MỤc lục mở ĐẦU 1


Bảng 2.1. Các dạng địa hình theo nguồn gốc hình thành



tải về 1.44 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.44 Mb.
#12687
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Bảng 2.1. Các dạng địa hình theo nguồn gốc hình thành

Nhóm dạng địa hình

Dạng địa hình theo nguồn gốc và tuổi

I- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc bóc mòn

1- Phần sót của bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn, cao >1.500-2.000 m, tuổi Miocen muộn (N13).

2- Phần sót của bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn, cao 900-1.200 m, tuổi Pliocen sớm (N21).

3- Phần sót của bề mặt Pediment thung lũng cao 400-700 m, tuổi Pliocen muộn (N22).

4- Phần sót của bề mặt bóc mòn Pediment trước núi , cao 100-300 m , tuổi Pleistocen sớm (Q11).

5- Sườn trọng lực nhanh, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

6- Sườn trọng lực chậm, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

7- Sườn xâm thực, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

8- Sườn rửa trôi - xói rửa, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

9- Sườn tích tụ deluvi-coluvi, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

II- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc Karst.

10- Kiểu bề mặt đỉnh và sườn hòa tan rửa lũa Karst.

11- Kiểu thung lũng và trũng khép kín do sự mở rộng các phểu Karst.

12- Kiểu cánh đồng Karst tích tụ các sàn phẩm aluvi-proluvi-deluvi.

III- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc dòng chảy sông suối.

13- Đáy máng trũng xâm thực, tuổi hiện đại (Q2).

14- Đá máng trũng xâm thực - tích tụ, tuổi hiện đại (Q2).

15- Thềm tích tụ aluvi-proluvi, tuổi Pleistocen muộn-Holocen (Q13-Q2).

16- Thềm xâm thực sông bậc III, tuổi Pleistocen giữa (Q13).

17- Thềm xâm thực - tích tụ sông bậc II, tuổi Pleistocen muộn (Q13).

18- Thềm tích tụ sông bậc I, tuổi Holcen sớm-giữa (Q21-2).

19- Bãi bồi cao, tuổi Holocen (Q2).

20- Bãi bồi thấp và đáy trũng tích tụ lòng sông, tuổi Holocen (Q2).

21- Phức hệ thềm và bãi bồi, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

IV- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển.



22- Thềm biển mài mòn bậc IV, cao 40-60 m, tuổi Pleistocen giữa (Q12).

23- Thềm biển mài mòn – tích tụ bậc II, cao 20-30 m, tuổi cuối Pleistocen muộn (Q13(2)).

24- Thềm tích tụ bậc II, cao 10-15 m, tuổi cuối Holocen sớmmuộn (Q21).

25- Thềm biển tích tụ bậc I, cao 4-6 m, tuổi Holocen giữa (Q22).

26- Bãi biển tích tụ, cao 0-2 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

27- Bãi biển mài mòn, cao 0-2 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

V- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông - biển - đầm lầy - đầm phá.

28- Bề mặt tích tụ sông-biển, cao 4-6 m, tuổi Holocen sớm-giữa (Q21-2).

29- Bề mặt tích tụ sông-biển, cao 1-3 m, tuổi Holocen giữa-muộn (Q22-3).

30- Bề mặt tích tụ sông - biển - đầm lầy, cao 0,5-1,0 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

31- Bề mặt tích tụ biển - đầm phá, cao 2-4 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

32- Hồ nguồn gốc đầm phá cũ, tuổi Holocen muộn (Q23).

VI- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc do gió.

33- Đụn cát di động, cao 5-20 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

34- Máng trũng thổi mòn giữa cồn cát, tuổi Holocen muộn (Q23).

35- Đầm lầy phủ cát, tuổi Holocen muộn (Q23).

36- Bề mặt tích tụ cát biển tái trầm tích do gió, tuổi Holocen giữa-muộn (Q22-3).

37- Địa hình cát lấp, tuổi Holcen muộn (Q23).

VII- Nhóm dạng địa hình nhân tạo.

38- Hồ chứa nước nhân tạo.

2.1.4. Nhân tố khí hậu

Quảng Bình nằm trong á đới gió mùa chí tuyến không có mùa lạnh và mùa khô rõ rệt, thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn [58, 64]. Với vị trí hoàn toàn ở sườn Đông của Trường Sơn Bắc, phía bắc là dãy núi Hoành sơn đâm ngang ra biển, phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông giáp biển, địa hình lại hẹp bề ngang, vì thế lãnh thổ Quảng Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông, có sự giảm sút của khối không khí cực đới, nền nhiệt khá cao và có sự phân hóa do địa hình trong các yếu tố khí hậu. Chế độ mưa ẩm khá phong phú, mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu Đông Trường Sơn. Mùa mưa chậm về thu đông và thường chịu ảnh hưởng của các nhiễu động như: gió mùa Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nội chí tuyến…gây mưa lớn, lũ lụt. Trong khi đó mùa hạ ở đây thường khô, nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, đôi khi xảy ra tình trạng thiếu nước và khô hạn trầm trọng, gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống con người.



        1. Các yếu tố khí hậu

  1. Bức xạ, mây, nắng:

- Về bức xạ: Lãnh thổ Quảng Bình có lượng bức xạ tổng cộng dao động trong khoảng 108-121kcal/cm2 /năm, cán cân bức xạ luôn luôn dương, đạt tiêu chuẩn về bức xạ của khí hậu nhiệt đới.

- Số giờ nắng: Quảng Bình có khá nhiều nắng. Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1510-1820 giờ.

- Lượng mây: Bầu trời Quảng Bình cũng có khá nhiều mây. Lượng mây tổng quan dao động trong khoảng 7,4-7,9/10 bầu trời.


  1. Chế độ nhiệt:

Nhìn chung chế độ nhiệt của Quảng Bình đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm ở Quảng Bình đạt từ 8700-90000C, nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 24 – 250C, số tháng có nhiệt độ trung bình dưới 200C đạt 3 tháng trong năm, nhiệt độ tháng thấp nhất trên 180C, biên độ nhiệt năm từ 6-70C.

Do ảnh hưởng của địa hình và tác động của gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam khô nóng nên chế độ nhiệt có sự phân hóa phức tạp theo độ cao địa hình, phân hóa từ đông sang tây, từ bắc vào nam và phân hóa theo mùa.



Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C)

Tháng

Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Tuyên Hóa

18.2

19.0

21.7

25.0

27.7

29.0

29.2

28.2

26.2

23.7

21.0

18.6

24.0

Ba Đồn

18.6

19.2

21.6

24.7

27.9

29.4

29.6

28.8

27.0

24.7

21.9

19.4

24.4

Đồng Hới

18.9

19.3

21.6

24.7

27.9

29.6

29.7

28.9

27.0

24.8

22.4

19.7

24.6

(Nguồn: Trạm Dự báo KTTV Quảng Bình)

Nhiệt độ trung bình tháng và năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam, tính chất mùa chậm dần từ Bắc vào Nam (bảng 2.2.). Theo quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ 100m giảm 0,5-0,6oC thì nhiệt độ trung bình năm của lãnh thổ nghiên cứu giảm từ vùng ven biển lên vùng núi.

Đến độ cao khoảng 400-450m nhiệt độ trung bình năm đạt 22C; còn đến độ cao khoảng 800-850m nhiệt độ trung bình năm đạt 20C. Như vậy ở những vùng núi có độ cao trên 800-850m nền nhiệt không đạt tiêu chuẩn nhiệt của khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất đạt khoảng 29-30C ở những vùng thấp, lên đến độ cao khoảng 400-450m đạt 26-27C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất đạt 18-19C ở những vùng thấp ven biển, nhỏ hơn 18C ở khu vực đồi núi. Ở những vùng thấp mùa nóng dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng IX.

Độ dài mùa nóng cũng giảm theo độ cao địa hình, đến độ cao khoảng 800-900m mùa nóng hầu như không còn nữa [21, 39]. Ở những vùng thấp ven biển có một thời kỳ mùa đông không lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 20C, nhưng vẫn đạt trên 18C. Tuy nhiên ở những vùng đồi núi thấp có độ cao từ vài chục mét đến 400-500m thì mùa lạnh kéo dài từ 1-3 tháng. Càng lên cao mùa lạnh càng dài, từ 6 tháng trở lên ở vùng núi có độ cao trên 1200m.

Do vẫn còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên Quảng Bình có sự chênh lệch nhiệt độ trong năm giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất khá lớn. Trị số biên độ nhiệt năm đạt trên dưới 11C. Biên độ nhiệt năm ở khu vực miền núi từ 7-80C, ở vùng đồng bằng ven biển từ 6,0-6,50C. Mùa hè chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây khô nóng, nên trong khoảng thời gian từ tháng II đến tháng X ở những vùng thấp nhiệt độ tối cao tuyệt đối đều lớn hơn 35C, có thể lớn hơn 40C vào các tháng VI, VII ở Tuyên Hoá, thậm chí từ tháng IV đến tháng IX ở Đồng Hới đều có giá trị lớn hơn 40C.

Tóm lại, chế độ nhiệt thay đổi theo mùa và có sự phân hóa sâu sắc theo độ cao của địa hình. Bên cạnh đó, chế độ nhiệt của Quảng Bình có sự biến đổi theo quy luật chung là tăng dần từ Bắc vào Nam và tính chất mùa cũng chậm dần từ Bắc vào Nam, ở phía Bắc Quảng Bình mùa nóng và mùa lạnh đều đến sớm hơn so với Nam Quảng Bình.



  1. Về chế độ gió, mưa, ẩm và lượng bốc hơi:

- Do địa hình chi phối vì vậy ở Quảng Bình hướng gió thịnh hành không đồng nhất trên lãnh thổ. Trong mùa đông (từ tháng IX đến tháng III), thời kỳ hoạt động của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc, nhưng do địa hình nên đại bộ phận lãnh thổ Quảng Bình hướng gió thịnh hành là tây bắc với tần suất dao động trong khoảng 20-53%. Vào mùa hè (từ tháng V đến tháng VIII), hướng gió thịnh hành trong vùng là tây nam hoặc đông và đông nam với tần suất đạt khoảng 14-35%. Trong các thung lũng, hướng gió thịnh hành hoàn toàn phụ thuộc vào hướng của thung lũng.

- Chế độ mưa : Quảng Bình có lượng mưa khá phong phú, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2100mm, phân bố không đều trong năm. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng IX, X và XI chiếm gần 65% lượng mưa cả năm, trong đó tháng X có lượng mưa lớn nhất, thường đạt từ 500-600mm, cá biệt có những ngày mưa bão lượng mưa đo được tới 400mm. Ba tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng I, II và III, lượng mưa mỗi tháng chỉ từ 30-50mm. Do ảnh hưởng của địa hình, chế độ mưa ở Quảng Bình có sự phân hóa theo mùa và khác nhau ở các địa phương. Lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ vùng ven biển lên miền núi. Tổng lượng mưa trung bình năm ở miền núi lớn hơn ở vùng đồng bằng.



Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình các tháng và năm (mm)

Trạm,Tháng


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Tuyên Hóa


49.6

39.7

50.0

66.3

166.0

140.9

159.5

231.5

452.5

663.0

224.9

87.4

2331.3

Ba Đồn


50.0

36.0

38.3

46.4

108.4

94.8

70.6

170.4

415.4

633.7

276.3

103.7

2044.1

Đồng Hới


57.1

43.4

42.8

53.2

118.8

83.5

71.8

167.4

463.2

665.4

351.8

124.5

2242.8

(Nguồn số liệu: Trạm Dự báo KTTV Quảng Bình)

Các khu vực nằm phía trước hoặc trên các sườn đón gió mùa đông bắc có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, đạt 2500-2800mm. Đó là các khu vực vùng núi ở phía tây bắc và tây nam của tỉnh như: Hướng Hóa, Đồng Tâm, Tân Lâm, Tân Sum, Thanh Lạng, Tám Lu, Kiến Giang. Theo các số liệu đo đạc hiện có lượng mưa năm đạt giá trị cao nhất ở Hướng Hoá là 2715mm. Các khu vực nằm khuất ở phía Tây nam của các dãy núi hoặc trong các thung lũng kín gió có lượng mưa trung bình hàng năm thấp. Ở Quảng Bình khu vực thấp nằm ở phía tây nam của dãy Hoành Sơn thuộc huyện Quảng Trạch có lượng mưa năm thấp nhất tỉnh như: Quảng Phú (1683mm/năm), Quảng Lưu (1892mm/năm) và Roòn (1898mm/năm). Ngoài ra, trong một số thung lũng, vùng trũng kín gió như Troóc có lượng mưa năm thấp hơn 2000mm [21, 39].

Lượng mưa Quảng Bình phân bố không đều trong năm và trong từng mùa. Trong năm phân hóa ra hai mùa: mùa ít mưa và mùa mưa [21, 39]. Trên đại bộ phận lãnh thổ thời kỳ mưa lớn kéo dài 4 tháng (từ tháng VIII đến tháng XI); riêng ở khu vực ven biển phía nam của tỉnh mưa lớn vào các tháng từ IX đến XII. Lượng mưa của thời kỳ mưa lớn nhất chiếm tới 64-75% tổng lượng mưa năm và khoảng 75-93% lượng mưa của mùa mưa. Mùa mưa có kiểu mùa mưa kéo dài liên tục từ hè sang đông và kiểu mùa mưa bị ngắt quãng vào giữa hè do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn do gió mùa Tây nam. Ngược lại với mùa mưa, mùa ít mưa kéo dài 4-5 tháng, ở những vùng thấp ven biển huyện Quảng Trạch như: Roòn, Quảng Phú, Quảng Lưu, Ba Đồn. Ở Đồng Hới, Cẩm Ly, Troóc kéo dài 6-7 tháng. Trong mùa ít mưa có một thời kỳ khô kéo dài 3-4 tháng (từ tháng I đến tháng IV) ở khu vực ven biển phía đông, ở các khu vực còn lại khoảng 2 hoặc dưới 2 tháng (vào tháng II và tháng III).

- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm ở Quảng Bình đạt từ 83-84% và có sự biến động khá mạnh trong năm, độ ẩm trung bình tháng dao động từ 70-90%. Có mùa ẩm và mùa khô, mùa ẩm trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông bắc, từ tháng IX đến tháng V năm sau và độ ẩm đạt 80-90%, mùa khô từ tháng IV đến tháng VIII trùng với thời kỳ gió mùa Tây nam thổi và độ ẩm trung bình đạt 70-80%. Do vị trí địa lý, địa hình và các hoàn lưu địa phương, độ ẩm có sự phân hóa giữa đồng bằng và miền núi, giữa khu vực phía bắc và phía nam, giữa phía đông và tây của lãnh thổ, phản ánh sự phân hóa của các yếu tố nhiệt, mưa và bốc hơi trong vùng.

- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở Quảng Bình dao động từ 1100-1220mm, ở vùng đồng bằng ven biển cao hơn vùng miền núi. Lượng bốc hơi biến động khá mạnh trong năm, tổng lượng bốc hơi trong các tháng mùa hè lớn hơn các tháng mùa đông.

- Chỉ số khô hạn: Quảng Bình có tổng lượng mưa hàng năm và số ngày mưa thuộc loại trung bình của cả nước, lượng bốc hơi không đồng đều trong năm và giữa các khu vực, dựa vào 2 đại lượng này thì cho thấy rằng Quảng Bình thuộc vào khí hậu khá ẩm (Bảng 2.3). Theo số liệu thì chỉ số khô hạn trung bình năm ở Quảng Bình K< 1, K = PET/R (trong đó, PET là lượng bốc hơi, R là lượng mưa). Chỉ số khô hạn từng tháng có sự phân hoá khá rõ trong năm và theo lãnh thổ.



Bảng 2.4. Chỉ số khô hạn trung bình tháng và năm (K = PET / R)

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Tuyên Hóa

0.96

1.24

1.48

1.50

0.83

1.00

0.998

0.55

0.19

0.11

0.24

0.55

0.47

Ba Đồn

1.15

1.49

2.03

2.21

1.33

1.53

2.28

0.82

0.26

0.14

0.23

0.55

0.59

Đồng Hới

1.10

1.23

1.92

1.92

1.20

1.81

2.23

0.82

0.24

0.14

0.20

0.45

0.54

(Nguồn số liệu: Trạm Dự báo KTTV Quảng Bình)

Khu vực đồi núi ở phía bắc, tây và tây nam của tỉnh có thời kỳ thiếu nước (chỉ số khô hạn > 1) kéo dài khoảng 2 đến 5 tháng, từ tháng I đến tháng IV và tháng VII. Trong khi đó ở vùng thấp ven biển phía đông của tỉnh có thời kỳ thiếu nước kéo dài tới 6, 7 có nơi tới 8 tháng với mức độ khô hạn trầm trọng hơn (có từ 1đến 3 tháng chỉ số khô hạn > 2, thậm chí có nơi chỉ số khô hạn > 3 như Quảng Phú và Roòn thuộc huyện Quảng Trạch). Ở khu vực này thời kỳ thiếu nước thường kéo dài liên tục từ tháng I đến tháng VII. Đặc biệt ở vùng thấp ven biển phía đông thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng V đến tháng VII) tuy có lượng mưa tháng không phải là thấp đạt trên dưới 100mm, nhưng do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên vẫn là thời kỳ khô hạn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp.



        1. Các hiện tượng thời tiết bất lợi:

Nằm ở ven biển miền Trung Trung Bộ, lại có bề ngang hẹp nên Quảng Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và các hiện tượng thời tiết như: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam tác động tương đối mạnh. Bên cạnh đó còn có các hiện tượng có quy mô nhỏ và tần suất xuất hiện thấp như: lốc, tố, dông, mưa đá, sương muối...Đây là những hiện tượng thời tiết bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân nơi đây. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu toàn cầu, những hiện tượng này có tần suất xuất hiện tăng lên và rất thất thường.

a. Bão và áp thấp nhiệt đới:

Bão và áp thấp nhiệt đới thường gây ra những hệ quả thời tiết nguy hiểm, gây bất lợi cho sản xuất và đời sống như: Mưa lớn gây lũ lụt, úng ngập; gió to làm đổ cây cối, sập nhà cửa; nước biển dâng cao, đôi khi xảy ra lốc, vòi rồng, tố, ảnh hưởng trên diện rộng thiệt hại lớn đến mùa màng. Ở Quảng Bình số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn ở Đông Bắc Bắc Bộ, tính trung bình mỗi năm ở Quảng bình có từ 1-2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển của tỉnh. Mùa bão ở Quảng Bình từ tháng VI đến tháng X, trong đó tần suất lớn nhất vào ba tháng: Tháng VIII (chiếm 41%), tháng IX (chiếm 17%) và tháng X (chiếm 26%).

b. Gió Tây nam khô nóng:

Quảng Bình nằm bên sườn đông của dãy Trường Sơn nên toàn tỉnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của hiệu ứng “phơn” đối với gió mùa Tây nam. Sau khi trút mưa ở sườn tây, gió mùa Tây nam vượt qua dãy Trường Sơn nhiệt độ tăng và độ ẩm giảm, tác động đến lãnh thổ Quảng Bình. Loại gió này đã gây nên kiểu thời tiết khô và nóng rất khắc nghiệt vào thời kỳ từ đầu đến giữa mùa hè (tức là từ giữa tháng II đến giữa tháng IX) ở Quảng Bình. Trung bình có từ 4-5 ngày/tháng, trong đó các tháng có số ngày nắng nóng nhiều nhất là tháng VI, VII và VIII, có khoảng từ 8 đến 12 ngày/tháng, ở miền núi vào tháng V, VI và VII. Trung bình hàng năm Quảng Bình có 40-50 ngày có nắng nóng, năm ít nhất từ 15-18 ngày, có năm số ngày nắng nóng lên tới 60-70 ngày. Trung bình mỗi đợt gió Tây khô nóng kéo dài từ 3-5 ngày, có đợt kéo dài từ 10-13 ngày. Càng lên cao số ngày khô nóng càng giảm, đến độ cao 300-400m số ngày khô nóng chỉ còn khoảng 10 ngày/năm. Vào những ngày khô nóng nhiệt độ tối cao tuyệt đối  35C, còn độ ẩm không khí tương đối tối thấp  65%. Trong những ngày này, do nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp con người và vật nuôi có cảm giác ngột ngạt, khó thở, mệt mỏi, cơ thể bị mất nước nhiều qua con đường toát mồ hôi; cây trồng dễ bị tàn úa, táp lá, cháy nắng nhất là vào thời kỳ cây còn non. Thời tiết khô nóng kéo dài trong nhiều ngày liên tục gây nên hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến mùa màng và đời sống con người.


  1. Gió mùa Đông Bắc :

Hàng năm Quảng Bình đều có chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông bắc. Sau khi đi một quãng đường từ phía Bắc xuống, vượt qua dãy Hoành Sơn thì tính chất lạnh và khô đã có phần giảm sút, vì thế tạo cho Quảng Bình và các tỉnh Trung Trung Bộ thời tiết ấm và ẩm hơn miền Bắc nước ta. Ở Quảng Bình gió mùa Đông bắc tác động từ tháng IX đến tháng VI, trong đó các tháng XI, XII, I, II, III có số đợt tác động của gió mùa nhiều nhất. Trung bình hàng năm có khoảng 17 đến 18 đợt gió mùa đông bắc tác động vào Quảng Bình, tương đương với khoảng 70% số đợt gió mùa ảnh hưởng vào nước ta hàng năm. Vào thời kỳ đầu khi gió mùa Đông bắc tràn về (tháng XI, XII, I) thường kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới khác gây mưa lớn. Nếu cường độ mạnh, nhiệt độ có thể giảm xuống còn 4-50C. Trong thời kỳ sau của gió mùa đông bắc (tháng II, III), các nhiễu động nhiệt đới đã lùi về phía nam, vì thế thường chỉ gây mưa phùn, sương mù, mưa rào nhẹ, đôi lúc có dông.

        1. Sự phân hóa khí hậu

Căn cứ vào các chỉ tiêu về khí hậu như: Bức xạ mặt trời, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm, lượng mưa trung bình năm, số ngày mưa, nhiệt độ trung bình, mức độ ảnh hưởng của biển, của gió mùa Đông bắc, của gió Tây nam khô nóng cho thấy rằng: Khí hậu Quảng bình có sự phân hóa từ biển vào trong lục địa, phân hóa từ bắc vào nam và có sự phân hóa theo độ cao địa hình.

Theo nghiên cứu của các nhà Khí hậu, lãnh thổ Quảng Bình chia làm 4 vùng khí hậu với 12 loại khí hậu [21, 39].

- Loại 1: Khí hậu nhiệt đới gió mùa (NĐGM) nóng, có mùa đông không lạnh. Mưa nhiều, mùa ít mưa trung bình và khô. Loại khí hậu này tồn tại ở những vùng thấp ven biển phía đông của tỉnh Quảng Bình kéo dài từ Ba Đồn đến Lệ Thủy.

- Loại 2: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa đông không lạnh. Mưa vừa, mùa ít mưa trung bình và khô. Loại khí hậu này có ở vùng thấp ven biển của huyện Quảng Trạch tại khu vực Roòn nằm khuất ở phía nam của dãy Hoành Sơn.

- Loại 3: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này có ở khu vực đồi núi thấp từ 50-400m, thuộc phần phía bắc của huyện Tuyên Hóa.

- Loại 4: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi khô. Loại khí hậu này lặp lại 2 lần ở các khu vực đồi núi thấp từ 50-400m gồm: Tân Lâm, Đồng Tâm thuộc huyện Tuyên Hoá và Kiến Giang huyện Lệ Thủy, Tám Lu huyện Quảng Ninh và một phần huyện Bố Trạch.

- Loại 5: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này có ở khu vực đồi núi thấp từ 50-400m, thuộc Thanh Lạng huyện Tuyên Hóa và Tân Sum huyện Minh Hóa.

- Loại 6: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi khô. Loại khí hậu này chiếm một phần lãnh thổ khá lớn có độ cao trong khoảng 50-400m ở các khu vực Minh Hóa thuộc huyện Minh Hóa; Tuyên Hoá, Mai Hóa, Cao Quảng thuộc huyện Tuyên Hóa; Quảng Tiến huyện Quảng Trạch; Hưng Trạch, Cự Nẫm thuộc huyện Bố Trạch và một phần của Thành phố Đồng Hới.

- Loại 7: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa nhiều, mùa ít mưa trung bình và khô. Loại khí hậu này có ở trong thung lũng sông Long Đại thuộc huyện Quảng Ninh và khu vực Cẩm Ly huyện Lệ Thủy, có độ cao từ 50-400m.

- Loại 8: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa vừa, mùa ít mưa trung bình và hơi khô. Loại khí hậu này có ở khu vực Troóc, Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, nằm khuất ở phía nam của dãy núi Toa có độ cao trong khoảng 50-400m.

- Loại 9: Khí hậu NĐGM ấm, có mùa lạnh trung bình. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này lặp lại 6 lần ở các khu vực có độ cao từ 400-800m gồm: Hai lần trên sườn nam dãy Hoành Sơn thuộc huyện Quảng Trạch; Núi Đen, Đồng Tâm trên ranh giới của huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa; Các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy; Khu vực biên giới với Lào ở các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và Núi Đa Mao, Đông Then thuộc huyện Bố Trạch.

- Loại 10: Khí hậu NĐGM ấm, có mùa lạnh trung bình. Mưa nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi khô. Loại khí hậu này có ở vùng đồi núi độ cao từ 400-800m, khu vực biên giới Việt-Lào thuộc huyện Minh Hóa, Bố Trạch.

- Loại 11: Khí hậu NĐGM mát, có mùa lạnh trung bình. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này lặp lại 6 lần ở vùng núi có độ cao 800-1200m gồm: Hai lần ở khu vực biên giới Việt-Lào thuộc huyện Minh Hóa; Núi U Bò huyện Bố Trạch; Khu vực biên giới Việt-Lào thuộc huyện Bố Trạch và hai lần ở khu vực biên giới Việt-Lào thuộc huyện Lệ Thủy.

- Loại 12: Khí hậu NĐGM lạnh, có mùa lạnh dài. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này lặp lại hai lần ở vùng núi có độ cao 1200-1800m gồm các khu vực: Biên giới với Lào thuộc huyện Minh Hóa và biên giới với Lào thuộc huyện Bố Trạch.



Khí hậu là yếu tố quyết định đến chế độ thủy văn, hải văn; tác động lớn đến sự thành tạo thổ nhưỡng và chính sự phân hóa của khí hậu đã quyết định đến sự phân bố và phát triển của sinh vật. Nằm trong hệ thống cảnh quan chung Nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên Việt Nam, Khí hậu là yếu tố mang tính chỉ thị đối với sự phân hóa các kiểu, loại của cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2.1.5. Nhân tố thuỷ văn



2.1.5.1. Sông ngòi

Quảng Bình có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình đạt 0,8-1,1 km/km2 và phân bố không đồng đều. Ở phía tây dày đặc hơn so với vùng ven biển. Do địa hình có sự tương phản, hẹp bề ngang nên sông ngòi ở đây ngắn, dốc, hàm lượng phù sa không lớn lắm. Sông ngòi có nguồn nước khá phong phú do mưa và nước ngầm cung cấp, có 5 hệ thống sông lớn là sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Kiến Giang.

- Sông Gianh: Bắt nguồn từ vùng núi phía bắc và tây bắc Quảng Bình, trên độ cao 1350m, diện tích lưu vực 4462km2, chiều dài sông chính 158km, mật độ lưới sông đạt 1,54. Sông chảy qua địa phận huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch theo hướng TB-ĐN và đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3.

- Sông Kiến Giang: Bắt nguồn từ vùng đồi núi phía phía nam và tây nam Quảng Bình ở độ cao 953m, diện tích lưu vực 2652km2, chiều dài sông chính 128km. Sông chảy qua địa phận huyện Lệ thủy, Quảng Ninh, theo hướng ĐN-TB và đổ ra biển Đông ở cửa Nhật Lệ. Sông gồm 2 nhánh chính là sông Long Đại và sông Kiến Giang. Sông có 11 phụ lưu cấp 1, 9 phụ lưu cấp 2 và 3 phụ lưu cấp 3.

- Sông Ròon: Bắt nguồn từ núi Thượng Thọ ở độ cao 100m, dài 30 km, diện tích lưu vực 275km2. Sông chảy trong địa phận Quảng Trạch theo hướng TB-ĐN và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Hà. Sông có 3 phụ lưu cấp 1 ngắn, nhỏ.

- Sông Lý Hòa: Có chiều dài 22 km, bắt nguồn ở vùng đồi núi tây Bố Trạch trên độ cao 400m, diện tích lưu vực 177km2. Sông chảy trong địa phận huyện Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Lý Hòa. Sông có 3 phụ lưu cấp 1 ngắn và nhỏ.

- Sông Dinh: Có chiều dài 37,5 km, bắt nguồn ở núi Ba Reng trên độ cao 200m, diện tích lưu vực 212km2. Sông chảy trong địa phận huyện Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Doanh. Sông không có phụ lưu.

Chế độ nước sông ngòi ở Quảng Bình hoàn toàn phù hợp với khí hậu miền Đông Trường Sơn. Sông có một mùa lũ tương ứng với mùa mưa và một mùa cạn tương ứng với mùa khô, ngoài ra còn có một lũ tiểu mãn vào tháng V do mưa của dải hội tụ nội chí tuyến. Mùa lũ lượng dòng chảy chiếm từ 70 đến 80% lượng nước cả năm, đỉnh lũ xuất hiện vào tháng IX tháng X, cá biệt có đỉnh lũ tiểu mãn vào tháng V. Mùa cạn lượng dòng chảy chiếm 20 đến 30% cả năm, kéo dài 8 đến 9 tháng, có khi lên tới 10 tháng trong năm, kiệt nhất là vào tháng VI, tháng VII. Do lượng mưa có sự phân hóa theo thời gian trong năm và phân bố không đồng đều trên các vùng lãnh thổ, vì vậy các lưu vực sông cũng có sự khác biệt về mùa lũ, mùa cạn và có sự khác biệt giữa chế độ thủy văn của lưu vực sông Gianh ở phía Bắc với lưu vực sông Kiến Giang (Nhật Lệ) ở phía Nam; có sự phân hóa giữa thủy văn đồi núi và đồng bằng. Mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.

Lãnh thổ Quảng Bình, có thể phân chia Quảng Bình thành 2 vùng thủy văn.

- Vùng thủy văn đồi núi Quảng Bình: Bao gồm toàn bộ vùng đồi núi phía Tây Quảng Bình gồm các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, phần phía tây huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới và Bố Trạch. Vùng có lượng mưa trung bình năm từ 2200-2600mm; lớp dòng chảy từ 1500-2500mm; hệ số dòng chảy đạt 0.69 đến 0.76.

- Vùng thủy văn đồng bằng Quảng Bình: Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng ven biển phía đông Quảng Bình thuộc phía đông các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch. Vùng có lượng mưa trung bình năm từ 2000-2300 mm; lớp dòng chảy từ 1600-1800mm; hệ số dòng chảy từ 0.65 đến 0.69. Tại hạ lưu của các sông đều có chịu ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn. Chế độ triều là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều.

Các sông ở Quảng Bình đều có giá trị về thủy điện, giao thông và bồi đắp phù sa, tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Dòng chảy cũng là một yếu tố tác động lớn đến sự thành tạo các dạng địa hình do xâm thực, xói mòn, bồi tụ và các dạng địa hình cồn cát ven biển của Quảng Bình.



2.1.5.2. Hồ, đầm

Hồ chứa nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy trên các con sông, suối, nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu. Hệ thống hồ chứa nước ở Quảng Bình bao gồm các hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, địa hình đồi núi ở Quảng Bình cho phép xây dựng nhiều hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quảng Bình có 133 hồ chứa lớn nhỏ phân bố tương đối đều trong tỉnh với dung tích trữ trên 424 triệu m3 nước, 65 đập, 164 trạm bơm, một đập ngăn mặn hàng năm đã phục vụ tưới cho 43.000ha là đập Mỹ Trung. Đặc biệt hồ tự nhiên Bàu Tró có diện tích ứng với mặt nước cực đại là 43,6 ha, dung tích cực đại 2 triệu m3 và Hồ Phú Vinh có diện tích ứng với mặt nước cực đại là 3.800 ha, dung tích cực đại 22 triệu m3. Hai hồ này hiện đang là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố Đồng Hới.

Cùng với hệ thống hồ chứa nước, ven biển Quảng bình còn có hệ thống các đầm phá nước lợ ở cửa Gianh, cửa Nhật Lệ, Lý Hòa...chủ yếu sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản.

2.1.5.3. Hải văn

Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04 km, có 5 con sông đổ ra biển Đông, phần lớn các đồng bằng của tỉnh đều nằm dọc ven biển. Chế độ hải văn ven bờ đã có những tác động đối với thủy văn của các con sông ở vùng hạ lưu, làm cho chế độ thủy văn các sông bị ảnh hưởng của thủy triều, đặc biệt là về mùa cạn.

Từ bắc vào nam có thể thấy rằng vùng cửa sông Gianh và cửa sông Ròon chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều với biên độ nhỏ và bán nhật triều; cửa sông Nhật Lệ chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều (một ngày đêm có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng). Các cửa sông khác chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều và chế độ triều hỗn hợp, thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống. Do chịu ảnh hưởng của cả chế độ nhật triều và bán nhật triều nên thời gian triều lên xuống ở các cửa sông cũng thay đổi phức tạp [21].

Về mùa cạn, ảnh hưởng của triều vào các sông mạnh hơn. Các sông ở Quảng Bình nhìn chung ngắn, dốc vì thế làm giảm ảnh hưởng của triều, ranh giới ảnh hưởng triều trên các con sông trung bình từ 50-60 km tính từ cửa sông. Ở sông Gianh, do lòng sông rộng, hạ lưu có độ dốc không lớn nên triều ảnh hưởng tới khoảng 60km. Ở sông Kiến Giang triều xâm nhập đến chân đập Mỹ trung. Ở vùng hạ lưu các con sông do ảnh hưởng của triều nên xâm nhập mặn xảy ra ở các vùng đất thấp gây ảnh hưởng xấu đối với sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi môi trường sống của sinh vật vì thế cần có sự nghiên cứu để chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng ở những vùng đất này cho phù hợp.

2.1.6. Nhân tố thổ nhưỡng

Dưới tác động tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và tác động của con người, trên những nền nham thạch khác nhau đã hình thành nên các loại đất khác nhau. Các yếu tố tự nhiên lãnh thổ Quảng Bình cũng có sự phân hóa phức tạp, tạo nên các quá trình hình thành đất đa dạng.



Đất Quảng Bình thuộc 2 hệ chính là hệ Feralit và hệ phù sa, có thể phân chia thành các nhóm đất chính là: Nhóm đất cát; nhóm đất mặn, phèn; nhóm đất glây; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ và đất bị biến đổi [41, 80].

2.1.6.1. Nhóm đất cát: Chiếm 37.080 ha gần 4,6% diện tích tự nhiên (DTTN) của tỉnh, được thành tạo do các quá trình địa mạo sông, bờ biển từ sản phẩm thô (granit) của dải Trường Sơn Bắc. Phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Trạch, Bố trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh và Lệ Thủy tạo thành dải các cồn cát, đụn cát ven biển Quảng Bình. Thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, giữ nước kém, đất xấu, kém dinh dưỡng. Hiện tượng cát bay, cát chảy phổ biến. Chỉ thích hợp cho mục đích lâm nghiệp để trồng rừng phòng hộ, một số ít sử dụng trồng hoa màu, trồng lúa. Gồm cồn cát trắng vàng Cc  nghèo mùn, đạm, hạt cát thô 95%; đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua (C), độ pH từ 5,0-5,5 đất pha cát từ 70-75%.

2.1.6.2. Nhóm đất mặn: Chiếm khoảng 8.000 ha gần 1,0% DTTN của tỉnh. Hình thành từ sản phẩm phù sa sông, biển, chịu ảnh hưởng của nước biển do bão, thủy triều. Phân bố ở các huyện ven biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy, chủ yếu ở các cửa sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Đất mặn có thể bị mặn nhiều, mặn ít hoặc trung bình, có thể bị glây nông hoặc sâu. Tùy vào tính chất để có sự cải tạo hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Đối với loại đất này có thể sử dụng vào việc sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, một số nơi đất cao, mặn trung bình và ít glây có thể khá thích hợp với việc trồng lúa, tuy nhiên cần bón nhiều phân hữu cơ.

2.1.6.3. Nhóm đất phèn: Chiếm 4.831 ha gần 0,6% DTTN của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa có vật liệu sinh phèn, phát triển trong môi trường ngập mặn, khó thoát nước. Gồm có đất phèn hoạt động nông, đất phèn hoạt động sâu. Loại đất này bất lợi cho sản xuất và môi trường, trồng lúa cho năng suất thấp vì thế cần phải cải tạo kết hợp với chọn giống, tăng cường thâm canh và bảo vệ thực vật.

2.1.6.4. Nhóm đất glây: Chiếm 2.419,5 ha, khoảng 0,3% DTTN của tỉnh. Phân bố ở những vùng địa hình thấp, thường xuyên bão hòa nước, có mặt ở một số nơi thuộc Quảng Trạch, Lệ Thủy và Bố Trạch. Đất có đặc tính chua, chặt, bí, có độ phì tự nhiên khá, ảnh hưởng xấu tới cây trồng. Khi sản xuất cần bón phân sinh lý kiềm, vôi để cải tạo, chú ý đến tiêu nước và bón lân để cải thiện dinh dưỡng. Nhóm đất này có thể cải tạo để trồng lúa 2 vụ. Có thể phân thành 2 đơn vị đất là đất glây chua điển hình và đất glây chua có tầng hữu cơ sâu.

2.1.6.5. Nhóm đất phù sa: Chiếm 34.791ha khoảng 4,3% DTTN của tỉnh. Phân bố ven các con sông, suối và tập trung nhiều nhất ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy ven sông Gianh, sông Kiến Giang. Các loại đất của nhóm đất này được tạo thành từ sản phẩm lắng đọng phù sa, bồi tụ của các sông suối trong tỉnh, do được bồi đắp hàng năm nên hàm lượng chất hữu cơ khác nhau và tính phân lớp khó xác định. Căn cứ vào độ bão hòa bazơ có thể phân chia thành các loại: đất phù sa trung tính ít chua, phù sa chua, phù sa glây và phù sa có tầng đốm rỉ. Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào thành phần bồi đắp phù sa của các sông suối, vị trí địa lý và quá trình sử dụng, ở vùng địa hình thấp đất thường là đất phù sa gley có hàm lượng mùn và đạm cao hơn.

Đây là nhóm đất chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của Quảng Bình. Nhóm đất này được trồng các loại cây lương thực và thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Trong quá trình sử dụng, đất cần phải được đầu tư thâm canh cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất.



2.1.6.6. Nhóm đất xám feralit: Chiếm 517.000 ha, khoảng 64,1% DTTN của tỉnh và chiếm phần lớn diện tích đất đồi núi. Đất xám được hình thành và phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như: Phiến sét, biến chất, đá granit,…Phạm vi phân bố rộng, hầu như khắp các huyện trong tỉnh, ở khu vực địa hình có độ dốc trên 200. Đặc điểm của đất phụ thuộc vào vị trí, đá gốc hình thành đất, …Nhìn chung đất xám ở đây có tầng dày, đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì nhiêu trung bình. Gồm nhiều loại đất xám là: đất xám đá lẫn, đất xám cơ giới nhẹ, đất xám bạc màu, đất xám feralit, đất xám kết von, đất xám loang lổ, đất xám mùn trên núi. Nhóm đất xám được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và nông lâm kết hợp.

Theo tài liệu báo cáo của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình, thì căn cứ vào tiêu chuẩn của PAO-UNESCO có thể phân chia nhóm đất xám thành 7 đơn vị đất và 21 đơn vị đất phụ.



2.1.6.7. Nhóm đất nâu đỏ: Chiếm 322.600 ha, khoảng 0,4% DTTN của tỉnh, phân bố ở vùng đồi các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa. Đất đỏ chủ yếu phát triển trên đá mác ma bazơ trung tính và đá vôi. Có đặc điểm chung là đất có phản ứng chua, có sự tích lũy sắt, nhôm tương đối cao, các chất hòa tan dễ bị rửa trôi, kết cấu bền vững, tầng feralít dày…Gồm đất nâu đỏ và đất nâu vàng điển hình. Đây là nhóm đất tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở Quảng Bình, có giá trị kinh tế cao, có thể trồng các loại cây cao su, cà phê, cây ăn quả…hình thành nên thảm thực vật trồng ở vùng đồi Quảng Bình.

2.1.6.8. Nhóm đất bị biến đổi: Dưới tác động của con người làm cho hình thái đất tự nhiên ban đầu bị biến đổi. Gồm các loại: Đất mới bị biến đổi chua, đất biến đổi có tầng loang lỗ và đất tầng mỏng.

- Đất có tầng mỏng tập trung nhiều nhất ở những vùng gò đồi Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch; hình thành trong điều kiện khai thác thảm thực vật trên địa hình đất dốc, đất bị xói mòn, không có biện pháp bảo vệ. Loại đất này chiếm tới 242.74 ha, hơn 3% DTTN của tỉnh. Đây là loại đất xấu nhất, cần được cải tạo và sử dụng hợp lý, phủ xanh bằng thảm thực vật để giữ ẩm, giữ mùn, bảo vệ đất và phục hồi độ phì cho đất.

- Đất mới bị biến đổi thường chua, có tầng mới biến đổi rõ, độ phì nhiêu trung bình. Phân bố ở những nơi trồng lúa của các huyện. Chú ý cần bón vôi , lân , kali cho đất.

- Đất có tầng loang lỗ ở những thềm cao, không bị mặn, phèn, thường chua, trồng lúa 1 vụ nhờ nước mưa là chính. Phân bố rải rác ở Lệ Thủy, Minh hóa, Tuyên Hóa.

Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đá mẹ và lớp vỏ phong hóa, các nhóm đất trên được phân bố ở 3 vùng thổ nhưỡng chính của Quảng Bình là: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng ven biển và vùng cát ven biển với 7 tiểu vùng.

- Vùng đồi núi: Chiếm 85% DTTN của tỉnh Quảng Bình, có độ cao từ 30m trở lên. Được chia làm 3 tiểu vùng.



Tiểu vùng núi cao: Gồm các loại đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá gnanit, đá cát, phiến sét ở độ cao từ 900m trở lên. Đất tốt, rất giàu mùn, thích hợp với các loại cây dược liệu và các loại cây rừng. Phân bố dọc theo biên giới Việt – Lào từ Hoành Sơn đến Lệ Thủy, địa hình ở đây hiểm trở, đi lại khó khăn. Ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên đầu nguồn nên cần phải được khoanh nuôi để bảo vệ.

Tiểu vùng núi thấp: Gồm các loại loại đất đỏ vàng phát triển trên các loại đá phiến sét, đá cát, đá granit và đá vôi ở độ cao từ 300 – 900m. Đất nghèo dinh dưỡng ở những nơi đất trống đồi trọc và khá tốt ở những nơi có thực vật che phủ. Ở đây ngoài việc cần bảo vệ rừng đầu nguồn có thể kết hợp trồng rừng, nuôi tôm cá, chăn thả và trồng trọt theo mô hình VACR.

Tiểu vùng gò đồi trung du: Đất phát triển chủ yếu trên các loại đá cát, đá phiến sa, đá biến chất, đá gnanit ở độ cao từ 30 – 300m. Tiểu vùng này tiếp giáp với vùng đồng bằng ven biển, phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh, nhiều nhất là Lệ Thủy và Bố Trạch. Một số nơi có tầng đất dày được khai thác để trồng cao su, hồ tiêu như: Nông trường Lệ Ninh (Lệ Thủy), gò đồi huyện Bố trạch, Nông trường Việt Trung (Bố Trạch); Một số nơi trồng tràm hoa vàng, thông, bạch đàn; Một số nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, dứa, cây ăn quả …; Trồng rừng ở những nơi có xói mòn mạnh, tầng đất mỏng chủ yếu là sim mua và cây bụi.

- Vùng đồng bằng ven biển: Chiếm 10,4% DTTN của tỉnh. Vùng đồng bằng Quảng Bình phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu các con sông lớn thuộc các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch; có độ cao trung bình từ 10m trở xuống, có nơi thấp hơn mực biển. Chia làm 2 tiểu vùng.



Tiểu vùng đồng bằng phù sa: Chiếm tới hơn 89% diện tích của đồng bằng ven biển Quảng Bình. Gồm các loại đất phù sa và đất glây, địa hình bằng phẳng, đất đai tốt và được phù sa các sông bồi đắp, thuận lợi cho việc thâm canh tăng năng suất cây trồng. Đây là vùng trồng lúa và sản xuất hoa màu chính của tỉnh.

Tiểu vùng đất nhiễm mặn, phèn: Chiếm gần 11% diện tích đồng bằng. Phân bố ở các cửa sông giáp biển, vì thế đất mặn do ngập triều, một phần khác do ảnh hưởng của vật liệu sinh phèn và bị yếm khí. Tiểu vùng này cần quy hoạch để nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ; sản xuất muối; trồng rừng ngập mặn để bảo vệ nguồn lượi thủy sản ở những vùng đất mặn. Những nơi mặn ít và phèn trung bình cần thau chua, rửa mặn, ém mặn, ém phèn để có thể trồng lúa.

- Vùng cát ven biển: Chiếm khoảng 4,6% DTTN của tỉnh. Phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh cho đến Lệ Thủy. Được chia thành 2 tiểu vùng.



Tiểu vùng cồn cát ven biển: Gồm các cồn cát có độ cao từ 5-50m nằm sát bờ biển, có địa hình lượn sóng, có sườn thoải ở phía biển, sườn dốc phía nội đồng do ảnh hưởng của gió. Ở đây một phần đã được trồng phi lao, bạch đàn và các loại cây giữ cát. Tiểu vùng này có giá trị trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát chảy, sạt lở và xói lở bờ biển.

Tiểu vùng đất cát biển: Là vùng cát nội đồng phía tây của dải các cồn cát. Địa hình bằng phẳng, tiếp giáp với đồng bằng phù sa. Đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ, 70-80% là cát và nghèo dinh dưỡng. Những vùng đất cát ổn định có thể cải tạo để sử dụng vào mục đích trồng cây lương thực, những nơi cao thoát nước sử dụng để trồng hoa màu, cây ăn quả, các loại rau đậu, cây gia vị như tỏi, hành, ớt.

2.1.7. Nhân tố sinh vật



2.1.7.1.Thảm thực vật

Quảng Bình nằm thuộc Bắc Trường sơn là khu vực có lượng mưa lớn, thảm thực vật phát triển tốt, có năng suất cao. Ở đây có sự giao thoa của các luồng sinh vật từ phía bắc xuống, từ phía nam lên và từ phía tây sang vì thế thành phần loài phong phú, có nhiều loài đặc hữu. Đại diện cho các loài phương nam là các loài họ Dầu (Táu, Huỷnh). Luồng di cư Ấn Độ - Mianma chiếm số lượng lớn thành phần loài ở đây, điển hình là cây Săng lẻ. Thành phần phổ biến của các loài di cư từ phương bắc là Dẻ rụng lá, họ Chè, Thích, Mộc Lan trong đai rừng á nhiệt đới trên núi [11,12,72,73].



  1. Thảm thực vật tự nhiên

Qua các kết quả điều tra cho thấy thảm thực vật tự nhiên quảng Bình rất đa dạng, phong phú về kiểu loại. Có khoảng 2.455 loài thực vật tự nhiên bậc cao, ngoài ra còn có một số lượng lớn khoảng 159 các loài cây trồng. Đặc biệt ở những vùng núi cao, hiểm trở như dãy Giăng Màn, khối núi đá vôi Kẻ bàng hiện vẫn chưa có thống kê đầy đủ. Về cơ bản hệ thực vật Quảng Bình tương tự như các khu vực khác của miền Bắc như Cúc Phương, Lâm Sơn.

Chiếm một số lượng loài lớn trong hệ thực vật Quảng Bình là các họ đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Ở những vùng cao hơn có mặt các họ ôn đới, các cây lá kim thuộc ngành Hạt trần phân bố tập trung ở vùng núi cao chứng tỏ rằng Quảng Bình là một khu vực có sự giao thoa của thực vật giữa vùng nhiệt đới và vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới và ôn đới. Trong hơn 80 họ và 400 loài cây lấy gỗ có nhiều loài gỗ quý như: Lim xanh, Sến, Táu, Đinh Hương, Gụ, Pơmu, Mun, Huê…

Bộ phận rừng ở đồi núi phía Tây gồm rừng tự nhiên nguyên sinh và thứ sinh với kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, nửa rụng lá hoặc ở vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch) là một trong những khu rừng nguyên sinh quý hiếm ở Việt Nam, là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và tham quan du lịch. Ở đây có khoảng 300 loài thực vật và nhiều loài động vật quý hiếm. Rừng có địa hình núi cao, bề mặt núi đá hiểm trở đi lại rất khó khăn, khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển. Hiện nay dưới tác động khai phá của con người các loại rừng nguyên sinh đã bị tàn phá, thay thế vào đó là các kiểu rừng thứ sinh như: tre, nứa, trảng cỏ thứ sinh, cây bụi thứ sinh, thực vật trồng (như lúa, hoa màu, rừng trồng, cây công nghiệp, cây ăn quả...). Nhiều vùng rừng ở phía Tây giáp biên giới Việt -Lào có trữ lượng cao đã bị khai thác kiệt, nhiều nơi đã biến thành đất trống đồi trọc.

Sự phân hoá về địa hình cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phong phú, đa dạng của thảm thực vật, hệ thực vật. Trong từng đai độ cao, tuỳ điều kiện cụ thể, nhưng chủ yếu là chịu ảnh hưởng trực tiếp sự tác động hay không tác động của con người mà có hoặc không có kiểu rừng nguyên sinh hoặc rừng nguyên sinh còn ít bị tác động. Căn cứ vào sự phân hoá theo độ cao mà thực chất là tác động của chế độ nhiệt, ẩm, có thể chia các kiểu thảm thực vật của vùng đồi núi theo các đai độ cao như sau:

- Thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm: Là rừng điển hình ở độ cao dưới 800m. Cấu trúc rừng nhiều tầng tán, nhiều dây leo và cây phụ sinh, tầng cỏ và tầng cây bụi rất phát triển, thành phần chiếm ưu thế là cây lá rộng thường xanh. Hiện nay các khu rừng tốt với cấu trúc như trên chỉ còn ở một số nơi hẻo lánh. Dọc các tuyến quan sát theo đường mòn Hồ Chí Minh, đường 16, đường 20 chỉ thấy các kiểu rừng có cấu trúc kém hơn với 3 hay 2 tầng cây gỗ. Trên đá vôi, rừng bảo tồn khá tốt ở Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch ở độ cao 800-900m. Trong các thung lũng hẹp có rừng cao 20-30m. Rừng trên núi đá vôi không bền vững, nền đất mỏng, thường khô do thoát nước qua các khe nứt, cây phát triển chậm. Khi rừng bị chặt phá, lớp đất mặt bị phá huỷ nhanh chóng, vì vậy các cây gỗ tái sinh vô cùng khó khăn.

+ Rừng tre, nứa thứ sinh: Rừng tre, nứa chỉ phân bố rải rác ven sông, suối trên các bề mặt tương đối bằng phẳng, ngập một thời gian khi mưa lớn hay nước sông dâng lên.

+ Trảng cây bụi thứ sinh: Được hình thành trên các đất canh tác bỏ hoang. Đầu tiên các cây cỏ tái sinh, sau đó các cây bụi tái sinh. Một số trảng cây bụi được hình thành từ các rừng bị khai thác kiệt các cây gỗ. Trảng cây bụi phân bố rộng rãi trên lãnh thổ nghiên cứu. Chúng tập trung ở vùng đồi núi, bao quanh các khu rừng. Đây là khu vực mà kiểu canh tác nương rẫy thường được tiến hành theo chu kỳ.

Trên đá vôi, sau khi rừng bị phá huỷ, các cây bụi, gỗ nhỏ và cỏ tạo thành trảng cây bụi hỗn tạp cao 2-5 m. Các cây mọc từ các hốc đá có đất đọng lại. Trảng cây bụi có độ che phủ thưa.

Trên các đụn cát trảng cây bụi chỉ còn phân bố lác đác thành các mảng nhỏ trên một nền trảng cỏ chịu hạn, thấp, thưa. Cây Phi lao đã được gây trồng phổ biến, thành công trên các đụn cát để hạn chế các quá trình cát di động sau khi mất thảm thực vật. Ven chân các đụn cát nơi nước ngầm trong các đụn rỉ ra tương đối thường xuyên, nơi có làng, xóm hệ thống cây trồng khá ổn định. Trảng cây bụi phân bố rải rác trên các đụn cát ở Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch và Quảng Trạch. Trảng cây bụi cũng hình thành trên các đất bỏ hoang sau khi khai phá rừng trên cát để canh tác. Trong các khu nghĩa địa hay các đền miếu thảm thực vật được bảo tồn khá tốt còn sót lại các cây gỗ cao 8-10m, đường kính 10-20cm.

+ Trảng cỏ thứ sinh: Được hình thành trên các đất canh tác đã bỏ hoang, trên đất trống sau khi rừng hay trảng cây bụi bị khai thác trắng lấy củi. Các cây cỏ đều có hình thái thích ứng với khô hạn như kích thước bé, lá nhỏ. Trảng cỏ phân bố rải rác trong toàn khu vực, nhiều nơi chúng tạo thành các mảng rộng lớn. Các trảng cỏ cao trên đất dày, ẩm thường phân bố lân cận rừng và trảng cây bụi; các trảng cỏ thấp trên đất mỏng, chặt thường phân bố lân cận các khu dân cư. Trên các đụn cát phân bố rộng , quy mô phân bố thường là các mảng nhỏ lân cận các trảng cây bụi, bị phân cách bởi rừng trồng. Do đất cát nghèo, khô, hàng năm lại bị lửa cháy nên trảng cỏ tồn tại rất bền vững.

+ Trảng cây bụi, trảng cỏ chịu ngập thứ sinh: Rừng đầm lầy nước ngọt trước đây rất phổ biến ở vùng trung du và đồng bằng trên các nền đất phù sa hiện đại. Lượng mưa lớn và tập trung đã tạo ra diện tích lớn đầm lầy ở khu vực trung lưu của sông Kiến Giang. Ngày nay, rừng đầm lầy chỉ còn các đám nhỏ, rải rác trong khu vực. Thay thế vào đấy là lúa nước và nơi để hoang có trảng cây bụi, cỏ chịu ngập thứ sinh. Một số địa hình trũng trong vùng cát cũng bị ngập nước định kỳ, với thời gian ngập ngắn. Ven các đầm, phá, vũng, lạch, cửa sông nước lợ, trên các diện tích rừng ngập mặn đã bị khai thác nay bỏ hoang có trảng cỏ chịu ngập nước lợ thứ sinh cao chừng 0,5-1m.

+ Các quần xã thuỷ sinh nước ngọt, nước lợ hay mặn: Trong các đầm, ao, hồ, bàu nước ngọt, thuỷ vực nước lợ có các quần xã thuỷ sinh với các cây sống chìm.

+ Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn chỉ còn các mảng nhỏ hay các bụi cây rải rác dọc theo sông Gianh, Kiến Giang và ở vùng cửa sông, lạch nước ngọt ven biển. Do bị khai thác gỗ, củi, khai phá lấy diện tích nuôi tôm, cá, diện tích rừng ngập mặn chỉ còn rất ít. Cấu trúc rừng đơn giản: Chủ yếu là các cây Aegiceras corniculatum (Sú) cao 3-4 m mọc dày đặc.

+ Quần xã thực vật trên bãi biển cát: Thường phân bố ở các cung lõm của bờ biển, các bãi biển cát rộng vài chục mét, thường chịu tác động của sóng và thuỷ triều. Trên bãi triều hầu như không có thực vật. Các cây Ipomoea pes-caprae (Rau muống biển) mọc ở mép triều và bò trên bãi biển. Sát với đụn cát có các cây Spinifex littorius (cỏ Chông), Pandanus tectorius (Dứa trổ)...

- Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi: Phân bố trên các núi có độ cao trên 800 m ở phía Tây. Tầng ưu thế sinh thái có bộ lá rộng thường xanh. Trong thành phần loài của rừng cũng có mặt đáng kể của các cây rụng lá vào mùa đông như: các cây thuộc chi Acer (Thích), Celtis (Sếu), Styrax (Bồ đề) và các cây lá vảy, lá kim trong Ngành Hạt trần. Càng lên cao các cây này càng chiếm một vị trí đáng kể trong rừng. Các cây ra hoa tập trung vào tháng IV-VI. Các loài có bao chồi khá phổ biến, thường là các cây trong họ Ericaeae (họ Đỗ quyên), Theaceae (họ Chè) phân bố tập trung ở các đỉnh núi cao.

Các cây gỗ thuộc tầng nhô ít phổ biến hơn so với rừng ở vùng thấp. Tầng tán rừng đều đặn hơn. Các cây gỗ ở tầng tán rừng cao 15m, nơi rừng tốt, tầng cây gỗ che phủ kín thì tầng cây bụi và gỗ nhỏ ở dưới thưa; nơi rừng bị khai thác, tán rừng không đều đặn có hình thái nhấp nhô, tầng cây bụi và gỗ nhỏ khá dày đặc cùng với sự phát triển dày đặc của dây leo. Tầng cây bụi và gỗ nhỏ cao 2-8 m. Dưới cùng là tầng cỏ, tương đối dày dặc với các loài cỏ ưa bóng. Dây leo ít, cây ký sinh ít, cây phụ sinh thì nhiều.

Các cây gỗ ưu thế ở tầng tán rừng thuộc các họ Fagaceae (họ Dẻ), Lauraceae (họ Long não), Juglandaceae (họ Óc chó)...Các cây Hạt trần cũng rất phổ biến nhưng đã bị khai thác khá nhiều, hiện tại chỉ là các cây gỗ nhỏ cao 5-10m. Trên độ cao 1000m, các cây trong họ Theaceae (họ Chè), Rosaceae (họ Hoa hồng) phổ biến.

- Kiểu thảm trên các đỉnh núi có độ cao trên 1600m, 1700m, đất giàu mùn nhưng bị xói mòn, rửa trôi nên đất có tầng mỏng, nghèo. Trên đai cao này thường xuyên có mây mù và gió mạnh nên thảm thực vật có những nét đặc trưng riêng. Các cây gỗ ở đây chỉ cao 5-6m, ở dạng cây gỗ lùn hay cây bụi tạo thành một quần xã với độ che phủ kín. Các cây đều có bao chồi tránh lạnh cho cơ quan sinh dưỡng. Thân cây có nhiều rêu phủ. Các cây chủ yếu thuộc hai họ Ericaceae (họ Đỗ quyên) và họ Theaceae (họ Chè).

b. Thảm thực vật trồng:

- Rừng trồng: Theo số liệu điều tra diện tích rừng Quảng Bình hàng năm tăng lên. Đầu năm 2010, diện tích rừng toàn tỉnh là 550.947 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm chừng 86%, còn rừng trồng chiếm 14%. Độ che phủ chung là 67% thuộc vào loại cao ở Việt Nam [78].

Trên các cồn cát, đụn cát có rừng trồng Phi lao. Cấu trúc của rừng thay đổi theo tuổi trồng. Khu rừng tốt cây cao 10-15m, che phủ kín. Cây Phi lao chịu được đất cát khô, nghèo, rễ cây có nốt sần chứa các vi khuẩn cố định đạm nên rừng Phi lao có giá trị lớn về cải tạo môi trường vùng cát, hạn chế cát bay, cát chảy.

Trên phù sa cổ có rừng trồng Keo lá tràm, Bạch đàn. Các cây sinh trưởng tốt. Khu rừng tốt các cây cao 10-15m, che phủ kín.

Trên các đất khác ở vùng đồi núi phổ biến rừng Thông 2 lá, Tràm hoa vàng và Bạch đàn. Các rừng trồng ở khu vực này hầu như có nền đất không được tốt. Đất thường mỏng và sỏi sạn. Cây Bạch đàn sinh trưởng không tốt. Cây Thông 2 lá và rừng Tràm sinh trưởng tốt hơn và tạo thành rừng cao 8-10m, che phủ kín, thân cây có đường kính trên 10-20cm.

Hiện nay, một số lâm trường đang gây trồng các cây trước đây mọc phổ biến ở rừng như Sao, Huỷnh, Muồng đen (Tây Bố Trạch), Dầu, Chò chỉ, Kiền kiền, Vạng trứng, Cây Luồng mới được thử nghiệm trồng chưa rõ kết quả. Nhiều cây trong số chúng có khả năng mọc nhanh và đưa vào trồng đại trà.

- Lúa nước: Lúa nước phân bố tập trung ở đồng bằng Lệ Thuỷ, Bố Trạch, Quảng Trạch và rải rác dọc theo các thung lũng sông, suối ở các huyện trung du và vùng núi. Ở khu cao thoát lũ tốt lúa đựợc trồng 2 vụ, vùng thấp thoát lũ kém thường trồng 1 vụ.

- Hoa màu: Hoa màu được trồng ở các khu vực có địa thế cao ở đồng bằng và phổ biến trên đồi ở vùng trung du, trên các sườn núi thoải ở vùng núi. Các diện tích canh tác ở vùng trung du và miền núi thường thay đổi. Sau một vài năm bỏ hoang và có trảng cỏ thứ sinh tái sinh. Các cây trồng thường là các loại Đậu, Ngô, Khoai, Sắn, Rong riềng và các loại rau.

Nương rẫy phân bố rải rác ở vùng núi. Hình thức canh tác vẫn là đốn rừng, chờ khô và đốt lấy đất canh tác. Các cây trồng có Lúa nương và các cây lương thực như Ngô, Khoai, Sắn.

- Cây công nghiệp: Loại cây công nghiệp dài ngày ở Quảng Bình chủ yếu là cao su, đến năm 2010 toàn tỉnh có 11.618 ha cao su, trong đó có 5.068 ha cao su kinh doanh [78]. Cây Cao su được trồng ở Lệ Thuỷ. Cây sinh trưởng tốt nhưng vẫn kém so với Cao su trồng trên bazan. Cây Hồ tiêu trồng khá nhiều nhưng ở quy mô gia đình. Dừa được trồng rải rác trong các khu dân cư ở vùng cát. Các cây công nghiệp ngắn ngày như Vừng, Lạc thường trồng lẫn vào diện tích màu và cây thực phẩm. Ngoài cao su ra chỉ có một số loại cây dài ngày được trồng như: chè, cà phê, cây ăn quả nhưng trồng với quy mô nhỏ trong các vườn hộ gia đình.

- Các cây trồng ở khu dân cư: Trong các khu dân cư thường có các cây trồng lấy gỗ hay bóng mát. Vùng nông thôn, ngoài các cây trên còn có các cây cho vật liệu xây dựng (Tre), các cây ăn quả , cây hoa màu xen lẫn trong khu dân cư.

Sự phân hóa của thảm thực vật là kết quả tổng hòa của các yếu tố hình thành nên CQ của lãnh thổ như: Địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng; Thảm thực vật cũng là một trong những yếu tố hình thành nên tính đa dạng của CQ, đồng thời là bộ mặt phản ánh đa dạng CQ lãnh thổ.



2.1.7.2. Động vật:

Hệ sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng có đủ điều kiện để đại diện cho tất cả các hệ sinh thái Quảng Bình và núi đá của Việt Nam. Với quy mô và diện tích rừng nguyên sinh khá lớn (chiếm gần 90%), nhiều loài thú lớn là các đối tượng bảo vệ cấp thiết như: Hổ, Bò tót, Gấu và nhiều loại mới mang tính toàn cầu như Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn... đều có mặt ở Phong Nha-Kẻ Bàng. Sự đa dạng đó thể hiện ở khu hệ động vật gồm:

a. Các loài thú: Phân bố không đồng đều trong toàn khu vực. Trên các dãy núi đá chủ yếu phân bố các loài trong bộ Linh trưởng, Sơn dương và các loài cầy trong bộ thú ăn thịt. Còn ở các khu vực núi đất như U Bò, Rào Thương, Cổ Khu các loài thú trong bộ thú móng guốc ngón chẵn và bộ thú ăn thịt chiếm ưu thế như Nai, Hổ, Gấu và các loài Cầy. Khu Hang Én là nơi tập trung các loài Khỉ hầu. Kết quả điều tra đã thống kê được 67 loài thú trong 15 họ và 11 bộ, trong đó có 26 loài được mô tả trong Sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt là phát hiện mẫu vật và dấu vết của hai loài thú mới mang ý nghĩa toàn cầu là Sao La và Mang Lớn, loài Sao La có tại xã Hoá Sơn. Số lượng các loài thuộc họ trong bộ Linh trưởng là chiếm ưu thế hơn cả, khoảng 25% số loài trong bộ Linh trưởng có ở nước ta [12, 72, 73].

- Khu hệ bò sát, ếch nhái: Trong 68 loài bò sát, ếch nhái phát hiện có khoảng 15% loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (48 loài bò sát, 20 loài ếch nhái).

- Khu hệ cá: Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng núi đá vôi rộng lớn, có nhiều sông suối, địa hình hiểm trở lại bị chia cắt mạnh nên khu hệ cá cũng rất phong phú. Ở đây có mặt nhiều loài cá thuộc vùng cao như: cá Chờng Rờng, cá Mại Khe, vừa có mặt nhiều loại cá đồng bằng như: cá Rô, cá Quả, vừa có cá nguồn gốc biển như: cá Hanh, cá Gai. Điều đó phản ánh rõ lịch sử hình thành vùng đất Quảng Bình từ dãy Trường Sơn với sự bồi tụ của phù sa biển lấp và được ngọt hoá dần.

- Khu hệ chim: Khu hệ chim được xếp vào hạng phong phú và có sự đa dạng cao về sinh học: 15 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam, 6 loài được quy định tại Nghị định 18/NĐ-HĐBT trong đó có 16 loài thuộc nhóm Trĩ của họ Trĩ, số lượng của chúng ngày càng bị giảm sút nhanh chóng và bắt đầu bị đe doạ nghiêm trọng. Đặc biệt là loại Gà Lôi lam mào đen, Gà Lôi lam đuôi trắng, Công vừa ở mức độ nguy cấp vừa bị đe doạ ở mức toàn cầu.

b. Sinh vật biển: Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính: Cửa Roòn, Gianh , Dinh, Lý Hoà, Nhật Lệ tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Theo số liệu điều tra sơ bộ của Viện Nghiên cứu biển thì biển Quảng Bình có trữ lượng gần 10 vạn tấn hải sản, với gần 1.000 loài. Có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao và quý hiếm như: tôm hùm, tôm sú, mực nang, mực ống; trong đó mực ống và mực nang chiếm trữ lượng khá lớn và chất lượng cao.

Cùng với sự đa dạng, phức tạp của nền tảng các yếu tố tự nhiên, trong quá trình thành tạo cảnh quan, các yếu tố kinh tế xã hội cũng đã có những tác động trực tiếp hoặc giản tiếp và không tránh khỏi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của một lãnh thổ. Chính vì vậy sự phân hóa đa dạng và phức tạp của cảnh quan một lãnh thổ có sự tham gia của các yếu tố kinh tế xã hội của lãnh thổ đó.



tải về 1.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương