MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


CHƯƠNG IX. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC



tải về 3.53 Mb.
trang27/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   33

9CHƯƠNG IX. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Sông Nhuệ - Đáy:

Sông Đáy – Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa được xử lý và được tiêu trực tiếp ra sông. Nguồn gây ô nhiễm bao gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, sản xuất nông nghiệp, các khu khai khoáng, các khu đô thị và tập trung dân cư cao trên lưu vực.

Sông Nhuệ là con sông bị ô nhiễm nặng nhất, đặc biệt vào mùa khô khi cống Liên Mạc đóng, nguồn nước lấy từ sông Hồng không còn, lúc đó lượng nước cung cấp cho sông là nguồn nước thải của thành phố Hà Nội, Hà Nam. Lượng nước thải của Hà Nội trực tiếp đổ xuống 4 con sông thoát nước chính với lượng thải như sau:


  • Sông Tô Lịch: 95 – 150.000 m3/ngày đêm

  • Sông Sét: 50.000 – 65.000 m3/ngày đêm

  • Sông Lừ: 45.000 – 55.000 m3/ngày đêm

  • Sông Kim Ngưu: 85.000 – 125.000 m3/ngày đêm

Theo báo cáo đánh giá diễn biến chất lượng nước trên dòng chính sông Nhuệ do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện thực trong dự án: Giám sát chất lượng nước hệ thống thủy nông sông Nhuệ thực hiện năm 2009 cho thấy:

Trên sông Nhuệ hiện nay có rất nhiều các điểm ô nhiễm trong đó các nguồn điểm gây ô nhiễm chính theo chiều từ thượng lưu về hạ lưu bao gồm: sông Đăm, sông Cầu Ngà, sông Tô Lịch, Kênh AI-17, Kênh Hoà Bình và rất nhiều các kênh khác. Trong năm 2007, 2008, 2009 Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã khảo sát và thấy còn có thêm các kênh Xuân La và nhất là kênh Phú Đô (trạm bơm Đồng Bông) là những điểm đang ngày càng gây tác động lớn tới dòng chính sông Nhuệ. Tại các vị trí đều xảy ra hiện tượng ô nhiễm của các chất hữu cơ như COD, BOD, các chất thuộc nhóm N như NH4+ và NO2- và nhóm vi khuẩn. Tại rất nhiều vị trí đều xuất hiện hiện tượng DO nhỏ hơn 2 mg/l trong một số thời điểm chủ yếu vào các tháng 2, 3 và 5. Hàm lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật ở trong nước thấp và nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt.

Sông Đáy là con sông chính, có chế độ dòng chảy phức tạp, ở thượng lưu đã bị chia cắt khỏi sông Hồng, lại chịu ảnh hưởng của các sông nội địa và đoạn hạ lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều do vậy diễn biến chất lượng nước trên sông Đáy rất phức tạp. Vào mùa mưa, kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều cao hơn so với quy chuẩn nước mặt loại B2 của QCVN 08: 2008/BTNMT : Hàm lượng BOD vượt quy chuẩn loại A2 từ 2,6 đến 8 lần; COD vượt quy chuẩn B2 từ 2,5 đến 45 lần; SS vượt Quy chuẩn B2 từ 7,9 đến 20,2 lần; Coliform từ 1,2 đến 1,58 lần. Cao nhất vẫn là hàm lượng cặn lơ lửng vượt quy chuẩn loại B2 lên đến 20,2 lần. Nồng độ các chất ô nhiễm tăng dần từ khu vực thượng lưu xuống hạ lưu.

Sông Đáy đoạn qua Phủ Lý là nơi hợp dòng với sông Nhuệ, hiện đã bị ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng do bị ảnh hưởng từ nguồn nước sông Nhuệ có chức hàm lượng các chất ô nhiễm cao.



- Sông Tô Lịch:

Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp, Đại học Xây dựng Hà Nội từ năm 1997 – 2000 cho thấy, độ pH của nước sông Tô Lịch giảm nhẹ từ năm 1997 – 2000. BOD và COD có xu hướng biến đổi tăng dần và đến năm 2000 thì lại giảm. Tuy nhiên vẫn không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B của TCVN 5942 – 1995. Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước sông rất thấp, sự hiến khí là biểu hiện nước sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng SS, BOD, COD qua các năm đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, điển hình là khu vực cống Bưởi và Cầu Mới. Hàm lượng Coliform biến đổi theo xu hướng tăng rõ rệt là dấu hiệu cho thấy nước sông Tô Lịch ngày càng bị ô nhiễm hơn do các loại nước thải công nghiệp, dân sinh không qua xử lý đổ thẳng vào sông.

Theo báo cáo đánh giá diễn biến môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm và báo cáo hiện trạng môi trường Hà Nội thì từ năm 2001 – 2004, chất lượng môi trường nước sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng. Môi trường nước bị ô nhiễm nhất là vào mùa khô đoạn Kim Giang – Cầu Biêu. Kết quả quan trắc của các đợt lấy mẫu trong giai đoạn 2001 – 2006 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích COD, BOD, SS, Fe, Coliform đều cao hơn tiêu chuẩn nước mặt loại B2 của QCVN 08: 2008 nhiều lần.

- Sông Kim Ngưu:

Sông Kim Ngưu đón nhận toàn bộ nước thải khu vực Quỳnh Lôi, Mai Hương, Vĩnh Tuy, với diện tích lưu vực là 1.400 ha. Lượng nước xả vào sông tại khu vực nội thành khoảng trên 100.000 m3/ngày.

Do sông Kim Ngưu có 14 của xả thải chính, nên nước sông Kim Ngưu có độ ô nhiễm nặng, nước có màu đen, mùi hôi thối. Về mùa mưa, độ ô nhiễm có giảm, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm vẫn còn rất nặng nề. Đặc biệt tại 2 khu công nghiệp lớn là KCN Vĩnh Tuy (dệt, nhuộm…) và KCN Văn Điển (công nghiệp hóa chất).

- Sông Tích:

Ngay từ phía thượng nguồn sông Tích đã bị ô nhiễm nhẹ do tiếp nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt của thị xã Sơn Tây xả vào qua nhánh sông Cầu Mỗ. Sông Tích tại Ba Thá, nơi nhập lưu vào sông Đáy, nước sông cũng bị ô nhiễm, không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 (QCVN 08: 2008/BTNMT). Nồng độ ôxy hòa tan DO dao động từ 5 – 5,6 mg/l, hàm lượng các chất hữu cơ cao: Hàm lượng COD dao động từ 25 – 30 mg/l; BOD dao động từ 8 – 20 mg/l, đều vượt quá quy chuẩn nước mặt loại A2 từ 1,5 đến 2 lần. Đặc biệt làm lượng Nitơ có trong nước rất cao: NH4+ dao động từ 0,3 – 0,8 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại A2 từ 5 đến 8 lần; hàm lượng NO2- dao động từ 0,05 đến 0,2 mg/l vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 từ 5 đến 10 lần.



- Sông Thanh Hà:

Sông Thanh Hà bắt nguồn từ núi đá vôi Kim Bôi và đổ vào sông Đáy tại cửa Đục Khê. Tại huyện Mỹ Đức sông Thanh Hà chịu ảnh hưởng bởi các chất thải từ của du khách dự lễ hội Chùa Hương nên nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ như: hàm lượng COD dao động từ 15 – 20 mg/l; BOD dao động từ 6-10 mg/l, hàm lượng ôxy hòa tan DO dao động từ 5,3 – 5,7 mg/l; hàm lượng NO2- có mặt trong nước cũng khá cao, dao động từ 0,03 – 0,08 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A từ 3 đến 8 lần và vượt quá tiêu chuẩn loại B – 1,3 lần. Hàm lượng các yếu tố kim loại nặng nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A.



- Sông Cà Lồ:

Chất lượng nước mặt sông Cà Lồ đoạn chảy qua Hà Nội (huyện Sóc Sơn và Đông Anh) đã có hiện tượng bị ô nhiễm sau khi tiếp nhận nước thải đô thị và sản xuất công nghiệp ở thượng nguồn (thị xã Vĩnh Yên và nước thải các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc) và nước thải sinh hoạt, sản xuất hai bên bờ sông. Theo tài liệu mẫu nước sông Cà Lồ tại xã Nam Viên – huyện Phúc Yên – Vĩnh Phúc đặc trưng cho chất lượng nguồn nước sông Cà Lồ trước khi chảy vào địa phận Hà Nội tại Sóc Sơn cho thấy nguồn nước này vào mùa kiệt đã có hiện tượng bị ô nhiễm, các chỉ tiêu gây ô nhiễm vượt giới hạn B2 của quy chuẩn nước mặt.



- Sông Ngũ Huyện Khê:

Nguồn nước mặt sông Ngũ Huyện Khê hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhận trực tiếp nguồn nước thải từ sản xuất, sinh hoạt tại các làng nghề, thành phố Bắc Ninh đổ vào lưu vực sông làm cho nước sông có màu đen, mùi hôi thối nhiều thời điểm nguồn nước mặt sông Ngũ Huyên Khê không đủ tiêu chuẩn để tưới, đây là vấn đề hết sức bức xúc cần phải có các biện pháp giải quyết kịp thời nhằm từng bước cải thiện môi trường cũng như cuộc sống và sức khỏe của người dân sống trên lưu vực. Kết quả khảo sát chất lượng nước của Viện Quy hoạch Thủy lợi vào mùa khô và mùa mưa năm 2009 cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu ô nhiễm như COD, BOD, Coliform, kim loại nặng vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt hàng chục lần cho phép như: sông Ngũ Huyện Khê tại xã Phong Khê hàm lượng COD vào mùa khô đo được là 49,7 mg/l và vào mùa mưa là 64,3 mg/l, BOD mùa khô đo được là 32,3 và mùa mưa là 64,3 mg/l, Coliform mùa khô là 52.000 Coli/100ml và mùa mưa đo được là 105.000 Coli/100ml, tại xã Vạn An TP Bắc Ninh, nguồn nước tại đây bị ô nhiễm do sản xuất rượu, sản xuất giấy từ các làng nghề trong vùng với hàm lượng các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B2 nhiều lần cho phép như: DO đo được 1,71 mg/l vào mùa khô và 1,93 mg/l vào mùa mưa vượt tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi (TCVN 6773-2000). Hàm lượng COD dao động từ 117,3 mg/l vào mùa mưa và 127,2 mg/l vào mùa khô, BOD dao động từ 83,7 mg/l vào mùa mưa và 95,4 mg/l vào mùa khô, Coliform dao động từ 110.000 vào mùa mưa và 111.000 Coli/100ml vào mùa khô. Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước mặt vào mùa mưa thường có chất lượng tốt hơn so với mùa khô. Nguyên nhân vào mùa mưa nguồn nước các con sông dồi dào hơn, các chất gây ra ô nhiễm giảm xuống thông qua quá trình pha loãng.



- Chất lượng nước sông Đuống

Chất lượng nguồn nước mặt sông Đuống tại các vị trí khảo sát là tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 của QCVN 08: 2008 và tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi. Tuy nhiên nguồn nước hàm lượng lơ lửng cao dao động từ 62 -82 mg/l. Các chỉ tiêu như kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A cho phép. Nhìn chung chất lượng nước sông Đuống đủ tiêu chuẩn cấp cho sản xuất nông nghiệp.



- Sông Hồng đoạn chảy qua TP Hà Nội

Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội tiếp nhận nguồn nước sông Đà, sông Lô, sông Thao từ thượng nguồn chảy về. Trong quá trình di chuyển nước sông tiếp nhận nhiều nguồn thải khác nhau bao gồm: nước thải đô thị, công nghiệp, nước tiêu nông nghiệp thuộc các tỉnh trung du và đồng bằng phía Bắc sông Hồng, đặc biệt là sông Hồng tiếp nhận toàn bộ nước thải từ khu vực biên giới chảy vào Việt Nam qua các cửa khẩu Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và nước thải khu công nghiệp Bãi Bằng, Lâm Thao, Việt Trì cũng như rất nhiều các khu tập trung đông dân cư, thị trấn và thị xã. Do vậy chất lượng nước luôn luôn biến động, phụ thuộc vào chế độ thải nước, chế độ thuỷ văn dòng chảy sông.

Theo kết quả khảo sát từ năm 2005 -2009 tại trạm Hà Nội cho thấy hàm lượng oxy hòa tan biến đổi khoảng 4.8 đến 6.15 mg/l nằm trong giới hạn từ A1 đến B1 của quy chuẩn chất lượng nước mặt Việt Nam. Hàm lượng COD và BOD biến đổi không rõ xu thế trong năm với BOD dao động trong khoảng 5.2 mg/l đến 7.7 mg/l tức là nằm trong giới hạn A2 và B1 của QCVN. Tương tự hàm lượng NH4+ và NO2- có xu thế tăng nhẹ vào đầu mùa mưa tháng 5 với NH4+ nằm trong giới hạn A1 quy chuẩn chất lượng nước mặt Việt Nam và NO2- vượt giới hạn A2 qiêu chuẩn chất lượng nước mặt Việt Nam trong các số liệu đo.

Hàm lượng cặn lơ lửng tăng mạnh vào đầu mùa mưa do tác động của hiện tượng rửa trôi bề mặt. Các chỉ tiêu vi sinh nằm trong giới hạn A1 quy chuẩn chất lượng nước mặt Việt Nam với Coliform 2000 MNP/100ml trong hai đợt lấy mẫu tháng 2/2008.



- Chất lượng nước các hồ

Các hồ nội thành có độ sâu trung bình 2- 3 m, có khả năng tự làm sạch khá lớn. Tuy nhiên có một số hồ bị ô nhiễm nặng vì phải trực tiếp nhận nước thải xả vào. Cao độ đáy hồ dần dần bị nâng lên do lớp bùn bị lắng đọng tích lũy dần, đạt tới chiều dày 0,5 - 1m. Diện tích hồ bị thu hẹp dần, điển hình là các hồ Văn Chương, Linh Quang và hồ Giám. Thông thường các chỉ tiêu chất lượng nước ở đầu hồ (cách cửa cống xả nước thải 5- 10m) như sau: Hàm lượng cặn lơ lửng (SS): 100-150 mg/l; BOD5: 35-65 mg/l; DO: 0,5 - 2mg/l. Nước ở cuối hồ có SS là 50 - 80 mg/l; BOD5: 15 - 25 mg/l; DO: 4,5 - 6,7 mg/l. Các hồ Hoàn Kiếm, Thủ Lệ, Đống Đa... do lượng nước thải xả vào ít, dung tích hồ lại khá lớn nên mức độ ô nhiễm thuộc loại nhẹ hơn. Hồ Tây có diện tích mặt nước lớn (446 ha) và có lượng nước thải xả vào không đáng kể, tuy vậy ở vùng ven bờ, đặc biệt là khu vực gần cống xả từ hồ Trúc Bạch sang, BOD5 có thời điểm đạt tới 25 - 28 mg/l. Ở ngoại thành các hồ Yên Sở, Linh Đàm, Hạ Đình, Pháp Vân thường được sử dụng để nuôi cá. Do việc bơm trực tiếp nước thải từ các sông mương vào, nên vùng đầu hồ thường có hàm lượng BOD5 lớn (trên 30 mg/l), hàm lượng NH4+ từ 5 - 15 mg/l. Trong hồ, nước thải được pha loãng để làm giảm hàm lượng BOD5 và NH4+ đồng thời làm tăng DO, nhằm đạt chất lượng nước để nuôi cá. Phần lớn các hồ Hà Nội thuộc loại giàu dinh dưỡng (eutrophic) do hàm lượng PO43- và NH4+ trong nước thải xả vào hồ khá lớn (PO43- từ 8 - 15 mg/l, NH4+ từ 1,5-5 mg/l) dẫn đến hiện tượng tảo phát triển mạnh tác động xấu đến điều kiện sống của các loài thủy sinh. Hiện tại mức độ ô nhiễm theo các chỉ tiêu SS và BOD5 lớn gấp 5 - 20 lần so với tiêu chuẩn quy định đối với nguồn nước mặt loại B2 của QCVN 08: 2008. Do đó muốn sử dụng các hồ này làm nơi vui chơi giải trí và cảnh quan đô thị thì phải có các biện pháp tách hoặc xử lý nước thải đến đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào hồ.



- Chất lượng nước dưới đất phục vụ sinh hoạt, đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Vùng Hà Nội có 2 tầng chứa nước là tầng chứa nước Halocen (nước ngầm tầng nông – qh) và tầng chứa nước Pleistocen (nước ngầm tầng sâu – qp). Hai tầng này được ngăn cách với nhau bởi lớp nước thấp yếu.

Hiện nay khu vực Nam Hà Nội có 10 nhà máy nước lớn là Yên Phụ, Đồn Thủy, Ngọc Hà, Ngô Sĩ Liên, Lương Yên, Phương Mai, Hạ Đình, Mai Dịch, Pháp Vân, Cáo Đỉnh và 20 trạm khai thác nhỏ, hàng trăm lỗ khoan khai thác đơn lẻ, với lưu lượng khoảng 500.000 m3/ngày đêm. Do khai thác không hợp lý làm cho động thái của nước dưới đất bị phá hủy, dẫn đến sự hình thành các phễu hạ thấp mực nước với mức độ lan rộng và hạ sâu không ngừng. Rốn phễu sâu nhất là tại Hạ Đình và Tương Mai.

Chất lượng nước tương đối tốt đặc biệt với khu vực gần sông Hồng, tuy nhiên đối với khu vực Tây Nam và Nam Hà Nội thì chất lượng nước không được tốt đã bắt đầu có hiện tượng ô nhiễm NH4+, As... Nguồn nước ngầm Hà Nội là rất phong phú, tuy nhiên cần phải có các khảo sát kỹ về chất lượng nước để có thể xác định khả năng khai thác cũng như các biện pháp xử lý khi sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt và sản xuất.



- Chất lượng không khí:

Chất lượng không khí đối với các khu công nghiệp và làng nghề đang bị ô nhiễm, đặt biệt là các khu gần cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ sở đúc, luyện sắt thép, phế liệu chế biến lương thực, thực phẩm, gia công chế biến cao su, nhựa, thủy tinh…

Chất lượng không khí tại thành phố Hà Nội kém là do mặt độ giao thông lớn, đã gây ô nhiễm tiếng ồn, bụi và khí thải ô nhiễm: NOX, SO2, CO, …đã làm giảm chất lượng không khí. Bên cạnh đó hoạt động xây dựng tại các khu đô thị diễn ra mạnh mẽ kèm theo các hoạt động vật tải chuyên chở vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ, đặc biệt là khí và bụi tại từng điểm với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Kết quả khảo sát và đo đạc của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA) cho thấy nồng độ các khí thải do hoạt động giao thông gây ra đều vượt quá tiêu chuẩn khí thải cho phép tại các đường giao thông, cụ thể là: bụi gấp 15 -3 lần, khí SO2 gấp 2,5 lần, CO gấp 1,5 lần vv…Đa số lượng xe khách và xe tải tham gia lưu thông không đảm bảo yêu cầu về khí thải. Có tới 95% tổng số xe không đảm bảo về các quy định về vệ sinh, không được che chắn, bùn đất bám ở lốp xe, thành xe, tạo nên nguồn phát tán bụi di đông đi khắp nơi và khó kiểm soát.



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương