ĐẢng cộng sản việt nam


III/ CÙNG VỚI PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI, ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, KẾT HỢP VŨ TRANG, DIỆT ÁC, PHÁ KÈM, XÂY DỰNG THỰC LỰC CÁCH MẠNG



tải về 1.81 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.81 Mb.
#12948
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18

III/ CÙNG VỚI PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI, ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, KẾT HỢP VŨ TRANG, DIỆT ÁC, PHÁ KÈM, XÂY DỰNG THỰC LỰC CÁCH MẠNG.

Qua một thời gian thực hiện Luật 10/59, địch khống chế uy hiếp làm nhân dân nao núng tinh thần. Nhiều cơ sở của Miền A rút hộp thư, đề nghị huyện tạm hoãn liên lạc một thời gian. Miền A trước đây có 12 hộp thư nay chỉ còn 2 nơi liên lạc được. Có cơ sở gặp cán bộ nói và khóc: “Vì có Luật 10/59 cho tôi rút hộp thư một thời gian”.

Chính lúc khó khăn nhất của cách mạng ở địa phương thì chủ trương mới của Đảng đã đáp ứng ngay yêu cầu tình hình mới. Giữa năm 1959, sau khi được Liên Tỉnh 3 phổ biến tinh thần Nghị quyết số 15 của Trung ương108. Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương: “Tích cực móc nối cơ sở, củng cố phong trào đấu tranh của quần chúng…”. Ngày 02 tháng 9 năm 1959, lực lượng vũ trang Bình Thuận đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ được ra đời, lấy tên: Lực lượng 2/9, do đồng chí Phạm Hoài Chương chỉ huy.

Vận dụng tinh thần trên, cuối năm 1959 Huyện ủy Hàm Thuận, Miền A chủ trương: “Đặt mạnh vấn đề bạo lực cách mạng, lấy lực lượng vũ trang làm đòn xeo cho phong trào quần chúng. Tích cực xây dựng thực lực, vận động thanh niên thoát ly, xây dựng lực lượng vũ trang, thành lập đội vũ trang công tác”.

Chủ trương đúng đắn của Đảng đã đáp ứng lòng mong đợi bấy lâu của cán bộ, đồng bào. Trong tư thế sẵn sàng khi có lời hiệu triệu của Đảng, quần chúng vùng lên mạnh mẽ. Tháng 8 năm 1959, có 20 thanh niên Bình Nhơn, Bình Thiện, Long Sơn, Suối Nước thoát ly, sau đó gia nhập lực lượng 2/9. Một số thanh niên vùng Tam Giác cũng lên đường, tham gia các mũi công tác đầu tiên của huyện.

Đêm 09 tháng 11 năm 1959, nhiều nơi trong huyện Hàm Thuận, Miền A đồng loạt treo cờ, rải truyền đơn. Đồng chí Nguyễn Văn Bốn đưa một tổ công tác vào rải truyền đơn, treo cờ đỏ sao vàng trên ngọn cây quao dù (xóm Cát xã Hàm Thắng) và tán phát truyền đơn kêu gọi nhân dân vùng lên giành chính quyền như tinh thần cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trên đỉnh núi Tà Dôn, các đồng chí Nguyễn Ninh, Nguyễn Văn Nhâm, Trương Hồng Thái, Phan Văn Quyết giương hai lá cờ to. Ngay trong đêm ấy, Tổ vũ trang của huyện Hàm Thuận vào xử tội Văn Công Cần (Cửu Xe). Hai đồng chí dùng rựa chém đầu, nhưng lưỡi rựa mắc vào xương vai của hắn. Văn Công Cận – con trai của Cần nhảy vào cứu cha, buộc lòng ta nổ súng, Cận chết, Cần bị thương. Đây là nhát rựa và tiếng súng trừng trị địch đầu tiên của quân dân Hàm Thuận - chấm dứt thời kỳ đen tối, uất hận.

Sau bao năm vắng lặng, nay cờ đỏ sao vàng lại tung bay. Tiếng súng diệt ác lại nổ, địch bàng hoàng rúng động. Quần chúng vui mừng biết cách mạng vẫn còn và xác định đây là dịp tốt phải vùng lên đạp đổ cường quyền.

Đầu năm 1960, đồng chí Trần Lê dự hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 15 trở về. Nội dung Nghị quyết 15 chính thức được phổ biến ở Bình Thuận. Sau đó lực lượng vũ trang tỉnh đẩy mạnh phong trào diệt ác, tạo điều kiện cho các đội vũ trang công tác ra đời và hoạt động.

Ngày 26 tháng 5 năm 1960, lính biệt kích đánh vào chỗ lánh cư của nhân dân Xóm Quao. Đồng chí Nguyễn Đoàn Tụ chiến sĩ của lực lượng 2/9 bảo vệ Xóm Quao đuổi theo bắn tên trung sĩ Long bị thương. Chiều hôm ấy chúng khiêng thương rút lui.

Nhằm bảo vệ căn cứ, trừng trị bọn biệt kích lộng hành, được sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh; các đồng chí Phạm Hoài Chương, Nguyễn Thanh Đức chỉ huy lực lượng 2/9, phân công đồng chí Nguyễn Thanh Đồng chỉ huy một tiểu đội phục kích chận đường về của bọn biệt kích, với phương châm chắc, gọn, bí mật. Nhận định tình hình địch sẽ về Bắc Ruộng nên 5 đồng chí của lực lượng 2/9 tổ chức trận địa phục kích tại dốc La Hon.

Đúng như dự kiến, đến 10 giờ sáng ngày 26/5/1960, toán biệt kích xuất hiện, 1 tên đi đầu, 2 tên tiếp theo khiêng tên Long, 2 tên đi sau. Khi đội hình của chúng lọt vào trận địa, ta đồng loạt nổ súng và bắt gọn 6 tên. Qua khai thác, địch khai báo còn 1 toán đi sau, đồng chí Đồng phân công đồng chí Linh Giang giữ tù binh, đồng chí Đông cùng 3 đồng chí còn lại tổ chức trận phục kích mới. Do sơ hở, 6 tên tù binh bung chạy, đồng chí Giang chỉ bắt lại được 2 tên. Tuy trận đánh không gọn, không giữ được bí mật nhưng tác dụng lớn. Sau đó địch không dám dùng chiến thuật biệt kích với lực lượng nhỏ thọc sâu vào căn cứ của ta.

Trận đánh La Hon là tiếng súng chính thức đầu tiên trên chiến trường Bình Thuận sau hơn 5 năm ác liệt, đầy máu lửa. Đây cũng là tiếng súng mở đầu cho thời kỳ mới -đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

Sau tiếng súng La Hon, ở xóm Đăng Min, thuộc vùng giải phóng Cà Dòn; anh K’Nộp dùng phảng đâm chết một tên trung sĩ, anh Hòa giết một tên lính ngụy rồi thoát ly ra căn cứ.

Ngày 30 tháng 7 năm 1960, lực lượng vũ trang tỉnh tiêu diệt chi khu quận lỵ Hoài Đức, phá khu dinh điền Bắc Ruộng, đưa khoảng 5.000 dân về căn cứ. Trận này ta diệt, bắt sống và làm tan rã trên 300 tên địch, thu hơn 250 súng. Chiến thắng trên tác động lớn đến phong trào đồng khởi của Hàm Thuận.

Từ tháng 09 đến tháng 12 năm 1960, lực lượng 2/9 phối hợp với các địa phương đánh liên tiếp từ các xã miền núi xuống Tam Giác, qua khu Lê Hồng Phong. Ngày 27 tháng 9 năm 1960, ta đánh Sông Trao phá khu tập trung Cỏ Mồm, đưa khoảng 50 gia đình về Đăng Gia xây dựng căn cứ. Tháng 10 năm 1960, đánh Gia Le, đưa một số dân về lập căn cứ Đông Tiến. Ngày 09 tháng 12 năm 1960, một trung đội của 2/9 cùng lực lượng Bắc Bình, Miền A cải trang lính bảo an, dùng 2 chiếc xe đò tiến vào Nhơn Thiện. Chiếc xe đi đầu đánh đồn Nha Thiện Phú, diệt hơn một tiểu đội, đốt đồn thu chiến lợi phẩm. Xe đi sau đánh trụ sở xã Nhơn Thiện – đúng vào lúc bọn tề, xã, ấp đang họp. Ta đánh tan một trung đội Bảo An, diệt tên thiếu uý Tờ, trung sĩ Cán và một số tên địch; bắt, cảnh cáo 30 tên tề ấp, xã Nhơn Thiện, thu đầy 2 xe chiến lợi phẩm chở về Hố Đất. Hồi ấy chưa có cờ Mặt trận giải phóng, nên đồng chí Lê Thanh Hải dùng cờ đỏ sao vàng, mở mittinh lúc 19 giờ cùng ngày, tập họp cả ngàn dân tham dự, bà con phấn khởi tiễn đưa 30 thanh niên xã nhơn Thiện thoát ly đi kháng chiến109. Đêm 20 tháng 12 năm 1960, lực lượng trên đánh Long Phú (Hồng Sơn) đốt trụ sở xã, diệt ác, hạ uy thế bọn tề trước nhân dân bằng cách đánh mỗi tên 30 hèo. Tiếp đó lực lượng 2/9 tiến công các xã mảng Nam Hàm Thuận, đánh các ấp Gò Bồi, Kim Bình...

Tháng 8 năm 1960, Hàm Thuận, Miền A liên tiếp phát động quần chúng vùng lên diệt ác, chào mừng các ngày lễ lớn. Truyền đơn được rải khắp nơi với nội dung: “Toàn dân hãy đứng lên với tinh thần cách mạng Tháng Tám, lật đổ chính quyền Diệm, giành hòa bình, thống nhất tổ quốc”110.

Lửa căm hờn quân bán nước hừng hực khắp vùng quê Tam Giác, nhưng rực đỏ nhất vẫn là xã Hàm Liêm - trường tra của địch trong những lần tố cộng. Khoảng 8 giờ ngày 20 tháng 8 năm 1960, lãnh đạo Hàm Thuận chỉ huy tổ vũ trang đột vào nhà riêng diệt tên Nguyễn Chấn (Sáu Chấn) - một tên tay sai đắc lực của Phong trào cách mạng Quốc gia, đảng viên Đảng cần lao nhân vị, cảnh sát trưởng xã Tân Phú Xuân. Tiếng súng diệt ác ban ngày giữa vòng vây của giặc càng làm rúng động lũ ác ôn.

Sau lần chết hụt (tháng 11 năm 1959), Cửu Xe (Văn Công Cần) càng lồng lộn, hung hăng. Huyện ủy Hàm Thuận chủ trương diệt rắn phải đánh dập đầu. Ta bố trí lực lượng 2/9 phối hợp cùng huyện chia làm 2 mũi. Đêm 18 tháng 9 năm 1960, mũi do đồng chí Mười Lang (Nguyễn Lâu) chỉ huy đột vào trụ sở Tân Phú Xuân, đến 21 giờ quân ta đánh tan rã đoàn dân vệ, diệt 2 tên trưởng và phó đoàn, thu toàn bộ vũ khí. Khi ngọn lửa đốt trụ sở xã sáng lên, thì mũi còn lại đã xử tội tên Cửu Xe tại nhà riêng của hắn.

Hàm Thạnh là một xã căn cứ của ta trong 9 năm kháng chiến chống Thực dân Pháp. Sau khi có Hiệp định Gơnevơ (1954), dù địch gom dân ở tập trung nhưng bà con vẫn ở phân tán để giữ thế hợp pháp. Đến cuối năm 1959, địch ở Mương Mán quyết gom dân của Hàm Thạnh lập khu chung cư Bàu ruộng nhưng mãi đến đầu năm 1960 chỉ có một số ít dân ở Ruộng Vỡ đến Bàu Ruộng cất nhà tạm để đối phó, còn đa số bà con vẫn giằng co bám lại Cà Gằng, Bàu Muống, Suối Chinh... không vào khu chung cư.

Thấy tình hình thuận lợi, vào tháng 12 năm 1960, đồng chí Nguyễn Nhẫn lãnh đạo cơ sở phát động quần chúng phá khu chung cư, đốt trụ sở ấp Bàu Ruộng, diệt một số tên ác ôn đầu sỏ, bọn sống sót chạy về Mương Mán. Xã căn cứ cũ Hàm Thạnh nay lại được trở thành xã giải phóng đầu tiên của huyện Hàm Thuận cũng như của tỉnh Bình Thuận. Tháng 3 năm 1961, xã Hàm Thạnh thành lập Uỷ ban Nhân dân tự quản, có chi bộ cơ sở, ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo dân xây dựng làng chiến đấu, bám trụ vững vàng suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ111.

Hàm Thạnh đã trở thành bàn đạp quan trọng, đầu tiên cuả tỉnh. Đây là xã có phong trào nhân dân du kích chiến tranh điển hình nhất trong toàn huyện và cũng là lá cờ đầu của tỉnh. Đây là nơi sớm cung cấp nhiều hàng hóa, lương thực cho tỉnh, điểm hẹn của thanh niên tìm về với cách mạng. Cây Quéo cổ thụ ở căn cứ Hàm Thạnh, cây Quéo ông Nhãn là những cái tên quen thuộc đối với đồng bào Hàm Thuận.

Từ cuối năm 1960 đến đầu năm 1961 là những ngày sôi động của Miền A và Hàm Thuận. Tiếng súng diệt ác nổ ra ở nhiều nơi, ánh lửa đốt trụ sở sáng rực. Các cuộc gặp gỡ, tái ngộ lại diễn ra giữa bộ đội với đồng bào. Bao nỗi xúc động nghẹn ngào trào dâng trong ánh mắt, tủi tủi, mừng mừng… Dân gặp quân, quần chúng gặp Đảng, cha mẹ gặp con, anh gặp em, vợ gặp chồng...!!! Nhìn các chiến sĩ tập kết trở về và con em mình vừa thoát ly cầm vũ khí, đồng bào thấy ấm lòng, sức mạnh, niềm tin được khơi dậy. Sau bao năm nín lặng, tù đày, chết chóc, nghẹt thở dưới gông cùm của giặc, các má, các chị sung sướng, nắm chặt tay người thân như muốn truyền thêm cho nhau hơi ấm nghị lực: “Tao tưởng tụi mày bỏ dân đi luôn”!. Trong đêm míttinh ở Rừng Hầm (Hàm Phú), anh Mười Lan xắn tay áo chỉ vào mình nói vui vẻ: “Việt cộng to mập thế này, mà địch nói 7 thằng đu không gãy tàu lá chuối”. Đồng bào cười ồ thích thú. Tại buổi míttinh lớn ở Trũng Biển, thôn I, xã Hồng Sơn, đồng chí Lê Thanh Hải (Mười Râu) nhắc lại lời nhận xét của dân: “Lính xăn tay áo (quân Giải phóng) đánh lính áo vàng (quân Ngụy) chạy trối chết”, bà con phấn khởi, tự hào!

Đã qua rồi những tháng năm dài ấm ức, đợi chờ, nay thấy đoàn quân giải phóng hiên ngang, nhìn ác ôn đền tội, đồng bào mừng như lúa bị hạn gặp mưa. Làn sóng cách mạng dâng nhanh. Cuối nắm 1960, đầu năm 1961 khắp quê hương Hàm Thuận - từ Miền Tây đến Miền Đông, từ Tam Giác đến Kim Bình, khắp núi rừng, đồng bằng, vùng biển đều vang tiếng súng của lực lượng giải phóng quân. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời (20 tháng 12 năm 1960), với cương lĩnh, lời hiệu triệu đầy sức sống, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân.

Từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1961, bọn địch ở Hàm Thuận, Hải Long nói riêng, Bình Thuận nói chung hết sức bất ngờ trước sức tấn công đồng loạt của ta. Nhiều tên ác ôn khiếp vía, chùn tay. Chính tiểu khu Bình Thuận nhận xét: “Từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1961, Việt cộng hoạt động đồng loạt, làm cho ta bị động. Ta bất ngờ nhất là trận Bình Thiện (tháng 12 năm 1960) và trận Bình Lâm (tháng 3 năm 1961)”112.

Sáu năm qua phong trào cách mạng của huyện dù bị địch khủng bố trắng nhưng vẫn duy trì, có mặt phát triển về chiều sâu. Từ tổ chức rời rạc, dư luận phản đối, kêu kiện tiến lên đấu tranh công khai tập thể có tổ chức, có lãnh đạo với nhiều hình thức phong phú linh hoạt. Từ đấu tranh kinh tế giữ quyền lợi hàng ngày tiến lên đấu tranh đòi dân chủ, chống khủng bố, tố cộng, đòi quan hệ bình thường Bắc Nam, đòi hoà bình thống nhất đất nước. Phong trào nông dân, nghiệp đoàn tác động đến các tầng lớp: địa chủ, hàm hộ, học sinh, binh lính. Cả những lúc ác liệt nhất nông dân vẫn đấu tranh để giữ nguyên canh, chống tăng tô, cướp ruộng; len lỏi ra vườn rẫy làm ăn tiếp xúc với cách mạng.

*

* *



Có thể nói năm 1955, phong trào trong huyện vô cùng sôi động. Nhưng do chấp hành chủ trương của tỉnh trong khuôn khổ chỉ được đấu tranh chính trị, nên từ năm 1956 đến năm 1959 địch đàn áp thực lực cách mạng hao mòn. Cuối năm 1959, khi có chủ trương đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, phong trào vươn dậy và đến cuối năm 1960 đã phát triển rộng khắp thành cao trào đồng khởi của quân dân trong huyện. Sáu năm ròng rã, Hàm Thuận, Miền A trải qua bao ngày máu lửa, cay đắng khổ đau, nhưng cũng đầy khí phách hào hùng.

Sức chịu đựng, tinh thần hy sinh của cán bộ, đồng bào Hàm Thuận, Miền A vô cùng anh dũng; nhưng chỉ có ý chí, niềm tin không thể đương nỗi với vũ lực của quân thù. Ta quá tin vào pháp lý Hiệp định, còn kẻ thù luôn điêu ngoa, lật lọng. Đường lối đấu tranh chính trị đơn thuần không phù hợp, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo cứng nhắc, nên sự sáng tạo của địa phương, cơ sở không được phát huy, không cho quần chúng tự vệ bằng vũ lực. Mặt khác, Huyện ủy cũng có sai lầm trong công tác tổ chức, tư tưởng, chậm chuyển biến trong vận dụng phương châm, phương thức mới. Do đó vấn đề tâm đắc rút ra là lãnh đạo cấp trên phải nhạy bén, kịp thời đề ra chủ trương, phương châm, phương thức đúng; còn cấp dưới chấp hành phải uyển chuyển, linh hoạt sát hợp tình hình cụ thể.

Bình Thuận nói chung, Hàm Thuận, Miền A nói riêng có ít cán bộ được đi tập kết, phần lớn ở lại Miền Nam. Với chủ trương và phương thức hoạt động lúc bấy giờ, ta xâu nắm không kịp thời nên lần lượt bị địch đánh phá. Con em cán bộ cũng ít được cho ra miền Bắc đào tạo, sau đó bị địch lùa vào quân dịch, nguồn cán bộ của huyện bị hẫng lâu dài. Những năm 1955 - 1959 là thời kỳ đòi hỏi Đảng ta và cán bộ cách mạng cần nghiên cứu rút ra những bài học xương máu nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là vấn đề bạo lực cách mạng.

Những năm đấu tranh chính trị đơn thuần, lực lượng cách mạng của Hàm Thuận đã bị nhiều tổn thất nhưng đồng thời đã thể hiện khí phách hào hùng. Đảng viên, cốt cán, quần chúng trung kiên vẫn vững vàng chiến đấu, bảo tồn lực lượng, giữ vững niềm tin. Khi có chủ trương mới của Đảng cho phép vũ trang, phong trào của Hàm Thuận phát triển vươn lên đồng khởi sớm nhất trong Tỉnh.



CHƯƠNG HAI

XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG, TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG

CÙNG NHÂN DÂN TRONG TỈNH ĐÁNH BẠI

CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐỊCH

(1961 –1965)
I/ PHÁT HUY THẮNG LỢI PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI, PHÁT TRIỂN CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC CỦA ĐỊCH (1961 –1963).

Phong trào đồng khởi của nhân dân Miền Nam làm thất bại chiến lược “chiến tranh đơn phương” (một phía) của Mỹ-Ngụy, buộc chúng phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà âm mưu chủ yếu là thực hiện kế hoạch Xtalay –Taylo: bình định Miền Nam trong vòng 18 tháng.

Cuối năm 1960, hệ thống ấp Tân Sinh, khu chung cư, khu trù mật của địch bị quần chúng phá banh. Sang năm 1961, trong quá trình lập ấp chiến lược chúng gom dân vào sâu hơn, bắt ở dọc các trục đường giao thông để dễ khống chế.

Ở Hàm Thuận, Thuận Phong địch thực hiện kế hoạch trên gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: (từ 1961 đến giữa năm 1962), địch gom dân lập ấp đồng loạt. Cuối năm 1961, đầu năm 1962 địch đã dồn mất 9.000 dân ở vùng ta làm chủ và vùng lỏng rã kèm (Nhơn Thiện, Hàm Trí, Hàm Phú, Hàm Thạnh).

- Giai đoạn 2: (Giữa năm 1962 đến năm 1963), địch củng cố những nơi bị ta đánh phá và lập ấp kiểu mẫu, phát triển lực lượng vũ trang và bán vũ trang, dùng dân vệ và thanh niên chiến đấu giữ ấp.

- Giai đoạn 3: (Năm 1964 – 1965), địch thu hẹp và củng cố vùng chúng kiểm soát, gom dân về thị trấn, thị xã lập “làng tị nạn Cộng Sản” tăng cường đánh phá vùng giải phóng.

Triển khai giai đoạn 1, đầu năm 1961 địch ủi phá vùng Tam Giác, đắp đường cộng đồng từ Bình An đi Tân Nông qua Phú Hội, Ngã Hai nhằm nối liền Ma Lâm với Hàm Mỹ. Chúng định gom dân lập ấp dọc đường này, thành vành đai bảo vệ Phan Thiết. Tháng 8 năm 1961, ở miền núi, địch mở chiến dịch Sơn Dương I càn quét đánh phá vùng căn cứ. Tiếp đó, chúng gom dân ra dọc các tuyến đường: đường cộng đồng, Quốc lộ 1, liên Tỉnh lộ 8 và Tỉnh lộ 9, lập hàng loạt các ấp chiến lược.

Khi ta đẩy mạnh hoạt động vũ trang, địch lại dùng thủ đoạn mới, bắt gia đình cách mạng đêm đêm phải gác cầu, giữ đường, giữ trụ sở… hòng ngăn chặn để ta không dám đánh vào những nơi này.

Trước sức tiến công mạnh mẽ của ta, địch không quản lý nổi địa bàn rộng. Năm 1961, tiểu khu Bình Thuận chủ trương tách Hàm Thuận thành hai quận: Hàm Thuận và Thiện Giáo. Quận lỵ Thiện Giáo ở Ma Lâm. Đầu năm 1962 chúng dời quận lỵ Hàm Thuận từ Trinh Tường qua Ngã Hai (Hàm Mỹ). Mục đích tách đôi Hàm Thuận, lập thêm quận Thiện giáo đã được Tiểu khu Bình Thuận nêu rõ: “Nhằm ngăn chặn đường hành lang từ mật khu Đăng Gia qua mật khu Lê Hồng Phong và làm tiền đồn cho thị xã Phan Thiết vì quận lỵ Hàm Thuận ở Trinh Tường xa xôi, không kiểm soát nỗi phía Bắc Hàm Thuận”113,

Năm 1961, Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương: Phát huy thắng lợi của phong trào Đồng khởi ở Miền Nam, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát động quần chúng, tăng cường hoạt động chính trị, vũ trang song song, đánh sụp bộ máy kèm kẹp của địch ở thôn ấp, mở rộng vùng tranh chấp và làm chủ vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang tại chỗ.

Cuối năm 1960, đầu năm 1961, với sự hỗ trợ của lực lượng tỉnh, Hàm Thuận, Thuận Phong114 tuy có mở rộng hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác đánh địch trên diện tương đối rộng, nhưng chỉ làm lướt qua, ta rút thì địch chiếm lại. Lực lượng ta chưa bám lại phát động quần chúng đứng lên giành quyền làm chủ, xây dựng vùng giải phóng, mở rộng vùng tranh chấp.

Trước tình hình đó, tháng 9 năm 1961, Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương: đẩy mạnh hoạt động quân sự, kết hợp với tấn công chính trị; bám trụ phát động nhân dân đứng lên đấu tranh xóa bỏ bộ máy kèm kẹp ở thôn ấp; giành quyền làm chủ, mở rộng vùng tranh chấp, xây dựng vùng giải phóng, xây dựng thực lực tại chỗ, động viên thanh niên thoát ly, xây dựng lực lượng vũ trang; lấy khu Lê Hồng Phong và các xã phía Bắc đường sắt của Hàm Thuận làm thí điểm để phá ấp chiến lược, xây dựng vùng giải phóng, tạo bàn đạp, vận động nhân tài vật lực, củng cố vùng căn cứ.

Đồng chí Lê Văn Hiền, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận trực tiếp chỉ đạo các lực lượng tỉnh, huyện, các đội công tác thực hiện nhiệm vụ. Mở màn đợt hoạt động, đêm 12 tháng 9 năm 1961 lực lượng 2/9 đánh diệt đồn trường bia Lương Sơn. Sáng 13 tháng 9 năm 1961 ta đánh tan trung đội dân vệ ở ấp Lương Sơn, lấy xe khách chở gạo vào rừng. Đến dốc Xe Lương, quân ta tiếp tục đánh bọn địch truy kích chạy tan tác. Sau khi ta đánh Nhơn Thiện (ngày 09/12/1960), Nha Thiện Phú ở Bàu Trắng chạy về quận Hoà Đa, địch tổ chức Liên đoàn biệt động đóng ở Bàu Thiêu. Sau khi ta đánh Lương Sơn, Bến Ngạch (tháng 9 năm 1961), địch bỏ Bàu Thiêu chạy về Mũi Né.

Tính đến cuối tháng 9 năm 1961, nhiều nơi như Bình Nhơn, Bình Thiện, Thiện Nghiệp, Bàu Me, Bàu Tàng, Bàu Thiêu, Bàu Đế, Long Sơn, Suối Nước, Hồng Liêm, Hồng Sơn… đều trở thành vùng giải phóng, không còn đồn bót giặc kèm kẹp nhân dân.

Đêm 25 tháng 9 năm 1961, ta vào Rạng vũ trang tuyên truyền làm rã 1B dân vệ. Trưa ngày 26 tháng 9 địch truy kích theo đến Bàu Tàng chúng bị đánh thiệt hại nặng. Tối 27 tháng 9 năm 1961 quân ta vào ấp Long Hoa, xã Long Phú (Hồng Sơn) vũ trang tuyên truyền. Bọn thủy quân lục chiến từ Nha Trang vào hướng Sài Gòn vừa tới Gộp. Bọn này bị ta bắn cháy 2 xe quân sự, diệt 1 trung đội, thu 1 trung liên, 1 tiểu liên và 2 súng trường.

Trong tháng 9 năm 1961, quân ta tốc chiến tốc thắng, cơ bản giải phóng xong khu Lê Hồng Phong. Riêng các nơi: Long Hoa, Phú Long, Rạng ta mới làm địch rã, lỏng nhão. Ngày 04 tháng 10 năm 1961, lực lượng thủy quân lục chiến càn ra Bến Ngạch, bị quân ta đánh lần thứ 2 làm chúng tổn thất lớn.

Đầu tháng 10 năm 1961, lực lượng 2/9 từ Thuận Phong quay sang mở chiến dịch ở Hàm Thuận. Từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 10 năm 1961, đơn vị trên cùng lực lượng vũ trang Hàm Thuận giải phóng các xã Hàm Trí, Hàm Phú - Long Hoa (Gộp) nối liền con đường thông thương từ Bắc Hàm Thuận qua khu Lê Hồng Phong.

Đêm 17 tháng 10 năm 1961, đơn vị Đặc công tỉnh đánh thẳng vào Biệt khu Quân sự đóng ở Trinh Tường (Phú Trinh), làm địch phải bỏ dở cuộc càn lớn trên Đường 8. Kể từ đó Hàm Thuận đẩy mạnh phong trào nổi dậy giành quyền làm chủ của nhân dân. Cùng với phong trào quần chúng diệt ác, phá kềm giành quyền làm chủ ở khu Lê Hồng Phong, quân dân Hàm Thuận cũng đồng loạt vươn lên. Đến cuối năm 1961 ta giải phóng: Hàm Trí, Hàm Phú, Gia Le, Cỏ Mồm115, Kim Bình. Từ những nơi làm chủ này ta mở hành lang thông thương từ mảng Nam Hàm Thuận qua Tam Giác, Miền Tây và khu Lê Hồng Phong.

Năm 1961, ta đã vận động khoảng 200 thanh niên khu Lê Hồng Phong tự nguyện thoát ly, tự túc hành trang lương thực vào trường huấn luyện tân binh của tỉnh. Nhờ đó có lực lượng bổ sung cho huyện và tỉnh.

Nhiệm vụ chính của huyện lúc bấy giờ là xây dựng thực lực. Ta rút một số cơ sở cốt cán ra lập các đội công tác, lập lực lượng vũ trang. Năm 1961, hầu hết các xã đều có đội, mũi công tác do vài đồng chí phụ trách.

Để đủ sức lãnh đạo phong trào, các Huyện ủy đều tiến hành củng cố tổ chức. Ban Cán sự Miền Đông gồm các đồng chí Nguyễn Lam, Nguyễn Đức Lương (Sáu Thiết), Lê Văn Phúc do đồng chí Nguyễn Ninh làm Bí thư phụ trách các xã tạm bị chiếm từ Hồng Sơn đến Phú Hài. Khu Lê Hồng Phong cũ lúc ấy thuộc huyện Hòa Đa do đồng chí Lê Thanh Hải (Mười Râu) làm Bí thư, phụ trách các xã căn cứ và vùng tạm bị chiếm là Rạng và Mũi Né. Đồng chí Hồ Hồng và Phan Văn Thảo (Sáu Thảo)…là những cán bộ tập kết từ Miền Bắc trở về, được Tỉnh ủy tăng cường về đây để xây dựng lực lượng vũ trang.

Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận liên tiếp được thay đổi: đồng chí Võ Khánh Tồn (1959 - 1961), kế tiếp đồng chí Nguyễn Tiềm (1961 - 1962) và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Bốn (1962- 1967).

Đến cuối năm 1960, Hàm Thuận thành lập 3 đội công tác phụ trách 3 vùng: Đội vũ trang Hồng Hà do đồng chí Nguyễn Minh Cao làm Đội trưởng, phụ trách các mũi công tác: Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Thắng. Đội Sông Nhị do đồng chí Nguyễn Nhẫn- Huyện uỷ viên phụ trách các mũi: Hàm Phong, Hàm Tiến, Hàm Hiệp, Hàm Mỹ, Mương Mán, Hàm Thạnh, Hàm Cần. Đội Cửu Long do đồng chí Nguyễn Thanh Tâm (Bảy Tâm) làm Đội trưởng phụ trách các mũi công tác: Hàm Phú, Hàm Trí, Ma Lâm. Mỗi đội công tác có từ 3 đến 4 đồng chí.

Các đội, mũi công tác giữ vai trò vô cùng quan trọng, là một hình thức tổ chức độc đáo với phương thức hoạt động sáng tạo, toàn diện; đội vũ trang công tác có 4 nhiệm vụ chính:

- Một là, nắm tình hình báo cáo cấp trên; xây dựng cơ sở mật bên trong vùng địch tạm chiếm;

- Hai là, trừ gian, diệt ác, phá tề;

- Ba là, phối hợp với bộ đội vũ trang tuyên truyền;

- Bốn là, vận động nhân dân cung cấp nhân tài, vật lực cho cách mạng.

Đội công tác vừa là lực lượng chính trị, vừa là lực lượng vũ trang; bao gồm tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. Đội công tác họat động toàn diện: quân sự, chính trị, dân vận, vừa xây dựng lực lượng, phát động quần chúng đấu tranh, rà mìn vào ấp, đào hầm bí mật bám trụ; cải tạo bom mìn của địch để đánh địch; phối hợp với các lực lượng trên phá ấp, diệt đồn v.v... Hình thức tổ chức này là chỗ dựa để kết hợp 3 thứ quân, kết hợp 2 chân, 3 mũi giáp công trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Cán bộ, chiến sĩ ở đội công tác luôn là người chịu đựng gian khổ, hy sinh, bám trụ, sát dân, sát địch trong mọi thời kỳ...

Đầu năm 1961 lực lượng vũ trang huyện và xã lần lượt được hình thành. Tháng 3 năm 1961 lực lượng vũ trang huyện Thuận Tân116 ra đời, do đồng chí Song Mã chỉ huy, đồng chí Nguyễn Thiệp phụ trách Quân sự (Cuối tháng 12 năm 1961, đồng chí Trần Việt Tân thay đồng chí Thiệp làm Huyện đội Trưởng). Ngày 27 tháng 4 năm 1961 đơn vị 274 bộ đội địa phương Hàm Thuận được thành lập tại Núi Chùa. Các chiến sĩ đầu tiên được mang tên mới: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi… đồng chí Quý Nam Chỉ huy Quân sự Huyện, sau đó là đồng chí Võ Thanh Phong làm Huyện đội Trưởng. Ngày 25 tháng 7 năm 1961 lực lượng vũ trang huyện Thuận Phong được thành lập tại Trủng Tre (Hồng Liêm) do đồng chí Lục chỉ huy117, đến tháng 9 năm 1961 bổ sung thêm đồng chí Sang (Đinh Kim Liên) cán bộ tập kết ở Miền Bắc trở về.

Sau khi ra đời, mỗi đơn vị đều lập những chiến công đầu thật xuất sắc, đã tạo được lòng tin cho chiến sĩ, đồng bào. Qua quá trình bộ đội địa phương cùng lực lượng vũ trang tỉnh, du kích, đội công tác liên tục vũ trang tuyên truyền, phá ấp, diệt tề, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng, bộ đội địa phương phát triển nhanh chóng. Các chiến sĩ luôn được dân thương, tin yêu và đùm bọc.

Trận đánh rất sớm có ý nghĩa lớn diễn ra ở núi Nách Nai (núi Một xã Hàm Cần) vào tháng 01 năm 1961. Bọn phản động đi làm rừng đã bắt được 3 chiến sĩ giao liên. Có người trong số bị bắt đó đã dẫn đường cho 1C Bảo an càn vào nơi đóng quân của Đội công tác Sông Nhị do đồng chí Nguyễn Nhẫn phụ trách. Ta phát hiện và nổ súng, buộc địch phải tháo chạy. Đây là trận đánh đầu tiên của lực lượng Đội công tác vùng nhằm bảo vệ căn cứ, tạo được lòng tin cho chiến sĩ ta.

Để hỗ trợ cho đồng bào tẩy chay trò hề bầu cử Quốc hội của địch (ngày 04 tháng 3 năm 1961), những ngày đầu tháng 3 năm 1961, lực lượng 2/9 cùng lực lượng vũ trang Hàm Thuận liên tiếp đánh địch ở Tam Giác. Đêm 01 tháng 3 ta vào vũ trang tuyên truyền ở hai ấp Bình An, Tầm Hưng, đốt trụ sở, hồ sơ, tài liệu, phương tiện bầu cử của địch và tổ chức míttinh vạch rõ cho dân thấy cuộc bầu cử này là trò hề bịp bợm của Mỹ Diệm.

Đêm ấy ta phục kích ở cầu Liêm để đánh bọn biệt kích, nhưng chúng cải trang phụ nữ ngồi trong xe lam, bộ đội sợ nhầm đồng bào, nên chúng vượt qua và lùng sục vào rừng.

Sáng ngày 02 tháng 3 năm 1961 hai cánh quân của ta từ Bình An và Tầm Hưng vừa về khu I (ấp Bình Lâm) thì toán biệt kích đêm qua bất ngờ xuất hiện. Lực lượng ta chủ động nổ súng diệt tại chỗ một số tên. Bọn còn lại bung chạy, đồng chí Nguyễn Minh Quyết (Tư Quyết) chỉ huy một bộ phận truy theo diệt thêm vài tên nữa.

Đến 9 giờ sáng, đồng bào báo tin nhau kéo đến suối Cườm Thảo thăm hỏi, ủy lạo bộ đội quà bánh, vịt gà. Tình cảm quân dân đậm đà, quyến luyến như không muốn chia tay. Khoảng 12 giờ trưa vọng gác của ta và đồng bào đều báo tin có địch đến gần. Ban chỉ huy chớp nhoáng hội ý đánh hay lui. Nhiều ý kiến quyết định phải đánh để bảo vệ dân.

Địch đang đi trên đồng ruộng trống, bất ngờ bị trung liên ta quạt mạnh nên tốp đi đầu ngã gục, bọn còn lại chống trả quyết liệt. Nhanh như chớp, các anh Năm Hưng, Tư Quyết dẫn đầu 2 mũi lao lên, thọc sườn và bọc phía sau đánh tới. Bị tấn công từ 3 phía, địch rối loạn đội hình, khẩu đại liên của chúng bị diệt, các mũi tiến công của ta tràn lên, địch tháo chạy.

Sau nửa giờ nổ súng, đơn vị 2/9 Tỉnh và bộ đội Hàm Thuận đã đánh thiệt hại nặng toán biệt kích và tiêu diệt Đại đội Bảo an 442, giết và làm bị thương khoảng 60 tên địch, đây là trận gây tiếng vang lớn. Tiểu khu Bình Thuận đã nhận xét: “Khi lực lượng đã được tổ chức, tháng 3 năm 1961, Việt Cộng mở trận đánh đầu tiên giữa lực lượng địa phương Việt Cộng với Tiểu đoàn 48 bảo an, nghĩa quân cảnh sát tại khu I Bình Lâm, vùng Tam Giác… và cũng từ đó lực lượng Việt Cộng được sự yểm trợ của miền Bắc, đến năm 1961 chiến trường Bình Thuận trở nên ác liệt”.

Sáng ngày 04 tháng 7 năm 1961, tên Đoan làm gián điệp dẫn đường cho 1C Bảo an từ Mương Mán càn lên Bàu Muống nhằm tiêu diệt căn cứ của ta. Nhờ trinh sát phát hiện, bộ đội 2/9 triển khai thế trận bao vây địch từ Suối Le (Bàu Muống). Ta đã diệt và làm bị thương trên 30 tên. Chúng phải giấu xác trong rừng, sau đó huy động 1 tiểu đoàn lên lấy xác. Bộ đội ta hy sinh 2 chiến sĩ đó là đồng chí Lụa (Hàm Thắng) và đồng chí Ngan (Hàm Hiệp). Dù mới thành lập, nhưng anh em chiến đấu rất dũng cảm. Sau trận này, bọn địch rất hoang mang không dám ngang nhiên, ngạo mạn càn vào căn cứ.

Nhằm bảo vệ Phan Thiết, khống chế Hàm Thuận, đầu năm 1961, tiểu khu Bình Thuận huy động lực lượng dùng xe ủi, xe quân sự hộ tống để làm con đường cộng đồng từ Bình An qua Phú Hội - Hàm Mỹ. Chúng ủi phá ruộng, đất của dân. Nắm được âm mưu ấy Huyện ủy Hàm Thuận lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Đồng bào đã chận xe địch và nói: “Kiến thiết cộng đồng gì mà phá ruộng của dân, đắp đường để xe tăng các ông chạy, chứ dân chúng được gì”. Ngày 28 tháng 4 năm 1961, phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị, lực lượng 2/9 cùng lực lượng vũ trang Hàm Thuận phục kích tại Ruộng Họ (Bình An), đánh tan một Đại đội Bảo an, phá hỏng một xe ủi đất, diệt và làm bị thương trên 30 tên địch.

Năm 1961, trên địa bàn Hàm Thuận, Thuận Phong, các lực lượng tỉnh, huyện và xã đã đánh 86 trận, liên tiếp vũ trang tuyên truyền, diệt trên trăm tên địch, hàng chục tề điệp ác ôn. Riêng 5 xã: Hồng Sơn, Hàm Đức, Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Kiệm đã có 21 tên ác ôn đền tội.

Trong phong trào chống dồn dân lập ấp vào cuối năm 1961 sang năm 1962, đồng bào đã có nhiều hình thức đấu tranh với địch như: bỏ canh gác, không họp đoàn thể, không đóng nguyệt phí. Ở Hàm Liêm, Hàm Chính, Hàm Đức, Hồng Sơn, dân thường nổi trống mõ báo động nhằm uy hiếp địch. Bà con vừa dọa vừa lôi kéo làm bộ máy tề một số nơi xộc xệch, xuống thế. Nhân dân ở các xã Tam Giác và vùng sâu như Hàm Thắng, Hàm Nhơn, Phú Hội thì giằng co với địch trong việc dồn dân, còn đồng bào các xã phía trên đường sắt của Hàm Thuận và căn cứ khu Lê Hồng Phong bị chia thành hai loại: số đông bị địch dồn vào ấp chiến lược, một bộ phận không vào ấp, ra rừng xây dựng căn cứ và vùng giải phóng.

Đồng bào Phú Bình, Tân Nông, Mỹ Thạnh, Ninh Thuận đấu tranh không chịu dồn vào các khu tập trung Bình Lâm, Bình An, Tân Điền, Tân An. Nhân dân Xóm Đồng, Nha Sang, Rừng Ông Rắc, giằng co không chịu vào Tùy Hòa, Xa Ra. Một số dân Hồng Sơn bỏ ấp chiến lược ở Xóm Chùa ra lập căn cứ Hồng Sơn, dân Bàu Tàng ra lập căn cứ Hồng Thịnh...

Hơn 100 dân bị dồn vào ấp 18 (Hòa An) bỏ về đất cũ ở cây số 30 Đường 8 (Hàm Trí). Tháng 02 năm 1962 một số đồng bào dân tộc ở Sông Trao đã đưa tài sản về lại núi rừng. Riêng Hàm Cần có vài mươi hộ bám rẫy, rừng suốt cuộc kháng chiến, địch không làm cách nào dồn được bà con này vào ấp. Được sự giúp đỡ của đội công tác, trung tuần tháng 3 năm 1962 có 15 gia đình đã bị địch đưa về Mương Mán bí mật đem tài sản về lại căn cứ Hàm Thạnh. Bà con nói: “Ra vùng giải phóng bị bom đạn, nhưng tinh thần thơ thới hơn”.

Những năm 1961-1962, các lực lượng của tỉnh, của huyện thường bám vào vùng ven, tập họp dân mở mittinh, vũ trang tuyên truyền, tạo khí thế cho phong trào quần chúng. Nội dung những đêm họp dân thường kết hợp diễn văn nghệ, phổ biến tình hình nhiệm vụ, kêu gọi dân ủng hộ cách mạng.

Sau bao năm bị o ép, trong tâm trạng đợi chờ, nay có tiếng súng đồng khởi, cờ Mặt trận giải phóng vẫy gọi, lời ca: “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước...” giục giã hàng trăm con em của gia đình cách mạng thoát ly. Cuối năm 1961 thanh niên các xã vùng ven thoát ly hàng loạt. Sang năm 1962 các xã vùng sâu như: Hàm Thắng, Hàm Nhơn, Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Rạng, Mũi Né… phong trào thanh niên đi bộ đội cũng phát triển mạnh.

Tuy gian khổ hiểm nguy, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, nhiều thanh niên đã dứt khoát tự nguyện tham gia kháng chiến. Có những thiếu niên cũng quyết tâm lên đường giết giặc. Điển hình là em Huỳnh Văn Minh (Minh Chẩn), quê ở Hàm Liêm, mới 16 tuổi, khi nghe bộ đội đánh địch ở Bình Lâm (tháng 3 năm 1961) em chạy lên tìm, khi gặp bộ đội em vui mừng, xúc động hô to: “Tôi xin đầu hàng cách mạng”. Mẹ em nhớ con tìm đến đơn vị - em nhất quyết từ biệt mẹ đi theo bộ đội118. Cuối năm 1961, Hàm Chính có 10 thanh niên thoát ly, có thêm lực lượng bổ sung cho các đội công tác Hàm Phú, Hàm Trí. Nhờ có phong trào thoát ly đồng loạt, nên Thuận Phong, Hàm Thuận trong những năm 1961 –1963 đã có hàng trăm thanh niên bổ sung xây dựng lực lượng.

Nhằm bao vây, khống chế và tách lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng, đối phó phong trào nhân dân du kích chiến tranh, tạo thế liên hoàn giữa 3 quận Hàm Thuận, Thiện Giáo, Hải Long; địch lập một hệ thống ấp chiến lược dọc các đường chính và ga xe lửa. Ở Thuận Phong địch chốt quân thường trực ở các ấp dọc Quốc lộ 1 và Tỉnh lộ 9, từ Lương Sơn vào Phú Long, Rạng, Mũi Né. Riêng Phú Long chúng có một đại đội cơ động quản lý đoạn Quốc lộ 1. Mảng liên tỉnh lộ 8 địch chốt quân kiên cố ở Bình Lâm, Bình An. Tại Ma Lâm có một đại đội do chỉ huy, cơ động trên Đường 8. Phía Nam chúng đóng đồn 18 và cụm lô cốt Núi Đất, lập ấp Phú Lộc, Phú Thọ (Hàm Kiệm) án ngữ phía Nam Phan Thiết và nối liền với các ấp Thuận Nghĩa, Gò Bồi (Phú Sung), Văn Lâm, Mương Mán.

Trên cơ sở lập khu trù mật, khu tập trung, sau đó là lập ấp chiến lược. Ngày 17 tháng 4 năm 1962 ngụy quyền Trung ương tổng kết rút kinh nghiệm và nâng lên thành Quốc sách ấp chiến lược. Cuối năm 1962 chúng hoàn thành cơ bản kế hoạch lập ấp chiến lược ở Hàm Thuận.

Địch lập ấp chiến lược ở Bình Thuận, Hàm Thuận là quá trình đày ải nhân dân, chúng bắt dân làm ấp như tự làm chuồng để nhốt mình. Mỗi gia đình phải chặt tre, đào giao thông hào theo chỉ tiêu qui định. Hệ thống ấp gồm: hai hàng rào cao 2 mét, một giao thông hào rộng 4 mét, sâu 2 mét. Mỗi ấp có 2 cổng, mở cửa từ 6 đến 17 giờ, dân ra vào đều bị khám xét. Trong ấp được chia làm nhiều ô chúng bố trí gia đình cách mạng ở ô riêng để dễ bề theo dõi. Vừa lập ấp, địch vừa rút kinh nghiệm làm đi làm lại, ngày càng kiên cố hơn. Đặc biệt 2 ấp Thuận Nghĩa và Phường Lạc, ngoài chông rào, địch bắt dân địa phương bứng tre về trồng bao bọc. Các ấp có đồng bào Thiên Chúa giáo di cư, cách mạng khó vào hoạt động không chỉ vì hàng rào kiên cố mà do một số người chưa hiểu đúng và không ủng hộ cách mạng. Dân sống trong ấp chiến lược hồi ấy đã ta thán:

Ruộng vườn phải bỏ, sống chung một chuồng;

Chiều về cúi, sáng ra luồn;

Cơ thể xét lục, cởi truồng còn hơn!”

Nhằm khống chế vùng Tam Giác, bảo vệ các quận lỵ và Phan Thiết, những năm 1962 địch bắt dân làm vành đai liên hoàn từ Giồng Táo gần căng Ê-Sê-pic đến Phú Lâm (Hàm Mỹ), Phú Hội (Hàm Phong), Xuân Phong119 đến Tân Phú Xuân (Hàm Liêm). Vành đai này như một hệ thống ấp chiến lược lớn.

Địch bắt những gia đình cách mạng phải vào rừng tìm người thân, hàng đêm đi giữ cầu, gác trụ sở. Mỗi người dân trong ấp phải có 4 dụng cụ chống Cộng: đèn, cây, dây, mõ.

Lũ ác ôn không từ một thủ đoạn nào trong việc trả thù những gia đình kháng chiến. Đêm 21 tháng 11 năm 1961 tại Hàm Liêm, tên Kính chỉ huy đại đội biệt kích nả súng giết hết gia đình đồng chí Huỳnh Lương Hổ, đội trưởng đội công tác Hàm Liêm120. Đêm 22 tháng 11 năm 1961 chúng đến Tân Nông bắn chị Nguyệt và anh Thường. Ở Hòa Vinh, ngày 25 tháng 11 năm 1961 công an Thiện Giáo thủ tiêu ông Nguyễn Văn Trung. Anh Đại ở Tân Lâm bị địch nghi làm nội ứng cho ta đánh đồn Trinh Tường, tháng 12 năm 1961, bọn công an quận Hàm Thuận xông vào nhà đánh chết, treo cổ rồi dựng hiện trường giả truy hô anh tự tử.

Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của đội công tác, đồng bào trong ấp có nhiều cách đấu tranh. Ông Nguyễn Văn Tình ở ấp Long Hiệp xã Hồng Sơn hàng đêm giả say đi quanh ấp la to: “A lô... bà con hãy phá banh ranh rào, phá khu tập trung, tức là phá nhà tù, phá nơi giam lỏng mình, về đất cũ làm ăn”. Dân trong ấp hiểu và tin vì biết ông Tình say “thời” hơn là say rượu.

Cuối tháng 9 năm 1962 địch bắt dân các xã xung quanh quận lỵ Thiện Giáo về Ma Lâm mở mittinh tố cộng. Ông Năm Ơn và cụ “T” nghe địch xuyên tạc cách mạng liền đứng lên đáp lại: “Bọn bây không giỏi đi đánh người ta, cứ ở đây nói xấu và ăn hiếp đám tay không”. Chúng xông ra đánh hai cụ già túi bụi. Cụ T. cắn lưỡi phun máu ra trước đông đảo đồng bào, địch phải đưa ông đi cấp cứu và giải tán cuộc mittinh. (Báo Cờ Giải phóng).

Nhằm phá kế hoạch lập ấp chiến lược của địch và hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh, năm 1962 Huyện ủy Hàm Thuận, Thuận Phong chủ trương: “Liên tiếp vũ trang tuyên truyền, vừa mời dân ra vùng căn cứ học tập, vừa khẩn trương xây dựng lực lượng bên trong; diệt ác trừ gian và bắt tề điệp ra cải tạo. Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, vũ trang kết hợp binh vận, phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ”.

Đêm 18 tháng 3 năm 1962 lực lượng vũ trang tỉnh vào Đại Nẫm rải truyền đơn, phát động quần chúng đốt rào ấp chiến lược. Sáng hôm sau hai tiểu đội tổng vệ từ Phan Thiết càn lên, chúng bị diệt 4 tên, số còn lại chạy thục mạng. Tối 19 tháng 3 ta vào lại Đại Nẫm đốt 1.500 mét rào. Sáng ngày 20 tháng 3 lực lượng này quay về tiếp tục vũ trang tuyên truyền ở Phú Bình, Xóm Mía. Nhân đó mũi công tác Hàm Chính đốt 4 xe rã tre121 để đồng bào ở đây lấy cớ đấu tranh không rào ấp.

Để kịp thời phá âm mưu xây dựng lại ấp chiến lược An Hoà (Lại An), đội công tác Hồng Hà đột vào trụ sở xã Lại An, bao vây nhà riêng bắt tên phó đại diện xã và 4 ấp trưởng ra vùng căn cứ để học tập cải tạo. Tiếp đó, ngày 05 tháng 6 năm 1962, mũi công tác Hàm Thắng vào ấp Kim Bình bắt 8 tên gồm đại diện xã, tề ấp, liên gia trưởng - trong đó có một cán bộ chuyên trách chỉ đạo việc lập ấp chiến lược. Qua đợt trừ gian diệt ác của ta, bọn tề điệp hoang mang, rúng động.

Sáu tháng cuối năm 1962 là thời điểm phát triển mạnh phong trào phá ấp chiến lược của quân dân Hàm Thuận, Thuận Phong. Đêm 17 tháng 7 năm 1962 lực lượng vũ trang, đội công tác và đồng bào các xã căn cứ vào phát động dân ấp Bình An nổi dậy diệt tề, đốt trụ sở làm cho 5 cây số rào tre, 10 xe cây, 5 xe chông cùng 4 cầu ván trên đoạn Đường 8 bị bốc cháy. Trong 2 đêm: 21 và 22 tháng 7 năm 1962, C430 cùng đội công tác Hồng Hà liên tiếp vào ấp Kim Hoà (Kim Ngọc) và đã bắt được tên ác ôn làm liên chi trưởng Phong trào cách mạng quốc gia. Cùng thời gian trên các mũi công tác Hàm Liêm, Hàm Chính và Tân Nông, Tân Điền, Phú Bình, Mỹ Thạnh huy động dân làm míttinh và phá hỏng trên 3 cây số rào ở 2 ấp Tân Điền và Bình Lâm. Đêm 24 tháng 7 năm 1962 có 79 đồng bào vùng giải phóng cùng đơn vị 430, đội công tác vào ấp Đại Nẫm phá banh 1.500 mét rào, gồm 2 lớp tre và dây kẽm gai.

Ở hướng Quốc lộ 1 và nam Hàm Thuận, quân dân ta cũng đánh liên tục. Sáng ngày 23 tháng 7 năm 1962 đơn vị 450, 440 và mũi công tác Hồng Sơn vào ấp Long Hiệp diệt tề chạy toán loạn. Tối hôm đó ta vào phát động dân phá ấp, nhiều người hưởng ứng mở cửa, thắp đèn, đánh mõ báo động, cùng bộ đội phá ấp suốt 6 giờ liền. Ánh lửa đốt rào tre sáng rực, tiếng loa binh vận giải thích chính sách, tiếng hò lơ phá ấp vang dậy. Hơn 5.000 mét rào bỗng chốc đã thành tro bụi. Ta ra lệnh giải tán chính quyền địch. Cũng trong đêm ấy, 2 mũi công tác xã Hồng Sơn, Hồng Liêm phối hợp vào ấp Long Hoa (Gộp) bắt một số tề vệ đưa ra căn cứ học tập, cải tạo.

Những năm 1961 –1962 phong trào cách mạng toàn huyện phát triển đều khắp. Bên cạnh hoạt động vũ trang diệt ác, phá tề, hỗ trợ quần chúng phá kèm, các lực lượng trong huyện từ vũ trang tuyên truyền đến chủ động tấn công địch, phá khu tập trung, chống địch càn quét. Cuộc đấu tranh giữa ta và địch căng thẳng, giằng co quyết liệt. Cuối quý III năm 1962 hệ thống ấp chiến lược ở Hàm Thuận, Thuận Phong bị ta phá rã nhiều nơi, địch phải củng cố ấp chiến lược giai đoạn 2.

Cuối năm 1962 sang năm 1963, địch ở Bình Thuận thực hiện quyết liệt các âm mưu: Đánh phá vùng giải phóng, xúc, tác dân vùng tranh chấp ra các trục đường; phát triển do thám gián điệp, chiêu an, chiêu hồi. Chúng đánh phá, uy hiếp, khống chế quần chúng122 Nhằm bao vây khu căn cứ Lê Hồng Phong, địch lập ấp chiến lược điểm - ấp kiểu mẫu: Lương Sơn, Tà Nung, Giồng Thầy Ba. Trên địa bàn Hàm Thuận, địch củng cố các ấp kiểu mẫu dọc Đường 8 và Quốc lộ 1: Phương Lạc, Bình Lâm, Bình An, Văn Phong, Thuận Nghĩa, Gò Bồi, Giồng Thầy Ba (Thiện Nghiệp).

Dù địch rất cố gắng nhưng mãi đến đầu năm 1963, Ngô Đình Nhu mới đến cắt băng khánh thành các ấp điểm. Như vậy, không phải 18 tháng mà hơn hai năm địch cũng chưa thực hiện xong ấp chiến lược ở Hàm Thuận, Thuận Phong.

Năm 1963, địch đánh phá Hàm Thuận, Thuận Phong bằng 3 biện pháp:

- Một là, đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, chiêu an, chiêu hồi, cài điệp, dùng thuốc độc cho vào thức ăn đầu độc cán bộ cách mạng;

- Hai là, củng cố ấp chiến lược giai đoạn 2 (rào ấp bằng cọc sắt, kẻm gai và có gài mìn);

- Ba là, mở chiến dịch Sơn Dương II và “Bình Lâm” II, tập trung đánh phá vùng căn cứ giải phóng.

Từ ngày 01 đến 06 tháng 4 năm 1963, địch phối hợp cả xe tăng, pháo binh, tàu sắt, thuyền máy, đổ quân từ Hòn Hồng đến Suối Nước càn khắp khu Lê Hồng Phong, chúng lùng bắt 20 người dân ở căn cứ. Sau khi bị diệt 3 xe lửa nồi đồng (23 tháng 6 năm 1963); địch phản ứng càn vào Hàm Thạnh từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 01 tháng 7 năm 1963 với lực lượng 2 trung đoàn. Riêng tháng 7, địch đột kích vào xã Hàm Thạnh 4 lần, Hàm Trí, Cỏ Mồm mỗi nơi 1 lần với lực lượng lớn (cấp tiểu đoàn). Từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 01 tháng 9 năm 1963, địch huy động máy bay, phi pháo, đánh các xã miền núi. Nhằm hủy diệt kinh tế của ta, địch càn vào vùng giải phóng, nhổ từng bụi mì, bắt từng con gà, lấy nông cụ, đạp nát từng trái dưa. Đối với vùng bị tạm chiếm địch đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo.

Trước tình hình trên, đầu năm 1963 tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương: “Ra sức củng cố, giữ vững vùng căn cứ giải phóng; tích cực đưa phong trào vùng bị kềm lên; phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh, tích cực chống địch gom dân; phá ấp chiến lược , tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống. Tích cực xây dựng lực lượng ta về mọi mặt...”

Trên cơ sở chủ trương của Tỉnh ủy và tình hình thực tế, Huyện ủy Hàm Thuận, và Thuận Phong chủ trương: “Xây dựng căn cứ, phát triển thực lực, phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh, diệt ác phá kèm, phá ấp chiến lược, phá giao thông địch; hình thành thế đấu tranh và xây dựng ở 3 vùng: Vùng giải phóng, tranh chấp và tạm bị chiếm...”

Từ cuối năm 1962, sang đầu năm 1963, tổ chức các đoàn thể của Huyện lần lượt được hình thành, công tác vận động quần chúng, xây dựng thực lực đi vào bài bản.

- Đoàn thanh niên giải phóng Hàm Thuận, do đồng chí Huỳnh Quang Hòa làm Bí thư;

- Đoàn thanh niên giải phóng Thuận Phong, do đồng chí Đào Việt Nhân làm Bí thư;

- Phụ nữ giải phóng Hàm Thuận do đồng chí Nguyễn Thị Bốn làm hội trưởng;

- Phụ nữ giải phóng Thuận Phong do đồng chí Nguyễn Thị Khởi (Tư Khởi) làm hội trưởng;

- Hội Nông dân giải phóng huyện Hàm Thuận, do đồng chí Nguyễn Phan làm hội trưỏng;

Những năm đầu chống Mỹ, vùng căn cứ giải phóng Hàm Thuận, Thuận Phong có nhiều đóng góp toàn diện cho cách mạng. Để duy trì và phát triển vùng căn cứ, đồng bào phải đổi bằng mồ hôi, xương máu. Hồi ấy chính cái gian khổ, thiếu thốn... thử thách người chiến sĩ cách mạng không kém gì sự ác liệt do địch đánh phá. Cán bộ, chiến sĩ, đồng bào thiếu thuốc, thiếu cơm, lạt muối, chia sẻ nhau từng hạt muối, lát khoai. Nhân dân Thuận Phong phải ăn dưa hồng, đậu non, củ môn, củ nần đến cả lá mì non trong những tháng đầu mùa mưa, đồng bào Hàm Minh cũng nhờ lá rừng, củ rừng, trái rừng để sống. Đồng bào ở Bắc Ruộng về Đông Giang, La Dạ thiếu đói bệnh tật... Năm 1961 riêng thôn Pơ Rang (Đông Giang) bị đói và bệnh chết trên 30 người. Gia đình chị Nguyễn Thị Sáu (Sáu On) ở Hàm Liêm ra bám trụ ở căn cứ Hàm Thạnh đã mất 3 đứa con do bệnh sốt rét. Số bà con ở Hàm Minh và Khu Lê Hồng Phong ra sống ở Cà Lon, Cà Tót, Đăng Gia phải chịu cảnh gian lao giữa rừng thiên nước độc và những trận càn của địch. Gia đình đồng chí Nguyễn Bàng ở Hồng Sơn lên xây dựng căn cứ (đi cấy dân) trên Cà Tót bị sốt rét chết lần lượt 3 đứa con...

Cán bộ của ta thiếu thốn mọi bề, có lúc anh em ăn rau rừng, vỏ dưa; bắn được thịt rừng phải ăn lạt. Anh Ánh ở đội công tác xã Hàm Phú chỉ có một bộ đồ duy nhất, được vá từ nhiều mảnh vải cũ của dân dùng để bẹo chim ở rẫy. Chế độ ăn trong tháng cấp phát cho mỗi cán bộ chỉ một lon muối. Đồng chí Nguyễn Sự (Liêm Rùa), cán bộ kinh tài huyện Thuận Tân đã đề ra chỉ tiêu ăn cho cán bộ, chiến sĩ là: “Bắp loại 1, loại 2 để giống, bắp loại 3 mỗi ngày, mỗi người 8 trái, còn dưa hồng, dưa hấu ăn no”. Đời sống của lực lượng thoát ly chủ yếu là dựa vào dân, thu chiến lợi phẩm từ các trận đánh xe lửa địch và sản xuất tự túc.

Để giải quyết khó khăn, Huyện ủy động viên toàn lực lượng đẩy mạnh sản xuất, đánh địch càn quét, ổn định vùng căn cứ. Tuy bị địch phá, trời hạn mất mùa, nhưng từ cuối năm 1963 nhân dân vùng căn cứ vươn lên, hoàn thành các nhiệm vụ: xây dựng lực lượng, làng chiến đấu, chống càn bảo vệ dân ở căn cứ, bảo vệ vụ mùa, bảo vệ cơ quan, sản xuất tự túc, nuôi quân, đi dân công, thoát ly vào bộ đội. Thiếu niên nắm tình hình địch, báo động, báo an cho cán bộ, với thế hợp pháp các em còn len lỏi với thế hợp pháp trong lòng địch để làm liên lạc cho lãnh đạo huyện, tỉnh. Chị em phụ nữ cũng vào vùng địch mua hàng hoặc tham gia đấu tranh chính trị. Dân ở đây thường được huy động cùng bộ đội phá ấp, phá giao thông địch.

Đồng bào vùng giải phóng thường xuyên học chính trị, hăng hái tham gia công tác. Cuối tháng 02 năm 1962, đồng bào Hàm Thuận cùng lực lượng vũ trang lấy 10 xe cây của địch đốt chiếc cầu dài 25 mét, phá hư một xe chở đá làm đường của Mỹ, phá sập 3 cống, làm lật cong 3 đoạn đường rây Mương Mán - Ma Lâm. Riêng tháng 02 năm 1962 Huyện ủy và Huyện đội huy động hàng trăm đồng bào và nhiều xe trâu của dân vùng tranh chấp đi tải lương thực. Du kích xã Hàm Thạnh chận bắt 1 xe ben từ Phan Thiết lên Hàm Thạnh chở đá xây cầu, đưa về căn cứ.

Năm 1963, Huyện ủy phát động phong trào: “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công123 đồng bào đã bám trụ cùng các lực lượng tăng gia sản xuất với tinh thần chống đói diệt thù. Tháng 7 năm 1963, Thuận Phong tổ chức 6 cuộc mittinh lớn ở 6 xã với 1.816 lượt quần chúng tham dự, riêng xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận mở 3 cuộc mittinh, có hơn 300 người dự.

Phụ nữ vùng giải phóng còn đấu tranh trực diện với quân thù. Vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, địch cấm ngặt việc giao lưu kinh tế giữa hai vùng, ta lãnh đạo các chị gánh con nhỏ đến quận, tỉnh đòi được tự do đi lại mua bán làm ăn. Địch trả lời: “Nếu muốn vậy phải vào ấp chiến lược”. Các chị đối đáp có lý, có tình: “Giải phóng quân về, các ông bỏ dân đi, chúng tôi sống với ruộng vườn, không theo ai cả”. Địch đuối lý đành để các chị mua hàng Tết.

Những xã có phong trào khá đã mở được Đại hội nhân dân. Ngày 13 tháng 5 năm 1962, Hàm Thạnh mở Đại hội nhân dân toàn xã, 500 đồng bào giương cờ, biểu ngữ, làm míttinh mừng Đại hội.

Dân quân, du kích thi đua sản xuất, đánh giặc, nhiều chiến sĩ chiến đấu rất kiên cường. Những năm 1963 – 1964, các cô gái cũng sớm có mặt trong những ngày đầu xây dựng lực lượng quân sự: Nguyễn Thị Sắc - cán bộ xã đội xã Hàm Minh, Đào Thị Huê - cán bộ thôn đội thôn Dân Cường xã Hàm Thạnh, Lê Thị Bưởi - chính trị viên xã đội Hồng Sơn, Nguyễn Thị Đông - tiểu đội trưởng du kích xã Hồng Liêm; Vũ Thị Ái - du kích xã Hồng Chính...

Trong lực lượng du kích đã nổi lên nhiều tấm gương tiêu biểu. Anh Đặng Văn Ngư - cán bộ xã đội xã Hồng Sơn vóc dáng cao to, khỏe mạnh, vui tính, anh thường nói với đồng đội: “Tao to con, nếu bị thương tụi mày đừng cõng sẽ chết chùm”. Đúng như lời anh tiên đoán; rạng sáng 18 tháng 10 năm 1962, khi đi trinh sát ra giồng Cát thôn 2 xã Hồng Sơn, tổ du kích lọt vào ổ phục kích của địch, anh Ngư bị thương nặng, nhưng vẫn ghìm chặt khẩu “mát-tăng-xít” (MAS36). Sau khi khuyên hai bạn rút lui, anh Ngư nằm im giả chết. Sau mỗi đợt vải đạn, địch hô xung phong, nhưng bốn lần địch tiến lên thì 4 tên gục ngã. Còn viên đạn cuối cùng, anh Ngư để lại cho mình. Địch lồng lộn băm xác anh từng mảnh. Nhìn xác con như đứt từng đoạn ruột, ông Đặng Văn Dự đã chửi thẳng vào mặt quân thù mặc dù ông đã bị chúng đánh đập tàn nhẫn.

Từ những ngày đầu, khi lực lượng vũ trang hoạt động ở Khu Lê Hồng Phong, Hàm Thuận, dân ở đây đã làm tốt việc cung cấp nhân tài, vật lực. Nổi bật nhất là các xã: Hàm Thạnh, Hàm Phú, Hàm Trí, Hồng Sơn và Hồng Chính, Hồng Lâm...đã sớm trở thành hậu phương của tỉnh. Riêng năm 1963 trời hạn, có nơi phải mất giống đến lần thứ ba, vậy mà một số xã đã góp hàng trăm giạ lúa: Hàm Thạnh, Hàm Phú, mỗi xã trên 40 xe124 lúa, Tam Giác khoảng 28 xe, Hồng Sơn hơn 14 xe.

Năm 1963, tỉnh tổ chức 4 đợt vào đồng muối khu vực cầu Bến Lội để lấy muối, có trên 3.000 lượt người đi mang hơn 100 tấn muối về tận núi rừng. Bằng ấy lương thực, thực phẩm là vốn quý cho cách mạng trong những ngày thiếu thốn. Lòng dân như thế càng động viên người lính hăng hái xung trận diệt thù.

Cuối năm 1963 trở đi đời sống vật chất được cải thiện, phong trào xây dựng căn cứ cũng phát triển, mỗi xã có một trung đội dân quân du kích, có hàng rào chiến đấu, bố phòng chông mìn cạm bẫy. Hàm Thạnh có bẫy đập lôi. Các xã Hàm Thạnh, Hàm Phú, Hàm Trí có 40 cây số hàng rào chiến đấu liên hoàn với nhiều bãi chông dày đặc. Các xã của Thuận Phong có trên 50 cây số rào liên hoàn từ Hồng Thanh đến Hồng Liêm.

Đại đội biệt kích là con cưng của Tiểu khu Bình Thuận. Ban chỉ huy có tên Kính và tên Kiên là những tên phản bội đầu hàng địch, từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Do quen thuộc địa hình, chúng thường lùng sục đánh phá ta từ khu Lê Hồng Phong qua Tam Giác. Quen thói ngạo mạn hung hăng, ngày 20 tháng 02 năm 1962, chúng bị du kích xã Hồng Sơn chặn đánh diệt 5 tên và bị thương 2 tên .

Cả quan lẫn lính chưa kịp hoàn hồn, sáng ngày 29 tháng 3 năm 1962, đại đội biệt kích đột vào vườn của ông Xếp Ga Tân (ở Bàu Sẻ) đã bị các đơn vị 486 và 430 chặn đánh diệt 9 tên, bị thương 5 tên. Tên Kiên đại đội phó đền tội, tên Châu và tên Hoàn bị thương nặng. Đến tháng 5 năm 1962 chúng mò lên Búng Tròn (xã Hàm Cần) định đánh úp cơ quan lãnh đạo huyện. Khi bọn này đóng quân nghỉ đêm, đại đội Hoành Sơn (486) dùng cối 60 ly bắn trúng chỉ huy sở. Địch chết và bị thương một số, trong đó có tên Kính - đại đội trưởng. Đại đội biệt kích này tan rã và bị xoá phiên hiệu luôn từ đó.

Ngày 26 tháng 3 năm 1963, hai đại đội địch từ Lương Sơn càn xuống Bàu Trắng, sáng 27 tiến lên Bàu Thiêu. Chiều ấy chúng vừa rút ra khỏi xóm bị đơn vị 440 phục kích diệt 10 tên. Sáng ngày 08 tháng 7 năm 1963, đội công tác Xa Ra vừa đến chân núi Tà Dôn, bất ngờ gặp một trung đội bảo an. Đội trưởng Phan Văn Châu bị thương, bị bắt ngay phút đầu. Hai chiến sĩ trẻ còn lại dựa vào thế rừng núi hiểm trở quần nhau với giặc suốt 2 giờ, đẩy lui 3 đợt xung phong của địch. Chúng gọi pháo bắn liên hồi, đồng chí Nguyễn Nhỏ hy sinh; Nguyễn Thị Hòa125 liền chụp súng của đồng chí Nhỏ tiếp tục chiến đấu. Khi hết đạn Hòa tháo súng ném mỗi nơi một mảnh và rút chốt quả lựu đạn cuối cùng nằm im giả chết. Khi địch tò mò bao quanh để xem mặt cô nữ du kích bé nhỏ, gan lì chị cho lựu đạn nổ, diệt chết 6 tên. Hòa hy sinh trong sự tiếc thương, khâm phục của mọi người. Cô gái trẻ đầy mưu trí, xứng đáng là người con gái kiên trung của Khu Lê, đã trở thành tấm gương sáng cho thanh niên toàn tỉnh học tập. (Đồng chí Hoà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 4/2010)

Năm 1963, tiểu khu Bình Thuận phân công một đơn vị lính dân vệ đứng chân, đánh phá Tam Giác và hộ tống cho việc lập vành đai ở đây. Bọn này đã chạm trán nhiều lần với lực lượng địa phương. Trận cuối cùng đáng nói là mờ sáng vào một ngày tháng 5 năm 1963, các đơn vị 430, 486 đột vào ấp trở ra, cùng dân công đang vận chuyển lương thực về căn cứ. Đến bìa rừng, giáp đường mồi đi bàu Lon (Hàm Liêm) quân ta bất ngờ đụng độ với bọn Liên đội 6 từ Bình An qua. Chúng tưởng ta là lính bảo an từ Phan Thiết lên. Quân ta chủ động nổ súng. Sau 30 phút diệt gọn 3 trung đội, bắt sống 30 tù binh, xóa luôn phiên hiệu đơn vị này. Tính đến cuối năm 1963, trên chiến trường toàn huyện ta đã diệt hàng trăm tên địch, xóa phiên hiệu nhiều đơn vị địch: đại đội biệt kích, đại đội Bảo an, Liên đội 6 dân vệ, nhiều tiểu đội dân vệ và thanh niên chiến đấu.

Trước tình hình khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt, đầu năm 1962 Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương đánh xe lửa địch thu chiến lợp phẩm, phá thế bao vây khống chế hành lang, nhất là mở rộng địa bàn hoạt động của ta ở miền Tây, Tam Giác. Đầu năm đó, cơ sở nội tuyến cho biết đoàn tàu chở hạ sĩ quan từ Nha Trang vào Tây Ninh sắp ngang qua Hàm Thuận. Đồng chí Lê Đức Toàn xã đội trưởng xã Hàm Trí chỉ huy tổ du kích cắt đứt đường rây và đặt mìn tại khu vực cầu Bằng Lăng (xã Hồng Liêm). Gần nửa đêm tàu vừa đến địa điểm, du kích kéo đường ray bật tung, đoàn tàu lao theo xuống hố, chết khoảng 100 tên địch, trong đó có một số cố vấn Mỹ126.

Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 6 năm 1962 du kích, đồng bào các xã: Hàm Thạnh, Hàm Liêm, Hàm Chính tiếp tục phá đoạn đường sắt Ma Lâm - Suối Vận làm lật 1 đoàn tàu, hỏng nặng 2 cần trục, nhiều tên địch chết. Đêm 26 tháng 7 năm 1962, du kích các xã: Hàm Thạnh, Hàm Liêm, Hàm Chính, Hàm Phú, Hàm Trí cùng nhân dân phá 2 đoạn đường: Mương Mán - Suối Vặn và Long Thạnh – Ma Lâm, mỗi đoạn dài 40 mét, làm đổ 1 toa tàu, trong đó có 1 cần trục nặng 62 tấn bị hất chỏng gọng. Riêng đoàn tàu thứ 4 bị thương và chết một đại đội; ngưng trệ giao thông 5 ngày liền. Đêm 04 tháng 12 năm 1962 đơn vị 430 đã chặn xe lửa ở đoạn đường Mương Mán vào Sài Gòn, đánh tan một trung đội địch, bắt sống 12 tên, thu 8 súng và nhiều đạn dược.

Bị đánh nhiều trận, nên đến năm 1963 xe lửa địch chỉ chạy ban ngày. Khi đi có máy bay rà thấp tuần đường và chiếc xe lửa một127 hộ tống đi trước. Nắm chắc quy luật ấy, đầu tháng 6 năm 1963, đội công tác Hồng Hà cùng một tổ của đơn vị 430 phục tại Cống Suối Cái, đánh 3 đoàn tàu địch từ Sài Gòn ra. Hôm ấy khi xe lửa một tới cống Trại Hương, thì đoàn tàu thứ nhất đến cống Suối Cái. Đúng như phương án, tất cả khẩn trương hành động. Một tổ khiêng cây lớn chắn ngang và nổ súng ra lệnh cho tàu dừng lại. Đồng chí Mười Cao (Nguyễn Minh Cao) nhảy lên tàu cắt máy bộ đàm và ra lệnh bắt tên lái cắt rời đầu máy và cho tăng tốc rồi nhảy xuống để đầu tàu phóng tới. Cách đó 20 mét đồng chí Trương Sanh Huề chỉ huy một tổ kéo đường rây hướng đầu tàu lao xuống hố. Nhưng đoạn sắt dài, nặng ta kéo không kịp, đầu tàu không người lái lao vút qua, phóng thẳng về ga Ma Lâm. Mặc cho người phụ trách ga phất cờ, thổi còi, báo hiệu dừng, đầu tàu vẫn lao tới mỗi lúc một nhanh. Đến núi Xã Thô xe lửa một dừng lại đợi đoàn tàu, thì đúng lúc đầu máy vừa đến húc văng xe lửa một khỏi đường rây hơn 7 mét. Trong khi đó tại đoàn tàu nằm lại, các chiến sĩ ta mời khoảng 300 hành khách làm míttinh chớp nhoáng, rồi thu chiến lợi phẩm rút lui an toàn.

Trên đoạn đường sắt đi qua Hàm Thuận, lực lượng tỉnh cũng lập nhiều chiến công vang dội. Sau khi ta diệt tốp xe nồi đồng (tháng 6 năm 1962) thì địch chuyển sang dùng xe lửa một (rafanô) rất kiên cố, hỏa lực mạnh để tuần tra, bảo vệ các đoàn tàu, nếu không diệt được thì lực lượng ta qua lại đường sắt rất khó khăn và dễ bị tổn thất. Sau khi đã chuẩn bị kỷ, ngày 30 tháng 10 năm 1963, tại đoạn đường Suối Vận - Sông Phan các lực lượng 486, 489, 481, Cao Thắng, trường quân sự tỉnh, Đoàn văn công thống nhất tỉnh và 200 dân công đã phối hợp tấn công, tiêu diệt, phá hủy đoàn tàu lửa bọc thép (rafanô), diệt tại chỗ 80 tên địch, bắt sống 6 tên, thu 60 súng các loại. Ta chỉ bị thương 3 đồng chí. Từ kinh nghiệm của trận đánh ở cống Suối Cái, lực lượng trên cải tiến cách đánh tốt hơn ở cống Trại Hương. Khoảng 6 giờ ngày 28 tháng 10 năm 1964, một bộ phận chận bắt tổ công nhân tuần đường từ Ma Lâm vào để bảo đảm bí mật. Một lát sau chiếc xe lửa một (gồm 3 toa) có toa cảnh giới từ ga Mương Mán chạy ra với vận tốc khoảng 20km/giờ. Cách cống Trại Hương 20 mét, 2 tên cảnh giới vừa phát hiện một đoạn ray ngắn bị lật, chúng chỉ kịp la ú ớ thì cả chiếc xe lửa một đâm nhào xuống lề đường, chỉ sót lại toa sau cùng. Nhưng lực lượng ta quá ít không đủ sức xung phong thu chiến lợi phẩm128. Cùng với nhiều trận đánh, quân dân trong huyện liên tục phá đường nên đến năm 1965, xe lửa địch không còn hoạt động trên địa bàn Hàm Thuận.

Hàng tháng, địch thường tổ chức một đoàn xe chở hàng tiếp tế từ Phan Thiết ra đồn Sông Mao. Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương diệt bọn này. Cuối tháng 3 năm 1963, các lực lượng: 486, 489, 440, 450 mai phục tại Núi Rễ dưới sự chỉ huy của các đồng chí Nguyễn Thanh Đức và Nguyễn Văn Lâu (Mười Lang). Khoảng 10 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1963, ba chiếc GMC kéo rơ-moóc, chở đầy lính và hàng tiến vào trận địa. Quả mìn DH10 nổ, hất chiếc xe đi đầu vào vệ đường. Bọn sống sót nhảy xuống gầm xe chống trả. Quân ta từ các hầm trong lòng đất bật dậy, nhả đạn vào đội hình đang rối loạn của địch. Sau 15 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ, diệt khoảng 40 tên, bắt sống 30 tên, thu toàn bộ vũ khí. Ta dùng 2 chiếc GMC chở chiến lợi phẩm về căn cứ.

Sáng ngày 01 tháng 4 năm 1963, địch xua một tiểu đoàn bảo an càn vào khu Lê Hồng Phong để truy tìm hàng hóa, vũ khí vừa bị mất. Vào đến Hồng Liêm chúng bị các đơn vị 440, 450 và du kích chặn đánh. Tối đó được tin một bộ phận khác càn xuống Hồng Chính, đồng chí Phê liền đưa 1 trung đội của 440 xuống cùng du kích Hồng Chính đánh địch. Sáng ngày 02 tháng 4 năm 1963, địch cho 2 trung đội vào căn cứ xã Hồng Liêm lại bị ta bao vây tiêu diệt. Địch phải dùng trực thăng giương cờ trắng xin lấy xác. Trận đánh kéo dài 4 ngày đêm. Nhờ kết hợp tốt 3 thứ quân, ta đã bảo vệ được căn cứ, diệt nhiều sinh lực địch, thu nhiều chiến lợi phẩm.

Đồng thời với đánh phá đường sắt, các trục đường giao thông trên bộ cũng bị ta tấn công liên tục. Sau một thời gian nắm tình hình, ngày 27 tháng 10 năm 1963, đơn vị 440, 450 cùng du kích xã Hồng Sơn chặn 3 xe GMC chở đầy muối tại cầu Ruột Ngựa cách ấp Truông Tà Nung 3 km. Ta bắt tài xế chở muối vào Dầu Bà Én. Hàng trăm dân công Thuận Phong chuyển muối về căn cứ. Số muối còn lại giấu tại Cây Xây129. Chiều hôm ấy địch kéo vào để lấy lại, nhưng bị quân ta đẩy lui. Sáng hôm sau chúng phục kích nơi giấu muối. Đơn vị 450 bị lọt vào trận địa, 7 đồng chí hy sinh, trong đó có Nguyễn Thanh Phúc (Quê), chỉ huy trưởng đơn vị 450.

Những năm 1961 - 1963, Huyện ủy Hàm Thuận, Thuận Phong quan tâm phát triển lực lượng toàn diện, đặc biệt là trong các ấp chiến lược. Đầu năm 1963, riêng Hàm Thuận đã có 1.000 hội viên, phụ nữ giải phóng. Hầu hết các xã như: Hàm Liêm, Hàm Chính, Hàm Thắng, Hồng Sơn, Xa Ra, Tùy Hòa đều có cơ sở cốt cán, chi đoàn, chi bộ, hoặc tổ Đảng. Năm 1962, chị Phạm Thị Liên là đảng viên được kết nạp trong ấp Kim Bình (Hàm Thắng). Đầu năm 1963, chị Liên xây dựng được 1 chi đoàn gồm 4 nữ đoàn viên. Từ năm 1962 trở đi, sau khi trường Đảng tỉnh Bình Thuận (trường Trần Phú) được thành lập, cán bộ chủ chốt của Hàm Thuận, Thuận Phong thường xuyên học tập, bồi dưỡng về chính trị, nắm bắt tình hình, nhiệm vụ bài bản, kịp thời hơn.

Từ cuối năm 1962, để chống lại các hoạt động do thám, gián điệp, chiêu an, chiêu hồi… của địch, Tỉnh ủy Bình Thuận chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức an ninh từ tỉnh đến xã. Hàm Thuận, Thuận Phong thành lập Ban an ninh huyện, hình thành mạng lưới công an viên, cơ sở an ninh mật, có trại tạm giam. Đồng chí Phạm Xuân Trinh, phụ trách công an huyện Hàm Thuận (năm 1962-1963), phụ trách công an huyện Thuận Phong là đồng chí Nguyễn Lam (Bảy Lam). Nhờ đó, công tác an ninh của huyện như: nắm tình hình địch, chống hoạt động gián điệp, trừ gian diệt ác, cải tạo, giáo dục tề điệp đi dần vào nề nếp và phát huy tác dụng.

Những cốt cán trung kiên trong lòng địch đã lãnh đạo quần chúng tham gia phong trào quân sự, chính trị, binh vận, ủng hộ cách mạng về nhân tài, vật lực. Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ sở bên trong với lực lượng bên ngoài, quân dân ta đã làm cho quá trình gom dân lập ấp của địch bị trở ngại, kéo dài. Nhiều ấp chiến lược địch phải dựng lại nhiều lần và trả giá đắc mới tồn tại được.

Dùng địch đánh địch và làm tai mắt cho ta là một phương thức hoạt động có nhiều hiệu quả trong những năm chống Mỹ. Trong các lực lượng của địch đều có cơ sở của ta, nhưng mạnh nhất là trong hàng ngũ dân vệ trực tiếp canh giữ ấp. Nhờ làm tốt công tác binh, tề vận mà ta nắm được kịp thời các âm mưu, kế hoạch hành quân đánh phá của địch.

Đêm 31 tháng 11 năm 1961, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ về việc tổ chức lực lượng đánh và tước vũ khí dân vệ, đội công tác Hàm Chính phối hợp với một tiểu đội của lực lượng vũ trang Hàm Thuận do đồng chí Trương Sanh Huề dẫn đường đột vào xóm phía đông ấp Bình An. Theo kế hoạch đã hợp đồng, khi trung đội dân vệ ngủ say, anh Nguyễn Văn Thành (Bảy Ẩn) một cơ sở nội tuyến cuả ta trong đơn vị này khoá hết súng rồi ra ám hiệu. Ta vào diệt tên Dững xã đội trưởng dân vệ, thu 20 khẩu súng trường Anh. Nhờ số vũ khí này huyện trang bị thêm cho bộ đội địa phương và đội công tác.

Những năm 1962 –1963, anh Nguyễn Văn Nơi tiểu đội trưởng dân vệ ở ấp Truông Tà Nung (cơ sở nội tuyến) vừa là tổ trưởng du kích mật. Anh Nơi, anh Dậu khi đi xe đạp, lúc ngồi chung với ác ôn trên xe lam làm ám hiệu cho ta diệt ác. Có lần tổ du kích mật ra ngoài ấp nổ súng, vừa đóng vai đội công tác kêu gọi đồng bào về đất cũ làm ăn.

Có nhiều trường hợp ở cơ sở nội tuyến phải hy sinh thầm lặng. Anh Võ Văn Hai cơ sở trong dân vệ ấp Hòa Tân xã Tùy Hòa hy sinh đêm 09 tháng 6 năm 1962 trong lúc phục vụ cho đội công tác vào diệt tên ấp trưởng Nguyễn Trứ. Một trường hợp khác do hợp đồng không chặt, khi ta vào ấp Tân Điền tước vũ khí của trung đội thanh niên chiến đấu (tháng 7 năm 1963). Tuy ta thu được 35 súng, phá được thế kèm của địch, nhưng đã bắn lầm 2 cơ sở nội tuyến: anh Được hy sinh, anh Đắc bị trọng thương.

Năm 1963, toàn huyện đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược, sôi nổi nhất là 6 tháng cuối năm. Huyện ủy Hàm Thuận tổ chức cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ quán triệt chủ trương của trên, kiểm điểm rút kinh nghiệm trong thời gian qua, tìm biện pháp phá banh hệ thống ấp chiến lược của địch với phong trào: “ Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Dọc Đường 8 và Quốc lộ 1, các đội công tác cùng bộ đội đánh ấp liên tục, nhất là những nơi trọng điểm. Cuối năm 1962, khu ấp Xóm Chùa của Long Phú rêu rã, địch xây dựng ấp mới Truông Tà Nung. Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, địch đang khẩn trương xây dựng thì đầu năm 1963, lực lượng 481, 486 vào đánh phủ đầu. Tháng 4 năm 1963, các đơn vị: 486, 489 hai lần tiến công đồn Gộp, diệt 70 tên địch, hỗ trợ cho dân bung về đất cũ.

Tiếp đó tổ du kích mật nắm tình hình phục vụ cho đơn vị 450 vào ấp diệt gọn trung đội dân vệ chốt giữ ấp chiến lược Truông Tà Nung. Ngày 05 tháng 8 năm 1963 đơn vị 486 phục kích tại cây số 19 Quốc lộ 1. Khi lính mở đường từ Tà Nung xuống, một cơ sở trong dân vệ đạp xe đi trước, đến điểm hẹn anh lấy nón khỏi đầu ra ám hiệu. Tiếp sau là tốp lính lọt vào điểm phục. Các chiến sĩ đồng loạt nổ súng, xung phong diệt gọn 2 tiểu đội địch, thu nhiều vũ khí. Sau những trận này, ấp Truông Tà Nung lỏng nhão.

Mảng Đường 8 ta cũng đánh mạnh. Ngày 05 tháng 6 năm 1963, các đơn vị 486, 430 tấn công đồn Bình Lâm giữa ban ngày, đánh đại đội biệt kích của quận Thiện Giáo chạy từ Bình Lâm xuống Tân Nông, ta bắt sống 8 tên.

Tháng 7 năm 1963, 1 trung đội của đơn vị 486 phối hợp với 1 trung đội của 460 đánh phá ấp Phú Lộc, Phú Thọ (xã Phú Sung) và diệt đồn Núi Đất. Sau đó địch chiếm lại.

Quân dân trong huyện có nhiều hình thức phá ấp chiến lược sáng tạo, phong phú. Các em chăn trâu nhổ chông rào làm củi, tạo nhiều lỗ hỏng. Các đội công tác đêm đêm len lỏi vào ấp lật úp từng bàn chông, vượt vành đai ấp vào móc nối cơ sở. Riêng quý III năm 1963, quân dân Hàm Thuận đánh vào 36 ấp chiến lược, vũ trang tuyên truyền ở nhiều nơi như: Bàu Ốc, Giồng Thầy Ba, Rạng, Lại An, Kim Ngọc, Bình An, Bình Lâm, Tân Điền, Đại Nẫm, Đại Tài, Phú Sung, Gò Bồi, Thuận Nghĩa…

Hàm Thuận lập thành tích bắn máy bay sớm và khá nhất tỉnh. Đêm 29 tháng 3 năm 1963 các lực lượng Đại Dương, Hoành Sơn, Hàm Thuận vào đánh đồn và phá ấp kiểu mẫu Bình Lâm. Sáng ra khi ta rút quân đến Khu I (Bình Lâm) thì máy bay địch hạ thấp độ cao bắn vào đội hình. Các đồng chí chỉ huy hạ lệnh bắn máy bay. Bằng tất cả các loại vũ khí từ đại liên đến súng trường đều nhả đạn. Chiếc máy bay địch bị trúng đạn bay về hướng Trinh Tường thì rớt xuống đồng ruộng. Đây là trận hạ máy bay Mỹ đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận130.

Nhiều hình thức đấu tranh của nhân dân trong các ấp chiến lược như đòi trả tiền công rào ấp, đòi tự do đi lại làm ăn, đòi về đất cũ. Nhân dân Lại An, Kim Ngọc liên tục phá ranh rào. Hàng chục bản kiến nghị của dân đòi địch không dồn dân, để bà con sản xuất. Tại Lại An, Kim Ngọc có cả nhân viên chính quyền người công giáo cũng làm kiến nghị chống dồn dân và có 50 đồng bào cùng ký tên.

Nhân dân ở ấp Giồng Thầy Ba xô cổng đòi ra khỏi ấp và nói với lính gác: “Các ông tuyên bố Giồng Thầy Ba là Điện Biên Phủ thứ hai, Việt Cộng vào phơi thây như rạ, nhưng chưa gì chính quyền ông đã bỏ dân. Điện Biên Phủ ngoài Bắc Pháp thua, Điện Biên Phủ này ai thắng? Ở đây các ông tháo chạy, thì toàn Miền Nam sẽ là Điện Biên Phủ”.

Phong trào phá ấp chiến lược ở Hàm Thuận, Thuận Phong thu nhiều thắng lợi là nhờ quân, dân đoàn kết chung lòng, trong đó những đảng viên, đoàn viên trung kiên đi đầu trong gian lao nguy hiểm, được quần chúng tin yêu, mến phục.

Ở hai huyện Thuận Phong và Hàm Thuận rất nhiều gia đình có đông người tham gia kháng chiến như gia đình bà Nguyễn Thị Thảo ở Hồng Sơn, ông Huỳnh Chút ở xã Hồng Liêm, Huỳnh Lương Ngân, Lê Cang ở xã Hàm Liêm... Đặc biệt gia đình ông Lương Văn Cử, ở Hàm Hiệp có nhiều con đi tập kết và thoát ly (anh hùng Lương Văn Năm, Lương Thái Hà, Lương Thái Hiệp, Lương Thái Mẫn, Lương Thái Hoàng, Lương Thị Mười), nên bị địch quản thúc, bắt đi trình diện, nhất là khi có cách mạng về địa phương hoạt động. Chúng buộc ông tìm gọi con về, ông khẳng khái dùng lý lẽ đấu với chúng. Vào tháng 5 năm 1963 tên cảnh sát bắt giải giao ông cho cảnh sát tỉnh ở Phan Thiết, trên đường đi ông Cử ghé vào quán xin chai nước uống, tên tay sai xô đẩy và đá vào người ông. Không nhịn được nữa, ông dùng chai nước đập hắn dập mặt. Ông bị địch trói vào trụ cờ phơi nắng, tra tấn tàn nhẫn cho đến khi kiệt sức và ông đã mất sau đó không lâu.

Nguyễn Thị Thu Ba ở xã Hàm Chính là cơ sở chí cốt, đến năm 1959 chị được kết nạp vào Đảng, là đảng viên được kết nạp trong ấp đầu tiên, sau đó làm Bí thư chi bộ. Những tháng năm đen tối nhất của phong trào, chị Ba vẫn giữ vững mối liên lạc thường xuyên với lãnh đạo huyện và đóng góp cho cách mạng với tất cả khả năng, sức lực và nguồn sống của gia đình. Đến tháng 9 năm 1963, cơ sở địch vận ở Bình Lâm bị lộ - Chị Ba bị địch bắt với nhiều tang chứng. Bằng mọi cực hình tra tấn, nhưng địch không khai thác được ở chị một lời nào. Ngày 01 tháng 10 năm 1963 (14 tháng 8 âm lịch) chúng đánh chết rồi treo cổ chị trong xà lim tại chi khu cảnh sát Thiện Giáo và phao tin: Chị Thu Ba tự tử. Sự hy sinh anh dũng của chị đã bảo vệ được cơ sở, giữ bí mật cho Đảng. Chị Thu Ba xưng đáng là một trong những người con gái kiên trung của Đảng, của dân, của miền quê Tam Giác kiên cường.

Phong trào cách mạng càng lên cao, ngụy quân, ngụy quyền ở địa phương càng dao động, nhất là sau những trận đánh lớn của ta ở địa phương. Bọn lính hộ tống xe lửa nói: “Hộ tống xe lửa chẳng qua là mua mạng sống hàng ngày, xe bọc thép mà Việt Cộng còn đánh được”. Sau trận ta đánh Bình Lâm (Hàm Chính), hàng ngũ địch nơm nớp lo âu, nghe động là bắn cầm canh. Những gia đình có con em bị địch bắt đi thanh niên chiến đấu, khóc la phản đối, sợ ta đánh chết. Bọn địch kháu nhau: “Trong thành phố, thị xã đồng bào đấu tranh ngày càng mạnh, ngoài nông thôn Việt Cộng đánh tới tấp, chế độ quốc gia làm sao đứng vững”.

Đúng vậy, lực lượng vũ trang ta đánh mạnh, phong trào nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm càng lên cao, kế hoạch Xtalay-Taylo thất bại phải thay bằng kế hoạch Mác-na-ma-ra, Mỹ quyết định thay ngựa giữa dòng: Ngày 01 tháng 11 năm 1963, anh em Diệm - Nhu bị lật đổ (bị bắn chết) - Dương Văn Minh lên thay Diệm làm Tổng thống.

Trước và sau khi Diệm đổ, chớp thời cơ địch đang dao động, Huyện ủy Hàm Thuận, Thuận Phong chủ trương: “Phá từng mảng ấp chiến lược, giải phóng thôn ấp, giành quyền làm chủ. Động viên nhân tài, vật lực, xây dựng nhanh lực lượng vũ trang, vùng giải phóng và chính quyền cách mạng…”

Đêm 01 tháng 11 năm 1963, với sự hợp đồng chặt chẽ của cơ sở nội tuyến, đồng chí Nguyễn Minh Cao chỉ huy một tiểu đội lực lượng địa phương vào phá ấp Bình An, đánh rã một trung đội dân vệ, thu toàn bộ vũ khí, làm ấp này lỏng, nhão.

Qua đợt tấn công cao điểm của quân dân toàn huyện, hệ thống ấp chiến lược đã nhanh chóng rệu rã. Sau cuộc đảo chánh của ngụy quyền Sài Gòn, bộ máy tề ngụy ở thôn, xã xộc xệch, bọn mới lên cầm quyền đấu đá loại trừ nhau. Nhiều hoạt động của chúng bị chựng lại. Chuyển sang bước ngoặc mới, ta có nhiều thuận lợi về tinh thần cũng như tương quan lực lượng. Nhiều đồng chí tù chính trị trở về, huyện có thêm nguồn cán bộ vững vàng để củng cố phát triển thực lực. Đầu năm 1964 phong trào phá ấp chiến lược trong huyện được dấy lên đều khắp, mạnh mẽ hơn.




tải về 1.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương