MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HỆ SỐ TIÊU



tải về 3.53 Mb.
trang24/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   33

8.3.KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HỆ SỐ TIÊU


Từ số liệu về mưa, diện tích đất cần tiêu và khả năng chịu ngập của cây lúa. Hệ số tiêu và nhu cầu tiêu của các khu tiêu theo các giai đoạn được tính toán ở bảng sau:

Bảng  41. Kết quả tính toán hệ số tiêu (l/s.ha)

TT

Khu vực

Nông nghiệp

Đô thị

I

Hữu Đáy




 

1

Ba Vì

8,7




2

Tả Tích

8,1




3

Hữu Tích

9,1




4

Mỹ Hà

8,3




II

Tả Đáy (S. Nhuệ)




 

5

Nội thành Hà Nội




17,9

6

Trên vành đai 4




19,8

7

Dưới vành đai 4

8,9

20,0 (Phú Minh)

III

Bắc Hà Nội







1

Sóc Sơn

6,9

15,9

2

Mê Linh

8,5

18,4

3

Đông Anh

 

18,0

4

Gia Lâm – Long Biên

 

18,0

Ghi chú: Hệ số tiêu ở trên được tính với các khu tiêu có hồ điều hoà là 5%.

Chọn hệ số tiêu thiết kế

+ Đối với khu vực tiêu đô thị:

Căn cứ vào mức độ đô thị hóa và cơ cấu sử dụng đất chọn tiêu chuẩn tính toán cho khu vực Nội thành Hà Nội, khu vực trên vành đai 4 (Tây Nam Hà Nội), khu vực Đông Anh và Gia Lâm là khu vực tiêu đô thị.

So với kết quả tính toán của dự án JICA trước đây (hệ số tiêu khu nội thành Hà Nội là 12,85l/s/ha) thì kết quả tính toán của dự án này tương tự và thiên lớn. Như vậy để an toàn có thể dùng kết quả tính toán của phương pháp này trong giai đoạn quy hoạch.

+ Đối với khu vực còn lại: Đối với khu vực ngoại thành, chọn hệ số tiêu thiết kế là hệ số tiêu 10% mưa vụ mùa như bảng trên.


8.4.PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TIÊU CÁC TUYẾN SÔNG

8.4.1.Nhiệm vụ


Thành phố Hà Nội có những con sông sau chảy qua: sông Đà, Hồng, Đuống, Cầu, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê, Đáy, Tích, Bùi, Mỹ Hà và sông Nhuệ. Tuy nhiên qua nhiều năm khai thác, sử dụng hệ thống sông trên địa bàn Hà Nội đã bị bồi lấp, lấn chiếm làm khả năng chuyển tải nước của các sông bị giảm ảnh hưởng đến năng lực tiêu nước của các sông. Quy hoạch tiêu các sông trục bao gồm các nội dung sau:

- Xác định được nhiệm vụ tiêu nước của từng con sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đánh giá khả năng chuyển tải nước của các sông.

- Đề xuất các phương án cải tạo sông trục đảm bảo tiêu thoát nước và kiểm tra với ảnh hưởng của các phương án cải tạo đối với việc cấp nước.

Các sông được xem xét để cải tạo đáp ứng năng lực tiêu thoát trong quy hoạch lần này bao gồm sông Tích, sông Bùi, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Mỹ Hà, sông Cà Lồ Các sông Đà, sông Hồng, Đuống và sông Cầu là các sông lớn, chảy qua nhiều tỉnh, vì vậy phương án cải tạo các sông trên cần được nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn nên không được xem xét trong quy hoạch lần này.

8.4.2.Phương pháp tính toán


Dự án này lựa chọn mô hình Mike 11- 1 chiều để tính toán cho bài toán cấp nước, tiêu thoát nước và phòng chống lũ trên các sông trục. Phần cốt lõi của MIKE 11 là công cụ mô phỏng thuỷ động lực học. Hỗ trợ cho công cụ này gồm có một lượng lớn các công cụ, phần mở rộng khác. Với phần mở rộng , hỗ trợ Mike 11 có khả năng xử lý được hầu hết các vấn đề trong bài toán mô phỏng sông suối.

Hình 8.1. Chế độ dòng chảy của đoạn sông đơn được mô tả bằng hệ phương trình vi phân đạo hàm riêng Saint – Vernant


Đặc trưng cơ bản của mô hình MIKE 11 là cấu trúc tổng hợp với nhiều loại môđun được thêm vào mỗi mô phỏng các hiện tượng liên quan đến hệ thống sông. Các môđun trong bộ MIKE 11 bao gồm:

- Module HD Thủy động lực học là phần cốt lõi của MIKE 11, có khả năng giải bài toán thủy động lực học St. Venant cho kênh hở; giải bài toán sóng khuyếch tán, sóng động học cho một số nhánh định trước; giải bài toán Muskingum cho một số nhánh định trước; tự động hiệu chỉnh cho điều kiện dòng chảy êm, dòng chảy xiết; mô phỏng hầu hết các loại công trình trên sông như cầu, cống, trạm bơm, đập...

- Các ứng dụng liên quan đến mô đun MIKE 11 AD bao gồm: nghiên cứu truyền tải vật chất một chiều như quá trình xâm nhập mặn, chất lượng nước, hiện tượng phì dưỡng trong sông...

Ngoài môđun HD và AD đã mô tả ở trên, MIKE11 bao gồm các mô đun bổ sung về Thủy văn (Mike - NAM); chất lượng nước (Mike WQ); vận chuyển bùn cát có tính dính (Mike -ST); vận chuyển bùn cát không có tính dính (Mike -ST).


Hệ phương trình cơ bản mô tả chế độ thủy lực như sau:

- Phương trình liên tục:

(8.1)

- Phương trình động lượng:

(8.2)



Trong đó:

Z là cao trình mực nước ở thời đoạn tính toán (m); t là thời gian tính toán (giây); Q là lưu lượng dòng chảy qua mặt cắt (m3/s); X là toạ độ không gian (dọc theo dòng chảy, đơn vị là m); b là hệ số phân bố lưu tốc không đều trên mặt cắt; W là diện tích mặt cắt ướt (m2); q là lưu lượng ra nhập dọc theo đơn vị chiều dài (m2/s); C là hệ số Chezy, được tính theo công thức: C = Ry/n; n là hệ số nhám.; R là bán kính thuỷ lực (m); y là hệ số thủy lực, theo Maninh y=1/6 ; g là gia tốc trọng trường : g= 9,81 m/s2; µ là hệ số động lượng; b là hệ số động năng.

Để giải hệ phương trình Saint - Venant sử dụng phương pháp số gần đúng sai phân. Đầu vào mô hình là các số liệu về đặc tính hệ thống cùng với số liệu của nguồn nước vào ra trên toàn hệ thống. Hệ phương trình vi phân 4.1 và 4.2 là hệ phương trình vi phân phi tuyến, có hệ số biến đổi. Các nghiệm cần tìm là Q và Z là hàm số của các biến độc lập x, t. Nhưng các hàm A và v lại là hàm phức tạp của Q và Z không giải được bằng phương pháp giải tích mà giải gần đúng theo phương pháp sai phân.

Giải hệ phương trình vi phân trên theo phương pháp sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn sẽ xác định được giá trị lưu lượng, mực nước tại mọi mặt cắt ngang trong mạng sông ở mọi thời điểm trong khoảng thời gian nghiên cứu. Theo phương pháp này thì mạng sông nghiên cứu được chia thành các đoạn sông đơn bằng các mặt cắt ngang, các đoạn sông được nối tiếp với nhau theo đúng trạng thái tự nhiên. Bằng phương pháp trên với quá trình sai phân tuyến tính hoá sẽ thu được hệ phương trình sai phân viết cho toàn mạng sông thông qua các mắt lưới sai phân, giải hệ phương trình sai phân sẽ thu được nghiệm cần tìm tại các mắt lưới, cụ thể là tìm được cao trình mực nước tại các vị trí có mặt cắt và vị trí cách mặt cắt 2x. Lưu lượng tại các vị trí cách mặt cắt x và các vị trí công trình như cống, đập... trên toàn bộ mạng sông sau mỗi bước thời gian tính toán. Như vậy sau mỗi bước tính toán sẽ thu được giá trị lưu lượng Q(m3/s) và cao trình mực nước Z(m) tại các vị trí đã nêu trên.



Thuật toán cho công trình

Các dạng công trình được mô phỏng tính toán trong MIKE11 gồm:

- Đập tràn đỉnh rộng.

- Cống (cống hình chữ nhật, hình tròn...).

- Trạm bơm.

- Hồ chứa.

- Công trình điều tiết.

- Cầu giao thông.

Các công trình đều có điều kiện chung bên trong là:

Q = f(mực nước thượng lưu và hạ lưu của công trình).

Thay phương trình mô men bằng cân bằng năng lượng cục bộ:

HTL - HHL = Htổn thất

Trong đó:

HTL: Mực nước thượng lưu công trình.

HHL: Mực nước hạ lưu công trình.

Htổn thất: Mực nước tổn thất do sự thu hẹp hay mở rộng dòng chảy.


8.4.3.Phạm vi tính toán của mô hình


a. Mạng sông:

Đối tượng nghiên cứu của dự án là hệ thống thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội nhưng chế độ thuỷ lực của những đoạn sông này có mối liên hệ hữu cơ rất chặt chẽ với chế độ thuỷ lực của toàn mạng sông thuộc lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, vì vậy không thể tách rời lũ trên địa bàn Hà Nội với lũ trên hệ thống sông Hồng do vậy tính toán thuỷ lực phục vụ cho dự án phải được tiến hành đối với toàn bộ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình. Mạng sông được đưa vào tính toán như sau:

- Hệ thống sông Hồng bao gồm: Sông Thao, sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Chảy, sông Gâm, sông Phó Đáy, sông Trà Lý, sông đào Nam Định, sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Quần Liêu, sông Tích, sông Nhuệ, sông Hoàng Long.

- Hệ thống sông Thái Bình: sông Thương, sông Lục Nam, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Thái Bình, sông Văn Úc, sông Gùa, sông Mía, sông Mới, sông Lạch Tray, sông Kinh Thầy, sông Đá Bạch.

- Các sông phân lưu từ sông Hồng sang sông Thái Bình: Sông Đuống, sông Luộc, sông Hoá.

b. Các hồ chứa nước lớn có nhiệm vụ cắt giảm lũ cho hạ du:

Hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà, hồ Tuyên Quang.



c. Biên trên của mô hình:

Với mạng sông tính toán đã được xác định ở trên, biên trên của mô hình thuỷ lực là quá trình lưu lượng theo thời gian Q= f(t) tại các vị trí như sau:

+ Tại Yên Bái trên sông Thao (Flv= 48.000 km2)

+ Tại hạ lưu công trình hồ chứa Hoà Bình trên sông Đà (Flv= 51.800 km2).

+ Tại Na Hang trên sông Gâm (Flv= 12.690 km2)

+ Tại hạ lưu công trình hồ chứa Thác Bà trên sông Chảy (Flv= 6.170 km2)

+ Tại trạm thuỷ văn Hàm Yên trên sông Lô (Flv= 11.900 km2)

+ Tại hạ lưu đập Liễn Sơn trên sông Phó Đáy (Flv= 1.223 km2)

+ Tại Vật Lại trên sông Tích (Flv= 596 km2)

+ Tại Hưng Thi trên sông Hoàng Long (Flv= 664 km2)

+ Tại trạm thuỷ văn Cầu Sơn trên sông Thương (Flv= 2.330 km2)

+ Tại trạm thuỷ văn Chũ trên sông Lục Nam (Flv= 980 km2)

+ Tại trạm thuỷ văn Thác Bưởi trên sông Cầu (Flv= 2.220 km2)

+ Tại Mê Linh (ranh giới Hà Nội - Vĩnh Phúc) trên sông Cà Lồ (Flv= 625 km2)



d. Biên dọc sông của mô hình:

Biên dọc mô hình là các đường quá trình lưu lượng Q = f(t) gia nhập khu giữa được tính toán bằng mô hình thuỷ văn (mô hình NAM):



Bảng  42. Chỉ tiêu cơ bản của các lưu vực gia nhập khu giữa

TT

Tên lưu vực

Nhập vào sông

Vị trí gia nhập

Diện tích (km2)

1

Khu giữa từ Hoà Bình đến Trung Hà

Đà

32.749

1.100

2

Khu giữa 1 từ Yên bái đến Phú Thọ

Thao

30.000

472

3

Khu giữa 2 từ Yên bái đến Phú Thọ

Thao

59.200

1.190

4

Khu giữa từ Hàm Yên đến ngã ba Lô - Gâm



15.000

500

5

Khu giữa 1 từ Na Hang đến Chiêm Hoá

Gâm

17.000

800

6

Khu giữa 2 từ Na Hang đến Chiêm Hoá

Gâm

30.000

728

7

Khu giữa từ Chiêm Hoá đến cửa sông

Gâm

65.000

700

8

Khu giữa từ Gềnh Gà đến Đoan Hùng



50.900

900

9

Khu giữa từ Đoan Hùng đến cửa sông



85.000

2.040

10

Khu giữa từ Chũ đến Lục Nam

Lục Nam

20.000

630

11

Khu giữa từ Lục Nam đến cửa sông

Lục Nam

45.000

310

12

Khu giữa từ Thác Bưởi đến Phả Lại

Cầu

50.600

2.100

13

Khu giữa từ Cầu Sơn đến Phả Lại

Thương

36.118

800

14

Sông Thanh Hà

Thanh Hà

126.302

271

15

Khu giữa từ Vật Lại đến Ba Thá

Tích

69.000

163

16

Tả Chi Nê

Hoàng Long




281,2

17

Sông Đập + Hữu Yên Thủy

Hoàng Long




240,8

18

Gia Viễn

Hoàng Long




163,4

19

Sông Lãng

Hoàng Long




204,0

e. Biên dưới của mô hình:

Biên dưới của mô hình thuỷ lực là quá trình mực nước theo thời gian Z=f(t) tại 9 cửa sông đổ ra biển của lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình:

+ Cửa sông Đá Bạch.

+ Cửa sông Cấm.

+ Cửa sông Lạch Tray.

+ Cửa sông Văn Úc.

+ Cửa sông Thái Bình.

+ Cửa sông Trà Lý.

+ Cửa sông Hồng.

+ Cửa sông Ninh Cơ.

+ Cửa sông Đáy.


Hình 8.2. Sơ đồ tính toán thuỷ lực toàn mạng sông Hồng - Thái Bình

8.4.4.Hiện trạng phân vùng tiêu nước ra các sông


1. Sông Tích, sông Bùi

Sông Tích, sông Bùi đảm nhận tiêu nước cho phần lớn diện tích nằm bờ hữu và một phần diện tích bờ tả sông Tích, sông Bùi của vùng thủy lợi hữu Đáy. Địa hình vùng thủy lợi hữu Đáy bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng. Khu vực miền núi và trung du được tiêu tự chảy, khu vực đồng bằng được tiêu bằng động lực. Nhiệm vụ tiêu nước của sông Tích sông Bùi như sau:



Bảng  43. Diện tích đảm nhận tiêu của sông Tích, sông Bùi

TT

Tên vùng

Hình thức tiêu

Diện tích (ha)

1

Vật Lại

Tự chảy

12.000

2

Sông Hang, sông Cầm Đầm

Tự chảy

18.950

3

Các suối thuộc hữu Thạch Thất, Quốc Oai

Tự chảy

16.600

4

Hữu Chương Mỹ

Tự chảy

36.980

5

Vùng đồng bằng Ba Vì

Bơm + Tự chảy

11.230

6

Vùng Tả Tích của Sơn Tây

Bơm + Tự chảy

2.121

7

Vùng bơm của Phúc Thọ

Bơm

3.341

8

Thạch Thất

Bơm

6.938

9

Quốc Oai

Bơm

5.070

10

Các trạm bơm nhỏ tiêu ra sông Bùi của Chương Mỹ

Bơm

6.563

11

Hạ Dục

Bơm

3.147




Tổng cộng




122.940

2. Sông Mỹ Hà:

Sông Mỹ Hà đảm nhận tiêu nước cho toàn bộ diện tích bờ hữu của lưu vực sông Thanh Hà với diện tích 28.700ha và 3.155 ha vùng đồng bằng của huyện Mỹ Đức.



3. Sông Nhuệ

Sông Nhuệ trước đây đảm nhận tiêu nước toàn bộ diện tích 107.530 ha của lưu vực sông Nhuệ. Do quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên lưu vực làm cho diện tích đô thị, công nghiệp, đất ở ngày càng tăng, diện tích mặt nước, ruộng lúa ngày càng giảm. Nhu cầu tiêu nước trên lưu vực sông Nhuệ tăng nhanh. Đồng thời, qua quá trình khai thác, sử dụng đã gần 100 năm, trục sông Nhuệ hiện tại đã bị bồi lấm, lấn chiếm làm cho khả năng chuyển tải nước của sông Nhuệ bị giảm sút. Vì vậy, diện tích tiêu nước ra sông Nhuệ ngày càng bị thu hẹp và diện tích bơm tiêu ra sông ngoài như sông Hồng, sông Đáy ngày càng mở rộng. Hiện tại vùng sông Nhuệ được tiêu nước theo các hướng sau:

- Tiêu ra sông Hồng 18.415ha, trong đó trạm bơm Yên Sở là 7.753ha, các trạm bơm Đông Mỹ, Bộ Đầu, Khai Thái là 5.890ha (Hà Nội) và Yên Lệnh 4.772ha.

- Tiêu ra sông Đáy 28.431ha, được tiêu bằng động lực bằng các trạm bơm Đào Nguyên 2400ha, Vân Đình 9.284ha, Ngoại Độ 9.220ha (Hà Nội 6.500), Quế 6062ha.

- Tiêu vào sông Nhuệ là 60.684ha, hầu hết bằng các trạm bơm nhỏ. Số lượng trạm bơm dọc sông Nhuệ là 151 cái.

4. Sông Đáy

Sông Đáy hiện tại đảm nhận tiêu nước cho một phần diện tích (28.431ha) của lưu vực sông Nhuệ và 17.255ha diện tích của vùng thủy lợi sông Tích – Thanh Hà (Phúc Thọ 5.375ha, Thạch Thất 1.020ha, Quốc Oai 2.877ha, Chương Mỹ 3.983ha, Mỹ Đức 4.000ha).



5. Sông Ngũ Huyện Khê

Sông Ngũ Huyện Khê có nhiệm vụ tiêu nước cho 23.700ha, trong đó Hà Nội là 11.540ha và còn lại là của Bắc Ninh.

Trong 11.540ha của Hà Nội thì có 8495ha vùng thượng lưu cống Cổ Loa là tiêu tự chảy ra sông Ngũ Huyện Khê và 3045ha là phải tiêu bằng động lực. Toàn bộ diện tích tiêu vào sông Ngũ Huyện Khê của Bắc Ninh đều phải tiêu bằng động lực. Việc tiêu nước từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu như sau:

- Trong trường hợp mực nước sông Cầu thấp hơn mực nước trong sông Ngũ Huyện Khê thì cống Đặng Xá được mở để tiêu tự chảy từ Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu.

- Trong trường hợp mực nước sông Cầu cao hơn sông Ngũ Huyện Khê thì cống Đặng Xá được đóng lại và trạm bơm vợi Đặng Xá được vận hành để bơm tiêu từ Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu.

6. Sông Cà Lồ

Sông Cà Lồ đảm nhận tiêu nước cho 117.380ha trong đó có 73.280ha thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và 44.100ha thuộc địa bàn Hà Nội. Hầu hết diện tích tiêu ra sông Cà Lồ là bằng tự chảy, trừ 2.880ha diện tích thuộc huyện Đông Anh được tiêu bằng các trạm bơm 19/5 và Mạnh Tân.


8.4.5.Đánh giá hiện trạng tiêu thoát nước của các sông trục: PA-HTR


- Tiêu chuẩn tính toán: Mưa tiêu P=10%; mực nước sông ngoài P=10%.

- Nhiệm vụ tiêu nước hiện trạng như đã trình bày ở phần trên.

- Hệ số tiêu thiết kế lấy theo bảng 8.2.

- Diện tích tiêu nước ra các sông như sau: sông Tích 122.940ha, sông Hồng 18.415ha, sông Mỹ Hà 31.855ha, sông Đáy 45.686ha, sông Nhuệ 60.684ha, Ngũ Huyện Khê 11540ha, sông Cà Lồ 117.380ha.

- Năm điển hình dùng để tính toán: Năm 1980, từ 20/7-10/8 (20 ngày).

- Địa hình sông trục như hiện trạng.

- Mô hình ứng dụng: sử dụng các mô hình thủy lực Mike 11.

Với các điều kiện như trên, qua tính toán đã xác định được mực nước tại các điểm then chốt trên hệ thống sông như sau:



Bảng  44. Mực nước tính toán và cho phép tại các vị trí trên sông – PA-HTR

TT

Tên trạm

Thuộc sông

Mực nước tính toán (m)

Mực nước cho phép (m)

1

Tiên Trượng

Tích

7,28

6,75

2

Ba Thá

Đáy

6,46

5,89

3

TL Hà Đông

Nhuệ

7,64

5,0

4

Đồng Quan

Nhuệ

6,34

4.90

5

Phủ Lý

Đáy

4,95

4,28

6

Phú Cường

Cà Lồ

8,56

8,54

7

Đặng Xá

Ngũ Huyện Khê

8,22

6,90

Ghi chú: - Mực nước cho phép tại các trạm Ba Thá, Phủ Lý lấy theo mực nước thiết kế P=10%

- Mực nước cho phép tại Tiên Trượng lấy theo yêu cầu chống lũ của đê hữu Bùi.

- Mực nước cho phép tại Hà Đông lấy theo mực nước khống chế tiêu đảm bảo cho vùng trên Hà Đông không bị ngập.

- Mực nước cho phép tại trạm Đồng Quan lấy theo mức báo động 3.

- Mực nước cho phép tại Phú Cường trên sông cà Lồ lấy theo mực nước thiết kế P=10%

- Mực nước cho phép tại Đặng Xá lấy theo quy định của Quy trình vận hành hệ thống Bắc Đuống.

Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy với việc phân vùng tiêu nước như hiện tại mực nước tính toán tại các vị trí trên các sông như sau:

- Sông Tích tại Tiên Trượng vượt 0,52m.

- Sông Đáy tại Ba Thá vượt 0,43m.

- Sông Nhuệ tại thượng lưu Hà Đông vượt 1,76m, tại hạ lưu Hà Đông vượt 1,42m, tại Đồng Quan vượt 0,82m, tại Phủ Lý vượt 0,72m.

- Sông Cà Lồ mực nước xấp xỉ mực nước thiết kế.

- Sông Ngũ Huyện Khê vượt mực nước thiết kế 1,3m.

Như vậy với điều kiện địa hình và phân vùng tiêu nước như hiện tại, khi gặp mưa tiêu thiết kế với P=10% thì các sông Tích, Đáy, Nhuệ, Ngũ Huyện Khê đều không đảm bảo khả năng tiêu thoát. Việc thay đổi hướng tiêu hoặc cải tạo hệ thống sông trục là cần thiết.

Sông Cà Lồ đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nên không cần cải tạo.

8.4.6.Khả năng tiêu nước của hệ thống sông Nhuệ khi thực hiện phương án tiêu theo quyết định 937/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ - PA1


- Lòng dẫn các sông Đáy, Tích, Bùi, Mỹ Hà giữ nguyên như hiện trạng.

- Nhiệm vụ tiêu của các sông Tích, Bùi, Mỹ Hà như hiện trạng.

- Nhiệm vụ tiêu của sông Đáy cho vùng thủy lợi sông Tích – Thanh Hà như hiện trạng. Nhiệm vụ tiêu của sông Đáy cho hệ thống sông Nhuệ là 36.820ha.

- Hệ thống sông Nhuệ cải tạo như sau: Quy hoạch tiêu nước sông Nhuệ được Chính phủ phê duyệt theo quyết định 937/QĐ/TTg, tuy nhiên theo Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện nay thì diện tích đất đô thị thuộc hệ thống sông Nhuệ sẽ tăng thêm 11.400ha so với số liệu đất đô thị theo quyết định 937. Phần diện tích đô thị tăng thêm bao gồm đô thị Phú Xuyên – Phú Minh 4410ha và khu vực bên trong vành đai 4: 7000ha. Vì vậy, trong dự án này tiến hành kiểm tra khả năng tiêu nước của hệ thống sông Nhuệ sau khi đã cải tạo theo quyết định 937. Nội dung chính của quyết định 937 như sau:



Phân vùng tiêu nước hệ thống sông Nhuệ

- Vùng tiêu ra sông Hồng (29.175 ha)

Gồm đất của các quận huyện Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, và một phần của Hà Đông, Tây Hồ, Cấu Giấy, Thanh Xuân, Từ Liêm, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên. Được tiêu bằng các trạm bơm Liên Mạc 9200ha, Nam Thăng Long 450ha, Yên Sở 7753ha, Đông Mỹ 1950ha, Bộ Đầu 1150ha, Khai Thái 3900ha và Yên Lệnh 4772ha.



- Vùng tiêu ra sông Đáy (36.820 ha)

Gồm đất của các quận huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường tín, Phú Xuyên và một phần của Duy Tiên, Hà Nam. Được tiêu bằng các trạm bơm Yên Thái – Đào Nguyên 3500ha, Yên Nghĩa 6300ha, Vân Đình 10800ha, Ngoại Độ 9220ha, Quế 5200ha và một số trạm bơm nhỏ khác.



- Vùng tiêu ra sông Nhuệ và sông Châu (41.535 ha)

Gồm đất của các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai và một phần của Duy Tiên, Kim Bảng, Phủ Lý của tỉnh Hà Nam, bằng các trạm bơm nhỏ dọc sông Nhuệ.

Một nội dung quan trọng của quyết định 973 là phần lưu vực phía trên Hà Đông và phần lưu vực dưới Hà Đông được ngăn bằng đập Hà Đông và tiêu độc lập với nhau. Phần trên Hà Đông có tổng diện tích là 29.150ha được tiêu ra toàn bộ ra sông ngoài là sông Hồng và sông Đáy. Phần diện tích dưới Hà Đông 78380ha được tiêu vào sông Nhuệ, sông Châu là 41.535ha và còn lại là ra sông ngoài.

Về công trình tiêu nước

- Các trạm bơm bơm ra sông Hồng: Xây dựng TB Liên Mạc 170m3/s, tiêu nước cho 9.200ha, trạm bơm Nam Thăng Long 9m3/s tiêu cho 450ha; trạm bơm Yên Sở nâng công suất lên 145m3/s, trạm bơm Đông Mỹ 35m3/s tiêu cho 1950ha; trạm bơm Bộ Đầu Đầu 15m3/s tiêu cho 1150ha; nâng cấp trạm bơm Khai Thái, Yên Lệnh để tiêu cho 8.672ha.

- Các trạm bơm tiêu ra sông Đáy: Xây dựng TB Yên Nghĩa 120m3/s tiêu cho 6.300ha; trạm bơm Yên Thái 54m3/s; nâng cấp trạm bơm Đào Nguyên công suất 25m3/s, xây dựng trạm bơm Ngoại Độ II 60m3/s cùng với Ngoại Độ I tiêu cho 9.220ha; xây dựng trạm bơm Quế III 40m3/s tiêu cho 7.000ha của lưu vực TB Quế.

- Nâng cấp 55 trạm bơm nhỏ dọc sông Nhuệ, sông Châu, Duy Tiên.



Về sông trục theo QĐ 937 cần cải tạo các đoạn sau:

- Sông Nhuệ đoạn từ Liên Mạc đến Hà Đông cải tạo với B=40m, cao trình đáy tại Liên Mạc là 0m, tại Hà Đông là -1m.

- Sông Nhuệ đoạn từ Hà Đông đến Lương Cổ mở rộng, nạo vét với bề rộng B=30m tại Hà Đông đến B=40m tại Lương Cổ; cao trình đáy sông Nhuệ tại Hà Đông là -1m, cao trình đáy tại Lương Cổ là -3,5m.


  • Nạo vét kênh Vân Đình: từ Hoà Mỹ đến C. Vân Đình 10,8km.

  • Nạo vét kênh Ngoại Độ: từ C. Thần đến cống Ngoại Độ 18,1km

  • Nạo vét kênh Khai Thái: Sông Lương, Kênh Bìm 26,5km.

  • Nạo vét kênh La Khê: Từ Hà Đông đến cống La Khê 6,25km.

- Sửa chữa, nâng cấp các công trình điều tiết:

+ Cống đập Hoà Mỹ: Xây dựng cống mới để thay thế cống cũ đảm bảo cho trạm bơm Vân Đình hỗ trợ tiêu cho sông Nhuệ.

+ Đập Nhật Tựu: Xây mới lại cống mới với B=30m để thay thế cống cũ.

+ Cống Lương Cổ: Xây dựng cống mới với B=36m thay thế cống cũ.

Về nhu cầu tiêu nước:

- Tính toán với phân vùng tiêu như QĐ937.

- Hệ số tiêu thiết kế theo bảng 8-3.

Mực nước tiêu sau khi trên hệ thống sau khi thực hiện phương án tiêu theo QĐ937 như sau.



Bảng  45. Mực nước tính toán và cho phép tại các vị trí trên sông – PA1

TT

Tên trạm

Thuộc sông

Mực nước tính toán (m)

Mực nước cho phép (m)

1

Tiên Trượng

Tích

7,28

6,75

2

Ba Thá

Đáy

6,46

5,89

3

TL Hà Đông

Nhuệ

4,18

5,0

4

HL Hà Đông

Nhuệ

5,46

5,0

5

Đồng Quan

Nhuệ

5,35

4.90

7

Phủ Lý

Đáy

5,16

4,28

Như vậy, khi thực hiện phương án quy hoạch tiêu theo quyết định 937 thì khu vực thượng lưu Hà Đông được giải quyết tiêu triệt để. Trên cơ sở tính toán thuỷ lực hệ thống với nhiều mô hình mưa và mực nước ban đầu khác nhau, thấy rằng mực nước trên thượng lưu cống Hà Đông thay đổi từ 4,18-4,5m. Để an toàn quy hoạch lần này đề xuất mực nước lớn nhất trên sông Nhuệ tại Hà Đông là 4,5m.

Mực nước sông Nhuệ đoạn từ hạ lưu Hà Đông về Lương Cổ vẫn cao. Mực nước trên sông Tích, sông Đáy thay đổi không đáng kể. Nguyên nhân chính dẫn đến mực nước trên sông Nhuệ vẫn cao hơn mực nước cho phép là do khả năng tiêu thoát của sông Đáy kém, dẫn đến mực nước tại cửa ra của sông Nhuệ (Phủ Lý) vẫn cao. Việc cải tạo, nâng cấp đê sông Nhuệ là yêu cầu cấp thiết.


8.4.7.Khả năng tiêu nước của hệ thống khi cải tạo sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi.


1. Cải tạo hệ thống sông Nhuệ: Như PA1.

2. Sông Đáy: Diện tích tiêu nước ra sông Đáy như phương án 1. Phương án cải tạo sông Đáy đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu trong dự án Rà soát Quy hoạch Phòng chống lũ và Đê điều sông Đáy. Quy hoạch lần này xem xét ảnh hưởng của việc cải tạo sông Đáy đến vấn đề tiêu nước trên hệ thống. Nội dung của việc cải tạo sông Đáy như sau:

- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy với mục tiêu đưa nước tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy trong mùa kiệt với lưu lượng 30-100m3/s, đưa lũ thường xuyên với lưu lượng từ 500-800m3/s, và dùng sông Đáy làm cầu chì chuyển tải lưu lượng lũ 2.500m3/s từ sông Hồng vào sông Đáy.

- Cải tạo kênh dẫn đi theo tuyến Cẩm Đình - Hiệp Thuận với bề rộng đáy B = 100m, đáy đầu kênh ở cao trình +3,0m và cuối kênh là +2,0m. Hai tuyến đê dọc theo kênh dẫn có khoảng cách khoảng 1.000m.

- Cải tạo sông Đáy đoạn từ Đập Đáy đến Ba Thá với bề rộng đáy B = 100m, tuyến sông cơ bản đi theo tuyến sông hiện có, chỉ nắn thẳng ở 2 đoạn qua Hiệp Thuận (Phúc Thọ) và qua Yên Nghĩa (Hà Đông), Zđáy tại hạ lưu đập Đáy +2,0m; Zđáy tại Ba Thá -2,50m. Đê tả Đáy, hữu Đáy về tuyến cơ bản giữ nguyên như hiện nay, chỉ nắn chỉnh một số đoạn cong cục bộ, kết hợp giao thông. Cao trình đê tả Đáy không tôn cao, tôn cao đê hữu Đáy đảm bảo chống lũ 2.500m3/s.

- Cải tạo, xây mới các công trình tưới tiêu dọc đê sông Đáy từ Đập Đáy đến Ba Thá.

- Nạo vét sông Đáy từ Ba Thá đến biển với Bđáy = 100m, Zđáy tại Ba Thá -2,50m; Zđáy tại Gián Khẩu -6,50m; Zđáy tại cửa biển -8,00m.



3. Sông Mỹ Hà: Khi sông Đáy được cải tạo, thì khả năng tiêu thoát của sông Mỹ Hà được cải thiện và không cần cải tạo.

4. Sông Tích, sông Bùi : Diện tích tiêu nước vào sông Tích như phương án 1. Nội dung cải tạo sông Tích, sông Bùi như sau:

- Xây dựng cống lấy nước đầu mối Lương Phú tại bờ hữu sông Đà. Kè bờ hữu sông Đà bảo vệ khu vực công trình đầu mối dài khoảng 550m.

- Xây dựng mới, cải tạo đoạn sông dẫn nước từ K0 (Lương Phú – Ba Vì) đến Ba Thá dài 110.5km. Trong đó, xây dựng mới đoạn từ sông Đà đến cuối Đầm Long dài khoảng 12km, cải tạo đoạn sông từ cuối Đầm Long đến Cầu Trắng (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây) dài 15km, đoạn từ Cầu Trắng đến Ba Thá (nối vào sông Đáy) dài 83km. Cải tạo lòng dẫn sông Tích, sông Bùi theo tuyến chủ yếu theo lòng dẫn hiện có, chỉ nắn chỉnh các đoạn cục bộ, quá ngoằn nghèo (đoạn Thanh Bình, Tốt Động, Hữu Văn – Chương Mỹ).

- Xây dựng đường quản lý bên bờ sông kết hợp giao thông, nghiên cứu cải tạo các công trình trên sông như: cầu, cống, trạm bơm tưới tiêu dọc sông và các công trình khác có liên quan.



Tổng chiều dài tuyến sông Tích, sông Bùi cần cải tạo là 110.5km, cụ thể từng đoạn như sau:

Bảng  46. Các thông số cơ bản của lòng dẫn sông Tích, sông Bùi sau khi cải tạo

Đoạn

Chiều dài (m)

Flv (km2)

Cao trình đáy (m)

i

B đáy (m)

Lương Phú -

0 - 2.051




5,4 – 5,26

0,00007

21

Đến Đầm Long

2.051 - 11.277

79,5

5,26 – 4,61

0,00007

24

Đầm Long - Suối hai

11.277 - 14.445

143,2

4,61 – 4,39

0,00007

24

Suối Hai - Cầu qua đường 32

14.445 - 28.973

255,1

4,39 – 3,39

0,00007

24

Cầu qua đường 32 – Cầu Ái Mỗ

28.973 - 36.743

295,1

3,39 – 2,83

0,00007

50 (MC chữ nhật)

Cầu Ái Mỗ - Cẩm Yên

36.743 - 45.360

364,2

2,83 – 2,26

0,00007

35

Cẩm Yên - K59

45.360 - 58.939

600,4

2,26 – 1,31

0,00007

40

K59 – cầu Tân Trượng

58.939 - 88.863

825,0

1,31 - (-0,81)

0,00007

45

Cầu Tân Trượng - Ba Thá

88.863 - 110.696

1288

(-0,81) - (-2,32)

0,00007

60

Cải tạo sông Hang với nhiệm vụ cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ và tạo cảnh quan, môi trường cho thị xã Sơn Tây.

Cải tạo kênh xả lũ hồ Đồng Mô đảm bảo yêu cầu phòng chống lũ cho vùng hạ du công trình.

Kết quả tính toán mực nước tiêu sau khi cải tạo hệ thống sông như sau.

Bảng 8.9. Mực nước tính toán và cho phép tại các vị trí trên sông – PA1

TT

Tên trạm

Thuộc sông

Mực nước tính toán (m)

Mực nước cho phép (m)

1

Tiên Trượng

Tích

5,6

6,75

2

Ba Thá

Đáy

4,31

5,89

3

TL Hà Đông

Nhuệ

4,2

4,5

4

HL Hà Đông

Nhuệ

4,92

5,0

5

Đồng Quan

Nhuệ

4,6

4,90

7

Phủ Lý

Đáy

4,1

4,28

Như vậy hệ thống sông Tích, sông Đáy sau khi cải tạo đã hạ mực nước tiêu tại Tiên Trượng xuống còn 5,6m, thấp hơn mực nước cho phép 1,15m; tại Ba Thá trên sông Đáy mực nước tiêu chỉ còn 4,31m, thấp hơn mực nước cho phép 1,58m; tại Phủ Lý mực nước tiêu cũng thấp hơn mực nước cho phép 0,18m.

Khi cải tạo sông Đáy với B=100m từ Cẩm Đình – Biển thì không những đã làm giảm mực nước trên bản thân sông Đáy mà còn làm giảm cả mực nước tiêu trên sông Nhuệ, đoạn từ Hà Đông đến Lương Cổ. Mực nước tại hạ lưu Hà Đông chỉ còn 4,92m và tại Đồng Quan là 4,6m. Với mực nước trên thì các trạm bơm dọc sông Nhuệ vẫn được phép hoạt động bình thường.


8.4.8.Phương án tiêu đối với sông Ngũ Huyện Khê


Việc cải tạo sông Ngũ Huyện Khê không mang lại hiệu quả giảm mực nước trên sông Ngũ Huyện Khê do mực nước tại cửa ra trên sông Cầu cao. Qua tính toán với nhiều phương án phân vùng tiêu khác nhau, phương án đề nghị cho sông Ngũ Huyện Khê là xây dựng mới trạm bơm Vĩnh Thanh để tiêu cho 6.495ha của Hà Nội ra sông Hồng. Ưu điểm của phương án này là giảm áp lực tiêu cho toàn tuyến sông Ngũ Huyện Khê, khắc phục được nhược điểm vùng tiêu quá xa đầu mối, thời gian duy trì mực nước lũ trên cao trình +6,5 m giảm ngắn giúp cải thiện đáng kể cho công tác phòng chống lũ lụt trên tuyến sông Thiếp - Ngũ Huyện Khê, đồng thời cũng phần nào giảm được lưu lượng tiêu ra sông Cầu.

8.4.9.Phương án chọn quy hoạch các tuyến sông


1. Phân vùng tiêu nước: Vùng hữu Đáy giữ nguyên phân vùng tiêu như hiện nay. Vùng sông Nhuệ theo quyết định 937 của Thủ tướng Chính phủ. Vùng tiêu ra sông Cà Lồ giữ nguyên như hiện trạng; vùng tiêu vào sông Ngũ Huyện Khê giảm 6495ha bằng việc chuyển sang bơm tiêu ra sông Hồng. Việc cải tạo các sông trục như sau:

2. Sông Tích, sông Bùi:

Ci tạo sông Tích sông Bùi theo dự án Lương Phú đảm bảo các nhiệm vụ thoát lũ, cấp nước mùa kiệt và cải tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch sinh thái:

- Xây dựng mới, cải tạo đoạn sông dẫn nước từ K0 (Lương Phú) đến Ba Thá dài 110.5km, các thông số cơ bản của sông trục theo Bảng 8.7

- Xây dựng đường quản lý bên bờ sông kết hợp giao thông, nghiên cứu cải tạo các công trình trên sông như: cầu, cống, trạm bơm tưới tiêu dọc sông và các công trình khác có liên quan.

Cải tạo sông Hang với nhiệm vụ cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ và tạo cảnh quan, môi trường cho thị xã Sơn Tây.

Cải tạo kênh xả lũ hồ Đồng Mô đảm bảo yêu cầu phòng chống lũ cho vùng hạ du công trình.



3. Sông Đáy

Cải tạo sông Đáy nhằm đảm bảo các nhiệm vụ thoát lũ, cấp nước mùa kiệt và cải tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch dịch vụ và giao thông theo quy định của nghị định 04/2011/NĐ-CP:
- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy với mục tiêu đưa nước tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy trong mùa kiệt với lưu lượng 30-100m3/s, đưa lũ thường xuyên với lưu lượng từ 500-800m3/s, và dùng sông Đáy làm cầu chì chuyển tải lưu lượng lũ 2.500m3/s từ sông Hồng vào sông Đáy.

- Cải tạo kênh dẫn đi theo tuyến Cẩm Đình - Hiệp Thuận với bề rộng đáy B = 100m, đáy đầu kênh ở cao trình +3,0m và cuối kênh là +2,0m. Hai tuyến đê dọc theo kênh dẫn có khoảng cách khoảng 1000m.

- Cải tạo sông Đáy đoạn từ Đập Đáy đến Ba Thá với bề rộng đáy B = 100m, tuyến sông cơ bản đi theo tuyến sông hiện có, chỉ nắn thẳng ở 2 đoan qua Hiệp Thuận (Phúc Thọ) và qua Yên Nghĩa (Hà Đông), Zđáy tại hạ lưu đập Đáy +2,0m; Zđáy tại Ba Thá -2,50m. Đê tả Đáy, hữu Đáy về tuyến cơ bản giữ nguyên như hiện nay, chỉ nắn chỉnh một số đoạn cong cục bộ, kết hợp giao thông. Cao trình đê tả Đáy không tôn cao, tôn cao đê hữu Đáy đảm bảo chống lũ 2500m3/s.

- Cải tạo, xây mới các công trình tưới tiêu dọc đê sông Đáy từ Đập Đáy đến Ba Thá.

- Nạo vét sông Đáy từ Ba Thá đến biển với Bđáy = 100m, Zđáy tại Ba Thá -2,50m; Zđáy tại Gián Khẩu -6,50m; Zđáy tại cửa biển -8,00m.

4. Sông Nhuệ

Cải tạo sông Nhuệ nhằm đảm bảo đa mục tiêu tiêu thoát, cấp nước mùa kiệt và cải tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch dịch vụ và giao thông theo quy hoạch tiêu nước sông Nhuệ (quyết định 937/QĐ-TTg ngày 26/7/2011) và quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội (quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 1/7/2009)
- Sông Nhuệ đoạn từ Liên Mạc đến Hà Đông cải tạo với B=40m, cao trình đáy tại Liên Mạc là 0m, tại Hà Đông là -1m.

- Sông Nhuệ đoạn từ Hà Đông đến Lương Cổ mở rộng, nạo vét với bề rộng tối thiểu B=40m (trừ những đoạn co thắt đặc biệt, sông đi qua khu dân cư bề rộng tối thiểu cho phép ≥ 30m); cao trình đáy sông Nhuệ tại Hà Đông là -1m, cao trình đáy tại Lương Cổ là -3,5m.

- Cải tạo đê sông Nhuệ từ Liên Mạc đến Lương Cổ dài 74km.


  • Nạo vét kênh Vân Đình: từ Hoà Mỹ đến C. Vân Đình 10,8km.

  • Nạo vét kênh Ngoại Độ: từ C. Thần đến cống Ngoại Độ 18,1km

  • Nạo vét kênh Khai Thái: Sông Lương, Kênh Bìm 26,5km.

  • Nạo vét kênh La Khê: Từ Hà Đông đến cống La Khê 6,25km.

- Xây dựng các bể lắng bùn cát dọc sông Nhuệ và các kênh trục có hàm lượng phù sa cao để phục vụ việc nạo vét hàng năm.

- Sửa chữa, nâng cấp các công trình điều tiết:

+ Đập Nhật Tựu: Xây mới lại cống mới với B=30m để thay thế cống cũ.

+ Cống Lương Cổ: Xây dựng cống mới với B=36m thay thế cống cũ.

Phương án công trình tiêu nội đồng được trình bày ở phần sau.


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương