MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN



tải về 3.53 Mb.
trang28/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN.


Các phương án quy hoạch thủy lợi nhằm cung cấp nguồn nước cho phát triển kinh tế, các phương án tiêu nước trên địa bàn thành phố Hà Nội mà dự án đề xuất chủ yếu là cải tạo, nâng cấp các trạm bơm hiện có và xây dựng mới một số trạm bơm, xây dựng một số hồ chứa nhỏ…Việc cải tạo, xây dựng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

* Biến đổi các thành phần môi trường.

- Tác động đến môi trường đất: việc thực hiện dự án không tránh khỏi những xâm hại đến môi trường như mất đất (thổ cư, đất nông nghiệp, đất vườn v.v…) do xây dựng các công trình dẫn đến phải di chuyển một bộ phận dân cư ra khỏi phạm vi xây dựng. Ngoài diện tích mất đất vĩnh viễn do làm kênh mương thì còn có một diện tích đất khó có khả năng phục hồi được là các bãi đất đá thải của công trường nâng cấp tu sửa và xây mới các trạm bơm, mất đất đo ngập lụt lòng hồ vv… với việc nạo vét sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Tích, sông Đáy sẽ tạo ra một lượng khối lượng đất bùn thừa rất lớn. Lượng vật liệu nạo vét thất thoát trong quá trình vận chuyển cũng đóng góp một lượng đáng kể vào tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước tại một số đoạn sông thi công và lan truyền xuống hạ du. Đối với khu vực sông Nhuệ, sông Duy Tiên việc nạo vét lòng sông nhất là từ đoạn Hà Đông đến Đồng Quan sẽ có lớp bùn đáy với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ phân hủy và kim loại nặng. Toàn bộ lớp bùn này cần phải được xử lý chôn lấp tránh trường hợp gây ô nhiễm đất và nước trở lại.

- Tác động đến môi trường nước:

+ Hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng nề. Việc cải tạo sông Nhuệ, cải tạo sông Đáy, sông Tích, sông Bùi để đưa nước thường xuyên từ sông Hồng vào các sông trên trong cả mùa lũ và mùa kiệt sẽ cải thiện chất lượng nước nhờ tăng khả năng tự làm sạch và pha loãng của các sông.

+ Việc cải tạo, nâng cấp, xây mới các trạm bơm phục vụ tiêu nước sẽ làm giảm mức độ úng ngập, góp phần cải thiện môi trường nước, giảm nguy cơ lây lan các bện liên quan đến nước.

+ Việc xây dựng các hồ điều hòa với diện tích chiếm từ 5-7% diện tích đô thị, việc chuyển đổi các khu vực thấp trũng thành các khu nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ diện tích mặt nước, điều hòa khí hậu và pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước.

- Tác động đến môi trường không khí: Môi trường không khi vốn đã bị ô nhiễm đo các hoạt động sản xuất từ các làng nghề, khu công nghiệp, các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, sẽ bị ô nhiễm hơn khi khí thải từ các phương tiện thi công như máy xúc, ủi, xe cơ giới vận chuyển đất đá sẽ làm ô nhiễm cục bộ môi trường thi công và vùng xung quanh. Các loại khí thải thường gặp trong quá trình thi công là TPS, NO­­2-, SO42-, CO, VOC,….

- Thay đổi chế độ thủy văn của sông: khi thực hiện các biện pháp nạo vét các tuyến sông, sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn. Tác động của chế độ dòng chảy lên tuyến bãi sông, bờ sông sẽ bị thay đổi và sẽ tác động đến hệ thống các công trình trên sông và ven sông như hệ thống công trình cấp nước, tiêu nước, cầu, cảng, khu thai thác cát, hệ thống luồng lạch cho giao thông thủy sẽ bị ảnh hưởng. Tác động của quá trình nạo vét là đáy sông và bờ sông tại các khu vực bị nạo vét, sẽ nảy sinh nguy cơ gây sạt, trượt bờ ở các vùng bờ chịu tác động của dòng chảy rối.

- Tác động đến tài nguyên sinh vật: Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật bị tác động do các phương tiện và máy móc thi công…sẽ làm ảnh hưởng đến không gian sống của các loài.

* Xu hướng biến đổi của các yếu tố, điều kiện về kinh tế - xã hội

-Tác động đến di dân, tái định cư:

Việc tiêu thoát nước cho khoảng 332.889ha diện tích tự nhiên vùng thượng nguồn sông Nhuệ, sông Đáy, Ngũ Huyện Khê và Bắc Hưng Hải bằng các biện pháp như nạo vét lòng sông, xây dựng mới hệ thống trạm bơm, kênh mương và hồ chứa nước sẽ làm mất một số diện tích đất thổ cư, đất canh tác và đất vườn của người dân sống dọc hai bên sông, hệ thống kênh mương. Điều này sẽ tác động đến cuộc sống của người dân phải di chuyển đến nơi ở mới. Kinh phí cho việc di dời dân sống trong khu vực bãi sông là rất lớn, cần phải có các biện pháp đền bù thỏa đáng, đúng đối tượng tránh để tình trạng không công bằng sẽ dẫn đến gây mất trật xã hội lớn trên địa bàn thành phố.



- Tác động đến cuộc sống của người dân:

Trong quá trình thực hiện dự án nhất là nạo vét hệ thống kênh mương, sông hồ sẽ tác động đến cuộc sống của người dân, nhất là người dân sống trong khu vực xây dựng, nạo vét sông như: sông Nhuệ sông Tích, sông Bùi, sông Đáy. Lượng khí thải, nước thải, ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực này vốn đã rất ô nhiễm sẽ càng ô nhiễm hơn. Do sự phát triển các ngành kinh tế, đất nông nghiệp sẽ chuyển sang xây dựng đô thị, khu công nghiệp và các ngành khác. Người dân sống bằng nông nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các ngành nghề khác, điều này sẽ gây khó khăn cho người dân, nhất là đối với người dân có trình độ văn hóa thấp.


ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU


Các dự án được đề xuất trong quy hoạch này khi lập báo cáo khả thi đều cần phải được tiến hành đánh giá tác động môi trường theo đúng các văn bản pháp luật của Chính Phủ. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường khi thực hiện quy hoạch, cần thực hiện các bước sau:

+ Lập bản đồ các hạn chế về môi trường: Các khu vực hạn chế bao gồm các khu vực sinh thái, các vùng nước được bảo vệ, các tài nguyên di sản, kiến trúc khảo cổ và văn hóa, các khu vực cảnh quan cần bảo vệ. Việc lập bản đồ của các hạn chế nêu trên sẽ sàng lọc ra được những phần của khu vực dự án có giá trị môi trường quan trọng.

+ Nhận diện các vị trí lựa chọn cho các công trình đầu mối và hệ thống kênh mương. Các vị trí được cho là khả thi là các vị trí không vi phạm đối với các khu vực hạn chế về môi trường trong bản đồ nêu trên.

+ Sau khi đã nhận dạng được các vị trí lựa chọn cho dự án quy hoạch cần xem xét các tác động đến sinh thái, di sản văn hóa, chất lượng nước mặt, nước ngầm, các tác động trực tiếp và gián tiếp lên cảnh quan, tác động đến giao thông.

+ Vị trí, quy mô của các dự án quy hoạch cần phù hợp với hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất, giải pháp đề xuất cần tiết kiệm đất đai, hạn chế tối đa đến việc di dân và đền bù giải phóng mặt bằng.

- Trong thời gian thực hiện quy hoạch, cần có các cam kết liên quan tới các việc: bảo vê chất lượng nước, quản lý nguyên vật liệu và chất thải xây dựng, giờ làm việc, kiểm soát chất lượng không khí, chống ồn, bảo vệ các công trình công cộng và các công trình giải trí, quản lý giao thông, quan trắc môi trường.

- Cần phải có một hội đồng giám sát dự án trước khi triển khai xây dựng để đảm bảo rằng các vấn đề và những mối quan tâm của cộng đồng địa phương được xem xét trước khi và trong khi tiến hành thi công. Hội đồng bao gồm những thành viên của cơ quan địa phương có thẩm quyền, nhà thầu, và đại diện cộng đồng dân cư địa phương. Dữ liệu giám sát thi công sẽ được báo cáo cho hội đồng giám sát và bất kỳ tác động có hại đáng kể nào cũng sẽ được thảo luận và các hành động giảm thiểu cũng sẽ được thực hiện nếu thấy cần thiết.

- Quan trắc các ảnh hưởng môi trường gây ra do việc thực hiện quy hoạch. Mục đích của quan trắc là xác định xem có xảy ra các ảnh hưởng lường trước và không lường trước trong việc thực hiện quy hoạch không và thực các biện pháp giảm thiểu nếu cần thiết. Các kết quả quan trắc sau đó sẽ được sử dụng trong các báo cáo môi trường và cũng giúp tăng cường chất lượng của dữ liệu nền.

Tất cả các yêu cầu về quan trắc sẽ được gắn kết với Kế hoạch quản lý môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành. Kế hoạch quản lý môi trường sẽ gồm các đề xuất quan trắc có liên quan (như quan trắc tiếng ồn, không khí và bụi trên công trường, giao thông xây dựng, vv). Các dữ liệu này sẽ được báo cáo lên hội đồng giám sát dự án và phổ biến rộng rãi cho công chúng.

Việc tiếp nguồn cho các sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch (chuyển nước từ sông Nhuệ sang) ngoài nhiệm vụ cấp nước còn là giải pháp nhằm pha loãng nguồn nước cho các sông nội địa, góp phần cải thiện môi trường nước.

Ngoài các giải pháp thủy lợi, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cần có nhiều giải pháp khác liên quan đến nhiều ngành, như sau:

Trồng rừng tại các khu vực đồi núi ở Sóc Sơn, Ba Vì và rừng phòng hộ dọc sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu nhằm cải thiện môi trường đất, điều hòa khí hậu.

Xử lý nước thải sinh hoạt: Đối với khu vực nội đô sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp, cần thu gom nước thải từ các tiểu lưu vực, xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung (dự kiến 7 trạm cho 7 tiểu lưu vực) để cải thiện chất lượng nước các sông nội đô gồm Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu, xử lý chất lượng nước tại các hồ bị ô nhiễm; Đối với các khu đô thị phát triển mới sử dụng hệ thống xử lý nước thải riêng biệt, xử lý nước thải tập trung quy mô lớn, công nghệ hiện đại; Đối với các khu vực ngoại đô và vùng nông thôn cần xây dựng tự hoại, xí 2 ngăn, hầm biogas tại các hộ gia đình, xử lý sinh học tự nhiên bằng kênh ô xy hóa tuần hoà, bố trí các công trình xử lý trong vùng đệm thuộc các lưu vực sông Tích, Bùi, Đáy, Nhuệ, Ngũ Huyện Khê, Cà Lồ, sông Cầu, sông Hồng, sông Đà để giảm thiểu ô nhiễm nước mặt.

Đối với các bệnh viện, cơ sở sản xuất, nhà máy cần xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ.

Sớm di dời các nhà máy, cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi thành phố, sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Đến năm 2020, di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong phạm vi từ vành đai 3 ra khỏi đô thị trung tâm (Vĩnh Tuy, Minh Khai, Thượng Đình, Trương Định, Đuôi Cá, Pháp Vân). Đến năm 2030, xử lý triệt để ô nhiễm ở các cơ sở gây ô nhiễm từ vành đai 3 đến vành đai 4 như KCN Văn Điển, Cầu Bươu, Chèm, Nam Thăng Long, Cầu Diễn, Mai Dịch, Gia Lâm, Yên Viên, Đông Anh, Sài Đồng, Đài Tư.

Đối với các làng nghề cần lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình sản xuất sinh hoạt bảo vệ môi trường trong từng làng nghề. Việc xử lý chất thải theo hướng phân thành từng cụm các hộ sản xuất để xử lý. Tập trung xử lý ở các làng nghề đang ô nhiễm nặng: Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai, Dương Nội (Hoài Đức), Vạn Phúc (Hà Đông), Chuyên Mỹ, Khai Thái (Phú Xuyên), Hữu Bằng, Phùng Xá (Thạch Thất), Bát Tràng (Gia Lâm), Rèn Xuân Phương (Từ Liêm).

Nhằm hạn chế các tác động xấu có thể ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án phải gắn kết với việc đánh giá tác động môi trường ở những mức độ chi tiết khác nhau. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án cần phải song song thực hiện việc giám sát và quản lý các vấn đề về môi trường. Nhất là đối với việc thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy, tiêu nước hệ thống sông Nhuệ theo quyết định 937/QĐ/TTg , sông Tích, sông Đáy vv... Việc thực hiện nạo vét các sông này cần phải giám sát các phương tiện chuyên chở đất cát, che phủ bạt, rửa sạch các phương tiện chuyên chở ngay tại chân công trình trước khi chở đi nơi khác. Nhằm tránh gây hiện tượng bụi bẩn, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người thủ đô, là nơi có mặt độ dân cư lớn và tập trung nhiều các loại phương tiện giao thông.

Thực hiện việc nạo vét vào ban đêm, nhất là các đoạn sông Nhuệ tại quận Hà Đông đến cống Lương Cổ, kênh La Khê, kênh Vân Đình, kênh Ngoại Độ, Khai Thái vv... sông Nhuệ tại cống Liên Mạc, nạo vét sông Đáy từ đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh do là nơi tập trung đông dân cư và các loại phương tiện giao thông, việc chuyên chở bùn, đất sẽ ảnh hưởng lớn đến giao thông của thành phố.

Xây dựng mới, cải tạo các trạm bơm và hồ chứa, kênh dân nước nước nhằm cung cấp nước tưới và tiêu nước tại các tiểu vùng như: tiểu khu Ba Vì với các trạm bơm Ngòi Lặt, Đồng Tiến, hồ Víp, hồ Sui , hồ Đồng Đèo, Đồng Xô, Suối Bóp, Xóm Bát, cải tạo trạm bơm Trung Hà, Sơn Đà vv.... Vùng tả và hữu sông Tích, cải tạo và nâng cấp các trạm bơm tưới đã có cùng hệ thống kênh mương để đảm bảo tưới theo diện tích thiết kế. Vùng tiểu khu Mỹ Hà, cải tạo nâng cấp các công trình đầu mối và xây dựng trạm bơm Đức Môn. Vùng trên Hà Đông xây dựng trạm bơm Đan Hoài mới tại cống Bá Giang, vùng Hà Đông - Đồng Quan xây dựng trạm bơm Cao Bộ, Ngoại Độ II vv... Khu Bắc Hà Nội bao gồm các quận, huyện: Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Giao Lâm, Sóc Sơn, chủ yếu là các công trình nâng cấp, sửa chữa do vậy hưởng đến môi trường là không lớn, việc di dân là không có. Tuy nhiên khi thực hiện cần phải tuân thủ các điều kiện về bảo vệ môi trường như :

Trong giai đoạn thi công công trình, việc xây dựng các cơ sở hạ tần như: đường giao thông, các đường dây tải điện, hệ thống kênh mương, trạm bơm cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế phát quang lớp phủ thực vật trong phạm vi mặt bằng thi công, tránh tập kết vật liệu xây dựng, máy móc thi công gần nguồn nước.

Cán bộ thi công phải thường xuyên giám sát công trường để theo dõi, giám sát, nhắc nhở người công nhân tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động để hạn chế tối đa sự rủi ro có thể xảy ra.

Trong các lán trại, khu nhà ở của công nhân xây dựng cần được thu gom rác thải để tránh gây ô nhiễm môi trường cho khu vực thi công công trình.

Trong quá trình xây dựng cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động, có kế hoạch biện pháp y tế để bảo vệ sức khoẻ của người lao động và người dân trong vùng nhằm hạn chế các bệnh lây lan qua đường nước và các bệnh truyền nhiễm như: Chảy, lị, sốt sốt huyết vv…

Cần giám sát các vấn đề về môi trường như lượng nước thải, rác thải trong quá trình thi công để tránh gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí môi trường lao động và khu vực hạ lưu các sông. Tránh tình trạng lây lan các dịch bệnh trong các khu lán trại xây dựng và vùng hạ lưu.

Việc xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm lấy nước như trạm bơm Trịnh Xá, cống Long Tửu, vv … trên sông Ngũ Huyên Khê, một số cống, trạm bơm lấy nước tưới trên hệ thống sông Nhuệ tại các quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên thuộc thành phố Hà Nội, Duy Tiên, TP Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam cần phải được xem xét kỹ lưỡng, nguyên nhân là nguồn nước mặt hai con sông này hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng do trực tiếp nhận nhiều nguồn nước thải từ công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dân sinh vv…. Theo kết quả giám sát chất lượng nước của Viện Quy hoạch thủy lợi, hiện nay nguồn nước mặt tại hai hệ thống thủy nông này không đủ tiêu chuẩn dùng cho thủy lợi theo tiêu chuẩn chất lượng nước dùng trong thủy lợi TCVN 6773 -2000.

Có phương án di dân và các khu sản xuất, tái định cư hợp lý, nên tiến hành di dân ở những vùng thấp, gần bờ sông trước, ưu tiên việc tái định cư tại chỗ để tránh xáo trộn lớn đến đời sống xã hội của các hộ dân bị ảnh hưởng.

Xây dựng các bãi đổ bùn cát ở xa các khu dân cư và khu vực vừa nạo vét với các biện pháp kỹ thuật như xây dựng các bãi chôn lấp, trồng cây phía trên, phía dưới lót bằng vải địa kỹ thuật và đất sét…. để tránh gây ô nhiễm đến môi trường sống của dân cư các vùng xung quanh, tránh gây bồi lấp lại lòng sông.


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương