MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT


IV.3. DỰ BÁO CÁC KHU VỰC SUY THOÁI/Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM



tải về 2.62 Mb.
trang12/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25

IV.3. DỰ BÁO CÁC KHU VỰC SUY THOÁI/Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM


Dự kiến đến năm 2010, ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp chiếm tỷ trọng chính trong phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó tập trung vào ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản, vật liệu xây dựng... tại 3 khu công nghiệp (KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản, KCN Sông Hậu) và một số cụm công nghiệp nằm tại các huyện thị.

IV.3.1. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

IV.3.1.1. KCN Sa Đéc


Là khu vực có quy mô lớn nhất trong tỉnh, KCN Sa Đéc có vai trò đặc biệt quan trọng đối việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam của tỉnh. Trong thời gian gần đây, KCN đã được chú trọng đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cùng những chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tư. Trong KCN Sa Đéc, các ngành nghề được bố trí hỗn hợp, đặc biệt tập trung là ngành công nghiệp chế biến nông sản. Với tốc độ phát triển sản xuất như hiện nay và dự kiến đến năm 2020 thì KCN này sẽ được lấp đầy, khi đó sẽ thải ra môi trường nước (chủ yếu là sông Tiền) một lượng nước thải rất lớn, ảnh hưởng mạnh đến hệ thủy sinh vật và chất lượng môi trường nước mặt, đặc biệt vào mùa khô khi thượng nguồn có lưu lượng nước thấp, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông sẽ tăng lên cao làm suy thoái tài nguyên nước mặt của sông Tiền và các khu vực phụ cận.

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước thải khu công nghiệp còn tác động đến chất lượng không khí xung quanh. Tập trung vào mùa khô, khi độ ẩm không khí thấp, nước thải ít được trung hòa nên quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ sinh ra các khí H2S, NH3 và các hợp chất mecaptan (HS) tạo nên các mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh và khu đô thị tại thị xã Sa Đéc. Mặt khác, KCN Sa Đéc tập trung các ngành chế biến nông sản vì vậy hàm lượng bụi trong các cơ sở sản xuất thải ra môi trường cũng rất lớn, nếu như không có biện pháp xử lý triệt để sẽ tác động lớn đến môi trường xung quanh.


IV.3.1.2. KCN Trần Quốc Toản


KCN Trần Quốc Toản tập trung phát triển công nghiệp với các ngành nghề hỗn hợp, đặc biệt tập trung chủ yếu ngành chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng. Do vậy thành phần chất thải rất đa dạng, trong đó đáng chú ý là nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao khi thải ra môi trường sẽ làm các khu vực lân cận bị ô nhiễm hữu cơ.

IV.3.1.3. KCN sông Hậu


KCN Sông Hậu được quy hoạch gồm nhiều tiểu khu dọc bờ sông Hậu thuộc địa phận huyện Lai Vung. Đây là KCN xây dựng mới, phát triển lên từ CCN Tân Thành có khả năng phát triển nhanh khi QL 54 hoàn thành, cụm cảng Cần Thơ được nâng cấp, sân bay Trà Nóc trở thành sân bay quốc tế. Ngành nghề thu hút hỗn hợp, đặc biệt tập trung cho công nghiệp chế biến nông thủy sản, hàng tiêu dùng và đóng tàu thuyền. Do đó, trong tương lai khu vực này sẽ phát triển mạnh, khi KCN được lấp đầy, các doanh nghiệp vào hoạt động thì khối lượng chất thải gia tăng, sông Hậu sẽ tiếp nhận nguồn thải này.

Mặt khác, ngành công nghiệp đóng tàu là ngành mà thành phần nước thải chứa nhiều kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường đang được triển khai tại KCN này nên khả năng tác động đến chất lượng môi trường xung quanh là rất lớn, đặc biệt là chất lượng môi trường nước sông Hậu.


IV.3.2. Khu vực sản xuất gây ô nhiễm khác

IV.3.2.1. Khu vực lò gạch


Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Đồng Tháp phát triển khá mạnh, trong đó phải kể đến hàng ngàn lò gạch, xí nghiệp xay xát đã thu hút lực lượng lao động khá lớn và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phương. Nhưng trong quá trình sản xuất, các cơ sở này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy chỉ gây ô nhiễm không khí cục bộ ở các khu tập trung lò gạch ở Châu Thành, Sa Đéc, Lấp Vò... nhưng tác hại đến sản xuất, đời sống và sức khỏe con người. Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm khói độc do HF, CO, CO2 ... kế đến là ô nhiễm bụi do các cơ sở xay xát ở Sa Đéc, Châu Thành. Phải nói rằng lò gạch ngói thủ công là một tác nhân gây hại môi trường nông thôn, nếu không có biện pháp xử lý hoặc di dời vào các CCN tập trung thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các khu dân cư sống xung quanh.

IV.3.2.2. Khu vực giết mổ gia súc


Giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ: toàn tỉnh có 210 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Hiện nay, mỗi ngày các cơ sở thải ra môi trường một khối lượng nước thải và chất thải rắn rất lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống xung quanh. Do nước thải giết mổ không được xử lý trước khi thải nên quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải đã tạo ra mùi hôi thối (khí H2S, NH3…) làm ô nhiễm không khí của vùng với bán kính ảnh hưởng lớn đồng thời với gây ô nhiễm nước.

IV.3.2.3. Khu vực làng nghề


Khu vực làng nghề Tân Phú Đông (thị xã Sa Đéc), Tân Bình, Tân Phú Trung (huyện Châu Thành). Làng nghề làm bột theo quy trình sản xuất chế biến từ tấm phụ phẩm trong xay xát, ngâm, ủ, sau đó xay ra bột, do đó nguồn nước thải ra có đặc tính chua, giàu dinh dưỡng, dễ lên men, gây hôi thối nên dễ gây ô nhiễm môi trường. Phụ phẩm trong chế biến bột được đưa vào chăn nuôi heo.

Số lượng heo tại khu vực này chiếm tỷlệ lớn trong tổng số heo toàn tỉnh, hàng ngày thải ra một khối lượng phân rất lớn, trong khi đó tổng số hầm biogas còn rất ít chỉ giải quyết được khoảng 20% lượng phân thải ra, còn lại thải trực tiếp ra môi trường. Trong thời gian tới, số lượng hộ chăn nuôi sẽ tăng lên, lượng nước thải ra môi trường là rất lớn. Nếu như tại 2 khu vực này không có kế hoạch, phương án xử lý kịp thời thì môi trường tại 2 khu vực này sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, với đặc điểm tự nhiên là kênh rạch chằng chịt do đó hầu hết nước thải từ sản xuất và chăn nuôi thải hầu hết xuống kênh rạch gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nơi đây.


IV.3.3. Khu vực vùng lũ


Tác hại nghiêm trọng nhất đối với con người phải sống chung với lũ là nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng. Đây là nguồn gốc phát sinh các bệnh dịch theo đường tiêu hoá. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tiêu chảy có thể giảm 16% nếu đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, giảm 25% nếu đảm bảo số lượng nước, giảm 37% nếu đảm bảo cả số lượng và chất lượng nước, giảm 22% nếu xử lý phân hợp vệ sinh. Như vậy trong mùa lũ lụt, vấn đề môi trường đầu tiên phải được quan tâm là nước sạch cho tất cả mọi người sống trong vùng lũ lụt. Thứ đến là vấn đề cầu tiêu cho các hộ gia đình trong mùa lũ lụt, vì chất thải của con người là một trong những tác nhân làm ô nhiễm nguồn nước mặt trong mùa lũ. Do đó cần nghiên cứu để có mô hình cầu tiêu thích hợp cho người dân ở vùng lũ.

Tóm lại, chủ động giải quyết tốt, có hiệu quả vấn đề nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn phải được coi là chiến lược trong xử lý ô nhiễm môi trường do lũ lụt gây ra ở Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL.


IV.3.4. Khu vực các đô thị


Cùng với quá trình đô thị hóa, lượng chất thải (gồm có nước thải, khí thải, chất thải rắn) phát sinh ngày càng gia tăng. Việc giải quyết các vấn đề môi trường rất khó khăn, đặc biệt là tại các đô thị: thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự.Điều này dẫn đến tình hình môi trường tại khu vực ngày càng diễn biến xấu nếu như không có biện pháp thích hợp để bảo vệ và cải tạo.

IV.3.5. Khu vực tập trung dân cư sống ven theo các kênh rạch


Tình trạng gia tăng dân số cơ học tại các khu vực ven sông ngày càng nhanh, đồng nghĩa với việc toàn bộ chất thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất đều được thải xuống sông. Điều này sẽ gây suy thoái nghiêm trọng đến chất lượng nước, ảnh hưởng đến nguồn nước cấp chính cho sinh hoạt trong tương lai và gây tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong khu vực sinh sống.

Từ những đánh giá hiện trạng môi trường và nhận định mức độ ảnh hưởng có khả năng xảy ra tại các khu vực, có thể xác định những khu vực đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng đến năm 2020 được tóm tắt trong bảng sau.

Bảng IV.15: Những khu vực ô nhiễm và suy thoái đặc biệt nghiêm trọng - nghiêm trọng đến năm 2020


STT

Khu vực ô nhiễm – suy thoái

Mức độ

1

Khu công nghiệp Sa Đéc

****

2

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản

****

3

Khu công nghiệp Sông Hậu

***

4

Khu vực lò gạch

****

5

Khu vực giết mổ gia súc

****

6

Khu vực làng nghề

****

7

Khu vực vùng lũ

***

8

Khu vực các đô thị

***

9

Khu vực tập trung dân cư sống ven theo kênh rạch

***

Ghi chú:

***: Ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng

****: Ô nhiễm và suy thoái đặc biệt nghiêm trọng


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương