MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5



tải về 3.53 Mb.
trang20/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   33

7.2.QUY HOẠCH KHUNG TRỤC


Diện tích lấy nước từ sông Đà, sông Hồng, sông Đuống (gồm cả các khu vực lấy nước thông qua sông Nhuệ, Ngũ Huyện Khê, Bắc Hưng Hải) thì diện tích lấy nước sông Hồng là hơn 90.000ha chiếm 60% diện tích cần tưới toàn thành phố. Trong tương lai khi mà các công trình tiếp nguồn Cẩm Đình- Hiệp Thuận, Lương Phú hoàn thành thì diện tích lấy nước từ nguồn sông Hồng tăng lên đến 70% tổng diện tích cần tưới.

Cân bằng nước

a. Khu vực lấy nước dòng nhánh


Khu vực vùng thượng sông Tích-Đáy thiếu nước trầm trọng cần phải có công trình tiếp nguồn từ sông Hồng. Hệ thống tiếp nguồn Lương Phú cần hoàn thiện sớm để tiếp nguồn vào sông Tích.



Hình  5. Các khu vực thiếu nước- lưu vực sông Hồng- Thái Bình

+ Đối với lưu vực sông Tích: về mặt tổng lượng nước cả năm là đủ, nhưng cân bằng cho mùa kiệt (tháng 2) khi đã có các hồ Đồng Mô, Suối Hai, các hồ chứa nhỏ và các trạm bơm nước từ sông Hồng bổ sung khoảng 37m3/s lưu vực vẫn còn thiếu khoảng 17m3/s.

Đến năm 2015, nhu cầu nước của khu vực có giảm đi do quá trình đô thị và công nghiệp hoá trên lưu vực mặc dù nhu cầu nước của các ngành khác có tăng. Lượng nước cân bằng cho tháng 2 thiếu khoảng 25 m3/s, khi các hồ chứa Suối Hai và Đồng Mô chuyển đổi mục đích hoàn toàn trong đó nước thay thế cho hồ Đồng Mô sẽ lấy từ sông Tích thì lượng thiếu sẽ là 28 m3/s, cùng với lượng nước duy trì dòng chảy dự kiến là 4m3/s sẽ cần khoảng 32 m3/s vào vụ đổ ải và khoảng 27m3/s vào thời kỳ tưới dưỡng.



Như vậy lưu vực sông Tích cần có công trình tiếp nguồn.
Bảng  27. Cân bằng sơ bộ lưu vực hữu Đáy

TT

Hạng mục

Đơn vị

Sông Tích

Sông Thanh Hà

I

Giai đoạn hiện trạng

 

 

 

1

Nước đến

 

 

 

 

Tổng lượng cả năm

106m3

1220

127

 

Lưu lượng tháng 2

m3/s

6

1

 

Hồ chứa

m3/s

21

1

 

Trạm bơm sông ngoài

m3/s

16

 

2

Nước dùng

 

 

 

 

Tổng lượng cả năm

106m3

735

18

 

Lưu lượng tháng 2

m3/s

60

1

3

Cân bằng

 

 

 

 

Tổng lượng cả năm

106m3

484

109

 

Lưu lượng tháng 2

m3/s

-17

0

II

Giai đoạn 2015

 

 

 

1

Nước đến

 

 

 

 

Tổng lượng cả năm

106m3

1220

127

 

Lưu lượng tháng 2

m3/s

6

1

 

Hồ chứa

m3/s

11

1

 

Trạm bơm sông ngoài

m3/s

16

0

2

Nước dùng

 

 

 

 

Tổng lượng cả năm

106m3

731

16

 

Lưu lượng tháng 2

m3/s

61

1

3

Cân bằng

 

 

 

 

Tổng lượng cả năm

106m3

488

111

 

Lưu lượng tháng 2

m3/s

-28

1

Tóm lại có thể nói rằng để đảm bảo phát triển bền vững nguồn nước ở khu vực miền núi thì trên các tiểu khu phải xây dựng các hồ chứa điều tiết cho mùa kiệt. Ngoài ra đến năm 2015 sẽ phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng để giảm bớt lượng nước cần. Xây dựng quy trình điều hành công trình cấp nước để đáp ứng việc cung cấp đúng, đủ, hiệu quả, tiết kiệm và phát triển bền vững nguồn nước. Tăng cường thực hiện các biện pháp phi công trình như trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, ruộng bậc thang trồng cây theo đường đồng mức để tăng khả năng điều hoà nguồn nước, chống xói mòn.

b. Khu vực đồng bằng sông Hồng


Đối với khu vực đồng bằng, tổng lượng mùa kiệt cần tại Sơn Tây trong các kịch bản giai đoạn 2020 cần từ 18-24 tỷ m3. Nếu công trình trên dòng chính ở giai đoạn này với các công trình như Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Huổi Quảng đưa vào vận hành thì lượng nước cho đồng bằng sông Hồng đảm bảo cho các kịch bản phát triển. Lưu lượng kiệt bình quân nhiều năm đến Sơn Tây khoảng 1.860 m3/s, tuy nhiên có 2 năm lưu lượng tháng kiệt nhất chỉ đạt chưa đến 900 m3/s.

Bảng  28. Kết quả tính cân bằng giai đoạn 2020 - khu vực đồng bằng

Trường hợp tính toán

Tần

suất

Nước đến tại Sơn Tây (109m3)

Nước

dùng (109m3)

Cân

bằng (109m3)

Gian đoạn 2020

75%

25,93

19,4

6,52




85%

25,49

19,68

5,82




Hình  6. Lưu lượng bình quân tháng tại Sơn Tây khi có Sơn La (1960-2000)

Đối với khu vực đồng bằng nếu giai đoạn 2020 nếu xây dựng thêm các hồ chứa lớn ở thượng du như Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng, Nậm Nhùn thì hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu nước. Tuy nhiên cần phải chú ý đến vấn đề vận hành hồ chứa thượng lưu bởi vì nếu vận hành hồ chứa chỉ chú trọng đến hiệu ích kinh tế do phát điện mang lại thì hiệu quả cấp nước cho hạ du là rất ít.


Mực nước trên triền sông Hồng

1. Mực nước thực tế


Trong khi đó mực nước trên sông Hồng ngày càng có xu hướng cạn kiệt.

Bảng  29. Mực nước thấp nhất và năm xuất hiện qua các thời kỳ

Đơn vị (cm)

Trạm


Đặc Trưng


11

12

1

2

3

4

5

Năm


Sơn Tây

H min (57-87)

550

478

453

423

386

374

347

347

 

Năm

1957

1957

1958

1959

1958

1958

1960

1960

 

Hmin(88-08)

454

392

377

327

340

360

394

327

 

Năm

2006

2007

2008

2008

2008

2007

2008

2008

Hà Nội

H min (56-87)

304

247

210

192

157

167

174

157

 

Năm

1980

1962

1963

1956

1956

1958

1960

1956

 

Hmin(88-08)

176

130

112

80

100

116

146

80

 

Năm

2006

2007

2008

2008

2008

2007

2008

2008

Bảng  30. Mực nước thấp nhất xảy ra tại Hà Nội là 0,50 m (09h/7/1/2010)

STT

Trạm

Sông

Hmin (m)

1

Sơn Tây

Hồng

2,97

2

Cẩm Đình

Hồng

2,25

3

Liên Mạc

Hồng

1,25

4

Hà Nội

Hồng

0,50

5

Xuân Quan

Hồng

0,20

Mực nước sông Hồng ngày càng cạn kiệt có thể do một hoặc kết hợp các nguyên nhân sau:

  • Do vận hành hồ chứa thuỷ điện

  • Do biến đổi khí hậu

  • Do thay đổi lòng dẫn (xói sâu sau thuỷ điện, khai thác cát, nạo vét giao thông thuỷ).

  • Do nhu cầu nước tăng.

2. Mực nước thiết kế


a. Mực nước thiết kế hiện đang áp dụng cho các công trình tưới hiện tại:

Trong trường hợp này sử dụng tài liệu thực đo từ 1956-1987, kết quả tính toán tần suất mực nước thấp nhấp trong tháng 1 và tháng 2.



Bảng  31. Mực nước thấp nhất trong 02 tháng 1, 2 theo tần suất thiết kế

(Không có tác động của hồ chứa)

STT

Trạm

Sông

Hmin P%(m)

50

75

85

1

Hoà Bình

Đà

13,46

13,23

13,11

2

Lương Phú

Đà

10,7

10,43

10,28

3

Trung Hà

Đà

8,93

8,64

8,47

4

Sơn Tây

Hồng

5,16

4,85

4,68

5

Đập Đáy

Hồng

4,37

4,1

3,96

6

Liên Mạc

Hồng

3,38

3,16

3,05

7

Hà Nội

Hồng

2,46

2,30

2,21

8

Hưng Yên

Hồng

0,57

0,46

0,4

9

Tắc Giang

Hồng

0,49

0,38

0,32

b. Mực nước thiết kế tính theo liệt những năm gần đây

Kết quả tính toán mực nước thiết kế ứng với tần suất P=85% giai đoạn từ 1960-2008, không xem xét đến ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa thượng lưu từ bài toán thủy lực kiệt như sau:



Bảng  32. Mực nước thiết kế ứng với tần suất P=85% thời kỳ 1960-2008

STT

Trạm

Sông

Mực nước ứng với P=85%

Lưu lượng ứng với tần suất P=85%

1

Lương Phú

Hồng

9,03

423

1

Sơn Tây

Hồng

3,95

903

2

Cẩm Đình

Hồng

3,79

892

3

Liên Mạc

Hồng

2,48

885

4

Hà Nội

Hồng

1,38

561

5

Xuân Quan

Hồng

0,89

522

Trước đây các công trình lấy nước thường được thiết kế với mực nước trên các triền sông tương ứng với tần suất 75% (bảng 7.8), tức là tại Hà Nội khoảng 2,3m. Như vậy so với kết quả tính toán thuỷ lực hiện nay, mực nước đã giảm đi so với mực nước thiết kế của các công trình đã có khoảng 0,9m. Và như vậy nếu không có các tác động của hồ chứa như xả nước điều tiết trong các đợt tưới ải, dưỡng thì mực nước trên các triền sông hạ du còn có nguy cơ xuống thấp hơn nữa. Điều này đã và sẽ gây nhiều bất lợi cho các công trình lấy nước của thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh vùng trung du và đồng bằng nói chung. Chính vì vậy mà thời gian gần đây thành phố đã phải bỏ ra rất nhiều kinh phí hàng năm để lắp đặt các trạm bơm dã chiến như Ấp Bắc, Phù Sa, Thanh Điềm, Bá Giang và hàng loạt các trạm bơm nhỏ khác.

Từ kết quả tính toán về mực nước, lưu lượng nước tại các vị trí trên sông Hồng ứng với tần suất nước đến 85%, thấy rằng mực nước tại các cửa lấy nước dọc sông trên địa phận Hà Nội đều thấp hơn mực nước thiết kế, làm cho năng lực lấy nước của các công trình giảm hoặc không thể lấy được nước. Vì vậy, phương án nguồn nước cấp cho thành phố là cải tạo, hạ thấp cao trình bể hút của các cửa lấy nước dọc sông Hồng, sông Đuống đối với công trình lấy nước là trạm bơm. Với các công trình hiện tại lấy nước bằng tự chảy thì cần chuyển sang hình thức lấy nước bằng động lực bằng cách xây dựng các trạm bơm để bơm nước vào các hệ thống khi mực nước sông Hồng, sông Đuống xuống thấp.

Theo phương án này, các công trình cần cải tạo bao gồm:

- Các trạm bơm Phù Sa, Xuân Phú, Đan Hoài, Hồng Vân, Thanh Điềm, Ấp Bắc.

- Các cống Liên Mạc, Long Tửu, Xuân Quan.

Ngoài ra còn xây dựng, hoàn thiện các hệ thống tiếp nguồn như Lương Phú, Cẩm Đình. Khi xây dựng hệ thống Lương Phú, theo kết quả tính toán thuỷ lực với tần suất 85% thì mực nước tại hạ du như Trung Hà, Cẩm Đình giảm khoảng 10cm.

Tuy nhiên, phương án giải quyết nêu trên có nhược điểm như sau: Hiện tại quá trình hạ thấp mực nước trên hệ thống sông Hồng trong mùa kiệt ứng với cùng một cấp lưu lượng đang diễn ra năm sau thấp hơn năm trước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, nếu quá trình hạ thấp mực nước tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới thì khả năng lấy nước của các công trình mới xây dựng ngày càng giảm. Như vậy, phương án nêu trên chưa phải là phương án có tính triệt để để giải quyết những khó khăn về nguồn nước cho thành phố Hà Nội nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.

Vấn đề khó khăn về nguồn nước trên hệ thống sông Hồng cần được xem xét, giải quyết một cách tổng thể, không chỉ riêng Hà Nội mà còn cả các tỉnh ở thượng và hạ lưu. UBND thành phố Hà Nội cần kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ xem xét các vấn đề sau:

1. Trong giai đoạn hiện tại cần xây dựng quy trình điều tiết các hồ chứa thượng du để dâng mực nước trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống đảm bảo cho các công trình có thể lấy được nước. Với phương án này, mực nước yêu cầu tại Hà Nội là 2,3m. Sau khi tính toán thủy văn, thủy lực đã xác định được

- Lưu lượng tự nhiên ứng với tần suất P=85% tại Sơn Tây khoảng 900m3/s.

- Lưu lượng trung bình cần bổ sung từ các hồ chứa là 700m3/s.

2. Nghiên cứu giải pháp xây dựng các đập điều tiết bậc thang tại một số vị trí trên sông Hồng, sông Đuống để dâng mực nước trên hệ thống, đảm bảo các công trình hiện nay có thể lấy được nước mà không cần cải tạo. Đập được xây dựng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Dâng đủ cao trình mực nước tại các cửa lấy nước.

- Chỉ được sử dụng trong mùa kiệt, không làm gia tăng mực nước lũ.

- Hạn chế xâm nhập mặn ở vùng hạ du.

- Giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng đến giao thông thủy.

Mực nước yêu cầu tại từng vị trí như sau:

- Hà Nội 2,3m; Xuân Quan 1,85m; Long Tửu 2,3m; Liên Mạc 3,6m; Cẩm Đình 4,5m; Sơn Tây 4,85m.


Giải pháp nguồn nước thành phố Hà Nội


Trong tình hình suy giảm nguồn nước trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình mà đặc biệt là trên triền sông Hồng trong những năm gần đây, ngoài việc kiến nghị thực hiện nghiên cứu các giải pháp triển dòng chính như xây dựng các đập dâng nước trên sông Hồng, điều tiết các hồ chứa thủy điện, hạn chế xói lòng sông… thì biện pháp ứng phó trước mắt đối với việc thiếu nguồn nước là bổ sung, duy trì các trạm bơm giã chiến, nạo vét kênh mương tăng cường khả năng trữ nước…

Để chủ động hơn về nguồn nước, khắc phục những khó khăn hiện tại thành phố cần:



- Đối với các hệ thống lấy nước dọc sông Hồng: Cải tạo toàn bộ các công trình lấy nước dọc sông Hồng gồm Phù Sa, Đan Hoài, Thanh Điềm, Ấp Bắc, Hồng Vân (để lấy được nước với mực nước thấp); xây mới Thụy Phú 2 để tưới cho khu vực phía Đông và một phần phía Tây huyện Phú Xuyên.

- Đối với sông Tích: Hoàn thành dự án Sông Tích tiếp nguồn sông Đà vào sông Tích để đảm bảo nguồn nước Sông Tích tưới cho hạ du và thay thế nhiệm vụ tưới của Hồ Đồng Mô, Hồ Suối hai phục vụ cho nhiệm vụ du lịch,.

- Đối với sông Đáy: Hoàn thành hệ thống tiếp nguồn sông Đáy nhằm đáp ứng cả ba nhiệm vụ cấp nước, tiêu thoát nước và phòng chống lũ; Tiếp nước cho sông Đáy từ sông Tích.

- Đối với sông Nhuệ: Xây dựng trạm bơm tưới, tiêu kết hợp Liên Mạc chủ động nguồn nước lấy vào sông Nhuệ mùa kiệt cấp nước tưới và kết hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và các sông thuộc nội thành (Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét).

- Đối với sông Ngũ Huyện Khê: Nghiên cứu xây dựng TB tiêu kết hợp tưới Long Tửu cấp nước cho sông Ngũ Huyện Khê khi mực nước sông Hồng thấp.


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương