MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


GIẢI PHÁP PHỐI HỢP ĐA NGÀNH TRONG CÔNG TÁC THỦY LỢI



tải về 3.53 Mb.
trang33/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

GIẢI PHÁP PHỐI HỢP ĐA NGÀNH TRONG CÔNG TÁC THỦY LỢI

Giải pháp nông nghiệp:


Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang các loại cây trồng cạn vừa để giảm lượng nước tưới, vừa tăng giá trị sử dụng đất.

Chuyển các vùng úng trũng hiện trồng lúa một vụ bấp bênh, năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản là giải pháp phi công trình hiệu quả trong vấn đề tiêu thoát nước, giải pháp này vừa có chi phí thấp, vừa thân thiện với môi trường.

Giải pháp dồn điền, đổi thửa nhằm tăng quy mô sản xuất các loại cây trồng vật nuôi, cũng là để góp phần vào việc hiện đại hóa hệ thống tưới và tiêu nước.

Xây dựng đô thị bền vững, thân thiện với môi trường


Đưa tỷ lệ diện tích hồ điều hòa thành một chỉ tiêu bắt buộc trong quy hoạch xây dựng đô thị, vừa để giảm quy mô hạ tầng thoát nước, vừa tạo cảnh quan môi trường đô thị.

Sử dụng các vật liệu thấm nước tại các khu vực công cộng trong xây dựng đô thị.

Duy trì tỷ lệ cây xanh phù hợp trong các đô thị.

Khuyến khích việc trữ nước tại chỗ trong các đô thị, đặc biệt đối với những khu vực đô thị cổ, đô thị cũ không có khả năng xây dựng các hồ điều hòa tập trung.


Thủy lợi kết hợp giao thông


Các hệ thống công trình thủy lợi thường là các công trình trải dài trên diện rộng, ví dụ như hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, hệ thống đê, hồ ao. Việc sử dụng tổng hợp công trình thủy lợi vừa đảm bảo yêu cầu cấp nước, thoát nước và kết hợp giao thông đang được áp dụng hiệu quả trên địa bàn thành phố. Ngoài hiệu ích về kinh tế mang lại, việc kết hợp giữa hệ thống đê, hệ thống kênh với nhiệm vụ giao thông còn là biện pháp hiệu quả để chống lấn chiếm công trình thủy lợi.

Hệ thống các công trình điện



Nhằm đảm bảo cho các hệ thống thủy lợi hoạt động hiệu quả, việc đầu tư, xây dựng hệ thống cung cấp và phân phối điện đầy đủ là yêu cầu thiết yếu để các công trình thủy lợi có thể hoạt động và phát huy hiệu quả.

Phối hợp với các cơ quan trung ương, địa phương khác


Trong quá trình quy hoạch, quản lý vận hành công trình thuỷ lợi còn cần đến sự kết hợp với các cơ quan trung ương trong việc lập quy trình vận hành liên hồ chứa, chỉ đạo sản xuất và yêu cầu xả các hồ chứa để phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Có ý kiến đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT về các công trình thuỷ lợi lớn mang tính liên tỉnh. Bên cạnh đó hệ thống phân lũ sông Đáy chủ yếu thuộc địa bàn thành phố Hà Nội do vậy cần có sự phối kết hợp trong việc vận hành hệ thống: cấp nước, đưa lũ thường xuyên, phân lũ.

Các hệ thống thủy lợi thường mang tính liên thông do đó phối kết hợp với các địa phương khác cũng cần được quan tâm như ở các hệ thống liên tỉnh: sông Nhuệ (Hà Nam), Bắc Hưng Hải (Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh), Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh)


GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN


Quy hoạch Hệ thống Thủy lợi Thành phố lần này đã đề ra nhiều hạng mục công trình và đòi hỏi một lượng vốn rất lớn để đầu tư.

Tổng vốn đầu tư hệ thống tưới, tiêu dự kiến là 64.292 tỷ đồng, dự kiến phân thành 2 giai đoạn: giai đoạn 2012-2015 là: 24.907 tỷ đồng; giai đoạn đến năm 2020 là: 39.385 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch chủ yếu được từ nguồn vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính Phủ; Tranh thủ huy động từ các nguồn vốn ODA, BT trong khả năng cho phép và các nguồn vốn hợp pháp khác cho các dự án trong lĩnh vực tiêu thoát nước, bảo vệ môi trường và kết hợp chỉnh trang đô thị.



TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH


Quá trình thực hiện Quy hoạch Thủy lợi thành phố Hà Nội cần có sự phối hợp chặt chẽ và phân công rõ trách nhiệm của các cấp ngành, các huyện trong thành phố:

Uỷ ban nhân dân Thành phố:

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, tiến hành tổ chức công bố công khai quy hoạch, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện quy hoạch.

Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng và trình phê duyệt các chương trình, dự án phát triển thủy lợi.

Tìm kiếm nguồn kinh phí trong nước và gọi vốn nước ngoài để đầu tư phát triển thủy lợi.

Xây dựng kế hoạch thực hiện và bố trí vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển thủy lợi hàng năm trên địa bàn thành phố.

Xây dựng mới các dự án phát triển thủy lợi ứng dụng công nghệ tưới tiêu hiện đại phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng phát triển cây ăn quả đặc sản; vùng phát triển hoa cây cảnh, vùng phát triển rau an toàn.

Ban hành, hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản lý thủy nông trên địa bàn thành phố.

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh có liên quan trong việc xây dựng và quản lý vận hành các công trình có tính chất liên tỉnh.



Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan cụ thể hoá các nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện quy hoạch Thủy lợi.

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triển thủy lợi.

Trong phạm vi chức năng được giao, tiến hành thẩm định các dự án phát triển thủy lợi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.



Các sở ngành có liên quan.

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài Chính trên cơ sở quy hoạch, chương trình dự án đầu tư, cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch.

Sở Tài Nguyên và Môi trường: Quản lý bảo vệ nguồn nước, kiểm tra giám sát việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, di dân tái dịnh cư, cấp giấy phép sử dụng đất để xây dựng công trình.

Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định các dự án có tính lợi dụng tổng hợp liên ngành (thủy lợi kết hợp giao thông, thoát nước đô thị và thủy lợi).

Các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển Thủy lợi của Thành phố phù hợp với định hướng quy hoạch chung.

UBND các huyện, Thị xã

Triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn mình quản lý theo pháp luật hiện hành; trong quá trình thực hiện cần phối hợp với các Ban, ngành trong Thành phố thực hiện; tích cực và chủ động trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Căn cứ nội dung Quy hoạch hệ thống Thủy lợi Thành phố, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các Sở ngành có liên quan tổ chức xây dựng các Quy hoạch chi tiết phát triển thủy lợi trên địa bàn huyện, thị xã.

Chỉ đạo tổ chức xây dựng các dự án đầu tư thủy lợi trên địa bàn.

Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt quy hoạch Thủy lợi trên địa bàn.

12PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ


A. KẾT LUẬN

Hệ thống thủy lợi Thành phố Hà Nội hiện nay là một hệ thống thủy lợi lớn và phức tạp về các vấn đề tưới, tiêu, phòng chống lũ và môi trường. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp, các hình thái thời tiết cực đoan như mưa lũ, nắng nóng, hạn hán xuất hiện thường xuyên.

Hà Nội sau khi hợp nhất là một trong những khu vực đang có nhiều biến động nhất trên cả nước cả về cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất tạo ra những thay đổi đột biến về yêu cầu cấp nước, tiêu thoát nước và phòng chống lũ. Mật độ dân cư khu vực nội thành hiện đã quá cao, tạo áp lực rất lớn đến hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó có cấp và thoát nước. Dân cư đông đúc, mật độ các cơ sở sản xuất, dịch vụ lớn cũng tạo áp lực lên môi trường, chất lượng nước các sông suối, hồ, ao trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Quá trình đô thị hóa đang xảy ra rất nhanh, đặc biệt là khu vực phía Tây Thành phố, khu vực Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh, Đông Anh làm cho nhu cầu cấp nước, thoát nước tăng đột biến.

Từ việc đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển dân sinh kinh tế, đánh giá về hiện trạng thủy lợi, tính toán nhu cầu dùng nước, tiêu thoát nước của các ngành kinh tế, quy hoạch đã đề xuất được phương án phát triển thủy lợi phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên đề. Các giải pháp chính về cấp nước, tiêu thoát nước được đề xuất trong quy hoạch và hiệu quả mà quy hoạch mang lại như sau:



Về cấp nước:

- Tiếp tục thực hiện dự án Tiếp nước, cải tạo sông Tích từ Lương Phú, dự án chuyển nước từ sông Tích sang sông Đáy.

- Cải tạo các trạm bơm lấy nước dọc sông Hồng gồm: Xuân Phú, Thanh Điềm, Ấp Bắc, Đan Hoài, Hồng Vân. Xây mới các trạm bơm Liên Mạc, Thụy Phú 2.

- Cải tạo nâng cấp, xây mới các hệ thống tưới để thay thế nhiệm vụ của các hồ chứa chuyển sang làm nhiệm vụ du lịch gồm Trung Hà, Cẩm Yên 2, Đức Môn, Áng Thượng , Tân Độ.

- Xây mới một số trạm bơm ở các vùng chưa có hoặc thiếu năng lực công trình gồm: Đồng Tiến, Ngòi Lặt huyện Ba Vì; Xóm Cát, huyện Ứng Hòa, Thuỵ Lôi (Đông Anh), Đồng Lạc, Đình Thông (Sóc Sơn).

- Cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tưới cho các vùng chuyên canh rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chè các khu vực thuộc thị xã Sơn Tây, các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Từ Liêm; Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh và Sóc Sơn;

- Cải tạo, nâng cấp các cấp hệ thống tưới cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai và Mỹ Đức, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên và Sóc Sơn.

- Cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nhỏ thuộc huyện Ba Vì, Sóc Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu tưới và đảm bảo an toàn hồ chứa.



Về tiêu thoát nước:

- Cải tạo sông Tích, sông Bùi từ Lương Phú đến Ba Thá dài 110,5km; Cải tạo sông Đáy đáp ứng các nhiệm vụ cấp nước, tiêu thoát nước và phòng chống lũ, cải tạo sông Nhuệ từ Liên Mạc đến Lương Cổ, cải tạo đê sông Nhuệ kết hợp giao thông.

- Cải tạo nâng cấp các trạm bơm tiêu đã xuống cấp, thiếu công suất như : Hiệp Thuận (Phúc Thọ), Săn (Thạch Thất), Đông Yên (Quốc Oai), Đào Nguyên (Hoài Đức), Khê Tang 1 (Thanh Oai), Bộ Đầu (Thường Tín), Ngoại Độ 1 (Ứng Hòa); Cẩm Hà, Tăng Long (Sóc Sơn); Phương Trạch, Mạnh Tân, trạm bơm 19-5 (Đông Anh); Dương Hà, Phù Đổng, Thịnh Liên (Gia Lâm );

. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình tiêu nước trên hệ thống sông Nhuệ theo Quyết định 937 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây mới các trạm bơm tiêu tại các vùng còn thiếu năng lực công trình: Cao Viên (Thanh Oai), Phú Minh (Phú Xuyên), Khai Thái 2, Yên Thái (Hoài Đức); Tây Đằng (Ba Vì); trạm bơm Yên Sơn (Quốc Oai); Cầu Đổ (Mỹ Đức); các trạm bơm Hữu Văn, Sông Đào, Trại Cốc, Khúc Bằng (Chương Mỹ); Xuân Kỳ, Kim Lũ (Sóc Sơn), Văn Khê (Mê Linh), Vĩnh Thanh (Đông Anh), Long Tửu (Đông Anh), Gia Thượng, Cự Khối (Long Biên).

- Cải tạo, nâng cấp kênh xả lũ hồ Đồng Mô; sông Hang; sông Cầu Dầm phục vụ tiêu thoát cho đô thị Sơn tây; cải tạo ngòi Ngang, ngòi Địa, ngòi Vài Cả, ngòi Nà Mương để tiêu thoát cho khu đô thị Hoà Lạc; Nâng cấp các trục tiêu cấp 1, cấp 2 của sông Nhuệ, sông Cà Lồ, Bến Tre, Lương Phúc.

- Thực hiện chuyển đổi 2.202ha các vùng trũng thấp thường xuyên bị úng ngập, khó khăn về tiêu thoát nước sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hoà, Sóc Sơn, Quốc Oai, Phúc Thọ.

Hiệu quả mang lại:

Quy hoạch đã đề xuất được giải pháp cấp nước để có thể tưới chủ động cho 112.715ha đạt 90% yêu cầu, trong đó: (i) Tưới được cho diện tích đất lúa 92.120ha, rau màu, hoa cây cảnh là 8.169ha; (ii) Cấp nước cho 10.321ha nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là các khu tập trung; (iii) Cấp nước cho 2.105 ha vùng chuyên canh cây ăn quả, chè. Còn lại khoảng 13.735ha màu và cây lâu năm nằm tại các khu vực các bãi sông nhỏ, vùng đồi gò phân tán ở các huyện miền núi và bán sơn địa vùng Ba Vì, Hữu sông Tích và Sóc Sơn không bố trí được công trình tưới tập trung, cần tưới bằng các giếng khoan hộ gia đình và có biện pháp trữ nước mưa và giữ ẩm.

Quy hoạch đã đề xuất được giải pháp cải tạo các sông trục chính gồm sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ, sông Đáy đảm bảo khả năng tiêu nước cho 212.889 ha diện tích nông nghiệp, nông thôn và 120.000ha diện tích của các khu đô thị.

Xác định được giải pháp tiêu nước cho khác khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố (212.889ha) bao gồm công trình đầu mối tiêu nước, hệ thống kênh mương. Giải quyết vấn đề tiêu nước cho khu vực chưa có công trình tiêu nước thuộc các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn. Sau quy hoạch diện tích được tiêu nước chủ động bằng động lực tăng từ 161.286ha như hiện nay lên 240.039ha, trong đó: (i) Nâng cao mức đảm bảo tiêu cho 51.340ha diện tích tiêu động lực hiện nay còn thiếu công suất, (ii) Chuyển 27.413ha từ hình thức tiêu tự chảy không chủ động sang tiêu động lực.


Quy hoạch đã đề xuất được các giải pháp phi công trình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi, như giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp phối hợp đa ngành trong phát triển thủy lợi, giải pháp về huy động vốn và tổ chức thực hiện quy hoạch.

B. KIẾN NGHỊ

Dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đề ra các mục tiêu, định hướng lớn cho cả thời kỳ phát triển dài của lĩnh vực thủy lợi. Để thực hiện thành công cần có hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, sự phối hợp của các ban ngành và sự tổ chức thực hiện có hiệu quả ở các huyện, thị xã.

1. Đề nghị Chính phủ::

- Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ được Thủ tướng chỉnh phủ phê duyệt tại Quyết định 937/2009/QĐ-TTg ngày 1 tháng 7 năm 2009;

- Tiếp tục bố trí vốn TPCP cho dự án Tiếp nước cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; dự án Nâng cấp trục chính hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ

2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT :

- Trình Chính phủ phê duyệt các QHTL có liên quan đến thành phố Hà Nội gồm: Quy hoạch phòng chống lũ và Đê điều hệ thống sông Đáy; Quy hoạch Thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

- Trình Chính phủ rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tiêu hệ thống sông Nhuệ được phê duyệt tại Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 1/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội.

- Bố trí kinh phí thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội do Bộ quyết định đầu tư: Dự án trạm bơm Ngoại Độ 2, dự án Cải tạo làm sống lại dòng sông Đáy, dự án trạm bơm Phù Sa..

.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



  • Quyết định số 60/2002/QĐ-BNN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành 14TCN 122-2002 “Tiêu chuẩn phòng, chống lũ đồng bằng sông Hồng”

- Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của TP đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020 (bản dự thảo tháng 8/2010).


  • Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan.

  • Quyết định số 937-QĐ-TTg ngày 1/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tiêu hệ thống sông Nhuệ;

  • Văn bản số 528-TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Nghị định 62 nhằm xóa bỏ các khu phân lũ, chậm lũ trên vùng đồng bằng sông Hồng sau khi hồ chứa Sơn La đi vào hoạt động.

  • QH tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây đến 2010 của sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Tây.

  • QH tổng thể phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội (cũ) đến 2010 của sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nội.

  • Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Hà Tây đến năm 2010 của Sở Nông nghiệp và PTNT lập năm 2006.

  • Quy hoạch phát triển thủy lợi lưu vực sông Hồng – Thái Bình của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2006.

  • Quy hoạch Tổng hợp bảo vệ và Phát triển nguồn nước lưu vực sông Tích – Thanh Hà của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2000.

  • Quy hoạch Tổng hợp bảo vệ và Phát triển nguồn nước lưu vực Đáy của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2002.

  • Quy hoạch Tổng hợp bảo vệ và Phát triển nguồn nước lưu vực sông Châu của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2001.

  • Rà soát Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Đáy của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2009.

  • Rà soát Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Nhuệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2006.

  • Rà soát Quy hoạch Thủy lợi hệ thống Bắc Hưng Hải của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2009.

  • Rà soát Quy hoạch Thủy lợi hệ thống Bắc Đuống của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2009.

- Quy hoạch tiêu sông Nhuệ do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt bằng quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 1/7/2009.

- Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn TP đến năm 2020 do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập và đã được HĐND Thành phố phê duyệt bằng nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009.

- Rà soát quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy do Viện Quy hoạch Thủy lợi lập năm 2009 đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chính phủ đang chờ phê duyệt.

- Dự án tiếp nước, khôi phục, cải tạo sông Tích từ Lương Phú, do Tổng công ty Tư vấn Thủy lợi thực hiện, đang chờ Thành phố phê duyệt.

- Cải tạo hệ thống tiêu nước phía Tây Thành phố Hà Nội của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Trường Đại học Thủy lợi lập năm 2009-2010.

- Quy hoạch thủy lợi huyện Sóc Sơn của UBND huyện Sóc Sơn năm 2008.

- Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Hà Tây do Trường Đại học Thủy lợi lập năm 2007.

- Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về Nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Định hướng phát triển mạng lưới rau an toàn của UBND Thành phố Hà Nội.

- Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản của UBND Thành phố Hà Nội.

- Niên giám thống kê Hà Nội các năm 2005 đến 2009.

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NÂNG CẤP LÀM MỚI






Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương