MỤc lục mở ĐẦU


MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH



tải về 3.88 Mb.
trang2/23
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích3.88 Mb.
#3961
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23


MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn, là trung tâm kinh tế - thương mại – dịch vụ quan trọng của cả nước và là nơi phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở tọa độ 10°10' – 10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' – 106°54' kinh độ Đông. Có tổng diện tích đất tự nhiên 209.555 ha với 24 quận, huyện.

Phần lớn địa hình thành phố tương đối bằng phẳng, thấp có một ít dạng đồi ở phía Bắc và Đông Bắc, độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Có thể chia thành bốn dạng địa hình chính: Vùng đất gò lượn sóng độ cao thay đổi từ 4 - 32m; Vùng đất bằng phẳng thấp độ cao xấp xỉ 2 – 4m; Vùng trũng thấp, đầm lầy phía Tây Nam độ cao phổ biến từ 1-2m; Vùng trũng thấp độ cao phổ biến từ không đến một mét, nhiều nơi dưới không mét. Trên 60% diện tích mặt bằng thành phố có cao độ dưới 2 mét, có nguy cơ bị ngập úng và khó tiêu thoát nước nhất là mùa mưa và triều cường.

Mặt khác do địa thế nằm trên hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt nên có tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản đa dạng, phong phú. Đa dạng và phong phú về loại hình mặt nước, từ nước ngọt, nước lợ đến nước mặn. Đa dạng về hình thức nuôi như nuôi ao hồ, nuôi ruộng trũng, nuôi đầm, nuôi sông rạch, nuôi lồng bè trên sông và trên biển. Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản của thành phố Hồ Chí Minh có bước phát triển nhanh chóng, trong đó chủ yếu là nuôi tôm biển và đặc biệt là nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hiện nay nghề nuôi tôm biển của thành phố đang trên đà phát triển, năm sau cao hơn năm trước không những về diện tích mặt nước, sản lượng và năng suất nuôi. Đến cuối năm 2009, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 9.856 ha, diện tích nuôi biển là 1.387 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm là 5.515,96 ha và sản lượng tôm nuôi đạt 6.493 tấn, sản lượng cá nuôi đạt 9.962 tấn, sản lượng nuôi cua là 222 tấn, sản lượng nuôi nghêu là 8.678 tấn, sản lượng nuôi sò huyết là 331 tấn, đặc biệt là sản lượng tôm tăng 11,35 lần, diện tích mặt nước nuôi tăng 4,03 lần so với năm 2000 (báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025 tại Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009, thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên dành những vùng đất, mặt nước có lợi thế để sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm cá, đặc biệt là nuôi tôm thẻ, tôm sú chủ yếu tại huyện Cần Giờ. Một số quận huyện như Nhà Bè, Bình Chánh do tốc độ đô thị hóa nhanh, quy hoạch đô thị đang triển khai, điều kiện quy họanh nuôi tôm thẻ chưa hội đủ, nên quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào huyện Cần Giờ

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 : Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 704,2 km². Địa hình chia cắt bởi sông, rạch và rừng sác ngập mặn, diện tích đất rừng chiếm 47,25%. Rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ thì đến hết năm 2009 trên toàn huyện có 5.515,96 ha nuôi tôm trong đó diện tích nuôi tôm sú là: 4.720,36 ha, đạt sản lượng 3.060,34 tấn, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là: 795,6 ha, đạt sản lượng 3.432,35 tấn. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2009 đạt 713,993 tỷ đồng trong đó: trồng trọt 8,645 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,21%; Chăn nuôi 8,257 tỷ đồng, chiếm 1,16%; Thủy sản 697,091 tỷ đồng, chiếm 97,63%. Như vậy về cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì thủy sản chiếm 97,63% vì vậy có thể nói Cần Giờ là huyện trọng điểm về nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của thành phố.

Trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh về diện tích nuôi tôm sú trong khi cơ sở hạ tầng nhất là thủy lợi chưa đồng bộ, ý thức nuôi tôm của người dân chưa cao, nên làm cho các bệnh trên tôm sú như: đốm trắng, nhiễm khuẩn, đen mang, phân trắng, phát triển mạnh, việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình do thất bại trong nuôi tôm sú, đã giảm đầu tư nuôi tôm hoặc bỏ ao đìa không đầu tư. Một số hộ trên địa bàn đã và đang chuyển đổi từ đối tượng tôm sú sang đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng, một đối tượng nuôi mới cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú, giá cả dễ được thị trường chấp nhận. Do đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường của tôm thẻ chân trắng, cũng như các yếu tố về năng suất, mùa vụ nuôi và hiệu quả mang lại từ đối tượng này so với tôm sú. Nên nhiều hộ dân huyện Cần Giờ đã chuyển diện tích ao nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng và cho hiệu quả cao so với tôm sú

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) hiện nay đang nuôi ở nước ta là đối tượng nhập nội có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, mặn và có khả năng thích nghi cao với nồng độ muối khác nhau, nhiệt độ từ 18-35oC, chịu đựng được ở môi trường có hàm lượng oxy thấp và pH thích hợp từ 7,5 - 8,5. Những năm qua, chủ trương của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) không cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực đồng bằng Nam Bộ do tôm thẻ chân trắng có những nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh giống như tôm sú, mang hội chứng Taura gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ và các bệnh khác có thể nhiễm sang các đối tượng tôm bản địa, làm mất an ninh sinh thái và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, để đa dạng hoá đối tượng nuôi và tạo ra các sản phẩm xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, tận dụng tiềm năng diện tích đủ điều kiện phát triển tôm chân trắng. Vì vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng.

Căn cứ Luật Thủy sản được quốc hội thông qua năm 2007 và Quyết định số 456/2008/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v quy định điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước thực trạng trên, do yêu cầu thực tế, với những tiến bộ khoa học công nghệ, việc lựa chọn giống mới tôm thẻ chân trắng vào vùng nuôi sẽ cho tỷ suất và lợi nhuận cao hơn tôm sú. Việc quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh thật cần thiết và cấp bách nhằm phát triển ngành nuôi trồng thủy sản thành phố theo hướng thâm canh, tăng năng suất và đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản, đưa thủy sản thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Thực hiện Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/4/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa VIII thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa IX về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghịệp, Nông dân, Nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chủ đầu tư: “Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025”. Nhằm quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ, một đối tượng mới tạo điều kiện cho tôm thẻ phát triển, tránh các tác động xấu tới nuôi tôm sú và các đối tượng nuôi khác. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự phát triển nuôi trồng Thủy sản, đa dạng hình thức nuôi, tăng nguồn nguyên liệu thủy sản cho tiêu dùng nội địa và phục vụ chế biến xuất khẩu.

Quy hoạch vùng nuôi được thực hiện tại bốn xã phía Bắc của huyện Cần Giờ là: xã Lý Nhơn, xã Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông và xã Bình Khánh với mục tiêu: Phát triển vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung theo hướng nuôi thâm canh, bền vững, trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch dựa vào đầu tư có sẵn, đồng thời cải tạo nâng cấp vùng quy hoạch tôm thẻ theo hướng hiện đại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Góp phần tạo nguồn nguyên liệu có chất lượng ổn định an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng thành phố, trong nước và xuất khẩu tạo công ăn việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức sống cho người lao động, gắn phát triển kinh tế xã hội của vùng với xây dựng nông thôn mới, toàn diện, hiện đại theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH

Đề án Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện dựa vào các cơ sở pháp lý sau đây:

- Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

- Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Căn cứ Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung sử dụng vốn tín dụng thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015.

- Căn cứ Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Căn cứ Quyết định 132/2001/QĐ-TTg của của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

- Căn cứ chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát triển nuôi tôm chân trắng.

- Căn cứ Quyết định 44/QĐ-BTS ngày 03/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v ban hành hướng dẫn Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ cấp tỉnh.

- Căn cứ Quyết định số 456/2008/QĐ-BNN-NTTS ngày 4/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định vùng nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Căn cứ quyết định số 56/2008/QĐ-BNN, ngày 29/04/2008 của Bộ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.

- Căn cứ thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v quy định điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Căn cứ Quyết định số 6995/QĐ-UB-QLĐT của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/12/1998 về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”.

- Căn cứ Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/ 7/ 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010

- Căn cứ Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 10/ 2/ 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-BXD ngày 31/3/2010 của Bộ Xây dựng V/v Suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2009

- Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc Phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”.

- Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-SNN-QLĐT ngày 05/11/2009 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí công tác lập quy hoạch Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn năm 2025.

- Căn cứ Quyết định số 141/QĐ-UBND, ngày 13/01/2010 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2010 (đợt 1) nguồn vốn xổ số kiến thiết, nguồn vốn ngân sách tập trung và vốn viện trợ phát triển (ODA).

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ, YẾU TỐ TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' – 106°54' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long AnTiền Giang. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế nối liền các nước Đông Nam Á và các châu lục quốc tế.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộđồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới một mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Mônquận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.

Thành phố Hồ chí Minh có tổng diện tích đất tự nhiên 209.555 ha. Địa chất thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai hướng trầm tích PleistocenHolocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành

nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha.


Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ trung bình cao 0C

32

33

34

34

33

32

31

32

31

31

30

31

Nhiệt độ trung bình thấp 0C

21

22

23

24

25

24

25

24

23

23

22

22

Lượng mưa

(mm)


14

4

12

42

220

331

313

267

334

268

115

56
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trung bình mỗi năm thành phố có 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới tháng 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s vào mùa mưa. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5 trung bình 3,7 m/s. Có thể nói thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng ít có gió bão. Độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa là 80% và xuống thấp vào mùa khô là 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm là 79,5% .

Bảng 1. Nhiệt độ và lượng mưa hàng tháng tại thành phố Hồ Chí Minh



*Nguồn niên giám thống kê 2008



2. Điều kiện tự nhiên huyện Cần Giờ

2.1. Vị trí địa lý

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km theo hướng chim bay. Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 1060 46’12” đến 1070 00’50” kinh độ Đông và từ 100 22’14” đến 100 40’00” vĩ độ Bắc. Có ranh giới hành chính như sau:



  • Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai

  • Phía Nam giáp biển Đông

  • Phía Đông giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai

  • Phía Tây giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang

Huyện Cần Giờ có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Bao gồm một thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông, hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là rừng ngập mặn Cần Giờ.
2.2. Điều kiện địa hình

Địa hình khu vực vùng Quy hoạch huyện Cần Giờ, có địa hình thấp, với mặt đất lồi lõm, biến động. Cao trình khá thấp, thay đổi từ 0.3 – 2.0 m, hầu như giảm dần theo hướng Bắc Đông Bắc đến Tây Tây Nam, theo độ bồi phù sa. Địa hình được chia cắt khá mạnh bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt và các giồng cát. Địa hình hầu như ngập mặn quanh năm và chịu ảnh hưởng của triều rõ rệt. Theo đánh giá của Viện quy hoạch Thủy lợi diện tích biến đổi theo cao độ của khu vực huyện Cần Giờ: cao độ < 0,5 mét diện tích đất chiếm 26.527,99 ha; cao độ từ 0,5 – 1,0 mét diện tích đất là 17.310 ha; cao độ từ 2- 5 mét diện tích đất 573 ha. Phần lớn đất đai thuộc phù sa nhiễm mặn từ ít đến thường xuyên, lại bị chia cắt mạnh hệ thống sông, rạch chằng chịt. Nhìn chung có thể chia Cần Giờ thành các vùng nhỏ sau:



  • Vùng bãi triều - cửa sông: chiếm khoảng 6.000 ha ở các xã Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn…

  • Giồng cát ven biển kéo dài từ Đồng Hòa đến mũi Cần Giờ, thành phần chủ yếu là cát mịn và cát trung.

  • Vùng nội đồng gồm 3 khu:

+ Khu 1 là khu tam giác Nhà Bè – Gò Gia – cửa Soài Rạp: (gồm 4 xã phía Bắc là Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn): Đây là vùng đồng bằng tích tụ sông biển hỗn hợp, có cao trình cao 0,5 -1 m, đất phèn trung tính đến ít phèn, ít mặn. Đất thịt nặng có nhiều xác thực vật. Khu vực này chịu tác động mạnh của các quá trình động lực sông.

+ Khu 2 tam giác Gò Gia - cửa Soài Rạp – mũi Cần Giờ: Là vùng đầm lầy nằm phía Đông Bắc – Tây Nam và phía Nam huyện. Đây là bãi bồi hiện đại, trầm tích chủ yếu là cát, sét có lẫn mùn bã thực vật. Khu này chịu sự chi phối mạnh của các quá trình động lực biển.

+ Khu 3 đầm lầy hiện đại ở trung tâm huyện: cao trình nhỏ hơn 0,5 m với mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Trầm tích là bột sét, cát mịn và than mùn hiện đại. Đây là khu vực trũng thuộc vùng giáp nước và chịu tác động điều hòa của các quá trình động lực cửa sông và biển.


    1. Điều kiện thổ nhưỡng

Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm … 

Sự tương tác hóa học giữa lớp đất nền đáy và không gian nước phía trên rất quan trọng cho việc chọn lựa vùng quy hoạch nuôi thủy sản nói chung hay nuôi tôm nói riêng, cũng như đưa ra các giải pháp để xử lý đối với nền đáy một cách phù hợp. Các chỉ tiêu địa hóa quan trọng của các quá trình tương tác đó bao gồm pH, hàm lượng carbohydrate, niter, phosphorus, sắt hoá trị 2, 3 và tỉ lệ giữa chúng đều ảnh hưởng đến môi trường nước



  • Độ pH: dao động từ 5,88 – 7,3; giá trị trung bình là 6,7 thể hiện tính axít yếu. Khu 1 có độ pH thấp hơn khu tam giác 2.

  • Hàm lượng carbohydrate hữu cơ có giá trị trung bình từ 1,15%, dao động từ 0,23 – 7,24%, có xu hướng gia tăng ở khu vực đầm lầy trung tâm huyện và đạt cực đại ở khu 2.

  • Hàm lượng Niter hữu cơ trung bình 0,07%, dao động 0,01 – 0,29%. Sự biến đổi của hàm lượng Niter tương đồng với carbohydrate hữu cơ. Tỉ lệ giữa carbohydrate hữu cơ và Niter đạt trung bình 6,7%, dao động 4,5 - 8,5%.

  • Hàm lượng phosphorus hữu cơ trung bình 0,77%, dao động 0,01-0,14%. Tỷ lệ phosphorus hữu cơ và Niter là 1,5 - 10,2%, trung bình là 6%.

  • Sắt (Fe): Fe tổng số dao động 0,72 -1,76%, trong đó Fe+2 trung bình là 0,45% (dao động 0,22 - 0,71%), Fe+3 0,12% (0,04 – 0,26%), Fe+2/Fe+3 là 0,27% (0,01-1). Môi trường trầm tích có tính khử.

Tóm lại theo đánh giá trên cho thấy đa phần các nguyên tố vi lượng có hại đều nhỏ hơn giới hạn nồng độ cho phép dùng cho nuôi trồng thủy sản. Đất thuộc loại trung tính.


    1. Điều kiện địa chất

Căn cứ vào mô tả địa chất ở thực địa và kết quả thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý của đất nền, trong phạm vi khảo sát tới độ sâu 5,0 m có thể phân đất nền thành 3 lớp được thể hiện trên mặt cắt địa chất có thể mô tả như sau:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương