MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


QUY HOẠCH CẤP NƯỚC CHO VÙNG CHUYÊN CANH



tải về 3.53 Mb.
trang22/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   33

7.4 QUY HOẠCH CẤP NƯỚC CHO VÙNG CHUYÊN CANH


Với định hướng phát triển nông nghiệp với các sản phẩm chất lượng, an toàn, hiện nay và trong quy hoạch Hà Nội đã hình thành các vùng chuyên canh:

- Vùng chuyên canh rau sạch, rau an toàn có 16.277ha được bố trí trên hầu khắp các quận huyện (trừ các quận nội thành cũ). Với 151 vùng sản xuất rau tập trung có tổng diện tích 6.600ha.

- Vùng chuyên canh lúa hàng hoá chất lượng cao khoảng 40.000ha canh tác chủ yếu tập trung tại các huyện lúa trọng điểm là Ba Vì, Ứng Hoà, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên và Sóc Sơn.

- Vùng chuyên canh sản xuất hoa, cây cảnh dự kiến có khoảng 2.300ha tập trung tai các xã thuộc huyện Từ Liêm; Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, TX Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Sóc Sơn.

- Vùng chuyên canh cây ăn quả gồm có 440ha bưởi, 110ha cam canh, nhãn muôn 210ha, chuối 700ha chủ yếu tập trung tại các khu vực bãi sông Hồng, sông Đáy và vùng đồi gò.

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung với quy mô khoảng 11.500ha huyện như Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín và Sóc Sơn, Quốc Oai.

- Khu chăn nuôi tập trung xã khu dân cư 1.369ha, trong đó chăn nuôi kết hợp thuỷ sản là 513ha, khu chăn nuôi 856ha tập trung ở các huyện Thường Tín, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Đan Phượng, Ba Vì, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Phúc Thọ, Thạch Thất.

Trước mắt để có giải pháp cấp nước cho các vùng chuyên canh rau, nuôi trồng thủy sản tập trung cần được bố trí ở những nơi có nguồn nước chủ động và chất lượng nước tốt như:

- Vùng Tả Đáy: bố trí các khu vực phía đông ven sông Hồng và phía tây ven sông Đáy trong các vùng tưới của các trạm bơm: Đan Hoài, Cao Xuân Dương, Thái Bình, Xóm Cát, Cao Bộ, Hồng Vân, Thụy Phú 1, 2...

- Vùng Hữu Đáy: Tập trung ven sông Đáy và sông Tích.

- Vùng Bắc Hà Nội: Tập trung vào các vùng tưới Thanh Điềm, Ấp Bắc, Cống Thôn.

Tránh các khu vực lấy nước từ các sông bị ô nhiễm nặng như sông Nhuệ, Ngũ Huyện Khê và Cầu Bây.


      1. Vùng chuyên canh rau sạch, hoa, cây cảnh


- Vùng chuyên canh rau sạch, rau an toàn có 16.277ha được bố trí trên hầu khắp các quận huyện (trừ các quận nội thành cũ). Với 151 vùng sản xuất rau tập trung có tổng diện tích 6.398ha.

- Vùng chuyên canh sản xuất hoa, cây cảnh dự kiến có khoảng 2.300ha tập trung tai các xã thuộc huyện Từ Liêm; Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, TX Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Sóc Sơn.

Nguồn nước cơ bản lấy từ các công trình thuỷ lợi hiện có, các giếng khoan nước ngầm (chủ yếu ở vùng bãi) với các công trình lớn như:

- Vùng Tả Đáy: Được tạo nguồn từ các trạm bơm: Đan Hoài, Cao Xuân Dương, Thái Bình, Xóm Cát, Cao Bộ, Hồng Vân, Thụy Phú...

- Vùng Hữu Đáy: Trạm bơm Trung Hà, Phù Sa, Xuân Phú, Đức Môn, Áng Thượng, Tân Độ và các trạm bơm dọc sông Đáy, Tích.

- Vùng Bắc Hà Nội: Tập trung vào các vùng ven sông Hồng, sông Cầu thuộc vùng tưới của các trạm bơm Thanh Điềm, Ấp Bắc, Cống Thôn, Tân Hưng, Cẩm Hà.

Hầu hết các khu chuyên canh đều nằm trong các lưu vực tưới của những công trình đã có hoặc ở vùng bãi do đó nguồn nước cho các khu chuyên canh được đảm bảo. Đối với những khu vực trồng hoa, rau an toàn, rau sạch tập trung có giá trị kinh tế cao cần có hệ thống cấp nước hiện đại. Những khu vực này nếu thuận lợi thì tốt nhất là lấy nước từ các công trình thuỷ lợi còn nếu không thì có thể dùng nguồn nước ngầm bằng các giếng khoan sâu 40-70m. Lấy nước từ các công trình thuỷ lợi có ưu điểm là lấy được nguồn phù sa và giá thành đầu tư thấp nhưng thường không chủ động bởi vì thời gian tưới của rau màu khác với của lúa và các công trình thuỷ lợi lớn thường có thời gian nghỉ để duy tu bảo dưỡng. Nếu lấy bằng nguồn nước ngầm giá thành đầu tư cao nhưng tránh được ô nhiễm và chủ động được thời gian tưới. Tuy nhiên có những khu vực không có lượng nước ngầm phong phú, hoặc hàm lượng sắt trong nước ngầm cao không tốt cho rau màu. Vì vậy khi xây dựng hệ thống cấp nước cho các khu vực này cần phải có luận chứng cụ thể, so sánh kinh tế và kỹ thuật.

Các công trình cấp nước áp lực thấp cho một khu vực trồng rau an toàn gồm có: trạm bơm cấp nước (từ kênh thuỷ lợi, hoặc từ nước ngầm); bể chứa tạo áp và trữ nước khi máy bơm không hoạt động; hệ thống đường ống phân phối nước; hệ thống khung nhà lưới tránh nắng mưa và các vòi phun; hệ thống mương tiêu nước tưới thừa và nước mưa và hệ thống cấp điện. Đối với những khu vực phân tán nhỏ lẻ cũng nên có giếng hoặc bể chứa để cấp nước đề phòng hạn.



Bảng  37. Các vùng chuyên canh rau

TT

Huyện

Diện tích dự kiến (ha)

Công trình cấp nước chủ yếu

Đến 2015

Đến 2020

 

Tổng

6602

6644,7

 

1

H. Mê Linh

668,2

668,2

TB Thanh Điềm,

Giếng khoan ở bãi 



2

H. Chương Mỹ

574,5

574,5

TB Đông Sơn

3

H. Đông Anh

195

195

TB Ấp Bắc

4

H. Thanh Oai

410,8

410,8

 TB Cao Xuân Dương

5

H. Hoài Đức

927

907

TB Đan Hoài

6

Ứng Hòa

374,7

394,7

TB Xóm Cát, Thái Bình

7

H. Thanh Trì

196,6

196,6

Giếng khoan ở bãi

8

H. Thường Tín

262,5

65,5

TB Hồng Vân

9

H. Gia Lâm

314,7

342,9

TB Vàng, Kim Đức, Cống Thôn

10

H. Ba Vì

349,3

424,3

TB Trung Hà

11

H. Quốc Oai

310,2

310,2

 TB Phù Sa

12

H. Phú Xuyên

252

252

 TB Thụy Phú

13

H. Sóc Sơn

114,3

359

 Tân Hưng, Cẩm Hà, Nội Bài

14

H. Mỹ Đức

99,6

122,2

 TB Áng Thượng, Đức Môn

15

Q. Hà Đông

226,5

226,5

TB Biên Giang

16

H. Phúc Thọ

698,4

698,4

TB Xuân Phú

17

Q. Hoàng Mai

142,3

43,8

Giếng khoan ở bãi, TB Trần Phú

18

Tx. Sơn Tây

34

34

TB Phù Sa

19

H. Đan Phượng

191,4

159,1

TB Đan Hoài

20

H. Thạch Thất

220

220

TB Phù Sa

21

Q. Long Biên

40

40

TB Vàng
      1. Quy hoạch cấp nước cho cây lâu năm, cây công nghiệp


Theo quy hoạch Nông nghiệp, đến năm 2020 toàn thành phố có khoảng 17.000ha cây ăn quả và 3.000ha chè trong đó có 13.500ha trồng tập trung còn lại 6.500ha nằm rải rác trong đất vườn tạp và đất lâm nghiệp.

Khu vực trồng cây ăn quả, cây công nghiệp vùng đồi tập trung với diện tích 2.105ha được bố trí tại các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn. Trong đó, các loại cây như bưởi, nhãn ở khu vực Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sơn Tây; vùng chè tập trung ở Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai và Sóc Sơn.

Do diện tích bố trí các loại cây này thường tập trung ở khu vực bãi sông, các vùng đồi có cốt đất cao nên hiện nay các diện tích này hầu hết chưa được tưới.

Giải pháp chung để tưới cho các khu vực cây ăn quả và cây công nghiệp vùng đồi là dùng các công trình thuỷ lợi ở gần khu tưới để tạo nguồn, nhân dân tự dùng xây các bể chứa để trữ nước tưới cây hoặc dùng các phương tiện gia đình khác như máy bơm mini để bơm trực tiếp từ hồ lên tưới cho diện tích cây trên đồi.

Trong điều kiện cơ chế thị trường và sản xuất như hiện nay thì việc xây dựng các công trình tưới lớn, tập trung cho cây ăn quả, cây công nghiệp vùng đồi sẽ kém hiệu quả, đặc biệt là trong vấn đề quản lý khai thác và duy tu bảo dưỡng. Trước mắt tập trung bố trí công trình tưới cho khoảng 2.105ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và cây chè ở những khu vực tập trung như sau:

- Khu vực 1.055ha trồng bưởi, cam và nhãn muộn dọc theo sông Đáy, được tạo nguồn bằng các công trình như TB Đan Hoài, Thượng Phúc, Yên Sở, Cẩm Yên 2, Cao Bộ, Cao Xuân Dương, Xóm Cát, Chi Lăng, bố trí xây dựng các máy bơm, bể, rãnh chứa và hệ thống đường ống cho các vùng trồng tập trung.



- Đối với các loại cây vùng đồi như Chè, Thanh Long, Bưởi khoảng 1.050ha: Tận dụng tối đa các công trình thuỷ lợi hiện có ở gần khu tưới để tạo nguồn như các hồ chứa thủy lợi Xuân Khanh, Suối Hai, Đồng Mô, Đồng Sương, Văn Sơn, Tân Xã và các hồ đã có hoặc lấy nước từ các suối để tạo nguồn nước và giữ ẩm.

  • Đối với các khu vực địa hình cao, xa nguồn nước không thể đưa được nước lên cần có các biện pháp phi công trình như xây dựng các bể chứa nhỏ dọc theo sườn đồi để trữ nước mưa, tủ gốc để giữ ẩm cho đất…

Bảng  38. Bố trí công trình tạo nguồn cho vùng chuyên canh cây ăn quả

TT

Vùng chuyên canh

Loại cây

Diện tích

Công trình tưới tạo nguồn

I

Chương Mỹ










1

Trần Phú

Bưởi

80

H. Đồng Sương

2

Nam Phương Tiến

Bưởi

60

H. Văn Sơn

3

Văn Võ

Bưởi

35

TB Thượng Phúc

4

Xuân Mai

Bưởi

35

S. Bùi

II

Sóc Sơn




 




5

Phú Cường

Bưởi

55

TB Nội Bài

6

Phú Minh

Bưởi

50

TB Nội Bài

7

Bắc Sơn

Chè

500

H. Nam Lý, Phú Thịnh

III

Hoài Đức




 




8

Cát Quế

Bưởi

80

TB Yên Sở

9

Yên Sở

Bưởi

45

TB Yên Sở

10

An Thượng

Nhãn muộn

60

S. Đáy

IV

Quốc Oai




 




11

Đại Thành

Nhãn muộn

100

TB Cẩm Yên 2

12

Phú Mãn

Chè

 

Suối

13

Hoà Thạch

Chè

 

Suối

V

Chương Mỹ




 




14

Lam Điền

Nhãn muộn

50

TB Chi Lăng I,II

VI

Gia Lâm




 




15

Cổ Bi

Chuối

90

Không cần tưới

16

Kim Sơn

Chuối

60

Không cần tưới

17

Phú Thuỵ

Chuối

50

Không cần tưới

VII

Thường Tín




 




18

Tự nhiên

Chuối

100

Không cần tưới

19

Chương Dương

Chuối

30

Không cần tưới

VIII

Phú Xuyên




 




20

Khai Thái

Chuối

50

Không cần tưới

21

Hồng Thái

Chuối

30

Không cần tưới

22

Quang Lãng

Chuối

30

Không cần tưới

IX

Mê Linh




 




23

Văn Khê

Chuối

110

Không cần tưới

X

Đông Anh




 




24

Tàm Xá

Chuối

100

Không cần tưới

XI

Ba Vì




 




25

Thuần Mỹ

Chuối

50

Không cần tưới

26

Cẩm Lĩnh

Thanh Long

10

H. Cẩm Quỳ, Suối Hai

27

Ba Trại

Chè

200

Sông Đà

28

Minh Quang

Chè

200

Sông Đà

29

Yên Bài

Chè

200

H. Đồng Mô

XII

Thanh Oai




 




30

Cao Viên

Cam

50

Cao Bộ

31

Thanh Mai

Cam

30

S. Đáy

32

Kim An

Cam

30

S. Đáy

XIII

Thạch Thất




 




33

Kim Quan

Thanh Long

10

H. Tân Xã

XIV

Sơn Tây




 




34

Cổ Đông

Chè

200

H. Đồng Mô




Tổng




2780



      1. Vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản


Đối với khu vực ruộng trũng cấy 1 vụ lúa 1 vụ cá gần như không phải cấp nước cho nuôi cá vì vụ nuôi cá là vụ mùa có lượng nước mưa dồi dào và lượng nước hồi quy từ các ruộng lúa.

Đối với khu vực nuôi cá ao tập trung phải cấp bù thêm lượng nước hao hụt do bốc hơi và lượng nước lấy vào đầu vụ sau khi đã phơi ao và làm vệ sinh. Thời gian lấy nước đầu vụ vào tháng 3 là tháng kiệt và lượng nước lấy rất lớn (15.000m3/ha). Tổng lượng nước cần trong năm khoảng 18.000 m3/ha. Do vậy đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh cần được bố trí ở nơi có thể cấp nước và tiêu nước chủ động.

Hệ thống cấp thoát nước cho vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh bao gồm hệ thống cống cấp, cống tiêu; ao cấp, ao trữ, ao nuôi, ao xử lý và hệ thống kênh cấp và tiêu nước, vốn đầu tư cho 1 ha khoảng 150 triệu đồng/ha.

Với 20 vùng nuôi tập trung dự kiến đầu tư đến năm 2015 với tổng diện tích 3.250ha, dự kiến bố trí các công trình cấp nguồn như sau:



Bảng  39. Các công trình dự kiến cấp nguồn cho vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

TT

Vùng

Huyện

Diện tích dự kiến (ha)

Công trình cấp nước

Nguồn sông




Tổng




3250







1

Trung Tú

Ứng Hòa

450

TB Cao Xá 2

Nhuệ

2

Cổ Đô

Ba Vì

450

TB Trung Hà

Đà

3

Hợp Tiến

Mỹ Đức

150

TB Áng Thượng

Đáy

4

Chuyên Mỹ

Phú Xuyên

100

TB Trung Thượng

Nhuệ

5

Liên Châu

Thanh Oai

100

TB I1-16, Từ Châu

Nhuệ

6

Tam Hưng

Thanh Oai

70

TB Thạch Nham

Nhuệ

7

Hương Sơn

Mỹ Đức

400

TB Phú Yên, Hội Xá

Đáy

8

Tốt Động

Chương Mỹ

100

TB Yên Duyệt

Tích

9

Hồng Dương

Thanh Oai

100

TB Phương Nhị 1 (Phương Trung)

Nhuệ (Đáy)

10

Tuy Lai

Mỹ Đức

150

TB Đức Môn

Đáy

11

Hùng Tiến

Mỹ Đức

80

Các TB nhỏ

Mỹ Hà

12

Phụng Thượng

Phúc Thọ

40

TB Phù Sa

Hồng

13

Trung Hòa

Chương Mỹ

100

TB Tử Nê

Tích

14

Hồng Thái

Phú Xuyên

50

Thụy Phú

Hồng

15

Dân Hòa

Thanh Oai

50

TB Quế Sơn

Nhuệ

16

Hồng Sơn

Mỹ Đức

70

TB Áng Thượng

Đáy

17

Long Xuyên

Phúc Thọ

40

TB Triệu Xuyên

Đáy

18

TT Đại Nghĩa

Mỹ Đức

100

TB Áng Thượng

Đáy

19

Đông Anh

Đông Anh

350

Ấp Bắc

Hồng

20

Sóc Sơn

Sóc Sơn

300

Đại Lải, Tân Hưng, Cẩm Hà

Cầu
      1. Vùng trang trại nuôi trồng tập trung xa khu dân cư


Đối với khu vực trang trại nuôi trồng tập trung xa khu dân cư cần đầu tư hệ thống cấp thoát nước chủ động và đảm bảo yêu cầu về môi trường.

  • Những khu vực chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản phải có nguồn cấp, thoát tốt để chủ động trong việc thay nước.

  • Những khu vực chăn nuôi không kết hợp thuỷ sản cần bố trí hệ thống cấp nước dùng để uống, rửa chuồng trại: giếng, hệ thống đường ống, bể chứa nước thải, hầm bioga…
      1. Quy hoạch cấp nước cho vùng bãi


Hiện tại các vùng bối bãi của thành phố có diện tích khá lớn, đặc biệt là bãi sông Đáy với nhiều bãi rộng như bãi Phúc Thọ, Tiên Tân, Minh Khai, Phương Bảng, Phụng Châu, Hồng Quang. Bãi sông Hồng có các bãi như Phú Châu, Tráng Việt, Trần Phú, Yên Mỹ. Hầu hết ở các bãi lớn này đều đã có các công trình tưới tập trung là các trạm bơm hay giếng khoan.

Vùng bãi sông lớn dọc các sông Đà, Hồng, Đáy chủ yếu canh tác các loại màu, diện tích thường phân tán và với đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu là cát pha nên rất khó bố trí các công trình tưới tập trung.

Bên cạnh đó chỉ có bãi sông Đáy (phía sát Đập Đáy) là ít chịu ảnh hưởng của lũ, còn lại các khu vực bối bãi khác gần như thường xuyên bị ngập hoặc ảnh hưởng. Do vậy việc xây dựng hệ thống kênh mương ở khu vực này gặp nhiều khó khăn khi mà sau mỗi trận lũ gần như hệ thống kênh mương lại phải xây dựng, nạo vét lại hoàn toàn.

Biện pháp công trình tưới đề xuất cho vùng bãi như sau:

Đối với các khu vực sản xuất tập trung, bố trí các công trình tưới quy mô hợp tác xã và đối với những khu vực diện tích nhỏ lẻ, phân tán dùng các công trình giếng khoan hộ gia đình để tưới.

Những khu vực chuyên canh, khu vực trồng rau màu có chất lượng cao có thể dùng giếng khoan nước ngầm.

Các khu vực bối lớn hoặc bãi sông Đáy từ Mai Lĩnh trở lên với tính chất ngập lũ không thường xuyên tưới bằng các hệ thống trạm bơm tưới cố định

Các giải pháp tưới cụ thể tưới cho vùng bãi cuả thành phố như sau:



  • Xây mới thay thế TB Xuân Phú 1 và nâng cấp các trạm bơm nhỏ khác để tưới cho khoảng 1300ha bãi Phúc Thọ.

  • Xây mới thay thế trạm bơm Chi Lăng, Hoàng Diệu tưới cho vùng bãi Lam Điền, Hoàng Diệu, nâng cấp TB Biên Giang huyện Chương Mỹ.

  • Ngoài ra còn đề nghị xây mới một số trạm bơm hợp tác xã tưới cho các vùng bãi Thuần Mỹ, Phúc Châu (Ba Vì), Hồng Thái (Phú Xuyên), Hồng Quang (Ứng Hòa), Văn La, Phú Nam An (Chương Mỹ)… nâng cấp các trạm bơm Hợp tác xã xây dựng đã lâu, cũ nát.



Bảng  40. Một số công trình tưới cho vùng bãi lớn

TT

Hạng mục

Huyện

Diện tích (ha)

Hình thức tưới chính

Ghi chú

I

Triền sông Đà













1

Bãi Thuần Mỹ

Ba Vì

110

TB Tưới Thuần Mỹ

Xây dựng mới

II

Triền sông Hồng
















Hữu Hồng













1

Bãi Phú Châu

Ba Vì

220

TB tưới Phú Châu

Xây dựng mới

2

Bãi Thượng Cát- Liên Mạc

Từ Liêm

70

Giếng khoan hộ gia đình




3

Bãi Trần Phú,

Hoàng Mai

200

TB Trần Phú




4

Yên Mỹ, Duyên Hà

Thanh Trì

160

TB Sông Hồng, Thứ 7, Núi Chùa, rau sạch và các giếng khoan.




5

Bãi Vạn Phúc

Thanh Trì

100

TB Thôn 1




6

Bãi Tự Nhiên

Thường Tín

20

TB Tự nhiên




7

Bãi Hồng Thái

Phú Xuyên

40

TB Vườn Chuối

Xây dựng mới




Tả Hồng













1

Bãi Tráng Việt

Mê Linh

130

TB Hợp Tác Xã




2

Bãi Võng La- Đại Mạch

Đông Anh

80

TB Hợp Tác Xã




3

Bãi Hải Bối- Tầm Xá- Xuân Canh

Đông Anh

250

TB Hợp Tác Xã




4

Lâm Du

Long Biên

230

TB Hợp Tác Xã




5

Cự Khối, Đông Dư

Long Biên

300

TB Hợp Tác Xã




6

Kim Đức

Gia Lâm

200

TB Cửa Đình (Xây mơí) , Kim Đức




III

Triền sông Đáy
















Tả Đáy













1

Bãi Tiên Tân

Đan Phượng

751

TB Tiên Tân

Lấy nước Đan Hoài

2

Bãi Minh Khai

Hoài Đức

185

TB Minh Khai

Lấy nước Đan Hoài

3

Bãi Phương Bảng

Hoài Đức

384

TB Phương Bảng

Lấy nước Đan Hoài

4

Bãi Hòa Xá

Ứng Hòa

60

TB Hòa Xá




5

Bãi Hồng Quang

Ứng Hòa

300

TB Hồng Quang

XD mới




Hữu Đáy













1

Bãi Phúc Thọ

Phúc Thọ

1300

Xuân Phú và các TB nhỏ

Xây mới thay thế

2

Bãi Yên Sở

Hoài Đức

108

48


TB Yên Sở

TB Đắc Sở



Nâng cấp

3

Bãi Yên Sơn

Quốc Oai

178

TB Ba Nhà




4

Bãi Phụng Châu

Chương Mỹ

250

TB Phụng Châu




5

Bãi Biên Giang

Chương Mỹ

144

TB Biên Giang

Sửa chữa, Nâng cấp

6

Bãi Lam Điền

Chương Mỹ

40

TB Chi Lăng 1

Xây lại

7

Bãi Hoàng Diệu

Chương Mỹ

112

TB Hoàng Diệu

Xây lại

8

Bãi Văn La

Chương Mỹ

25

TB Văn La

XD mới

9

Bãi Phú Nam An

Chương Mỹ

105

TB Phú Nam An

TB Mỗ Xá


XD mới

Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương