MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT


V.3. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



tải về 2.62 Mb.
trang15/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   25

V.3. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

V.3.1. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường

V.3.1.1. Mục tiêu


Mục tiêu chính của chương trình là nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường của tỉnh, từ đó biến nhận thức thành hành vi và thói quen bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng về các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh.

Đảm bảo các nguồn lực về thể chế, kiến thức và tài chính cho các chương trình bảo vệ môi trường của tỉnh.


V.3.1.2. Nội dung thực hiện


- Thực hiện thí điểm giáo dục về công tác môi trường trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh:

+ Chọn 2 khu vực (ấp, khu phố) đại diện cho 2 vùng nông thôn và đô thị của tỉnh.

+ Triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT: chuẩn bị nội dung công tác tuyên truyền, tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến, tổ chức các cuộc tiếp xúc với cộng đồng, in ấn và bố trí các áp phích cổ động, tổ chức các buổi thuyết trình.

+ Thực hiện hành động phát động tuần lễ xanh sạch.

+ Triển khai thí điểm công tác quản lý VSMT tại khu vực dự án

- Triển khai các hoạt động về thông tin môi trường:

+ Phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cán bộ, các cơ quan ban ngành của tỉnh những vấn đề môi trường quan trọng của tỉnh, các mục tiêu cơ bản, các nội dung hoạt động cần thiết bảo vệ môi trường, các chương trình trọng điểm bảo vệ môi trường cần và đang tiến hành.

+ Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo trao đổi kiến thức cho cộng đồng nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề môi trường, phản ánh kịp thời các phản hồi từ cộng đồng.

+ Công khai các cá nhân, tổ chức, các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường hoặc có những hành vi xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường.

+ Thiết lập các cơ sở dữ liệu như: tiêu chuẩn môi trường, công nghệ môi trường, các văn bản chính sách về BVMT... theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực hoạt động của tỉnh.

- Tiến hành các chiến dịch có sự tham gia của cộng đồng:

+ Tổ chức các cuộc thi sáng kiến bảo vệ môi trường trong các bộ phận khác nhau của cộng đồng nhân dân.

+ Tổ chức các ngày “chủ nhật xanh”, “thứ bảy tình nguyện”, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân trong địa bàn tỉnh tham gia, hưởng ứng.

- Xây dựng thể chế, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường của tỉnh.

- Đầu tư các chương trình, dự án nghiên cứu những vần đề môi trường cụ thể hiện nay của tỉnh.

V.3.1.3. Danh sách các dự án ưu tiên


Bảng V.4: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 1

STT

Dự án

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

1

Bổ sung, tăng cường năng lực quản lý cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh, cấp địa phương.

3.000

2

Mô hình thí điểm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

800

3

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

150 triệu /năm


V.3.2. Chương trình bảo vệ môi trường đô thị

V.3.2.1. Mục tiêu


Ngăn ngừa và cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu vực đô thị hiện hữu cũng như các khu đô thị sẽ hình thành trong tương lai.

Giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực đô thị.


V.3.2.2. Nội dung


- Về thoát nước thải:

+ Trước mắt cần tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước thải tại TP. Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và các thị trấn thuộc các huyện. Duy tu, sửa chữa các tuyến cống hư hỏng, xuống cấp. Thay mương thoát nước bằng hệ thống cống hình tròn theo đúng quy cách kỹ thuật.

+ Lâu dài cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng khỏi hệ thống thoát nước chung của khu đô thị và hệ thống thoát nước thải công nghiệp.

+ Đối với những khu vực đô thị hiện hữu đã có hệ thống thoát nước khá kiên cố nên tiến hành xây dựng các giếng tràn để tách dòng nước mưa vừa tận dụng lại hệ thống thoát nước cũ.

+ Đối với các khu đô thị dự kiến mở rộng: Tiến hành xây dựng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải riêng biệt dọc theo các trục giao thông. Trong trường hợp không đủ kinh phí để thực hiện có thể xây dựng hình thức thoát nước nửa chung nửa riêng bằng cách xây dựng các giếng tràn.

Các quá trình đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cần phải được tiến hành dứt điểm để tránh tình trạng dở dang, mất vẻ thẩm mỹ và không mang lại hiệu quả cao.

- Về xử lý nước thải: Trong quy hoạch sử dụng đất cần phải dành một quỹ đất để xây dựng các trạm xử lý nước thải và trạm bơm nước thải. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cần tiến hành xây dựng 2 trạm xử lý nước thải tại thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc. Trong giai đoạn sau tiếp tục thực hiện tại các khu dân cư, trung tâm các huyện.

Đối với những khu vực vùng không ngập lũ hoặc ngập lũ trên diện hẹp (như thị xã Sa Đéc, TP. Cao Lãnh) công nghệ xử lý nước thải có thể áp dụng là hình thức xử lý tự nhiên bằng các hồ nhân tạo, vừa có tác dụng làm hồ điều tiết. Đối với những vùng thường xuyên ngập lũ trên diện rộng và ngập sâu, công nghệ thích hợp để xử lý là xử lý bằng các bể chứa để tránh tình trạng lan truyền các chất ô nhiễm vào mùa lũ.

Các khu chợ, trung tâm thương mại lớn trong thành phố, thị xã cần phải có hệ thống xử lý nước thải riêng đạt tiêu chuẩn loại B trước khi đi vào hệ thống thoát nước chung của đô thị trước khi đến trạm xử lý để đạt loại A.

Đối với các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế nằm xen lẫn trong các khu dân cư cần tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải trước khi vào hệ thống thoát nước chung. Đây là điều kiện bắt buộc, nếu các cơ sở không tuân thủ cần yêu cầu di dời hoặc ngưng hoạt động sản xuất.

- Về cấp nước:

+ Mở rộng công suất tại các trạm cấp nước, đồng thời đầu tư nâng cấp cũng như mở rộng mạng lưới cấp nước tại các khu vực chưa có nước sạch sử dụng.

+ Xây dựng mới hệ thống cấp nước đô thị cho các thị trấn, các khu trung tâm phường xã mới thành lập.

+ Nghiên cứu tận dụng các nguồn nước có trên địa bàn tỉnh làm nguồn nước cấp.

- Quy hoạch hệ thống cây xanh trong khu vực nội thị TP. Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc với mật độ cây xanh 8 – 10 m2/người vào năm 2015 và 10 - 15 m2/người vào năm 2020.

- Nâng cấp các tuyến đường bị xuống cấp, mở rộng các tuyến giao thông có mật đô lưu thông cao để hạn chế tình hình kẹt xe nhằm giảm lượng khí thải do giao thông phát tán vào không khí.

+ Trục dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, gần như song song với sông Tiền và sông Hậu, thông ra vùng tứ giác Long Xuyên, vùng kinh tế biên giới và QL 1A. Trong đó tuyến đường QL.30 và QL.80 là 2 tuyến quan trọng nhưng hiện nay chưa phát triển, chưa được nâng cấp, do đó cần phải nâng cấp.

- Về thu gom và xử lý chất thải rắn:

+ Xây dựng khu liên hiệp xử lý rác tại huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Tại đây cần bố trí lò đốt rác công nghiệp cùng với việc xử lý rác sinh hoạt, xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh có thể đáp ứng nhu cầu của toàn tỉnh trong tương lai.

+ Mở rộng hệ thống thu gom rác thải tại các khu đô thị, nhất là tại 2 khu đô thị lớn của tỉnh là TP. Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc, đồng thời phải có hệ thống thu gom riêng chất thải nguy hại.

+ Đầu tư trang bị các lò đốt rác có công suất đủ đáp ứng nhu cầu xử lý rác tại các huyện.

+ Xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại khu vực xử lý rác liên hợp nhằm tận dụng nguồn rác thải sau khi xử lý.

+ Tăng cường năng lực hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải.

- Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa, lò hỏa táng hợp lý.


V.3.2.3. Các dự án ưu tiên


Bảng V.5: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 2

STT

Dự án

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

1

Dự án thoát nước và xử lý nước thải tại TP. Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc.

25.000.000

2

Dự án thoát nước tại trung tâm các huyện.

1.000.000

3

Xây dựng bãi chôn lấp rác và nhà máy xử lý rác thải huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.

300.000

4

Phát triển cây xanh đô thị.

2.000

5

Quy hoạch nghĩa địa và các khu vực hỏa táng.

15.000

6

Tăng cường năng lực và hệ thống thu gom rác thải.

5.000

7

Hoàn thiện mạng lưới quan trắc.

400 triệu/năm

8

Đầu tư các lò đốt rác tại mỗi huyện.

9.000

9

Điều tra, khảo sát lập kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào các KCN tập trung.

400


V.3.3. Chương trình bảo vệ môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

V.3.3.1. Mục tiêu


- Phấn đấu đến năm 2015, 100% lượng rác thải công nghiệp đều được thu gom và xử lý, đặc biệt là chất thải nguy hại.

- Mục tiêu đến năm 2020, các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều thay đổi công nghệ, áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế tối thiểu lượng chất thải phát sinh.

- Ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

V.3.3.2. Nội dung thực hiện


- Thu gom và xử lý nước thải:

+ Đối với cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp có phát sinh nước thải sản xuất: cần phải có hệ thống thu gom nước thải riêng và phải xử lý đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường.

+ Đối với cơ sở sản xuất nằm trong khu, cụm công nghiệp: các cơ sở sản xuất cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B hoặc C trước khi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu. Ban quản lý khu, cụm công nghiệp cần phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, nước thải cần phải đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường. Trong giai đoạn đến năm 2010, các khu công nghiệp cần phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại từng khu.

- Quản lý khí phát thải:

+ Các lò gạch nên thay đổi công nghệ đốt nhằm giảm thiểu lượng khí thải phát sinh, đồng thời phải lắp đặt thiết bị thu khí và xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.

+ Cần phải di dời các cơ sở sản xuất ra khu vực thưa dân cư hoặc tập trung vào các làng nghề, khu công nghiệp.

- Chất thải rắn: Đơn vị chức năng của tỉnh cần phải có kế hoạch thu gom chất thải tại các cơ sở sản xuất, nhất là phải có thiết bị và hệ thống thu gom chất thải nguy hại riêng biệt. Đối với các khu công nghiệp (Sa Đéc, Trần Quốc Toản, sông Hậu...), lượng chất thải rắn cần phải được thu gom triệt để, cơ quan chức năng tại tỉnh sẽ chịu trách nhiệm này. Chất thải công nghiệp không nguy hại sẽ được tiến hành chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt, riêng rác thải công nghiệp nguy hại sẽ được tiến hành thu gom và xử lý chung với rác thải nguy hại khác.

Tại các khu vực (thị xã Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, huyện Hồng Ngự) sẽ đầu tư 3 lò đốt rác thải công nghiệp và y tế. Lò đốt rác này có khả năng đốt được rác thải công nghiệp và y tế cho các khu vực lân cận. Lò đốt rác cho thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc sẽ được bố trí tại bãi rác huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc có tác dụng xử lý rác thải nguy hại tại các huyện lân cận, còn lại 1 lò đốt rác sẽ được bố trí tại huyện Tam Nông, có tác dụng xử lý chất thải nguy hại tại các huyện như Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình và Tam Nông.

- Quy hoạch các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh.

- Trong hiện tại và trong tương lai các cơ sở sản xuất cần tiến hành thay đổi công nghệ, áp dụng hình thức sản xuất sạch hơn nhằm hạn chế tối thiểu lượng chất thải phát sinh.

- Tỉnh cần có kế hoạch di dời và tập trung các cơ sở sản xuất có quy mô lớn thành các khu, làng nghề nhằm hạn chế những tác hại do chất thải ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nên kết hợp với các ngành, các cấp của địa phương định kỳ tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra sự tuân thủ về an toàn và vệ sinh môi trường đối với các cơ sở sản xuất. Tiến hành xử lý nghiêm các cơ sở cố ý làm trái pháp luật.


V.3.3.3. Các dự án ưu tiên


Bảng V.6: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 3

STT

Dự án

Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

1

Xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

4.500

2

Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm tại các KCN

2.000

3

Quy hoạch các làng nghề sản xuất bột và chăn nuôi heo

150 triệu/làng nghề

4

Giải quyết triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng

300

5

Thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn một số ngành công nghiệp điển hình như chế biến nông sản

15.000

6

Nghiên cứu, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp tại các ngành nghề điển hình của tỉnh.

200

7

Hoàn thiện mạng lưới quan trắc

200 triệu/năm


V.3.4. Chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn

V.3.4.1. Mục tiêu


Hạn chế và kiểm soát tình hình ô nhiễm tại các khu vực nuôi trồng thủy sản và tình hình sử dụng hóa chất thuốc BVTV giúp cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời, nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch giúp bảo vệ sức khỏe người dân tại khu vực nông thôn.

V.3.4.2. Nội dung thực hiện


- Về rác thải: có thể thành lập khu trung chuyển, tập trung rác thải và định kỳ thu gom về bãi rác huyện Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc. Riêng tại các huyện ở xa sẽ được xây dựng và bố trí khu vực thích hợp những lò đốt rác thải để xử lý rác phát sinh trong phạm vi từng huyện.

Đối với những khu vực ngập lũ, huyện cần có đội ngũ thu gom rác và khuyến khích người dân nên thu gom rác triệt để trước khi mùa lũ đến. Đặc biệt đối với xác động vật chết do dịch bệnh cần phải được các cơ quan chức năng đến xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm tránh tình trạng lây truyền dịch bệnh sau mùa lũ.

- Vệ sinh chuồng trại tại các khu vực chăn nuôi: khuyến khích người dân vệ sinh chuồng trại thường xuyên và đúng cách, nhất là trước khi mùa lũ bắt đầu cần phải vệ sinh thật sạch tại những khu vực bị ngập nước.

Xử lý phân gia súc, súc vật bằng phương pháp Biogas.

- Quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản.

- Thoát nước:

+ Tại các khu trung tâm xã và các cụm dân cư lớn: các trung tâm xã sẽ được thiết lập hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải. Về sau, khi có điều kiện sẽ tách riêng hệ thống này thành 2 hệ thống riêng biệt là thoát nước mưa và thoát nước thải.

+ Quy hoạch vị trí thích hợp xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho từng khu vực.

- Về cấp nước: xây dựng các nhà máy nước 10 - 20 m3/giờ tại các khu dân cư tập trung khoảng 100 - 200 hộ. Tại các khu vực thưa dân cư, các vùng sâu, tình hình cấp nước sinh hoạt sẽ được cải thiện thông qua các chương trình cấp nước nông thôn bằng các giếng nước tập trung.

- Bố trí hệ thống cây xanh thích hợp trong và xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp.


V.3.4.3. Các dự án ưu tiên


Bảng V.7: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 4

STT

Dự án

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

1

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

20.000 triệu/năm

2

Quy hoạch sử dụng đất

500

3

Kiểm soát tình hình sử dụng hóa chất thuốc BVTV và lưu hành trên thị trường

200

4

Quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp

300

5

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thoát nước tại các khu trung tâm xã và các khu dân cư tập trung.

20.000

6

Quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình khai thác nước ngầm

100 triệu/năm


V.3.5. Chương trình phòng chống thiên tai

V.3.5.1. Mục tiêu


Mục tiêu của chương trình là có thể dự đoán trước được tình hình sạt lở từ đó giúp hạn chế những thiệt hại về người và tài sản của người dân. Đồng thời nắm rõ nguyên nhân của sự cố từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tình hình sạt lở.

V.3.5.2. Nội dung thực hiện


- Xây dựng công trình phòng chống, ngăn chặn thiên tai:

+ Tập trung xây dựng bờ kè phòng chống sạt lở ở các địa bàn xung yếu như Kè chống sạt lở bờ sông bảo vệ thị xã Sa Đéc, thị trấn Hồng Ngự, đồng thời phải có giải pháp cảnh báo, dự báo kịp thời di dời dân cư và hạ tầng cơ sở, kinh tế ở các điểm phát sinh.

+ Ưu tiên kè chống xói lở bảo vệ thị xã Sa Đéc. Đối với khu vực sạt lở tại các xã Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình bị sạt lở nghiêm trọng mất một đoạn đường giao thông huyết mạch liên xã và phải di dời trên các hộ dân trong vùng. Cần phải xây dựng và làm đê bao kết hợp lộ giao thông để bảo vệ trên 45.000 dân khu vực Cù Lao. Sau đó đến công trình kè phòng chống xói lở bảo vệ thị trấn Hồng Ngự.

+ Hoàn chỉnh kênh Sở Hạ - Cái Cỏ, kênh Tân Thành – Lò Gạch đang xây dựng dở dang.

+ Thi công hoàn chỉnh đê bảo vệ thành phố Cao Lãnh.

+ Đầu tư các công trình đê bao gồm: Đê bao bảo vệ thị trấn Hồng Ngự - huyện Hồng Ngự, Đê bao bảo vệ thị trấn Tràm Chim - huyện Tam Nông, Đê bảo vệ thị trấn Mỹ An - huyện Tháp Mười, Đê bao bảo vệ thị trấn Thanh Bình - huyện Thanh Bình, Đê bao bảo vệ thị trấn Mỹ Thọ - huyện Cao Lãnh ...

- Tăng cường năng lực, hiệu quả dự phòng và ứng phó thiên tai:

+ Tập trung xây dựng nhà ở và bố trí dân cư ở vùng sâu, vùng bị sạt lở vào ở. Di dời dân, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ trẻ em, tổ chức cứu trợ, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

+ Ngành Giao thông, Quân sự, Công an, Y tế phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các địa phương chủ động phương tiện, nhân lực hỗ trợ nhân dân ở vùng sạt lở, lũ di dời đến nơi an toàn.

+ Trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCLB & TKCN các ngành, các cấp có thể nhận và truyền thông tin một cách nhanh nhất.

+ Tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc ở cơ sở để thông tin nhanh tình hình KTTV và công tác đối phó với thiên tai.

+ Đảm bảo mỗi huyện có một trạm khí tương thủy văn tự động và bố trí các trạm đo thủy văn ở các vị trí khác cần thiết, nâng số trạm đo lên khoảng 30 trạm đo tự động.

+ Xây dựng thêm trạm khí tượng thị xã Sa Đéc và xem xét xây dựng thêm trạm khí tượng Tam Nông hoặc Tân Hồng. Nâng cấp thiết bị đo mưa tại trung tâm các huyện.

- Nghiên cứu các giải pháp chính sách để giảm nhẹ hậu quả và rủi ro do thiên tai gây ra.

- Quy hoạch phát triển kinh tế thích hợp, quy hoạch các khu tái định cư cho người dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và bắt buộc các đơn vị khai thác tuân thủ nghiêm kỹ thuật khai thác cát tại các khu vực ven sông Tiền, sông Hậu.


V.3.5.3. Các dự án ưu tiên


Bảng V.8: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 5

STT

Dự án

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

1

Xây dựng, đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai

30.000

2

Quy hoạch, đầu tư xây dựng khu vực di dân và tái định cư

20.000

3

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ tình hình khai thác cát và khoáng sản trên địa bàn tỉnh

50 triệu/năm

4

Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống đê, kè chống sạt lở tại những khu vực trọng yếu

5.000.000

5

Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực quản lý nhằm ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra

200 triệu/năm


V.3.6. Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng tỉnh Đồng Tháp

V.3.6.1. Mục tiêu


Bảo tồn và phát triển các khu vực bảo tồn đất ngập nước trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Ngăn ngừa suy thoái các tài nguyên và cảnh quan, hỗ trợ phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.


V.3.6.2. Nội dung thực hiện


- Quy hoạch các khu du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp.

+ Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường các vùng, khu vực, địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch.

+ Nghiên cứu đề tài, dự án hoặc mô hình phát triển các hình thức du lịch trong vùng đã quy hoạch.

+ Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển du lịch và dịch vụ ở những vùng nhạy cảm.

- Bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học VQG Tràm Chim:

+ Điều tra hiện trạng các vùng đất ngập nước, khu bảo tồn, hệ sinh thái nhạy cảm trong toàn tỉnh.

+ Ban hành các khen thưởng, xử phạt liên quan đến việc bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước hiện nay.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học tại các khu vực bảo tồn gồm: Đánh giá nguồn dữ liệu và thông tin, xác định các yêu cầu, đối tượng sử dụng, xây dựng cấu trúc và soạn thảo phần mềm để quản lý cơ sở dữ liệu.

+ Tăng cường công tác phòng ngừa và xử lý kịp thời khi có sự cố cháy rừng xảy ra.

- Khôi phục các hệ sinh thái đã bị tàn phá:

+ Tiếp tục trồng mới, phủ kín dần đất lâm nghiệp còn trống, đai rừng phòng hộ, các băng rừng theo chương trình 661 TTG; chăm sóc, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng, đảm bảo độ che phủ, chắn sóng gió. Đối với Vườn Quốc gia Tràm Chim, tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh dần theo mục tiêu của dự án đề ra, đồng thời trồng cây phân tán theo tuyến bờ bao kênh mương.

+ Thực hiện dự án trồng rừng đã được phê duyệt.

+ Thành lập khu vực nghiên cứu, nhân giống bảo tồn tính đa dạng sinh học.

- Tăng cường công tác bảo vệ:

+ Xây dựng hàng rào bảo vệ VQG nhằm ngăn cản sự tàn phá của người dân vì mục đích kinh tế.

+ Tăng cường đội ngũ kiểm lâm, thực hiện tốt mô hình nông – lâm - ngư kết hợp tại các khu vực ven rừng.


V.3.6.3. Các dự án ưu tiên


Bảng V.9: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 6



STT

Dự án

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

1

Quy hoạch các khu du lịch, khu dã ngoại và vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim, qua đó khoanh vùng theo hình thức bảo vệ và khai thác .

300

2

Khôi phục các hệ sinh thái đã bị tàn phá và bảo tồn tính đa dạng sinh học

2.000 triệu/năm

3

Quy hoạch và sắp xếp các hộ dân cư đang sinh sống trong phạm vi an toàn của Vườn Quốc Gia Tràm Chim.

200

4

Nghiên cứu các giải pháp kinh tế nhằm giải quyết vấn đề việc làm và cuộc sống của người dân sống ven khu vực VQG

500

5

Đầu tư trang thiết bị, tăng cường nhân lực kiểm tra quản lý, bảo vệ rừng.

1.000



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương