MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT


III.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP



tải về 2.62 Mb.
trang7/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   25

III.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP

III.2.1. Hiện trạng môi trường đất


Thâm canh, độc canh lúa là hình thức thường được áp dụng nhằm nâng cao hiệu suất cây lúa. Tuy nhiên, việc thâm canh, độc canh một loại cây trồng trên cùng một mảnh đất (biểu hiện qua hình thức canh tác 3 vụ lúa/năm) sẽ dẫn đến nguồn dinh dưỡng bị khai thác quá mức, lượng phân bón không đủ bù đắp dẫn đến môi trường đất tại khu vực bị bạc màu, thoái hóa dần. Tiêu biểu nhất tại tỉnh Đồng Tháp là vùng độc canh lúa tại huyện Châu Thành, với 3 vụ lúa/năm nhưng người dân chỉ thu hoạch bình quân là 47,8 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của tỉnh là 53,63 tạ/ha. Đồng thời, biểu hiện môi trường đất cũng cho thấy tình hình thoái hóa đất đang diễn ra trong khu vực biểu hiện qua lớp đất mùn đã giảm rất nhiều so với trước đây và thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh.

Bên cạnh đó, đây là tỉnh có truyền thống nông nghiệp lâu đời nên việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp là khá phổ biến. Trong năm qua toàn tỉnh đã canh tác 453.977 ha lúa, 9.976 ha rau đậu và 9.853 ha cây công nghiệp hàng năm. Do chủ động trong canh tác, bố trí mùa vụ nên hầu như đất đai được canh tác quanh năm, sâu bệnh có điều kiện tồn tại và phát triển liên tục. Do đó, việc người dân sử dụng hóa chất thuốc BVTV là điều khá phổ biến. Theo khảo sát, trong nông nghiệp người dân sử dụng thuốc như sau:

- Trong trồng lúa:

+ Thuốc cỏ: 1 lần/vụ

+ Thuốc trừ sâu: 1 - 2 lần/vụ

+ Thuốc trị bệnh: 2 - 4 lần/vụ

- Với hoa màu:

+ Thuốc trừ sâu: 5 - 7 lần/vụ

+ Thuốc trị bệnh: 1 - 2 lần/vụ

- Với cây ăn trái:

+ Cam, quýt: 15 - 20 lần/vụ

+ Xoài: 10 - 15 lần/vụ

+ Nhãn: 6 - 8 lần/vụ

Với diện tích canh tác và lượng thuốc dùng như trên, nếu giảm được lượng thuốc này thì không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có lợi về mặt môi trường. Mặt khác vấn đề giải quyết lượng bao bì, chai lọ chứa TBVTV cũng rất đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay: người dân mang về nhà tận dụng hoặc được vứt bừa bãi trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường.

Trong những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng nhiều biện pháp thiết thực như: IPM, luân canh, xen canh... đã góp phần giúp hạn chế bớt tình hình ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là hiện nay người nông dân đã biết sử dụng thuốc BVTV có tính phân hủy nhanh trong môi trường đất nên đã góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu nồng độ các hóa chất độc hại tồn dư trong thiên nhiên. Tuy nhiên, tại một số khu vực, tình hình lạm dụng phân bón và thuốc BVTV vẫn còn xảy ra phổ biến gây tồn dư các hóa chất độc hại trong môi trường đất, nhất là tại khu vực trồng hoa kiểng.

Bên cạnh đó, việc canh tác nông nghiệp trên vùng đất phèn đã vô tình làm giải phóng lớp phèn tiềm tàng trong đất. Các hoạt động cày xới đất đã khiến các ion có độc tính (như Al3+, Fe3+…) tiềm tàng trong đất được chuyển từ thể tiềm tàng sang dạng hoạt động, gây hại cho môi trường đất và cây trồng. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số nơi, đồng thời kết hợp với quá trình tháo chua rửa phèn nên hàm lượng các chất độc hại này được chuyển vào môi trường nước, cân bằng lại nồng độ phèn hoạt động trong môi trường đất.


III.2.2. Hiện trạng môi trường nước

III.2.2.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh

a. Nước thải sinh hoạt đô thị

Bảng III.4: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt đô thị năm 2006

Đô thị

Dân số năm 2006 (người)

Nhu cầu dùng nước (m3/ngđ)

Lưu lượng nước thải năm 2006 (m3/ngđ)

Tổng cộng

287.871

26.752

21.401

Đô thị cấp tỉnh

186.100

18.610

14.888

Đô thị cấp huyện

101.771

8.142

6.513

Hiện nay, lượng nước thải sinh hoạt này hầu như không được thu gom triệt để và xử lý trước khi thải ra môi trường. Tất cả hầu như đều được thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các đô thị, đặc biệt là thành phố Cao Lãnh cho thấy nước thải đô thị có hàm lượng BOD5 và tổng Coliform vượt so với TCVN 5945-2005 (Mức I), nhất là tổng Coliform có giá trị rất cao vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.



Bảng III.5: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại thành phố Cao Lãnh

STT

Thông số

Đơn vị tính

Đợt 1

Đợt 2

TCVN 5945-2005 (Mức A)

1

Nhiệt độ

0C

30,1

29,5

<40

2

pH

-

7,41

7,52

6 - 9

3

EC

S/cm

1.221

10,9

-

4

TDS

mg/L

514

490

500

5

BOD5

mg/L

189

176

30

6

COD

mg/L

245

221

50

7

DO

mg/L

1,45

1,67

-

8

SS

mg/L

107

84

500

9

Amoniac

mg/L

5,27

4,63

1

10

Clorua

mg/L

172

137

500

11

Photpho tổng

mg/L

6,74

5,28

4

12

Dầu mỡ

mg/L

0,51

0,44

10

13

Tổng Coliform

MPN/100ml

9.300

24.000

3000

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường, 2006
b. Nước thải y tế

Hiện nay, 3 bệnh viện lớn của tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải y tế. Tuy nhiên, qua kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp do Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh thực hiện năm 2005 và 2006 cho thấy: nước thải y tế sau xử lý có tổng Coliform, dầu động thực vật, COD đạt giá trị cho phép xả thải, song các giá trị BOD, SS, N tổng, P tổng, Amoniac, tổng Coliform đều chưa đạt giá trị cho phép xả thải. Điều này cho thấy, tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng chất lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt, vì vậy các cơ quan chức năng cần nên kiểm tra, xem xét quy trình công nghệ xử lý và phương thức vận hành nhằm điều chỉnh kịp thời.

Bảng III.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp



Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả quan trắc

TCVN 5945-2005 (A)

3/2005

6/2005

3/2006

pH




8,3

8,5

7,9

6 - 9

SS

mg/L

4

98

67

50

BOD

mg/L

30

16

33

30

COD

mg/L

46

32

48

50

Dầu động thực vật

mg/L

-

-

0,56

10

N tổng

mg/L

7

20

16,2

15

P tổng

mg/L

5,5

3,5

4,2

4

Amoniac

mg/L

-

-

0,87

5

Coliform

TB/100ml

230

4.600

230

3.000

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường, Sở TN&MT

Bên cạnh đó, ngoài 3 bệnh viện lớn, tỉnh còn 9 bệnh viện nằm tại các huyện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tất cả lượng nước thải này đều được thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực.


c. Nước thải sản xuất
c.1. Hiện trạng môi trường tại các làng nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp



Hình III.3: Khu vực làng nghề làm bột xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc

Trên địa bàn tỉnh hiện có 276 doanh nghiệp và 14.124 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thủ công như: các cơ sở sản xuất gạch ngói, các cơ sở lau bóng gạo, các cơ sở xay xát và một số chủ hộ nuôi cá ao …

Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã công nhận 37 làng nghề thủ công nghiệp truyền thống. Các làng nghề đã giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động, chiếm 10% lực lượng lao động nông thôn. Hình thức phổ biến hiện nay là nuôi heo kết hợp với sản xuất bột, mỗi hộ nuôi với quy mô nhỏ trung bình từ 1 – 10 con/hộ. Hầu hết các hộ chăn nuôi chỉ quan tâm đến chuồng trại mà không chú trọng đến vấn đề xử lý chất thải, toàn bộ chất thải của gia súc được thải ra ngoài đã gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Trong tỉnh hiện có 6 điểm làm bột kết hợp chăn nuôi heo: Tân Quy Tây, Tân Phú Đông (thị xã Sa Đéc), Tân Bình, Tân Phú Trung (huyện Châu Thành), Long Thắng và Tân Dương (huyện Lai Vung). Chỉ riêng xã Tân Phú Đông số heo nuôi bằng 10% số heo nuôi toàn tỉnh với khoảng 30.000 – 40.000 con. Đây là làng nghề chiếm diện tích 1.193 ha, với lượng chất thải rắn thải ra môi trường hàng ngày khoảng 70 – 80 tấn và 4.000 m3 nước thải; 1,6 tấn rác thải sinh hoạt. Làng nghề áp dụng quy trình sản xuất chế biến từ tấm phụ phẩm trong xay xát, ngâm ủ, sau đó xay ra bột, do đó lượng nước thải trong làm bột có đặc tính chua, giàu dinh dưỡng dễ lên men gây mùi khó chịu. Phụ phẩm trong chế biến bột được đưa vào chăn nuôi heo nên hàng ngày lượng phân heo và nước thải chăn nuôi thải ra một lượng rất lớn gây ô nhiễm môi trường.

Kết quả khảo sát chất lượng nước thải từ một hộ sản xuất trong làng nghề được Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thực hiện năm 2006 cho thấy:

Bảng III.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất bột và chăn nuôi heo



STT

Thông số

Đơn vị tính

Nước thải sản xuất tinh bột nhà ông Lương Hữu Định

TCVN 5945 – 2005

Đợt 1

Đợt 2

A

B

1

Nhiệt độ

0C

28,5

28,7

 40

40

2

pH

-

7,56

7,42

6 – 9

5,5 – 9

3

EC

mc/S

14.540

16.440

-

-

4

TDS

mg/L

1,907

2,314

-

-

5

BOD5

mg/L

8,937

8,437

30

50

6

COD

mg/L

10,83

9,761

50

80

7

SS

mg/L

2,437

2,143

50

100

8

Amôniac

mg/L

0,15

0,17

5

2

9

Clorua

mg/L

2,8

3,446

500

600

10

P Tổng

mg/L

0,93

0,67

4

6

11

Sắt tổng

mg/L

0,27

0,32

1

5

12

Chì

mg/L

0,0012

0,0016

0,1

0,5

13

Cd

mg/L

<0,001

<0,001

0,001

0,01

14

Dầu mỡ

mg/L

1,57

2,41

5

5

15

Hg

mg/L

<0,001

<0,001

0,005

0,01

16

Tổng coliform

MPN/100ml

2.400.000

2.100.000

3.000

5.000

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường, 2006

Kết quả trên cho thấy nồng độ BOD, COD trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sản xuất công nghiệp (loại A), trong đó chỉ tiêu Coliform vượt tiêu chuẩn từ 700 – 800 lần. Đây chỉ là số liệu phân tích nước thải tại 1 cơ sở sản xuất trong làng nghề, trên thực tế nguồn nước thải này còn chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn rất nhiều và hiện đang gây ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực.


c.2. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệpTTCN, khu - cụm công nghiệp

Tính đến năm 2005 thì trên địa bàn tỉnh có 29 cụm công nghiệp được quy hoạch tổng thể, đã có 16 cụm quy hoạch chi tiết. Trong 16 cụm có quy hoạch chi tiết có 10 cụm đã và đang lập dự án đầu tư hạ tầng (166 ha) và 6 cụm còn lại (87,5 ha) chưa có kế hoạch triển khai.

Có khoảng 90% cơ sở sản xuất trong tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải và hầu hết các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung ngoại trừ Khu C - KCN Sa Đéc. Nhiều xí nghiệp chế biến thực phẩm, đông lạnh, xí nghiệp sản xuất dược đã có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, nhiều hệ thống xử lý nước thải không được vận hành thường xuyên.

Trong năm 2006, Trung tâm Kỹ thuât Môi trường đã lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải tại khu công nghiệp Sa Đéc (Phụ lục 1) và kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp do Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện cho thấy:

Bảng III.9: Vị trí các điểm lấy mẫu



Ký hiệu

Vị trí

1

Công ty cổ phần TP Bích Chi

2

Công ty TNHH - TM Toàn Sáng

3

Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm

4

Công ty CP xuất khẩu Y tế Domesco

5

Công ty CP.XNK Sa Giang

6

Xí nghiệp XNK thủy sản Sa Đéc

7

Công ty TNHH Vĩnh Hoàn

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường năm 2006, Sở TN&MT

Biểu đồ III.1: Biểu diễn độ pH, nồng độ SS có trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp



- Kết quả cho thấy độ pH của nước thải tại tất cả các điểm đều nằm trong giới hạn cho phép đối với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A. Tuy nhiên, nồng độ SS có trong nước thải hầu như đều vượt tiêu chuẩn cho phép, nước thải tại công ty TNHH Vĩnh Hoàn có giá trị cao nhất là 254 vượt 5 lần tiêu chuẩn loại A.

- BOD, COD: Nồng độ BOD và COD trong nước thải tại các điểm sản xuất công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải loại A, trong đó có 2 vị trí còn vượt quá giới hạn cho phép loại B, đó là Công ty CP TP Bích Chi (BOD là 153 mg/L, COD là 290 mg/L), Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (BOD là 1.326 mg/L, COD là 2.350 mg/L).

Biểu đồ III.2: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD có trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp



- Các chỉ tiêu dầu động thực vật, N tổng, P tổng, Amoniac đều được phát hiện có trong nước thải nhưng nhìn chung đều nằm trong giới hạn cho phép chỉ trừ một số điểm có giá trị vượt ngưỡng cho phép đối với nước thải loại A, trong đó nước thải công ty TNHH Vĩnh Hảo có các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Chỉ tiêu tổng Coliform: Nhìn vào biểu đồ cho thấy tổng Coliform trong nước thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp đều vượt rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép loại A. Chỉ trừ nước thải tại xí nghiệp XNK thủy sản Sa Đéc có tổng Coliform là 150 MPN/100ml đạt tiêu chuẩn cho phép, còn lại đều vượt tiêu chuẩn từ 3,7 đến 8 lần.

Biểu đồ III.3: Biểu diễn tổng Coliform trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp



Nhìn chung, đối với các KCN, cơ sở sản xuất công nghiệp thì tình trạng ô nhiễm vi sinh ở đây cũng không kém so với làng nghề làm bột Tân Phú Đông, kết quả quan trắc tại các cơ sở này đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm vi sinh tại các KCN, cơ sở sản xuất nói trên là do các chủ cơ sở sản xuất này đều không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nếu có thì cũng chỉ là biện pháp “đối phó” với các cơ quan thanh tra nên thường rất ít khi vận hành xử lý mà xả thẳng ra nguồn nước. Tình trạng trên thường xuyên tiếp diễn khiến chất lượng nguồn nước mặt tại những khu vực này bị suy thoái nghiêm trọng, không còn thích hợp dùng làm nguồn cấp nước cho sinh hoạt.


d. Nước thải du lịch

Kết quả khảo sát cũng cho thấy hiện nay đa số các công trình đang đầu tư xây dựng với quy mô lớn phục vụ cho hoạt động phát triển dịch vụ, du lịch vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa hoàn thiện. Với tổng lượng khách du lịch trong năm 2005 của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 131.091 khách thì tổng lượng nước thải ước tính phát sinh mỗi ngày là 23.596,38 m3/ngày. Số liệu này được tính toán dựa vào lưu lượng nước thải bình quân đối với khách du lịch là 180 lít/ngày.người (Nguồn: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Trịnh Xuân Lai). Theo như cách tính này thì 23.596 m3 nước thải là con số khá lớn mà hoạt động du lịch sản sinh ra mỗi ngày. Lượng nước thải này kết hợp với lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất của người dân đã góp phần làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm có trong môi trường nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong khu vực.
e. Chất thải từ các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

- Chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Toàn tỉnh trong năm 2006 có khoảng 34.821 con trâu, bò với lượng chất thải rắn trên 143.000 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn này một phần được được ủ làm phân bón, một phần được thải trực tiếp ra môi trường đất. Vào mùa lũ chúng sẽ được cuốn trôi vào môi trường nước gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.

- Bên cạnh đó, nghề nuôi vịt chạy đồng cũng là một nguy cơ gây ô nhiễm cao. Mô hình nuôi vịt chạy đồng mặc dù có hiệu quả cao, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nhưng chất thải do nuôi vịt làm ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt, nhất là vào mùa nước cạn. Trong những thời điểm hiện nay, dịch cúm gia cầm có thể tái phát cho nên hình thức nuôi vịt đàn đang là mối nguy hại đe dọa đến nguồn nước và lây lan dịch bệnh cho vật nuôi và con người.


f. Chất thải từ các lò giết mổ gia súc và tình hình vệ sinh môi trường nông thôn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng giết mổ động vật phân tán, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Toàn tỉnh hiện có 243 điểm giết mổ nhưng chỉ có 10 cơ sở tập trung tại 7/11 huyện thị là đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y (có xử lý nước thải, chất thải). Các điểm giết mổ còn lại thì nước thải, chất thải chưa được xử lý. Đồng thời, do chưa có quy hoạch khu vực bán gia súc riêng ở các chợ nên việc mua, bán và vận chuyển gia súc tại các chợ cũng gây ô nhiễm môi trường như tại chợ trung tâm thành phố Cao Lãnh tồn tại một điểm mua bán heo con nằm cạnh chợ nông sản, toàn bộ nước thải, phân và nước tiểu được thải thẳng xuống sông gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

III.2.2.2. Môi trường nước mặt


Nước mặt giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân tỉnh Đồng Tháp. Đây là nguồn nước được bà con nông dân sử dụng chủ yếu trong các hoạt động phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng từ các hoạt động của người dân đã làm thay đổi chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh.
a. Môi trường nước tại khu vực nuôi thủy sản
a.1. Chất lượng nước tại các khu vực nuôi bè cá

Nước sông Tiền và sông Hậu là nguồn cung cấp chủ yếu cho thủy vực, ao hồ nuôi thủy sản thông qua hệ thống các kênh rạch tự nhiên. Môi trường nước sông có giá trị pH ít thay đổi, trong khi đó một số thủy vực sâu trong nội đồng Đồng Tháp Mười pH có sự biến động theo mùa. Qua nhiều tài liệu cho thấy nước phèn thường phát sinh vào đầu mùa mưa, chỉ xuất hiện sau các trận mưa lớn làm rửa trôi các sản phẩm phèn trong đất làm cho nước trong các kênh rạch bị chua, sau đó lan nhanh bởi dòng chảy trong làm cho nguồn nước một số vùng lân cận bị nhiễm chua phèn. Hai trung tâm chua phèn nặng nhất của tỉnh là khu vực Tân Công Sính huyện Tam Nông và khu vực xã Hưng Thạnh, Trường Xuân huyện Tháp Mười.

Theo nhận định của Trung tâm quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam bộ (ngày 30/3/2006), trên nhánh sông Hậu hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong thủy vực thuộc thượng nguồn sông Hậu thấp, pH thấp kéo theo độ kiềm vùng thượng nguồn thấp hơn so với vùng hạ nguồn. Đặc biệt là hàm lượng chất chỉ thị ô nhiễm Nitơ tổng tăng cao so với các năm trước và có chiều hướng giảm từ thượng nguồn đến hạ nguồn và đã vượt mức thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, tại lưu vực thượng nguồn sông Hậu đã được ghi nhận sự hiện diện của tổng dư lượng thuốc trừ sâu gốc Cl- nhưng chưa nhận thấy được sự hiện diện của kim loại nặng cũng như dầu khoáng.

Trên nhánh sông Tiền chất lượng nước giảm dần từ thượng nguồn về hạ nguồn. Hàm lượng các chất chỉ thị ô nhiễm dạng chứa nitơ và Fe (II) có chiều hướng tăng từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Hàm lượng nitơ tổng tăng cao cho thấy nguồn nước đã vượt sức tải sinh học, bị nhiễm bẩn. Mặt khác, phân tích chất lượng nước mặt tại các sông, rạch có nước thải của nuôi thủy sản cho thấy ở một số nơi nguồn nước bị nhiễm khuẩn rất cao, từ 1.500 – 24.000 MPN/100ml, các chỉ tiêu khác như COD, BOD cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần.

a.2. Chất lượng nước tại các ao nuôi

Qua khảo sát chất lượng nước hàng năm của tỉnh tại các ao nuôi cho thấy môi trường nước có BOD vượt từ 10 – 26 lần, COD từ 5 – 16 lần, DO thấp (<4 mg/L), SS vượt tiêu chuẩn 3 – 10 lần. Đặc biệt, hàm lượng H2S rất cao trong môi trường nước và lượng oxy hòa tan thấp trong nước ao là một trong những nguyên nhân làm cá chết, nhất là các loài nhạy cảm.

Bảng III.10: Vị trí lấy mẫu



Ký hiệu

Vị trí

1

Ao cá Hồng Ngự 1 (Bà Nguyễn Thu Hồng, ấp An Hòa, xã An Bình A)

2

Ao cá Hồng Ngự 2 (Ông Nguyễn Thanh Hùng, ấp An Lợi, xã An Bình A)

3

Ao cá Tam Nông 1 trong Tràm Chim (Nguyễn Hùng Cường, ấp K10, xã An Bình)

4

Ao cá Tam Nông 2 trong Tràm Chim (Trần Thị Hải, ấp K10, xã Phú Hiệp)

5

Ao cá Thanh Bình 1 (Nguyễn Văn Dũng, ấp Trung Tân Thạnh, xã Tân Mỹ)

6

Ao cá Thanh Bình 2 (Nông Văn Dựt, xã Tân Đông B)

7

Ao cá Định An, Lấp Vò

8

Ao cá Lai Vung

9

Ao cá Cao Lãnh

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường năm 2006, Sở TN&MT

- Nồng độ SS trong nước tại các ao nuôi đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại A, đồng thời nồng độ oxi hòa tan trong nước thấp, tất cả đều chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn cho phép.

Biểu đồ III.4: Biểu diễn nồng độ SS, DO trong các ao cá trên địa bàn tỉnh

- Ngoài 2 chỉ tiêu SS và DO, chỉ tiêu BOD và COD còn cho thấy nồng độ các chất hữu cơ có trong nước rất cao, đều vượt xa so với tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ sự tồn đọng các chất hữu cơ do lượng thức ăn dư thừa trong môi trường nước khá cao.

Biểu đồ III.5: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD trong các ao cá trên địa bàn tỉnh

- Nồng độ nitrat, nitrit trong nước cũng cho thấy tình hình ô nhiễm do dư lượng đạm trong nước, môi trường chứa nhiều nitrit và nitrat sẽ không tốt cho đời sống của các loài cá nuôi.

Biểu đồ III.6: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD trong các ao cá trên địa bàn tỉnh

- Amoniac cũng được phát hiện có nồng độ rất cao so với tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt lượng tổng Coliform là rất cao, vượt gấp 4,8 lần tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ môi trường nước bị nhiễm vi sinh mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tồn đọng các chất thải của cá trong nước.

Biểu đồ III.7: Biểu diễn tổng Coliform, nồng độ Amoniac trong các ao cá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Qua sự biểu diễn nồng độ các chất trong môi trường nước các ao nuôi cá, nhận thấy môi trường nước tại đây đều không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường nước mặt loại A. Để khẳng định điều này, trong năm 2006, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đã thực hiện quan trắc (Phụ lục 1), phân tích môi trường nước tại các khu vực nuôi thủy sản, kết quả cho thấy: Các mẫu nước đều có giá trị BOD5, COD, SS vượt so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 (A), trong đó nồng độ DO thấp hơn từ 3,49 – 4,69 lần tiêu chuẩn cho phép và giá trị tổng Coliform vượt gấp 40 – 80 lần tiêu chuẩn cho phép.

Biểu đồ III.8: Biểu diễn giá trị tổng Coliform trong môi trường nước tại các ao cá


a.3. Nguyên nhân

Hầu hết các hộ ngư dân ít quan tâm đến bảo vệ môi trường, chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải (ao xử lý nước thải, ao xử lý bùn đáy ...) mà thải trực tiếp ra kênh rạch. Lượng nước thải rất lớn trong các ao nuôi chứa nhiều thức ăn dư thừa, chất thải của cá, lượng thuốc, hóa chất xử lý, phòng trị bệnh cho cá trong quá trình nuôi ... gây ô nhiễm môi trường nước. Hơn nữa, tình trạng vứt xác cá chết bừa bãi làm gia tăng thêm mức độ nguy hại đến môi trường chung của cộng động. Ngoài ra, các hộ nuôi thường sinh sống trực tiếp trên bè, chất thải sinh hoạt cộng với chất thải nuôi cá gây ô nhiễm cho môi trường nước.
b. Môi trường nước mặt trên các nhánh sông, kênh nội thành, nội thị và ven đô

Hình III.4: Môi trường nước mặt tại tỉnh Đồng Tháp

Nhìn chung, chất lượng nước tại các nhánh sông, rạch nội thị và ven đô tỉnh Đồng Tháp hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm. Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt do Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thực hiện năm 2006 (Phụ lục 1) cho thấy:

- Giá trị COD, BOD5 tại các điểm hầu như đều vượt ngưỡng cho phép đối với tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995 (A). Cho thấy môi trường nước tại đây đang có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ. Nguyên nhân chủ yếu là do: xả thải trực tiếp mọi chất thải xuống môi trường nước; do tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải sinh hoạt, sản xuất CN – TTCN và từ các làng nghề (sản xuất tinh bột kết hợp chăn nuôi heo).

Biểu đồ III.9: Biểu diễn nồng độ BOD5 trong môi trường nước mặt



Biểu đồ III.10: Biểu diễn nồng độ COD trong môi trường nước mặt



- Điều đáng quan tâm là nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước rất thấp, không đạt tiêu chuẩn đối với chất lượng nước loại A. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 (B), nồng độ DO trong môi trường nước hầu như đều đạt, chỉ trừ tại thị trấn Tràm Chim và thị trấn Tháp Mười có giá trị DO rất thấp.

Biểu đồ III.11: Biểu diễn nồng độ DO trong môi trường nước mặt

- Đặc biệt, tổng Coliform trong môi trường nước mặt của tỉnh có giá trị rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 (A) từ 1,86 – 4.800 lần. Cao nhất là tại Thành phố Cao Lãnh với giá trị đo được là 24.000.000 MPN/100ml (vượt gấp 4.800 lần), thị trấn Lấp Vò là 4.300.000 MPN/100ml (vượt gấp 860 lần).

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước mặt tỉnh Đồng Tháp đang có dấu hiệu ô nhiễm, chủ yếu là vi sinh và chất hữu cơ mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt, sản xuất của người dân gây ra.

Nước lũ ngập gần như 100% đất đai, do tác động của lũ lụt cuốn trôi các chất ô nhiễm như xác thực vật, các chất hữu cơ phân hủy, các chất thải chăn nuôi bị pha trộn vào nguồn nước mặt trong mùa lũ làm ô nhiễm nước mặt, gây ra các dịch bệnh trong mùa lũ. Diều này giải thích tại sao vào mùa lũ nước mặt bị ô nhiễm hơn mùa khô.

Chỉ xét riêng tại nhánh sông Tiền trên khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001 đến năm 2006, kết quả quan trắc do Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thực hiện cho thấy chất lượng nước mặt tại đây đã và đang bị ô nhiễm.

Hình III.5: Môi trường nước mặt tỉnh Đồng Tháp trong điều kiện ngập lũ





Biểu đồ III.12: Diễn biến nồng độ DO, SS theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006

Biểu đồ III.13: Diễn biến nồng độ BOD5, COD theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006



Biểu đồ III.14: Diễn biến tổng Coliform theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006



Các giá trị phân tích chất lượng môi trường nước sông Tiền tại khu vực thị xã Sa Đéc qua các năm đã thể hiện được phần nào diễn biến chất lượng môi trường tại trong khu vực. Nồng độ BOD5, COD, SS có xu hướng giảm dần nhưng vẫn vượt giá trị cho phép TCVN 5942-1995 (A). Riêng tổng Coliform trong nước có giá trị ngày một gia tăng nhanh và vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (mùa mưa năm 2006 vượt gấp 4,8 lần TCCP). Kết quả còn cho thấy tình hình ô nhiễm môi trường nước trong mùa mưa (mùa lũ) cao hơn so với mùa khô, đây chính là nguyên nhân dẫn đến một số dịch bệnh xuất hiện trong mùa lũ.


III.2.2.3. Chất lượng nước ngầm


Theo kết quả thăm dò thì ở Đồng Tháp có nhiều tầng nước ngầm với chất lượng khác nhau. Nguồn nước ngầm ở tầng sâu (độ sâu trung bình 200 – 400 m) có chất lượng nước tốt và ổn định, được các cơ quan chuyên ngành kiểm tra, quan trắc thường xuyên, nhiều nơi đã được khai thác cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất. Nguồn nước ngầm tầng nông ở độ sâu từ 90 đến 120 m dễ khai thác hơn nhưng chất lượng của tầng này không ổn định và chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Thực tế cho thấy hiện nay, hầu hết các hộ dân đang tự khai thác và sử dụng các nước giếng mà không qua phân tích, kiểm nghiệm chất lượng. Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đều thực hiện quan trắc, phân tích chất lượng nước ngầm tại một số giếng nước trong tỉnh. Kết quả cho thấy:



Bảng III.11: Vị trí lấy mẫu nước ngầm

Ký hiệu

Vị trí

Ký hiệu

Vị trí

1

Xã Bình Phú, huyện Tân Hồng

16

Xã Mỹ Hiệp, Cao Lãnh

2

Thị trấn Sà Rài, Tân Hồng

17

Xã Mỹ Long, Cao Lãnh

3

Xã Tân Công Chí, Tân Hồng

18

Xã Mỹ Xương, Cao Lãnh

4

Thị trấn Hồng Ngự

19

Xã Tân Mỹ, Lấp Vò

5

Xã Long Khánh B, Hồng Ngự

20

Xã Bình Thành Trung, Lấp Vò

6

Xã An Bình A, Hồng Ngự

21

Xã Bình Thành, Lấp Vò

7

Xã Bình Thành, Thanh Bình

22

Xã Hòa Long, Lai Vung

8

Xã Tân Thạnh, Thanh Bình

23

Thị trấn Lai Vung

9

An Phong, Thanh Bình

24

Xã Long Hậu

10

Xã Phú Đức, Tam Nông

25

Xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh

11

Xã Phú Hiệp, Tam Nông

26

Phường 6, TP Cao Lãnh

12

Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông

27

Phường 3, TP Cao Lãnh

13

Xã Mỹ Quý, Tháp Mười

28

Xã Tân Khánh Đông, TX Sa Đéc

14

Xã Mỹ An, Tháp Mười

29

Xã Tân Quy Tây, TX Sa Đéc

15

Xã Mỹ Hòa, Tháp Mười

30

Xã Tân Phú Đông, TX Sa Đéc

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường năm 2006, Sở TM&MT

- Chỉ tiêu Clorua: đa số các giếng không vượt TCVN 5944-1995. Riêng một số giếng: xã Tân Công Chí, xã Long Khánh B, xã Bình Thành, xã Mỹ Hiệp, xã Mỹ Long, xã Mỹ Xương, xã Bình Thạnh Trung, xã Bình Thành và phường 3 (Cao Lãnh) vượt tiêu chuẩn từ 2-7 lần.

Biểu đồ III.15: Biểu diễn nồng độ Clorua trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp

- Chỉ tiêu Arsen: Thành phần Arsen cũng được phát hiện có mặt trong nguồn nước ngầm của tỉnh. Tuy nhiên, đa số nồng độ này có giá trị nằm trong giới hạn cho phép, chỉ trừ xã Bình Thành, xã Tân Thạnh, xã Mỹ Hiệp, xã Phong Hòa có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép 2 – 4 lần. Vấn đề này hiện nay đang gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân trong tỉnh.

Biểu đồ III.16: Biểu diễn nồng độ Arsen trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp



- Chỉ tiêu Coliform: kết quả cho thấy hầu hết các giếng nước đều bị nhiễm vi sinh cao, chỉ có 3/30 mẫu là có giá trị nằm trong giới hạn cho phép.

Biểu đồ III.17: Biểu diễn tổng Coliform trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp

Cũng theo kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại một số hộ gia đình do Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thực hiện trong năm 2006 (Phụ lục 1) cho thấy: Độ cứng trong nước khá cao, nồng độ mangan trong nước tại các giếng hầu như đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Kết quả này cho thấy nguồn nước ngầm tầng nông của tỉnh hiện nay bị nhiễm vi sinh rất nặng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong khu vực.

Biểu đồ III.18: Biểu diễn nồng độ Mangan và tổng Coliform trong nước ngầm

Nhìn chung, chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh hiện nay đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, chất lượng nước không đủ đảm bảo cấp cho mục đích sinh hoạt của người dân, đặc biệt là vấn đề Arsen và vi sinh trong môi trường nước ngầm. Do đó, các ngành liên quan cần khuyến cáo người dân thận trọng khi sử dụng nước ở tầng nông tại các khu vực này.


III.2.3. Hiện trạng môi trường không khí

III.2.3.1. Môi trường không khí tại các khu vực tập trung đông dân cư, chốt giao thông

a. Môi trường không khí

Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra khá nhanh trên địa bàn tỉnh, đồng thời do nằm trên trục đường chính của tỉnh nên lượng phương tiện và hành khách lưu thông qua lại trên các tuyến đường quan trọng của tỉnh ngày càng nhiều. Theo thống kê năm 2006 khối lượng hành khách vận chuyển trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh là 22.452.000 người. Điều này đã dẫn đến môi trường không khí tỉnh ngày càng trở nên ô nhiễm, các thành phần khí thải trong không khí ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng lượng phương tiện cũng như hành khách.

Hiện nay, môi trường không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhìn chung chưa bị ô nhiễm các chất độc hại như SO2, NO2, CO. Đã có dấu hiệu ô nhiễm do bụi. Trong năm 2006, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đã lấy mẫu và phân tích (Phụ lục 1), kết quả cho thấy nồng độ bụi trong môi trường không khí có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép đối với TCVN 5937-2005 (chỉ trừ điểm trước cổng chợ Hồng Ngự, trước chợ Lai Vung có giá trị nồng độ bụi ở đợt 1 vượt tiêu chuẩn cho phép). Tuy nồng độ bụi trong không khí hiện nay đa phần vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép nhưng giá trị này hiện nay gần vượt ngưỡng cho phép và có xu hướng gia tăng trong tương lai.

Biểu đồ III.19: Biểu diễn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh


b. Tiếng ồn

Kết quả quan trắc cho thấy độ ồn xung quanh tại các khu vực dân cư, chợ ... hiện nay tuy có giá trị cao nhưng nhìn chung vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép đối với TCVN 5949-1998.

Biểu đồ III.20: Biểu diễn độ ồn trong không khí




III.2.3.2. Môi trường không khí tại các khu vực sản xuất


Theo kết quả quan trắc nhiều năm của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh kết hợp với kết quả quan trắc của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thực hiện năm 2006 (Phụ lục 1) thì chất lượng không khí và tiếng ồn ở các khu vực sản xuất chủ yếu bị ô nhiễm bởi bụi và tiếng ồn. Bụi lơ lửng có nồng độ cao (nhất là tại khu vực lau bóng gạo có giá trị đo được là 1,4 mg/m3 vượt gấp 4,67 lần TCCP), tiếng ồn có giá trị cao nhưng còn nằm trong giới hạn cho phép (chỉ trừ vị trí tại bưu điện thị xã Sa Đéc và khu vực lau bóng gạo vượt giới hạn cho phép). Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép.

Bảng III.12: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tháng 3/2006



Vị trí

Độ ồn (dB)

Bụi lơ lửng (mg/m3)

CO (mg/m3)

SO2 (mg/m3)

NO2 (mg/m3)

Khu vực cưa xẻ gỗ đường 30/4, xã Mỹ Tân, TP Cao Lãnh

70-75

1,2

0,08

0,06

0,06

Bưu điện thị xã Sa Đéc, ngã tư chợ Sa Đéc, cách quốc lộ 20m)

78-82

1,27

0,1

0,12

0,05

Khu vực lau bóng gạo, F4, TX Sa Đéc)

75-80

1,4

0,12

0,08

0,1

KCN Sa Đéc (cách KCN 100m, đối diện UBND xã Tân Khánh Đông)

65-70

0,4

0,07

0,1

0,3

KCN Sa Đéc mở rộng

60-65

0,26

0,06

0,4

0,1

KCN Trần Quốc Toản, F11, TP Cao Lãnh

65-70

1,1

0,12

0,16

0,7

Khu vực xay sát, F11, TP Cao Lãnh

70-75

0,9

0,5

0,05

0,7

Kho Silo, F11, TP Cao Lãnh

70-75

1,3

0,1

0,09

0,1

TCVN 5949-1998

75

-

-

-

-

TCVN 5937-2005

-

0,3

30

0,35

0,2

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường năm 2006, Sở TNMT

Kết quả quan trắc còn cho thấy môi trường không khí xung quanh khu vực KCN đều chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một vài nơi xung quanh các cơ sở sản xuất nằm ngoài K/CCN, môi trường không khí đã và đang có dấu hiệu ô nhiễm từ nhiều năm. Nhất là tại các làng nghề truyền thống (sản xuất bột và chăn nuôi), tình trạng ô nhiễm mùi và ô nhiễm khói (các lò gạch) vẫn còn tồn tại.

Trong năm 2006 Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện quan trắc chất lượng môi trường không khí tại khu vực các lò gạch đang hoạt động, kết quả cho thấy: môi trường không khí tại hầu hết các khu vực lò gạch đều có nồng độ HF rất cao (vượt tiêu chuẩn TCVN 5938 - 1995 từ 1,4 - 16 lần), chỉ trừ khu vực KCN Tân Quy Tây đạt tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời, nồng độ bụi đo được cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937-2005. Các chỉ tiêu còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Biểu đồ III.21: Biểu diễn nồng độ Bụi lơ lửng và HF trong môi không khí tại khu vực các lò gạch



Ghi chú: 1. Cụm lò gạch An Hiệp

2. Cụm lò gạch An Hiệp (cách lò gạch 50m)

3. Cụm lò gạch Nha Mân

4. Cụm lò gạch Nha Mân (cách lò gạch 50m)

5. KCN Tân Quy Tây – Khu vực lò gạch (hộ Lưu Thị Thanh Thủy số 207/5 xã Tân Quy Tây)

6. KCN Tân Quy Tây – Khu vực lò gạch (cách lò gạch Lưu Thị Thanh Thủy 50m)

Nhìn chung, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở Đồng Tháp là do hoạt động của động cơ tàu, xe và các loại máy móc. Mặt khác, do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, ô nhiễm không khí còn do các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với hệ thống giao thông không hoàn chỉnh. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí chưa đến mức nghiêm trọng, ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ. Tại vùng nông thôn, chất lượng không khí vẫn còn trong lành. Riêng ở các khu sản xuất, tiểu thủ công nghiệp thì ô nhiễm do ồn và bụi vẫn là đặc trưng, riêng các khu vực sản xuất gạch còn bị ô nhiễm bởi khí HF.

Hình III.6: Khu vực sản xuất gạch ngói An Hiệp



III.2.4. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

III.2.4.1. Chất thải sinh hoạt


Toàn tỉnh hiện có 2 bãi rác lớn (1 ở thành phố Cao Lãnh, 1 ở thị xã Sa Đéc) và 9 bãi rác của các thị trấn. Hiện tại, các bãi rác trên địa bàn tỉnh chỉ là những bãi chứa rác, rác thải được xử lý đơn giản bằng cách phun hóa chất giảm thiểu mùi hôi và đốt tự nhiên. Cách xử lý này không đủ đảm bảo chất vệ sinh môi trường trong khu vực bãi, gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực xunh quanh và phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh. Mặt khác, do không được thiết kế chống thấm nên lượng nước rỉ rác phát sinh ngấm vào môi trường đất, nước trong khu vực gây ô nhiễm chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, do điều kiện bị ngập lũ hàng năm cho nên rác rất dễ dàng bị cuốn trôi vào môi trường nước.

Thành phần rác thải gồm: chất hữu cơ dễ phân hủy 70%, bao bì chai lọ 20% và các loại khác như đất cát, gạch vụn, đá... chiếm 10%. Tất cả các loại trên được thải chung, không phân loại và đổ thẳng ra bãi rác. Lượng rác này được đốt theo cách thông thường (vào mùa khô) mà không qua các biện pháp xử lý phù hợp. Tại các bãi rác, việc phun xịt hóa chất diệt côn trùng không được tiến hành thường xuyên.

Theo ước tính thì tổng lượng rác thải ra toàn tỉnh khoảng 400 tấn/ngày, trong đó tổng lượng rác thu gom tại các thành phố, thị xã, thị trấn ước khoảng 209 tấn/ngày, chiếm khoảng 52% (chủ yếu tập trung ở thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và các huyện, thị trấn). Hiện nay, trong phạm vi thành phố Cao Lãnh, công tác thu gom và quản lý chất thải rắn do công ty TNHH Một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị thực hiện. Tổng khối lượng thu gom và vận chuyển khoảng 22 tấn/ngày, trong đó rác chợ chiếm khoảng 35% tổng khối lượng rác.

Hệ thống thu gom vận chuyển hiện tại còn thiếu và sơ sài, chưa đảm bảo thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh. Số lượng rác còn lại chủ yếu ở khu vực dân cư nông thôn, ở các chợ xã do người dân thải trực tiếp ra môi trường kênh, rạch hoặc các khu đất trũng sau nhà.

Tình hình quản lý rác thải ở các thị trấn, thị xã còn gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do sau đây:

- Các thị trấn, thị xã là các đô thị nhỏ, mang đậm màu sắc nông thôn và lối sống nông dân, đang trên quá trình xây dựng và định hình nếp sống đô thị.

- Quy hoạch đô thị không đồng bộ, quy hoạch đường phố mà thiếu quy hoạch hệ thống thoát nước, thiếu bãi rác đúng tiêu chuẩn.

- Ý thức tự giác của người dân chưa cao, còn xả thải còn tùy tiện.

- Kinh phí đầu tư mua trang thiết bị thu gom xử lý rác còn quá ít, chưa có biện pháp tổ chức quản lý vệ sinh phù hợp.

- Do nguồn kinh phí đầu tư còn gặp nhiều khó khăn nên đầu tư xây dựng bãi chôn lấp còn thô sơ, không đúng quy trình kỹ thuật, chỉ mới chôn lấp tạm thời, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ngoài ra, lượng rác thải phát sinh do sự phát triển của các hoạt động du lịch và ý thức về giữ gìn và bảo vệ môi trường của người dân và khách di lịch (đặc biệt là khách nội địa) thông qua việc vứt rác bừa bãi, không bỏ rác đúng nơi , thậm chí vứt rác, thức ăn trực tiếp xuống khi đi tham quan các điểm du lịch bằng ghe, thuyền… đang trở thành vấn đề không nhỏ đối với môi trường sống của các loài động thực vật và hệ sinh thái tại đây. Đây chính là vấn đề đáng quan tâm và cần có biện pháp giải quyết vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và cảnh quan môi trường tại khu du lịch mà còn gây mất thiện cảm đối với du khách quốc tế khi đến tham quan.

III.2.4.2. Rác thải y tế và công nghiệp

a. Rác thải y tế

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp 2005 thì chất thải nguy hại (chủ yếu là rác y tế) có thu gom và xử lý riêng. Trong đó tất cả các bệnh viện lớn đều có lò đốt rác y tế hợp vệ sinh. Ở các trung tâm y tế đều có các khu vực xử lý rác y tế riêng, không thải chung với rác sinh hoạt mặc dù các lò này chưa đạt tiêu chuẩn . Trong khi đó, rác y tế ở các phòng khám tư nhân vẫn chưa được xử lý riêng mà vẫn còn thải chung với các chất thải sinh hoạt.

Bảng III.13: Tình hình xử lý chất thải bệnh viện ở Đồng Tháp



TT

Bệnh viện

Địa điểm

Hệ thống xử lý

Ghi chú

Rác thải

Nước thải

1

Đa khoa Đồng Tháp

Tp. Cao Lãnh





Đạt yêu cầu

2

Đa Khoa Sa Đéc

TX Sa Đéc



không

Đạt yêu cầu

3

Bệnh viện Hồng Ngự

Huyện Hồng Ngự



không

Đạt yêu cầu

4

Bệnh viện Vĩnh Thạnh

Huyện Lấp Vò



không

Không đạt

5

Bệnh viện Tháp Mười

Huyện Tháp Mười



không

Không đạt

6

Bệnh viện Tam Nông

Huyện Tam Nông



không

Không đạt

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Đồng Tháp 2005

Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp việc xử lý các chất thải nguy hại ở một số bệnh viện chưa đạt yêu cầu. Hầu hết các bệnh viện mới chỉ có lò đốt rác y tế nhưng trong đó một số bệnh viện hoạt động không hiệu quả. Đây là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng đến các khu vực lân cận, nếu không được xử lý triệt để, ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện vệ sinh và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các bệnh viện được lắp đặt lò đốt rác y tế nhưng các thông số ô nhiễm vẫn chưa được quan trắc đầy đủ như các chỉ tiêu khí thải: Dioxin, Furan…


b. Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp là loại chất thải rắn sinh ra trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, bao gồm các loại bao bì nguyên vật liệu, các sản phẩm hoặc các bán thành phẩm không đạt yêu cầu chất lượng, các phế liệu, vật liệu và thành phẩm do quá trình gia công, cắt xén tạo ra; các loại dầu cặn, bụi thu gom, cặn bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải...

Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh chất thải rắn, trong đó bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Công nghệ sản xuất càng lạc hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn.



Hiện nay, Đồng Tháp phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản là chính, do đó thành phần rác thải công nghiệp chủ yếu là các thành phần nông sản dư thừa từ quá trình sản xuất. Những thành phần này được thu mua, tận dụng hoặc được thu gom chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt. Nhìn chung, thành phần rác thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện tại hầu như không có.

III.2.5. Tình hình thiên tai và sự cố môi trường


Trong những năm qua, tỉnh Đồng Tháp thường xuyên phải hứng chịu các thiên tai: sạt lở bờ sông, chua phèn, giông lốc, cháy rừng. Căn cứ điều kiện tự nhiên cũng như do các yếu tố, tác nhân tác động có thể phân chia các loại thiên tai trên từng vùng như sau:

- Lũ lụt: thuộc trung tâm Đồng Tháp Mười của đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm chịu tác động của lũ lụt từ tháng 7 đến tháng 11. Lũ đầu vụ thường gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp (vụ Hè Thu). Lũ chính vụ thường vào tháng 9, tháng 10 gây ảnh hưởng lớn đến cơ sở vật chất hạ tầng (giao thông, thủy lợi, các công trình công cộng như: trường học, công sở, kho tàng, khu vực nuôi trồng thủy sản, vườn cây ăn trái…).

    • Vùng ngập lũ sâu: được xác định từ phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A của tỉnh.

    • Vùng ngập lũ nông: được xác định từ phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A của tỉnh.

Tuy nhiên, do tỉnh Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vùng thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập lũ theo mùa. Lũ lên xuống theo định kỳ hàng năm, mang lại phù sa giúp tăng năng suất cây trồng cho nông dân, do đó có thể xem đây là một trong những nguồn tài nguyên của tỉnh.

- Sạt lở bờ sông: thường xảy ra vào mùa lũ, dọc theo 2 con sông Tiền và sông Hậu tại những khúc quanh của sông. Nguyên nhân sạt lở đất bờ sông là do động lực dòng sông và cấu tạo nền địa chất mềm yếu của lòng dẫn gây ra.

    • Phía Bắc sông Tiền và sông Hậu, gồm 3 huyện: huyện Hồng Ngự, huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình.

    • Phía Nam sông Tiền và sông Hậu, gồm 6 huyện thị: thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành, thị xã Sa Đéc.

    • Các trung tâm sạt lở nguy hiểm, gồm 3 huyện thị: thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành và huyện Hồng Ngự.

- Giông lốc: thường xảy ra cục bộ, chủ yếu ở những vùng sâu thuộc trung tâm Đồng Tháp Mười của tỉnh, không có quy luật và thường xảy ra trong mùa mưa.

- Xì phèn: xảy ra vào tháng 5-6 ở các huyện Tháp Mười và Tam Nông. Tuy nhiên, hiện tượng này không xảy ra thường xuyên hoặc chỉ xảy ra ở một vài nơi.

- Cháy rừng: xảy ra vào mùa khô-khi mực nước cạn kiệt-ở các huyện có rừng tập trung là huyện Tam Nông, huyện Tháp Mười. Các lớp phủ bì, cỏ ở các rừng tràm thường bị khô héo rất dễ bị cháy rừng.

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương