ĐẢng cộng sản việt nam


II/- CÙNG TOÀN MIỀN NAM TIẾN HÀNH TỔNG TIẾN CÔNG - CHIẾN LƯỢC XUÂN MẬU THÂN (năm 1968)



tải về 1.81 Mb.
trang11/18
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.81 Mb.
#12948
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18

II/- CÙNG TOÀN MIỀN NAM TIẾN HÀNH TỔNG TIẾN CÔNG - CHIẾN LƯỢC XUÂN MẬU THÂN (năm 1968).

Tháng 9 năm 1967, Tỉnh ủy Bình Thuận mở hội nghị đánh giá tình hình và đề ra kế hoạch Đông Xuân 1967 –1968 là: sắp xếp lại tổ chức, bố trí tăng cường cán bộ, tập trung sức chỉ đạo phía trước, giành quyền làm chủ thị xã, thị trấn, củng cố phát triển thực lực bên trong. Xây dựng bàn đạp tạo thế đứng chân vững chắc, xây dựng vùng giải phóng thành hậu phương mạnh, làm tốt công tác hành lang, bảo đảm hậu cần. Khẩn trương chuẩn bị các mặt để giành thắng lợi lớn hơn.

Ngay sau đó Tỉnh ủy điều đồng chí Nguyễn Văn Bốn, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận về làm Bí thư Thị ủy Phan Thiết; đồng chí Nguyễn Ninh, Bí thư Huyện ủy Thuận Phong qua làm Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận; đồng chí Trần Trung Việt ở Ban tổ chức Tỉnh ủy tăng cường xuống làm Bí thư Huyện ủy Thuận Phong. Hai tháng sau đồng chí Việt hy sinh. Tháng 11 năm 1967, đồng chí Nguyễn Thanh Tâm, Tỉnh ủy viên thay thế.

Tháng 11 năm 1967 Huyện ủy Hàm Thuận, Thuận Phong mở hội nghị quán triệt nghị quyết của tỉnh ủy, đồng thời bầu bổ sung một số cán bộ trẻ mới trưởng thành vào huyện ủy, tăng cường cán bộ quân sự cho huyện đội và các đồng chí huyện ủy viên cùng một số cán bộ có năng lực xuống các đội công tác để bám trụ xây dựng phong trào vùng tranh chấp, vùng tạm bị chiếm. Các đồng chí đau bệnh, già yếu cho về công tác ở phía sau. Hội nghị này đã đề ra nhiệm vụ chính trong Đông Xuân 1967 –1968 là: đẩy mạnh hoạt động vũ trang, phát động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dấy lên phong trào 2 chân 3 mũi, đưa cán bộ vững vào vùng sâu, vùng yếu, tập trung chỉ đạo cho các thị tứ, quận lỵ. Tiêu diệt bọn bảo an, bình định đang tái chiếm các vùng tranh chấp, phát triển vùng căn cứ, giữ vững vùng giải phóng làm bàn đạp đứng chân; sẵn sàng đón thời cơ để giành thắng lợi lớn.

Đến cuối năm 1967, ở vùng căn cứ, vùng giải phóng của Hàm Thuận, Thuận Phong địch vẫn tiếp tục dùng bom pháo, máy bay chà xát căng thẳng nhưng chiến thuật trực thăng vận của Mỹ bị giảm hẳn, việc đi lại, hoạt động của ta thuận lợi hơn, sức kèm của địch trong các ấp chiến lược đã lỏng dần. Cán bộ, chiến sĩ đều tìm được cách đánh Mỹ, bám được địa bàn, phát triển được thực lực cả trong vùng sâu. Từ thế đứng ổn định đó, quân dân trong huyện có điều kiện góp phần tích cực vào chiến dịch tổng tấn công Xuân Mậu Thân năm 1968.

Tuy không được biết trước chủ trương Tổng tấn công và nổi dậy toàn miền Nam và giải phóng tỉnh nhà, nhưng với nhiệm vụ đã đề ra trong chiến dịch Đông Xuân (1967 -1968), quân dân trong huyện đã khẩn trương, tích cực hoàn thành những việc được giao như: Phối hợp cùng Phan Thiết khẩn trương điều tra các mục tiêu trong thị xã, vẽ sơ đồ một số nơi cần thiết. Tập kết một khối lượng vật chất hậu cần khá lớn để phục vụ chiến dịch. Hàng hóa, đạn dược, y cụ… được đưa vào ém lót ở ven Phan Thiết. Đồng bào Hàm Thuận, Thuận Phong góp phần lớn trong lực lượng dân công chiến trường, mang tải hàng hoá. Cơ sở cốt cán ở các xã vùng ven Phan Thiết như: Hàm Nhơn, Hàm Thắng, Hàm Liêm, Hàm Hiệp, Hàm Tiến, Hàm Mỹ khẩn trương đào hầm, tiếp đón bộ đội. Nhiều cơ sở len lỏi mua từng viên thuốc, gói bông. Nhiều cơ sở Đảng bên trong của Phú Long, Hàm Thắng, Hàm Liêm đổi được một số vàng ra thành tiền và mua hàng hóa cần thiết cho tỉnh. Quân dân Hàm Thuận đã làm tốt vai trò hậu cần nhân dân, hậu cần tại chỗ.

Những ngày đầu xuân 1968, cán bộ Dân Quân Chính Đảng của Hàm Thuận, Thuận Phong được phát động với tinh thần quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Lực lượng ta phấn khởi nghe bài thơ Mừng xuân 68 của Bác Hồ:

“Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,

...Tiến lên toàn thắng ắt về ta”.

Tất cả áp sát ra Quốc lộ 1, Đường số 8. Cả học sinh của trường thiếu sinh quân của Khu VI, du kích các xã căn cứ cũng được huy động xuống chiến trường. Riêng du kích xã Hàm Liêm được huyện điều 1 trung đội bổ sung quân số cho chiến dịch - sau đó hình thành C3/430144. Hàng trăm nam nữ thanh niên được điều động vào chiến dịch, đi liên lạc, dân công hỏa tuyến. Các má, các chị lo chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho bộ đội.

Trong chiến dịch Xuân Mậu Thân năm 1968, quân dân toàn huyện đảm đương các nhiệm vụ: phục vụ hậu cần, dân công hỏa tuyến, đi liên lạc…phục vụ cho các lực lượng đánh Phan Thiết. Cùng với chiến trường chính, quân dân Hàm Thuận, Thuận Phong đã bao vây áp sát, cô lập các chi khu quận lỵ, các đồn bót; giải phóng và làm chủ các tuyến đường, nhất là các xã ven Phan Thiết để lực lượng trên làm bàn đạp đứng chân và chuẩn bị sẵn sàng bổ sung lực lượng cho tỉnh. Với tinh thần tiến công và nổi dậy, ta phát động quần chúng đấu tranh chính trị, binh vận, giành chính quyền về tay nhân dân.

Khi quân ta tiến công Phan Thiết đợt I (từ ngày 03 tháng 01 đến ngày 09 tháng 02 năm 1968) quân dân Thuận Phong áp sát Quốc lộ 1, đồng chí Nguyễn Minh Quyết chỉ huy đơn vị 450 áp sát Phú Long, Phước Thiện Xuân, đánh đồn cầu Quan bảo vệ bến đò chợ Dinh để bảo vệ an toàn cho cánh quân thứ nhất của chiến dịch vào Phan Thiết. Ngày 02 tháng 02 năm 1968, địch điều chi đoàn xe bọc thép 4/8 và trung đoàn 44 vào cứu nguy cho tiểu khu Bình Thuận, nhưng bị bộ đội địa phương và du kích các xã: Hàm Đức, Hàm Nhơn, Hàm Thắng chặn đánh từ Tùy Hòa đến Cầu Sở Muối. Ta diệt một xe và một số tên địch tại ngã tư Lại An (xã Hàm Thắng).

Ở Hàm Thuận, đơn vị 430 cùng du kích các xã Hàm Phú, Hàm Trí đánh bọn dân vệ ở ấp 18 (Ma Lâm) diệt một tiểu đội, phát động quần chúng làm chủ khu vực này. Du kích xã Hàm Thạnh đánh bọn dân vệ ở ấp Văn Phong, bao vây uy hiếp Mương Mán, Ngã Hai. Du kích xã Hàm Tiến, Hàm Phong bao vây đồn Bàu Gia.

Vào đợt hai tấn công Phan Thiết (từ ngày 18 đến ngày 28 tháng 02 năm 1968) quân dân toàn huyện phải nhận thêm những nhiệm vụ nặng nề. Đại đội 3/430 phải tăng cường cùng cánh quân của tỉnh đánh vào Chợ Gò, biệt khu Bình Lâm, bộ phận còn lại cùng du kích các xã, đội công tác mảng Đường 8 bao vây uy hiếp chi khu Thiện Giáo. Du kích các xã Hàm Chính, Hàm Phú, Hàm Trí diệt bót cầu Móng, phá sập cầu Sông Trao, làm chủ khu vực từ cầu Sen đến An Phú, bao vây đồn Bình Lâm, Bình An. Du kích và đội công tác xã Hàm Hưng đánh phá tấn công địch ở Hàm Hưng.

Phối hợp với chiến trường chung, đêm 21 tháng 02 năm 1968, hai trung đội 450 và 452 phối hợp đánh chiếm Phú Long. Nhưng do hợp đồng tác chiến không chặt, chỉ có trung đội 452 vào được vị trí quy định; chốt giữ khu vực quanh chùa Long Thọ, trung tâm yếu khu Phú Long. Địch đánh trả quyết liệt, nhưng các chiến sĩ không rời trận địa. Cuối ngày 22 tháng 2, đơn vị hết đạn, địch ở Phan Thiết dùng cả phi cơ, trọng pháo, bộ binh tấn công. Các chiến sĩ ta chiến đấu và lần lượt hy sinh, chỉ còn hai đồng chí ẩn náo trên máng thượng nhà ông Đỗ Sắc. Khi tiếng súng vừa lắng, vợ chồng ông Sắc về lại nhà, biết có chiến sĩ cách mạng, hai ông bà bình tĩnh phục vụ cơm nước. Địch nghi ngờ ập vào tra hỏi, ông Sắc trả lời quả quyết không có Việt Cộng trong nhà, chúng lục soát qua loa. Tối đến ông Sắc chuẩn bị hành trang và chỉ đường cho hai chiến sĩ trở lại hậu cứ. Đây là một trong nhiều hình ảnh chở che cách mạng của nhân dân trong mùa Xuân 1968.

Vào thượng tuần tháng 3 năm 1968, lần thứ hai ta tấn công Phú Long, tiểu đoàn 840 được phân công mũi chính đánh vào Phú Long, tiểu đoàn 482 phục kích chận viện từ ngã tư Lại An xuống cầu Bến Lội, quân dân trong huyện lo phục vụ hậu cần và dân công. Ngày 11 tháng 3 năm 1968 tiểu đoàn 840 tập kích vào mục tiêu, sau đó phát triển chiếm Phú Long, Phước Thiện Xuân thu nhiều súng đạn145. Trong khi đó một bộ phận của tiểu đoàn 482 và du kích, đội công tác đánh vào trụ sở xã Lại An, thu đạn dược chở đầy 2 xe lam. Nhân dân nổi dậy đốt rào, truy quét tề vệ ác ôn. Nghe tin mất yếu khu quan trọng này, ngày 13 tháng 3 năm 1968 địch tung lực lượng từ Phan Thiết lên giải tỏa, bọn này bị tiểu đoàn 482 chặn đánh thiệt hại nặng. Địch bất lực dùng bom pháo hủy diệt Phú Long, phố xá, đền chùa, nhà thờ đều bị hư hỏng, sụp đổ. Bom đạn Mỹ đã phá hủy, hư hỏng hàng trăm căn nhà, làm chết 12 người dân (có 2 nữ tu sĩ của nhà thờ Kim Ngọc).

Phong trào nổi dậy hưởng ứng đợt hoạt động Xuân Mậu Thân của nhân dân Hàm Thuận, Thuận Phong khá sôi nổi và đều khắp. Từ cụ già đến thiếu niên đều ra quân như người lính, tập trung sức người, sức của phục vụ cho mặt trận từ tiếp tế, đi liên lạc đến tải thương, tải đạn… Khu vực Tam Giác và vùng ven Phan Thiết sôi động hẳn lên, đồng bào ở đây đã tự động ghép thành tổ, toán đóng góp lương thực, nấu cơm cho bộ đội, nhờ đó mà chiến sĩ ta lúc nào cũng sẵn có cơm ăn, cơm vắt, cả bánh cốm của hương vị ngày Xuân.

Nhiều thanh thiếu niên đã tự nguyện vào các đội cứu thương vượt qua bom đạn địch vào tận chợ Đồn, chợ Gò, trường Nữ ở …các chốt của bộ đội đang chiến đấu để đưa thương binh ra cứu chữa. Một số gia đình đã mưu trí, dũng cảm nuôi giấu thương binh bị lạc.

Hàm Thắng là một trong những xã đã góp nhiều thành tích nổi bật trong mùa Xuân lịch sử này. Má Nguyễn Thị Hạnh cơ sở quân báo cung cấp kịp thời tình hình địch. Má Trần Thị Giác có sáng kiến cột con trâu mới đẻ ham con gần đống rơm để dọa địch không dám đến gần, nhằm che giấu an toàn cho một thương binh đang ẩn náu trong ấy. Chị Lê Thị Minh chăm sóc một thương binh đến hơi thở cuối cùng tại nhà riêng của chị. Năm nữ thanh niên146 thôn Kim Bình tự nguyện đi liên lạc hợp pháp cho bộ đội trong những ngày tấn công Phan Thiết, ngay sau đó các chị thoát ly thành chiến sĩ của lực lượng vũ trang. Nhiều nữ thanh niên Hàm Liêm, Hàm Chính cũng hăng hái đi dân công hỏa tuyến và sau đó đã trở thành chiến sĩ.

Nhân dân Hàm Thuận - Thuận Phong còn thực hiện tốt tinh thần nổi dậy hỗ trợ cho cuộc tấn công. Sau khi được phát động, ngày 05 tháng 02 năm 1968 hơn 100 phụ nữ của thôn Thắng Bình và Thắng Thuận xã Hàm Thắng, thôn Tân Điền xã Hàm Liêm; phối hợp từ Tân Điền theo liên tỉnh lộ 8 tiến lên Ma lâm đấu tranh chính trị, nhưng đến cầu Liêm (cây số 9) bị đại đội của tên Thổ Thêm ở ấp Bình Lâm ngăn chặn và bắn, làm bị thương 1 số người. Cuộc biểu tình phải dừng lại.

Cùng thời gian trên có khoảng 150 phụ nữ các xã: Hồng Thanh, Hồng Trung, Hồng Liêm, Hồng Sơn tập trung về Hồng Sơn, tổ chức hàng ngũ chỉnh tề với băng cờ khẩu hiệu tiến về Phan Thiết, đến Xa Ra đoàn người tăng lên gần 200. Khi đoàn biểu tình đến đồng ruộng động Bà Hoè, bị địch chặn lại, đoàn biểu tình đành quay về Xa Ra làm míttinh.

Ở xã Hàm Phong (Hàm Hiệp ngày nay), đội công tác Phú Nhang cử đồng chí Trần Thị Hiệp cải trang vào ấp cùng các nữ cơ sở vận động được 30 chị là thân nhân của binh lính kéo vào đồn Bàu Gia biểu tình: đưa thư cho đồn trưởng, kêu gọi chồng, con, em trở về nhà và yêu cầu địch không được bắn phá xóm làng. Nhờ phối hợp tốt 3 mũi giáp công, lực lượng xã đã làm chủ Phú Nhang được 15 ngày đêm.

Hơn 50 ngày đêm tiến công và nổi dậy trong Xuân Mậu Thân (từ 31 tháng 01 đến 23 tháng 3 năm 1968) là quá trình liên tục tấn công, liên tục chiến đấu, biểu hiện rõ tinh thần hy sinh cống hiến lớn lao của quân dân trong huyện vì độc lập tự do, giải phóng quê hương, giải phóng miền Nam! Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!

Tuy chưa đạt yêu cầu chính là giải phóng hoàn toàn Hàm Thuận, Phan Thiết nhưng ta đã tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng làm chủ nhiều vùng nông thôn, làm thối động ý chí, tinh thần của địch. Riêng quân dân Hàm Thuận - Thuận Phong đã thể hiện rõ sự phối hợp giữa tiến công và nổi dậy, làm tròn nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, hậu phương trực tiếp cho chiến dịch, đồng thời đã bao vây bức rút nhiều đồn bót, làm chủ toàn địa bàn huyện gần 2 tháng. Trừ một vài nơi ngoan cố như bọn chỉ huy ở đồn Bình An, Động Bà Hoè147, còn các nơi khác, trước khí thế tiến công của quân dân ta, số đông binh lính hiểu chính sách binh vận của cách mạng đã bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân dân. Địch ở Gò Bồi, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm, Tân An, Tân Điền, Láng Sạn, Tùy Hòa, Phước Thiện Xuân… đã bỏ đồn, bỏ ấp tháo chạy. Tinh thần, uy thế của bọn ngụy quyền suy sụp, bộ máy kèm thôn, xã nhiều nơi rệu rã. Nhiều tên ác ôn bị đồng bào trừng trị hoặc ra thú tội với dân. Bọn cầm đầu cấp huyện, tỉnh hoang mang dao động. Ban đêm, chúng trốn sâu vào thị xã, ban ngày bọn ngụy quyền chỉ dám đi lại hoạt động ở vùng phụ cận Phan Thiết.

Đến mùa hè năm 1968 ở Hàm Thuận, Thuận Phong địch ra sức củng cố lại lực lượng, tăng cường phòng thủ bên trong đồng thời từng bước nống ra vùng ven nhằm giải tỏa sự bao vây, uy hiếp của ta, hòng giành lại các địa bàn nông thôn phụ cận Phan Thiết.

Sau Tết Mậu Thân (1968), địch bố trí lại thế phòng thủ, tập hợp ngụy quân, ngụy quyền vừa rệu rã, phát triển thêm phòng vệ dân sự, xây dựng thêm công sự, đặt thêm chướng ngại vật. Tiểu khu Bình Thuận xua quân lấn ra vùng ven như: Phú Hội, Đại Nẫm, Tân An, Tân Điền, Lại An… Riêng tháng 4 năm 1968 địch đánh Tam Giác 22 lần có xe tăng, trực thăng kết hợp. Hàng đêm, không quân phi pháo bắn phá bừa bãi vào các khu tranh chấp, có tính chất vừa trả thù, vừa uy hiếp nhân dân vừa đẩy lực lượng ta ra xa thị xã, thị trấn. Địch phản kích quyết liệt, lực lượng ta tổn thất lớn, có đơn vị bị xóa phiên hiệu.

Chúng ổn định lại tư tưởng nội bộ, ra sức trấn an củng cố lòng tin cho ngụy quân, ngụy quyền bằng luận điệu: “Xuân Mậu Thân Việt cộng không thắng thì sau này không thể tạo được yếu tố bất ngờ để thắng Quốc gia”. Một bộ phận địch lên tinh thần, lũ ác ôn trở lại phản kích, đàn áp phong trào. Sau Tết Mậu Thân, lực lượng Bảo an ở Bình Thuận có 10 tiểu đoàn, gồm 35 đại đội148. Riêng hai quận Hàm Thuận và Thiện Giáo còn có thêm 4 đại đội độc lập mang phiên hiệu 175, 785, 127, 887.

Trong khi đó hàng ngũ ta có người ngao ngán, mất lòng tin cho rằng khó thắng lợi. Công tác tư tưởng cho nội bộ rất khó khăn, phức tạp. Kể từ đó phong trào du kích chiến tranh tạm lắng. Nguyên nhân chính là do ta tổn thất nhiều thực lực, chưa kịp thời nắm bắt nội tình, thủ đoạn mới của địch; không tạo được thuận lợi cho quần chúng đấu tranh chống phản kích của địch để giữ vững quyền làm chủ.

Tháng 4 năm 1968, Hội nghị Khu ủy Khu 6 đề ra nhiệm vụ cho tỉnh Bình Thuận là: “Thường xuyên đánh phá các thị xã hậu cứ, sân bay, kho tàng, giải phóng cho được các vùng nông thôn trọng điểm như Hàm Thuận, Thuận Phong, Hòa Đa…”

Thực hiện chủ trương của trên, Hàm Thuận, Thuận Phong vượt khó khăn đẩy mạnh phong trào 2 chân 3 mũi nhằm hạn chế việc bắn pháo của địch, ta lãnh đạo dân vùng ven Phan Thiết liên tục đấu tranh chính trị. Ngày 07 tháng 4 năm 1968 địch bắn pháo làm chết một số đồng bào ở An Thuận, An Hiệp (xã Hàm Thắng) bà Nguyễn Thị Bến đại diện dân trong ấp xuống tỉnh đường đưa kiến nghị đòi địch ngừng bắn pháo, bồi thường tài sản, tính mạng cho dân.

Chống càn quét, lấn chiếm là nhiệm vụ nổi bật của ta trong năm 1968. Hai tháng 5 và 6 năm 1968, tiểu đoàn 482 cùng lực lượng Hàm Thuận - Thuận Phong liên tục bám giữ vùng ven Phan Thiết. Trong quý II/1968 Hàm Thuận đánh 91 trận (riêng du kích đánh 62 trận), loại khỏi vòng chiến đấu 588 tên địch, bắn rơi 5 máy bay, bị thương 2 trực thăng; Thuận Phong đánh 122 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 258 tên địch, bắn rơi 2 trực thăng, diệt 3 xe quân sự. Trong tháng 4 năm 1968 lực lượng tỉnh và huyện liên tiếp vũ trang tuyên truyền vào các ấp: Tân An, Tân Điền, An Phú, Đại Nẫm, Xuân Phong, Bình An, Bình Lâm, Phước Thiện Xuân, Bà La (Rạng) v.v…

Ngày 06 tháng 5 năm 1968 các đơn vị D840, D482 và C430 phối hợp tổ chức phục kích đánh Tiểu đoàn Bảo an thường càn quyét Hàm Liêm, Hàm Thắng. Do ta nhận định sai hướng đi của địch nên bố trí mặt trận chính ở Phú Bình (Hàm Liêm), trong khi đó đoàn xe bọc thép của địch qua khu vực cầu Cà Giang (Hàm Thắng), đúng ngay hướng phục kích của C2/430 được phân công đào công sự kiểu “độn thổ” ngoài đồng ruộng trống. Trước đối phương không cân sức, nhưng các chiến sĩ vẫn bám công sự chiến đấu ngoan cường – chưa có lệnh là chưa rút lui. Xe tăng địch nghiền nát công sự, ta hy sinh gần một đại đội (C3/430 chỉ còn 3 chiến sĩ). Trong 6 tháng đầu năm 1968, bộ đội địa phương 2 huyện Hàm Thuận, Thuận Phong tổn thất lớn.

Ngày 11 tháng 5 năm 1968, Tổ du kích xã Hồng Liêm diệt một Tiểu đội bảo an. Trong đó có 6 nữ du kích đã bám trụ đánh và diệt địch rất dũng mãnh. Ngày 14 tháng 5 năm 1968, C2 Đặc công Phan Thiết diệt một trung đội địch tại Tùy Hòa, trong đó có 1 tên trung úy.

Riêng tháng 6 năm 1968, quân dân Hàm Thuận đánh 40 trận, Thuận Phong đánh 30 trận. Đặc biệt, chiều ngày 20 tháng 6 năm 1968 lực lượng Tỉnh (482) và Quân khu (840) phối hợp đánh Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 44 từ Phan Thiết lên. Đến Tam Giác, chúng lọt vào ổ phục kích của ta ở bàu Cây Bông (Phú Bình – Hàm Liêm) làm cho chúng thiệt hại nặng 2 đại đội. Ta diệt tại chỗ 85 tên, bắt sống 35 tên, bắn cháy 2 xe tăng M41 của Mỹ. Thu 75 súng các loại. Ta hy sinh 2 và bị thương 1 đồng chí.

Năm 1968, công tác đánh phá giao thông địch cũng được đẩy mạnh, thu hút hàng trăm lượt người tham gia. Đoạn Quốc lộ 1 từ Nam Hàm Thuận đến Thuận Phong liên tục gián đoạn. Trong tháng 11, Thuận Phong phá đường giao thông 4 lần, Thuận Nam 2 lần, Hàm Thuận 2 lần149.

Kết quả hoạt động của huyện Hàm Thuận, Thuận Phong trong năm 1968 được tỉnh đội Bình Thuận đánh giá như sau: “Bộ đội địa phương Hàm Thuận, Thuận Phong có nhiều tiến bộ trong đánh phân tán, vận động bám địch chống càn, địa thế nào cũng đánh được; bộ đội Hàm Thuận chống càn tốt, luôn bám dưới Tam Giác. Bộ đội Thuận Phong cũng chống càn diệt được địch, đồng bào tin tưởng. Địch càn lúc nào cũng bị du kích Tam Giác, Hồng Sơn, Hồng Liêm, Hồng Chính chặn đánh và tiêu diệt. Du kích ở gần địch thì tinh thần chiến đấu, trình độ sáng tạo càng cao. Du kích Hàm Thuận, Thuận Phong chống càn khá, bám theo địch. Anh chị em còn sáng kiến dùng đầu đạn lép tra kíp nổ gài địch. Du kích còn phối hợp với bộ đội tỉnh, huyện trong các trận đánh, tỏ ra hăng hái, tin tưởng. Du kích Hàm Liêm, Hàm Chính trong địa thế trống trải nhưng luôn bám địch tác chiến bảo vệ dân; có lúc bị địch phục kích từ 7 đến 8 ngày liền. Du kích miền núi yếu, do thiếu nòng cốt…”

Hơn 7 năm chiến đấu (1961 - 1968) quân dân Hàm Thuận, Thuận Phong đã góp phần đánh bại những chiến thuật, chiến lược của Mỹ, ngụy tại địa phương. Cùng phong trào Đồng khởi miền Nam, phong trào nhân dân du kích chiến tranh trong huyện không ngừng phát triển. Nơi đây đã xây dựng vùng giải phóng và chính quyền cách mạng sớm trong tỉnh. Từ mở rộng quyền làm chủ căn cứ miền núi, xây dựng làng chiến đấu, vùng giải phóng ở đồng bằng đã tiến lên đánh đổ từng phần chính quyền ngụy ở nông thôn, đồng thời động viên nhân tài vật lực, phát triển lực lượng, kịp thời đánh phá kế hoạch lập ấp chiến lược, lập vành đai an toàn của địch. Nhờ kết hợp tốt giữa tấn công địch với giành quyền làm chủ nên cuối năm 1965 ta đã mở rộng phạm vi làm chủ trên địa bàn toàn huyện, vùng giải phóng liên hoàn, thực lực phát triển toàn diện, chính quyền cách mạng vững mạnh, vây ép địch co cụm vào quận lỵ, thị trấn.

Từ cuối năm 1966 đến năm 1968, quân dân hai huyện Hàm Thuận và Thuận Phong đã trực tiếp đánh Mỹ. Trước kẻ thù mới không cân sức nhưng ta đã kiên trì, bền bỉ vượt qua gian lao ác liệt từng bước tìm ra cách đánh và thắng Mỹ. Có những trận chống càn dài ngày, địch đông hơn gấp 100 lần, nhưng ta vẫn bảo vệ được dân và căn cứ giải phóng. Đến cuối năm 1967, ta đã hạn chế được chiến thuật 2 gọng kềm “tìm diệt và bình định” của Mỹ đồng thời tích cực khẩn trương chuẩn bị mọi mặt góp phần quan trọng vào chiến dịch Tổng tiến công mùa Xuân năm 1968 – đã cùng tỉnh và Quân khu 6 vừa tiến công và nổi dậy trên toàn huyện, vừa tấn công vào Phan Thiết.

Qua những năm tháng ấy, từ chiến trường này, cho phép chúng ta rút ra đôi điều cần thiết:

- Vũ trang tuyên truyền là phương thức cơ bản để tấn công địch và phát triển lực lượng của ta.

- Trước mỗi chiến thuật, chiến lược mới của địch thì lãnh đạo các cấp phải bám sát dân, sát địch, sát chiến trường để kịp thời nắm bắt tình hình tìm cách tháo gỡ khó khăn, duy trì phong trào; từng bước chuyển phương châm, phương thức hoạt động cho phù hợp với thực tế tình hình, có vậy mới giữ và đưa phong trào lên bước phát triển mới.

- Những chủ trương chính sách đúng, hợp quy luật, phù hợp tâm tư, nguyện vọng quần chúng và có phương pháp triển khai tốt, tự nó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của 2 chân, 3 mũi, 3 vùng, 3 thứ quân v.v... Chính từ đó mà tập hợp, thu hút được mọi tầng lớp tham gia. Tự giác, tự nguyện quần chúng sẽ chủ động, sáng tạo dấy lên phong trào như: Phá ấp chiến lược, xây dựng vùng căn cứ giải phóng, đóng góp nhân tài vật lực… Nhờ đó mà ta tạo ra được nền hậu cần nhân dân - hậu cần tại chỗ. Chính vì thế, Hàm Thuận, Thuận Phong đã trở thành vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến của tỉnh.




CHƯƠNG BỐN

CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG, GIỮ VỮNG ĐỊA BÀN, GÓP PHẦN LÀM THẤT BẠI MỘT BƯỚC CHIẾN LƯỢC

VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH”



(8/1969 – 01/1972)

I/- CHUYỂN PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI ÂM MƯU BÌNH ĐỊNH CỦA ĐỊCH.

Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, từ cuối năm 1968 đến năm 1972, địch ra sức “bình định đặc biệt” với chiến thuật “Quét và giữ” nhằm tiêu diệt cơ sở tại chỗ, đẩy lực lượng ta bật xa dân. Từ cuối năm 1968 đến năm 1969, địch liên tiếp hành quân bằng bộ binh kết hợp với cơ giới, phi pháo, chà xát vùng giải phóng, ủi phá địa hình, lấn chiếm vùng ta. Chúng ra sức gom dân, lập lại các ấp chiến lược dọc các trục đường lớn.

Sau Tết Mậu Thân, ngoài việc bắn pháo tầm xa 175 ly vào vùng ta, địch còn dùng lực lượng biệt kích, từng trung đội đổ bộ sâu vào căn cứ, phục đánh các tuyến đường, gây khó khăn, tổn thất cho ta. Nhằm yểm trợ cho việc bình định gom dân, Mỹ đặt nhiều trận địa pháo ở Căng Ê-Sé-píc, Cua Bà Phán, Núi Chùa, Tân Nông, Nỗng Cà Tang, Lầu Ông Hoàng... Riêng đồn ở đỉnh núi Tà Dôn có đèn pha cực mạnh, ban đêm rọi sáng khắp các vùng xung quanh và đến cả khu Tam Giác.

Địch phân công quân Mỹ đánh phá vòng ngoài, lính cộng hòa và địa phương quân vòng giữa, các đoàn bình định, cảnh sát, tề điệp ở vòng trong. Lấn chiếm đến đâu, chúng xây đồn bót đến đó. Dồn dân lần này, địch sử dụng tất cả lực lượng và phương tiện chiến tranh: xe bọc thép, máy bay, mìn, pháo, bắn vào cả khu dân cư, vùng tranh chấp. Đồng thời tập trung xe tăng, xe ủi, xe quân sự, ủi phá địa hình, lập vành đai trắng, cào nhà, xúc dân. Lần này địch tăng cường khống chế dân ở các ấp chặt hơn trước. Ngoài các vòng rào chúng còn sử dụng các loại mìn để giữ ấp. Mỗi ấp địch đóng đồn cấp trung đội hoặc đại đội để khống chế dân, ngoài một đồn chính còn có một số lốc bao quanh ấp, mỗi lốc một tiểu đội. Mỗi xã chúng thành lập một cuộc cảnh sát và đưa số tề lưu vong về lại để củng cố bộ máy đàn áp.

Chỉ trong vòng một tháng địch cào nhà, lùa dân lập vành đai trắng từ Nỗng Cà Tang đến Tân Nông. Tiếp đó cũng với hình thức tương tự chúng đánh các xã Hồng Sơn, Hồng Liêm, Hàm Minh, Hàm Kiệm... Những nơi quân ngụy yếu chúng tăng cường quân Mỹ đóng chốt yểm trợ như ở Tùy Hòa, Xa Ra, Gộp, Tân An, Tân Điền, Bình An, Bình Lâm. Trong năm 1969, dù địch tập trung sức ủi phá địa hình, lập vành đai trắng, nhưng riêng đối với 3 xã Hàm Liêm, Hàm Chính và Hồng Sơn thì chúng chưa thành công, vì bị du kích chận đánh, nhân dân đấu tranh giằng co quyết liệt.

Địch tăng quân số bộ máy kèm, có lúc mỗi huyện đến khoảng 1.000 tên. Đặc biệt vào những tháng cuối năm 1969 và cuối năm 1970, chúng huy động đến Hàm Liêm, Hàm Chính, Hồng Sơn hàng trăm quân với các phương tiện cơ giới, bằng tất cả các thủ đoạn để gom bằng được dân vào các ấp chiến lược.

Năm 1970, từ bình định “cấp tốc”, địch chuyển sang bình định “xây dựng”, bình định “củng cố”, bình định “phát triển”. Chúng quyết tâm dồn hết số dân chưa chịu vào ấp ở các xã: Hàm Minh, Hàm Kiệm, Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hàm Chính, Hàm Trí, Hồng Sơn và Hồng Liêm. Đến tháng 7 năm 1970, địch liên tiếp mở các cuộc hành quân cảnh sát, lấy tên “chiến dịch Phượng Hoàng”: bắt càn, đánh ẩu. Cuối năm ấy, trước khi xuống thang chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu về nước; trong một thời gian ngắn, địch đánh phá Tân Thành, Hàm Minh 60 lượt, có lần chúng sử dụng lực lượng từ 1 đến 3 tiểu đoàn.

Sang năm 1971 quân Mỹ rút khỏi Bình Thuận, địch phải điều quân cộng hòa và phương tiện cơ giới đi chiến trường Tây Nguyên, đồng thời chốt giữ các nơi khác nên sức đánh phá của chúng có giảm. Những năm 1971 –1972 địch chuyển sang bình định “tự vệ, tự quản, tự túc”; lấy quận Thiện Giáo làm trọng điểm. Thời kỳ này địch không đánh ồ ạt mà chủ yếu là dùng bọn biệt kích cải trang ém phục tận căn cứ hoặc tung con tin gián điệp vào hàng ngũ của ta. Trong vùng tạm chiếm, địch sử dụng dân quân tự vệ và phòng vệ dân sự giữ ấp. Xung quanh ấp, địch đánh những bãi mìn Claymo dày đặc, ban đêm, lực lượng ta vào ấp gặp khó khăn, tổn thất.

Thời kỳ 1969 - 1971, địch đã có một số thành công nhất định. Nơi địch lấn chiếm, cơ sở của ta khó hoạt động. Nhiều đội công tác khó liên lạc với cơ sở. Dân các xã giải phóng phải chuyển dần về vùng bản lề và vùng tạm bị chiếm, số còn lại chủ yếu là người có sức lao động. Một số nơi phải ở phân tán 5 - 3 gia đình, công tác sản xuất, bố phòng gặp khó khăn. Tháng 3 năm 1970, Hội nghị Tỉnh ủy Bình Thuận đã đánh giá về những thiếu sót và khó khăn của tỉnh: “Do chủ quan nóng vội, nặng theo hướng giành thắng lợi quyết định, chưa có cơ sở thực tế, coi nhẹ mặt trận chống bình định nông thôn nên kẻ địch làm được nhiều việc, dẫn đến trận địa xã ấp của ta bị mất gần hết”150.

Tháng 4 năm 1971, Hội nghị Tỉnh ủy tiếp tục đánh giá: “Hoạt động của địch cuối năm 1970 và những tháng đầu năm 1971 chúng đã chiếm được một số nơi, lập được bộ máy kèm, vơ vét được sức người, sức của, tăng thêm lực lượng cảnh sát, đào tạo được một số ác ôn nòng cốt trong địa phương quân, dân vệ, nhất là lực lượng ngầm, hình thành tuyến ngăn chặn, khống chế thị xã, để bảo vệ cơ quan đầu não của chúng. Các hoạt động hành quân cảnh sát, chiêu hồi, dụ hàng của địch đã gây cho ta nhiều khó khăn tổn thất. Trên địa bàn xã ấp, từng vùng, từng lúc, thế bám của ta bị dạt ra, lực lượng bên ngoài bị tiêu hao, khó cho việc quần bám, đi sâu hoạt động. Một số nơi cơ sở vỡ, phong trào chựng lại, có nơi tụt xuống. Giành dân, mở rộng vùng giải phóng gặp khó khăn nhất là ở vùng yếu, vùng sâu. Việc xây dựng cơ sở ở vùng trắng càng khó”151

Về ta, những năm 1969 -1971, phong trào toàn huyện bị chựng lại, có mặt thụt lùi. Vùng giải phóng, vùng làm chủ không ổn định, cán bộ hy sinh tổn thất, nhất là đội công tác. Từ mất thế bám đến bị dạt ra xa, không liên lạc được với dân, mất bàn đạp, cơ sở bị tổn thất. Riêng Thuận Phong, từ năm 1969 đến năm 1972, hy sinh 271 đảng viên, đoàn viên, trong đó có 18 cán bộ Đội trưởng, Bí thư chi bộ, Chi ủy viên. Một số ít người dao động chạy về đầu hàng địch. Cơ sở bên trong của hai huyện: Hàm Thuận và Thuận Phong đến cuối năm 1970 còn 2.218, giảm 1.682 người. Bộ đội địa phương tổn thất nặng, có lúc chỉ còn một trung đội thiếu.

Một số đội công tác bị xoá phiên hiệu. Riêng đội công tác phụ trách ấp Gò (Hồng Sơn) trong vòng 6 tháng cuối năm 1971 hy sinh 22, chỉ còn 8 đồng chí. Xã Hàm Chính cũng liên tiếp hy sinh nhiều đồng chí đội trưởng, đội phó và cán bộ xã đội152.

Trước âm mưu, thủ đoạn đánh phá của địch và sự tổn thất của phong trào cách mạng. Tháng 8 năm 1969, Khu ủy Khu 6 lấy Hàm Thuận làm huyện điểm để chỉ đạo đánh phá, bình định, xây dựng phong trào toàn diện. Chấp hành sự chỉ đạo của Khu 6 và Tỉnh ủy Bình Thuận, căn cứ vào tình hình thực tế, từ năm 1968 đến năm 1972, Huyện ủy Hàm Thuận tích cực củng cố tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động .

Tháng 7 năm 1968, Đảng bộ huyện Hàm Thuận tiến hành Đại hội lần thứ III, thời gian 2 ngày, tại Sông Khô (Hàm Trí). Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Ninh làm Bí thư Huyện uỷ. Đại hội đề ra phương hướng: Kiên quyết đánh bại âm mưu bình định của địch, phát triển thế tiến công, tạo thế và lực mới, bảo đảm cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiếp tục giành thắng lợi to lớn và toàn diện. Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kiên trì, bền bỉ liên tục đẩy mạnh đấu tranh chống âm mưu bình định, giành và giữ quyền làm chủ trên nhiều vùng, phá lỏng rã kèm trên các ấp còn lại; chuyển phong trào ở vùng ven, vùng yếu lên; ra sức xây dựng bảo vệ vùng căn cứ.

Sau Đại hội huyện Đảng bộ, tháng 8 năm 1968, Tỉnh ủy Bình Thuận quyết định tách phía nam huyện lập huyện Thuận Nam để dễ chỉ đạo, sát cơ sở:

- Huyện Thuận Nam, gồm 7 xã: Hàm Phong, Mương Mán, Hàm Thạnh, Hàm Cần, Hàm Kiệm, Hàm Mỹ, Hàm Minh do đồng chí Nguyễn Minh Cao làm Bí thư Huyện ủy. Sau đó là các đồng chí Phan Văn Cang, Nguyễn Đức Lương làm Bí thư.

- Huyện Hàm Thuận, gồm 10 xã: Ma Lâm, Hàm Phú, Hàm Trí, Hàm Hưng, Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hàm Nghĩa do đồng chí Nguyễn Ninh làm Bí thư Huyện ủy.

Đầu năm 1969, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Hàm Thuận được thành lập do đồng chí Nguyễn Nhẫn Bí thư kiêm Chủ tịch; Đặng Văn Hải làm Phó Chủ tịch. Các xã căn cứ giải phóng đều thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời.

Mất dân, mất địa bàn là mất tất cả, nên 6 tháng đầu năm 1969, Tỉnh ủy Bình Thuận liên tiếp ban hành 3 chỉ thị về: “Chống bình định cấp tốc của địch”. Trên cơ sở đó, Huyện ủy chỉ đạo cho các xã phải bám trụ, đánh địch, phá kèm, giành dân, không được bỏ trống địa bàn.

Đối với các trọng điểm, Huyện ủy phân công các đồng chí Huyện ủy viên trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy địa bàn xã hoặc đội trưởng đội công tác, dùng hầm bí mật, bám vô ấp chiến lược, xây dựng cơ sở, mở phong trào. Đồng chí Nguyễn Thanh Hiệp làm Bí thư xã Hàm Kiệm; Văn Công Trãi làm Bí thư xã Hàm Liêm; Nguyễn Bá Tường làm Bí thư xã Hàm Chính…Đồng chí Lê Đình Nguyên, Ủy viên thường vụ Huyện ủy huyện Thuận Phong trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy và Trưởng ban chỉ đạo chống dồn dân xã Hồng Sơn153.

Các lực lượng vũ trang của tỉnh phối hợp cùng huyện, xã liên tục vào ấp vũ trang tuyên truyền, vận động dân thực hiện chủ trương “2 chân, 3 mũi”: ngày bung ra đất làm ăn, chiều đem trâu, bò về ấp. Nhờ đó quần chúng có cớ đấu tranh với địch, cất chòi phân tán ở ruộng vườn. Đồng bào ở những nơi bị địch gom vào ấp chiến lược nhiều lần, bà con đấu lý: “Từ trước đến nay chúng tôi bị “lùa” nhiều lần, nhà tan cửa nát; các ông đưa dân vào ấp rồi không giữ nỗi, cách mạng đưa ra - mãi như thế thì dân chết đói…”. Bà con thực hiện tinh thần: “Một tấc không đi, một ly không rời”. Trên địa bàn toàn huyện đã diễn ra hàng trăm cuộc đấu tranh kết hợp chính trị với binh vận, chống địch dồn dân. Nhiều người không làm tờ khai gia đình, không vào phòng vệ dân sự. Nhiều gia đình tìm mọi cách bám lại ruộng đất, sáng đi chiều về, lúc đầu ở gần, dần dần ra xa ấp. Địch bắn pháo, dùng xe ủi phá hoa màu, nhân dân đấu tranh từ thấp đến cao; từ dư luận chỉ trích đến trực diện gặp quận trưởng, tỉnh trưởng, khiêng người bị thương đến đồn, đến trụ sở quận, đòi địch bồi thường.

Đầu năm 1969, chấp hành chủ trương của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam và tỉnh Bình Thuận, gần 200 đồng bào dân tộc thiểu số ở ấp Sông Trao (Ma Lâm) đòi ra rừng chặt tre. Trong dịp Tết Nguyên Đán (02/1969) đồng bào Mương Mán đòi về thăm đất cũ, sửa lại mồ mả ông bà. Đồng bào Mỹ Thạnh đòi về rừng, rẫy cũ để chuẩn bị làm mùa.

Cuộc đấu tranh của đồng bào xã Hàm Mỹ, đòi địch bồi thường tài sản do chúng bắn pháo hư hỏng, kéo dài 2 năm 1968 –1969. Khoảng 40 phụ nữ ở xã Hàm Mỹ, Hàm Kiệm chận xe địch, không để chúng càn phá hoa màu ở khu Ba Hòn.

Tháng 6 và tháng 7 năm 1969, đồng bào các xã Hồng Sơn, Hồng Liêm nhiều lần ngăn cản không cho xe địch phá hoa màu. Ngày 15 tháng 7 năm 1969, một đoàn xe tăng từ Giếng Chanh lên càn phá cánh đồng thôn 1, xã Hồng Sơn. Đồng chí Nguyễn Thị Bính, Phó Bí thư Đảng ủy xã vận động 50 phụ nữ ra giăng hàng chặn xe địch. Trước áp lực ấy, lính Mỹ buộc phải quay đầu xe, chạy theo hướng chỉ tay của quần chúng.

Ở Hàm Chính, khi xe tăng Mỹ chạy băng qua đồng lúa, ông Bảy Hiệu cởi áo nằm chặn đầu xe, buộc 10 chiếc xe phải quay đầu lại. Tên Hai Đoan dẫn đoàn bình định vào đóng quân ở nhà chị Mười Đực (ấp Bình Lâm). Nhất quyết không cho chúng vào, trong lúc xô xác, chị đẩy một tên bình định ngã xuống hố rác. Quyết liệt hơn, các chị Hai Mãn, Ba Liếng, Ba Sách đã dẫn đầu 20 chị ở ấp Bình Lâm lên quận Thiện Giáo đòi địch không được bắn pháo vào xóm làng. Tên Quận Trưởng hoảng hốt chối quanh: “Mỹ bắn chứ không phải chúng tôi”.

Ngày 09 tháng 12 năm 1969, địch bắn pháo vào ấp Bình Lâm (xã Hàm Chính) làm chết 7 và bị thương 11 người. Đồng bào khiêng xác người chết và người bị thương đến quận Thiện Giáo, buộc địch phải bồi thường. Có 42 cốt cán ở thôn Thuận Thắng (xã Hàm Liêm), ba lần tổ chức khiêng thương đến Tỉnh đường tố cáo. Địch phải nhượng bộ chạy chữa cho người bị thương. Nhiều mẹ, nhiều chị thật kiên cường, luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh.

Phong trào đấu tranh chống địch ủi phá, bắn pháo, dồn dân ở các xã Hàm Liêm, Hàm Chính, Hồng Sơn rất kiên cường, quyết liệt. Có lúc địch huy động cả xe tăng, xe ủi, xe GMC đến ủi phá, cào nhà, bắt dân, chở đồ đạc vào ấp. Các má, các chị dùng tình cảm thuyết phục lính, các nữ thanh niên nhảy lên xe giành lại đồ dùng thiết yếu. Những lúc cao điểm địch đã đưa đến những nơi này gần 1.000 quân với đầy đủ các phương tiện để gom khoảng 700 dân. Bình quân hơn 1 tên địch gom 1 người dân; nhưng chúng phải mất trên 2 năm (từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1971) mới gom được người cuối cùng vào ấp chiến lược.

Phong trào “chống dồn dân” nói riêng, phong trào “2 chân 3 mũi” nói chung khá nhất của huyện Thuận Nam là xã Hàm Kiệm. Toàn xã duy trì được trạng thái 3 vùng: Căn cứ, Tranh chấp và Tạm bị chiếm. Chùa Tam Bảo (ở khu ruộng Gò Me) và gia đình mẹ Lê Thị Hường ở Khe ông Minh gần đập Đồng Đế, đã đấu tranh bám chùa, bám vườn đất, không vào ấp chiến lược. Nơi đây đã trở thành bàn đạp đứng chân của đội công tác. Một số thầy chùa và gia đình của mẹ Hường đều là cơ sở trung kiên của cách mạng. Chồng mẹ là ông Phan Văn Phụng (Sáu Phụng) và 3 người con Phan Ngọc Hoàng, Phan Thị Mai và Phan Ngọc Mỹ là cơ sở chí cốt, xuyên suốt những năm 1969 – 1975. Gia đình mẹ không chỉ cung cấp tình hình nhu yếu phẩm, nuôi giấu cán bộ mà còn phục vụ cho ta tổ chức những trận diệt ác hiệu quả.

Đạt được thành tích trên là nhờ ta thực hiện tốt việc tiến công địch với phong trào 2 chân 3 mũi, nhất là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng tại chỗ, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ. Phong trào đấu tranh của quần chúng trong những năm 1969 –1970 tuy ở mức độ đòi dân sinh, dân chủ nhưng phong phú, đa dạng và có nhiều tiến bộ, đã làm giảm sự tổn thất của ta, hạn chế tội ác và kéo dài quá trình dồn dân lập ấp của địch. Có những cuộc đấu tranh của quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang đã bẻ gãy cuộc càn quét của địch. Đội ngũ quần chúng tham gia đấu tranh được tổ chức chặt chẽ hơn. Nhiều nơi ta đã tranh thủ được sự đồng tình của binh lính và gia đình của họ.

Về hoạt động vũ trang, trong mùa xuân năm 1969, ta đã tấn công địch đều khắp trên địa bàn huyện. Đầu tháng 01 năm 1969 đơn vị 430 của Hàm Thuận phối hợp với các Tiểu đoàn 480 và 482 của tỉnh đánh các ấp Bình An, Bình Lâm và bộ phận chặn viện đã tiêu diệt 2 đại đội bảo an. Với sự hỗ trợ của mũi vũ trang, đồng bào các xã Hồng Sơn, Tùy Hòa, Xa Ra, Hàm Trí, Hàm Phú, Hàm Chính, Hàm Liêm… đồng thanh đánh trống mõ, họp mít-tinh, rải truyền đơn, khẩu hiệu, treo băng, cờ, biểu dương khí thế, phá cầu đường, phá bỏ khu tập trung. Có 250 đồng bào ở Bình An, Tầm Hưng về lại xóm Mỹ Thạnh, Hội Nhơn. Đồng bào Bình An chỉ cho bộ đội, đội công tác bắt 5 tên tề điệp.

Cùng thời gian trên, hướng Quốc lộ 1, Đại đội 450 của Thuận Phong phối hợp cùng Tiểu đoàn 186 tập kích đồn Động Bà Hòe. Tuy trận đánh không dứt điểm, nhưng bộ phận chặn viện đánh thiệt hại nặng 2 đại đội ngụy và 1 đại đội Mỹ tại khu vực Ba Cây (đoạn đường từ Phú Long lên Tùy Hòa).

Ngày 21 tháng 3 năm 1969, Tiểu đoàn Đặc công 200C tập kích chi khu Thiện Giáo; đồng thời Đại đội 3/430 tấn công ấp 18 (Ma Lâm), diệt 1 trung đội cảnh sát.

Ngày 05 tháng 6 năm 1969, dưới sự chỉ huy của đồng chí Trần Tấn Lộc (Cao Ly) Huyện Đội trưởng huyện Thuận Phong, Đơn vị 450 cùng Đội công tác Tùy Hòa phối hợp tập kích quân Mỹ đóng dã ngoại ở ấp chiến lược Tùy Hòa. Ta diệt 6 tên Mỹ và 6 tên bình định, trong đó có Đoàn Trưởng xây dựng nông thôn Cao Văn Lầu. Ta hy sinh 4 đồng chí. Trận đánh này tuy chưa tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, ta có tổn thất nhưng bước đầu đã gây cho địch hoang man. Chi đoàn 106 Mỹ và Đoàn bình định nông thôn rút khỏi Tùy Hòa. Ý nghĩa về mặt quân sự là bộ đội địa phương, du kích có thêm kinh nghiệm về cách tập kích quân Mỹ và khẳng định lực lượng huyện cũng có thể đánh và thắng Mỹ. Cùng thời gian này, (tháng 6 năm 1969) Tiểu đoàn 482 tập kích đơn vị Mỹ đóng dã chiến ở ấp Bình Lâm, diệt 1 tiểu đội.

Sau các trận đánh liên tiếp của ta, bọn Mỹ và biệt kích rút khỏi Bình Lâm, Tùy Hòa, Râm Tre Hàm Nhơn… nhờ đó đội công tác bám trụ được các bàn đạp, vào ấp, vũ trang tuyên truyền, đánh phá bình định thuận lợi hơn.

Mùa hè năm 1969, địch đưa 2 chi đội bọc thép lên đứng chân tại Gộp để đánh phá, khống chế căn cứ Lê Hồng Phong và cả vùng Tam Giác (Hàm Thuận). Chúng ủi phá địa hình dồn dân các xã Hồng Sơn, Hồng Liêm, Hàm Trí vào ấp Gộp và lập ấp Gò. Trong suốt quá trình chống địch dồn dân, ủi phá địa hình, du kích xã Hồng Sơn dùng đầu đạn tự tạo diệt 14 xe tăng, xe ủi.

Trong 10 ngày (từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 8 năm 1969) du kích hai xã Hồng Sơn, Hồng Thịnh gài trái và đầu đạn tự tạo đánh địch càn vào căn cứ, diệt và làm bị thương 160 tên, phá hủy 15 xe bọc thép, xe ủi; làm cho 2 chi đội xe bọc thép đóng ở đồn Phi Hổ (Gộp) không dám ngang nhiên càn phá như trước.

Gần một tháng chiến đấu quyết liệt (từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 20 tháng 6 năm 1969) du kích các xã Hàm Liêm, Hàm Chính đánh thiệt hại 21 xe bọc thép, xe ủi, làm thất bại âm mưu ủi phá địa hình, lập vành đai trắng của địch ở Tam Giác. Riêng du kích Hàm Chính diệt trên 10 xe tăng, xe ủi. Du kích xã gài nhiều bãi mìn dày đặc, đánh trái nổ trên ngọn cây, bắn máy bay địch, trực thăng Mỹ phải thả thang dây cho lính leo lên chứ không dám hạ xuống mặt đất.

Hàng ngày, xe bọc thép Mỹ từ đồn Tân Nông thường chạy qua Thuận Thắng đánh phá. Nắm được quy luật ấy, hai em thiếu niên: Xí và Bảy là du kích mật xã Hàm Liêm dùng xe cải tiến nhỏ kéo đầu đạn đặt ở Suối Tam Bảo. Với cách đánh này trong đợt chống dồn dân, ủi phá địa hình ở Tam Giác, hai em đã làm hỏng một số xe bọc thép.

Vào một buổi chiều tháng 9 năm 1969, một đại đội địch từ Kim Bình lên ruộng Mun bắn phá, rồi bí mật ém lại 1 trung đội. Lực lượng của đội công tác Hàm Nghĩa và đội công tác Hàm Thắng tưởng địch đã rút hết. Nhưng khi tiếp cận vào chòi ruộng Mun thì phát hiện địch, ta nổ súng. Biết lộ nên bộ phận còn lại rút quân. Trên đường về ấp, chúng bị đội công tác xã Hàm Thắng chặn đánh, làm chết 3 và bị thương 8 tên.

Năm 1969, cùng với lực lượng trên, bộ đội địa phương, đội công tác và du kích các xã Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hàm Chính, Hàm Hưng, Ma Lâm, Hồng Sơn, Hàm Đức… đã bám đánh địch khá tốt. Nổi bật là đội công tác Hàm Hưng và Ma Lâm đã đánh mìn, phục kích bao vây bắn tỉa bọn địch ra vào đồn Nỗng Cà Tang. Có lần du kích các xã khiêng những thùng chất độc hóa học của Mỹ lên trên đầu hướng gió, đánh nổ bay hơi ngạt vào đồn Tân Nông và Nỗng Cà Tang. Trong 6 tháng liền, riêng du kích Hàm Hưng đã loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch và làm thiệt hại nhiều xe quân sự, trong đó có 6 xe bọc thép, góp phần bao vây cô lập đồn Nỗng Cà Tang.

Đầu tháng 6 năm 1969, Tiểu đoàn 490B, Đặc công tỉnh đánh đồn (ở km 11, phía Nam Phan Thiết) thuộc ấp Thuận Nghĩa, xã Hàm Kiệm. Sau hơn 01 giờ chiến đấu, ta đã làm chủ trận địa, diệt 2 trung đội bảo an, một đoàn bình định, thu toàn bộ vũ khí. Trong đó có 1 đại liên, 4 trung liên và 2 máy PRC25. Địch chết và bị thương 51 tên; ta hy sinh hai và bị thương 1 đồng chí.

Khoảng 3 tháng sau, đêm 10 tháng 9 năm 1969, Tiểu đoàn Đặc công 490B đánh đồn nằm sát Quốc lộ 1 (xã Hàm Kiệm), cách Phan Thiết 18 cây số về phía Nam, do Đại đội 887 bảo an chốt giữ. Ta thu và dùng máy bộ đàm PRC25 làm việc với địch ở đồn “Gíó Ngàn Phương” trên núi Đất, lừa chúng là đã đẩy lui “Việt Cộng” về phía Nam để bọn này bắn pháo vào chỗ không người. Ta diệt toàn bộ quân địch, đánh sập 1 nhịp của cầu 18, bắt sống 2 tù binh, ta hy sinh 2, bị thương 1 đồng chí.

Với những thành tích tiêu biểu, Hàm Thuận đã được Tỉnh ủy Bình Thuận đánh giá: “Đánh tương đối tốt là bộ đội địa phương huyện Thuận Nam, Hàm Thuận và du kích các xã: Hàm Liêm, Hàm Chính, Hàm Hưng. Các đơn vị này có những trận đánh mạnh, đánh đau, diệt nhiều địch, phá bình định hỗ trợ cho phong trào quần chúng phá kèm, giành quyền làm chủ, duy trì hoạt động tấn công liên tục trong suốt đợt hè 1969”.

Sau khi huyện Thuận Nam được thành lập, từ năm 1969 trở đi, phong trào của Huyện có nhiều chuyển biến, một trong những trận diệt ác có ý nghĩa, gây tác động lớn là diệt tên Phan Văn Trạng ở xã Hàm Kiệm. Sau Tết Mậu Thân, quận Hàm Thuận tăng cường tên Phan Văn Trạng và một số cảnh sát ác ôn về kềm kẹp, khống chế quần chúng ở các ấp Thuận Nghĩa, Gò Bồi... Cơ sở bên trong bức xúc đề nghị, đồng thời chủ trương diệt ác, phá kèm nên huyện ủy huyện Thuận Nam quyết định diệt bọn này. Đội an ninh vũ trang Huyện phối hợp với Đội công tác xã Hàm Kiệm lên kế hoạch, phương án cụ thể. Em Phan Ngọc Mỹ, một thiếu niên mưu trí, dũng cảm (là du kích mật) được phân công nắm tình hình, cung cấp quy luật đi lại của địch và trực tiếp làm ám tín hiệu phục vụ trận đánh. Đội an ninh vũ trang phân công các anh: Tâm, Minh, Tiến, Mười do anh Săng đội phó trực tiếp chỉ huy trận đánh. Lực lượng trên được chia thành 2 tổ, đào hầm ém quân (cách nhau khoảng 100 mét) sát Quốc lộ 1, tại Km 10 về phía Nam Phan Thiết.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 28 tháng 02 năm 1969 (13 tháng Giêng năm Kỷ Dậu), khi 3 tên cảnh sát chạy Honda lọt vào ổ phục kích, em Mỹ làm ám hiệu bằng cách lấy nón ra khỏi đầu. Tổ 1 lập tức nổ súng, tên Trạng rồ máy vượt qua, tổ 2 nhanh chóng khóa đuôi và đuổi theo hạ gục hắn. Trong lúc ấy, hai tên còn lại bắn anh Săng bị thương. Các chiến sĩ ta đồng loạt xung phong, anh Tâm bọc hậu diệt tiếp 2 tên ác.

Đây là trận diệt ác điển hình trong toàn tỉnh lúc bấy giờ. Ta diệt gọn 3 tên ác ôn trên địa bàn trống trải, giữa ban ngày, đồng bào hả hê, phấn khởi. Tỉnh ủy Bình Thuận biểu dương và tặng Đội an ninh vũ trang huyện 3 khẩu súng ngắn do chính anh em thu được trong trận đánh này.

Để trực tiếp hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng bên trong, khoảng 4 giờ sáng ngày 26 tháng 3 năm 1969 (nhằm ngày 9 tháng 2 năm Kỷ Dậu), nhân lúc tên Giác ấp trưởng ấp Tân Thành ngủ say, hai cơ sở nội tuyến trong phòng vệ dân sự đã khôn khéo lấy lựu đạn của y để diệt y. Giác chết tại địa điểm canh gác của phòng vệ dân sự, nên địch cho rằng do Giác bất cẩn tự làm nổ lựu đạn.

Tháng 8 năm 1969, sau khi gom được một số dân vào ấp chiến lược Tùy Hòa, địch xây đồn và trụ sở xã. Tên Bảy Bỗng, cảnh sát quận xuống đây đôn đốc việc thi công. Trong thời gian này địch tạm thời lấy nhà ông Thợ Tám làm trụ sở và buộc dân đến đó kê khai lý lịch, làm sổ gia đình. Vào một buổi sáng, tháng 9 năm 1969; Đội công tác Tùy Hòa bố trí cơ sở chuyển quả mìn định giờ chôn vào chỗ làm việc của bọn tề xã. Đúng giờ, mìn nổ, Bảy Bỗng chết, Huỳnh Tấn, xã trưởng xã Tùy Hòa trọng thương.

Tại cuộc cảnh sát Xa Ra, đội công tác Xa Ra hướng dẫn du kích mật đánh mìn diệt cuộc trưởng Nguyễn Tri chết và một số tên cảnh sát khác bị thương.

Từ một số kết quả bước đầu của phong trào 3 mũi giáp công, cuối năm 1969, Huyện ủy Hàm Thuận mở hội nghị “Du kích chiến tranh” nhằm đúc kết, rút kinh nghiệm và tìm phương cách chống âm mưu “bình định” của địch. Một trong những kết luận của Hội nghị là: “Muốn chuyển mở phong trào phải phối hợp chặt chẽ các lực lượng, đặc biệt là tổ chức lực lượng tại chỗ, diệt bọn ác trực tiếp kèm, đồng thời có lực lượng bên ngoài hỗ trợ”. Kết luận này sớm được vận dụng trong toàn Huyện và đã góp phần làm chuyển biến phong trào.

Trước tình hình Hàm Thuận hết sức ác liệt, khó khăn, tháng 8 năm 1969, Khu uỷ Khu 6 chọn Hàm Thuận làm điểm để chỉ đạo đánh phá kế hoạch bình định của địch để rút kinh nghiệm. Trực tiếp chỉ đạo là đồng chí Trần Lê, Bí thư Khu uỷ (Từ đó Hàm Thuận có mật danh “huyện X” từ năm 1970 cho đến ngày giải phóng). Địch tăng cường phản kích mạnh. Chúng càn quét, đánh phá, bố ráp khắp nơi khiến cho ta hy sinh, tổn thất và gặp nhiều khó khăn. Một số cán bộ dao động, số ra dân, số bỏ ra rừng nên lực lượng ta ngày càng mỏng. Các đội công tác còn rất ít người, hoạt động yếu không thể vô ấp được dẫn đến tình trạng lương thực ngày càng thiếu thốn nghiêm trọng. Trước tình hình đó, năm 1970, Huyện uỷ Hàm Thuận chỉ đạo thành lập các khu để tăng sức mạnh lực lượng. Khu A (Hàm Liêm, Hàm Thắng), Khu B (Hàm Chính, Hàm Hưng), Khu C (Ma Lâm Kinh, Ma Lâm Chàm, Ma Lâm Thượng), Khu D (Hàm Phong, Hàm Hiệp). Riêng Khu A thành lập Trung đội vũ trang (còn gọi là B vùng) do đồng chí Năm Hiệp (Năm Chông) làm B trưởng. Nhờ thành lập Khu, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban cán sự khu nên các Đội công tác liên kết tổ chức vào ấp vũ trang, tuyen truyền thuyết phục, vận động lương thực thụân lợi hơn.

Đầu năm 1970, thực hiện chủ trương mở chiến dịch Xuân –Hè của tỉnh, lực lượng địa phương phối hợp với chủ lực liên tục đánh vào các ấp với tinh thần: áp sát ấp, trụ đánh cả ban ngày. Ở các ấp dọc Đường 8, Quốc lộ 1, ta đã duy trì được phong trào tiến công địch.

Nắm được quy luật của quân Mỹ là hay dùng xe bọc thép duỗi ra đánh phá vùng Tam Giác, nên C3/430 đã dùng mìn đánh xe bọc thép Mỹ. Sáng ngày 10 tháng 4 năm 1970, xe Mỹ trong đồn Nỗng Cà Tang vừa duỗi ra bị trái nổ làm hỏng 1 xe M113, chết 4 tên Mỹ. Chiều hôm ấy chúng lại càn xuống Láng Sạn, qua Râm Tiên liền đụng phải mìn của ta, 1 xe M113 hỏng nặng nằm tại chỗ, chết 5 tên Mỹ. Những năm 1969 - 1970, bằng phong trào nhân dân du kích chiến tranh, du kích các xã và đơn vị 430 diệt khá nhiều Mỹ, ngụy.

Trên mặt trận diệt ác, ta đánh nhiều trận thối động, có tác dụng mở phong trào. Đầu tháng 02 năm 1970, vừa chập choạng tối, Đội công tác Hàm Hưng cải trang đóng vai con chiêng đi lễ vào sát nhà thờ Tầm Hưng, gần đồn giặc đánh tên ấp Trưởng bị thương, diệt tên Tắc ấp Phó, thu 1 súng Thomson.

Xã Hàm Phú tổ chức phối hợp giữa du kích và cơ sở nội tuyến diệt ác thành công. Sau quá trình chuẩn bị, chị K đã giác ngộ được anh M trong hàng ngũ dân vệ. Sáng ngày 07 tháng 3 năm 1970, du kích bắn tỉa chết tên cảnh sát trong lúc hắn đang xét cổng ấp 18. Địch bối rối, xúm quanh xác chết; trong tư thế sẵn sàng, anh M ném quả M26 trúng đích, chết thêm 2 và bị thương 2 tên; địch hoang mang rúng động.

Đêm 09 tháng 3 năm 1970, một Tiểu đội du kích xã Hàm Liêm vào ấp Tân Điền nắm tình hình, đặt mìn tại quán cà phê nhà ông Chín Hưng (ở km số 5 Đường 8, phía Bắc Phan Thiết). Phần lớn lực lượng rút ra ngoài ấp nằm yểm trợ, chỉ để 2 chiến sĩ ém trong đống rơm chờ thời cơ thuận lợi. Như thường lệ, khoảng 6 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1970, một tiểu đội bình định và cảnh sát kéo đến quán uống cà phê. Hai chiến sĩ du kích cho mìn nổ rồi xông lên dùng súng AK tiêu diệt những tên còn lại. Địch chết 4, bị thương 4, trong đó có tên Hiếu, Trưởng phân chi cảnh sát. Đại liên trong đồn gần đó bắn rát, nên đồng chí Hồ Văn Trường thôn Đội trưởng hy sinh trong lúc rút lui. Sau trận này địch dừng kế hoạch gom dân lập ấp ở đây.

Tên Mười Chấm, Cuộc trưởng cảnh sát xã Tân Phú Xuân, thường truy bắt cơ sở. Du kích xã Hàm Liêm tổ chức diệt nhiều lần nhưng chưa được. Vào một đêm hè oi bức (tháng 4 năm 1970), tổ du kích đột vào ấp Tân An, gài mìn sát bên lề Đường 8, đầu dây được đặt vào nơi kín đáo tại chợ chiều. Đúng như dự kiến, lúc 17 giờ, Chấm đi bộ lên đồn, khi vừa đến quả mìn – trong chợ chị Năm Tiến cho chập giây mìn. Tiếng nổ chính xác kết liễu cuộc đời tên ác ôn. Phiên chợ đang đông mọi người bung chạy hỗn loạn, địch không tìm ra manh mối, đồng bào hả giận, vui mừng.

Chị Năm Tiến là một trong những du kích mật thuộc ấp Tân An, xã Hàm Liêm gan dạ, xông xáo. Chị thường dẫn đường hoặc đóng vai chiến sĩ đội công tác vào ấp vũ trang tuyên truyền, rải truyền đơn, dán khẩu hiệu, phát loa làm binh vận. Vào một đêm cuối năm 1970 trong lúc đang làm nhiệm vụ, bị địch phục bắn hy sinh. Bà con vô cùng thương tiếc và đã khiêng xác chị đến quận đấu tranh, buộc địch bồi thường vì tội bắn dân lành.

Tên Ngô Trí (Tư Chi), Xã trưởng xã Kim Ngọc đã gây nhiều tội ác với nhân dân. Đêm 13 tháng 9 năm 1970, Đội công tác xã Hàm Thắng về gài mìn ngay chiếc cầu bắc qua con mương để vào nhà của y, đồng thời bố trí 2 du kích ém quân chờ thời cơ thuận lợi. Mãi đến chiều hôm sau (ngày 14 tháng 9 năm 1970), Chi từ nhà riêng đi ra. Dù địa thế trận đánh nằm giữa vòng vây của đồn giặc nhưng chiến sĩ ta vẫn bình tĩnh bấm mìn. Một tiếng nổ như trút căm hờn lên đầu tên bán nước. Song tình thế lại khó khăn thêm, quả mìn bị ngã úp, hướng tạt mảnh bị lệch, không sát thương. Chi bung chạy vào nhà kêu cứu. Lính trong đồn gần đó nhả đạn như mưa. Không thể chần chừ, hai đồng chí du kích táo bạo đuổi theo dùng súng AK trừng trị. Trước cái chết của Chi, bọn tề rúng động, nao núng, nhân dân vô cùng phấn khởi, hả hê.

Ở ấp Kim Bình (xã Hàm Thắng), đặc biệt là khu vực từ xóm Ruộng Bà Dương đến cầu Năm Mương (gần 2 đồn Kim Bình và Kim Ngọc), nhưng đã trở thành địa điểm diệt ác, mở kèm điển hình trong toàn tỉnh. Từ năm 1966 đến 1974, du kích, Đội công tác xã Hàm Thắng đã diệt tại chỗ trên 10 tên ác ôn. Các tên tay sai đã lần lượt đền tội như: Trương Xuân Quận (Trương Dòi), Nguyễn Văn Lê (Sáu Dái), Sáu Cái, Mãi, Nguyễn Văn Được, Trần Văn Đực, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Keo, Ngô Trí, Võ Kiệm...

Thực hiện Chỉ thị số 136 của Trung ương Cục Miền Nam và chủ trương của Tỉnh ủy Bình Thuận, các Đảng bộ từ huyện đến tỉnh đều tổ chức Đại hội. Tháng 5 năm 1970, Đảng bộ huyện Thuận Phong Đại hội lần I, tại Hồng Thịnh, bầu đồng chí Nguyễn Hữu Tín làm Bí thư Huyện uỷ. Đảng bộ Thuận Nam tổ chức Đại hội lần thứ I tại Hàm Kiệm, bầu đồng chí Nguyễn Đức Lương (Sáu Thiết) làm Bí thư Huyện uỷ. Đảng bộ huyện Hàm Thuận tiến hành Đại hội lần thứ IV, bầu đồng chí Nguyễn Nhẫn làm Bí thư Huyện uỷ. Đại hội đã kiểm điểm nghiêm túc và rút ra một số mặt yếu kém như: diệt ác chưa nhiều, cơ sở còn yếu, chuyển mở phong trào còn hẹp, mức làm chủ còn hạn chế. Từ đó Đại hội đã đề ra phương hướng trong 2 năm 1970 –1971 là: “Động viên toàn Đảng, quân, dân trong huyện cố gắng lớn nhất, liên tục tấn công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, đánh bại về cơ bản âm mưu bình định của Mỹ - Ngụy; phá ấp mở vùng, giành quyền làm chủ nông thôn. Phát động quần chúng nổi dậy, xây dựng thực lực mạnh về chất lượng và số lượng, làm nòng cốt cho phong trào 2 chân 3 mũi. Trên cơ sở đó động viên sức người, sức của phục vụ tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ”.

Về hoạt động vũ trang, được sự chi viện của bộ đội Quân Khu 6 và Tỉnh đội Bình Thuận với sự nỗ lực của các lực lượng địa phương; trong 2 năm 1970 –1971, Hàm Thuận và Thuận Phong liên tục mở những đợt tấn công, tạo thế cho phong trào đấu tranh chính trị, binh vận phát triển.

Riêng huyện Thuận Phong, trong năm 1970 đã tổ chức được 325 trận đánh, diệt và làm bị thương 1.068 tên (có 153 Mỹ). Năm 1971 đánh 128 trận, diệt và làm bị thương 378 tên địch. Quân dân Hàm Thuận trong năm 1971 đánh 322 trận, diệt và làm bị thương 762 tên.

Một trong những trận đánh tiêu biểu của bộ đội huyện Thuận Phong là tập kích trung đội bảo an chốt giữ Cầu Ông Tầm, ngày 15 tháng 6 năm 1970. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Huỳnh Tấn Lộc - Huyện Đội trưởng và đồng chí Nguyễn Văn Minh, Chính trị viên Huyện Đội; hai đơn vị 450 và 452 phối hợp chặt chẽ cùng du kích xã Hồng Sơn, dùng mìn ĐH25 mở rào diệt mục tiêu. Sau 10 phút chiến đấu, quân ta diệt gọn trung đội bảo an đóng giữ Cầu Ông Tầm, giết tại chỗ 15 tên, thu 1 đại liên M60, 1 cối 60 ly, 12 quả đạn cối, 12 súng AR15; phá hủy 2 lô cốt, san bằng vị trí chốt giữ cầu.

Trong 2 năm 1970 –1971, chiến trường Hàm Thuận, Thuận Phong diễn ra trên 1.000 trận, trong đó có rất nhiều gương chiến đấu tốt, trận đánh hay. Một trong những lần phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng bên trong và bên ngoài; lực lượng tỉnh, huyện và đội công tác với 3 mũi giáp công - đó là trận đánh Cầu Ngựa (ở Ma Lâm). Để phòng thủ phía Nam quận lỵ quận Thiện Giáo, địch xây 9 hầm và cụm lốc154 ở phía Bắc Cầu Ngựa (km 15 Đường 8). Đây là điểm phòng thủ kiên cố. Chính tên Hồi, Trung đội trưởng Nghĩa quân tuyên bố: “Việt cộng đánh được công sự này tao kêu chúng bằng cha”.

Đội công tác ấp Tân Thành chuẩn bị kế hoạch đánh Lốc này và phân công cơ sở Đặng Thị Mai móc nối, làm việc với anh Ba Hay (Mai Văn Hay), là cơ sở nội tuyến của ta trong lực lượng phòng vệ dân sự phục vụ trận đánh. Sau 3 tháng dày công chuẩn bị, vào một đêm mưa 16 tháng 6 năm 1971, đội công tác Tân Thành phối hợp cùng 1 trung đội thuộc Tiểu đoàn 482 bắt đầu trận đánh. Đồng chí Lương Thanh Hà, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 482 trực tiếp chỉ huy. Khoảng nửa đêm lực lượng ta lọt vào đồn địch, đúng vào phiên gác của anh Hay theo kế hoạch đã hợp đồng. Bộ đội vào trước nhưng thấy mìn địch còn nguyên, chưa tiến lên. Khi đồng chí Hồ Quốc Nam, đội phó đội công tác, nghe tiếng hát làm ám tín hiệu của anh Hay, đồng chí Nam hiểu là mìn đã cắt dây, hất quả mìn sang một bên. Toàn lực lượng đồng loạt xông vào công sự địch. Chúng đang ngủ ngon giấc dưới hầm ngầm, các chiến sĩ ta tung thủ pháo vào hầm. Địch hoàn toàn tê liệt. Trong vòng 15 phút ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1 trung đội nghĩa quân (dân vệ), thu 7 súng, bắt 3 tù binh. Trong lúc súng ta nổ giòn, cơ sở trong ấp nhanh chóng treo cờ, rải truyền đơn, phát huy chiến thắng.

Sau khi gom được dân vào ấp, đồng thời với việc truy bắt cơ sở, địch thường dùng lực lượng nhỏ giữ cầu và đường, gài nhiều bãi mìn quanh ấp nhất là mìn Claymore. Lính bảo an, dân vệ bung ra ngoài phục kích các vòng đai, các ngõ đi lại của ta. Đội công tác hồi ấy biết rà, gỡ mìn, dùng mìn ấy đánh trả nhưng vào ấp vẫn thường phải hy sinh.

Trước tình hình đó, ta rút kinh nghiệm chuyển phương thức hoạt động: luồn sâu, đi êm, bám vào trong ấp để phát động quần chúng. Chuyển biến rõ nét nhất là từ sau Đại hội Đảng bộ huyện (tháng 5 năm 1970) và sau khi thực hiện Chỉ thị số 33 và Chỉ thị số 01 của Trung ương Cục miền Nam. Ta xốc lại lực lượng, phân công các đồng chí huyện uỷ viên xuống trực tiếp làm mảng trưởng, phụ trách các đội công tác. Thuận Phong chia làm 3 mảng; Hàm Thuận chia làm 5 khu để tiện việc chỉ đạo. Phần lớn các đồng chí dũng cảm, xông xáo, bám ấp, bám dân.

Các đội công tác bám sát ấp, sát dân, sát địch. Nhiều đội công tác như Hồng Sơn, Hàm Đức, Hàm Nhơn, Hàm Thắng, Hàm Liêm, Hàm Chính bám trụ ở sát đồn địch. Cán bộ dùng hầm bí mật trụ trong râm tre, bờ sông, bờ suối quầng nhau với giặc.

Nhờ đó, có nơi đội công tác bám được trong ấp, ở vùng bản lề, hoặc ven vành đai. Quan trọng nhất là cán bộ tiếp xúc được cơ sở, lãnh đạo được chi bộ, tổ đảng bên trong, sát phong trào tại chỗ. Với sự hy sinh chịu đựng của lực lượng an ninh, bộ đội, các đội công tác, không những giúp cho ta chỉ đạo kịp thời mà còn làm cho dân gắn bó với cách mạng. Đảng gắn với dân, dân gắn với Đảng. Đảng, quân, dân quyện chặt vào nhau để chiến đấu và chiến thắng.

Một trong những cán bộ chỉ huy tiêu biểu của Hàm Thuận là Huyện Đội trưởng Lương Văn Năm. Tháng 5 năm 1971, trong trận chỉ huy đơn vị tập kích ấp chiến lược Bình Lâm (xã Hàm Chính), đồng chí Năm đã anh dũng hy sinh. Anh Năm là Huyện Đội trưởng của Hàm Thuận trong những năm ác liệt (1968 - 1971). Anh hùng Lương Văn Năm không chỉ là một chỉ huy mưu trí, gan dạ, kiên quyết mà còn là một cán bộ sống giản dị, hòa mình, sẵn sàng chia sẻ gian khó, hiểm nguy cùng đồng đội. Anh được đồng đội, đồng bào tặng cho một cái tên thân thương “Năm Lao” và đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Nhờ có hầm bí mật, có cơ sở nuôi giấu cung cấp tình hình nên cán bộ gần dân, gần cơ sở, nắm được tình hình, triển khai nhanh các chủ trương, tạo lòng tin cho quần chúng. Từ đó ta diệt được ác, phá được kèm, phát triển lực lượng; uy hiếp địch ngay trong ấp, tạo điều kiện cho bên ngoài hỗ trợ, phối hợp đẩy mạnh phong trào 2 chân, 3 mũi. Đến cuối năm 1971 phong trào toàn huyện chuyển biến, vươn lên rõ nét.

Nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ đã thể hiện tinh thần sẵn sàng hy sinh trước gian nguy, ác liệt, lăn lộn, tận tụy bám phong trào, vượt qua những bãi mìn dày đặc của địch để vào ấp vận động quần chúng. Với lòng yêu nước, được giác ngộ cách mạng, nên vùng đất dù nghèo khổ, khô cằn, luôn bị địch tàn phá, nhưng nhân dân trong huyện đã góp nhiều tài sản, xương máu cho kháng chiến. Trong 2 năm 1970 –1971, đồng bào Thuận Phong đóng góp khoảng 5 triệu đồng, hàng chục thanh niên thoát ly, đi dân công dài hạn, và hàng trăm dân công ngắn hạn. Riêng năm 1971, nhân dân Hàm Thuận đóng góp trên 2 triệu đồng, 28.489 giạ lúa (khoảng 200 tấn), 1.304 giạ gạo (10,5 tấn) và hàng chục thanh niên thoát ly.

Trong phong trào chống bình định của địch, phá ấp mở kèm, giành quyền làm chủ, quân dân toàn huyện đã làm cho bọn ác ôn trực tiếp kèm phải sống trong kinh hoàng, thấp thỏm, lo âu, mất ăn, mất ngủ. Ngoài những trận đánh của các lực lượng vũ trang, đội công tác; bọn địch còn có thể phải đền tội ở mọi nơi, mọi lúc do các tay súng của du kích mật mà phần lớn là thiếu niên, nữ thanh niên. Các xã Hồng Sơn, Hàm Liêm, Hàm Chính, Ma Lâm… có nhiều em thiếu niên gan dạ, mưu trí, táo bạo, bám ác ôn rất sát, nắm chắc quy luật đi lại, sinh hoạt của chúng. Các em đã đánh đau, đánh đúng đối tượng kèm, đánh liên tục và có hiệu quả cao.

Tên Trung, thám báo ở Ma Lâm thường lên ấp 18 (xã Hòa An) dò la nắm tình hình, đội công tác ở đây phân công em Nguyễn Văn Thanh tìm cách diệt y. Vào một buổi sáng tháng 2 năm 1971, thấy Trung chơi bài ở nhà bên, Thanh liền cầm chắc khẩu súng ngắn núp bên cánh cửa. Nhân lúc Trung đang chia bài, Thanh bình tĩnh dí súng vào ót tên ác ôn bóp cò. Trung chết ngay tại chỗ. Thanh mang súng thoát ly luôn. Khi địch bắt cha của Thanh tra tấn; đội công tác hỏi: “Sao em không cản cha đừng chơi bài với nó?”. Mới 15 tuổi nhưng Thanh đã nói lên suy nghĩ chín chắn của mình: “Em đã nghĩ kỹ rồi, nếu không có ba em, thì tên Trung chơi bài với ai để mình diệt. Cha em già rồi có hy sinh cũng được”.

Đoàn bình định số 13 vừa mới được thành lập, chúng tổ chức ăn mừng tại nhà bà Phó Thầy ở ấp Lâm An (Ma Lâm). Tổ an ninh mật ở đây theo dõi, bám sát bọn này. Khoảng 20 giờ ngày 11 tháng 3 năm 1971, hai chị cảnh giới, một chị tung lựu đạn vào bàn nhậu. Sau tiếng “đoành”, là tiếng rên khóc náo động. Trong 6 tên đền tội, có cả phó trưởng đoàn, số còn lại đều bị thương. Bị đánh phủ đầu, sau một thời gian dài bọn này mới củng cố lại được.

Sau trận ấy, địch bắt những người bị tình nghi hàng tuần phải đến trình diện tại trụ sở cuộc cảnh sát xã Hòa An. Trong điều kiện mới, cơ sở an ninh mật lại nghĩ ra cách đánh mới. Đội an ninh vũ trang huyện bố trí cho cơ sở chuyển vào cho tổ an ninh 2 quả bí rất giống nhau: một quả để nguyên, một quả khoét ruột đặt mìn hẹn giờ thật khéo và kín đáo.

Ngày 15 tháng 9 năm 1971, ba chị an ninh mật lập thế chuyển 2 cái giỏ có 2 quả bí đến nơi trình diện. Nếu địch chặn hỏi các chị sẽ nói: “Sẵn dịp đi chợ về bọn em ghé trình diện”. Vào cuộc cảnh sát, nhân lúc đông người, chị Thanh nhanh chóng đặt quả bí có mìn vào nơi đã định, rồi chị xách giỏ bí không có mìn của chị Xí trao, quay ra cổng về trước cho địch khỏi nghi. Trình diện xong cũng vừa lúc hết giờ hành chánh, 2 chị còn lại thong thả cùng bà con ra về.

Liền sau đó, một tiếng nổ lớn, trụ sở cuộc cảnh sát xã Hòa An sát bên cạnh quận lỵ Thiện Giáo bỗng chốc thành đống gạch vụn. Địch chạy nhốn nháo, báo động khẩn cấp, huy động lực lượng bao vây, lùng sục. Quả bí ấy đã diệt tại chỗ 4 tên địch, trong đó có thiếu uý Tĩnh, cuộc trưởng và tên trung úy Hai được cấp trên biệt phái xuống đây đôn đốc chiến dịch đôn quân bắt lính; 4 tên khác bị thương.

Tên Sen cảnh sát quận Thiện Giáo xuống làm Trưởng cuộc cảnh sát xã Tùy Hòa thay cho tên Bỗng vừa đền tội. Đội công tác Tùy Hòa liền bố trí cơ sở nắm tình hình và chuyển ra cho đội công tác 3 bộ quần áo cảnh sát dã chiến.

Vào một sáng tháng 7 năm 1971, Đội trưởng Nguyễn Văn Còn cùng 2 chiến sĩ cải trang đóng vai cảnh sát dã chiến bình tĩnh đi vào nơi làm việc của Sen. Khi cơ sở bên trong làm ám hiệu, chiến sĩ ta nổ súng. Sen ngã gục tại bàn làm việc, một số tên khác bị thương. Ta rút lui an toàn.

Kết hợp với tiếng súng diệt ác, nhân dân Tùy Hòa rỉ tai tác động bọn địch: “Không nơi nào cách mạng không vào được, anh em thấy đó, mấy tên Bỗng, Sen… do gian ác mà chết”. Bọn địch nao núng, dân vệ giảm lùng sục, lực lượng ta vào ấp thuận lợi, dễ dàng hơn.

Những năm 1971- 1972, dù địch đánh phá ác liệt, nhưng các xã Hàm Liêm, Hàm Chính, Hồng Sơn, Hàm Thắng vẫn xây dựng lực lượng tại chỗ khá mạnh; có chi bộ, chi đoàn, du kích, an ninh mật. Có Ban cán sự các đoàn thể, tổ binh vận chuyên trách; lực lượng bên trong phối hợp với bên ngoài đồng bộ, nhịp nhàng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ: đánh địch, vận động quần chúng, cung cấp nhân tài vật lực, nuôi giấu che chở cán bộ, cung cấp kịp thời tình hình địch.

Hai tổ du kích mật ở ấp Tân An và Tân Điền (xã Hàm Liêm) đánh khá tốt155. Đầu năm 1971, một tiểu đội lính đang đào công sự trong vườn nhà chị Xí; nhân lúc bọn chúng đang cụm lại nghỉ trưa, chị Xí vào bếp lấy quả lựu đạn, ném đúng đích giữa ban ngày, diệt nguyên tiểu đội địch (7 tên). Khi bị bắt, bằng lý lẽ đanh thép, chị Xí nói: “Tôi dại gì mà ném lựu đạn trong nhà mình, có mẹ và em tôi trong đó”; cuối cùng chúng phải thả chị về.

Tổ du kích mật ở Tân Điền cũng đánh địch liên tục. Các cô: Bền, Hường, Hạnh, Hiện phối hợp cung cấp tình hình, giúp cho Cậu Mười Trung diệt tên Giống - ấp phó an ninh.

Mãi đến đầu năm 1971, địch mới gom được dân Hồng Sơn vào ấp Gò. Thấy đêm nào chúng cũng đào công sự, em Ngại du kích mật xin đội công tác cho trái nổ để đánh địch. Đội công tác giấu quả M26 vào quả bầu xanh cho Ngại chở vào ấp. Trời vừa chập choạng, đang ăn cơm với gia đình, thấy bọn cảnh sát dã chiến đang đào công sự gần một lang lúa bó. Ngại bỏ đũa vào lật quả bầu, cầm chắc quả lựu đạn nương theo lang lúa, em ném chính xác, 3 tên địch chết ngay tại chỗ, hai tên khác bị thương.

Chị Phương an ninh mật ở ấp Đằng Thành (xã Mương Mán), tự mang lựu đạn vào ấp và đã đánh tên Châu cuộc trưởng cuộc cảnh sát xã Mương Mán trọng thương tại mâm ăn. Sau đó Châu bớt hung hăng.

Tổ nữ du kích mật Phú Long cũng thường gây tiếng nổ. Có lần trời vừa xẩm tối, các chị đã tung lựu đạn vào bọn chiến tranh tâm lý đang chuẩn bị chiếu phim. Chúng thoát chết nhưng các phương tiện tuyên truyền đều bị phá hỏng.

Táo bạo nhất là nữ cơ sở Nguyễn Thị Suốt ở ấp Bình Lâm. Hàng ngày địch bắt chị đến cuộc cảnh sát trình diện. Thấy chị có nhan sắc, tên Lê Kim cuộc trưởng cuộc cảnh sát, ve vãn, ép chị làm vợ bé. Sau khi được sự thống nhất của Huyện uỷ Hàm Thuận, chị Suốt trở thành nhân tình của Kim. Chị phải âm thầm chịu đựng bao ánh mắt, lời qua, tiếng lại của đồng bào xầm xì, chê trách. Sắm vai người tình thành thạo, chị Suốt bí mật ra căn cứ tập bắn súng rulô và được tổ chức trang bị súng để chị mang về làm nhiệm vụ.

Khoảng 15 giờ ngày 22 tháng 11 năm 1971, theo lời mời của chị, Kim đồng ý chở chị đi ăn bánh xèo. Khi chiếc honda ra khỏi ấp Bình Lâm, chị lần vào giỏ rút súng, mở khóa an toàn rồi với giọng nũng nịu: “Đường xấu anh cho xe chậm lại”. Tốc độ xe vừa giảm, chị nhanh tay bóp cò vào ót Kim. Hắn ngã gục, xe lảo đảo, chị Suốt vừa nhảy khỏi chiếc honda, thì 2 xe quân sự của địch phía sau ập đến bắn xối xả. Chị cố sức chạy vào khu du kích. Tiếng súng diệt ác của chị Suốt chính là tiếng lòng người con gái kiên trung của vùng Tam Giác anh hùng.

Văn Thị Sáu - nữ cơ sở mật ở ấp Tân An, sau khi được sự đồng ý của cấp uỷ xã, chị dùng mỹ nhân kế móc nối anh Thắng ở Ty chiêu hồi Bình Thuận. Với sự thuyết phục khéo léo, ngày 12 tháng 8 năm 1972 chị bố trí anh Thắng đánh chất nổ TNT vào cuộc họp của địch tại rạp Li-Lát (rạp 19/4 ngày nay), làm bị thương một số tên. Khi bị địch bắt, tra tấn bằng nhiều cực hình, chị Sáu vẫn giữ tròn khí tiết cách mạng.

Năm 1972, địch ở ấp Gò liên tiếp bị du kích mật tấn công. Bọn Lê Hai, Nguyễn Văn Cẩu…chết hụt nhiều lần. Nắm được quy luật, bọn ác ôn sau khi rình rập nhà cơ sở thường quay về tụm nhau hút thuốc, 2 cô Phương và Thiết lên phương án đánh địch. Trong một đêm vào đầu năm 1972, thời cơ đã đến, chị Nguyễn Thị Thiết cảnh giới, chị Nguyễn Thị Phương tung quả M26 bất thần chính xác, 2 tên đền tội, 3 tên khác bị thương.

Hè năm 1972, bọn tâm lý chiến quận Hàm Thuận mở chiến dịch: “Thủ Tâm III”. Đêm nào chúng cũng bắt dân tập trung xem phim, nghe tuyên truyền. Trong một đêm tại xã Mương Mán, để mở đầu cho buổi chiếu phim, Lê Văn Phước- Chi trưởng Chi thông tin quận lên đọc bản tin. Em Thanh, du kích mật xã Mương Mán đã ném quả lựu đạn đúng đích156 kịp thời khoá họng lũ nói thuê. Tên Phước và Phan Thương cán bộ thông tin đặc trách ấp đền tội, một số tên khác bị trọng thương.



tải về 1.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương