MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT


III.4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH VÀ CÁC VÙNG Ô NHIỄM/SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM



tải về 2.62 Mb.
trang9/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   25

III.4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH VÀ CÁC VÙNG Ô NHIỄM/SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

III.4.1. Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách

III.4.1.1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các KCN và làng nghề truyền thống


- Tại khu vực đô thị: Tại các khu vực có mật độ giao thông khá cao, ở một số khu vực hàm lượng bụi trong không khí vào mùa khô vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

- Khu vực sản xuất TTCN: Riêng ở các khu sản xuất, tiểu thủ công nghiệp thì ồn và bụi vẫn là nét đặc trưng, điển hình là các cơ sở gia công cơ khí, khu vực sản xuất gạch. Trong đó đáng chú ý là khu vực sản xuất cụm lò gạch xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Khu này hiện có 50 cơ sở sản xuất gạch ngói với khoảng 200 lò nung sản xuất theo công nghệ truyền thống. Căn cứ vào kết quả quan trắc thì nồng độ các chất ô nhiễm do đốt lò gạch tại khu vực này gây khói, bụi ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư và cây trồng xung quanh.

Ngoài các chất thông thường còn có sự hiện diện của HF trong không khí đặc trưng cho vùng sản xuất gạch. Nồng độ HF trong không khí đôi khi lên đến 0,08 mg/m3 (vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép TCVN 5938-1995 là 0,005 mg/m3).

III.4.1.2. Ô nhiễm tài nguyên môi trường nước do ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, KCN, làng nghề truyền thống, khu vực nuôi trồng thủy sản và các bệnh viện


Hiện nay trung bình mỗi ngày các kênh mương và sông rạch tỉnh Đồng Tháp phải tiếp nhận một khối lượng nước thải khá lớn, trong khi đó nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, vào mùa khô lưu lượng nước tại các con sông và các kênh rạch giảm xuống, tốc độ dòng chảy yếu, khả năng tự làm sạch cũng giảm đi. Do đó, hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ rất cao, đặc biệt là các kênh đào chảy qua 2 đô thị lớn là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.

Lưu lượng nước thải sinh ra từ các nhà máy xí nghiệp tại thành phố, thị xã, các thị trấn huyện thị, các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề là rất lớn mà thành phần chủ yếu của nước thải là chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Trong đó bức xúc nhất hiện nay vẫn là ô nhiễm môi trường ở làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Phú Đông. Chỉ riêng xã này đã nuôi số heo bằng 10% tổng số heo trong toàn tỉnh (khoảng 30.000 - 40.000 con), lượng phân cần phải xử lý là 70 – 80 tấn/ngày, hiện mới chỉ giải quyết được khoảng 20% lượng phân thải ra (khoảng 7.000 – 8.000 con/năm) nên vấn đề ô nhiễm ở khu vực này ngày càng gia tăng.

Hiện nay, 3 bệnh viện lớn của tỉnh đã có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, các bệnh viện còn lại trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước thải tại các bệnh viện này được thải trực tiếp, là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất đáng quan tâm.

Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước, cụ thể:

Từ năm 2000 trở lại đây, do tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ngày càng có những chuyển biến tích cực: tăng nhanh về sản lượng xuất khẩu, mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia và giá cả xuất khẩu khá ổn định. Từ đó, diện tích nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu của tỉnh ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2005, diện tích nuôi cá tra, cá ba sa phục vụ xuất khẩu trong tỉnh khoảng 700 ha nuôi thâm canh và 200 bè. Tuy nhiên, do những năm gần đây việc nuôi cá tra, cá ba sa bè không đủ sức cạnh tranh về giá thành cũng như chất lượng so với nuôi cá tra ao ở những vùng đất bãi bồi, đất ven sông nên số lượng bè nuôi cá tra có chiều hướng giảm. Trong khi đó, diện tích và số lượng ao nuôi cá tra, cá ba sa khu vực các bãi bồi ven sông Tiền và Sông Hậu của tỉnh ngày càng phát triển và mở rộng, đã làm cho nguồn nước một số vùng trong tỉnh bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước tỉnh Đồng Tháp đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sức khỏe người dân trong khu vực. Số người mắc bệnh liên quan đến nước tăng cao như các bệnh phụ khoa, bệnh dịch tả, lỵ, trực tràng ... Tỷ lệ các bệnh liên quan đến sử dụng nguồn nước tại Đồng Tháp có xu hướng tăng theo từng năm, đặc biệt là các bệnh ngoài da và phụ khoa mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã tác động mạnh mẽ đến đời sống dân cư nông thôn, tình trạng này nghiêm trọng nhất vào mùa mưa lũ, làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như:

- Thiếu nước sạch cho dân trong mùa lũ.

- Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt (phân, rác, nước thải) trong điều kiện lũ lụt kéo dài.

- Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do phân, rác, nước thải thải ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân và từ các chuồng trại chăn nuôi.

- Gia tăng tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm.

III.4.1.3. Ô nhiễm do chất thải rắn


Chất thải rắn đô thị chưa được thu gom triệt để, tỷlệ thu gom còn thấp. Theo ước tính thì tổng lượng rác thải ra toàn tỉnh ước tính 400 tấn/ngày, tuy nhiên chỉ thu gom được khoảng 52% của lượng thải trên trong ngày. Công tác xử lý rác thải chưa được thực hiện đúng .

Rác thải công nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, công tác thu gom xử lý chưa hoàn toàn tách rời với rác thải đô thị.

Rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư nông thôn chưa được thu gom, xử lý. Người dân thải bỏ xuống kênh, rạch hoặc các chỗ trũng sau nhà.

Khối lượng rác thải y tế độc hại tại một số bệnh viện chưa được tiêu hủy đúng .


III.4.1.4. Suy thoái đất do việc độc canh cây lúa, lạm dụng phân hóa học và TBVTV


Hiện nay chưa ghi nhận được sự ô nhiễm đất mà chỉ có thoái hóa đất do độc canh cây lúa thể hiện qua năng suất lúa của vùng canh tác 3 vụ lúa/năm thấp hơn so với các vùng khác, rõ ràng nhất là khu vực huyện Châu Thành. Năng suất bình quân của vùng 3 vụ lúa/năm là 47,8 tạ/ha, thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình quân của tỉnh là 53,63 tạ/ha. Với kết quả trên, nếu không thực hiện các biện pháp cải tạo đất như xen canh, luân canh thì chắc chắn rằng trong vòng 2 thập niên nữa hầu hết đất canh tác 3 vụ lúa/năm sẽ bị thoái hóa.

Mặt khác, do người dân lạm dụng hóa chất BVTV một cách phổ biến, không theo quy định của nhà sản xuất, kết hợp với lượng hóa chất tồn dư trong thời gian trước, làm gia tăng nồng độ các chất độc hại trong môi trường đất. Đặc biệt là việc lạm dụng TBVTV tại làng hoa kiểng thị xã Sa Đéc. Diện tích của làng hoa trên 250 ha với gần 2.000 hộ làm nghề. Ở đây có trên 1.000 chủng loại hoa, mỗi năm xuất đi các tỉnh, thành và cả sang Lào, Campuchia, Trung Quốc trên 10 triệu sản phẩm nên việc lạm dụng TBVTV và phân hóa học là điều không tránh khỏi và ngày càng nhiều hơn. Điều này dẫn đến lượng tồn dư hóa chất độc hại trong môi trường đất ngày càng nhiều gây suy thoái môi trường đất và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong khu vực.


III.4.1.5. Tình trạng suy thoái tài nguyên sinh học tại các khu bảo tồn, Vườn quốc gia


Đồng Tháp là một tỉnh có tính đa dạng sinh học khá đa dạng và phong phú với hệ sinh thái của vùng đất ngập nước nổi tiếng thế giới được biết đến với cái tên Đồng Tháp Mười. Đây là một vùng tài nguyên thiên nhiên phong phú và độc đáo, nhưng đang bị suy giảm bởi áp lực phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, Vườn quốc gia và hệ sinh thái nhạy cảm tỉnh Đồng Tháp đang bị thu hẹp dần. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân ngày càng được đẩy mạnh làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp dần chuyển thành ao nuôi.

Hiện nay hệ sinh thái VQG Tràm Chim đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của loài sinh vật ngoại lai là cây mai dương. Đây là loài có sức sống mạnh, chúng xâm lấn môi trường sống của các loài khác khiến các loài này dần bị tiêu diệt. Hiện loài mai dương đang phát triển mạnh, diện tích đã lên đến 400 ha, đây là đối tượng cần phải loại trừ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của VQG.

III.4.1.6. Tình hình sạt lở và lũ lụt


Do nằm bên bờ sông Tiền nên sạt lở là sự cố môi trường thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trung bình hàng năm hiện tượng sạt lở mất khoảng 40 ha đất tại các bờ sông. Ở Đồng Tháp có 2 vùng sạt lở với quy mô lớn và quan trọng nhất là khu vực Hồng Ngự và khu vực Châu Thành - Sa Đéc.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dòng chảy nên sạt lở luôn diễn ra ở đầu cù lao và bồi phía đuôi làm cho các cù lao có khuynh hướng lùi dần về phía hạ du. Ở các nơi còn lại thường có sạt lở với quy mô nhỏ theo dạng bào mòn. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình hình sạt lở đó là do tình hình khai thác cát sông. Do tình trạng khai thác cát sông, không đúng trữ lượng và vị trí khai thác cho phép đã và đang diễn ra trong tỉnh, nhất là trong thời gian gần đây, làm biến đổi dòng chảy, kéo theo tình trạng sạt lở tại khu vực bờ sông. Những khu vực xảy ra tình trạng sạt lở do ảnh hưởng của quá trình khai thác trong thời gian qua chủ yếu tại một số khu vực thuộc huyện Hồng Ngự, Thanh Bình.


III.4.1.7. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn


Tình hình cung cấp nước sinh hoạt còn nhiều khó khăn do chất lượng nước suy giảm và khối lượng nước cấp trên đầu người còn thấp. Tình hình thiếu nước sạch tại các vùng nông thôn Đồng Tháp hiện nay vẫn còn phổ biến.

Theo báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1999 – 2005 và định hướng giai đoạn 2006 – 2010, hiện tỉnh đã đầu tư xây dựng được 248 công trình cấp nước sạch, cải tạo sửa chữa 24 công trình, cấp phát 16.579 bộ bình lọc, xô lọc nước, 13.000 chai hóa chất khử trùng và chế phẩm xử lý và vận động các hộ dân thực hiện trên 1.200 bể chứa nước (loại 4 m3).

Các công trình cấp nước trên đã cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng thêm cho 100.000 hộ dân, trong đó có 106 cụm, tuyến dân cư đã được xây dựng trạm cấp nước. Nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch trong toàn tỉnh đến cuối năm 2005 là 43%. Trong đó, các huyện có hộ dân sử dụng nước sạch cao nhất là huyện Tân Hồng (chiếm 80%), các huyện có hộ dân sử dụng nước sạch thấp nhất là huyện Châu Thành (chiếm 7,2%). Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ cấp nước rất không đồng đều tại các địa phương trong tỉnh.

Nhìn chung, tại khu vực nông thôn chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm cho cấp nước sinh hoạt. Nước mưa cũng được sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước ao hồ, kênh rạch còn chiếm khoảng 57%.


III.4.1.8. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển


Nhìn chung, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Trong đó, hệ thống cấp nước tại các đô thị chưa đồng bộ, chưa sâu rộng, chất lượng nước chưa được bảo đảm, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng... Bên cạnh đó, tại thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và các trung tâm thị trấn, huyện thị đều chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ thống thoát nước ở một số khu vực quá cũ kỹ và xuống cấp, không đủ khả năng thoát nước trong nội ô gây ngập úng cục bộ khi mưa lớn và kéo dài.

Mặt khác, ở hầu hết các khu, cụm công nghiệp hiện chưa có xây dựng nhà máy xử lý chất thải tập trung. Riêng Khu Công nghiệp Sa Đéc đã hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải chung cho khu C. Các khu công nghiệp Trần Quốc Toản, khu công nghiệp Sông Hậu, các cụm công nghiệp của các huyện, thị chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung cho toàn khu.

Đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp: xử lý ô nhiễm khói lò gạch hiện đang là vấn đề bức xúc của Tỉnh. Hiện nay chưa có công nghệ phù hợp với địa phương để xử lý ô nhiễm do khói lò gạch gây nên.

Hiện nay, việc thu gom chất thải rắn chỉ thực hiện tại các đô thị. Phương thức xử lý rác vẫn chỉ là chôn lấp. Trong khi đó, tất cả các bãi chôn lấp không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và ở một số khu vực đang diễn ra tình trạng quá tải. Trang thiết bị thu gom và vận chuyển rác trong những năm gần đây mặc dù đã được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ngoài ra, đội ngũ công nhân vệ sinh còn mỏng không đảm bảo thu gom được hết rác hiện tại. Lượng rác phát sinh từ các khu vực nông thôn hầu như chưa được thu gom, phần lớn được đổ trực tiếp xuống kênh, sông hoặc ở sau nhà các hộ dân.


III.4.2. Xác định các khu vực ô nhiễm suy thoái trọng điểm


Dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và kết quả đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây có thể xác định các khu vực suy thoái trọng điểm như sau:

i. Các khu đô thị:

- Thành phố Cao Lãnh.

- Thị xã Sa Đéc.

ii. Các khu vực trong và xung quanh các khu công nghiệp, làng nghề:

- KCN Trần Quốc Toản.

- KCN Sông Hậu.

- Làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Phú Đông và Tân Quy Tây.

- Cụm lò gạch xã An Hiệp, huyện Châu Thành.

- Làng bột Tân Bình và Tân Phú Trung.



iii. Khu vực nuôi trồng thủy sản:

- Khu vực nuôi trồng thủy sản cồn Đông Giang, xã Tân Khánh Đông.

- Khu vực nuôi trồng thủy sản cồn Bình Mỹ, xã Bình Thạnh.

- Khu vực nuôi trồng thủy sản xã An Nhơn (khu vực nuôi ao hầm đuôi cồn Bạch Viên, xã An Nhơn: 100 ha).

- Khu vực nuôi trồng thủy sản xã Tân Nhuận Đông.

- Khu vực nuôi trồng thủy sản bãi bồi ven sông Tiền xã An Hiệp.

- Khu vực nuôi ao hầm ven sông Sa Đéc, xã An Hiệp.

- Khu vực bãi bồi ven sông Tiền từ Mương Điều trở về thượng nguồn xã Tân Khánh Trung.



iv. Khu vực làng hoa kiểng Sa Đéc.

v. Khu vực các bãi rác:

- Khu vực bãi rác Quảng Khánh, thành phố Cao Lãnh.

- Khu vực bãi rác Phú Long, thị xã Sa Đéc.

vi. Khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương