MỤc lục mở ĐẦU 1



tải về 1.44 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.44 Mb.
#12687
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sự phân hóa CQ của một lãnh thổ là kết quả tổng hòa của các mối liên hệ giữa các yếu tố thành tạo nên CQ trong lãnh thổ đó. Quảng Bình là một tỉnh có diện tích không lớn, song vị trí địa lý và đặc điểm địa chất, địa hình đã làm cho các yếu tố thành tạo CQ ở đây có sự phân hóa đa dạng và phức tạp từ nền nham, khí hậu, thủy văn đến đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật. Cùng với những tác động của con người, sự phân hóa đó là nền tảng, cơ sở, là động lực của sự phân hóa CQ, chính vì vậy CQ Quảng Bình có tính chất đa dạng, phức tạp trong cấu trúc, chức năng, động lực phát triển, đây là nguồn gốc của vấn đề sử dụng TNTN và bảo vệ môi trường.

Để tiếp tục tiến hành công tác đánh giá CQ và xây dựng định hướng sử dụng hợp lý CQ cho lãnh thổ nghiên cứu, trên cơ sở phân tích các yếu tố thành tạo CQ, luận án đã đi sâu nghiên cứu những cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại và xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình, thành lập Bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1:100.000 và nghiên cứu đặc điểm đa dạng của cảnh quan lãnh thổ.

Việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ lãnh thổ là một giai đoạn quan trọng trong NCCQ ứng dụng. Trên cơ sở lý thuyết đã được học, nghiên cứu và ứng dụng vào trong quá trình công tác giảng dạy về lý luận nghiên cứu, phân loại cảnh quan kết hợp với việc tập hợp, tìm kiếm tài liệu, số liệu, khảo sát thực tế về những vấn đề liên quan đến CQ ở Quảng Bình, tác giả đã tổng hợp, phân tích các yếu tố thành tạo CQ tỉnh Quảng Bình và xây dựng Hệ thống phân loại CQ tỉnh Quảng Bình gồm 7 cấp: Hệ thống CQ, Phụ hệ thống CQ, Lớp CQ, Phụ lớp CQ, Kiểu CQ, Phụ kiểu CQ và cuối cùng là cấp Loại CQ. Trên cơ sở hệ thống phân loại CQ, các bản đồ hợp phần và sử dụng công nghệ thông tin, chuyên đề nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000.

Luận án cũng đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm đa dạng CQ tỉnh Quảng Bình thể hiện ở tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng, động lực CQ. Với đặc điểm đa dạng và phân hoá phức tạp của các yếu tố hợp phần, cấu trúc ngang của CQ tỉnh Quảng Bình cũng không kém phần đa dạng với sự phân hoá thành 3 lớp CQ, 6 phụ lớp và 130 loại CQ khác nhau phân bố trên gần một ngàn khoanh vi và được thể hiện rõ trên Bản đồ Cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Những kết quả trên đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện đánh giá CQ cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN, phát triển kinh tế xã hội bền vững và BVMT tỉnh Quảng Bình.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH



4.1. Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch

Trong thực tiễn, việc bố trí các ngành sản xuất, nhất là các ngành nông, lâm nghiệp, du lịch có mối liên quan và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên và TNTN của các vùng lãnh thổ. Để sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cân bằng sinh thái, ổn định lâu dài và bảo vệ TNTN, môi trường thì cần xác định khả năng đáp ứng của chúng đối với các ngành kinh tế, chính vì vậy cần tiến hành công tác đánh giá cảnh quan.

Đánh giá cảnh quan là một bước nghiên cứu quan trọng trong NCCQ, hướng NCCQ ứng dụng nhằm xây dựng thêm những cơ sở chính xác hơn cho việc đưa ra những định hướng sử dụng nguồn TNTN và BVMT phù hợp với chức năng của CQ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình tức là xác định mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của cảnh quan vốn rất đa dạng, phức tạp của tỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau. Phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi hay còn gọi là đánh giá tiềm năng sản xuất của các địa tổng thể, các cảnh quan là phương pháp đánh giá truyền thống, đặc trưng của địa lý tự nhiên ứng dụng. Qua việc phân tích các đặc điểm đặc trưng của Cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho thấy: Về tiềm năng tự nhiên, TNTN lãnh thổ tỉnh Quảng Bình khá phong phú, đa dạng có thể tạo điều kiện cơ bản tốt để phát triển nền kinh tế toàn diện về cả nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch. Trên thực tế, Quảng Bình có mật độ che phủ rừng hiện nay đạt 67,2%, là tỉnh có mật độ che phủ rừng cao so với các địa phương khác trong cả nước, theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì trong 10 năm tới Quảng Bình phải tăng diện tích rừng lên thêm 18.000-20.000ha đưa độ che phủ rừng lên 68,5% [78, 112]. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích đất chưa sử dụng ở Quảng Bình còn rất ít (37201ha chiếm 4,6% DTTN), chính vì vậy phát triển kết hợp nông - lâm nghiệp là một hướng sản xuất cần được lưu ý. Bên cạnh đó ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới của tỉnh Quảng Bình[112], vì vậy luận án lựa chọn hướng đánh giá CQ cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Bình nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể, đảm bảo SDHL tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh. Thực chất đó là đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên ở cấp Loại CQ cho các mục đích nói trên nhằm tìm ra những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội có hiệu quả, đồng thời sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

4.1.1. Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan Quảng Bình

Trên cơ sở nguyên tắc chung của ĐGCQ, thì khi ĐGCQ tỉnh Quảng Bình phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch là chủ thể của quá trình đánh giá được dự kiến bố trí, phát triển trên từng đơn vị CQ và đặc điểm của các đơn vị CQ là khách thể của quá trình đánh giá để xác định mức độ thích hợp hay không thích hợp cho mục đích sử dụng. Sau đó cần đánh giá tổng hợp cho các ngành nói trên để đưa ra được định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.



Đối tượng đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình chính là 130 đơn vị Loại CQ- đơn vị cơ sở được phân chia trên Bản đồ CQ tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành đánh giá để tạo nên tính tập trung, tùy theo mục đích đánh giá và đặc biệt dựa vào các tiêu chí là các yếu tố giới hạn trong đánh giá của các đối tượng có thể ngay từ đầu loại bớt những CQ không cần đánh giá. Điều này có nghĩa là, trên cơ sở kết quả phân tích đặc điểm các thành phần, cấu trúc và chức năng của CQ lãnh thổ nghiên cứu (tỉnh Quảng Bình), căn cứ vào hệ thống phân loại và bản đồ CQ, trong nội dung của luận án đã xác định được không ít các Loại CQ có nhân tố giới hạn đối với một mục đích nào đó (tức là nhân tố tạo nên điều kiện hoàn toàn bất lợi đối với một ngành sản xuất nào đó) và đã loại bỏ chúng trong quá trình tiến hành đánh giá.

Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình là đưa ra những kết luận tương đối chính xác về khả năng thích hợp nhất của CQ đối với các mục đích sử dụng, làm cơ sở khoa học cho việc bố trí các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, du lịch phù hợp với đặc điểm của các đơn vị CQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

4.1.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; dựa vào nhu cầu sinh thái của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch; căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc điểm (tiềm năng sinh thái) các đơn vị cảnh quan và xác định chức năng cảnh quan tỉnh Quảng Bình (thống kê ở bảng 4.1), luận án đã tiến hành lựa chọn hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cho các đối tượng sản xuất là các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch, bao gồm đặc điểm các yếu tố địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nước và sinh vật. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát sinh, phát triển của các loại hình sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch; có sự phân hóa rõ rệt trong không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Bình từ vùng đồi núi đến đồng bằng và dải ven biển. Tuy nhiên chỉ tiêu cụ thể được xác định dựa trên nhu cầu sinh thái của các loại hình sản xuất (các dạng sử dụng) cụ thể. Bằng phương pháp so sánh nhu cầu sinh thái của các dạng sử dụng (chủ thể) với tiềm năng sinh thái của CQ và lập ma trận tam giác, luận án tiến hành lựa chọn trọng số cho từng tiêu chí đánh giá [45].


        1. Đối với ngành lâm nghiệp

Luận án tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của các đơn vị CQ đối với các mục đích phát triển rừng, đây là một trong những cơ sở để đề xuất định hướng sử dụng hợp lý CQ cho mục đích phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng-bảo tồn hoặc rừng sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái các loại cây rừng nhiệt đới, đặc điểm, chức năng các đơn vị CQ để lựa chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu đánh giá; Đồng thời các tiêu chí và chỉ tiêu được lựa chọn, cũng như định hướng sử dụng phải phù hợp với các Quy định về tiêu chí phân loại rừng và các Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [8, 9, 10].

a) Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ của cảnh quan

Là đánh giá khả năng CQ thích hợp đến mức độ nào đối với vấn đề phát triển rừng phục vụ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống cát bay, cát chảy. Đối với Cảnh quan tỉnh Quảng Bình, luận án chỉ tiến hành đánh giá tiềm năng đối với vai trò phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ chống cát bay, cát chảy. Đây là 2 loại rừng phòng hộ cần thiết đã và đang được quy hoạch trên lãnh thổ nghiên cứu.

- Rừng phòng hộ đầu nguồn (P):

Chỉ đánh giá các CQ nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn được xác định theo chức năng CQ, bao gồm các CQ ở các khu vực đồi núi, rừng biên giới, thượng nguồn, trung lưu sông suối, xung quanh các bồn tụ thủy; có độ dốc địa hình từ 150 trở lên. Không đánh giá các CQ ở đồng bằng với thảm thực vật trồng là các loại cây nông nghiệp hàng năm (hoa màu, lúa) và các điểm quần cư.

Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá mức độ thích hợp cho mục đích phát triển rừng phòng hộ gồm:

+ Vị trí của cảnh quan: Là một trong những tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ. Đối với các CQ đầu nguồn sông suối, biên giới, gần bồn tụ thủy hoặc sông suối thì mức độ phòng hộ càng cao.

+ Địa hình: Độ dốc địa hình, các dạng địa hình (đồi núi cao, thấp, thung lũng, đồng bằng) là nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất đai. Nếu ở những vùng độ dốc lớn, địa hình núi đá vôi thì càng cần thiết phải phát triển rừng phòng hộ.

+ Thổ nhưỡng: Loại đất, tầng dày đất là các yếu tố liên quan đến khả năng sinh trưởng , phát triển của rừng nói chung và khả năng xói mòn đất đai nói riêng.

+ Khí hậu: Các yếu tố như lượng mưa, Số tháng mưa, nhiệt độ trung bình vừa ảnh hưởng đến xói mòn đất và dòng chảy, đồng thời là điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

+ Thảm thực vật: Yếu tố độ che phủ quyết định rất lớn đến khả năng phòng hộ.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của các đơn vị CQ và yêu cầu sinh thái của loại hình rừng phòng hộ đầu nguồn để phân bậc các chỉ tiêu và cho điểm từng bậc, cụ thể có 3 bậc gồm: Rất thích hợp (P1): 3 điểm; Thích hợp (P2): 2 điểm;Kém thích hợp (P3): 1 điểm.



Bảng 4.2. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)


Thích hợp

(2 điểm )



Kém thích hợp

(1 điểm)


Vị trí cảnh quan

Vùng biên giới, đầu nguồn.

Vùng gần sông suối, bồn tụ thủy

Xa nguồn sông suối, xa vùng sản xuất

Dạng địa hình

Núi đá vôi, núi trung bình

Núi thấp, đồi cao

Gò đồi thấp, đồng bằng cao

Độ dốc (độ)

>25

20-25

15-20

Loại đất

Ha, Hs, Hq

Các loại đất đỏ vàng

E, B, Phù sa các loại

Tầng đất (cm)

>100

50-100

<50

Nhiệt độ TB năm (độ)

>20

20-22

<20

Lượng mưa TB năm (mm)

>2000

1500-2000




Độ dài mùa mưa (tháng)

>7

5-6




Thảm thực vật

Rừng tự nhiên (Rừng giàu, độ che phủ cao)

Rừng thứ sinh (Rừng nghèo, độ che phủ TB)

Rừng trồng, Trảng cỏ, cây bụi, cây lâu năm (Độ che phủ thấp)

Trong đó các chỉ tiêu thảm thực vật (Thực trạng lớp phủ rừng) là yếu tố quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến khả năng phòng hộ của CQ có trọng số 3; các yếu tố vị trí CQ, địa hình, độ dốc địa hình là các tiêu chí đặc trưng đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ có trọng số là 2; còn lại các tiêu chí về thổ nhưỡng và khí hậu là các tiêu chí chung cho phát triển rừng có trọng số 1.

- Rừng phòng hộ ven biển (p): Còn gọi là rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay trên dải cồn cát ven biển Quảng Bình nhằm chống gió hại, chắn cát bay, phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân c­ư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình giao thông.

Luận án chỉ tiến hành đánh giá các cảnh quan có thể trồng rừng phòng hộ thuộc dải cồn cát ven biển và vùng cát biển nội đồng để thấy được khả năng thích hợp của từng cảnh quan đối với mục đích phòng hộ nhằm có định hướng cải tạo và sử dụng hợp lý dải cồn cát ven biển. Không đánh giá các CQ có khu dân cư, đường giao thông và CQ đồng bằng sử dụng vào các mục đích trồng cây nông nghiệp.

Trên cơ sở đặc điểm yêu cầu sinh thái của rừng phòng hộ ven biển (chủ yếu cây tràm và phi lao) và đặc điểm các đơn vị cảnh quan, các tiêu chí và chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá như sau:

+ Vị trí của cảnh quan: Gần hoặc xa khu dân cư, đường giao thông, khu sản xuất. Từ bờ biển vào khu dân cư, càng gần càng không thuận lợi cho trồng rừng.

+ Dạng địa hình: Cồn cát di động, thung cát, bãi cát, vùng trũng ngập nước, trảng cát, máng trũng, vạt cát tích tụ. Rừng phòng hộ thuận lợi và có giá trị khi được trồng ở những cồn cát, đụn cát di động, bán di động; những vùng cát cố định giá trị phòng hộ không cao.

+ Thảm thực vật hiện tại: Rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi hoặc đất trống, độ che phủ càng cao càng tốt cho mục đích phòng hộ.

+ Đất: Loại đất cát và cát biển pha là tốt đối với cây phòng hộ ven biển, đất mặn, phèn không thích hợp.

+ Chế độ nước: Đối với trồng rừng phòng hộ ven biển, thích hợp nhất là khu vực thoát nước tốt, không thích hợp với vùng ngập úng.

Các tiêu chí và chỉ tiêu trên được phân thành 3 bậc và thang điểm cụ thể: Rất thích hợp (p1): 3 điểm; Thích hợp (p2): 2 điểm; Kém thích hợp(p3): 1 điểm.

Quan trọng nhất đối với giá trị phòng hộ là thảm thực vật (Thực trạng lớp phủ) có trọng số 3; vị trí phòng hộ, địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cát bay, cát chảy có trọng số là 2; còn lại các tiêu chí về khí hậu, nước và thổ nhưỡng là các tiêu chí chung cho phát triển cây rừng trọng số là 1. Cụ thể chỉ tiêu đánh giá như sau:

Bảng 4.3. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ ven biển

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)


Thích hợp

(2 điểm )



Kém thích hợp

(1 điểm)


Vị trí CQ

Cồn cát ven biển

Phía trong cồn cát

Ven khu dân cư, giao thông, công trình

Dạng địa hình

Địa hình cát di động

Cồn cát cố định

Máng trũng, vạt cát, bãi cát

Độ dốc địa hình (độ)

>15

15-8

<8

Loại đất

Cc

Đất cát biển

P, Pg, M, S

Tầng đất (cm)

>100

50-100




Lượng mưa TB năm (mm)

>2000

1500-2000




Nhiệt độ TB năm (độ)

20-22

18-20

<18

Chế độ nước

Không ngập

Ngập nước định kỳ

Ngập thường xuyên

Thảm thực vật

Rừng tự nhiên

Rừng trồng, thứ sinh

Trảng cỏ, cây bụi

b) Đánh giá cho mục đích bảo tồn rừng (B)

Những cảnh quan có giá trị bảo tồn là những CQ có tính nguyên trạng và tính đa dạng cao còn gọi là rừng đặc dụng, có thể những CQ này nằm trong vị trí phòng hộ. Theo Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [8], thì rừng đặc dụng bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

Vì vậy luận án tiến hành đánh giá cho các CQ cần được bảo tồn trên lãnh thổ Quảng Bình gồm: Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ bàng, các khu bảo tồn tự nhiên Khe Nét, Khe Nước trong và một số thắng cảnh tự nhiên khác.

Ngoài các tiêu chí đánh giá cho mục đích phát triển rừng nói chung (cả các cảnh quan cây bụi ngập mặn), đối với rừng đặc dụng tiêu chí đặc trưng để đánh giá cho mục đích bảo tồn gồm: Mức độ đa dạng của các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm và tính nguyên trạng của thảm thực vật rừng tự nhiên, thứ sinh, rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi[ 31,33].

- Mức độ đa dạng của các loài thực vật đặc hữu và quý hiếm có trong phạm vi các đơn vị CQ là chỉ tiêu đặc trưng được đánh giá phân làm 4 cấp:

Cấp I: Có mức độ đa dạng cao: Rừng kín thường xanh (3 điểm)

Cấp II: Có mức độ đa dạng Trung bình: Rừng tre nứa thứ sinh, Rừng tự nhiên cồn cát ven biển (2 điểm)

Cấp III: Có mức độ đa dạng thấp: Trảng cỏ và cây bụi ngập mặn (1 điểm).

Cấp IV: Tính đa dạng rất thấp, không có loài đặc hữu quý hiếm (0 điểm). Sẽ được xem xét sơ bộ các cảnh quan theo chức năng và không đưa vào đánh giá các CQ này.

- Tính nguyên trạng: Tức là mức độ nguyên dạng của thảm thực vật hiện tại so với thảm thực vật nguyên sinh của CQ được phân thành 4 cấp:

Cấp I: Có tính nguyên trạng cao (3 điểm) là những CQ có thảm thực vật nguyên sinh hoặc rừng tự nhiên ít bị tác động.

Cấp II: Có tính nguyên trạng trung bình (2 điểm) là những CQ rừng thứ sinh.

Cấp III: Có tính nguyên trạng thấp (1 điểm) là những CQ có thảm thực vật bị biến đổi mạnh do khai thác quá mức như trảng cỏ, cây bụi.

Cấp IV: Thảm thực vật bị biến đổi hoàn toàn (0 điểm) là các CQ nhân sinh, trong đó con người tác động thường xuyên và liên tục. Những cảnh quan không tiến hành đánh giá gồm: Rừng trồng, cây trồng nông nghiệp và quần cư (thuộc nhân tố giới hạn, không đánh giá). Cụ thể các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá gồm:



Bảng 4.4. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng đặc dụng (bảo tồn)

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)


Thích hợp

(2 điểm )



Kém thích hợp

(1 điểm)


Tính đa dạng

Rừng tự nhiên giàu, trung bình

Rừng thứ sinh, Rừng tự nhiên cồn cát ven biển

Rừng trồng, cây bụi ngập mặn

Tính nguyên trạng

Rừng tự nhiên giàu, trung bình

Rừng thứ sinh

Rừng trồng đặc dụng, cây bụi ngập mặn

Nhiệt độ TB năm (độ)

>20

20-22

<20

Lượng mưa TB năm (mm)

>2000

1500-2000




Độ dài mùa mưa (tháng)

>7

5-6




Chỉ số khô hạn (K)




Hơi ẩm

Khô


tải về 1.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương