MỤc lục mở ĐẦU 1


Bảng 4.11. Bảng điểm phân cấp đánh giá cảnh quan



tải về 1.44 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.44 Mb.
#12687
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Bảng 4.11. Bảng điểm phân cấp đánh giá cảnh quan

Mục đích đánh giá

Khoảng cách điểm

Mức điểm đánh giá

Kém thích hợp

Thích hợp

Rất thích hợp

Rừng phòng hộ đầu nguồn

6,7

19-25

26-32

33-39

Rừng phòng hộ ven biển

8,3

20-28

29-36

37-45

Rừng đặc dụng

5,3

19-24

25-29

30-35

Rừng sản xuất

5,3

20-25

26-30

31-36

Trồng cây lâu năm

5,0

30-35

36-40

41-45

Trồng cây hàng năm

6,7

27-33

34-40

41-47

Trồng lúa

5,3

23-28

29-33

34-39

Nuôi trồng thủy sản

2,7

9-11

12-14

15-17

Du lịch

3,0

10-13

14-16

17-19

Từ tổng điểm đánh giá của các đơn vị CQ theo các chỉ tiêu đã lựa chọn cho từng mục đích, căn cứ vào các mức điểm đánh giá ở bảng 4.1, tiến hành phân hạng thích nghi cho từng loại CQ đối với từng mục đích sử dụng.

4.1.3. Kết quả đánh giá

Căn cứ vào kết quả phân hạng thích nghi được trình bày trong các bảng ở phần phụ lục gồm 9 bảng, kết quả tổng hợp như sau:



Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng

Mức độ thích nghi

Loại CQ

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Rừng phòng hộ đầu nguồn

Rất thích hợp

1, 2, 3, 4, 5, 6, 11,17,18, 24, 25, 28, 30, 35, 38, 41,84


369.481,2

45,8

Thích hợp

7,8,9,10,12,13,14,15,16,19,20,21,22,23, 26,27,29,31,32,36,37,42,43,44,45,46,47,48,49,52,58, 64,72,78,85

163.812,6

20,3

Kém thích hợp

50,51, 53, 54, 55, 56, 57, 59, 60, 61, 62, 66, 67,68,71,73,74,75,79,80, 81, 86,87, 88, 90, 93, 94, 98,102

132.666,3

16,4

Rừng phòng hộ ven biển

Rất thích hợp

123,124,125,126,128

24.788,4

3,1

Thích hợp

116,117,118,121

3.150,3

0,4

Kém thích hợp

111,113,115,122,129

2.083,9

0,3

Rừng đặc dụng

Rất thích hợp

1,3,6,11,17,44,48,52,58,64,78,84,123

358.157,6

44,4

Thích hợp

7,12,18,24,25,28,30,35,38,41,45,59,65,72,85,124

75.315,8

9,3

Kém thích hợp

2,4,5,8,10,20,34,108,113,115

55.061,8

6,8

Rừng sản xuất

Rất thích hợp

30, 44, 48, 52, 58, 64, 65, 66, 67, 68,78, 84, 93, 98

103.525, 2

12,8

Thích hợp

11,17,31,32, 38,41,45,46, 50, 53,55,56,57, 59, 60, 61, 62, 72,73,74, 75, 79, 80,81,85, 86,87,88,90, 94,95,99,102, 103, 104

243.333,6

30,2

Kém thích hợp

12, 13, 14,16,18,19,20, 21,23,42, 47, 49, 51, 54

62,319.94

7,7

Trồng cây lâu năm (Cao su)

Rất thích hợp

62,63,66,67,68,69,81

54.172,8

6,7

Thích hợp

33, 39, 46, 47, 49, 50, 51, 53, 54,60,61,75, 76, 82, 95, 96

53.794,3

6,7

Kém thích hợp

13,14,15,16,19,20,21,22,23,31,32,42, 43,55,56,57,71,73,74,79,80,86,87,88, 89,90,91,93,94, 98, 99, 100, 102, 103, 104,105

95.709,1

11,9

Trồng cây hàng năm

Rất thích hợp

33,34,39,40,69,70,96,97,100,107,108,109,118,119

35.637,5

4,4

Thích hợp

31,32,63,67,68,76,77,80,81,82,83,89,91, 92, 94, 95,101,103, 104, 105, 106, 110, 117, 120,121

96.835,4

12,0

Kém thích hợp

42, 43, 61, 62, 74, 75, 87, 88, 90, 99

42.862,0

5,3

Lúa

Rất thích hợp

40,97,101,107,108,109,110,111,112,114,119,120

63.235,0

7,8

Thích hợp

34,39,96,106,113,115,122,127,129

12.700,3

1,6

Kém thích hợp

33,69,70,77,83,92,100,105,121

16.639,9

2,1

Nuôi trồng thủy sản

Rất thích hợp

111, 113, 115

1.307,0

0,2

Thích hợp

130

18.102,1

2,2

Kém thích hợp

122, 129

776,9

0,1

Du lịch

Rất thích hợp

6, 8, 10, 20







Thích hợp

1, 11, 17, 47, 50, 58, 113, 116, 124, 125, 126, 128







Kém thích hợp

24, 35, 52, 54, 64, 66, 67, 129








4.1.3.1. Đối với ngành lâm nghiệp

a) Mục đích phát triển rừng phòng hộ

- Phòng hộ đầu nguồn: Luận án tiến hành đánh giá 82 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.



Trong đó 29 loại CQ được xếp vào hạng kém thích hợp, có điểm đánh giá thấp, đa số đạt điểm kém đối với các tiêu chí đưa ra, phân bố ở những vùng gò đồi thấp, độ dốc dưới 150, xa bồn tụ thủy, xa nguồn nước vì thế các loại CQ này nên sử dụng vào các mục đích khác. Còn lại 53 loại CQ được đánh giá ở mức độ thích hợp và rất thích hợp đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chóng xói mòn, rửa trôi đất đai, bảo vệ môi trường.

+ Mức độ rất thích hợp (P1) gồm 17 loại CQ có diện tích 369.481,2ha chiếm 45,8% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở núi trung bình và các đỉnh núi đá vôi, phân bố ở các khu vực rừng biên giới, đầu nguồn các sông suối, địa hình có độ dốc lớn, mưa lớn tập trung. Hiện trạng lớp phủ là rừng tự nhiên ít bị tác động, hoặc rừng thứ sinh có mật độ che phủ cao.

+ Mức thích hợp (P2) gồm 36 loại CQ có diện tích 163.812,6 ha chiếm 20,3% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở những khu vực có độ dốc tương đối lớn, sườn núi thấp và vùng đồi có xói mòn, rửa trôi tương đối mạnh. Hiện trạng lớp phủ là các loại rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc trảng cây bụi.

- Phòng hộ ven biển (p): Luận án đánh giá 14 loại CQ trên dải cồn cát.



+ Có 5 loại CQ với diện tích 2.083,9ha chiếm 0,3 % DTTN, xếp vào loại kém thích hợp đối với phòng hộ chống cát bay, cát chảy. Tuy nhiên các loại CQ này phân bố ở những vùng ngập nước ở cửa sông, ven biển gồm: 129, 115, 113 vì vậy có giá trị phòng hộ đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

+ Mức rất thích hợp (p1) gồm 5 CQ có diện tích 24.788,4 ha chiếm 3,1% DTTN, phân bố chủ yếu trên các cồn cát, đụn cát di động hoặc bán di động. Ở đây hiện tại một số nơi đã được trồng rừng, một số nơi là rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh hoặc trảng cỏ trên cát. Có nơi đất trống gần các bãi biển, có nơi đang khai thác cát.

+ Mức thích hợp (p2) gồm 4 CQ có diện tích 3.150,3 ha chiếm 0,4% DTTN, phân bố chủ yếu ở phía trong của dải cồn cát, trên đất cát biển, gần khu dân cư, đường giao thông thôn, xã. Hiện tại có một số nơi là rừng trồng, một số là trảng cây bụi thứ sinh hoặc cây ăn quả trồng trong các nghĩa địa, có vùng đất đang bị bỏ trống.

b) Mục đích phát triển rừng đặc dụng (B)

Luận án tiến hành đánh giá 39 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng đặc dụng.



+ Có 10 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (B3) là những CQ có lớp phủ hiện trạng thưa thớt, bị khai thác quá mức, tính nguyên trạng của lớp phủ thấp, không có loài đặc hữu, quý hiếm.

+ Mức rất thích hợp (B1) gồm 13 CQ có diện tích 358.157 ha chiếm 44,4% DTTN, là những CQ nằm trong khu vực vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét ở Tây Bắc Quảng Bình và các loại CQ ở phía Tây Nam Quảng Bình thuộc khu BTNN Khe nước trong Kim Thủy (Lệ Thủy) giáp với Khu BTTN Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) và biên giới Lào. Đây là những CQ rừng nguyên sinh ít bị tác động, có tính đa dạng sinh học cao.

+ Mức thích hợp (B2) gồm 16 CQ có diện tích 75.315 ha chiếm 9,3% DTTN, là những CQ rừng tự nhiên ít bị tác động, có mật độ che phủ khá cao, tuy nhiên tính đa dạng sinh học không cao, không có loài đặc hữu. Phân bố ở chân núi thấp và vùng đồi, dễ khai thác, khó bảo tồn.

c) Mục đích phát triển rừng sản xuất (S)

Luận án tiến hành đánh giá 63 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng khai thác kinh doanh, trồng rừng, khoanh nuôi hoặc tu bổ để khai thác.



+ Có 14 loại CQ với diện tích 62.319,9 ha chiếm 7,7 % DTTN, xếp vào loại kém thích hợp (S3) đối với mục đích đánh giá. Đây là những CQ ở địa hình có độ dốc lớn, vùng núi cao, khó khai thác. Những CQ có điều kiện đất đai, độ ẩm không phù hợp sản xuất rừng.

+ Mức rất thích hợp (S1) gồm 14 CQ có diện tích 103.525,2 ha chiếm 12,8% DTTN, là những CQ phân bố ở khu vực địa hình có độ dốc từ 15-200, vùng chân núi thấp hoặc gò đồi, vận chuyển dễ dàng, thuận tiện cho việc khai thác, đất đai phù hợp cho trồng rừng hoặc tái sinh rừng sản xuất. Hiện trạng độ che phủ cao thuận lợi cho khai thác rừng.

+ Mức thích hợp (S2) gồm 34 CQ có diện tích 243.333,6 ha chiếm 30,2% DTTN, là những CQ phân bố ở khu vực địa hình núi, đồi có độ dốc từ 20- 250, các điều kiện khai thác, trồng rừng, tu bổ rừng khá thuận lợi. Hiện trạng là rừng thứ sinh, trảng cây bụi có thể đưa vào sản xuất để khai thác trong tương lai.

4.1.3.2. Đối với ngành nông nghiệp

a) Mục đích sản xuất trồng trọt

- Cây lâu năm (cây Cao su): Luận án tiến hành đánh giá thích nghi của 59 loại CQ đối với cây Cao su.



+ Có 36 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (C3). Đây là những CQ phân bố ở vùng núi thấp cao trên 600m, độ dốc trên 150, gió mạnh hoặc ở những nơi đất tầng mỏng, xói mòn trơ sỏi đá hoặc chua, khó thoát nước.

+ Mức rất thích hợp (C1) gồm 7 CQ có diện tích 54.127, 8 ha chiếm 6,7% DTTN, phân bố ở vùng gò đồi, độ dốc dưới 80, trên các loại đất có tầng dày như feralit hình thành trên phiến sét hoặc đá ba zan (Fs, Fk, Fj, Fq), thoát nước tốt, đáp ứng tốt với nhu cầu sinh thái của cây.

+ Mức thích hợp (C2) gồm 16 CQ có diện tích 53.794,3 ha chiếm 6,7% DTTN, phân bố ở những vùng đồi núi có địa hình khá dốc (từ 8-150), trên các loại đất feralit có tầng tương đối dày như đất nâu vàng trên phù sa cổ và một số loại khác (Fp, Py, Fv, Fa, D), thoát nước khá tốt.

- Cây hàng năm (H): Luận án tiến hành đánh giá 49 loại CQ cho mục đích trồng tập đoàn cây hàng năm.



+ Có 10 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (H3), bao gồm các CQ phân bố ở những khu vực chân núi, đất bị xói mòn, bạc màu, tầng mỏng có lẫn nhiều sỏi đá, khô.

+ Mức rất thích hợp (H1) gồm 14 CQ có diện tích 35.637, 5 ha chiếm 4,4% DTTN, là những CQ phân bố ở những vùng gò đồi thấp, đất có tầng từ 30-50cm, ở vùng đồng bằng cao và thung lũng trên đất phù sa ngòi suối hoặc phù sa ven sông.

+ Mức thích hợp (H2) gồm 25 CQ có diện tích 96.835,4 ha chiếm 12% DTTN, là những CQ phân bố ở những vùng sườn đồi hoặc đồi cao, đất tầng mỏng và bạc màu, đất hơi khô.

- Cây lúa (L): Luận án tiến hành đánh giá 30 loại CQ cho mục đích trồng lúa.

+ Có 8 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (L3), là những CQ có điều kiện đất đai, địa hình và chế độ nước kém phù hợp để trồng lúa. Các CQ này phân bố ở những đồng bằng cao hoặc thung lũng sông suối tuy nhiên đất tầng mỏng, bị xói mòn, bạc màu hoặc đất nặng, chặt bí hoặc đất chua, thường ngập úng.



+ Mức rất thích hợp (L1) gồm 12 CQ có diện tích 63.235 ha chiếm 7,8% DTTN, chủ yếu phân bố ở các đồng bằng ven biển Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch. Đất phù sa trung tính hoặc gley nhẹ và đất cát biển trung tính. Tầng đất dày, chế độ nước phù hợp. Có thể trồng 2 vụ trong năm.

+ Mức thích hợp gồm 10 CQ có diện tích 12.700,3 ha chiếm 1,6% DTTN, gồm các cảnh quan phân bố ở thung lũng sông suối trên đất phù sa ngòi suối hoặc đất dốc tụ có tầng dày, đồng bằng trũng thấp trên đất mặn, phèn; chế độ nước khá thích hợp, đất trung tính hoặc ít chua. Hầu hết trồng 1 vụ lúa trong năm.

b) Nuôi trồng thủy sản (N)

Luận án tiến hành đánh giá 6 loại CQ có tổng diện tích 20.186 ha, là những cảnh quan ngập nước thường xuyên, có khả năng nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Kết quả cụ thể:



+ Có 2 CQ với diện tích 776, 8ha chiếm 0,1 % DTTN, xếp vào loại kém thích hợp (N3) gồm CQ số 122 phân bố ở những vùng trũng trong dải cồn cát Quảng Trạch; môi trường ở đây không nuôi trồng được thủy sản, được sử dụng để khai thác than bùn. CQ số 129 là CQ cây bụi thứ sinh ngập mặn ven biển Quảng Đông, Cảnh Dương (Quảng Trạch) và ven cửa sông Nhật Lệ; môi trường ở đây là nước mặn và lợ, tuy nhiên vị trí rất khó để khoanh nuôi vì thông ra biển, chỉ thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.

+ Mức rất thích hợp (N1) gồm 3 CQ 111, 113 và 115 có diện tích 1.307,1 ha chiếm 0,2% DTTN, là những CQ phân bố ở những vùng hạ lưu các con sông, trong các khu vực đồng bằng trũng thấp, môi trường nước lợ rất thuận lợi đối với việc nuôi trông thủy sản. Ngoài ra có 1 số CQ trong khu vực trồng lúa có thể kết hợp lúa-cá như CQ 110, 112, 114, là những CQ ở vùng đồng bằng trũng thấp, thường ngập nước thường xuyên, sau khi gặt xong thì cũng có thể đánh bắt.

+ Mức thích hợp (N2) gồm 1 CQ có diện tích 18.102 ha chiếm 2,2% DTTN, là hệ thống các sông suối, ao, hồ, đầm bàu phân bố từ miền núi đến đồng bằng ven biển Quảng Bình; đều có thể nuôi trồng hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Môi trường nước ở đây có thể ngọt, lợ hoặc mặn, môi trường chưa đến mức ô nhiễm.

4.1.3.3. Đối với ngành du lịch (D):

Luận án tiến hành đánh giá 24 loại CQ có các tiềm năng tự nhiên có thể phát triển Du lịch. Kết quả và mô tả cụ thể như sau:

+ Có 8 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (D3) đối với mục đích phát triển du lịch. Đây là những CQ có phân bố một số thắng cảnh như: Hồ nước ngọt, Rào Đá, Hang Còi, rừng tự nhiên ở các vùng biên giới, núi cao thuộc khu BTTN Khe Nét, Tuyên Hóa, cảnh quan rừng ngập mặn ven biển, có thể có khả năng đưa vào khai thác du lịch tuy nhiên ở những nơi này địa hình khó khai thác, điều kiện giao thông chưa phát triển.

+ Mức rất thích hợp (D1) gồm 4 CQ thuộc Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Những CQ này ở Khu vực đồi núi đá vôi ở phía Tây Bố Trạch, đây là khối núi đá vôi chứa đựng tiềm năng Du lịch tự nhiên rất lớn về cả giá trị địa chất - địa mạo, địa hình, thủy văn, sinh vật; nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và độc đáo, có sức hấp dẫn có thể sử dụng để phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Hệ thống đường giao thông thuận lợi, các điều kiện khác như nguồn nước, khí hậu đều khá tốt.

Tiềm năng du lịch tự nhiên cần kể đến gồm: Quần thể hơn 300 hang động phong phú, kỳ vỹ vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá hết. Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu là các sông ngầm và hồ nước ngầm soi bóng thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo. Đây quả thật là “thiên đường” cho các nhà khoa học khám phá, thám hiểm và khách du lịch. Là một nơi điển hình của quá trình địa chất thành tạo các dạng địa hình Cacxtơ.

Hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000m, hiểm trở chưa có vết chân người là nơi hấp dẫn cho các nhà thể thao leo núi, du lịch mạo hiểm, khám phá; các nhà nghiên cứu khoa học.

Rừng nguyên sinh có độ che phủ lớn, tính đa dạng sinh học cao, phong phú về thực vật, động vật với nhiều loại đặc hữu quý hiếm; các nguồn sông suối có phong cảnh đẹp như Suối Mọoc, sông Chày, rừng Gáo, thác Gió…là tiềm năng lớn để phát triển các tuyến du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên hoang dã.

+ Mức thích hợp (D2) gồm 12 CQ có các điểm du lịch và thắng cảnh khá hấp dẫn, có giao thông tương đối thuận tiện, một số đã được đưa vào khai thác, một số chưa khai thác. Gồm các khu BTTN, bãi biển, hồ bàu, đầm phá.

Dọc theo bờ biển Quảng Bình là những bãi cát dài, bằng phẳng hình thành nên nhiều bãi tắm đẹp như: Lý Hoà, Quang Phú, Nhật Lệ, Bảo Ninh, Hải Ninh, Ngư Hòa, thu hút khách du lịch vào mùa nắng nóng. Bãi biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh là một cụm du lịch biển thu hút khách du lịch nghỉ ngơi, tắm biển trong mùa hè. Ở đây có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao,…kết hợp với Bàu Tró và vùng đồi cát, biển, sông, hồ và những rừng cây ven biển. Biển Nhật Lệ, làng Bảo Ninh, khu nghỉ mát cao cấp Sunspa Resort Mỹ Cảnh đang thực sự là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

Về phía Bắc nằm dưới chân Đèo Ngang nổi tiếng với những bãi biển sạch, đẹp, Vũng Chùa-Đảo Yến, vịnh nước sâu Hòn La, Đảo Chim, cảnh sắc hài hòa thơ mộng, là một điểm du lịch biển lý tưởng, xung quanh có nhiều bãi san hô trắng rộng hàng nghìn hecta, có nhiều giá trị cao đối với phát triển du lịch. Trên đường Quốc lộ 1A, vùng núi-biển Lý Hòa (Bố Trạch) có non cao, biển rộng, cát trắng, dương xanh, phong cảnh hữu tình. Bãi biển Đá Nhảy là nơi du lịch nghỉ mát, tắm biển lý thú với những bãi đá lúc nào cũng có sóng.

Về phía Nam cách Đồng Hới 60km, dọc theo Quốc lộ 16 là suối nước nóng Bang, Lệ Thủy. Đây là nguồn nước duy nhất ở nước ta sôi ở nhiệt độ 1050C, thuộc loại sulfua hydro, nước không màu, không vị, trong suốt, có mùi H2S, độ pH= 6. Cùng với việc nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, suối nước khoáng Bang còn là nguồn nước khoáng được khai thác làm nước giải khát có giá trị đã được khai thác, đóng chai đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay. Hiện tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng khu Du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Bang, Lệ Thủy với quy mô gần 500.000 m2.

Theo đường Hồ Chí Minh ở phía tây còn có ngọn núi đá vôi Thần Đinh (Quảng Ninh) là nơi khá độc đáo, rừng ở đây còn nguyên sinh trên núi đá vôi, cây cối um tùm, kết hợp với một số hang động trên đỉnh núi và sự linh thiêng của đền chùa, ở đây có khả năng khai thác du lịch tâm linh, du lịch sinh thái.

Khu Vực Quành cách Đồng Hới 7km về phía tây nằm giữa vùng đồi với rừng trồng cũng là một địa điểm du lịch sinh thái độc đáo của Quảng Bình, vừa kết hợp với ý nghĩa lịch sử, đây là một điểm đến của khách du lịch khi đến Quảng Bình.

Hai khu BTTN có tên trong danh sách quy hoạch các khu BTTN tại Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2003 đó là:

Khu BTTN Khe Nét có diện tích 26.814ha, nằm ở phía Tây Bắc Quảng Bình, trên địa bàn của 5 xã Hương Hóa, Kim Hóa, Thuận Hóa, Thanh Hóa và Lâm Hóa (Tuyên Hóa). Đây là một trong những khu rừng có giá trị bảo tồn cao, đại diện cho những khu rừng nhiệt đới ở vùng thấp còn lại hiếm gặp ở Việt Nam với 841 loài thực vật bậc cao có mạch, 282 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 42 loài thực vật, 60 loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia và toàn cầu.

Khe Nước Trong là một trong những khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học với 987 loài thực vật bậc cao có mạch và 227 loài động vật có xương sống trên cạn, thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Khu vực này chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh còn tương đối nguyên sinh, giáp với biên giới Việt Lào và khu BTTN Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị).

Ngoài ra, Quảng Bình có 5 con sông lớn là sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Các sông ở Quảng Bình gắn với các hoạt động lễ hội, đặc biệt lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ, sông Gianh; du thuyền ngắm trăng nghe hát hò khoan Lệ Thủy... cũng có sức hấp dẫn khách du lịch. Cùng với hệ thống các hồ nước ngọt, đây cũng là nguồn tài nguyên, đồng thời là nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của du khách đảm tạo điều kiện hỗ trợ phát huy các nguồn tiềm năng du lịch tự nhiên đối với du lịch tỉnh Quảng Bình.

Khí hậu là loại tài nguyên du lịch đa dạng, được khai thác để phục vụ cho nhiều mục đích du lịch khác nhau. Khí hậu cũng là điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai các hoạt động du lịch, quy định tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. Khí hậu Quảng Bình không thuận lợi nhiều cho hoạt động Du lịch và quy định rất lớn tính mùa vụ của các hoạt động Du lịch. Hàng năm Quảng Bình chỉ đón được khách đến thăm vào những tháng không có mưa lũ (từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm), vào mùa hè Quảng Bình là nơi nghỉ ngơi và tắm biển lý tưởng của du khách. Bên cạnh đó khí hậu Quảng Bình tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn sinh vật phát triển phong phú, đa dạng, như Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Ngoài những tiềm năng lớn về du lịch tự nhiên, Quảng Bình còn chứa đựng cả hệ di tích lịch sử văn hóa có giá trị qua nhiều thời đại, là ranh giới phân chia giữa Đàng trong và Đàng ngoài và là trận địa ác liệt trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt là dải “đường Trường sơn huyền thoại”. Đây cũng là một tiềm năng du lịch lớn, kết hợp với giá trị các tiềm năng tự nhiên để phát triển Du lịch tỉnh Quảng Bình.



tải về 1.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương