MỤc lục mở ĐẦU 1


Định hướng sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình



tải về 1.44 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.44 Mb.
#12687
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4.2. Định hướng sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

4.2.1. Quan điểm và cơ sở của việc định hướng sử dụng TNTN và BVMT Tỉnh Quảng Bình

Để tiến hành xây dựng các định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình, dựa vào kết quả đánh giá cảnh quan và hiện trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, du lịch của tỉnh cần tiến hành nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 nhằm có những định hướng sử dụng cảnh quan phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

4.2.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình đến 2020

Trên cơ sở nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và các quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, theo đó những vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh gồm những nội dung [110, 106, 111,112,115]:



  1. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và bảo vệ môi trường

Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững, trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung để đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 2011-2020 tăng bình quân hàng năm 4,5-5%, trong đó nông nghiệp tăng 5,5%, thủy sản 7,6% và lâm nghiệp 1,9%. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông-lâm-ngư là: 66%-7% và 27%;

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, hệ sinh thái,..) của từng vùng và nhu cầu thị trường; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; chú trọng phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu, lạc, cây ăn quả; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình chăn nuôi trang trại và hộ gia đình;

- Phát triển kinh tế vùng gò đồi, kết hợp giữa phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp; Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao chất lượng độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái;

- Đẩy mạnh khai thác thế mạnh về kinh tế biển; chú trọng đánh bắt xa bờ, giảm dần khai thác ven bờ để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khuyến khích các hình thức dịch vụ hậu cần trên biển để giảm chi phí sản xuất;

- Chú trọng nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ sinh học, phát triển dịch vụ giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản;

- Khai thác hợp lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững; Phòng chống suy thoái, ngăn chặn, xử lý, khắc phục và tiến tới kiểm soát tình trạng ô nhiểm môi trường do các loại chất thải gây ra. Phấn đấu đến năm 2015 có 95% và đến năm 2020 có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải.

Chỉ tiêu cụ thể:



  • Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 68,5% (552.471ha) vào năm 2015 và khoảng 70% (564.560 ha) vào năm 2020. Quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch 3 loại rừng trong giai đoạn mới, trồng mới 25.000 ha rừng, trong đó có 4.000 - 5.000 ha cao su. Đến 2015, trồng 24 triệu cây lâm nghiệp phân tán gồm các loại keo, tràm kinh tế kết hợp phòng hộ và các loại cây phòng hộ tre, nứa ven sông, suối trung bình 4 triệu cây/năm.

- Cây lúa: Giữ ổn định diện tích sản xuất lúa, giảm mạnh diện tích lúa tái sinh, tăng diện tích lúa 2 vụ. Đến năm 2015 diện tích lúa cả năm 48.950 ha, sản lượng 252.500 tấn; Đến năm 2020 diện tích 48.800 ha, sản lượng 260.000 tấn. Diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 12.000 ha năm 2015 và 13.200 ha năm 2020.

- Cây ngô: Đến năm 2015 diện tích ngô là 5.250 ha, sản lượng 26.800 tấn; đến năm 2020 diện tích 5.580 ha, sản lượng 30.000 tấn. Trong đó, tỷ lệ diện tích ngô lai đạt 95- 96%.

- Cây sắn: Đến năm 2015 diện tích là 6.500 ha và duy trì ổn định đến 2020. Trong đó vùng sắn nguyên liệu đến năm 2015 là 5.500 ha và đến năm 2020 là 6.000 ha. Về sản lượng đạt 112,65 ngàn tấn năm 2015 và 114,20 ngàn tấn năm 2020.

- Khoai lang: Đến năm 2015 diện tích khoai lang là 4.200 ha và duy trì ổn định đến 2020. Sản lượng đạt bình quân 30.000 tấn/năm.

- Diện tích rau đậu các loại đến năm 2015 đạt 6.000 ha và đến năm 2020 đạt 6.600 ha.

- Cây ớt: Đến năm 2015 diện tích ớt là 620 ha, sản lượng 1.240 tấn; đến năm 2020 diện tích ớt là 650 ha, sản lượng 1.500 tấn.

- Cây lạc: Đến năm 2015 diện tích lạc là 6.500 ha, sản lượng 17.300 tấn; đến năm 2020 diện tích lạc là 6.900 ha, sản lượng 18.280 tấn. Lạc vụ Xuân chiếm 85 - 90% diện tích.

- Cây cao su: Đến năm 2015 diện tích cao su đạt 18.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 10.000 ha, sản lượng 11.000 tấn; đến năm 2020 diện tích là 23.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 15.000 ha, sản lượng 19.500 tấn.

- Cây hồ tiêu: Đến năm 2015 diện tích hồ tiêu đạt 1.200 ha, trong đó diện tích kinh doanh 900 ha, sản lượng 1.080 tấn; đến năm 2020 ổn định diện tích 1.500 ha, sản lượng 1.725 tấn/năm.

- Cây ăn quả: Đến năm 2015 đạt và ổn định diện tích cây ăn quả là 3.500 ha, sản lượng 20.000 - 25.000 tấn/năm.

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Nuôi trồng thủy sản trong các ao hồ: Năm 2015: Diện tích nuôi trồng 1.500 ha; sản lượng 5.290 tấn. Năm 2020: Diện tích 1.650 ha; sản lượng 5.980 tấn.

+ Nuôi cá nước ngọt trên ruộng trũng: Năm 2015: Diện tích nuôi 2.410 ha; sản lượng 1.620 tấn. Năm 2020: Diện tích nuôi 2.840 ha; sản lượng 2.270 tấn.

+ Nuôi cá lồng: Năm 2015: Số lồng nuôi 1.450 lồng; sản lượng 900 tấn. Năm 2020: Số lồng nuôi 1.500 lồng; sản lượng 1.050 tấn.

+ Nuôi trồng thủy sản mặn lợ: Năm 2015: Diện tích nuôi trồng 2.340 ha; sản lượng 7.500 tấn. Năm 2020: Diện tích nuôi trồng 2.400 ha; sản lượng 9.260 tấn.

b. Đối với ngành Du lịch

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 thì mục tiêu và định hướng cho ngành kinh tế Du lịch tỉnh Quảng Bình là phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn với những nội dung chính như sau [112, 158]:

- Quan điểm phát triển: Phát triển du lịch luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng; xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các ngành, lĩnh vực mang những nội dung văn hoá sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của du lịch Bắc Trung bộ, du lịch cả nước và rộng hơn là khu vực ASEAN; trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng và nhu cầu của thế giới.

- Mục tiêu phát triển: Đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt nam, tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh, trên cơ sở tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển.

Phấn đấu đến năm 2020 đón được 2,2 triệu lượt khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại tỉnh, tăng từ 11-12%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 8-10%; thu nhập du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 20%/năm; tỷ trọng đống góp của du lịch vào GDP của tỉnh đạt xấp xỉ 2%/năm. Trên cơ sở mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể để đề ra các chỉ tiêu về khách du lịch, thu nhập và GDP (giá trị gia tăng) du lịch, nhu cầu về lao động, sử dụng buồng khách sạn, nhu cầu đầu tư và tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, đáng chú ý là chỉ tiêu dự báo khách du lịch đến năm 2025 đón gần 3,9 triệu khách, có 162,0 ngàn khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2025 đạt 12,2%; thu nhập và GDP du lịch đến năm 2025 đạt 273,30 triệu USD, tương đương 5.329,00 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm; nhu cầu lao động trong ngành du lịch đến năm 2025 có 91.500 lao động, trong đó có 28.600 lao động trực tiếp;nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 là 105,51 triệu USD, giai đoạn 2016-2020 là 181,16 triệu USD và giai đoạn 2021-2025 là 454,16 triệu USD.       

- Định hướng phát triển thị trường du lịch nước ngoài chủ yếu là các nước ASEAN, tiếp đến là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; các nước trong khối EU; khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Mỹ; thị trường Nga và các nước Đông Âu. Đối với thị trường trong nước, xác định 3 thị trường chính là: Thị trường Bắc bộ, đặc biệt là thị trường Hà Nội; thị trường các đô thị khu vực miền Trung; thị trường TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phía Nam.       

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị độc đáo và hấp dẫn của Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, với các sản phẩm chính như: Tham quan hang động, cảnh quan VQG theo các tuyến đi bộ, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, văn hoá-lịch sử, văn hoá tộc người, du lịch mạo hiểm, khám phá; du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, thể thao nước; du lịch MICE (du lịch kết hợp tổ chức hội nghị hội thảo)…       

Phát triển hệ thống các công trình cơ sở vật chất du lịch, nhất là các cơ sở lưu trú có chất lượng cao tại TP Đồng Hới, khu vực Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, các khu vực có tiềm năng như Suối nước nóng khoáng Bang, các khu vực ven biển bao gồm các khách sạn từ 4-5 sao và các khu nghỉ dưỡng sang trọng; cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch MICE như nhà hàng, trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị và ẩm thực tại khu vực Đồng Hới và một số khu vực quan trọng khác phục vụ nhu cầu của du khách.        

Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật  như các cơ sở lưu trú, các công trình phục vụ du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm; đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hoá-lịch sử và khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch…, với các sự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 538,00 triệu USD, trong đó giai đoạn 2011-2020 là 292,00 triệu USD, giai đoạn 2021-2025 là 246 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, đầu tư xây dựng các khu du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, cách mạng. 



4.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

  1. Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình có 806.527 ha diện tích đất tự nhiên, bao gồm 2 hệ đất chính là đất feralit phân bố ở vùng núi và gò đồi chiếm 85% DTTN, đất phù sa phân bố trên dải đồng bằng ven biển chiếm 15% diện tích còn lại. Với các đặc điểm tự nhiên và TNTN, có thể thấy rằng Quảng Bình có thế mạnh để phát triển nông, lâm nghiệp.

Bảng 4.13. Cơ cấu sử dụng đất Quảng Bình (2007-2010)

Năm

2007

2008

2010

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

806.527

100 %

806.527

100 %

806.527

100 %

- Đất sản xuất nông nghiệp

71.381

8,85

71.529

8,87

79.618

9,87

- Đất lâm nghiệp

610.388

75,68

623.378

77,29

633.522

78,55

- Đất nuôi trồng thủy sản

2.587

0,32

2.645

0,33

2.786

0,34

-Đất sử dụng vào các mục đích khác

4.960

6,15

5.024

6,23

5.355

6.64

-Đất chưa sử dụng

72.619

9,00

58.699

7,28

37.144

4,60

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình)

Thực tế hiện nay Quảng Bình đã sử dụng hơn 85% diện tích đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp; còn lại chưa đầy 15% sử dụng vào mục đích khác và đất chưa sử dụng chỉ chiếm 4,6% tổng DTTN của tỉnh [81, 158].



  • Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp: Diện tích có tăng lên, năm 2007 là 71.381ha, năm 2010 là 79.618, chiếm 9, 87% DTTN, thuộc tỷ lệ thấp so với tỷ lệ trung bình cả nước. Trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm một tỷ lệ lớn (>70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) gồm các loại đất trồng lúa, hoa màu, đất đồng cỏ chăn nuôi và các loại cây cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất trồng lúa và lúa-màu có xu hướng ngày càng bị thu hẹp, năm 2008 có 31.072 ha giảm xuống còn 30.934 ha năm 2010.

Diện tích các loại cây lâu năm như cây ăn quả (bưởi, vải, nhãn,...), cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu,...ngày càng được mở rộng từ 16.206ha năm 2008 lên 23.200 ha năm 2010, do khai thác các vùng đất hoang hóa và diện tích vườn tạp, diện tích khác được cải tạo thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố trạch.

Ở những vùng đất dốc thuộc các huyên miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa vẫn còn tồn tại tập quán sản xuất lạc hậu của số ít đồng bào dân tộc, kỹ thuật canh tác trên đất dốc còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng phát nương làm rẫy làm cho đất bị xói mòn, bạc màu chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường. Kinh tế gò đồi, kinh tế trang trại đang được chú trọng phát triển nhưng vẫn còn trở ngại lớn là thiếu vốn và kỹ thuật sản xuất.



Bảng 4.14. Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (2007-2010)

Năm

2007

2008

2010

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)

71.381

100%

71.529

100%

79.618

100%

Đất trồng cây hàng năm

55.495

77,74

55.167

77,12

56.213

70,60

- Đất ruộng lúa, lúa màu

30.855

43,22

31.072

43,44

30.934

38,85

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

1.535

2,15

1.535

2,14

1.456

1,82

- Đất trồng cây hàng năm khác

23.105

32,37

22.560

31,54

23.823

29,92

Đất trồng cây lâu năm

15.761

22,08

16.206

22,66

23.200

29, 14

Đất sản xuất nông nghiệp khác

125

0,18

156

0,22

205

0, 26

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình)

Tại vùng cát ven biển hiện tượng cát di động mặc dù đã được giảm nhiều do hệ thống rừng trồng trên cát, nhưng hàng năm vẫn còn hiện tượng xâm lấn nội đồng làm mất đất ở và đất sản xuất nông nghiệp.



Ở các vùng đồng bằng Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch do đất đai chuyển sang mục đích xây dựng và quần cư vì vậy diện tích đất trồng lúa và lúa màu không những có xu hướng ngày càng bị thu hẹp mà bên cạnh đó chất lượng đất cũng có phần giảm sút. Bên cạnh đó do tác động của thiên tai như: Xói lở bờ sông, hạn hán, xâm nhập mặn,...làm mất đất trồng lúa nước, nhất là ở vùng các cửa sông Nhật Lệ, Sông Gianh. Việc sử dụng tùy tiện, thiếu kiểm soát các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học làm ô nhiễm môi trường đất. Rác thải sản xuất và sinh hoạt, y tế chưa được thu gom và xử lý kém cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường tài nguyên đất, gây nên những biến động theo chiều hướng tiêu cực đối với đất đai trong nông nghiệp của tỉnh.

  • Đất sản xuất lâm nghiệp:

Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có ở Quảng Bình là 633.721 ha chiếm khoảng 78,57% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng mạnh (bảng 4.13), song diện tích đất trống đồi trọc vẫn còn khoảng hơn 37.000 ha. Năm 2006, đất lâm nghiệp Quảng Bình được quy hoạch thành 3 loại: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng và đến năm 2008 đã cắm mốc quy định và thực hiện giao đất, giao rừng.

Bảng 4.15. Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp Quảng Bình (2007-2010)

  Năm

2006

2008

2010

Tổng diện tích đất lâm nghiệp (ha)

588.818

100 %

623.378

100 %

633.522

100%

Đất rừng sản xuất

263.471

44,7

300.382

48,2

305.231

48, 2

Đất rừng phòng hộ

233.554

39,7

200.182

32,1

204.715

32, 3

Đất rừng đặc dụng

91.793

15,6

122.814

19,7

123.576

19,5

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình)

Trong 5 năm từ 2006-2010 do thực hiện các chương trình như trồng mới 5 triệu ha rừng, bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ, tăng cường công tác khoán, giao đất giao rừng, đẩy mạnh kinh tế rừng từ sản xuất rừng tái sinh, khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới, vì vậy diện tích rừng tăng nhanh. Trong đó diện tích rừng tái sinh tự nhiên tăng đáng kể. Theo số liệu điều tra diện tích rừng trồng hàng năm tăng 4000 – 5000ha, chủ yếu là khai thác diện tích đất hoang hóa và những vùng trảng cây bụi thứ sinh nghèo kiệt. Đến năm 2010, diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 541.986 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 86%, còn rừng trồng chiếm 14%, độ che phủ rừng đạt 67,2%, đứng thứ hai của cả nước. Rừng phòng hộ có diện tích 175.000 ha, rừng đặc dụng có 125.000ha và rừng sản xuất gần 242.000 ha [78].

Bộ phận rừng ở đồi núi phía Tây gồm rừng tự nhiên nguyên sinh và thứ sinh với kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, nửa rụng lá hoặc ở vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim nhiệt đới trên núi; rừng trồng phần lớn là thông nhựa, tràm hoa vàng. Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Bố Trạch) là một trong những khu rừng nguyên sinh quý hiếm ở Việt Nam, là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và tham quan du lịch. Diện tích rừng nằm trong khu vực quản lý nghiêm ngặt nên không có biến động. Tuy nhiên hiện nay nhiều vùng rừng cây gỗ ở phía Tây giáp biên giới Việt –Lào nằm ngoài Vườn Quốc Gia có trữ lượng cao đã bị khai thác khá mạnh, trữ lượng rừng suy giảm.

Ở phía Đông, trên dải cồn cát ven biển, ở những cồn cát có độ cao từ 5 đến 40m được trồng rừng phòng hộ để chống cát bay, cát lấp. Hiện nay, do mục đích khai thác, phát triển kinh tế du lịch nên diện tích cây lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích rừng phòng hộ chưa đủ để đáp ứng cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường vùng cát. Ngoài ra hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Quảng Bình chiếm diện tích không lớn lắm song đã bị khai phá để nuôi trồng thuỷ sản, chỉ còn rải rác một số cây bụi ở vùng cửa sông Nhật Lệ, cửa sông Gianh và một vài vùng trũng trong các cồn cát ven biển.

Theo xu hướng như hiện nay, trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp Quảng bình sẽ bị giảm xuống nhường chỗ cho đất chuyên dùng và sử dụng vào mục đích khác, đặc biệt đất xây dựng, phát triển công nghiệp, du lịch, đất ở, đất giao thông không ngừng tăng lên. Diện tích đất chưa sử dụng cũng sẽ được tận dụng khai thác cho nhiều mục đích khác nên cũng sẽ giảm trong thời gian tới. Áp lực phát triển kinh tế cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp với thực tiễn từng ngành.

b. Hiện trạng phát triển ngành Du lịch

Trước đây Quảng Bình là một tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn và là mảnh đất mà mọi người biết đến chỉ với gió Lào và cát trắng, thì nay Quảng Bình đã gắn liền với những danh thắng như Phong Nha- Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Sun Spa Resort, suối Bang, vũng Chùa, đảo Yến...

Hiện nay Quảng Bình đã khai thác, sử dụng một số tiềm năng tự nhiên để phát triển Du lịch, một số khác đang bắt đầu khai thác, còn một phần tiềm ẩn vẫn chưa được khai thác, trên thực tế hoạt động Du lịch Quảng Bình vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng và thiếu bền vững [107, 158].

Du lịch Quảng Bình mới chỉ tập trung ở Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng và biển Nhật Lệ. Du khách đến Quảng Bình chủ yếu để tham quan động Phong Nha, nghỉ ngơi và tắm biển Nhật Lệ, Bảo Ninh. Tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hoạt động Du lịch chính là tham quan một số hang động đã được khám phá, vào mùa hè khách du lịch có thể tham gia một số tuyến du lịch sinh thái đã được khai thác trong Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng như: Suối nước Mọoc, rừng Gáo, thác Gió, gần đây đã có thêm một số tuyến du lịch sinh thái tại VQG. Điểm đến thứ hai là khu vực biển Nhật Lệ-Quang Phú, Bảo Ninh, khu nghỉ mát cao cấp Sunspa Resort là trung tâm du lịch thứ hai của Quảng Bình đang thu hút một lượng khách du lịch tương đối đông đảo, nhất là về mùa hè.

Trong những năm gần đây, Quảng Bình cũng đã có những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thu hút khách trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, một số dự án đã được khởi công xây dựng, lượt khách đến tham quan và tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch tăng lên. Chương trình phát triển du lịch tiếp tục được ­ưu tiên phát triển và từng bước khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng, mang tính đột phá của tỉnh. Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu t­ư nâng cấp, hệ thống khách sạn, nhà hàng được mở rộng, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ được nâng lên. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng ổn định, hàng năm tăng bình quân 12-14%/năm, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 17-18%/năm, đến năm 2010 đạt 846 nghìn lượt khách, trong đó: khách quốc tế là 22 nghìn lượt. Ở các vùng du lịch trọng điểm Phong Nha-Kẻ Bàng, Vũng Chùa-Đảo Yến, Nhật Lệ-Bảo Ninh, Bang... đã và đang có nhiều dự án du lịch sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ du lịch của tỉnh trong thời gian tới [107, 158].

Ngành Du lịch Quảng Bình đã có những bước chuyển biến đáng kể. Song việc khai thác tiềm năng du lịch còn thiếu quy hoạch toàn diện. Các tuyến, điểm, cụm du lịch còn hoạt động độc lập, thiếu sự tương tác hỗ trợ tạo thành sự liên hoàn, vững chắc trong tổng thể tài nguyên và môi trường tự nhiên của lãnh thổ. Việc khai thác tài nguyên du lịch chưa gắn với việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: thay đổi địa hình, chặt phá cây cối, khai thác rừng, tăng rửa trôi và xói mòn đất,.... Vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do xây dựng, rác thải của khách du lịch còn chưa được xử lý triệt để, đặc biệt là ở các khu vực bờ biển, khu du lịch sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng... Hiện tại một số tiềm năng du lịch tự nhiên Quảng Bình đã được khai thác và đưa vào sử dụng như: Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ, biển Quang Phú, Vũng Chùa-Đảo Yến, biển Bảo Ninh... đều là những nơi nhạy cảm về môi trường. Ở đây hàng năm thu hút một lượng khách du lịch tương đối đông và đang là những khu vực chịu tác động không nhỏ của các hoạt động du lịch. Trên thực tế phát triển các hoạt động du lịch Quảng Bình đang có nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường như: Nguồn chất thải từ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, từ nhà hàng, khách sạn, khách du lịch; Các công trình xây dựng này cũng có những khả năng gây xói lở ở ven biển Nhật Lệ, Quang Phú, Đá Nhảy..., khu vực suối Bang, Phong Nha-Kẻ Bàng; ảnh hưởng đến nguồn nước; biến đổi đa dạng sinh học, hệ sinh thái...

Yếu tố tài nguyên và môi trường là quyết định sống còn đối với hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch không những có tác động đến tài nguyên và môi trường tự nhiên mà còn tác động đến cả các tài nguyên và môi trường nhân văn. Thực trạng trên cho thấy vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trường du lịch ở Quảng Bình cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện. Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch phải đi đôi với việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, phải đặt nó trong tổng thể phát triển của nền kinh tế và trong hệ thống tài nguyên thiên nhiên, môi trường tỉnh Quảng Bình.



4.2.1. 2. Dựa vào kết quả đánh giá cảnh quan

Trên thực tế việc khai thác tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình vẫn còn có những vấn đề chưa hợp lý, dựa trên kết quả ĐGCQ để có thể đưa ra những cơ sở khách quan và chính xác hơn. Căn cứ vào kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng, luận án tiến hành lập bảng ma trận xây dựng mối liên hệ giữa các đánh giá riêng, tiến hành tổng hợp kết quả đánh giá (Bảng 4.16], loại bỏ những CQ có mức đánh giá kém thích hợp, cho thấy kết quả như sau:

- Thích hợp với mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, rửa trôi đất đai ở những khu vực địa hình núi cao, có độ dốc lớn, xói mòn và rửa trôi mạnh, vị trí ở gần các bồn tụ thủy, đầu nguồn sông suối có các CQ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 11,17,18, 24, 25, 28, 30, 35, 38, 41, 84; 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 26, 27,29,31,32,36,37,42,43,44,45,46,47,48,49,52,58, 64,72,78,85.

- Thích hợp nhất với mục đích bảo tồn gồm các CQ có tính nguyên trạng cao, đa dạng sinh học, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm gồm 4 CQ: 6, 8, 10, 20 nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (theo quy định) và các cảnh quan là rừng nguyên sinh ở phía Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Quảng Bình gồm các CQ: 1, 3, 6, 11, 17, 44, 48, 52, 58, 64, 78, 84, 123; 7, 12, 18, 24, 25, 28, 30, 35, 38, 41, 45, 59,65,72,85,124.

- Có những CQ vừa thích hợp với mục đích bảo tồn, đồng thời cũng nằm trong khu vực phòng hộ gồm các CQ: 1, 3, 6, 7, 8, 10, 11, 17, 18, 20, 24, 25, 28, 30, 35, 38, 41, 45, 48, 52, 58, 64, 65, 72, 78, 85.

- Thích hợp với mục đích sản xuất gồm các cảnh quan có trữ lượng gỗ cao, rừng sinh trưởng phát triển, tái sinh, phục hồi nhanh gồm các CQ: 30, 44, 48, 52, 58, 64, 65, 66, 67, 68,78, 84, 93, 98; 11,17,31,32, 38, 41,45,46, 50, 53,55,56,57, 59, 60, 61, 62, 72,73,74, 75, 79, 80,81,85, 86,87, 88, 90, 94,95,99,102, 103, 104.

Trong đó có một số CQ cũng thích hợp cho mục đích phòng hộ như CQ: 11, 17, 31, 32, 38, 41, 44, 45, 46, 48, 52, 58, 64, 65, 78, 84.

- Mục đích phòng hộ ven biển là những CQ nằm trên dải cồn cát ven biển phù hợp với mục đích chống cát bay, cát chảy, bảo vệ làng mạc, đường giao thông, gồm có các CQ: 123,124,125,126,128; 116,117,118,121. Ở đây cũng có một vài cảnh quan thích hợp cho bảo tồn loài đặc hữu: 123, 124.

- Các cảnh quan thích hợp với mục đích trồng cây Cao su (cây lâu năm) gồm các cảnh quan đáp ững với nhu cầu sinh thái của cây Cao su gồm các CQ: 62, 63, 66, 67, 68, 69, 81; 33, 39, 46, 47, 49, 50, 51, 53, 54,60,61,75, 76, 82, 95, 96. Trong đó có một số CQ đồng thời cũng thích hợp cho mục đích phát triển rừng sản xuất gồm: 46, 50, 53, 60, 61, 62, 66, 67, 68, 75, 81, 95 hoặc có những CQ cùng thích hợp với mục đích Phòng hộ hoặc bảo tồn gồm các CQ: 46, 47, 49.

- Các CQ thích hợp với mục đích trồng cây hàng năm thường phân bố tập trung ở vùng gò đồi thấp hoặc những thung lũng sông suối có độ dốc dưới 80, các điều kiện về đất đai và chế độ nước phù hợp, gồm các CQ: 33,34,39,40, 69,70,96, 97,100,107,108, 109, 118, 119; 31, 32, 63, 67, 68,76,77, 80, 81, 82, 83, 89,91, 92, 94, 95,101,103, 104, 105, 106, 110, 117, 120,121. Trong đó cũng có những CQ thích hợp với các mục đích khác như: Thích hợp với trồng cây Cao su có các CQ: 33, 39, 63, 67, 68, 69, 76, 81, 82, 96; Thích hợp với mục đích phát triển rừng phòng hộ, bảo tồn hoặc sản xuất có các CQ: 31, 32, 67, 68, 80, 81, 94, 95, 99, 103, 104; Hoặc phòng hộ ven biển gồm các CQ: 117, 118, 119, 121.

- Thích hợp với mục đích trồng lúa là các CQ có đặc điểm đất, nước phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây lúa, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng thấp, đất cát ven biển, gồm các CQ: 40, 97, 101, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 114, 119, 120; 34, 39, 96, 106, 113, 115, 122, 127, 129. Trong đó có các CQ cũng thích hợp với các mục đích khác như trồng cây hàng năm, gồm có các CQ: 34, 39, 40, 96, 97, 100, 101, 107, 108, 109, 110, 119, 120, 121.

- Thích hợp với mục đích nuôi trồng thủy sản gồm các CQ ao, hồ, đầm, bàu, vùng đồng bằng trũng thấp nước đầy đủ, thường xuyên gồm các CQ: 111, 113, 115, 130. Trong đó có các CQ 111, 113, 115 cũng là những CQ rất thích hợp với cây lúa.

- Các CQ có tiềm năng để phát triển Du lịch bao gồm: Các CQ 6, 8, 10, 20 thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng; các CQ khác gồm: 1, 11, 17, 47, 50, 58, 113, 116, 124, 125, 126, 128, 24, 35, 52, 54, 64, 66, 67, 129.

4.2.2. Định hướng và giải pháp phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch tỉnh Quảng Bình



4.2.2.1. Định hướng phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá CQ, nghiên cứu những vấn đề về hiện trạng phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, du lịch tỉnh Quảng Bình và quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội cũng như quy hoạch phát triển các ngành kinh tế tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, luận án tổng hợp kết quả đánh giá và đề xuất các định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch Quảng Bình (bảng 4.17) nhằm sử dụng hợp lý TNTN, BVMT; xây dựng bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho các mục đích phát triển. Cụ thể như sau:



  1. Sản xuất lâm nghiệp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là các CQ được đánh giá phù hợp cho các mục đích phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bảo tồn hoặc rừng sản xuất. Quảng Bình có 85% diện tích là đồi núi và dải cồn cát ven biển kéo dài từ Đèo Ngang đến hết Lệ Thủy, vì vậy sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phòng hộ, bảo vệ môi trường; bảo tồn để phát triển du lịch và khai thác kinh doanh.

Theo kết quả đánh giá cho thấy, CQ có tiềm năng phát triển lâm nghiệp Quảng Bình là rất lớn gồm 71 loại, diện tích là 602.110,1 ha (chiếm 74,6% DTTN của tỉnh).

Đây là các CQ chủ yếu phân bố ở vùng núi và gò đồi Quảng Bình, những khu vực có độ dốc trên 150; trên các loại đất xám mùn, đất feralit hình thành trên nhiều loại đá khác nhau, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất bạc màu. Hiện trạng thảm thực vật gồm rừng tự nhiên, rừng hoặc trảng cây bụi thứ sinh, rừng trồng khoảng 140.000 ha, có nơi là trảng cây bụi -cỏ nghèo kiệt hoặc đất trống, đồi trọc trên đất xấu bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu. Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng, chức năng và kết quả đánh giá, luận án định hướng sử dụng cụ thể cho các đơn vị CQ trong sản xuất lâm nghiệp như sau:

- Sử dụng vào mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trường: Gồm các loại CQ được đánh giá là phù hợp với mục đích phát triển rừng phòng hộ phân bố đầu nguồn các sông suối, các dải rừng biên giới, rừng hành lang xung quanh các bồn tụ thủy, cây bụi ngập mặn ven biển, rừng trên dải cồn cát; Các CQ rừng đặc dụng được đánh giá là phù hợp với mục đích bảo tồn, một số CQ có thể phát triển du lịch. Các CQ này phân bố chủ yếu ở phụ lớp núi trung bình, núi thấp, địa hình có độ dốc lớn. Bên cạnh đó các CQ nằm ở các khu vực địa hình cao, dốc, xói mòn, rửa trôi mạnh, gần nguồn nước nhưng hiện trạng thảm thực vật gồm các trảng cây bụi thứ sinh, đồng cỏ, cây hàng năm, hoa màu hoặc đất trống đồi núi trọc nhưng ở trong vị trí phòng hộ nên vẫn được định hướng sử dụng cho mục đích này. Một cảnh quan có thể phù hợp với nhiều mục đích sản xuất, các CQ chỉ sử dụng cho mục đích phòng hộ, BVMT: Gồm 26 loại CQ: 2, 4, 5, 7, 9, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 21, 22, 23, 25, 26, 27, 29, 31, 32, 36, 37, 42, 43, 71 và các CQ số 116, 125, 126, 128 ở vùng cát ven biển, chiếm diện tích 107.186,6ha (13,3% DTTN của tỉnh). Phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở, xung yếu ở núi trung bình và đỉnh các núi đá vôi ở biên giới, phía Tây Quảng Bình gồm một số xã của các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, đồi cao thuộc Quảng Trạch, Lệ Thủy; các CQ rừng trồng, cây bụi thứ sinh và đất trống trên dải cồn cát.



  • Sử dụng vào mục đích bảo tồn: Là những CQ rừng đặc dụng có đa dạng sinh học cao, nhiều loại đặc hữu, quý hiếm, nằm trong phạm vi cần được phát triển rừng phòng hộ. Các CQ này vừa có giá trị phòng hộ cao, đồng thời có thể phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Bao gồm 16 CQ rừng nguyên sinh còn ít bị tác động phân bố ở phía Tây thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (CQ số 6, 8, 10, 20 có diện tích hơn 82.000 ha); các CQ số 1, 3, 11, 17, 24, 28, 35, 52, 58, 64 thuộc phạm vi hai khu BTTN Khe Nét phía Tây Bắc Quảng Bình (diện tích 26.815 ha) và khu BTTN Khe Nước trong phía Tây Nam thuộc Kim Thủy, Lệ Thủy (với diện tích gần 40.000 ha), trên núi trung bình ở phía tây Tuyên Hóa, Minh Hóa và 2 CQ số 123, 124 là các rừng tự nhiên thứ sinh trên dải cồn cát, phân bố ở Võ Ninh (Quảng Ninh), Hải Thủy (Lệ Thủy) . Còn lại các khoanh vi thuộc các CQ trên nhưng không sử dụng vào mục đích bảo tồn thì sử dụng vào mục đích phòng hộ, sản xuất có diện tích khoảng 294.382 ha chiếm 36,5% DTTN của tỉnh.

- Sử dụng vào mục đích phòng hộ, sản xuất: Là các loại CQ rừng phòng hộ có thể khai thác, sản xuất ở một mức độ nhất định như: Trồng rừng, tu bổ, khoanh nuôi hoặc khai thác theo quy định và vẫn đảm bảo được chức năng phòng hộ, BVMT. Gồm 14 loại CQ: 30, 38, 41, 44, 45, 48, 65, 72, 78, 85 là rừng tự nhiên hoặc thứ sinh phân bố ở chân núi thấp và vùng đồi, có độ dốc không lớn, không nằm trong khu vực phòng hộ nghiêm ngặt, phân bố ở các xã gò đồi Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố trạch, tổng diện tích 12.848 ha, chiếm 1,6% DTTN của tỉnh.

- Sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh rừng: Là các CQ rừng trồng, rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ cây bụi, đất trống để trồng, tu bổ, khoanh nuôi rừng sản xuất. Phân bố chủ yếu ở vùng đồi, địa hình thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc. Gồm 15 loại CQ (55, 56, 57, 59, 73, 74, 79, 84, 86, 87, 88, 90, 93, 98, 102) có 38.138 ha, chiếm 4,7% DTTN của tỉnh. Phân bố tập trung ở phía tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Hiện tại ở đây rừng trồng (Tràm, thông) nhiều nơi có trữ lượng khá.



  1. Sản xuất nông nghiệp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích nông nghiệp là các CQ được đánh giá phù hợp cho các mục đích trồng cây lâu năm, cây hàng năm, lúa và nuôi trồng thủy sản. Theo kết quả đánh giá cho thấy, CQ có tiềm năng phát triển nông nghiệp của Quảng Bình gồm 34 loại có diện tích là 97.201,5ha (chiếm 12,05% DTTN của tỉnh). Phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi, thung lũng có độ dốc nhỏ dưới 150 và đồng bằng Quảng Bình; trên các loại đất feralit hình thành trên nhiều loại đá khác nhau, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất bạc màu đối với các loại cây lâu năm hoặc cây công nghiệp hàng năm và các loại đất phù sa, mặn, phèn, đất cát biển đối với các CQ là lúa, hoa màu. Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng, chức năng và kết quả đánh giá, luận án định hướng sử dụng cụ thể cho các đơn vị CQ trong sản xuất nông nghiệp như sau:

  • Chuyên trồng các loại cây lâu năm và cây ăn quả: Gồm các CQ 51, 54 rất phù hợp đối với cây Cao su. Phân bố ở Nông trường Lệ Ninh, Trường Thủy, Thái Thủy (Lệ Thủy) và Thanh Trạch, Mỹ Trạch (Bố Trạch). Đây là các CQ phân bố ở vùng đồi, gồm các loại cây ăn quả, cao su và trảng cây bụi thứ sinh phân bố trên đất ba zan, đất xói mòn.

  • Chuyên trồng cây hàng năm và hoa màu: Gồm các CQ số 70, 83, 89, 91, 92, 77, 105, 106 có diện 13.519ha chiếm 1,7% DTTN của tỉnh. Phân bố chân đồi thấp và đồng bằng cao của hầu hết các huyện trong tỉnh. Hiện trạng CQ là cây hoa màu hoặc trồng lúa cạn.

  • Chuyên trồng lúa: Gồm các CQ 108, 110, 120, 127, 112, 114, 122 phân bố ở đồng bằng sông Kiến giang (Lệ Thủy), Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn. Có diện tích khoảng 51,892 ha, chiếm 6,4% DTTN của tỉnh. Đây cũng chính là những CQ trồng lúa chính hiện nay của tỉnh, trên các loại đất phù sa, mặn, phèn và đất cát biển nội đồng.

  • Nuôi trồng thủy sản: Có thể tiến hành trên các CQ số 129 (Cây bụi ngập mặn rải rác ở ven biển Quảng Đông, Cảnh Dương huyện Quảng Trạch) và trên các sông suối, ao, hồ, đầm, bàu (CQ số 130) phân bố khắp các huyện trong tỉnh. Có thể nuôi thủy sản nước ngọt trong các ao hồ, nuôi cá lồng trên các sông suối; nuôi thủy sản nước lợ trong các đầm, bàu ven biển như Bàu Dum, Bàu Sen. Đặc biệt nuôi tôm trên cát hiện đang phát triển khá mạnh, tuy nhiên CQ tự nhiên ở đây không phù hợp lắm, vì vậy cần có biện pháp để BVMT. Bên cạnh đó nuôi lúa cá là hình thức rất thích hợp với CQ ở các vùng trũng Quảng Ninh, Lệ Thủy.

  • Kết hợp lúa và nuôi trồng thủy sản: Được định hướng sử dụng ở các CQ số 115, 111, 113 là các cảnh quan phân bố ở đồng bằng thấp trên đất mặn, phèn hoặc phù sa gley ngập nước thường xuyên. Hiện các CQ này là cây bụi cỏ ngập nước ở các vùng trũng thấp, hạ lưu sông Kiến Giang, cửa sông Nhật Lệ, sông Gianh rất thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

  • Kết hợp lúa và hoa màu: Gồm các CQ 34, 97, 100, 101, 107, 109, 119 phân bố ở chân đồi thấp và đồng bằng cao trên các loại đất phù sa cổ, đất phù sa ven sông, phù sa ngòi suối, đất bạc màu, đất cát biển ở các xã Mai Thủy, Mỹ Thủy (Lệ Thủy); Vạn Ninh, Xuân Ninh (Quảng Ninh); Quảng Châu (Quảng Trạch); Đồng Lê (Tuyên Hóa); Sơn Trạch (Bố Trạch). Hiện tại các CQ này đang sử dụng trồng lúa cạn, lúa nước và các loại hoa màu như ngô, rau, đậu các loại; có nơi xen canh xen vụ cả lúa và hoa màu.

  • Kết hợp cây lâu năm (Cao su) và cây hàng năm: Đây là hướng sử dụng có hiệu quả đối với các CQ số 63, 76, 82, 96, 33 phân bố ở các vùng đồi thấp, thung lũng dốc tụ gồm các xã Thượng Hóa (Minh Hóa), Đồng Lê (Tuyên Hóa), Hòa Trạch (Bố Trạch), Tây Đồng Hới. Hiện tại các CQ này đang trồng các loại cây hàng năm và hoa màu, tuy nhiên, cũng thích hợp với sinh thái cây Cao su.

  1. Sản xuất nông - lâm kết hợp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích nông- lâm nghiệp kết hợp là các CQ được đánh giá phù hợp cho các mục đích phát triển rừng sản xuất (có thể là trồng rừng, tái sinh phục hồi), nhưng đồng thời các CQ này cũng phù hợp với trồng cây lâu năm, cây hàng năm hoặc hoa màu. Theo kết quả đánh giá cho thấy, CQ có tiềm năng phát triển nông- lâm nghiệp của Quảng Bình gồm 25 loại có diện tích là 107.215 ha (chiếm 13,3% DTTN của tỉnh).

Đây là các CQ chủ yếu phân bố ở vùng gò đồi, sườn núi thấp, đồng bằng cao; trên các loại đất feralit, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất bạc màu, đất cát biển. Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng, chức năng và kết quả đánh giá, luận án định hướng sử dụng cụ thể cho các đơn vị CQ trong sản xuất nông – lâm nghiệp kết hợp như sau:



  • Rừng và cây Cao su: Đối với mục đích phát triển rừng sản xuất trên những CQ thích hợp với việc trồng cây Cao su thì định hướng sử dụng hợp lý nhất là trồng cây Cao su, gồm các CQ số 50, 53, 60, 61, 62, 66, 67, 68, 75, 81, 95 có diện tích 87.236 ha, chiếm tỷ lệ 10,8% DTTN toàn tỉnh. Hiện nay các CQ này đang được sử dụng để trồng rừng hoặc cây lâu năm, trong đó có cây Cao su và cây ăn quả; một số CQ là trảng cây bụi, cỏ thứ sinh. Phân bố chủ yếu ở các vùng đồi thấp, bằng phẳng, trên các loại đất có tầng dày; hầu hết ở các xã Mai Thủy, Mỹ thủy, Nông trường Lệ Ninh, Phú Thủy huyện Lệ Thủy; Trường Xuân huyên Quảng Ninh, các xã vùng gò đồi Quảng Trạch, Tuyên Hóa. Đây là các CQ được tính cho diện tích rừng sản xuất.

  • Rừng và cây hàng năm: Đối với rừng sản xuất và cây hàng năm, các CQ phù hợp gồm 94, 99, 103, 104, 69, 80 phân bố ở đồi thấp và đồng bằng cao, trên các loại đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phù sa ngòi suối. Hiện tại các CQ này chủ yếu là cây bụi, cỏ thứ sinh phù hợp với kết hợp trồng rừng và cây hàng năm.

Đối với mục đích rừng phòng hộ - cây lâu năm, thích hợp đối với các CQ 39, 46, 47, 49 là các CQ phân bố rải rác ở vùng đồi cao và chân núi thấp, hiện trạng thảm thực vật là trảng cây bụi thứ sinh, rừng trồng. Những khu vực cần phòng hộ, đồng thời phù hợp nhu cầu sinh thái của cây trồng hàng năm, gồm các CQ 121, 117, 118, 40 chủ yếu phân bố trên đất cát biển, CQ hiện tại là đất trống, trảng cây bụi cỏ. Ở đây chủ yếu là trồng rừng phòng hộ phân tán để bảo vệ vườn tược, cây hoa màu, nhà cửa ở các xã Sen Thủy huyện Lệ Thủy, Trung Trạch huyện Bố Trạch. Các CQ ở chân núi thấp hiện đang trồng lúa và hoa màu nhưng vẫn trong vùng phòng hộ, BVMT. Diện tích khoảng 12524ha, chiếm 1,6% DTTN của tỉnh, đây là diện tích đất dùng cho phòng hộ.

  1. Phát triển du lịch

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng tự nhiên của các CQ đối với mục đích phát triển du lịch, căn cứ vào hiện trạng và chức năng của CQ, luận án đề xuất một số định hướng cho phát triển Du lịch như sau:

- Phát triển các loại hình du lịch đặc trưng như tham quan hang động, tham quan phong cảnh, du lịch sinh thái (du ngoạn trên sông, dã ngoại...), khám phá, mạo hiểm, thể thao, leo núi... gắn với Di sản thế giới, du lịch văn hoá- lịch sử và du lịch văn hoá tộc người. Phân bố ở các CQ số 6, 8, 10, 20 mở rộng sang các CQ số 30, 3 ở Hóa Sơn, Thượng Hóa (Minh Hóa) phía Tây chủ yếu ở khu vực ba huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Minh Hoá. Tiến tới xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm du lịch, khu du lịch quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là điểm đến đầu tiên trên “con đường Di sản miền Trung”.

- Các loại hình du lịch gắn với biển, văn hóa-lịch sử, du lịch đô thị và vui chơi giải trí bố trí trên trên các điểm cụ thể thuộc các CQ số 129, 125, 126, 128, 66 ở phía Đông tập trung ở khu vực bờ biển từ Quảng Trạch đến thành phố Đồng Hới với các cụm, điểm du lịch: Cụm du lịch biển, sinh thái đèo Ngang, đảo Hòn La, Vũng Chùa-Đảo Yến, làng biển Cảnh Dương, Hồ Vực Tròn; Hồ Quảng Liên; điểm Đá Nhảy-Đèo Lý Hòa. Xây dựng trung tâm du lịch chính của Quảng Bình là Đồng Hới bao gồm các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Bãi tắm Quang Phú-Nhật Lệ, làng biển Bảo Ninh, Bàu Tró; Vực Quành-Chiến khu xưa kết hợp với tham quan các điểm văn hóa, lịch sử.

- Các loại hình du lịch chính gắn với danh nhân, nghỉ dưỡng, tắm suối nước khoáng, du lịch sinh thái, văn hoá-lịch sử và văn hoá tộc người phía Nam Quảng Bình, tập trung khu vực huyện Lệ Thuỷ và một phần của huyện Quảng Ninh trên các CQ số 113, 67, 24, 116, 124 gồm các điểm du lịch: Đầm phá Hạc Hải, biển Hải Ninh, Ngư Hòa, Bàu Sen; Núi Thần Đinh-Rào Đá-Hang Còi, suối nước khoáng Bang; hồ Cẩm ly, An Mã.

- Loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, leo núi, tham quan ở các khu BTTN Khe Nét, Khe Nước Trong gồm các CQ rừng nguyên sinh có đa dạng sinh học cao, nhiều loài đặc hữu, quý hiếm ở Tây Bắc và Tây Nam Quảng Bình.

- Các tuyến đường du lịch chính có thể xác định trong phạm vi tỉnh Quảng Bình gồm các tuyến du lịch quốc gia:

+ Tuyến dọc theo Quốc lộ 1A: Tuyến du lịch “con đường di sản miền Trung”.

+ Tuyến du lịch theo hành lang Đông-Tây gồm: ChaLo – Phong Nha – Đồng Hới; Lao Bảo-Đông Hà – Đồng Hới.

+ Tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh.

+ Tuyến Du lịch đường biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cảng Hòn La, Đà Nẵng, Nha Trang...

Tuyến nội tỉnh có các tuyến:

+ Đồng Hới - Phong Nha - Hang Tám cô - Đồng Hới.

+ Đồng Hới - Phong Nha - Khu Vực Quành - Đồng Hới

+ Đồng Hới - Đá Nhảy - Đèo Ngang - Đồng Hới

+ Đồng Hới - Suối nước khoáng Bang - Rào đá - Núi Thần đinh - Đồng Hới

Tuy nhiên các tiềm năng du lịch tự nhiên cần có sự kết hợp với tiềm năng du lịch nhân văn để xây dựng các tuyến điểm có khoa học và hợp lý hơn. Sơ bộ luận án đè xuất xây dựng một số điểm, cụm du lịch trên đây và thể hiện trên bản đồ 15.



4.2.2. 2. Giải pháp phát triển

Để thực hiện các định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch đã được đề xuất, căn cứ thực trạng kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình và hiện trạng của CQ, luận án đề nghị các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý TNTN, BVMT tỉnh Quảng Bình như sau:



  1. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp

Để góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông, lâm nghiệp Quảng Bình theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái, bên cạnh những giải pháp chung là xây dựng các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng cần có những giải pháp cụ thể hơn trong việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp đó là:

- Trong quy hoạch sử dụng đất: Hiện tại khả năng đáp ứng của CQ đối với các mục đích sử dụng đã được quy hoạch gần như tối đa, vì vậy cần nghiên cứu để kết hợp nông - lâm nghiệp và sản xuất có hiệu quả. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang mục đích khác. Cần ổn định được quy hoạch sử dụng đất và có quy hoạch chi tiết cho từng mục đích sử dụng đất nhằm chủ động trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất.

- Đối với đất nông nghiệp: Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất chưa khai thác, cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên các địa bàn còn tiềm năng. Giải pháp chủ yếu là tập trung vào chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tư vào thâm canh, sử dụng giống mới, kĩ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm; đa dạng hoá cây trồng, đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng:

+ Thâm canh tăng năng suất để ổn định diện tích trồng lúa và hình thành các vùng chuyên canh lúa trên các CQ số: 108, 110, 120, 127, 112, 124, 122 ở đồng bằng Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch.

Các CQ trên đất phù sa 108, 110 chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của Quảng Bình. Các đơn vị CQ này được trồng các loại cây lương thực và thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Trong quá trình sử dụng, đất cần phải được đầu tư thâm canh cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất. Các CQ trên đất glây khi sản xuất cần bón phân sinh lý kiềm, vôi để cải tạo, chú ý đến tiêu nước và bón lân để cải thiện dinh dưỡng và trồng lúa 2 vụ.

Các CQ trên đất mặn, phèn (112, 114) cần căn cứ vào tính chất để có sự cải tạo hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Đối với loại đất này có thể sử dụng vào việc sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, một số nơi đất cao, mặn trung bình và ít glây có thể khá thích hợp với việc trồng lúa, tuy nhiên cần bón nhiều phân hữu cơ cần thau chua, rửa mặn, ém mặn, ém phèn để cải tạo đất. Đất phèn là loại đất bất lợi cho sản xuất và môi trường, trồng lúa cho năng suất thấp vì thế cần phải cải tạo kết hợp với chọn giống, tăng cường thâm canh và bảo vệ thực vật.

+ Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh cây ngắn ngày ở vùng ven các con sông (96, 97, 92, 89) và cây dài ngày, cây ăn quả ở vùng gò đồi phía Tây các huyện và 2 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa ở các CQ trên đất bạc màu, xói mòn vì thế cần cải tạo (CQ số 51). Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu như cao su, sắn, lạc, hồ tiêu, cây ăn quả trên các CQ đồi thấp (62, 76, 96, 82).

+ Riêng đối với việc mở rộng diện tích trồng cây Cao su cần quy hoạch cụ thể diện tích, phân bố để chuyển đổi các loại đất rừng nghèo kiệt; đất nông-lâm kết hợp có rừng trồng kém hiệu quả ở Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy; đất trồng các loại cây hàng năm một vụ cho năng suất thấp; hoặc đất lâm nghiệp chưa có rừng (CQ 71, 57, 16, 23). Đất Ba zan ở Bố Trạch, Lệ Thủy (CQ 54) rất thích hợp.

- Bảo vệ và phát triển rừng: Đây là biện pháp không những bảo vệ đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ được nguồn tài nguyên đất toàn tỉnh. Quảng Bình có đất rừng và rừng chiếm tỷ lệ lớn, địa hình phức tạp, chia cắt, cho nên lớp phủ rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

+ Đẩy mạnh chương trình trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên, rừng thứ sinh; bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng, làm giàu rừng; tu bổ trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay, cát lấp; Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc (CS số 16, 23, 57, 71) hoặc những nơi rừng nghèo kiệt, trồng cây lâu năm, thực hiện phương thức nông - lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày theo không gian nhiều tầng, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của đất đai ở các CQ định hướng cho nông-lâm kết hợp (số 53, 60, 61, 62, 66, 67, 68, …)

+ Tăng cường công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái ở các CQ rừng thứ sinh, rừng nghèo. Những nơi thuộc phạm vi phòng hộ nhưng lại có đồng cỏ tự nhiên hoặc kết hợp cây nông nghiệp cần lưu ý trong quá trình sản xuất để không ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ.

+ Tiếp tục thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân; thực hiện khuyến lâm, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng; tăng cường các biện pháp để hạn chế nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác buôn bán gỗ, tài nguyên rừng trái phép. Bảo vệ nghiêm ngặt vùng đệm và rừng nguyên sinh vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tăng cường bảo tồn sinh thái 2 khu BTTN Khe Nét và Khe Nước Trong để chính thức được công nhận. Khoanh nuôi, bảo vệ các CQ cây bụi thứ sinh hoặc rừng thứ sinh (8, 10, 20) thuộc Vườn Quốc Gia.

+ Ngoài ra cần tích cực trồng cây phân tán hai bên đường Hồ Chí Minh, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, các tuyến giao thông nội thị, các khu công nghiệp, các điểm du lịch. Hình thành các vành đai rừng ngoài các khu sản xuất, khu dân cư nhằm bảo vệ môi trường.

+ Các CQ vùng đồi núi trên các loại đất dốc, đất tầng mỏng gồm các CQ cây bụi thứ sinh cần đẩy mạnh trồng rừng để che phủ đất chống rửa trôi, xói mòn đất, giữ ẩm và phục hồi độ phì cho đất.

+ Tăng cường các mô hình nông lâm kết hợp. Ở đây ngoài việc cần bảo vệ rừng đầu nguồn có thể kết hợp trồng rừng, chăn thả và trồng trọt theo mô hình VACR (Vườn-Ao-Chuồng-Rừng). Các CQ trên nhóm đất xám được sử dụng vào mục đích nông lâm kết hợp. Trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu ở Nông trường Việt Trung (Bố trạch), Nông trường Lệ Ninh (Lệ Thủy), gò đồi huyện Bố trạch và cây ăn quả như xoài, mít, dứa và phát triển các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

+ CQ trên nhóm đất nâu đỏ và đất nâu vàng là nhóm đất tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở Quảng Bình, có giá trị kinh tế cao, có thể trồng các loại cây cao su, cà phê, cây ăn quả…hình thành nên thảm thực vật trồng ở vùng đồi Quảng Bình. Đối với các vùng sườn đồi và chân đồi ít dốc, tầng đất dày hơn, độ phì khá hơn có thể áp dụng các mô hình sử dụng đất dốc bền vững và có hiệu quả là mô hình nông lâm kết hợp R-V-A-C-R (Ruộng, Vườn, Ao, Chuồng, Rừng) và mô hình R-V-R (Ruộng, Vườn, Rừng).

- Về nuôi trồng thủy sản: Cần quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch phù hợp với các điều kiện và tính chất đặc thù của vùng, tránh tình trạng phát triển tự phát, gây mất cân bằng sinh thái, đồng thời phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của Nhà nước, kết hợp với tính tích cực và sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Khoanh vùng các vùng có thể phát triển nuôi tập trung để địa phương có cơ sở lập các dự án cấp đất và kêu gọi đầu tư.

+ Tận dụng các loại đất cát bỏ hoang hoặc đất cát chuyển đổi từ các ngành sản xuất khác kém hiệu quả để nuôi tôm và hải sản. Bố trí các đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng, đảm bảo cân bằng sinh thái và ổn định sản xuất.

+ Sử dụng nguồn nước ngọt tầng mặt từ sông, suối, hồ chứa, tránh tình trạng xâm nhập mặn tầng nước ngầm ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác và sinh hoạt của người dân. Trong trường hợp có một số diện tích phân tán nằm ở những địa điểm có đủ điều kiện thuận lợi và không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thì khuyến khích nhân dân dùng các công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ lẻ (máy bơm di động) để phát triển các ao nuôi trong vườn.

+ Các đơn vị nuôi phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái, có giải pháp trồng rừng để tăng độ che phủ, chống xói mòn. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về vấn đề thải nước ra môi trường.

+ Căn cứ vào lượng nước được phân phối để xây dựng chỉ tiêu lựa chọn vùng nuôi tôm trên cát và quy hoạch vùng nuôi. Cần xây dựng những tiêu chí cho nuôi tôm vùng cát cũng như các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

+ CQ trên cồn cát ven biển một phần đã được trồng phi lao (116, 125), tiếp tục trồng rừng trên các CQ 116, 117, 121 trên các cồn cát cao ven biển nhằm phòng hộ chống cát bay, cát chảy, sạt lở và xói lở bờ biển. Vùng cát nội đồng phía tây của dải các cồn cát ven bờ biển nghèo dinh dưỡng. Những vùng đất cát ổn định có thể cải tạo để sử dụng vào mục đích trồng cây lương thực, hoa màu (118, 119). Những nơi cao thoát nước sử dụng để trồng hoa màu, cây ăn quả, các loại cây gia vị như tỏi, hành, ớt. Cần xây dựng các mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp- ngư nghiệp để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo bền vững vùng đất này.

b. Đối với ngành Du lịch

1. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của nền kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình và quy hoạch tổng thể phát triển ngành Du lịch toàn tỉnh, cần xây dựng Quy hoạch riêng cho mỗi tuyến, điểm, cụm du lịch có tính toán đến sức chứa của từng khu, tuyến, cụm, điểm du lịch để có quy hoạch hợp lý. Cần chú ý đến hệ thống thu gom, xử lý rác, nước thải tại từng khu, tuyến, điểm du lịch trong quy hoạch.

2. Chú trọng việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong phát triển du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về du lịch; tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân và tập thể tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, tiếp cận với các thành tựu công nghệ du lịch mới, tiên tiến, hiện đại trên thế giới như: công nghệ xanh trong du lịch, du lịch sinh thái...nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, giữ gìn các nguồn tài nguyên địa chất, địa mạo, sinh vật, nguồn nước phục vụ du lịch.

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch nhằm có sự nhìn nhận toàn diện về những tác động của du lịch đến tài nguyên môi trường với sự tham gia của cộng đồng ở địa phương, có những điều chỉnh phù hợp để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là những nơi đã đưa vào khai thác một thời gian và những khu vực nhạy cảm về môi trường như: Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ, khu du lịch nghỉ dưỡng suối Bang, khu du lịch Đá Nhảy...

3. Tuyên truyền, vận động kết hợp với giáo dục nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về vấn đề sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường. Có những biện pháp để ngăn chặn việc tiêu thụ tài nguyên quá mức và hạn chế chất thải của khách hàng. Đồng thời có những biện pháp để kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch.

4. Phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn các giá trị về văn hóa, bảo vệ cảnh quan, lồng ghép hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương nhất là các vùng dân tộc ít người như: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Khu du lịch nghỉ dưỡng suối Bang; các vùng ven biển Quang Phú, Đá Nhảy, Vũng Chùa, Đảo Yến...nhằm bảo vệ tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng sinh thái, đa dạng văn hóa.

5. Tiếp thị đối với khách du lịch là một trong những hoạt động cần được chú trọng đối với du lịch Quảng Bình, đặc biệt là tiếp thị du lịch "xanh". Cần cung cấp cho du khách đầy đủ những thông tin về các khía cạnh của tài nguyên và môi trường có liên quan đến chuyến du lịch, giúp họ có sự lựa chọn phù hợp; hướng dẫn họ những điều cần làm và không nên làm về đối với tài nguyên và môi trường ở những nơi họ đến tham quan du lịch, giúp du khách nhận biết được những tác động tiềm tàng và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng nơi mà họ đến.

6. Tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể tự nhiên kinh tế-xã hội lãnh thổ Quảng Bình. Vấn đề khai thác sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên phải gắn liền với việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ và nằm trong tổng thể chung của phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình, bên cạnh đó cần chú ý đến vấn đề liên vùng, liên quốc gia trong phát triển du lịch.

c. Đối với các vấn đề môi trường tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường Quảng Bình cho thấy rằng những vấn đề môi trường sau đây cần được quan tâm giải quyết:

- Môi trường nông nghiệp và nông thôn Quảng Bình nói chung đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém.

Hiện tượng thoái hoá, bạc màu đất canh tác do sử dụng không hợp lý, độc canh, chưa có các loại cây trồng phù hợp, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu lạm dụng đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.

Ở nông thôn, tỷ lệ dân được cấp nước sạch còn thấp, nguồn nước chủ yếu là giếng khoan, giếng đào, ao hồ, sông suối. Tình trạng hiếm nước ở các vùng cao vào mùa khô và bị nhiễm mặn ở ven biển là rất lớn.

Một số làng nghề đã hình thành, củng cố để đi vào hoạt động. Nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng.

- Môi trường biển và ven biển: Tài nguyên biển suy giảm ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển các giống loài, do việc dùng chất nổ, mắt lưới không đúng kích cỡ, khai thác không đúng mùa vụ.

Việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm đã chặt phá làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn hoặc diện tích rừng phòng hộ ven biển, chất thải do nuôi trồng thuỷ hải sản chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra biển.

Việc nuôi tôm đã xảy ra tình trạng nhiễm mặn, ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh tại một số nơi. Đặc biệt là chất thải của các cơ sở chế biến thuỷ sản ven biển, hoạt động của các tàu thuyền cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước biển ven bờ.

Để bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển cần trồng rừng phòng hộ trên cát để chống cát bay, cát chảy. Trồng rừng ngập mặn để chống xói lở cửa sông ven biển. Giảm thải và quản lý lượng thải các chất thải ra biển từ đất liền. Tăng cường đầu tư năng lực khai thác đánh bắt, đầu tư công nghệ chế biến nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng các Dự án nhằm quản lý tổng hợp ven bờ trên cơ sở bảo vệ môi trường biển lâu dài.




tải về 1.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương