MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT



tải về 2.62 Mb.
trang10/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25

CHƯƠNG IV

DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020




IV.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP

IV.1.1. Mục tiêu chiến lược


- Phát triển nhanh nền kinh tế, đưa GDP đầu người lên mức thu nhập trung bình, giảm nhanh tỷlệ hộ nghèo, chỉ số HDI đạt mức phát triển con người trung bình cao.

- Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, giáo dục và y tế, nối mạng hạ tầng hoàn chỉnh với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Định hình các khu cụm kinh tế công thương nghiệp, làng nghề, khu cụm du lịch sinh thái, khu nông nghiệp kỹ thuật cao, củng cố cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển ngay sau năm 2005.

- Định hình các khu dân cư, giải quyết tốt tái định cư, đảm bảo mỗi hộ dân đều có nhà ở phù hợp.

- Tăng cường đào tạo lực lượng công chức có chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ và xây dựng đội ngũ, bộ máy nhân sự vững mạnh trong sạch cho yêu cầu trước mắt, tiến đến tổ chức chính quyền điện tử, chuẩn bị cho phát triển bền vững sau năm 2010.

- Đào tạo lực lượng công nhân lành nghề, trung cấp và cao cấp phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, giải quyết tốt lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Đây vừa là mục tiêu vừa là biện pháp để phát triển nhanh.


IV.1.2. Định hướng phát triển kinh tế

IV.1.2.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn


- Trong thời kỳ 2006-2010 nền nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh với 2 mục tiêu chính là hiệu quả và chất lượng sản phẩm, nhằm hình thành và phát triển bền vững, ổn định các vùng chuyên canh, sản xuất nông sản phẩm hàng hóa trên quy mô tập trung với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và đạt hiệu quả sản xuất ổn định.

Các sản phẩm chủ lực có tính chiến lược và tính đặc thù cho từng ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ phát triển 2006-2020 là: lúa, hoa kiểng, rau đậu, xoài cát, quýt hồng và thịt heo, thịt bò.


a. Ngành trồng trọt

Tuy diện tích gieo trồng có khuynh hướng giảm dần theo tiến độ gia tăng các loại đất phi nông nghiệp nhưng tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt trong thời kỳ 2006-2010 vẫn khá ổn định nhờ vào quá trình phát triển các vùng chuyên canh theo chiều sâu (đặc biệt vùng lúa, hoa kiểng, rau đậu, xoài, quýt hồng), đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật trồng trọt.

- Diện tích canh tác lúa 212.000 ha năm 2010 và 200.000 ha năm 2020. Diện tích gieo trồng 426.000 ha năm 2010 và 398.000 ha năm 2020. Sản lượng 2.420.000 tấn năm 2010 và 2.386.000 tấn năm 2020.

- Diện tích gieo trồng màu 22.000 ha năm 2010 và 27.350 ha năm 2020, sản lượng 172.350 tấn năm 2010 và 235.000 tấn năm 2020.

- Diện tích gieo trồng rau đậu 14.000 ha năm 2010 và 20.000 ha năm 2020, sản lượng 221.000 tấn năm 2010 và 320.000 tấn năm 2020.

- Diện tích gieo trồng đậu nành 24.000 ha năm 2010 và 28.000 ha năm 2020, sản lượng 51.600 tấn năm 2010 và 63.000 tấn năm 2020.

- Diện tích gieo trồng mè 2.700 ha năm 2010 và 3.300 ha năm 2020, sản lượng 3.300 tấn năm 2010 và 4.300 tấn năm 2020.

- Dừa phân tán trong vườn cây ăn trái, diện tích 500 ha năm 2010 và 550 ha năm 2020, sản lượng 2,75 triệu trái năm 2010 và 3,3 triệu trái năm 2020.

- Cây ăn trái dự kiến 25.000 ha năm 2010 và 27.000 ha năm 2020, sản lượng 237.000 tấn năm 2010 và 318.000 tấn năm 2020, trong đó có khoảng 67.000 tấn trái cây có múi, 152.000 tấn xoài, 70.000 tấn nhãn.

- Ổn định tổ chức sản xuất và từng bước đưa các loại hình canh tác công nghệ - kỹ thuật cao vào làng nghề hoa kiểng Tân Quy Đông.

b. Ngành chăn nuôi

Ngoài mục tiêu tăng trưởng khá nhanh, ngành chăn nuôi còn đặt trọng tâm vào việc cải thiện quy mô và hiệu quả nuôi, nâng cao chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm xuất chuồng, cung ứng giống, đặc biệt chú trọng vệ sinh phòng dịch và cải thiện môi trường nuôi...

- Tổng đàn heo dự kiến 450.000 con năm 2010 và 676.000 con năm 2020, sản lượng 39.300 tấn năm 2010 và 63.800 tấn năm 2020.

- Đàn trâu liên tục giảm từ 1.271 con năm 2010 đến xóa hẳn vào năm 2015 do tình hình cơ giới hóa đã đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đàn bò tăng đạt 38.300 con năm 2010 và 66.810 con năm 2020, sản lượng thịt dự kiến là 1.770 tấn năm 2010 và 3.600 tấn năm 2020.

- Đàn gia cầm dự kiến 4,8 triệu con năm 2010 và 6,7 triệu con năm 2020. Sản lượng dự kiến 8.400 tấn thịt, 80 triệu quả trứng năm 2010 và 12.300 tấn thịt, 137 triệu quả trứng năm 2020.

c. Ngành thủy sản

- Đối với nuôi trồng thủy sản chuyên canh: mở rộng diện tích nuôi ao hầm trong khu vực thổ cư và chú trọng phát triển các loại hình nuôi có tiềm năng sản xuất quy mô lớn, chất lượng sản phẩm đồng nhất như nuôi công nghiệp – bán công nghiệp trên khu vực bãi bồi, nuôi đăng quần, đồng thời ổn định nuôi bè.

- Đối với nuôi trồng thủy sản xen canh: phát triển bền vững các hình thức nuôi xen trong ruộng lúa trên đồng lũ, nuôi xen trong mương vườn trên cơ sở cải thiện hệ thống canh tác và hệ thống thủy lợi đầu mối - nội đồng.

- Đối với ngành đánh bắt: ổn định quy mô đánh bắt nội địa hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đồng lũ.

Ngành thủy sản dự kiến tăng trưởng nhanh nhất so với các ngành khác trong khu vực 1. Diện tích mặt nước nuôi trồng đạt khoảng 9.500 ha năm 2010 và ổn định trong khoảng 15.350 ha năm 2020. Ngành nuôi bè chủ yếu phát triển chung quanh 1.800 bè cá.

Về cơ cấu theo loài: đến năm 2010 có khả năng phát triển trên 4.100 ha cá, trên 4.900 ha tôm, 450 ha ương cá giống đầu nguồn, đến năm 2020 dự kiến trên 6.500 ha cá, trên 8.300 ha tôm và 500 ha ươn cá.

Sản lượng nuôi trồng năm 2010 ước đạt khoảng 391.000 tấn cá, 7.500 tấn tôm, năm 2020 dự kiến có khả năng tăng lên 516.000 tấn cá, trên 10.000 ha tôm.

Các phương tiện đánh bắt chủ yếu có quy mô nhỏ, khai thác thủy sản mùa lũ trên kênh rạch và thủy sản trên đồng lũ vào cuối mùa lũ. Dự kiến số phương tiện sẽ giảm ổn định trong khoảng 1.500 phương tiện, năng suất khai thác ổn định ở mức độ 90 kg/ha mặt nước nhằm mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sản lượng hàng năm ổn định trong khoảng 20.500 tấn.

d. Ngành lâm nghiệp

- Ổn định diện tích rừng đặc dụng trên cơ sở đất của Vườn quốc gia Tràm Chim.

- Ổn định rừng phòng hộ ở quy mô 1.200 ha và rừng sản xuất ở quy mô 5.900 ha.

- Tập trung trồng mới cây phân tán trên các trục giao thông nông thôn, các bờ bao vùng và tiểu vùng thủy lợi, vận động phong trái trồng cây tại khu vực đô thị, các công trình xây dựng công cộng và trồng tận dụng cây phân tán trong khu vực kinh tế vườn. Tổng số lượng cây phân tán trồng mới vào khoảng 7,4 triệu cây năm 2010 và 8,1 triệu cây năm 2020. Sản lượng khai thác chủ yếu là rừng sản xuất và cây phân tán, năm 2010 dự kiến khai thác 106.700 m3 gỗ, 399.200 Ste củi và 7,6 triệu tre trúc, năm 2020 khai thác 101.300 m3 gỗ, 390.600 Ste củi và 7,5 triệu tre trúc.

IV.1.2.2. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp


Về định hướng chung, công nghiệp chế biến là trọng tâm cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sử dụng công nghệ thích hợp với trình độ lao động, từng bước đầu tư chiều sâu, đầu tư vào công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và loại dần công nghệ lạc hậu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn là chế biến nông thủy sản, đồ uống từ trái cây, vật liệu xây dựng, ngành cơ khí sửa chữa, gia công và chế tạo, sản phẩm từ hóa chất, điện - điện tử, may mặc, các hàng thủ công mỹ nghệ.

- Xây dựng hoàn chỉnh các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, huyện thị. Tổng diện tích đất quy hoạch cho khu công nghiệp là 2.919,94 ha (với 5 KCN), cụm công nghiệp là 1.137,6 ha (với 27 CCN).

- Sắp xếp củng cố, cải tiến các cơ sở kinh doanh hiện có.

- Tổ khuyến công hướng dẫn, phổ biến các thiết bị và công nghệ mới, từng bước đối mới trang thiết bị và công nghệ cho các cơ sở sản xuất.

- Thiết lập các dự án đầu tư trọng điểm, tăng cường xúc tiến đầu tư.

- Xây dựng và quảng bá các thương hiệu mạnh.

- Tiếp tục vận động thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã các nghề thủ công truyền thống.

- Phổ biến các thông tin về khoa học, kỹ thuật và thị trường.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong việc phát triển công nghiệp tại địa phương.

- Xây dựng cơ chế chính sách và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án lớn, có tính chất đòn bẩy phát triển công nghiệp tỉnh.

Trong cơ cấu công nghiệp năm 2020, ngành lương thực, thực phẩm đồ uống chiếm 49,5%, ngành hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất (dược phẩm) chiếm 23,5%, ngành cơ khí chiếm 15,3%, ngành thiết bị điện - điện tử 12,8%, ngành khoáng chất và vật liệu xây dựng chiếm 11,9%, ngành nhựa chiếm 8,2%, ngành dệt may da chiếm 3,3%, các ngành khác chiếm tỷtrọng dưới 1%. Số cơ sở sản xuất năm 2020 là 23.590 cơ sở . Tổng số lao động 183.511 người.

IV.1.2.3. Phát triển thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu


- Về cơ sở vật chất: mạng lưới chợ sẽ được tiếp tục hình thành đồng bộ từ chợ trung tâm mang tính chất đô thị loại 3 tiến lên loại 2, đến các chợ thị xã, thị trấn, phường xã. Các chợ sẽ được mở rộng, cải tạo hoặc xây mới, kiện toàn bộ máy quản lý chợ nhằm đảm bảo việc giao lưu hàng hóa thuận lợi hơn.

Ưu tiên quy hoạch và xây dựng các trung tâm thượng mại cấp tiểu vùng (Sa Đéc, Hồng Ngự, Lấp Vò, Mỹ An, Mỹ Thọ), chợ đầu mối gạo và trái cây, chợ sỉ có khả năng phát luồng, tiếp nhận và cung ứng hàng hóa cho các chợ và khu vực lân cận, đầu tư xây dựng mô hình cửa hàng tự chọn, các shop liên kế tại trung tâm các chợ huyện thị, xây dựng siêu thị, trung tâm bán sỉ, cửa hàng kinh doanh hàng hóa cao cấp từ 2006-2010.

- Lao động sử dụng trong toàn ngành năm 2020 là 164.063 người.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 167,4 triệu USD năm 2005 lên 400 triệu USD năm 2010 tăng 19%/năm, 839 triệu USD năm 2015 tăng 16%/năm và 1.688 triệu USD năm 2020 tăng 15%/năm. Xuất khẩu đầu người sẽ tăng từ 101 USD năm 2005 lên 231 USD năm 2010, 464 USD năm 2015 và 895 USD năm 2020.

- Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 227,4 triệu USD năm 2005 lên 326 triệu USD năm 2010 tăng 7,5%/năm, 588 triệu USD năm 2015 tăng 12,5%/năm và 1.084 triệu USD năm 2020 tăng 13,0%/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chính là xăng dầu, phân bón, dược liệu và nguyên liệu cho ngành may mặc, da giày.

IV.1.2.4. Du lịch


Trong thời kỳ 2006-2020, tỉnh tập trung vào các hạng mục sau:

- Tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, các khu bảo tồn sinh thái, các cơ sở văn hóa vật thể và phi vật thể, đình miếu, các làng nghề hiện có.

- Mở thêm các tuyến điểm mới, nâng chất và đổi mới các sản phẩm du lịch hiện có để tạo sức hấp dẫn.

- Tiến hành xây dựng hoàn chỉnh Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu du lịch Xẻo Quýt, khu du lịch Gò Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim. Cùng ngành văn hóa đầu tư vào khu di tích mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, Nhà bảo tàng Đồng Tháp Mười.

- Nâng cấp và mở rộng các cơ sở vật chất của ngành du lịch.

- Xây dựng các sự kiện, lễ hội du lịch, tổ chức các tour du lịch công vụ, du lịch – thương mại chợ biên giới, hội thi thể thao cấp vùng, xây dựng các chương trình du lịch trong và ngoài nước phục vụ nhu cầu thương mại, du học, tham quan của nhân dân.

- Hình thành 3 cụm du lịch: cụm cửa khẩu, cụm TP Cao Lãnh, cụm TX Sa Đéc.

- Hình thành 5 tuyến du lịch nội tỉnh: nội thành Cao Lãnh đi Tràm Chim – Dinh bà, tuyến nội thành Cao Lãnh đi Hồng Ngự - Thường Phước, tuyến nội thành Cao Lãnh đi Tràm Chim - Mỹ An, tuyến nội thị Sa Đéc đi Lai Vung - Lấp Vò, tuyến du lịch mùa nước nổi.

- Liên kết xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh, trong đió có tuyến du lịch đường sông.

- Liên kết xây dựng các tuyến di lịch với các nước Đông Nam Á, Châu Á và một số nước Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt quan tâm các nước có khả năng thu hút đầu tư vào công thương nghiệp của tỉnh.

Lượng khách du lịch dự kiến tăng từ 131.090 người năm 2005 sẽ lên 225.000 người năm 2010, 414.000 người năm 2015 và 816.600 người năm 2020, vòng lưu khách từ 1,28 hiện nay lên 2,12 vào năm 2020. Khách quốc tế dự kiến tăng từ 10.356 người năm 2005 sẽ lên 17.500 người năm 2010, 29.900 người năm 2015 và 51.700 người năm 2020, với vòng lưu khách tăng từ 1,08 hiện nay lên 2,03 vào năm 2020.

Lượng khách tham quan dự kiến tăng từ 449.151 người năm 2005 sẽ lên đến 1 triệu người năm 2010, 2,5 triệu người năm 2015 và khoảng 4,6 triệu người năm 2020.


IV.1.3. Định hướng phát triển xã hội

IV.1.3.1. Dân số


Dân số tỉnh Đồng Tháp dự kiến từ 1.667.804 người năm 2006 lên 1.732.927 người năm 2010, 1.809.066 người năm 2015 và 1.884.643 người năm 2020, bình quân tăng 0,93%/năm ở giai đoạn 2006-2010, 0,86%/năm ở giai đoạn 2011-2015 và 0,82 %/năm ở giai đoạn 2016-2020.

Về cơ cấu, dân đô thị chiếm từ 17,3% năm 2005 lên 21% năm 2010, 26,1% năm 2015 và 31,5% năm 2020, do tiếp nhận dân cư từ nông thôn chuyển sang.


IV.1.3.2. Về giáo dục và đào tạo


Tăng cường đầu tư xây dựng mới trường lớp và trang thiết bị trường học. Phấn đấu đến năm 2010 có 10% nhà trẻ, 10% trường mầm non, 20% trường tiểu học, 30% trường trung học cơ sở và 100% trường trung học phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia, năm 2015 có 20% nhà trẻ, 20% trường mầm non, 40% trường tiểu học, 40% trường trung học cơ sở công lập đạt chuẩn quốc gia, năm 2020 có 30% trường mầm non, 50% trường tiểu học cơ sở công lập đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện chương trình phổ cập nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo lao động có tay nghề tối thiểu là bậc 2, tiến đến bậc 3 - 4, đến năm 2010 đạt 40% và năm 2020 đạt 50% lao động qua đào tạo.

Trong thời kỳ 2006-2020, số học viên các trường công nhân kỹ thuật hàng năm sẽ tăng từ 11.897 lên 15.500, số học sinh THCH tăng từ 1.347 lên 1.500, số sinh viên các trường Cao đẳng từ 2.733 lên 4.000, số sinh viên Đại học từ 5.176 lên 8.000. Khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đại học tiếp tục học sau đại học.

IV.1.3.3. Về y tế


Nâng cấp bệnh viện Đồng Tháp thành bệnh viện chuyên sâu loại 1 của tỉnh với quy mô 700 giường bệnh vào năm 2010 và nâng cấp 3 bệnh viện đa khoa khu vực, 7 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 13 phòng khám đa khoa khu vực. Xây dựng mới 5 bệnh viện chuyên khoa trong đó có 2 bệnh viện chấn thương chỉnh hình và sản. Xây dựng 3 bệnh viện cho 3 huyện mới.

Phấn đấu đến năm 2010 có 85% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và hoàn thành 100% vào năm 2012, năm 2010 có 80% làng văn hóa sức khỏe và 100% vào năm 2015.

Tổng số giường bệnh có vào năm 2006 là 2.816 giường sẽ tăng lên 3.250 giường năm 2010 (bình quân 533 người/1 giường bệnh), và 4.000 giường bệnh năm 2020 (bình quân 471 người/1 giường bệnh).

Tăng nhanh số bác sĩ từ 673 năm 2006 lên 1.056 năm 2010 và 1.323 vào năm 2020. Tỷ lệ bình quân số dân/1 bác sĩ từ 2.478 năm 2006 sẽ giảm còn 1.641 năm 2010 và 1.425 năm 2020.


IV.1.3.4. Văn hóa thông tin


Phấn đấu đến năm 2010 đạt 85% số hộ được công nhận gia đình văn hóa, 85% ấp văn hóa, 30% xã phường văn hóa, 85% công sở đạt chuẩn văn hóa, năm 2020 đạt 95% hộ gia đình văn hóa, 95% ấp văn hóa, 80% xã phường văn hóa, 30% huyện thị văn hóa, 100% công sở đạt chuẩn văn hóa.

IV.1.4. Định hướng phát triển đô thị


- Giai đoạn 2006-2010: nâng thị xã Sa Đéc lên đô thị loại 3; hoàn thiện đầy đủ tiêu chí loại 3 cho thành phố Cao Lãnh, tiêu chí đô thị loại 4 cho TT Hồng Ngự, TT Lấp Vò và TT Mỹ An; đầu tư đạt tiêu chí đô thị loại 5 cho 4 đô thị: Giồng Găng, Thường Thới Tiền, An Long, Bình Thành.

- Giai đoạn 2011-2015: hoàn thiện đầu tư đạt tiêu chí đô thị loại 3 cho thị xã Sa Đéc, đầu tư đạt tiêu chí đô thị loại 5 cho các đô thị là thị trấn huyện lỵ, các đô thị loại 5 mới thành lập và về cơ bản, hệ thống các đô thị loại 5 đã ổn định.

- Giai đoạn 2016-2020: nâng thành phố Cao Lãnh lên đô thị loại 2 vào cuối giai đoạn; hoàn thiện đầy đủ tiêu chí đô thị loại 5 cho các đô thị loại 5 mới thành lập, đặc biệt chú trọng điều kiện kết cấu hạ tầng, các khu dân cư và các trung tâm sản xuất – kinh doanh.

Trong giai đoạn này, về cơ bản thị trấn Mỹ Thọ cũng đã tiếp cận các tiêu chí đô thị loại 4, trong mục tiêu đưa Cao Lãnh lên đô thị loại 2, cần sáp nhập thị trấn Mỹ Thọ và xã Phong Mỹ vào thành phố Cao Lãnh.

Nhìn chung, đến năm 2010, trên địa bàn có 2 đô thị loại 3 (TP Cao Lãnh và TX Sa Đéc), 3 đô thị loại 4 (Hồng Ngự, Lấp Vò, Mỹ An), 19 đô thị loại 5 (TT Sa Rài, Tràm Chim, Thanh Bình, Phương Trà, Lai Vung, Cái Tàu Hạ, Giồng Găng, Thường Thới Tiền, An Long, Bình Thành, Dinh Bà, Thường Phước, An Phong, Trường Xuân, Mỹ Hiệp, Vĩnh Thạnh, Định Yên, Tân Thành, Tân Nhuận Đông), tổng diện tích đất đô thị là 13.128 ha, dân số đô thị là 334.279 người mật độ 2.546 người/km2, tỷlệ đô thị hóa 24%. Nếu tính cả các thị tứ, tổng diện tích đất đô thị là 15.328 ha, dân số đô thị 490.420 người, mật độ 3.200 người/km2, tỷlệ đô thị hóa 28,3%.

Các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có diện tích đất xây dựng đô thị năm 2020 vào khoảng 6.695 ha (chiếm tỷtrọng 40% đất đô thị), do điều kiện không gian thuận lợi, chỉ số đất xây dựng đô thị/người năm 2020 khá cao (khoảng 135m2).



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương