MỤc lục mở ĐẦU


PHẦN THỨ II NỘI DUNG QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020



tải về 3.88 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích3.88 Mb.
#3961
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

PHẦN THỨ II

NỘI DUNG QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

TẦM NHÌN 2025
I. MỘT SỐ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH VÙNG NUÔI

Theo những thông tin từ Tổ chức Nông lương Thế giới thấy rằng: Nguồn cung thủy sản từ khai thác thủy sản tự nhiên đến sản lượng nuôi trồng kể cả nước mặn, nước lợ, nước ngọt toàn cầu từ vài thập kỷ nay đang ở mức khoảng 140 triệu tấn và không có xu hướng có thể tăng lên trong tương lai. Trong khi đó nuôi trồng thuỷ sản thế giới trong mấy chục năm gần đây lại là ngành cung cấp thực phẩm có tốc độ nhanh nhất. Năm 1950, mỗi nước chỉ đạt sản lượng chưa đầy một triệu tấn thì năm 2005 đạt gần 60 triệu tấn và chiếm 1/2 sản lượng thuỷ sản làm thực phẩm của Thế giới, đóng góp giá trị khoảng 70,3 tỷ USD (FAO, 2008). Với đà tăng dân số, để đảm bảo đáp ứng đủ lượng thủy sản bình quân đầu người như hiện nay, ít nhất sản lượng thủy sản cần phải tăng thêm 40 triệu tấn trong 20 năm tới.

Trong sản lượng nuôi thủy sản thế giới, thì sản lượng nuôi từ biển chiếm 30,2 triệu tấn (50,9%), nước ngọt 25,8 triệu tấn (43,4%), nuôi nước lợ 3,4 triệu tấn (5,7%). Trong nuôi nước lợ thì tôm nuôi chiếm 63,1%, cá chiếm 34%. Đã có hơn 40% sản lượng thủy sản trở thành hàng hoá buôn bán trao đổi quốc tế và giá trị xuất khẩu của thủy sản đã vượt qua thịt, gia cầm, ngũ cốc, đậu tương và cà phê. Việc buôn bán hàng hoá thủy sản hiện nay còn có tốc độ gia tăng nhanh hơn tốc độ sản xuất và gia tăng sản lượng. Trong khi tốc độ gia tăng sản lượng chỉ đạt 3-6% năm thì tốc độ tăng trưởng thương mại thủy sản toàn cầu đạt tới 8-10% năm. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản toàn cầu sẽ đạt đến 93 tỷ USD vào năm 2009 và tiếp tục tăng trong những thập niên tới. Cùng với xuất khẩu, số lượng các nhà nhập khẩu và các quốc gia nhập khẩu cũng tăng lên, trong số đó nhiều nước hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Ba thị trường nhập khẩu hàng thủy sản lớn nhất thế giới phải kể đến là EU (42,7%), Nhật Bản (16,6%) và Mỹ (15,2%). Ngoài ra thị trường Trung quốc, Nga đang hứa hẹn nhu cầu nhập khẩu thủy sản sẽ tăng cao trong hai mươi năm tới.

Việt Nam là một quốc gia biển và với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với các nguồn sinh thái đặc trưng là n­ước ngọt, nư­ớc lợ và nư­ớc mặn. Đây là nơi cung cấp nguồn lợi đa dạng sinh học thủy sinh vật – yếu tố cơ bản để phát triển lâu dài ngành nuôi trồng thủy sản và là một trong những tiền đề quan trọng để n­ước ta trở thành một quốc gia có khả năng phát triển thủy sản mạnh.

Bên cạnh nguồn lợi hải sản, nuôi trồng thuỷ sản nước ta đã phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước cả về diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngành thủy sản năm 2009 diện tích nuôi đạt 1.008 ngàn ha, sản lượng nuôi thủy sản đạt 2.430,9 ngàn tấn, trong đó sản lượng tôm là 381,7 ngàn tấn đứng thứ ba thế giới. Một phần lớn diện tích hoang hóa, canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Từ năm 2005 đến năm 2008, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng từ 3.456.900 lên 4.574.900 tấn. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã đóng góp 50% tổng sản lượng thủy sản. Trong suốt thập kỷ qua, xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng ở mức 18%/năm. Năm 2008 đã xuất khẩu 1.236.289 tấn sản phẩm thuỷ sản với kim ngạch là 4,509 tỉ USD. Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản, giá trị từ thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng. Năm 2000 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản nuôi trồng chỉ chiếm 41,51%, đến năm 2008 giá trị sản phẩm thuỷ sản từ nuôi trồng chiếm trên 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho hàng triệu người, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với các địa phương ven biển, hải đảo.

Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, từ năm 2001 đến năm 2006, số hộ nuôi thuỷ sản trong cả nước tăng từ 512.342 lên 692.197 hộ; số lao động thủy sản năm 2006 là gần 1,4 triệu chiếm 4,56 % tổng số lao động nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng 1,11 % so với năm 2001 trong khi lao động nông nghiệp giảm 10,39 %. Cơ cấu tỷ trọng trong nuôi trồng thủy sản sẽ có thay đổi trong những năm tới. Phát triển thủy sản nước ta trong những năm tới sẽ đi vào chiều sâu là nuôi thâm canh, năng suất cao, quản lý vùng nuôi, phát triển bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo số liệu của các cuộc điều tra về tiêu dùng thực phẩm, ước tính các sản phẩm thuỷ sản cung cấp 50% lượng protein trong bữa ăn của người Việt Nam. Lượng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản tính trên đầu người đã tăng từ 13,2 kg vào năm 1990 lên 18,7 kg vào năm 2000 và 19,4 kg năm 2020. Thành phố Hồ Chí Minh theo điều dân số ngày 1/4/2009 là 7.123.340 người, nếu tính nhu cầu sử dụng thực phẩm thủy sản hàng năm thì cần từ 134,6 đến 139,6 ngàn tấn, trong đó chủ yếu sản phẩm có giá trị cao như tôm, cua, cá… Dự kiến mức tăng dân số 1,8 – 2%/năm thì năm 2025 dân số thành phố gần 10 triệu người sẽ cần nhu cầu thủy sản là 194 ngàn tấn/năm

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam vào khoảng các năm 1997-2000. Kể từ đó, việc nuôi tôm chân trắng đã phát triển nhanh. Lý do loài tôm chân trắng trở nên phổ biến là :1) Chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng; 2) Dễ nuôi ở mật độ cao; 3) Đòi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú; 4) Chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú. Tôm thẻ chân trắng nuôi thích hợp với mô hình đất cát pha hoặc nuôi trải bạt, thời gian nuôi ngắn cho năng suất cao, chịu được độ mặn cao và có thể nuôi được trong cả nước mặn, ngọt và lợ. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo: Xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng trong những năm tới sẽ tăng sản lượng gấp 3 lần so năm 2009, lên 150.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu cũng tăng gấp đôi với giá trị từ 500 - 600 triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước

Khoa học công nghệ phát triển nhanh, nhất là công nghệ sinh học sẽ tác động vào công nghệ nuôi, giống loài tạo hiệu quả kinh tế cao. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến nuôi tôm, cá sẽ được xử lý ngày càng triệt để hơn, thông tin thị trường sẽ nhanh và thuận lợi hơn giúp người nuôi nắm được yêu cầu của thị trường để có chính sách phát triển đúng.

Những tiến bộ công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, nhất là tiến bộ trong sản xuất nhân tạo nhiều loại con giống, cung cấp sản lượng giống lớn các đối tượng nuôi chủ lực, phát triển công nghệ nuôi trồng thủy sản thương phẩm và sản xuất thức ăn thủy sản cũng là nhân tố quan trọng cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng.

Mặt khác công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển nhanh đất dùng cho nuôi trồng thủy sản sẽ giảm nhanh. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tòan cầu, thời tiết diễn biến phức tạp, mực nước biển dâng cao đều ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản. Theo dự báo của Phân Viện khí tượng Thủy văn Miền nam biến đổi khí hậu sẽ trực tiếp tác động vào huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình dịch bệnh ở vật nuôi vẫn còn và luôn diễn biến phức tạp. Sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập kinh tế thề giới, các rào cản thương mại vẫn luôn gây khó dễ cho các nhà xuất khẩu. Cuộc khủng khỏang kinh tế sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước như thất nghiệp, sức cầu hàng hóa yếu, sản xuất chậm phát triển.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUY HOẠCH

2.1. Quan điểm

- Quán triệt và thực hiện theo quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh theo nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về việc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Xác định nuôi trồng thủy sản là một ngành nông nghiệp có hiệu quả cao và có thể nâng lên thành một ngành sản xuất nông nghiệp chính. Phát triển nuôi trồng theo hướng thâm canh, hiện đại, hiệu quả và bền vững..

- Quy hoạch phải phù hợp tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của huyện Cần Giờ. Phù hợp với quy họach sản xuất ngành nông nghiệp và các quy hoạch khác. Kết hợp chặt chẽ giữa nuôi thủy sản với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của thành phố và phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản. Tạo sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội của khu vực vùng Quy hoạch. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Sản phẩm của vùng Quy hoạch phải trở thành nguồn cung cấp cho tiêu dùng nội địa thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu.

- Khuyến khích và phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư thủy sản. Sớm hình thành cụm sản xuất, chế biến và hậu cần dịch vụ tập trung.

2.2. Mục tiêu của quy hoạch

Hình thành vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung theo hướng nuôi thâm canh, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gắn liền với với bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Phân công lao động, giải quyết việc làm, từng bước nâng cao mức sống người nông dân. Góp phần tạo nguồn nguyên liệu có chất lượng ổn định, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng cho thành phố, trong nước và xuất khẩu.


Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng 15,4%/năm; giai đoạn 2011- 2015 năng suất đạt 6 tấn/ha/vụ, sản lượng năm 2015 đạt 8.704,8 tấn; giai đoạn 2016-2020 năng suất đạt 7 tấn/ha/vụ tổng sản lượng năm 2020 đạt 16.102,8 tấn và đến năm 2025 năng suất đạt 8 tấn/ha/vụ sản lượng đạt 23.040 tấn; Giá trị sản xuất bình quân năm đạt 450 triệu đồng/ha/năm; năm 2020 giá trị sản xuất bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm, đến năm 2025 đạt 600 triệu đồng/ha/năm. Góp phần thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 4.500 USD/người/ năm và đến năm 2025 đạt 6.000 USD/người/năm (mức bình quân toàn thành phố)



III. QUY HOẠCH VÙNG NÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

3.1. Phương án sử dụng đất

Đất đai là một tài nguyên có giá trị ngày càng gia tăng và việc sử dụng cũng đòi hỏi phải có hiệu quả ngày càng cao. Khuynh hướng thị trường hiện nay sẽ thúc đẩy việc chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng có lợi và quỹ đất cần được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả.

Theo Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc “Phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn 2025” đã xác định đất nuôi trồng thủy sản của huyện Cần Giờ đến năm 2015 là 6.890 ha và đến năm 2020 là 6.740 ha và đến đền năm 2025 diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ còn 6.000 ha. Điều đó chứng tỏ sử dụng quỹ đất rất quan trọng. Việc quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghiệp là một trong những yếu tố then chốt cho việc phát triển thủy sản nói chung và vùng nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Hiện nay diện tích mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ khoảng 795,60 ha, tập trung chủ yếu ở 4 xã phía bắc của huyện (An Thới Đông, Bình Khánh, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, xã Long Hòa khoảng 13,1 ha). Đây là vùng có tiềm năng lớn để phát triển vùng nuôi tôm, nâng cao năng suất cho đối tượng tôm, trong khi diện tích dùng cho nuôi tôm của 4 xã phía bắc là 5.515,96 ha năm 2009.



Theo quy hoạch tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2005 là 6.990 ha và đến năm 2009 diện tích nuôi trồng là 6.890 ha. Trong đó nuôi tôm chiếm trên 70% diện tích và nuôi nhuyễn thể (nghêu, sò..) chiếm khoảng 25% diện tích, xu hướng nuôi nhuyễn thể có thể giảm do quá trình triển khai các đề án lấn biển phục vụ du lịch.

3.2. Lựa chọn phương án

Khi xây dựng các phương án sản xuất cần chú trọng đến diện tích mặt nước nuôi, bố trí mô hình nuôi cho phù hợp, bảo đảm sản xuất bền vững. Đồng thời cũng cần chọn lựa phương án thích hợp và tối ưu cho vùng quy hoạch, nhằm phát triển ổn định sản xuất và đáp ứng được môi trường sinh thái cho toàn khu vực. Cơ sở lựa chọn:

- Căn cứ vào diện tích đất quy hoạch dùng nuôi thủy sản trong Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

- Căn cứ vào thực tế hiện nay đang nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã phía bắc huyện Cần Giờ.

- Căn cứ vào điều kiện sơ sở hạ tầng hội đủ điều kiện về thủy lợi, kênh mương và ao hồ thực tế hiện nay.

- Tiêu chí chọn phương án: Quy mô đất, vốn đầu tư, sản lượng tôm thẻ, lao động trực tiếp, chi phí sản xuất, giống, thức ăn để so sánh lựa chọn. Các phương án quy hoạch sử dụng đất được thể hiện bảng sau:



Bảng 13. Quy hoạch sử dụng đất của các xã theo các phương án


TT

Hạng mục

2015

2020

2025

Diện tích đất

Diện tích đất

Diện tích đất

1

PA 1

420

1.471

2.354




Tam Thôn Hiệp

-

93

93




Lý Nhơn

-

450

1100




An Thới Đông

420

728

961




Bình Khánh

-

200

200

2

PA 2

1.209

1.917

2.400




Tam Thôn Hiệp

93

93

93




Lý Nhơn

450

850

1100




An Thới Đông

420

728

961




Bình Khánh

246

246

246

3

PA 3

1.498

2.206

2.784




Tam Thôn Hiệp

113

113

113




Lý Nhơn

450

850

1.100




An Thới Đông

420

728

1.056




Bình Khánh

515

515

515

Từ các phương án sử dụng đất căn cứ mô hình nuôi, số vụ nuôi xác định được sản lượng tôm thu hoạch từng năm theo các phương án bảng 14 như sau.



Bảng 14. Quy hoạch sử dụng đất và sản lượng tôm theo các phương án


Các phương án quy hoạch

2015

2020

Tầm nhìn 2025

DT đất

( Ha)

Sản lượng

(tấn)

DT đất (Ha)

Sản lượng

(tấn)

DT đất

(Ha)

Sản lượng

(tấn)

PA 1

420

3.024

1.471

12.356,4

2.354

22.589,4

PA 2

1.209

8.704,8

1.917

16.102,8

2400

23.040

PA 3

1.498

10.785,6

2.206

18.530,4

2784

26.726,4



  • Phương án 1

Là phương án sử dụng đất theo phương án một vùng nuôi cụ thể tại xã An Thới Đông, đây là vùng hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng tương đối nhiều nhất so với các vùng ở các xã khác. Có thủy lợi và giao thông tương đối đồng bộ. Vì vậy cần tập trung đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh đạt hiệu quả cao, sử dụng quỹ đất hiệu quả, rồi mới triển khai các điểm và vùng Quy hoạch khác nhau. Đánh giá phương án 1 cho thấy nhu cầu lao động năm 2015 là 756 người chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động xã hội của khu vực, sản lượng tôm đạt 3.024 tấn /năm chưa đáp ứng tiêu chí cung cấp thực phẩm và nâng cao chất lượng vùng nông thôn ngoại thành đạt chuẩn theo quy định.


  • Phương án 2

Để khai thác diện tích mặt nước nuôi trồng một cách có hiệu quả trong thời kỳ quy hoạch cũng như góp phần tăng sản lượng tôm thương phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu thì việc triển khai quy hoạch đồng bộ cho 4 xã là việc làm cần thiết. Phương án này là tập trung triển khai các khu vực nuôi tại ba xã có diện tích nuôi tôm thẻ lớn, có hạ tầng và hệ thống Thủy lợi tương đối đồng bộ.(Xã Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông) mỗi xã một vùng nuôi đã có đầu tư cơ sở hạ tầng và công trình thủy lợi tương đối hoàn chỉnh. Ngoài ra vùng diện tích 246ha tại xã Bình Khánh hệ thống thủy lợi tuy chưa có nhưng trên địa bàn xã trong năm 2011 có chủ trương Quy hoạch xây dựng vùng nông thôn mới. Vì vậy trong giai đoạn 2010-2015 triển khai quy hoạch đồng bộ cho 4 xã là phù hợp với sự phát triển chung. Sau khi hoàn chỉnh giai đoạn một triển khai các vùng nuôi còn lại theo giai đoạn đến năm 2020 diện tích nuôi theo mô hình công nghiệp là 1.917ha và năm 2025 là 2.400ha.


    • Phương án 3

Tập trung cho mô hình cả bốn xã đều quy hoạch nuôi tôm công nghiệp từ đó phát triển tăng dần lên và nhu cầu năm 2025 sử dụng quy hoạch 2.784 ha theo đề nghị của các xã. Phương án này cho thấy nhu cầu giống cao, lượng thức ăn lớn, sản lượng tạo ra là trên 10.785 tấn tôm (2015) khả năng tiêu thụ và nhu cầu lao động cao cho vùng nuôi chưa đáp ứng đủ. Kết quả đánh giá được so sánh ở bảng 15 như sau.

Bảng 15. So sánh chi phí cho các phương án sử dụng




Hạng mục

PA 1

PA 2

PA 3

2015

2020

2025

2015

2020

2025

2015

2020

2025

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Diện tích (ha)

420

1.471

2.354

1.209

1.917

2.400

1.498

2.206

2.784

Giống (tr. con/năm)

504

1.765,2

2.824,8

1.450,8

2.300,4

2.880

1.797,6

2.647,2

3.340,8

Thức ăn (Tấn/năm)

3.628,8

14.827,7

27.118

10.445.7

19.323,4

27.648

12.942,7

22.236,5

32.071,7

Sản lượng (Tấn/năm)

3.024

12.356,4

22.598,4

8.704,8

16.102,8

23.040

10.785,6

18.530,4

26.726,4

Lao động (3người/ha)

756

2.647

4.237

2.176

3.450

4.320

2.696

3.970

5.011

Vốn cố định (tr.đồng)

87.192

305.379

488.690

250.988

397.969

498.240

310.984

457.965

577.958

Vốn lưu động

(tr. đ/vụ)



92.988

325.679,4

521.175,6

267.672,6

424.423,8

531.360

331.657,2

488.408,4

616.377,6

Qua đánh giá chi phí của ba phương án cho thấy phương án một thì diện tích nuôi giai đọan đầu 420 ha, các chi phí đầu tư thấp, tuy nhiên không tận dụng được cơ sở hạ tầng được đầu tư từ 2006- 2010. Chưa đáp ứng nguồn nguyên liệu cung cấp thực phẩm cho thành phố, chưa đạt chuẩn tiêu chí của vùng nông thôn ngoại thành. Phương án ba (PA3) đây phương án đầu tư đồng bộ cho cả bốn xã cùng một lúc nhưng với diện tích quy hoạch tương đối lớn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đầu tư thủy lợi chưa đáp ứng với thực tại, ngoài ra việc quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, và hệ thống giai thông còn chưa xong , diện tích đất quy hoạch đến năm 2020 là 2.206 ha và tầm nhìn 2025 là 2.784 ha là chiếm tỷ trọng cao chưa phù hợp với quy hoạch nuôi tôm thẻ phải cân đối quy hoạch với tôm sú. Phương án hai (PA2) sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, đây là mô hình nuôi tôm đang triển khai tại các xã, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn nuôi nên hợp lý. So sánh đánh giá ở trên và điều kiện thực tế vùng nuôi đã xác định được phương án hai (PA2) là tối ưu vì các lý do như sau:



Каталог: data -> nguyenvantrai -> file
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
file -> MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII

tải về 3.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương