MỤc lục mở ĐẦU


Cơ sở hạ tầng vùng Quy hoạch



tải về 3.88 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích3.88 Mb.
#3961
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

2.4. Cơ sở hạ tầng vùng Quy hoạch

2.4.1. Hệ thống thủy lợi

Cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng quy hoạch đã có sẵn theo đánh giá điều tra phụ lục 14 các xã vùng Quy hoạch: xã Tam Thôn Hiệp có các kênh rạch hiện hữu như rạch Mốc Keo, rạch Bùn, rạch Mương Bồng có chiều dài từ 3.260 – 5.600 m; rộng từ 30 – 65m; độ sâu 3 mét. Ngoài ra có các kênh N3; N4; N6 chiều dài từ 650- 2.100m bề rộng từ 12- 15 m và độ sâu 3 mét. Xã An Thới Đông với hệ thống kênh rạch hiện hữu gồm rạch Ba Gầy, rạch Đôi đến rạch Mốc Keo; xã Lý Nhơn với Cống Vàm Sát, rạch Phong Thơ, rạch Tắc Miếu, rạch Gốc Tre và hệ thống kênh 1 đến kênh 14; xã Bình Khánh kênh rạch hiện hữu gồm rạch Đước, rạch Già Đỏ, rạch Xáng, rạch Lá, rạch Tắc Tây Đen với chiều dài rạch từ 1.380 – 4.550 m, rộng từ 35 – 80m và độ sâu 4m.

Từ năm 2006 đến năm 2009 huyện Cần Giờ đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi để phục vụ cho chương trình phát triển thủy sản tổng vốn đầu tư 34,92 tỷ đồng phục vụ trên diện tích 1.645 ha tập trung cho ba xã: Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp. Trong đó chủ yếu là hệ thống kênh cấp 2, cấp 3. Theo báo cáo của UBND huyện Cần Giờ các công trình thủy lợi đầu tư mới phục vụ nuôi thủy sản giai đọan 2006-2009 được thể hiện bảng 12

Bảng 12. Các công trình thủy lợi đầu tư mới phục vụ nuôi thủy sản



(giai đoạn 2006-2009)

TT

Tên công trình

Địa điểm

Vốn đầu tư (tr. Đồng)

Diện tích

(ha)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

TLNTTS khu Gốc Tre

Lý Nhơn

1.200

100




2

TLNTTS cống CT3 và CT5

Lý Nhơn

1.700

150




3

TLNTTS tiểu vùng 25 ha

Lý Nhơn

1.200

30




4

TLNTTS nao vét kênh dọc Đồng Tròn

Lý Nhơn

700

300




5

TL 94 ha CĐSX giai đọan 1

Lý Nhơn

900

24




6

Công trình thủy lợi CPSĐ, cầu G.thông

Lý Nhơn

1.500

250




7

Công trình xây dựng cống CT1 (trên đê Soài Rạp)

Lý Nhơn

2.000

50




8

Nâng cấp đê bao sông Soài Rạp

Lý Nhơn

1.900







9

Nâng cấp đê Gốc tre, xây dựng cầu giao thông ấp Lý Hòa Hiệp

Lý Nhơn

6.200







1

2

3

4

5

6

10

Nâng cấp đường đê thủy lợi các ấp

Lý Nhơn

1.800







11

TLNTTS tiểu vùng 100ha Doi Lầu ATĐ

An Thới Đông

1.400

100




12

TLNTTS nạo vét kênh dọc đường ATĐ

An Thới Đông

200

25




13

TLNTTS 100ha Doi Lầu ATĐ

An Thới Đông

4.960

300




14

TLNTTS An Nghĩa II ATĐ

An Thới Đông

4.960

286




15

Nâng cấp đường Rạch Lá

An Thới Đông

2.300







16

TLNTTS Mương Bồng xã TTH

Tam Thôn Hiệp

1.000







17

Công trình nạo vét kênh N5 & N6 ấp An Lộc

Tam Thôn Hiệp

1.000










Tổng cộng




34.920

1.645



Riêng xã Bình Khánh chưa được đầu tư mới, ngoài ra hệ thống kênh cấp 3 chưa phát triển đủ đảm bảo cho công tác cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung, hệ thống kênh cấp 2 trong vùng có cao trình tương đối cạn, chưa đủ sức tiêu thoát nước lũ khi gặp lũ lớn cũng như cung cấp nguồn nước cho vùng. Hệ thống kênh rạch hiện hữu ở các xã vùng Quy hoạch thường bị bồi lắng vì vậy cần được nạo vét lại để đủ khả năng phục vụ cho vùng quy hoạch, phụ lục 15 là danh mục các kênh rạch hiện hữu cần cải tạo nạo vét.

Đánh giá hệ thống công trình thủy lợi hiện tại cho thấy hệ thống thủy lợi phân bố không đều, nhiều khu vực mật độ thấp, thường bị bồi lấp, khả năng cấp thoát nước còn hạn chế, thiếu công trình đầu mối và công trình nội đồng. Chưa có hệ thống ngăn cách giữa vùng sản xuất nông nghiệp và vùng nuôi trồng thủy sản. Chưa đáp ứng được yêu cầu cho ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, tăng năng suất vì vậy cần phải nâng cấp và bổ sung thêm những công trình mới (phụ lục 16 các công trình thủy lợi mới phục vụ Quy hoạch)
2.4.2. Hệ thống Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ huyện Cần Giờ khá đa dạng, phân bố đồng đều khắp huyện, trong đó đường bê tông nhựa chiếm 46 %, đường bê tông xi măng chiếm 0,6 %, đường đá nhựa chiếm 14,8%, đường cấp phối 28,3%, đường đất 2,3% và các loại đường khác chiếm 8,1 % trong tổng số đường huyện quản lý (Báo cáo quy hoạch NNPTNTT phố đến năm 2020 và tầm nhìn 2025). Trong đó tuyến đường Rừng Sác - Cần Giờ với tổng vốn đầu tư 1.420 tỷ đồng, Đề án nâng cấp, cải tạo và mở rộng đường Rừng Sác với quy mô 6 làn xe, chiều dài hơn 36,5km, điểm đầu tuyến giáp bến phà Bình Khánh, điểm cuối tại ngã tư 30/4 xã Long Hòa, công trình được mở rộng với qui mô mặt đường rộng 30m, có lộ giới từ 40 - 120m, đây là tuyến giao thông chính nối liền giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và huyện Cần Giờ.

Các tuyến đê bao kết hợp giao thông nông thôn và các khu vực sản xuất hầu hết chưa phát triển, chỉ riêng khu vực xã Lý Nhơn hiện nay tuyến đê bao kết hợp giao thông tương đối hoàn thiện, tuy nhiên cần phải tôn thêm từ 0,2 - 0,5m nhằm đảm bảo cao trình vượt lũ nhất là trong điều kiện khí hậu biến đổi hiện nay.

Ngoài ra huyện còn có đường giao thông thủy, trong đó có hai sông lớn là sông Lòng Tàu và sông Nhà Bè đảm bảo cho các phương tiện có tải trọng lớn lưu thông, số sông, kênh rạch nhỏ còn lại chỉ đảm bảo cho các phương tiện tải nhỏ, tuy nhiên cần phải nạo vét để đảm bảo tiêu thoát nước và kết hợp giao thông thủy (phụ lục 17 là tổng hợp hệ thống giao thông phục vụ vùng nuôi)


2.4.3. Hệ thống Điện

Ngành điện của huyện Cần Giờ vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối ổn định, luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân. Tổng số khách hàng và các hộ dân được mắc điện kế của điện lực Cần Giờ đạt 92,4 %, tương ứng 14.692 hộ (chưa tính những hộ mắc nhờ qua điện kế tổng và 705 hộ sử dụng điện Diesel ở Cù Lao Phú Lợi, xã Thạnh An). Đã nâng công suất Trạm điện An Nghĩa lên 16 MVA và xây dựng mới Trạm điện Long Hòa 16 MVA, đầu tư hạ thế phục vụ sản xuất, sinh họat các khu vực sản xuất, Khu dân cư hiện hữu, khu dân cư mới. Khảo sát lập kế hoạch và triển khai hạ thế điện cho 7 khu dân cư, 9 khu vực sản xuất nuôi trồng thủy sản (trong đó có 2 khu vực sản xuất tôm giống). Các công trình phát triển lưới điện phục vụ nuôi thủy sản tại xã Bình Khánh có lưới điện rạch Bông Giếng, Trần Quang Quờn; lưới điện rạch Ráng, Bình Lợi; lưới điện Ông Cả, Bình Trung: lưới điện Bà Hớn, Rạch Chùa. Tại xã An thới Đông lưới điện đường nhà 9 Thiên, An Đông; lưới điện thủy lợi Móc Keo; Xã Lý Nhơn có lưới điện từ nhà 4 Kính đến cống Gốc Tre và lưới điện tiểu vùng 25ha để phục vụ nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Như vậy hệ thống điện trong khu vực đề án đã có lưới điện, khi thực hiện đề án vùng nuôi cần đánh giá mức độ và quy mô để lắp đặt trạm hạ thế phục vụ vùng Quy hoạch.


2.4.4. Thông tin liên lạc

Ngành bưu điện tiếp tục đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ, mở rộng hệ thống bưu chính viễn thông nhất là các xã vùng sâu. Tổng số thuê bao điện thoại trên địa bàn đạt 11.411 máy (trong đó thuê bao ngành Viễn thông 8.151 máy, thuê bao ngành 3.260 máy), đạt 17 máy/100 hộ dân. Ngoài ra hệ thống liên lạc mobiphone, vinaphone, viettel đang từng bước phủ sóng toàn bộ khu vực huyện đảm bảo thông tin liên lạc liên tục và xuyên suốt khu vực.

Các dịch vụ khác như y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ giải trí, dịch vụ cung cấp hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ cung ứng hóa chất vật tư cho các khu nuôi công nghiệp bước đầu đang phát triển và tương đối đồng bộ có thể cung cấp và phục vụ cho sự phát triển của khu vực.

2.5. Dịch vụ phục vụ nuôi tôm

2.5.1. Con giống và sản xuất thuần dưỡng giống

Trong năm 2009 trên địa bàn huyện Cần Giờ có 5 trại thuần dưỡng và 6 trại sản xuất giống tôm sú, hàng năm đã cung cấp được 108 triệu con giống, trong đó có 24 triệu giống sú và 84 triệu giống thẻ chân trắng. Công suất trung bình của các trại từ 9 - 10 triệu Post larvae/năm. Ngoài ra khu thuần dưỡng giống Rạch Lá tuy đã được thành phố đầu tư hạ tầng nhưng chưa triển khai giống theo thiết kế nên chưa phát huy được nguồn giống tốt cho khu vực.

Nguồn giống thả nuôi của các hộ chủ yếu được mua từ các trại giống được sản xuất tại địa phương, do nguồn cung cấp không đủ nhiều hộ nuôi phải nhập từ tỉnh lân cận như Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận…nên chất lượng và số lượng con giống thả cũng khác nhau. Đối với mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh thì chất lượng con giống bước đầu được kiểm dịch và xét nghiệm mẫu với các bệnh như: bệnh đốm trắng, bệnh còi, bệnh đầu vàng … mật độ thả con giống từ 15 - 30 con/m2 đối với tôm sú, đối với tôm thẻ chân trắng mật độ thả từ 80 - 100 con/m2. Đối với các mô hình nuôi ruộng và quảng canh cải tiến mật độ thả nuôi là 1 - 3 con/m2 và không xét nghiệm mẫu trước khi đưa vào vùng nuôi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mầm bệnh lây lan cho các hộ nuôi xung quanh.
2.5.2. Hệ thống cung cấp thức ăn

Hiện tại huyện Cần Giờ có 21 cửa hàng thuốc thú y thủy sản: cung cấp thức ăn, vật tư, thuốc, chế phẩm, xử lý môi trường được rải đều đến các điểm nuôi tôm. Đối với mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh người nuôi sử dụng các loại thức ăn công nghiệp dạng viên, tùy theo giai đoạn phát triển mà người nuôi sử dụng các loại kích cỡ viên thức ăn cho phù hợp. Đối với mô hình quảng canh cải tiến, nuôi trên ruộng lúa thì ngoài thức ăn công nghiệp một số hộ sử dụng thức ăn tươi sống và các phụ phẩm khác.

Hiện nay các nhà máy sản xuất và tiệu thụ thức ăn công nghiệp trên địa bàn thành phố như nhà máy thức ăn An Phú, thức ăn CP Group, thức ăn Uni-President, Tomboy, v.v….công suất trung bình các nhà máy từ 10 – 15 ngàn tấn/năm.


2.5.3. Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh


  • Quan trắc cảnh báo môi trường

Theo kết quả khảo sát về quan trắc, đặc biệt Trạm quan trắc tại An Nghĩa bước đầu đã giúp các nông hộ đánh giá biến động môi trường, độ mặn từ đó cảnh báo môi trường và thả giống đúng định kỳ.

Thông qua quan trắc đã cảnh bao môi trường và đã kiểm tra phát hiện thấy có tới trên 80% số hộ gặp phải về vấn đề bệnh tôm. Các loài bệnh thường gặp bệnh đốm trắng (chiếm 15% số hộ 113/776 hộ nuôi), bệnh nhiễm khuẩn (chiếm 25% số hộ), tiếp theo là bệnh đóng rong, bệnh đen mang và bệnh mềm vỏ. Các giai đoạn gặp phải các bệnh trong khi nuôi được nông hộ xác nhận cho từng loại bệnh, tuy nhiên các loại bệnh thường xảy ra vào các tháng nuôi thứ hai và thứ ba, ở các tháng nuôi thứ nhất và tháng nuôi thứ tư ít gặp bệnh hơn.



  • Phòng chống dịch bệnh

Từ năm 2006 đến năm 2009 số giống kiểm dịch tại trại giống khoảng 1,4 tỷ con; số giống kiểm dịch tại trạm kiểm dịch An Nghĩa là 94,3 triệu con. Công tác kiểm dịch được huyện tăng cường thông qua việc thành lập các tổ kiểm soát giống lưu động, tái kiểm dịch đối với các cơ sở thuần dưỡng giống trên địa bàn. Huyện đã tiến hành 243 đợt kiểm tra họat động của các trại thuần dưỡng giống và các cửa hàng kinh doanh vật tư, thuốc thú y thủy sản.

Trong quá trình nuôi đối với các hộ nuôi cũng đã xuất hiện một số bệnh trên tôm như bệnh đóng rong, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mềm vỏ, bệnh đen mang, bệnh đốm trắng v.v…Khi gặp vấn đề bệnh tôm hầu hết các nông hộ không có biện pháp xử lý sớm và hữu hiệu, một số hộ có xử lý nhưng không có tác dụng. Do đó công tác đào tạo khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phòng trị bệnh cho tôm, xử lý môi trường, tập huấn cho vùng nuôi cần phải đặt lên hàng đầu trong khâu nuôi trồng thủy sản.



2.5.4. Công tác khuyến ngư

  • Công tác khuyến ngư

Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm khuyến nông thành phố, trạm kiểm dịch thủy sản Cần Giờ đã phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo, hướng dẫn thủ tục và tập huấn nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng cho các hộ dân trên địa bàn huyện. Tổ chức tham quan các mô hình nuôi tôm ngoài địa bàn để học hỏi kinh nghiệm đối với các hộ nuôi cũng là một trong những nhân tố góp phần nâng cao năng suất nuôi.

  • Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Cách tiếp cận về kỹ thuật của các nông hộ là thông qua báo, đài và hệ thống truyền hình, bên cạnh đó việc cán bộ khuyến ngư, các công ty cung cấp các sản phẩm về giống và thức ăn mở các lớp kỹ thuật nuôi thủy sản cho 719 lượt hộ dân và 4 cuộc hội thảo về phòng bệnh tôm cho 600 lượt hộ dân trên địa bàn huyện.

Đánh giá về đầu tư của các nông hộ cho thấy mô hình nuôi công nghiệp với số đầu tư cao trung bình 350 triệu đồng/ha/vụ, bán thâm canh là 100 triệu đồng/ha/vụ, các mô hình còn lại khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ. Quy mô nuôi nông hộ có quy mô nhỏ nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư­ và chưa chú trọng đổi mới khoa học công nghệ phục vụ cho nuôi tôm.

Từ những đánh giá thực trạng trên về nuôi trồng thủy sản chúng tôi thấy cần phải chuyển đổi mô hình nuôi sang nuôi thâm canh năng suất cao, tập trung phát triển công nghệ nuôi, quản lý giống, quản lý vùng nuôi tôm, phòng và trị bệnh trong quá trình nuôi, nhằm đem lại hiệu quả cho người nuôi và an tòan cho khu vực nuôi trồng thủy sản.

2.5.5. Cơ chế - chính sách hỗ trợ

Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ và phát triển nuôi trồng thủy sản như: Quyết định 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 – 2015; Quyết định 142/2009/QĐ-TTg 31/12/2009 Về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định 132/2001/QĐ-TTg của TTCP về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

Đặc biệt Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua chương trình hỗ trợ khuyến nông, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố theo Quyết định 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 và Quyết định 15/2009/QĐ-UBND ngày 10/2/2009 của UBND thành phố. Từ năm 2006 đến năm 2009 tại huyện Cần Giờ đã có 5.352 lượt hộ vay vốn tín dụng để sản xuất (chủ yếu nuôi thủy sản) được hỗ trợ với mức kinh phí hỗ trợ gồm 7.400 triệu đồng trong năm 2006 và 5.900 triệu đồng năm 2007. Riêng năm 2008 đã hỗ trợ vốn vay là 360.955 triệu đồng. Đồng thời UBND thành phố còn hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản, hỗ trợ miễn giảm thuế đất đối với hộ nghèo, hỗ trợ cho học tập nâng cao trình độ kỹ thuật viên thủy sản, kỹ năng khuyến nông , khuyến ngư cho cán bộ xã .v.v…

2.5.6. Thị trường tiêu thụ - xúc tiến thương mại

Trên địa bàn huyện hiện nay có 20 cơ sở thu mua hải sản và chế biến thủy sản, và một Trung tâm thủy sản thành phố là đầu mối tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đặt tại xã Bình Khánh. Ngoài ra thành phố còn có các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản đáp ứng việc tiêu thụ hàng hóa được sản xuất. Về thị trường nhu cầu sử dụng tôm thẻ chân trắng còn sống phục vụ cho nhu cầu nhà hàng, chợ đầu mối Bình Điền, hệ thống siêu thị và hệ thống bán lẻ các siêu thị, chợ tại các quận, phường của thành phố và các địa phương trong cả nước. Ngoài ra theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm 2009 đạt hơn 50.000 tấn, dự kiến năm 2010 xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng sẽ tăng sản lượng gấp 3 lần so năm 2009, lên 150.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu cũng tăng gấp đôi với giá trị từ 500 - 600 triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.



III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

    1. Những lợi thế và thành tưu đạt được

- Thành phố hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam, là nơi tập trung nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học, hệ thống hạ tầng phát triển, tiềm năng đất, nước, vật nuôi đa dạng phong phú, có nhiều nguồn lực, tốc độ tăng trưởng thành phố đạt 11-12%. Nông nghiệp đô thị luôn được đầu tư đổi mới, quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố theo hướng công nghiệp hiện đại.

- Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, huyện Cần Giờ nói riêng ít chịu tác động trực tiếp của bão lụt nên việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp có phần thuận lợi. Sự dao động nhiệt giữa các mùa trong năm không lớn, đây cũng là điều kiện thuận lợi đế bố trí các mùa vụ sản xuất có thể quanh năm.

- Huyện Cần Giờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện để phát triển nuôi thủy sản. Với các cửa lạch, vịnh, sông rạch, diện tích rừng và đất chiếm khoảng 53,7%, diện tích sông, rạch và mặt nước nội đồng chiếm 30,6% thuận lợi cho đầu tư thủy sản, nuôi ao, đầm, nuôi lồng bè và xây dựng cảng bến cá, phục vụ phát triển kinh tế của thành phố..

- Do vị trí nuôi thủy sản thuộc thành phố là trung tâm thương mại, khoa học kỹ thuật nên dễ thu hút công nghệ mới và phát huy ưu thế hạ tầng dịch vụ thương mại, ngân hàng tài chính, đầu tư nước ngoài để phát triển thủy sản.

- Ngành thủy sản luôn được huyện Cần Giờ xác định là ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế, với quan điểm, chủ trương nhất quán trong chính sách đầu tư phát triển, nên thủy sản đã có tác động tích cực đến toàn bộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Trong phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Cần Giờ đã có trạm quan trắc, trạm kiểm dịch thủy sản Cần Giờ, để đánh giá, xét nghiệm giống, môi trường, quản lý dịch bệnh nhằm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng góp phần ổn định vùng quy hoạch.


3.2. Những khó khăn hạn chế trong nuôi thủy sản

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thời tiết nắng nóng hoặc mưa nhiều đều ảnh hưởng đến quá trình nuôi. Hiện tượng triều cường và biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi và gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

- Tình trạng đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, trong khi hệ thống thoát nước, đường sá chưa được đầu tư đầy đủ để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí diễn ra trên diện rộng và mức độ ngày càng gia tăng.

- Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do sử dụng các phương pháp khai thác triệt để, ô nhiễm nguồn nước, việc sử dụng các loại thuốc hóa chất dùng trị dịch bệnh, nước thải từ các khu công nghiệp, khu dân cư chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường đều ảnh hưởng đến các vùng nuôi thủy sản.

- Hệ thống hạ tầng phục vụ cho chuyển đổi triển khai thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh như hệ thống công trình thủy lợi, điện, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Công tác quản lý về phát triển thủy sản chưa đáp ứng đủ nguồn giống sạch bệnh cung cấp cho người dân, thị trường, giá cả tiêu thụ sản phẩm còn nhiều biến động gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân.

- Hệ thống công trình nuôi trồng thủy sản như ao nuôi, kênh cấp, ao lắng, ao xử lý chất thải, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh nên ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm. Hầu hết các hộ nuôi nhỏ lẻ tự đầu tư đường dẫn nước cấp riêng, dẫn đến tình trạng thiếu tổ chức, làm ảnh hưởng lẫn nhau. Các hệ thống xử lí nước thải và chất thải rắn cho các vùng nuôi tập trung chưa được xây dựng.

- Việc quản lý, kiểm soát chất lượng giống chỉ dừng lại ở kiểm dịch. Khu thuần dưỡng giống Rạch Lá tuy đã được thành phố đầu tư hạ tầng nhưng chưa triển khai giống theo thiết kế nên chưa phát huy được nguồn giống tốt cho khu vực.

- Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp còn ở mức thấp, nuôi thủy sản còn thói quen sản xuất theo kinh nghiệm, ý thức cộng đồng trong quản lý sản xuất bền vững còn hạn chế trong một bộ phận khá lớn nông, ngư dân.

- Các cộng đồng làm nghề nuôi trồng thuỷ sản nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư­ và cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản yếu kém. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn hạn chế do quy mô sản xuất manh mún. Tác động của sự tăng tr­ưởng kinh tế của ngành đến đời sống của chính ngư­ời lao động nghề cá còn ít, khoảng cách giàu nghèo trong cộng đồng người nuôi trồng thuỷ sản còn lớn.


Каталог: data -> nguyenvantrai -> file
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
file -> MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII

tải về 3.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương