MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


QUY HOẠCH CẤP NƯỚC NỘI ĐỒNG



tải về 3.53 Mb.
trang21/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   33

7.3.QUY HOẠCH CẤP NƯỚC NỘI ĐỒNG

7.3.1.Định hướng chung


Xây dựng công trình tưới đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá chất lượng cao và phục vụ phát triển kinh tế của thủ đô:

- Xây dựng hệ thống tiếp nguồn, nạo vét hệ thống kênh mương nhằm cung cấp đủ nước có chất lượng cho sản xuất và cải tạo môi trường các sông trên địa bàn thành phố

- Bổ sung, nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống công trình tưới bao gồm các trạm bơm tưới, cống, các hồ đập. Thay thế các trạm bơm xây dựng từ lâu, không còn phù hợp với hiện tại, tốn điện, hiệu quả thấp.

- Xây dựng hệ thống công trình thay thế cho các hồ chứa thay đổi nhiệm vụ từ tưới sang du lịch, dịch vụ.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác tưới nhằm tiết kiệm nước và nâng cao năng suất cây trồng như đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, kiên cố hoá kênh mương….

- Ưu tiên đầu tư các công trình tưới phục vụ các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, chuyên canh rau an toàn, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp.

- Hiện đại hóa công tác quản lý vận hành hệ thống tưới.

7.3.2.Vùng Hữu Đáy


Khu thuỷ lợi hữu Đáy bao gồm diện tích của các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Mỹ Đức – Hà Nội.

Diện tích yêu cầu tưới đến năm 2020 là 54.198 ha, trong đó: lúa 38.490 ha, rau, màu, hoa là 4.743 ha, thủy sản là 3.514 ha và cây lâu năm, chè là 7.450 ha. Đây là khu vực vừa miền núi, bán sơn địa và đồng bằng vì vậy các giải pháp tưới cho khu vẫn là tưới tự chảy bằng các hồ chứa ở các suối và tưới động lực bằng các trạm bơm từ các sông Tích, Đà.

Khu vực hiện đang được xác định là thiếu nguồn nghiêm trọng vì vậy việc hoàn thành hệ thống công trình Cẩm Đình - Hiệp Thuận và đề nghị xây dựng công trình tiếp nguồn Lương Phú là hết sức cần thiết. Cân bằng năng lực cho thấy công trình đầu mối đảm bảo yêu cầu tuy nhiên nhìn chung các công trình xây dựng đã lâu nên hầu hết cần được nâng cấp và xây lại.


1. Tiểu khu Ba Vì


Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2020 diện tích đất cần tưới là 12.028ha trong đó diện tích đất lúa 8.495 ha.

Toàn khu thuỷ lợi hiện tại có 10 trạm bơm tưới, 3 hồ chứa, ngoài ra còn có rất nhiều các hồ, trạm bơm hợp tác xã, thực tế tưới được 10.606ha.



Biện pháp thủy lợi là:

- Cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi đã có cùng hệ thống kênh mương và công trình trên kênh để các công trình này tưới đủ năng lực thiết kế. Cải tạo nâng cấp các hồ đập nhỏ Hợp tác xã như các hồ Bưởi, Vống, Đàm, Bài Văn, Tản Lĩnh, Yên Hồng, Hoóc Cua, Vai Bò, Đồng Đống…

- Đối với khu vực 7 xã miền núi: Hình thức tưới chủ yếu là từ các hồ đập nhỏ, cần xây dựng mới một số trạm bơm và hồ chứa nước nhỏ quy mô hợp tác xã như trạm bơm Ngòi Lặt, Đồng Tiến, hồ Víp, hồ Sui , hồ Đồng Đèo, Đồng Xô, Suối Bóp, Xóm Bát (Yên Hồng 2)... Các hồ chứa này ngoài nhiệm vụ tưới nông nghiệp còn có nhiệm vụ tạo cảnh quan sinh thái phát triển du lịch, dịch vụ, phòng chống cháy rừng…

- Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hồ Suối Hai được thay đổi nhiệm vụ thiết kế để phục vụ du lịch. Hiện tại TB Trung Hà đang được đề xuất nâng cấp để thay thế cho toàn bộ diện tích tưới của hồ Suối Hai. Tuy nhiên trong tình hình nguồn nước khan hiếm thì hồ là nguồn nước quan trọng và tưới tự chảy nhất là nguồn nước dồi dào về mùa lũ khi. Mặt khác một số diện tích canh tác và cây ăn quả ở đầu kênh chính và kênh Đông có cao trình khá cao trạm bơm Trung Hà tưới lên sẽ rất khó khăn. Do vậy đề nghị vẫn để hồ (từ cao trình 22m- 23m) hỗ trợ tưới thêm cho trạm bơm Trung Hà và tạo thành một hệ thống tưới Suối Hai- Trung Hà với nhiệm vụ tưới 5.356ha.

Cải tạo, mở rộng và nâng cấp nhà máy; mở rộng vùng tưới của trạm bơm Trung Hà lên 5.356 ha bao gồm một phần diện tích trước đây do hồ Suối Hai phụ trách (hiện dự án đang trong quá trình thi công).

Trạm bơm Trung Hà xây dựng năm 1987 lắp 26 tổ máy loại 900 m3/h, lưu lượng thiết kế 6,5 m3/s, cấp nước tưới cho hơn 4.200 ha đất của huyện Ba Vì. Hiện tại trạm bơm hoạt động bình thường nhưng do máy móc lắp đặt đã lâu nên công suất giảm, lưu lượng bơm chỉ đạt 70% so với thiết kế (lưu lượng bơm thực tế chỉ đạt 4,55 m3/s, thiếu hụt khoảng 2,0 m3/s). Mặt khác do hệ thống kênh mương nội đồng nhiều chỗ chưa hoàn thiện nên diện tích thực tưới chỉ đạt khoảng 2.510 ha. Để thay thế vai trò của hồ Suối Hai, trạm bơm Trung Hà cần có lưu lượng thiết kế khoảng 10,0 m3/s. Cần đẩy nhanh tiến độ cải tạo, mở rộng và nâng cấp toàn bộ công trình đầu mối đảm bảo cấp đủ lưu lượng thiết kế 10,5 m3/s.

- Kiên cố hoá toàn bộ kênh chính, kênh nhánh. Cải tạo và nâng cấp các công trình trên kênh.

Cải tạo và nâng cấp trạm bơm Sơn Đà:

Trạm bơm Sơn Đà xây dựng năm 1991 lắp 10 tổ máy x 1.000 m3/h, lưu lượng thiết kế 2,5 m3/s. Theo thiết kế, trạm bơm chỉ đảm nhận tưới 1.097 ha. Hiện tại công trình đầu mối còn tốt. Với năng lực bơm hiện có, nếu có đủ diện tích để tưới, trạm bơm Sơn Đà có khả năng tưới được từ 1.500 đến 1.700ha. Biện pháp công trình là: Hoàn chỉnh và kiên cố hoá toàn bộ hệ thống kênh mương để đảm bảo tưới đủ công suất thiết kế.



Cải tạo, nâng cấp hồ Mèo Gù, Cẩm Quỳ và một số hồ chứa nước nhỏ khác:

Hiện tại các hồ đập này mới đảm bảo tưới 272 ha. Biện pháp công trình là cải tạo, nâng cấp công trình đầu mối cùng hệ thống kênh nội đồng để đưa diện tích tưới đạt 306 ha.

Sau khi thực hiện phương án quy hoạch này sẽ giải quyết đủ nước tưới chủ động cho toàn bộ diện tích đất canh tác của vùng.

Sau khi thực hiện các công việc trên sẽ đảm bảo đủ nước tưới cho 10.467 ha. Số diện tích còn lại 1.561ha đất cây lâu năm nằm phân tán hoặc ở vùng đồi phải tưới nhờ nước trời.


2. Tiểu khu Tả - Hữu Tích


Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất thì đến năm 2020 diện tích cần tưới đến là 31.710ha. So với giai đoạn hiện tại thì diện tích cần tưới đến năm 2020 giảm còn khoảng 66%.

2.1. Phần Tả Tích

Toàn khu thuỷ lợi hiện tại các công trình tưới ổn định cho 16.667ha. Hiện tại cấp nước tưới cho vùng chủ yếu lấy từ nguồn sông Hồng, sông Tích và hồ Đồng Mô trong đó hồ Đồng Mô đảm nhận tưới 3.928 ha. Trên thực tế do thiếu nguồn nên một phần diện tích tưới của hồ Đồng Mô đã được một số trạm bơm lấy nước sông Đáy, sông Tích cung cấp. Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, sau quy hoạch nguồn nước tưới lấy từ hồ Đồng Mô không còn nữa. Như vậy sông Tích và sông Đáy sau khi được tiếp nguồn sẽ là nguồn nước thay thế nước tưới của hồ Đồng Mô.

Hiện tại tiểu vùng tưới lấy nước sông Hồng có 7.326 ha chủ yếu do trạm bơm Phù Sa và một số trạm bơm nhỏ lấy nước từ kênh tiêu đảm nhận. Tuy nhiên do tổn thất nước trên hệ thống kênh mương nội đồng lớn nên các công trình này mới chỉ đảm bảo tưới được 6.556ha.

Tiểu vùng tưới lấy nước sông Tích có 1.839 ha hiện nay do 11 trạm bơm đã xây dựng ở khu vực này đảm nhận. Theo thiết kế các công trình này có nhiệm vụ cấp nước tưới 2.271 ha nhưng thực tế do thiếu nguồn và máy móc quá cũ nên mới chỉ đảm bảo tưới 1.127 ha. Với số máy bơm hiện có, nếu được đại tu nâng cấp phần cơ điện để chúng hoạt động bình thường, kênh mương chuyển nước tốt và có đủ diện tích để tưới thì 11 trạm bơm này hoàn toàn có khả năng tưới được từ 3.500 đến 4.000 ha. Tuy nhiên do sự phân bố không đều của các công trình tưới trên toàn vùng nên có khu vực thì thừa công suất, có nơi lại thiếu công suất tưới.



Diện tích cầnới của vùng Tả Tích là 16.667ha. Biện pháp thủy lợi cấp nước tưới cho vùng Tả Tích là:

  • Cải tạo và nâng cấp các trạm bơm tưới đã có cùng hệ thống kênh mương của nó để đảm bảo tưới theo diện tích thiết kế.

  • Vùng bãi Phúc Thọ với diện tích canh tác hiện nay là 1800ha, đến năm 2020 còn khoảng 1.300ha. Hiện tại khu vực này đang được tưới bởi trạm bơm dã chiến Xuân Phú và một số trạm bơm nội đồng khác. Trạm bơm Xuân Phú vừa mới xây dựng lấy nước kênh Cẩm Đình- Hiệp Thuận nhưng do mực nước sông Hồng thời gian gần đây xuống quá thấp nên không hoạt động được. Với thực tế như vậy khi mực nước sông Hồng không cải thiện được, đề nghị xây dựng trạm bơm Xuân Phú và hệ thống kênh để tưới cho khoảng 1.300ha, có thể thay thế một số các trạm bơm nội đồng. Vùng bãi Phúc Thọ khi được khoanh đê bảo vệ, bỏ nhiệm vụ chậm lũ thì đây là một khu vực phát triển kinh tế và nông nghiệp mạnh mẽ, do vậy việc đầu tư công trình tưới chủ động cho khu vực này là hết sức cần thiết.

+ Hệ thống tưới Phù Sa hiện tại tưới cho 6.556ha bao gồm 3.759ha Phúc Thọ, 2.067ha Thạch Thất, 573ha Quốc Oai và 157ha của Sơn Tây. Diện tích cần tưới khu vực giảm đi do quá trình đô thị hóa với các khu vực đô thị như Quốc Oai, Sơn Tây và Thạch Thất. Dự kiến đến năm 2015 diện tích phụ trách của trạm bơm Phù Sa chỉ còn 5.200ha, đến năm 2020 chỉ còn 4.000ha. Hoàn thành dự án xây dựng trạm bơm tưới Phù Sa mới, đảm bảo lấy nước khi mực nước sông Hồng xuống thấp. Cần cải tạo kênh N4 để hệ Đồng Mô và Phù Sa có thể hỗ trợ cho nhau nhất là trong giai đoạn khi nguồn nước sông Tích và các hồ chứa bị thiếu hụt.

  • Sau khi hoàn thành công trình tiếp nguồn cho sông Tích và sông Đáy thì toàn bộ diện tích tưới của hồ Đồng Mô thuộc vùng Tả Tích sẽ được thay thế bằng nguồn nước lấy từ sông Tích. Theo phương án quy hoạch cũ cần xây dựng mới các trạm bơm sau đây:

Xây dựng mở rộng trạm bơm Cẩm Yên tại xi phông Sông Tích công suất để tưới cho 3.928 ha đất canh tác của huyện Thạch Thất, Quốc Oai trước đây do hồ Đồng Mô phụ trách.

  • Khu vực Chương Mỹ tương lai giảm nhiều diện tích canh tác với 2 thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn. Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất thì đến năm 2020 diện tích canh tác của huyện Chương Mỹ chỉ còn 9.047ha giảm 1.900ha so với hiện tại. Phía Tả Tích chủ yếu lấy nước từ các trạm bơm dọc sông Đáy và sông Tích. Ngoài việc cải thiện nguồn nước sông Đáy và sông Tích, cải tạo nâng cấp một số trạm bơm đã cũ hỏng thì cần:

    • Cải tạo và nâng cấp trạm bơm Đông Sơn cùng hệ thống kênh mương, lấy nước sông Tích đảm bảo tưới ổn định cho 1.720 ha.

    • Trạm bơm Phụng Châu vừa được xây dựng xong có thể tưới ổn định cho 1.832 ha khu vực cuối kênh cũ của hồ Đồng Mô.

2.2. Phần Hữu Tích

Đến năm 2020 tổng diện tích đất cần tưới 15.043ha, biện pháp quy hoạch tưới như sau:

Tiểu vùng tưới tự chảy hiện tại có 2.634 ha do hồ Đồng Mô, Tân Xã và một số hồ chứa nhỏ khác phụ trách. Do tổn thất dọc đường trong quá trình chuyển nước từ hồ đến mặt ruộng là rất lớn nên hiện nay chỉ có khoảng 80% diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng tưới tự chảy được tưới chủ động. Do thay đổi nhiệm vụ nên sau quy hoạch tiểu vùng tưới tự chảy chỉ còn 2.254 ha trong đó hồ Đồng Mô tưới 500 ha của Sơn Tây, hồ Tân Xã vẫn cần đảm nhiệm tưới 150 ha. Các hồ đập nhỏ tưới 1.054 ha.

Tiểu vùng tưới bằng động lực hiện tại có 3.602 ha do 29 trạm bơm lấy nước sông Tích và sông Hang phụ trách. Theo thiết kế các trạm bơm này có năng lực tưới lớn hơn số diện tích cần tưới. Tuy nhiên do nguồn nước sông Tích bị hạn chế và tổn thất nước dọc đường rất lớn nên thực tế mới chỉ có khoảng 66% diện tích tiểu vùng tưới động lực được tưới chủ động.

Phía bán sơn địa Hữu Tích Chương Mỹ chủ yếu tưới bằng các hồ chứa Văn Sơn, Đồng Sương, Miễu. Mặc dù diện tích phụ trách của các hồ giảm dần do phát triển của đô thị Xuân Mai nhưng vẫn cần nạo vét lòng hồ, kè mái, sữa chữa mặt đập... để đảm bảo tưới, an toàn đập và cảnh quan môi trường.

Sau quy hoạch, sông Tích được tiếp đủ nguồn, hệ thống kênh mương được nâng cấp để hạn chế tổn thất nước thì các công trình thủy lợi đã xây dựng đảm nhận thêm phần diện tích của hồ Đồng Mô và hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Tiểu vùng tưới động lực sau quy hoạch có diện tích là 3.982 ha.

Như vậy, biện pháp thủy lợi giải quyết nguồn nước là cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng của các công trình thủy lợi đã có (cả hồ chứa và đập dâng) để đảm bảo cung cấp đủ nước theo thiết kế.

Như vậy toàn khu vực Tả- Hữu Tích sau quy hoạch sẽ đảm bảo tưới được cho 24.356ha chủ yếu là diện tích canh tác và một phần diện tích nuôi trồng thủy sản, còn lại khoảng 7.354ha đất cây lâu năm nằm rải rác và khu vực đồi núi bán sơn địa không bố trí được công trình tưới tập trung.


3. Tiểu khu Mỹ Hà


Đến năm 2020 tổng diện tích đất cần tưới 10.460ha, biện pháp thủy lợi giải quyết nước tưới như sau:

+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng và công trình trên kênh của các công trình thủy lợi đã có bao gồm các hồ, đập, trạm bơm tưới để đảm bảo tưới hết năng lực theo thiết kế.

+ Cải tạo và nâng cấp công trình đầu mối của các hồ chứa đã có trong khu vực cùng hệ thống kênh mương của nó.

+ Khu vực Bắc huyện Mỹ Đức có 5.384 ha đất canh tác trong đó hồ Quan Sơn đảm bảo tưới cho 2.583ha. Các trạm bơm điện lấy nước từ sông Tích và sông Đáy như Đức Môn, Bột Xuyên, Lại Tảo, An Mỹ, Phù Lưu Tế... tưới cho diện tích còn lại. Tuy nhiên những năm gần đây do dòng chảy đến suy kiệt nên các hồ chứa không đảm bảo đủ nước cung cấp cho diện tích phụ trách hồ chỉ tưới được cho 1.268ha. Bên cạnh đó nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng của hồ sang phục vụ du lịch nghỉ dưỡng ngày càng cao. Do vậy việc tìm công trình thay thế tưới cho hồ đang được đặt ra.

Dự kiến sẽ xây dựng lại trạm bơm Đức Môn với 5 máy 3.000m3/h để trạm bơm này đảm bảo tưới diện tích 1.841 ha và xây dựng lại mới trạm bơm Áng Thượng với quy mô 5 máy 3.000m3/h để cùng với việc nâng cấp trạm bơm Tân Độ đảm bảo tưới diện tích 2.054 ha lấy nước từ sông Đáy để thay thế hồ Quan Sơn.

Sau khi thực hiện các công việc trên sẽ đảm bảo đủ nước tưới cho 9.855ha chủ yếu là đất canh tác. Số diện tích còn lại phần lớn là đất trồng cây lâu năm nằm phân tán phải chờ nước trời.

4. Các công trình tưới nâng cấp xây mới vùng Hữu Đáy


1. Huyện Ba Vì

- Dự kiến nâng cấp 2 trạm bơm tưới bao gồm trạm bơm Trung Hà và trạm bơm Sơn Đà; nâng cấp hồ Suối Hai và các hồ chứa nhỏ như: hồ Cánh Sẻ, hồ Bưởi, hồ Vống, hồ Đàm, hồ Nghĩa, hồ Bài Văn, hồ Tản Lĩnh, hồ Yên Hồng, hồ Hóc Cua, hồ Suối Ổi, hồ Vai Bò, hồ Đồng Đống, hồ Voi Đằm, hồ Xóm Mái, hồ Xóm Quýt.

- Xây mới các hồ chứa nhỏ do xã phụ trách như: hồ Víp, hồ Sui, hồ Đồng Đèo, Suối Bát....

- Xây mới 2 trạm bơm tưới Đồng Tiến và Ngòi Lặt và các trạm bơm nhỏ quy mô HTX



2. TX Sơn Tây

- Nâng cấp 5 trạm bơm tưới bao gồm: trạm bơm Bắc Kiên, Phụ Khang 2, Cầu Trắng 1, Đồi Tường, Cầu Mỷ.

- Xây lại 2 trạm bơm tưới Phù Sa và Phụ Khang 1.

3. Phúc Thọ

- Nâng cấp 1 trạm bơm tưới Hồ Goong.

- Xây lại 5 trạm bơm tưới bao gồm: trạm bơm dã chiến Xuân Phú, Thư Trai, Mả Gang, Gia Hòa, Võng Xuyên.

4. Quốc Oai

- Nâng cấp 3 trạm bơm tưới bao gồm: trạm bơm Bến Đọ, Đồng Bún, Đìa Lóc, nâng cấp hồ Lập Thành..

- Xây lại trạm bơm tưới tiêu kết hợp Vĩnh Phúc.

5. Thạch Thất

- Nâng cấp 3 trạm bơm bao gồm: 2 trạm bơm tưới là Săn, Đồng Trúc và 1 trạm bơm tưới tiêu kết hợp Hạ Bằng. Nâng cấp hồ Đồng Sổ

- Xây lại 6 trạm bơm tưới bao gồm: 5 trạm bơm tưới là Đồng Cay, Cầu Sy, Liên Kết, Hạ Hiệp, Phùng Xá và 1 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là Cần Kiệm

- Xây mới trạm bơm Cẩm Yên 2.



6. Chương Mỹ

- Nâng cấp 12 trạm bơm bao gồm 10 trạm bơm tưới là: Biên Giang, Chi Lăng 2, Hoàng Diệu, Hạ Dục, Chợ Sẽ, Yên Duyệt, Quyết Thượng, Tiến Ân, Quán Ông, Sông Đào và 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp Thượng Phúc và Đông Sơn. Nâng cấp 3 hồ chứa bao gồm: hồ Văn Sơn, Miễu và Đông Sương.

- Xây lại 4 trạm bơm tưới bao gồm: trạm bơm Đồng Xi, Chi Lăng 1, Ba Ông Bếp, Lềnh Kềnh, Đầm Mới.

7. Mỹ Đức

- Nâng cấp 8 trạm bơm bao gồm 6 trạm bơm tưới là Đức Môn, Đồi Mo, Tảo Khê, Phú Cường, Áng Thượng, Tân Độ và 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là Phù Lưu Tế, Hội Xá;



- Xây lại 4 trạm bơm bao gồm trạm bơm tưới Kim Bôi và 3 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là An Mỹ 1, Hòa Lạc, Phú Yên.

Vùng Hữu Đáy cần nâng cấp 9 hồ đập, 57 trạm bơm; xây mới 3 trạm bơm và các trạm bơm, hồ đập nhỏ quy mô hợp tác xã. Sau quy hoạch các công trình tưới trong vùng Hữu Đáy có thể tưới được cho 44.679ha, còn lại 9.519ha chủ yếu là các cây ăn quả, cây lâu năm và rau màu nằm rải rác ở đồi gò không bố trí được công trình tưới tập trung.

Bảng  33. Tổng hợp số công trình nâng cấp, xây mới- vùng Hữu Đáy

TT

Khu

Nâng cấp (cái)

Xây mới (cái)

Giai đoạn 2020 (ha)

Hồ chứa

Trạm bơm

Hồ chứa

Trạm bơm

Fcần tưới

Fsau Quy hoạch




Tổng

9

57

 

4

54.198

44.679



Ba Vì

3

2

 

3

12.028

10.467

 2

Sơn Tây

 

7

 

0

2601

1.434

 3

Phúc Thọ

 

6

 

 

5285

4.790

 4

Quốc Oai

1

4

 

 

6600

5.669

 5

Thạch Thất

1

9

 

1

4918

2.603

 6

Chương Mỹ

3

17

 

 

12306

9.861

 7

Mỹ Đức

1

12

 

 

10460

9.855

7.3.2 Vùng Tả Đáy (sông Nhuệ)

Hiện tại vùng Tả Đáy (hệ thống sông Nhuệ phần thuộc Hà Nội) có 494 công trình do các công ty quản lý, diện tích thiết kế là tưới là 75.980ha, thực tế chỉ đạt 50.650 ha . Đến năm 2020 do quá trình đô thị hóa diện tích cần tưới giảm chỉ còn là là 45.190 ha, trong đó: lúa là 33.720 ha, màu, rau, hoa là 3.902 ha, thủy sản là 5.423 ha và cây lâu năm, cây ăn quả là 2144 ha.

Công trình đầu mối chính cung cấp nước cho hệ thống là trục sông Nhuệ với cống Liên Mạc. Do cống Liên Mạc có lưu lượng thiết kế 37m3/s không đủ đáp ứng nhu cầu nước cho hệ thống, cùng với việc mực nước sông Hồng những năm gần đây xuống thấp đã gây nhiều khó khăn cho công tác tưới trong vùng. Bên cạnh đó sông Nhuệ bị bồi lấp không đảm bảo khả năng trữ và dẫn nước, cùng với việc sông cũng là trục thóat nước thải của khu vực nên chất lượng nước không đảm bảo cả cho cấp nước nông nghiệp. Hiện tại cống Tắc Giang đã được xây dựng để bổ sung nước cho sông Châu, hỗ trợ nhiệm vụ cho sông Nhuệ với diện tích tưới là 4.343ha.

Ngoài ra còn có một số trạm bơm lớn lấy nước từ sông ngoài như Đan Hoài, Hồng Vân, Thụy Phú, Cao Bộ, Cao Xuân Dương, Thái Bình.


Các biện pháp công trình đối với công trình trên trục chính sông Nhuệ:


+ Cống Lương Cổ: Xây dựng cống mới thay thế cống cũ, nâng cấp nhà trạm quản lý.

+ Cống Nhật Tựu: Xây dựng cống mới thay thế cống cũ đã xuống cấp, khẩu diện nhỏ.

+ Xây mới cống Liên Mạc B=24m đảm bảo cấp nước cho hệ thống đồng thời duy trì lưu lượng điều tiết về hạ du đập Nhật Tựu khoảng 4 m3/s.

+ Xây mới trạm bơm tưới tiêu kết hợp Liên Mạc (giai đoạn I: 70m3/s) bơm nước từ sông Hồng khi mực nước sông thấp không có khả năng lấy tự chảy.

+ Nạo vét sông Nhuệ đoạn Liên Mạc – Hà Đông, với bề rộng đáy tối thiểu là 40m. Đoạn Hà Đông – Lương Cổ bề rộng tối thiểu là 40m (trừ những đoạn co thắt đặc biệt, sông đi qua khu dân cư bề rộng tối thiểu cho phép ≥ 30m).

1. Vùng tưới trên Hà Đông


Bao gồm diện tích canh tác của các huyện Đan Phượng, Hoài Đức và Từ Liêm. Đây là khu vực đô thị phát triển mạnh, khu vực lõi đô thị của thành phố do vậy hầu hết diện tích canh tác trên khu vực sẽ mất dần nhường chỗ cho các dự án đô thị và công nghiệp. Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất thì diện tích cần tưới đến năm 2020 là 5.808ha. Với tình hình phát triển đô thị như quy hoạch thì diện tích canh tác đến năm 2020 trong khu vực giảm còn khoảng 62% so với hiện tại, chủ yếu còn lại các khu vực nhỏ lẻ và khu vực bãi.

Hệ thống tưới chính là trạm bơm Đan Hoài. Theo thiết kế trạm bơm Đan Hoài có nhiệm vụ tưới cho 9.200ha, thực tế hiện nay tưới được 5.680ha. Năm vừa qua trước tình hình chống hạn cấp bách địa phương đã cho xây dựng trạm bơm dã chiến Bá Giang với quy mô 25 máy 1000 m3/h. Dự kiến diện tích mà trạm bơm Đan Hoài phụ trách chỉ còn khoảng 3.900ha vào năm 2020, trong đó có khoảng 1.700ha của Đan Phượng và 2.200ha của huyện Hoài Đức và không còn nhiệm vụ tưới cho huyện Từ Liêm. Do diện tích đất canh tác nông nghiệp giảm mạnh nên đề nghị cải tạo trạm bơm Đan Hoài tưới trong giai đoạn trước mắt, kết hợp tạo nguồn nước cho cấp nước nông thôn, các khu công nghiệp, đô thị, môi trường trên địa bàn. Trong trường hợp nước sông Hồng cạn kiệt, hoàn thành việc xây dựng trạm bơm Đan Hoài mới tại vị trí cống đê ngoài để có thể lấy nước sông Hồng ở mực nước thấp với quy mô phù hợp với yêu cầu cấp nước trước mắt và lâu dài cho khu vực (thay thế nhiệm vụ tưới của trạm bơm Đan Hoài hiện tại).

- Duy trì dã chiến trạm bơm Bá Giang để bổ sung nước cho hệ thống Đan Hoài và bổ sung nước cho sông Đáy trong giai đoạn trước mắt và được dỡ bỏ sau khi có trạm bơm Đan Hoài mới.

Các khu vực canh tác của huyện Từ Liêm nhường chỗ dần cho đô thị và các khu công nghiệp, do vậy trước mắt duy trì, củng cố những trạm bơm đã có, đảm bảo yêu cầu tưới trước mắt.

Duy trì các trạm bơm nhỏ nội đồng và các trạm bơm hợp tác xã để đảm bảo tưới cho các khu vực canh tác nhỏ lẻ xen kẹp giữa các khu đô thị trong quá trình đô thị hóa.

2. Vùng tưới Hà Đông - Đồng Quan


Bao gồm diện tích canh tác của các huyện quận: Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Oai và Thường Tín và 2 xã Hồng Minh và Phượng Dực của Phú Xuyên.

Khu vực này trong tương lai đô thị cũng phát triển tương đối mạnh, đặc biệt là khu vực trong vành đai 4. Do vậy hầu hết địa bàn Quận Hoàng Mai, Hà Đông, huyện Thanh Trì và một phần huyện Thường Tín sẽ không còn diện tích canh tác. Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất thì diện tích cần tưới đến năm 2020 là 17.743ha. So với giai đoạn hiện tại thì đến năm 2020 diện tích canh tác giảm tương đối mạnh chỉ còn khoảng 71% so với hiện tại.

Những khu vực này sẽ duy trì, cải tạo hệ thống tưới hiện có để tưới cho giai đoạn trước mắt. Diện tích canh tác của huyện Thanh Trì giảm còn khoảng 68% so với hiện tại, tuy nhiên phần diện tích thủy sản và cây màu trong huyện tương đối lớn do vậy khu vực phía Nam huyện cần được tiếp nguồn từ hệ thống Hồng Vân nhằm tăng cường chất lượng nước cho khu vực.

Được xác định là vùng đệm nông nghiệp nên khu vực này sẽ phát triển mạnh về các loại rau, hoa màu do vậy chất lượng nước trong khu vực cần hết sức quan tâm với phương châm ưu tiên phát triển nguồn sông Hồng và sông Đáy. Trong khu vực có 2 hệ thống tưới lớn là Hồng Vân và La Khê.



+ Khu tưới trạm bơm Hồng Vân: Tiểu vùng gồm phần lớn diện tích canh tác nằm ở phía đông sông Nhuệ của huyện Thường Tín. Trạm bơm Hồng Vân được xây dựng từ năm 1966 (5x8.000m3/h), có nhiệm vụ tưới thiết kế là 8.816ha, diện tích yêu cầu hiện nay là 5.500ha, thực tế chỉ tưới được 4.440 ha. Đến giai đoạn 2020 diện tích canh tác của khu vực bị thu hẹp chỉ còn lại khoảng 70% so với hiện tại, diện tích tưới của trạm bơm Hồng Vân là 5.200ha (trong đó có 1.300 ha tưới cho diện tích canh tác của huyện Thanh Trì) kết hợp làm nhiệm vụ cấp nước tạo nguồn cho các khu đô thị, dân cư, công nghiệp. Đề nghị sửa chữa nâng cấp: thay máy, kiên cố hóa kênh mương, và tạo nguồn cung cấp nước cho vùng Nam Thanh Trì.

Tuy vậy do hệ thống Hồng Vân hiện nay đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng. UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án cải tạo nâng cấp hệ thống tưới Hồng vân đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho khu vực hiện tại và trong tương lai.



+ Khu tưới trạm bơm La Khê:

Trạm bơm La Khê được xây dựng từ năm 1962 với quy mô 6x8.000m3/h tưới cho 5.418ha, thực tưới đạt 4.418ha chủ yếu là diện tích của huyện Thanh Oai. Hiện tại trạm bơm đã cũ nát, nhà trạm lún nghiêng xê dịch. Mực nước trên sông Nhuệ xuống thấp, chất lượng nước không đảm bảo đã phải lắp đặt thêm 5 máy 1000 m3/h dã chiến. Tương lai đến năm 2020 trở đi, diện tích khu vực chỉ còn lại khoảng 3.600ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản.



Hiện nay các trạm bơm Cao Xuân Dương (2.440ha) và trạm bơm Cao Bộ (1980ha) lấy nước sông Đáy đã được xây dựng có thể cấp nước thay thế cho hầu hết diện tích tưới ở địa phận huyện Thanh Oai của trạm bơm La Khê. Tuy nhiên, hiện nay do sông Đáy không có nguồn nên khả năng phục vụ của 2 trạm bơm này còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra còn cần nâng cấp, sửa chữa các trạm bơm nhỏ khác xây dựng đã lâu, bị xuống cấp, nạo vét kênh mương nội đồng và kiên cố hóa kênh chú trọng vào các kênh cấp 1, cấp 2.


3. Vùng tưới dưới Đồng Quan


Bao gồm diện tích canh tác 2 huyện Ứng Hòa và Phú Xuyên. Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất thì diện tích cần tưới đến năm 2020 là 21.639ha. Như vậy diện tích canh tác so với hiện trạng giảm chỉ còn 89%. Giải pháp cấp nước như sau:

+ Khu vực Ứng Hòa:

Tăng cường cải thiện chất lượng nước tưới bằng cách xây mới trạm bơm Xóm Cát lấy nước sông Đáy tưới cho 2.422ha đất canh tác khu vực phía Bắc Ứng Hòa, cấp nước vào đuôi kênh La Khê cũ thay thế các trạm bơm hiện có.

Trạm bơm Thái Bình lấy nước sông Đáy tưới thay thế cho 2.000ha của kênh I-1 trạm bơm Vân Đình vừa được xây dựng xong góp phần chủ động về nguồn nước cũng như cải thiện chất lượng nước.

+ Khu tưới trạm bơm Thụy Phú: lấy nước sông Hồng với diện tích tưới thiết kế là 1.700ha, thực tế hiện nay tưới được 800ha. Đề nghị xây mới trạm bơm Thụy Phú 2 cùng với Thụy Phú I tạo nguồn nước vào sông Lương để tưới cho 4.864ha đất canh tác của vùng Đông Phú Xuyên để hỗ trợ nguồn nước vào mùa kiệt và tăng cường diện tích lấy nước trực tiếp từ sông Hồng.

+ Đối với diện tích tưới tự chảy: cải tạo, nạo vét kênh dẫn nước, khơi thông dòng chảy, cải tạo cống lấy nước để nâng cao hiệu quả tưới đáp ứng nhiệm vụ cấp nước.

+ Đối với diện tích tưới lấy nước sông Nhuệ (16000ha): cải tạo nâng cấp các trạm như: Nội Xá, Mạnh Tân 1+2, Lễ Nhuế 1+2, Trung Thượng, Hoàng Nguyên, Đào Xá.


4. Các công trình tưới nâng cấp xây mới vùng Tả Đáy


1. Đan Phượng

Xây lại trạm bơm Đan Hoài tại cống đê ngoài của trạm bơm Đan Hoài hiện nay.



2. Hoài Đức

Nâng cấp 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp bao gồm: Đồng Quan Hữu, Song Phương.



3. Hà Đông

4. Thanh Trì

Nâng cấp trạm bơm Hòa Bình



5. Thanh Oai

Nâng cấp 1 trạm bơm tưới tiêu kết hợp 2.9.

- Xây lại 10 trạm bơm bao gồm 6 trạm bơm tưới là Cao Viên, Đường Gạo, Bãi Thị Nguyên, Đồng Trắng, I1-16 và 4 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là Xóm Mỹ, Đan Thầm, Sái và Thạch Nham1.

6. Ứng Hòa

- Nâng cấp 4 trạm bơm bao gồm 2 trạm bơm tưới là I2-VĐ7, I2-I4 và 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là Đường Đế, Cao Xá 1.

- Xây lại 14 trạm bơm bao gồm 8 trạm bơm tưới là Hoàng Dương 1, Trường Thịnh, Xà Cầu, Thanh Ấm, Xuân Quang 2, Thọ Vực 1, Đường Tây- Đồng Bạch, Triều Khúc và 6 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là Lưu Khê, Đoàn Xá, Phúc Quan, Cao Xá 2, Đại Cường, Xuân Quang 1,

- Xây mới trạm bơm Xóm Cát.



5. Phú Xuyên

- Nâng cấp 32 trạm bơm bao gồm 4 trạm bơm tưới là Thanh Hoàng, Cầu Dâu, DC Thần Quy, Mai Trang và 29 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là Phú Túc, Phương Dực, Gạo Hồ, Trí Trung, Đào Xá, Lễ Nhuế 1, Gia Phú, Trung Thương, Quang Trung, Đại Thắng, Phú Yên, Cựu, Thần 50, Trung Nghĩa, Quán Thôn, Giẽ Hạ, Cổ Trai, Thường Xuyên, Thao Chính 2, Cầu Gầm, Đại Nam, Duyên Yết, Bìm, Đồng Lạc, Văn Trai, Đồng Vinh, Sơn Thanh, Đại Nam.

- Xây mới trạm bơm Thụy Phú 2.

6. Thường Tín

- Nâng cấp 7 trạm bơm bao gồm 3 trạm bơm tưới Hồng Vân, Tiền Phong 1, Kiều Thị và 4 trạm bơm tưới tiêu kết hợp Nhị Khê, Duyên Thái, Văn Bình, Phúc Trại.

- Xây lại 5 trạm bơm bao gồm trạm bơm tưới Hưng Hiền và 4 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là Đình Tổ, Gia Khánh 1, Cao Xá.

Vùng Tả Đáy cần nâng cấp 76 trạm bơm; xây mới 3 trạm bơm. Sau quy hoạch các công trình tưới trong vùng tả Đáy có thể tưới được cho 42.863ha, còn lại 2.326ha chủ yếu là diện tích cây ăn quả, cây lâu năm nằm rải rác không bố trí được công trình tưới tập trung.



Bảng  34. Tổng hợp số công trình nâng cấp, xây mới vùng Tả Đáy

TT

Khu

Nâng cấp

Xây mới

Giai đoạn 2020

Hồ chứa

Trạm bơm

Cống

Hồ chứa

Trạm bơm

Cống

Fcần tưới

Fsau

quy hoạch

 

Tổng

0

76

0

0

3

0

45.190

42.863

1

Đan Phượng

 

 

 

 

1

 

2.481

2.216

2

Hoài Đức

 

2

 

 

 

 

1.941

1.941

3

Hà Đông

 

 

 

 

 

 

491

481

4

Từ Liêm

 

 

 

 

1

 

494

494

5

Thanh Trì

 

1

 

 

 

 

3.192

2.944

6

Thanh Oai

 

11

 

 

0

 

8.107

7.738

7

Ứng Hòa

 

19

 

 

0

 

11.368

11.265

8

Phú Xuyên

 

32

 

 

1

 

10.270

10.058

9

Thường Tín

 

11

 

 

 

 

5.954

5.726

10

Các quận nội thành

 

 

 

 

 

 

892

-

7.3.3 Vùng Bắc Hà Nội

Vùng Bắc Hà Nội bao gồm các huyện Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn và Gia Lâm. Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì vùng có diện tích cần tưới là 27.062 ha, trong đó: lúa là 19.910 ha, màu, rau, hoa là 4.559 ha, thủy sản là 1.384 ha và cây lâu năm, cây ăn quả là 1.210 ha. Như vậy diện tích canh tác của vùng Bắc Hà Nội trong giai đoạn tới giảm còn khoảng 80% so với hiện tại.

1. Khu Mê Linh


Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất thì diện tích yêu cầu tưới của Mê Linh 5059ha. Hệ thống tưới lớn của Mê Linh là trạm bơm Thanh Điềm xây dựng năm 2001 với quy mô 10x3.600m3/h lấy nước từ sông Hồng. Hệ thống được thiết kế tưới cho toàn bộ huyện Mê Linh với 7.574ha, hiện tại trạm bơm tưới và tạo nguồn cho khoảng 6500ha của huyện Mê Linh và tạo nguồn cho khoảng 2000ha của các huyện Bình Xuyên, Phúc Yên. Hệ thống làm mát của trạm bơm bị hở, tốn nhiều dầu, hệ thống làm mát trục trặc, cao trình đặt máy cao +3m trong khi mực nước mùa kiệt mấy năm nay thường xuyên thấp phải bổ sung trạm bơm dã chiến. Cần phải sửa chữa, nâng cấp trạm bơm thay 5 máy bằng loại máy khác và sửa bể hút + ống hút để có thể bơm nước ở cao trình +2m. Đến giai đoạn 2015 do qúa trình đô thị hóa nên diện tích canh tác bị thu hẹp diện tích tưới và tạo nguồn của trạm bơm Thanh Điềm cho Mê Linh còn 5600ha và đến năm 2020 chỉ còn 4500ha.

Do nguồn nước nội tại vào mùa kiệt không có nên toàn bộ nước phục vụ nông nghiệp đều do TB Thanh Điềm cung cấp trực tiếp hoặc xả xuống kênh tiêu sau đó các trạm bơm nhỏ nội đồng lại bơm lên. Trên địa bàn huyện hiện có 16 trạm bơm do công ty quản lý và khoảng 50 trạm bơm do các HTX quản lý. Một số trạm bơm bị hư hỏng, một số xây dựng chồng chéo phát huy không hiệu quả do đó cần phải:

- Sửa chữa cải tạo các trạm bơm Thanh Điềm, Quyết Tiến, Thường Lệ, Bạch Đa.

- Xây lại 4 trạm bơm tưới bao gồm: Phú Mỹ, Đồng Giữa, Ruộng Già, Kim Tiền. Xây mới TB Bạch Trữ thay thế cho trạm dã chiến Bạch Trữ và trạm bơm Tiền Châu- Phúc Yên.


2. Khu Bắc Đuống


Bao gồm diện tích của huyện Đông Anh và phần phía Bắc sông Đuống của huyện Gia Lâm, đến 2020 khu vực có diện tích yêu cầu tưới 8.375ha. Nguồn cung cấp nước chính cho khu vực là hệ thống tưới Ấp Bắc Nam Hồng - Trịnh Xá và Cống Thôn.

Hệ thống Ấp Bắc- Nam Hồng được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Trạm bơm Ấp Bắc với quy mô 6x8.000m3/h lấy nước từ sông Hồng tưới cho 14.086ha, ngoài việc tưới trực tiếp cho 2.822ha còn tiếp nguồn cho trạm bơm Nam Hồng và trạm bơm Nội Bài (Sóc Sơn). Trạm bơm Nam Hồng được thiết kế tưới cho 11.264ha lấy nguồn nước từ TB Ấp Bắc để tưới cho khu vực cao phía Bắc Đông Anh. Tuy nhiên thực tế do diện tích canh tác thu hẹp, chia cắt nên diện tích tưới thực tế của hệ thống Ấp Bắc- Nam Hồng cho Đông Anh hiện tại chỉ còn 7.800ha. Trong tương lai khu vực này đô thị hoá nhanh và mạnh nên diện tích canh tác không còn nhiều. Hiện tại do mực nước sông Hồng xuống thấp nên cũng đã phải đặt trạm bơm dã chiến có thể bơm ở mực nước thấp. Tương lai trong vài năm tới (sau khi hồ Sơn La xây dựng) nếu không có sự cải thiện nguồn nước sông Hồng thì cần xây lại trạm bơm Ấp Bắc đảm bảo tưới khi mực nước sông Hồng xuống thấp.

Cống Long Tửu cung cấp nước cho khoảng 18.000ha diện tích canh tác của TP Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. Dọc kênh Long Tửu (sông Ngũ Huyện Khê) có 6 trạm bơm tưới do công ty quản lý và 8 trạm bơm HTX thuộc địa phận Đông Anh. Những năm gần đây mực nước sông Hồng xuống thấp, cống Long Tửu không lấy đủ nước, các trạm bơm không đủ nguồn để bơm tưới. Hệ thống tưới Trịnh Xá- Bắc Ninh cũng nằm trong tình trạng này, quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Ninh (năm 2009) đã phê duyệt xây mới trạm bơm Tri Phương lấy nước trực tiếp sông Đuống thay thế cho trạm bơm Trịnh Xá, tuy nhiên gần 1200ha của Đông Anh thuộc hệ thống Trịnh Xá sẽ rất khó khăn trong công tác điều hành tưới và chống hạn. Trước mắt cần xây dựng trạm bơm Thụy Lôi tưới lấy nước sông Cà Lồ tưới cho 1.200ha thay thế nhiệm vụ của Trịnh Xá.

Phần diện tích của các trạm bơm lấy nước sông Ngũ Huyện Khê như Xuân Trạch, Lại Hà, Đồng Dầu, Liên Đàm cũng đang rất khó khăn về nguồn nước. Về lâu dài (sau khi hồ Sơn La xong), nếu mực nước sông Hồng không cải thiện, cần xây dựng trạm bơm Long Tửu kết hợp tiêu để tạo nguồn nước cho hệ thống các trạm bơm lấy nước từ sông Ngũ Huyện Khê.

Trạm bơm tưới Cống Thôn, Liên Đàm cần được xây dựng lại, kiên cố hoá hệ thống kênh.

3. Khu Sóc Sơn


Theo dự thảo Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 khu vực có diện tích yêu cầu tưới 10.075ha. Với điều kiện địa hình xa và tương đối tách biệt do đó các giải pháp tưới cho Sớc Sơn trong giai đoạn tới là rất khó khăn:

- Giải pháp điều tiết các hồ chứa thủy điện hầu như không có hiệu quả.

- Địa hình không bằng phẳng và diện tích nhỏ lẻ do đó việc xây dựng công trình tập trung lấy nước từ sông Công, Cầu hay Cà Lồ đều khó thực hiện do chi phí đầu tư ban đầu và quản lý cao. Thông thường các khu vực khó khăn thường phải bơm 2 cấp, thậm chí 3 cấp.

Định hướng tưới cho Sóc Sơn trong giai đoạn tới là:

- Cải tạo các hồ đập nhỏ để tận dụng tối đa nguồn nước tại chỗ.

- Nâng cấp các trạm bơm lấy nước sông Cầu, Cà Lồ đảm bảo tưới diện tích có thể và bổ sung nguồn nước vào các kênh, hồ, suối tạo nguồn cho các trạm bơm nhỏ.



Khu vực Tây Nam Sóc Sơn:

Khu vực được tưới chính bởi hệ thống Đại Lải và hệ thống tưới Nội Bài. Các giải pháp tưới:

Khu tưới Đại Lải cần kiên cố hoá kênh chính và các kênh cấp 2 đảm bảo tưới 120ha.

Nạo vét kênh dẫn từ TB Ấp Bắc đến TB Nội Bài dài 6.375m. Nạo vét, cải tạo kênh dẫn TB Song Mai - Mai Đình dài 500m, bên cạnh đó cần thay máy cột nước hút sâu cho các trạm bơm Đình Cả, Hương Gia, Bến Đáy, Thôn Đông 2. Xây mới trạm bơm Đồng Lạc tưới cho 180 ha, lấy nước của TB Nội Bài thay thế cho trạm bơm Cầu Chè.

Hồ Đồng Quan với yêu cầu tưới 243ha, dung tích hồ tương đối lớn 1,5 triệu m3 nhưng do nguồn nước suy giảm mạnh nên những năm gần đây hồ chỉ tưới được 57ha, trong lúc đó hồ Kèo Cà với diện tích lưu vực lớn nhưng nhiệm vụ tưới chỉ có 55ha do vậy hàng năm hồ đều thừa nước. Đề nghị nghiên cứu giải pháp công trình tiếp nước từ hồ Kèo Cà sang hồ Đồng Quan.

Tiểu vùng Đông Bắc Sóc Sơn:

Trạm bơm Tân Hưng hiện tại có quy mô 6 máy 1000m3/h có nhiệm vụ tạo nguồn nước tưới cho 726ha trong đó vụ xuân là 328ha, kết hợp tiêu cùng TB Cẩm Hà 2. Đây là đầu mối cấp nước cho cụm các hồ điều hoà xây dựng trước hồ Đền Sóc, hồ Thanh Trì và hồ Tân Yên tạo nguồn cấp nước cho cụm các hồ Đền Sóc, Thanh Trì, Tân Yên, Đồng Đẽn, Đạc Đức, Đồng Trầm, Đồng Quan và Đồng Đắp phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp, phòng cháy rừng và phát triển du lịch. Trạm bơm xây dựng đã lâu hư hỏng nặng, máy móc thiết bị quá lạc hậu vận hành phức tạp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện tại. Cao trình đáy cống cao, khi cần tưới mực nước sông xuống thấp không có nước để hút. Đề nghị cải tạo nâng cấp trạm bơm Tân Hưng, các hệ thống kênh, cống chính trong hệ thống.

Trạm bơm Cẩm Hà được xây dựng đã lâu nhà trạm và các công trình phụ trợ hư hỏng nhiều, thiết bị máy móc cũ và lạc hậu, vận hành phức tạp, tốn điện năng, cao trình đáy cống đặt cao khi mùa kiệt không hút nước được cần sửa chữa nâng cấp để tưới cho 291ha vụ xuân.

Nghiên cứu xây dựng trạm bơm Đình Thông lấy nước sông Công tạo nguồn và cấp nước cho tưới cho 800ha khu vực ven đường quốc lộ 3.



Tiểu vùng miền núi:

Vùng 3 xã miền núi có diện tích đất canh tác không nhiều, chủ yếu là đất lâm nghiệp, công nghiệp nhưng cũng không có kế hoạch phát triển lớn. Một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cung cấp nước tưới chủ yếu bằng các hồ nhỏ và 3 trạm bơm. Mục tiêu chung của việc nâng cấp hệ thống thuỷ lợi khu vực này là: cải tạo và nâng cấp khả năng tưới của các trạm bơm, hồ chứa hiện có, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi nhằm thay thế cho nhiệm vụ tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hồ chứa khu vực Đền Sóc, có tính đến yêu cầu phục vụ phát triển du lịch.


4. Khu Bắc Hưng Hải


Bao gồm diện tích của quận Long Biên, phần phía Nam sông Đuống của huyện Gia Lâm, diện tích cần tưới đến năm 2020 là 3.553ha được tưới bằng 2 nguồn chính: sông Đuống và Bắc Hưng Hải.

Trạm bơm Vàng và Dốc Lời lấy nước từ sông Đuống, các trạm bơm Báo Đáp, Kim Đức, Kiêu Kỵ, Giao Tất, Bình Trù, Dương Quan lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải. Tương lai khu vực này đô thị hoá mạnh, chỉ còn diện tích canh tác ở các xã Dương Quan, Kim Sơn, Lệ Chi lấy nước Bắc Hưng Hải. Quy hoạch tưới cho khu vực này là tận dụng năng lực của những công trình hiện có đáp ứng yêu cầu tưới trong giai đoạn ngắn hạn, xây mới các trạm bơm phục vụ cho những khu vực được quy hoạch sản xuất nông nghiệp dài hạn.


5. Các công trình tưới nâng cấp xây mới khu Bắc Hà Nội


1. Mê Linh

- Nâng cấp 4 trạm bơm tưới bao gồm trạm bơm Thanh Điềm, Quyết Tiến, Thường Lệ, Bạch Đa.

- Xây lại 4 trạm bơm tưới bao gồm: Phú Mỹ, Đồng Giữa, Ruộng Già, Kim Tiền.

2. Đông Anh

- Xây lại 5 trạm bơm tưới Ấp Bắc, Tiên Hội, Đài Bi, Nguyên Khê Đông, Nguyên Khê Tây.

- Xây mới trạm bơm Thụy Lôi tưới, trạm bơm tạo nguồn Long Tửu.

3. Sóc Sơn

- Nâng cấp trạm bơm tưới Thá, Thanh Huệ; nâng cấp hồ chứa Bàn Tiện, nâng cấp và xây dựng hệ thống tiếp nước cho hồ Đồng Quan.

- Xây lại 5 trạm bơm bao gồm 3 trạm bơm tưới Xuân Dương, Nội Bài, Mai Đình và 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là Tân Hưng và Cẩm Hà 1.

- Xây mới trạm bơm Đồng Lạc và Đình Thông

- Cải tạo các hồ chứa do các HTX phụ trách nhằm tận dụng tối đa nguồn nước nội tại

4. Gia Lâm

- Nâng cấp trạm bơm tưới kết hợp Thịnh Liên, Liên Đàm.

- Xây lại 9 trạm bơm tưới Vàng, Cống Thôn, Thuận Phú, Báo Đáp, Kim Đức, Dốc Lời, Kiêu Kỵ, Giao Tất, Bình Trù.



Vùng Bắc Hà Nội cần nâng cấp 31 trạm bơm và 2 hồ chứa; xây mới 5 trạm bơm. Ngoài ra còn nâng cấp, xây mới các hồ đập, trạm bơm nhỏ do các hợp tác xã quản lý nhằm nâng cao năng lực tưới ở các khu vực miền núi, diện tích nhỏ lẻ và cao cục bộ. Sau quy hoạch các công trình tưới trong vùng có thể tưới được cho 25.172ha, còn lại 1.890ha chủ yếu là diện tích cây ăn quả, cây lâu năm và ao hồ thủy sản nằm rải rác không bố trí được công trình tưới tập trung.

Bảng  35. Tổng hợp số công trình nâng cấp, xây mới vùng Bắc Hà Nội

TT

Khu

Nâng cấp

Xây mới

Giai đoạn 2020

Hồ chứa

Trạm bơm

Cống

Hồ chứa

Trạm bơm

Cống

Fcần tưới

F công trình sau Quy hoạch

 

Tổng

2

31

0

0

5

0

27.062

25.172

1

Mê Linh

 

8

 

 

1




5.059

4.746

2

Đông Anh

 

4

 

 

2

 

6.955

6.641

3

Sóc Sơn

2

7

 

 

2

 

10.075

8.942

4

Gia Lâm

 

11

 

 

 

 

3.846

3.728

5

Long Biên

 

1

 

 

 

 

1.127

1.116

Tổng hợp quy hoạch tưới toàn thành phố

Giải pháp tưới cho toàn thành phố được xác định như sau:



  • Hoàn thiện hệ thống tiếp nguồn Lương Phú

  • Hoàn thành hệ thống tiếp nguồn Đập Đáy - nạo vét sông Đáy từ đập Đáy đến Mai Lĩnh.

  • Xây dựng trạm bơm Liên Mạc tạo nguồn nước cho sông Nhuệ.

  • Xây dựng trạm bơm Long Tửu tạo nguồn nước cho sông Ngũ Huyện Khê.

  • Nạo vét sông trục, kênh mương tăng khả năng trữ, dẫn nước.

  • Cải tạo nâng cấp toàn bộ các công trình lấy nước trực tiếp từ sông Hồng nhằm hạ mực nước thiết kế để có thể lấy nước khi mực nước sông Hồng xuống thấp như: Trung Hà, Phù Sa, Đan Hoài, Thanh Điềm, Ấp Bắc, Hồng Vân, Thuỵ Phú 2.

- Bổ sung, nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống công trình tưới bao gồm các 167 trạm bơm tưới, 10 hồ đập và các hệ thống kênh mương dẫn nước trong khu vực.

- Xây mới 9 trạm bơm: Đồng Tiến, Ngòi Lặt- Ba vì; Cẩm Yên 2- Thạch Thất; Xóm Cát- Ứng Hoà; Thuỵ Phú 2- Phú Xuyên; Thuỵ Lôi, Long Tửu- Đông Anh; Đồng Lạc, Đình Thông- Sóc Sơn.



- Xây mới, nâng cấp các hồ đập, trạm bơm nhỏ do hợp tác xã phụ trách để tăng cường khả năng tưới các khu vực miền núi, diện tích nhỏ lẻ và địa hình cao cục bộ. (Chi tiết xem phụ lục kèm theo)

Bảng  36. Tổng hợp các công trình tưới cần nâng cấp, xây mới

TT

Khu

Nâng cấp

Xây mới

Diện tích (ha)

Hồ chứa

Trạm bơm

Hồ chứa

Trạm bơm

Yêu cầu 2020

Công trình sau Quy hoạch

 

Tổng

10

164

0

12

126.450

112.715

1

Hữu Đáy

9

57

0

4

54.198

44.679

2

Tả Đáy

0

76

0

3

45.190

42.863

3

Bắc Hà Nội

1

31

0

5

27.062

25.172

Đến năm 2020 diện tích mặt bằng yêu cầu tưới là 126.450ha. Sau quy hoạch các công trình có thể tưới chủ động cho 112.715ha đạt 90% yêu cầu, trong đó: Tưới được cho diện tích đất lúa 92.120ha, rau màu, hoa cây cảnh là 8.169ha; Cấp nước cho 10.321ha nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là các khu tập trung; Cấp nước cho 2.105 ha vùng chuyên canh cây ăn quả, chè. Còn lại khoảng 13.735ha màu và cây lâu năm nằm tại các khu vực các bãi sông nhỏ, vùng đồi gò phân tán ở các huyện miền núi và bán sơn địa vùng Ba Vì, Hữu sông Tích và Sóc Sơn không bố trí được công trình tưới tập trung, được tưới bằng các giếng khoan hộ gia đình và có biện pháp trữ nước mưa và giữ ẩm.

Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương