MỤc lục mở ĐẦU


II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN CẦN GIỜ



tải về 3.88 Mb.
trang4/23
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích3.88 Mb.
#3961
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN CẦN GIỜ

2.1. Hiện trạng nuôi tôm từ 2005 – 2009

Nuôi tôm hiện nay vẫn là thế mạnh tại huyện Cần Giờ, tình hình nuôi, diện tích nuôi và các mô hình nuôi tôm từ năm 2005 đến năm 2009 được thể hiện bảng 5 và bảng 6 như sau:



Bảng 5. Tình hình nuôi tôm ở huyện Cần Giờ từ Năm 2005- 2009

Nuôi tôm

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Số hộ

3.025

2.703

3.188

2.328

2.580

Diện tích nuôi(ha)

5.264,00

5.151,68

6.134,00

5.287,03

5.515,96

Sản lượng (tấn)

6.670

6.996,00

7.600,00

7.176

6.493

Bảng 6. Mô hình nuôi và diện tích nuôi tôm của huyện Cần Giờ (năm 2005-2009)

Năm

Tổng diện tích (ha)

Mô hình nuôi

Thâm canh

Bán thâm canh

Ruộng

QCCT

(sinh thái)

2005

5.264,00

799,2

722,00

1.459

2.283,8

2006

5.151,68

529,55

308,35

1.529,67

2.784,11

2007

6.134,00

849,0

851,0

1.650,00

2.784,00

2008

5.287,03

445,47

384,41

1.104,25

3.352,90

2009

5.515,96

540,62

552,40

1.070,04

3.352,90

Qua bảng trên cho thấy diện tích nuôi tôm từ 5.264 đến 6.134 ha. Khi đánh giá năng suất bình quân trong nuôi tôm, tương ứng với các loại mô hình và từng loại tôm nuôi cho thấy đối với tôm sú, trong mô hình nuôi ruộng năng suất chỉ đạt 1,17 tấn/ha, nhưng trong mô hình nuôi thâm canh năng suất bình quân lên đến 4,78 tấn/ha, năng suất bình quân trong mô hình nuôi bán thâm canh đạt 2,23 tấn/ha (phụ lục 6). Đối với đối tượng tôm thẻ, trong mô hình nuôi ruộng chỉ đạt 2,04 tấn/ha, mô hình nuôi bán thâm canh đạt 2,48 tấn/ha, trong khi đó mô hình nuôi thâm canh đạt 5,3 tấn/ha (phụ lục 8). Từ đó để phát triển nghề nuôi tôm cần đẩy mạnh mô hình nuôi tôm thâm canh sẽ cho năng suất cao và ổn định.



Tình hình nuôi tôm tại các xã phía bắc huyện Cần Giờ

Qua khảo sát đánh giá thực trạng nuôi tôm hiện nay tại các xã trong mùa vụ năm 2009 và tham khảo giá cố định năm 1994 có điều chỉnh giá của Sở Tài chính thì “giá cố định tôm sú là 74.000 đồng/Kg” và “giá cố định tôm thẻ là 59.000 đồng/Kg” từ đó ta có giá trị sản xuất năm 2009 của tôm sú và tôm thẻ được thể hiện trên bảng 7 và bảng 8

Bảng 7. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất theo giá cố định của

tôm sú năm 2009




Tên đơn vị

Tổng diện tích, sản lượng hiệu quả kinh tế tính theo giá cố định

Số hộ nuôi

DT nuôi

(Ha)


Sản lượng (Tấn)

Giá cố định (đ)

Thành tiền

(Triệu đồng)



Bình Khánh

371

368,76

320,41

74.000

23.710,34

An Thới Đông

760

1.486,87

1.219,85

74.000

90.268,9

Tam Thôn Hiệp

7

23,50

43,75

74.000

3.237,5

Lý Nhơn

237

1684,53

904,12

74.000

66.904,88

Long Hòa

119

576,00

284,81

74.000

21.075,94

Thạnh An

148

555,70

275,05

74.000

20.353,7

Cần Thạnh

14

25,00

12,35

74.000

913,9

Tổng cộng

1.656

4.720,36

3.060,34




226.465,16

Bảng 8. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất theo giá cố định của

tôm thẻ chân trắng năm 2009


Tên đơn vị

Tổng diện tích, sản lượng hiệu quả kinh tế tính theo giá cố định

Số hộ nuôi

DT nuôi

(Ha)


Sản lượng (Tấn)

Giá cố định (đ)

Thành tiền

(Triệu đồng)



Bình Khánh

247

211,91

704,25

59.000

41.550,75

An Thới Đông

395

378,37

1.408,00

59.000

83.072,0

Tam Thôn Hiệp

31

79,42

475,09

59.000

28.030,31

Lý Nhơn

96

112,80

710,90

59.000

41.943,1

Long Hòa

7

13,10

134,11

59.000

7.912,49

Thạnh An

0

0,00

0,00

59.000

0,0

Cần Thạnh

0

0,00

0,00

59.000

0,0

Tổng cộng

776

795,60

3.432,35




202.508,65

Như vậy với 1.656 số hộ nuôi trên diện tích là 4.720,36 ha đạt sản lượng 3.060,34 tấn tôm sú, doanh thu theo giá cố định là 226.465,16 triệu đồng. Nuôi tôm thẻ chân trắng với 776 hộ thả nuôi trên diện tích 795,6 ha đạt sản lượng 3.432,35 tấn với doanh thu theo giá cố định là 202.508,65 triệu đồng. Như vậy với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ chiếm 16,85% so với diện tích nuôi tôm sú đã cho sản lượng 3.432,35 tấn cao hơn so với tôm sú là 3.060,34 tấn và giá cố định của tôm thẻ 202.508,65 triệu đồng trong khi giá cố định của tôm sú là 226.465,16 triệu đồng, do đó nuôi tôm thẻ sẽ có hiệu quả hơn.



Bảng 9. Hiện trạng các hộ nuôi tôm sú của huyện Cần Giờ năm 2009

Đơn vị

Số hộ

nuôi

Tổng DT nuôi (Ha)

Số LG

(Tr con)

Mô hình nuôi (ha)

Thâm canh

Bán thâm canh

Ruộng

QCCT

Bình Khánh

371

368,76

55,06

13

65,49

290,27

0,00

An Thới Đông

760

1.486,87

153,45

68,45

242,73

534,99

640,70

Tam Thôn Hiệp

7

23,50

3,53

6,40

1,00

16,10

0,00

Lý Nhơn

237

1.684,53

78,19

5,90

32,03

90,40

1.556,20

Long Hòa

119

576,00

23,52

0,00

0,00

0,00

576,00

Thạnh An

148

555,70

23,11

0,00

0,00

0,70

555,00

Cần Thạnh

14

25,00

0,98

0,00

0,00

0,00

25,00

Tổng




4.720,36

337,84

93,75

341,25

932,46

3.352,90

Bảng 10. Hiện trạng các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng huyện

Cần Giờ năm 2009


Tên đơn vị

Số hộ

nuôi

Tổng DT nuôi

(ha)

Số lượng giống

(Triệu con)

Mô hình nuôi (ha)

Thâm canh

Bán thâm canh

Ruộng

Bình Khánh

247

211,91

97,86

64,11

72,15

75,65

An Thới Đông

395

378,37

173,81

203,19

119,45

55,73

Tam Thôn Hiệp

31

79,42

69,69

65,72

7,5

6,20

Lý Nhơn

96

112,80

99,53

100,75

12,05

0,00

Long Hòa

7

13,10

12,99

13,10

0,00

0,00

Tổng




795,60

453,88

446,87

211,15

137,58

Từ kết quả bảng 9 và bảng 10 cho thấy hiện trạng nuôi tôm hiện nay tại các xã của huyện Cần Giờ, mô hình nuôi thâm canh đối với tôm sú là 93,75 ha chiếm 1,98% diện tích nuôi. Mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng là 446,87 ha chiếm 56,16% diện tích nuôi tôm thẻ. Thực trạng trên cho thấy người dân đã chủ động chuyển đổi diện tích từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ và ao hồ sử dụng chủ yếu là nuôi tôm thẻ ở quy mô thâm canh. Đây là cơ sở để chuyển đổi quy hoạch và là cơ sở tính toán đầu tư quy hoạch ao hồ ở mô hình nuôi tôm thẻ công nghiệp.


2.2. Một số mô hình nuôi tôm hiện nay ở huyện Cần Giờ

2. 2.1. Nuôi tôm kết hợp rừng sinh thái

Mô hình nuôi tôm truyền thống theo mô hình tôm kết hợp rừng ngập mặn, đây là sử dụng mặt nước tự nhiên kết hợp rừng để nuôi tôm sinh thái. Các đối tượng nuôi là tôm thẻ, tôm sú, tôm đất, tôm bạc. Diện tích tương đối lớn nên người dân không đầu tư thức ăn mà chủ yếu là quản lý và thu hoạch. Hình thức nuôi này đã có từ lâu ở các vùng duyên hải, trong đầm có mương nội đồng. Cứ 10-15 ngày thì thu hoạch một lần (theo con nước), năng suất đạt từ 0,15 - 0,25 tấn/ha/năm. Mặc dầu sản lượng không cao, nhưng ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nghèo, góp phần bảo vệ khu bảo tồn tự nhiên.



2.2.2. Nuôi tôm quảng canh cải tiến (Improve extensive)

Nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến là lấy giống tôm thiên nhiên kết hợp với thả thêm con giống nhân tạo vào ao, đầm, mương. Mật độ nuôi từ 2-4 con/m2, cỡ tôm thả nuôi là 2-3cm/con (P15-P30) và có thể thả 2-4 đợt/năm tùy theo khả năng của từng nông hộ. Hàng ngày bổ sung thêm thức ăn và thay nước, năng suất trung bình 0,25-0,3tấn/ha/năm. Với kết quả khảo sát trong mùa khô năm 2009 cho thấy mật độ tôm giống tự nhiên thấp, vì vậy cần bổ sung giống nhân tạo. Mô hình nuôi quảng canh cải tiến là hình thức thích hợp để nâng cao sản lượng, đồng thời không tác động xấu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ



2.2.3. Nuôi tôm bán thâm canh (Semiintensive)

Nuôi theo mô hình bán thâm canh được phát triển nhờ hệ thống ao đầm đã được đầu tư với một hàm lượng yếu tố công nghiệp như điện, cơ khí, thủy lợi nhất định, để chủ động cấp nước và xử lý nguồn nước như: hệ thống bơm, xử lý và khống chế môi trường. Mật độ nuôi bán thâm canh đối với tôm sú từ 10 đến 15con/m2 năng suất đạt 2,23 tấn/ha; đối với tôm thẻ mật độ từ 20 đến 60 con/m2 và năng suất đạt 2,48 tấn/ha



2.2.4. Nuôi tôm thâm canh (Intensive)

Mô hình nuôi tôm thâm canh, trong những năm gần đây tuy không tăng về diện tích nhưng vẫn duy trì nuôi cho cả hai đối tượng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng là khoảng 540,62 ha; năng suất nuôi tôm trung bình 5,3 tấn/ha. Đây là loại hình nuôi mà đòi hỏi vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật, quản lý, chăm sóc cao và chặt chẽ. Mô hình nuôi này chỉ xây dựng ở những nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong sản xuất. Mật độ thả giống tôm sú từ 15-30 con/m2 và từ 80 – 100 con/m2 đối với tôm thẻ chân trắng. Sử dụng thức ăn công nghiệp trong hầu hết thời gian nuôi, hệ thống công trình nuôi được xây dựng đảm bảo, các ao nuôi có thể trải bạt ở đáy và bờ tùy theo địa hình vùng đất để giảm thất thoát nước và ngăn phèn.



2.2.5. Nuôi tôm ruộng

Là hình thức nuôi tôm luân canh với ruộng muối hoặc trên ruộng lúa chuyển đổi, mô hình này hiện nay đang triển khai tại các xã phía bắc huyện Cần Giờ. Mô hình nuôi tôm trên ruộng tận dụng nguồn nước sẵn có để nuôi tôm, chủ yếu là tôm sú nhằm tận dụng diện tích đất để nuôi tôm, tăng hiệu quả sử dụng đất, năng suất 700-900kg/ha/năm.



2.3. Hiện trạng môi trường Vùng nuôi trồng thủy sản

Chất lượng nước là yếu tố quyết định hàng đầu để xác định vùng nuôi tôm và lập quy hoạch vùng nuôi. Chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như hàm lượng chất hữu cơ có hiệu ứng dinh dưỡng, thời gian tái tạo hữu cơ và các kim loại nặng. Theo đánh giá kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh của Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hàng năm tại các vùng nuôi tôm của huyện môi trường vùng nuôi tương đối ổn định. Kết quả quan trắc tại bốn xã nuôi tôm vùng Quy hoạch được thể hiện bảng 11 sau.



Bảng 11. Quan trắc môi trường 4 xã vùng Quy hoạch


TT

Các chỉ tiêu

Xã Bình Khánh

Xã An Thới Đông

Xã Tam Thôn Hiệp

Xã Lý Nhơn

1

PH

6,9 - 7,0

7,0 - 7,1

7,3

7,0 - 7,2

2

Độ mặn (‰)

1 - 2

1 - 2

5 - 6

5 - 10

3

Độ đục (cm)

15

20 -25

30

25-30

4

Độ kiềm (mg/l)

26,5 – 33,0

34

43 – 50,5

35,5-64

5

Nhiệt độ(oC)

30,0 -30,4

30,1 – 30,5

29 - 30

30,0-30,1

6

NH4-N(mg/l)

0,10 – 0,30

0,08 – 0,11

0,07-0,11

0,05-0,11

7

DO (mg/l)

4,85 - 5,04

4,0 - 4,57

4,50 - 4,82

4,72-5,51

8

COD (mg/l)

3,0 – 8,64

3,0 – 3,60

3,28-10,24

3,12- 6,48

9

BOD (mg/l)

2,52- 3,84

2,64 – 3,14

1,64 – 2,40

3,10 – 5,42

10

T. số Vibrio.spp (CFU/ml)

0,06x103

<10

<10

<10

11

Vibrio.spp phát sang (CFU/ml)

0

0

0

0

*Nguồn Chi cục QL chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (tháng 8/2009)
Đánh giá chất lượng môi trường

Qua đánh giá phân tích nguồn nước của Chi cục hàng tháng, trong các năm gần đây cho thấy chất lượng nước vùng Quy hoạch hiện nay vẫn phù hợp cho nuôi thủy sản (so sánh với tiêu chuẩn QC10-BTNMT - Theo quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT). Chất lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa tuy khác nhau nhưng không nhiều, tuy nhiên độ mặn trong mùa mưa giao động từ 1 - 10‰ trong khi mùa khô độ mặn cao hơn thường từ 15 - 19‰

Hàm lượng các chất hữu cơ nằm trong giới hạn cho phép COD < 20 mg/l; BOD< 10mg/l; DO > 4 mg/l ; NH4-N(mg/l) < 0,5 mg/l và độ kiềm thấp hơn ngưỡng cho phép (80-120mg/l). Hàm lượng oxy trong nuớc phù hợp cho môi trường nuôi thủy sản, tuy nhiên khi nuôi thâm canh cần sử dụng hệ thống quạt nước nhất là vào mùa mưa khi hàm lượng oxy hòa tan thấp.

Trong vùng quy hoạch nuôi tôm cần lưu ý vùng nước của các tuyến kênh ven sông Soài Rạp nơi có độ mặn cao giáp với cửa biển (Lý Nhơn) thì độ kiềm, độ đục cao hơn so với vùng có độ mặn thấp giáp sông Nhà Bè- Sài Gòn (Bình Khánh). Cần lưu ý thêm vùng có lượng amonia và nitrite cao là các yếu tố bất lợi cho môi trường nuôi thủy sản.



Каталог: data -> nguyenvantrai -> file
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
file -> MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII

tải về 3.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương