MỤc lục mở ĐẦU


Giám sát chất lượng nước thải



tải về 3.88 Mb.
trang10/23
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích3.88 Mb.
#3961
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23

Giám sát chất lượng nước thải

Chỉ tiêu giám sát: pH, BOD, COD, SS, tổng N, tổng P, dầu mỡ và coliform. Vị trí giám sát tùy vị trí đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý nước thải. Tần suất giám sát: 3 tháng/lần. Ghi nhận lưu lượng thải trung bình (m3/ngày) dựa theo đồng hồ đo lưu lượng nước thải hoặc lượng nước cấp sử dụng hàng tháng. Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5945-2005.


Để giám sát nguồn nước thải từ các sông rạch và khu công nghiệp đổ về vùng Quy hoạch nhất là khu công nghiệp Hiệp Phước đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra và quản lý nguồn nước thải tại khu Công nghiệp Hiệp Phước để hạn chế ô nhiễm và không làm ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm.
2.4. Phòng chống thiên tai

Vuøng Quy hoạch ñaõ coù heä thoáng ñeâ bao, caàn cuûng coá theâm nhöõng choã xung yeáu, traùnh ngaäp trong muøa möa luùc trieàu cöôøng. Xaây döïng ao nuoâi baûo ñaûm ñoä cao bôø ao traùnh ngaäp luït cuïc boä khi möa lôùn. Baûo ñaûm ñoä saâu möùc nöôùc trong ao nuoâi trong caùc thaùng nuoâi, khoâng roø ræ, haïn cheá söï giao ñoäng nhieät ñoä ngaøy/ñeâm trong caùc thaùng noùng. Đồng thời đánh giá biến đổi khí hậu để có biện pháp ngăn ngừa thiệt hại vùng Quy hoạch.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Triển khai thực hiện

- Công bố công khai quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thành phố Hồ Chí Minh khi được duyệt đến các cấp chính quyền và người dân để biết. Tạo sự đồng thuận của người dân vùng Quy hoạch cùng phối hợp quản lý và thực hiện.

- Triển khai Quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng; triển khai các đề án, chương trình trọng điểm, ưu tiên đầu tư để phát triển vùng Quy hoạch.

- Phối hợp với các hộ dân trong vùng quy hoạch chuyển đổi và sử dụng đất đúng mục đích quy hoạch. Đồng thời xây dựng quy chế Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Tạo ra cơ chế quy hoạch mở (không đóng) tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm theo kỳ kế hoạch 5 năm và thực hiện điều chỉnh bổ sung kế hoạch 5 năm tiếp theo cho phù hợp với biến động thực tế của vùng quy hoạch nuôi tôm.

- Đối với các hộ nuôi nằm ngoài vùng Quy hoạch khi nuôi tôm thẻ chân trắng phải tuân thủ theo quy định về quản lý giám sát của địa phương.



3.2. Phân công quản lý nhà nước

3.2.1. Ủy Ban nhân dân huyện Cần Giờ

- Trên cơ sở quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2025 được phê duyệt tổ chức công bố quy hoạch, lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết các vùng nuôi theo từng giai đoạn. Làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn chỉnh đồng bộ các công trình hạ tầng cơ sở thủy lợi, giao thông, đê bao chống lũ, điện... phục vụ vùng Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quỹ đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn do địa phương quản lý.

- Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật, củng cố và nâng cao năng lực hoạt động quản lý vùng Quy hoạch.

- Phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại và các loại hình doanh nghiệp trong nuôi, trong sản xuất giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài vùng Quy hoạch.

- Hướng dẫn các cơ quan chức năng và hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã đăng ký chuyển đổi, tập huấn, huấn luyện và lập đề án vay vốn theo quy định.



3.2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tăng cường phối hợp đồng bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển nuôi trồng thủy sản với các lĩnh vực hoạt động của kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Sở kiểm tra con giống, thức ăn, tăng cường giám sát, kiểm tra, phòng chống dịch bệnh vùng nuôi. Làm tốt công tác khuyến ngư, khuyến nông, thủy lợi, hướng dẫn xây dựng hợp tác xã vùng nuôi, xúc tiến thương mại và quản lý chất lượng đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm.

- Có trách nhiệm phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để kiểm tra giám sát theo dõi môi trường, dịch bệnh vùng quy hoạch nuôi tôm.

- Nghiên cứu đề xuất UBND thành phố bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến nông, khuyến ngư và nuôi trồng thủy sản, kịp thời ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư để khuyến khích như: ưu đãi về thuế và các chính sách trợ giá giống tôm và đào tạo nguồn nhân lực

3.2.3. Sở Kế hoạch Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính xác định kế hoạch nguồn vốn đầu tư cho từng giai đoạn và phân kỳ đầu tư từng năm.

3.2.4. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy hoạch và phát triển hạ tầng vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ theo hướng ưu tiên các vùng đất đai, mặt nước có lợi thế về sản xuất giống, nuôi thủy sản.



3.2.5. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành:

- Triển khai nghiên cứu về nâng cao chất lượng con giống, công nghệ nuôi, xử lý môi trường, nghiên cứu về bệnh và các giải pháp phòng trị bệnh.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động đến vùng nuôi thủy sản.

- Xây dựng mô hình tổ chức đồng quản lý vùng Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng trên cơ sở cộng đồng nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý vùng nuôi theo sự phát triển bền vững.

3.2.6. Sở Tài chính

- Cung cấp đủ nguồn vốn theo kế hoạch để triển khai đề án

- Tham mưu đề xuất UBND thành phố về cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới tín dụng ở nông thôn ngoại thành phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, thủy sản và kinh tế nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân huy động vốn kịp thời để phát triển sản xuất.

3.2.7. Sở Công thương

Chỉ đạo Công ty Điện lực thành phố kết hợp Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Ủy ban nhân dân các xã nằm trong vùng quy hoạch triển khai và mở rộng hệ thống lưới điện tại khu vực vùng quy hoạch nuôi tôm nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng điện trong nuôi tôm cho các tổ chức và cá nhân



3.28. Sở Tài nguyên Môi trường. Phối hợp các ban ngành kiểm tra và quản lý nguồn nước thải tại các khu Công nghiệp, vùng Quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định nhà nước, tránh ô nhiễm môi trường và nguồn nước ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm.

IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

4.1. Hiệu quả kinh tế

Việc quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tạo ra được nguồn nguyên liệu tập trung đến năm 2015 đạt sản lượng 8.704,8 tấn; năm 2020 đạt sản lượng 16.102,8 tấn và đến năm 2025 tổng sản lượng tôm thẻ cung cấp cho thị trường là 23.040 tấn tôm nguyên liệu cho tiêu dùng, chế biến, xuất khẩu.

Mức lợi nhuận trước thuế của mô hình nuôi tôm thẻ công nghiệp đạt lợi nhuận khoảng từ 88 triệu /ha/năm là khá hiệu quả so với nuôi các đối tượng khác.

Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng Quy hoạch, phấn đấu đến năm 2020 đạt 4.500USD/người/năm và đến năm 2025 đạt 6.000USD/người/ năm.



4.2. Hiệu quả xã hội

Đến năm 2015 tạo công ăn việc làm cho hơn 2.176 người lao động, năm 2020 tạo được việc làm cho khoảng 3.450 người lao động trực tiếp. Đồng thời sẽ thu hút thêm nhiều lao động gián tiếp liên quan đến quy hoạch vùng nuôi như xây dựng và cải tạo công trình nuôi, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm và vật liệu chuyên dùng, các dịch vụ về con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh…

Lợi nhuận từ nuôi tôm sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân vùng Quy hoạch, tạo tiền đề cho người dân phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.

Cơ sở hạ tầng được nâng cấp (bao gồm hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm, kết hợp với giao thông thủy, giao thông đường bộ, điện …) sẽ làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn, cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, đi lại cũng như định cư của nông hộ.

Mặt khác, việc thực hiện chuyển đổi các mô hình sản xuất sẽ giải quyết được việc làm cho người lao động quanh năm, nhất là giải quyết được số lao động nhàn rỗi trong nông dân, làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Đối với những hộ dân có diện tích đất quá nhỏ không đủ để thực hiện mô hình sản xuất này thì liên kết với nhau, vừa trợ vốn, vừa chuyển đổi được phương thức sản xuất, bình quân thu nhập được nâng cao cho toàn vùng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xây dựng Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại TP HCM, thực hiện tại huyện Cần Giờ tập trung ở 4 xã phía Bắc là phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện Cần Giờ phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các quy hoạch khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề án hoàn thành sẽ tạo ra vùng nuôi tôm thâm canh, năng suất cao, vừa tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nông dân, cũng như tạo thêm nguồn hàng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Đề án Quy hoạch không chỉ tạo ra vùng nuôi tôm thẻ công nghiệp, mà còn mang lại hiệu quả tổng hợp tạo điều kiện nâng cao đời sống và phát triển kinh tế toàn diện, rút ngắn khoảng cách về đời sống vật chất, tinh thần giữa khu vực ngoại thành, vùng ven, với nội thành.

Kết hợp xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng nông thôn như giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc gắn liền với xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Khi đề án đi vào hoạt động là tiền đề cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản có sự quản lý và quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở nâng cao được hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người nông dân. Đồng thời tạo ra nguồn thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng thành phố, cả nước và xuất khẩu.

2. Kiến nghị

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại Trung tâm giống Hào Võ của huyện Cần Giờ khi thành phố hội đủ các điều kiện sản xuất giống tôm thẻ.



- Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản tại huyện Cần Giờ và sớm phê duyệt Đề án Quy họach vùng nuôi tôm thể chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn 2025.

ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
Phụ lục 1. KẾT QUẢ NUÔI TÔM SÚ NĂM 2005




Số hộ

Tổng DT đất nuôi tôm (ha)

Tổng DT mặt nước thu hoạch

Tổng sản lượng

(Tấn)

Hình thức nuôi

Thâm canh

Bán thâm canh

Ruộng

Hộ

Diện tích

Sản lượng

Hộ

Diện tích

Sản lượng

Hộ

Diện tích

Sản lượng

Lý Nhơn

878

1660,7

2479,4

2356,98

205

315

1506

110

260

364

464

620

310

An Thới Đông

810

1396,7

2531,4

1660,08

150

176

739

295

230

349,6

300

350

315

Bình Khánh

721

620

1056

877,10

96

70

289

210

150

228

418

400

360

Tam Thôn Hiệp

265

270,61

385,8

882,24

170

189,21

795

45

50

70

9

10

9

Long Hòa

123

623

1263

594,40

3

45

360

1

2

4

0

0

0

Thạnh An

211

668

1250

280,05

1

1

8

13

30

14

50

79

35,55

Cần Thạnh

11

25

50

10




























Tổng cộng

3.019

5.264,01

9.015,60

6.660,85

625

796,21

3.697,0

674

722,0

1.029,6

1.241

1.459

1.029,55


Phụ lục 2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NUÔI TÔM SÚ HUYỆN CẦN GIỜ NĂM 2005




Số hộ

Tổng DT đất nuôi tôm(ha)

Tổng DT mặt nước thu hoạch

Tổng sản lượng

(Tấn)

Năng suất

bình quân chung

(tấn/ha)

Năng suất nuôi tôm trên ao trong vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế (tấn/ha)

Đất nuôi tôm

Mặt nước thu hoạch

Đất nuôi tôm

Mặt nước thu hoạch

1

2

3

4

5

6=5/3

7=5/4

8

9

Lý Nhơn

878

1660,7

2479,4

2356,98

1,42

0,95

1,82

1,41

An Thới Đông

810

1396,7

2531,4

1660,08

1,19

0,66

1,86

1,12

Bình Khánh

721

620

1056

877,10

1,41

0,83

1,41

0,83

Tam Thôn Hiệp

265

270,61

385,8

882,24

3,26

2,29

3,51

2,55

Long Hòa

123

623

1263

594,40

0,95

0,47

7,74

3,28

Thạnh An

211

668

1250

280,05

0,42

0,22

0,51

0,41

Cần Thạnh

11

25

50

10

0,40

0,20







Tổng cộng

3.019

5.264,01

9.015,60

6.660,85

1,27

0,74

1,93

1,29

Каталог: data -> nguyenvantrai -> file
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
file -> MỤc lục danh mục bảng V danh mục hình VII danh mục bảN ĐỒ VIII

tải về 3.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương