miền Tây không ngừng được củng cố và mở rộng. Trước những âm mưu, thủ đoạn mới của địch và tình hình thay đổi của chiến trường, ta đã kịp thời phân vùng, sắp xếp lực lượng, chuyển đổi tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, sát hợp tình hình như chia khu hành chính, phân vùng, phân mảng, hình thành Ban cán sự, xây dựng các đội vũ trang tuyên truyền...Từ bàn đạp Tam Giác, Miền Đông, quân dân Hàm Thuận nỗ lực xây dựng Tam Minh, Lê Hồng Phong, Miền Tây thành hậu phương vững chắc. Trong suốt cuộc kháng chiến, Hàm Thuận nhiều lần chuyển đổi nội dung, phương thức hoạt động sát hợp với tình hình, sử dụng có hiệu quả ba thứ quân và các hình thức đấu tranh: chính trị, quân sự và địch vận nên đã huy động sức mạnh tổng hợp, phát huy những nhân tố mới từ phong trào cách mạng quần chúng.

Hàm Thuận thể hiện rõ vai trò là con chim đầu đàn của tỉnh trên nhiều lĩnh vực, như: phong trào nhân dân du kích chiến tranh, chống càn, rào làng chiến đấu, đóng góp nhân tài vật lực, sản xuất, nuôi quân, diệt ác, phá kèm, bám trụ, giữ đất, giữ dân, giữ địa bàn, phá đường, cắt đứt giao thông địch, đi dân công. Hàm Thuận là địa bàn đầu tiên của tỉnh trong phong trào diệt ác, diệt xe tăng, máy bay, đánh bại chiến thuật thiết xa vận, trực thăng vận, xe nồi đồng, xe lửa một…của địch. Tại chiến trường này, Hàm Thuận luôn đứng vững và vươn lên, làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn, bẻ gãy nhiều chiến dịch, chiến thuật của địch, nhất là làm thất bại chiến lược càn quét, dồn dân, rào làng của giặc. Địch dồn dân vào khu tập trung, đồng bào lại bung ra nên địa bàn của chúng ngày càng bị thu hẹp. Chúng lúng túng, bị động trong việc co cụm án ngữ bằng cách lập thêm đồn bót, lấn đất, gom dân, chiếm giữ.

Bên cạnh ý thức tự lực vươn lên, trong tình cảm và mối quan hệ gắn bó, quân dân Hàm Thuận đã tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ về mọi mặt của các lực lượng khác đứng chân trên địa bàn. Các chiến sĩ từ mọi miền đất nước, khi tham gia chiến đấu ở chiến trường này đều xác định Hàm Thuận là quê hương, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu. Những con tim đồng chí, đồng đội như hoà cùng nhịp đập, đoàn kết keo sơn, chia ngọt, sẻ bùi, tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ suốt 45 năm qua. Bên cạnh vị trí chiến trường và thế trận của lòng dân, Hàm Thuận còn được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Bình Thuận và Ban cán sự Cực Nam, Khu 6. Tại chiến trường này đã sớm hình thành lực lượng vũ trang, tự vệ, công an, dân quân du kích và các tổ chức đoàn thể…

Trên mặt trận kinh tế, văn hoá, xã hội, Đảng bộ huyện đã có nhiều chủ trương lãnh đạo thực hiện khá tốt trong điều kiện chiến tranh. Huyện sớm chủ động thực hiện chính sách ruộng đất. Năm 1946 đã tạm cấp công điền, ruộng vắng chủ ở một số nơi cho nông dân nghèo và lực lượng dân quân du kích và chia cấp ruộng đất cho nông dân vào năm 1965. Việc giải quyết vấn đề ruộng đất của Hàm Thuận, càng về sau càng mềm dẻo, khéo léo, thuyết phục nông dân và các tầng lớp khác tham gia kháng chiến. Các lĩnh vực thông tin, báo chí, văn hóa văn nghệ, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... đều phát triển. Đời sống tinh thần của nhân dân vùng kháng chiến ngày càng được nâng lên. Dưới đạn bom ác liệt, các trường học kháng chiến vẫn đứng vững, tiếng đàn hát vẫn reo vang, thể hiện một sức sống mạnh mẽ, phi thường.

Vai trò của quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại này thật lớn lao. Ngay trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Hàm Thuận đã trở thành một điển hình về phong trào “nhân dân du kích chiến tranh” toàn diện trên tất cả các mặt trận. Từ trẻ đến già, từ phụ nữ đến nam giới và các tầng lớp, thành phần, dân tộc, tôn giáo, ai ai cũng hừng hực khí thế cách mạng, tham gia đóng góp vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong điều kiện bị địch dồn, địch kềm kẹp theo dõi gắt gao, nhân dân vẫn tìm mọi cách tăng gia sản xuất, tạo nguồn lương thực nuôi kháng chiến. Tình cảm quân dân đậm đà sâu nặng. Tuy thiếu đói, nhân dân vẫn huy động nhau quyên góp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh…Các phong trào “hũ gạo nuôi quân”, “rẫy mì kháng chiến”, “con gà kháng chiến”, phong trào hiến ruộng, hiến trâu bò…và biết bao tấn lúa, khoai, biết bao bò, heo, gà, vịt…của các mẹ, các gia đình nông dân cảm tình cách mạng trở thành nguồn lương thực chính nuôi quân cho đến ngày đánh thắng quân thù. Ngày ấy nhân dân một lòng yêu thương gắn bó cách mạng như tình yêu ruột rà máu thịt. Cách mạng bám dân, dân bám đất một lòng bảo vệ chở che cách mạng. Trong những giai đoạn khốc liệt nhất, cách mạng rút vào rừng, nhân dân không về sống hợp pháp với địch mà tìm cách ở lại vùng kháng chiến. Địch thường xuyên càn quét, bắt bớ lùa vào ấp chiến lược nhưng nhân dân vẫn tìm cách trốn ra trong thế giằng co, bởi ra vùng giải phóng dù bị bom đạn nhưng được ở với cách mạng, trong lòng thấy thư thái nhiều hơn…Các phong trào nhân dân du kích chiến tranh, diệt ác phá kèm, phá ấp chiến lược, phá giao thông địch, tổng phá hội tề, chống lập ấp gom dân, phong trào địch vận, nuôi giấu cán bộ, chăm sóc thương binh...được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Mối quan hệ quân- dân ở vùng đất này thật keo sơn gắn bó. Mọi phong trào quần chúng từ diệt ác phá tề, đấu tranh chính trị, bao vây kinh tế địch, sản xuất bảo vệ mùa màng đều có bộ đội tham gia. Dân bị địch càn luôn có bộ đội, du kích bảo vệ, đưa đi tránh lánh. Ngược lại, từ tấm áo, miếng cơm, chén thuốc đến mọi chiến công của bộ đội đều có dân góp sức, chung lòng. Dân là quân, quân là của dân cùng chở che bảo vệ nhau. Dân làm quân báo, hậu cần, địch vận, dân đánh giặc và đấu tranh chính trị, mặt giáp với quân thù. Dân động viên, an ủi bộ đội những lúc khó khăn, tổn thất, dân bám đất, giữ làng, nông dân trở thành chiến sĩ, cuốc cày trở thành vũ khí. Khi cần tập trung đánh những đòn quyết định, cũng như lúc phân tán làm nhiệm vụ, bộ đội địa phương cùng dân quân, du kích chống càn, bám địa bàn, giữ đất, giành dân.

Lịch sử cho chúng ta thấy sức chịu đựng mãnh liệt của con người Hàm Thuận bởi bom đạn chiến tranh và cuộc sống bám trụ đầy khắc nghiệt. Đôi khi chính cái gian khổ thiếu thốn trăm bề lại là điều kiện thử thách ý chí của con người nhiều hơn là sự ác liệt của đạn bom. Trong những giai đoạn ác liệt, thanh niên thoát ly, quân dân rút vào rừng để tránh lánh, xây dựng, củng cố và phát triển phong trào cách mạng, chấp nhận cảnh sống giữa rừng thiêng nước độc, sốt rét rừng và thú dữ. Thiếu cơm lạt muối nhưng để bám trụ lâu dài, cách mạng phải tự lực cánh sinh, tạo nguồn lương thực, thực phẩm là những quả sung, củ nần, củ chuối, lá bép, đọt mây, măng tre, con dông, con ếch, rùa, rắn, tắc kè…Gian khổ bội phần là thiếu nước, nên phải tắm sương, tắm nắng, tắm rung cây hàng tháng trời. Mùa khô đi tìm nước rất xa, cây rừng trống trãi dễ bị địch phát hiện. Mùa mưa có nước nhưng dễ để lại dấu vết trên cát thì càng nguy hiểm hơn. Địch thường vây phục ở những ao, bàu, giếng nước. Rất nhiều đồng bào, cán bộ đi lấy nước đã hy sinh nên nước quí như chính máu mình. Vậy mà con người thời ấy vẫn sống được, sống lạc quan trong cảnh nghiệt ngã suốt 45 năm kháng chiến mà cách mạng vẫn vững vàng đi tới. Sức chịu đựng của con người Hàm Thuận thật không bút mực nào tả hết.

Đồng bào Hàm Thuận luôn gửi trọn niềm tin vào Đảng, Bác Hồ và Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Giải phóng, tin tưởng tuyệt đối đường lối và mục đích của kháng chiến, tự giác chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt đầy hy sinh gian khổ, nhân dân Hàm Thuận đã phát huy cao độ bản chất anh hùng cách mạng của dân tộc, thể hiện rõ tinh thần toàn dân kháng chiến. Mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, đồng bào từ vùng kháng chiến đến vùng tạm bị chiếm, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo đều đóng góp xứng đáng công sức của mình cho kháng chiến. Nhiều người thà chết chứ nhất quyết không đầu hàng, không cộng tác với giặc, quyết tâm bám trụ căn cứ, không vào vùng địch, hoặc dù có sống trong lòng địch, nhưng tình cảm luôn luôn hướng về cách mạng.

Nhân dân dũng cảm, sáng tạo từ việc làm liên lạc, gác bù, cấy, gặt ban đêm, chôn giấu lương thực đến bảo vệ chở che cán bộ…Giặc không tài nào hủy diệt được lòng yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Hàm Thuận. Những ngày tháng địch đánh phá ác liệt, đồng bào vẫn bám căn cứ, bám vùng kháng chiến cùng bộ đội sản xuất, đánh giặc, bám trụ đến cùng. Nhà cửa bị giặc đốt phá thường xuyên, dân làm lại nhà mái sập, nhà lợp bằng thiếc, lợp mo cau, nhà đất, nhà hầm. Dân rào làng, rào nhà, đào giao thông hào chiến đấu, hầm núp máy bay, hầm chống pháo, hầm chôn cất tài sản...Khi bị địch chà xát ác liệt, nhân dân phải tạm dạt lên núi, nhưng phần lớn vẫn bám trụ kiên cường, rồi sau đó lại trở về bám đất sản xuất, đánh giặc giữ làng, thực hiện du kích chiến tranh. Biết bao sự đóng góp lớn lao, hy sinh cao cả của đồng bào không sao kể xiết. Nhiều quần chúng trung kiên vững dạ thủy chung son sắc tin Đảng, tin cách mạng, tin sự thắng lợi ở ngày mai và vẫn còn biết bao người hy sinh thầm lặng, chưa được tổ quốc ghi công! Có người chưa nhìn được quê hương độc lập. Lòng dân Hàm Thuận thật sự là sức mạnh và niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ.

Đảng bộ Hàm Thuận có nhiều đảng viên trung kiên gắn bó với dân, sát phong trào, bám nhiệm vụ, kiên trì chịu đựng gian khổ, dũng cảm chiến đấu, biết sáng tạo vận dụng chủ trương của cấp trên, đoàn kết chung lòng cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Những lúc ác liệt, lãnh đạo huyện chỉ còn vài đồng chí nhưng vẫn kiên cường bám trụ, len lỏi gầy dựng lực lượng, phát triển phong trào. Đảng bộ đã xây dựng đội ngũ cán bộ mẫu mực, tận tụy bám dân, bám đất, bám chiến trường, chấp nhận mọi hy sinh gian khó, nhất là đội ngũ cốt cán trẻ biết dựa vào dân, khéo làm công tác vận động quần chúng. Mặt trận và các đoàn thể thật sự hiểu tâm tư, nguyện vọng hoà nhập vào quần chúng và là nhịp cầu nối liền giữa dân với Đảng, giúp Đảng hiểu dân, giúp dân hiểu và tin Đảng, gắn bó hết lòng với sự nghiệp kháng chiến. Toàn Đảng bộ, quân và dân Hàm Thuận quyện chặt với nhau, không ngừng phát triển nghệ thuật chiến tranh: lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều, lấy chất lượng đánh số lượng; thực hiện thành công các yêu cầu: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa chiến đấu, vừa xây dựng; đưa cuộc kháng chiến từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Kết thúc chiến tranh, Hàm Thuận có trên 6.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh; gần 5.000 người bị thương tật, tra tấn tù đày. Nhiều gia đình đã mất đi từ 3 đến 5 người con yêu dấu. Hơn 10.000 liệt sĩ đang an nghĩ ở nghĩa trang liệt sĩ tỉnh thì con em Hàm Thuận chiếm trên 5.000 liệt sĩ. Hàng trăm người mẹ lần lượt đưa tiễn chồng, con ra trận và nhiều người trong số đó đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Hàng ngàn người ngã xuống, hàng vạn người tiếp nối ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường, vững vàng cầm chắc tay súng chiến đấu và chiến thắng quân thù. Nhiều tên đất, tên làng đã trở thành những địa danh lịch sử oai hùng “Khu Lê bất khuất”, “Tam Giác kiên cường”, “Đường 8 rực lửa chiến công”....Với những đóng góp to lớn đó, huyện Hàm Thuận và mới đây là huyện Thuận Phong đã được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Các đơn vị, địa phương được phong tặng danh hiệu anh hùng, bao gồm: C 450 Thuận Phong, C 430 Hàm Thuận, Ban an ninh Hàm Thuận; 12/17 xã, thị trấn gồm: Hàm Liêm, Hàm Chính, Hồng Sơn, Đông Giang, Hàm Hiệp, Hàm Thắng, Hàm Phú, Hàm Trí, Hồng Liêm, La Dạ, Hàm Đức và thị trấn Ma Lâm; 10 cán bộ, chiến sĩ, nhân dân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân gồm: Từ Văn Tư, K' Đen, Nguyễn Hội, Nguyễn Thị Ngư, Đặng Văn Lãnh, Lương Văn Năm, Phạm Thị Mai, Trương Sanh Thạch, Nguyễn Thị Hoà, Ngô Thị Ngư; cùng với 329 bà mẹ được tôn vinh danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (năm 2010 có 45 mẹ còn sống).

Trãi qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã cho thấy, Đảng bộ và nhân dân Hàm Thuận đã thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng đáng tự hào. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ Hàm Thuận đã tỏ rõ khả năng độc lập, sáng tạo, chủ động, linh hoạt, chấp hành và vận dụng đường lối của trên sát hợp với tình hình của huyện lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến. Đồng thời cho thấy sự đóng góp to lớn của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào. Đó là truyền thống vô cùng quí báu mà Đảng bộ Hàm Thuận Bắc và các thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng hôm nay và mai sau luôn nâng niu, trân trọng và gìn giữ, xem đó là động lực to lớn, là sức mạnh tinh thần để đoàn kết, động viên nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, quyết tâm xây dựng quê hương Hàm Thuận Bắc ngày càng giàu đẹp, theo con đường Xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA 45 NĂM CHIẾN ĐẤU

Trải qua 45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, từ chiến trường này, Đảng bộ và nhân dân Hàm Thuận rút ra 6 bài học kinh nghiệm như sau:



1. Không ngừng phát huy, hun đúc lòng yêu nước của cán bộ và nhân dân trong huyện; đồng thời xây dựng và phát triển thực lực cách mạng tại chỗ.

Lòng yêu nước, yêu quê hương và ý chí căm thù giặc sâu sắc là truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân Hàm Thuận nói riêng. Đây là yếu tố tinh thần có ý nghĩa vô cùng to lớn mà trách nhiệm của Đảng bộ không ngừng giáo dục, bồi đắp, phát huy, qua đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó phải xây dựng và phát triển thực lực cách mạng, giữ vững và phát triển phong trào cách mạng tại chỗ. Nhất là xây dựng lực lượng vũ trang, đội công tác, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng; tranh thủ mọi tầng lớp, mọi thành phần tham gia các cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, diệt ác, phá kèm…giành quyền làm chủ. Xây dựng thực lực cách mạng vững mạnh là yêu cầu cơ bản, thường xuyên trong mọi giai đoạn cách mạng. Thực tế, lịch sử của huyện nhà cho thấy: nơi nào, lúc nào công tác phát triển lực lượng chưa đủ mạnh thì phong trào sẽ khó khăn, hạn chế. Trong giai đoạn 15 năm trước Cách mạng tháng Tám, việc phát triển đảng viên quá ít, chưa lập được chi bộ và các đoàn thể khác ngoài Nông hội và các Nghiệp đoàn. Những năm 1949 – 1950, ta lại phát triển đảng ồ ạt, kém chất lượng nên gây hậu quả nghiêm trọng; nhưng sau đó dừng lại, không phát triển thêm nhân tố mới vào Đảng làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào.

2. Đánh giá đúng tình hình, đề ra chủ trương, biện pháp sát hợp.

Trong nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo, vấn đề quan trọng trước tiên là phải sát tình hình, biết địch, biết ta, đánh giá đúng các âm mưu, thủ đoạn, các chiến lược, chiến thuật, những mặt mạnh, mặt yếu của địch và luôn nắm vững mục tiêu cách mạng. Trên cơ sở đó đề ra chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện sáng tạo, phù hợp với tình hình cụ thể. Người lãnh đạo phải sát phong trào, cán bộ phải bám dân, bám địch, bám chiến trường, kịp thời tìm nội dung, hình thức sát hợp tổ chức quần chúng tham gia các phong trào hành động cách mạng trên cơ sở thực hiện tốt 5 bước công tác dân vận của Đảng ta.



3. Tạo mối quan hệ gắn bó giữa Đảng - Quân - Dân; đồng thời luôn chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân.

Một bài học quan trọng quyết định thành công của cuộc kháng chiến là phải tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa: Đảng - Quân - Dân. Nh ư ng vấn đề trước tiên là phải quan tâm quyền lợi chính đáng của nhân dân, từ đó đề ra mục tiêu, yêu sách đấu tranh. Phải dựa vào dân và niềm tin to lớn vào lực lượng nhân dân, sát dân để nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Quyền lợi chính của nhân dân, nhất là nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ là độc lập dân tộc và ruộng đất sản xuất, nên từ đó ta đã đề ra yêu sách với địch. Trong cuộc chiến đấu một mất một còn, sức mạnh của ta là đoàn kết thống nhất với nhau thành một khối giữa : Đảng – Quân – Dân. Đảng – Quân là của dân, vì dân, phục vụ nhân dân. Dân cũng là quân, là bức tường thành vững chắc che chở cách mạng. Dân hiểu, dân tin cách mạng thì sẵn sàng thực hiện chủ trương của Đảng. Do đó công tác vận động quần chúng rất quyết định. Lực lượng đông đảo trong cách mạng dân tộc, dân chủ, trong phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở địa bàn nông thôn chủ yếu là nông dân, trong đó phụ nữ và tuổi trẻ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa đông đảo, hăng hái vừa có lợi thế hoạt động trong vùng địch tạm chiếm. Đề ra chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng, phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của dân thì tất yếu sẽ tập hợp được quần chúng tham gia.



4. Phát huy sức mạnh của ta, khai thác điểm yếu của địch.

Từ chiến trường này cho thấy, trong nghệ thuật lãnh đạo phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của ta, đồng thời khai thác triệt để điểm yếu của địch. Sức mạnh của ta là sự kết hợp giữa các lực lượng, các thứ quân, các phương châm, phương thức chiến tranh, nhất là phong trào 2 chân 3 mũi; lực lượng phía trước, phía sau, cấp trên, cấp dưới, trong ấp với bên ngoài; kết hợp các biện pháp, các hình thức, các loại vũ khí, các vùng... Những yếu tố ấy tác động hỗ trợ lẫn nhau. Khi địch kèm chặt, ta phải xây dựng 3 thứ quân, kết hợp 3 mũi ngay trong lòng địch; lực lượng bên ngoài nên phân tán nhỏ, luồn sâu, đi êm, hỗ trợ cho lực lượng tại chỗ. Kết hợp các hình thức đấu tranh và 3 mũi giáp công phải linh hoạt khéo léo: hình thức nào, mũi nào cần đẩy mạnh hơn trong từng nơi, từng lúc cho phù hợp, hiệu quả cao, điều đó rất có ý nghĩa.

Sức ta có hạn nên phải biết lượng sức mình, đồng thời khai thác chọn đúng chỗ yếu của địch mà đánh; đánh nơi nào, đối tượng nào trước sẽ có tác dụng chuyển mở phong trào. Phải có biện pháp tập hợp lực lượng, phân hóa kẻ thù, từng bước làm chuyển biến tương quan lực lượng giữa ta và địch. Đây là quá trình kết hợp vừa tấn vừa xây dựng, vừa diệt ác phá kèm, giành quyền làm chủ với bung dân ra, vừa phát triển cơ sở trong vùng sâu, chuyển biến vùng yếu, vừa xây dựng củng cố vùng giải phóng để nương tựa hỗ trợ nhau nhằm phát triển thế và lực của ta trong quá trình tấn công địch.

5. Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi trong các thời kỳ cách mạng.

Đảng bộ lãnh đạo toàn diện nhưng vấn đề cơ bản phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đây không chỉ là quan điểm, lập trường, phương châm, phương pháp mà còn là bản lĩnh, năng lực và nghệ thuật của tổ chức Đảng. Từ năm 1945 đến năm 1975, phong trào cách mạng trên địa bàn huyện trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm, hy sinh, mất mát, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nhờ công tác chính trị, tư tuởng, tổ chức tốt đã nâng cao niềm tin và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nên cách mạng đã đứng vững và giành thắng lợi. Bên cạnh đó, trong phương pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện các phong trào cách mạng cần phải có điểm, có diện, phải sát cơ sở, thường xuyên kiểm tra uốn nắn và kịp thời sơ kết, tổng kết thực tiễn, nhân điểm thành diện.

Công tác chính trị, tư tuởng và tổ chức bao giờ cũng có sự liên quan mật thiết với nhau cần phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, tiến hành thường xuyên, kịp thời, nhất là những lúc khó khăn, ác liệt. Phải kịp thời nắm chắc diễn biến tư tưởng của từng cán bộ để có cách xử lý thích hợp, kịp thời và chính xác. Đánh giá cán bộ phải hết sức thận trọng, chính xác, khách quan, khoa học, thông qua sàn lọc thử thách, qua hiệu quả công việc để đánh giá, không được cảm tình cá nhân, cục bộ. Muốn làm tốt công tác tổ chức cán bộ thì người cán bộ tổ chức, cán bộ lãnh đạo phải thật sự có năng lực, phẩm chất, có lập trường, bản lĩnh vững vàng, phương pháp khoa học, quan điểm cụ thể, vì lợi ích của Đảng, của dân mà giải quyết mới có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt thật sự tiêu biểu, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng.

Trong nhiều quan điểm cơ bản để lãnh đạo cách mạng thì 2 quan điểm cần đặc biệt quan tâm là: quần chúng và bạo lực cách mạng. Trong mọi thời kỳ, trên các lĩnh vực, người lãnh đạo cách mạng phải vận dụng tốt quan điểm quần chúng – vì nhân dân bao giờ cũng là động lực và mục tiêu của mọi cuộc cách mạng. Trong chiến tranh quan điểm bạo lực cách mạng càng có ý nghĩa sống còn. Phải kiên trì quan điểm này để chống lại bạo lực phản cách mạng, tuyệt đối không được mơ hồ, hữu huynh, mất cảnh giác. Trong thực hiện bạo lực ta phải biết vận dụng phương châm, phương thức, chiến lược, sách lược, phù hợp từng nơi, từng lúc, và biết kết hợp các hình thức đấu tranh mềm dẻo, linh hoạt…

Bên cạnh thành tích, ta có những vấp váp, khuyết điểm cần rút kinh nghiệm. Về chỉ đạo đấu tranh trong thời kỳ bí mật có nơi, có lúc ta đã để bộc lộ lực lượng. Trong từng lúc, tùng nơi công tác tổ chức cán bộ hoặc công tác chính trị, tư tưởng của ta có lúc chưa thật kịp thời, sắc bén, chính xác, khoa học nên đã xuất hiện một số ít cán bộ, đảng viên cầu an, dao động hoặc phản bội đầu hàng, đánh phá cách mạng làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng. Nhất là những lúc địch đánh phá hết sức ác liệt, trong hàng ngũ của ta có kẻ bỏ chiến trường, đầu hàng giặc gây tổn hại nhiều mặt cho phong trào quần chúng ở địa phương. Đồng thời ta cũng chưa đánh giá hết thủ đoạn hiểm ác của kẻ thù, nên qua các đợt tố cộng, địch đã gây cho ta nhiều tổn thất. Trong các chiến dịch tấn công địch như: Xuân Mậu Thân, đợt chồm lên ngày Hiệp định Paris được ký kết…lực lượng của ta tổn thất, hy sinh quá lớn. Việc trừ gian, diệt ác, nhất là trong kháng chiến chống thực dân Pháp có trường hợp làm quá tả, vừa hạn chế tác dụng vừa gây hậu quả về sau…



tải về 1.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương