MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT


IV.2. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020



tải về 2.62 Mb.
trang11/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25

IV.2. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

IV.2.1. Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên

IV.2.1.1. Tài nguyên đất


Xu hướng thu hẹp dần diện tích đất rừng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng để nhường chỗ cho các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng công cộng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Theo định hướng diện tích KCN/CCN là 4.057,54 ha, diện tích đất đô thị sẽ tăng lên 13.128 ha năm 2010 (nếu tính cả diện tích các thị tứ thì tổng diện tích đất đô thị sẽ là 15.328 ha), năm 2020 là 16.833 ha (nếu tính cả diện tích các thị tứ thì tổng diện tích đất đô thị sẽ là 20.553 ha). Đây là một xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể sử dụng và có hiệu quả nhất tài nguyên đất vốn hạn hẹp của các địa phương trong vùng. Điều này đòi hỏi phải tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất có tính xét đến các mục tổng thể và lâu dài cho tỉnh Đồng Tháp nhằm phát triển bền vững khu vực này.

Bảng IV.1: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Đồng Tháp



Loại đất

Diện tích (ha)

2005

2010

2020

I. Đất nông nghiệp

276.206

266.325

260.907

1. Đất sản xuất nông nghiệp

259.282

248.800

241.300

- Đất trồng cây hàng năm

232.342

217.100

206.700

Đất trồng lúa

226.824

211.500

200.300

Đất trồng cây hàng năm khác

5.518

5.600

6.400

- Đất trồng cây lâu năm khác

26.939

31.600

34.600

2. Đất lâm nghiệp

14.574

14.300

14.300

- Đất rừng sản xuất

6.203

5.900

5.900

- Đất rừng phòng hộ

1.185

1.200

1.200

- Đất rừng đặc dụng

7.185

7.200

7.200

3. Đất nuôi trồng thủy sản

2.097

3.000

5.100

4. Đất nông nghiệp khác

253

225

207

II. Đất phi nông nghiệp

61.141

70.500

76.500

1. Đất ở

13.830

15.300

15.800

2. Đất chuyên dùng

20.516

28.400

33.800

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

199

220

189

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

168

185

160

5. Đất sông rạch, mặt nước chuyên dùng

26.366

26.208

26.364

6. Đất phi nông nghiệp khác

63

187

187

III. Đất chưa sử dụng

60

0

0

Tổng diện tích đất tự nhiên

337.407

337.407

337.407

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi cũng gây nên những tác động nhất định đến tài nguyên đất.

Bên cạnh đó, các ngành khai thác khoảng sản cũng gây ảnh hưởng đến tài nguyên đất. Việc khai thác cát sông quá mức và không được kiểm soát trên sông Tiền và sông Hậu góp phần gây sạt lở bờ tại nhiều đoạn sông, gây mất đất, thiệt hại tài sản người dân, đặc biệt là ở khu vực các xã cù lao Long Phú Thuận (huyện Hồng Ngự), cù lao Tây (huyện Thanh Bình) và xã An Hiệp (huyện Châu Thành). Nếu không có giải pháp thích hợp sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong những năm tới.

IV.2.1.2. Tài nguyên nước

a. Nhu cầu dùng nước trong tương lai
a.1. Đối với khu đô thị

Dựa vào dân số đô thị và chỉ tiêu cấp nước cho dân cư đô thị tỉnh Đồng Tháp trong tương lai, có thể ước tính nhu cầu sử dụng nước đến năm 2010 và năm 2020 như sau:

Bảng IV.2: Ước đoán dân số đô thị tỉnh Đồng Tháp năm 2010, 2020



Đô thị

Dân số năm 2010

(người)

Dân số năm 2020

(người)

Tổng cộng

334.279

494.814

- Đô thị cấp tỉnh

226.000

282.000

- Đô thị cấp huyện

108.279

212.814

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

Bảng IV.3: Dự tính nhu cầu dùng nước tại các đô thị năm 2010, 2020

Đô thị

Dân số năm 2010 (người)

Chỉ tiêu cấp nước (l/ng.ngđ)

Nhu cầu dùng nước (m3/ngđ)

Dân số năm 2020 (người)

Chỉ tiêu cấp nước (l/ng.ngđ)

Nhu cầu dùng nước (m3/ngđ)

Tổng cộng

334.279

 

37.948

494.814

 

67.838

- Đô thị cấp tỉnh

226.000

120

27.120

282.000

150

42.300

- Đô thị cấp huyện

108.279

100

10.828

212.814

120

25.538


a.2. Đối với khu vực nông thôn

Bên cạnh nhu cầu dùng nước khá lớn từ việc phát triển đô thị, tại các vùng nông thôn tỉnh Đồng Tháp nhu cầu dùng nước cũng gia tăng do sự phát triển và đời sống của người dân càng được nâng cao.

Bảng IV.4: Dự tính nhu cầu dùng nước tại khu vực nông thôn năm 2010, 2020



Năm

Dân số nông thôn

(người)

Chỉ tiêu (l/ng.ngđ)

Nhu cầu dùng nước (m3/ngđ)

2010

1.398.648

80

111.892

2020

1.389.829

100

138.983

Ngoài lượng nước cần cung cấp cho sinh hoạt thì nhu cầu dùng nước cho các hoạt động tưới tiêu cũng chiếm một lượng rất lớn, thường gấp 2 - 3 lần nhu cầu sinh hoạt. Như vậy có thể ước đoán lượng nước dùng cho tưới tiêu đến năm 2010 tại vùng nông thôn là khoảng 279.730 m3/ngđ và 347.458 m3/ngđ vào năm 2020.
a.3. Đối với KCN và CCN

Phát triển công nghiệp sẽ đẩy nhanh nhu cầu về cấp nước. Dựa trên các nghiên cứu nhu cầu dùng nước của các khu công nghiệp hiện có, giả sử đến năm 2020 tất cả 4.057,54 ha khu và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều được lấp đầy và đi vào hoạt động thì nhu cầu dùng nước ước tính là 162.302 – 202.877 m3/ngđ.

Như vậy, đến năm 2020 nhu cầu dùng nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại các khu cụm công nghiệp ước tính là khoảng 312.142 – 409.698 m3/ngđ. Ngoài ra còn một lượng lớn nước cần cung cấp cho nhu cầu dịch vụ... So với tổng nhu cầu sử dụng nước của toàn tỉnh, lưu lượng dòng chảy trung bình 11.500 m3/s của sông Tiền kết hợp với lưu lượng dòng chảy của sông Hậu đủ khả năng đáp ứng. Tuy nhiên, do tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và thời gian và do ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nguồn nước trong tương lai nên dễ có nguy cơ gây thiếu hụt nước sinh hoạt tại một số vùng.

Một khi nguồn nước mặt không đáp ứng đủ nhu cầu cấp nước, người dân sẽ khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng dẫn đến gia tăng số lượng giếng nước ngầm được khai thác trên địa bàn tỉnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước ngầm, nếu lượng nước ngầm khai thác quá nhiều có thể gây ra tình trạng sụt áp (hạ thấp mực nước ngầm) và dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này một cách nhanh chóng.

IV.2.1.3. Tài nguyên khoáng sản


Nguồn khoáng sản chủ yếu của tỉnh Đồng Tháp là đất sét và cát sông. Đây là 2 nguồn khoáng sản được khai thác nhiều của tỉnh trong những năm gần đây.

Hiện tại, chỉ tính riêng 10 đơn vị khai thác được cấp phép và khai thác theo thì hàng năm lấy đi khoảng 8 - 10 triệu m3/năm. Theo định hướng thì trữ lượng khai thác khoáng sản tăng gấp 2 lần, đến năm 2020 đạt khoảng 20 triệu m3. Tình hình khai thác cát như hiện nay góp phần làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến sạt lở tại một số khu vực dọc theo 2 bờ sông Tiền và sông Hậu. Như vậy, đến năm 2020 tình hình sạt lở sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn và gây thiệt hại nhiều về tài sản của người dân nếu không có biện pháp quản lý và di dời kịp thời.

Song song với vấn đề gia tăng lượng cát được khai thác thì vấn đề khai thác sét trên địa bàn tỉnh cũng rất cần được quan tâm. Với nhu cầu đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng gia tăng tại tỉnh Đồng Tháp thì trong tương lai nhu cầu xây dựng càng tăng. Điều này đòi hỏi lượng gạch ngói xây dựng phải tăng, kéo theo tình hình khai thác đất sét sẽ càng gia tăng. Tuy nhiên, theo định hướng phát triển của tỉnh thì trong tương lai, sản lượng đất khai thác sẽ bị giới hạn trong mức cho phép, điều này sẽ giúp hạn chế lượng đất sét bị khai thác. Nhưng trên thực tế, trữ lượng sét khai thác lớn hơn rất nhiều do những đơn vị khai thác trái phép từ các tỉnh thành khác. Việc này sẽ gây ảnh hưởng nhất định đối với nguồn tài nguyên trong tỉnh.

IV.2.1.4. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

a. Diễn biến tài nguyên rừng

Theo quy hoạch của tỉnh thì diện tích rừng trồng tập trung, diện tích trồng cây phân tán, cây phòng hộ lũ lụt sẽ tăng nhằm góp phần cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường vùng Đồng Tháp Mười, tăng dần độ che phủ rừng.

Diện tích rừng tập trung đến năm 2010 tăng đạt 14.300 ha và sẽ giữ ổn định đến năm 2020. Tổng số lượng cây phân tán trồng mới vào khoảng 7,4 triệu cây năm 2010 và 8,1 triệu cây năm 2020. Tuy nhiên, do áp lực gia tăng dân số, gia tăng diện tích nuôi trồng thủy sản và chạy theo lợi nhuận, người dân khó có thể tiếp tục giữ vững diện tích rừng, thay vào diện tích rừng sẽ là đất canh tác cho các mục đích khác. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp dần. Do đó, để giữ vững, ổn định diện tích rừng thì các cấp chính quyền địa phương cần có giải pháp quản lý thật nghiêm ngặt ngay từ bây giờ.


b. Tác động của quá trình phát triển đến tài nguyên đa dạng sinh học

Tỉnh Đồng Tháp có một phần diện tích lớn của vùng đất ngập nước nổi tiếng thế giới được biết đến với cái tên Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên vùng đất này hiện đang bị suy giảm bởi áp lực của gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế, trong đó, hệ sinh thái đa dạng sinh học đang có nguy cơ bị suy giảm bởi những tác nhân chủ yếu sau:
b.1. Cháy rừng

Cháy rừng đang là vấn đề đáng lo ngại mà Ban bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung rất quan tâm. Theo số liệu thống kê, số vụ cháy rừng tại tỉnh ngày càng gia tăng, gây thiệt hại về tài nguyên và tiền bạc của tỉnh. Ngày nay, với nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, tình hình khô hạn sẽ diễn ra ngày càng khắc nghiệt hơn, dẫn đến nguy cơ cháy rừng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, việc lén lút vào rừng lấy mật ong, bắt cá, săn chim, thú của các hộ dân sống xung quanh cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây cháy rừng.

Cháy rừng thường xuyên và liên tục sẽ làm thảm rừng Tràm ngày càng thu hẹp, các loài động thực vật, chim thú và nguồn lợi như cá đồng, mật ong… bị suy giảm nghiêm trọng... Cháy rừng Tràm, bên cạnh việc mất đi nguồn lợi về củi gỗ, mật ong, thiêu hủy nơi trú ngụ của các loài như cá đồng, rùa rắn, động vật rừng và các loài lưỡng cư, các loài chim… với tính đa dạng sinh học phong phú vào loại bậc nhất của hệ sinh thái ngập nước, mà còn làm mất đi nguồn tài nguyên than bùn nguyên sinh mà con người không thể tái tạo được; dẫn đến sinh cảnh, số lượng và thành phần loài sẽ suy giảm, chất lượng đất ngày càng xấu đi do bị mất đi lớp thảm thực vật bao phủ.



b.2. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai

Loài thực vật ngoại lai điển hình ở Đồng Tháp là cây mai dương (tên khoa học là Mimosa pigra) tập trung chủ yếu tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Cây mai dương đang đe dọa các vùng đất ngập nước trong các khu bảo tồn. Chúng có khă năng tạo ra độc chất ở rễ ức chế sự sinh trưởng của các cây khác, chịu đựng được thay đổi của môi trường, tốc độ sinh sản nhanh và phát tán dễ dàng, làm thương tổn hoặc độc hại cho các loài động vật sống trong các khu bảo tồn, gây ô nhiễm nguồn nước... Về lâu dài, vốn gen của rừng và các khu bảo tồn, hệ sinh thái dần bị xói mòn, làm suy thoái vi khí hậu, đất, nước và các thay đổi về vật lý, hóa học khác. Có thể nói rằng sự xâm lấn của các loài ngoại lai là một trong những yếu tố quan trọng làm biến đổi tài nguyên và môi trường tại các khu bảo tồn, khu bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái nhạy cảm ở Đồng Tháp.

Theo số liệu của Phòng Nghiên cứu Khoa học và Môi trường thuộc Khu bảo tồn Tràm Chim, cây mai dương có tốc độ phát triển rất nhanh. Những năm 1984 – 1985, nơi đây chỉ có một vài bụi mai dương xuất hiện; hơn mười năm sau, con số này lên tới gần 150 ha; đến năm 2000 là 1.500 ha. Đến năm 2005, diện tích cây mai dương là 2.000 ha (chỉ tính trong vùng lõi) tại VQG Tràm Chim. Hiện nay, sự xâm lấn của cây mai dương đang trở thành mối hiểm họa do khả năng phát tán và sinh trưởng mạnh. Ngoài ra, trong thân cây mai dương có chứa một loại acid amin là mimosin có thể gây độc đối với nhiều loài động vật, mai dương xâm lấn cả những cây bản địa, làm thay đổi thảm thực vật, hệ động vật, làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của cộng đồng dân cư.

Bên cạnh sự xâm lấn của cây mai dương, loài ốc bươu vàng cũng đang phát triển mạnh gây nguy hại cho cây trồng. Hiện nay, tuy các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh cùng với các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều biện pháp xử lý, tiêu diệt cây mai dương như: làm cỏ bằng tay, phun xịt thuốc trừ cỏ, nuôi thả dê để ăn trụi loại cây cỏ dại này hay trồng nấm mèo từ nguyên liệu là bột cây mai dương nhưng đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể.



b.3. Áp lực gia tăng dân số

Khi áp lực dân số tăng nhanh, đặc biệt là tăng dân số cơ học, nếu quản lý không tốt, các hoạt động phá hoại gia tăng sẽ làm cho môi trường bị phá vỡ, diện tích bị lấn chiếm mỗi ngày một nhiều, khu bảo tồn có nguy cơ bị thu hẹp do diện tích trồng lúa ngày càng tăng. Môi trường sống nguyên thủy kiểu hoang sơ của các loài chim quý hiếm sẽ không còn.

Ngoài ra người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có xung quanh các khu bảo tồn như đánh bắt thủy sản, lấy củi và săn bắt chim thú. Vì vậy, nếu cuộc sống và thu nhập của người dân địa phương không ổn định, không có công ăn việc làm, trong tương lai sức ép lên các nguồn tài nguyên xung quanh các khu bảo tồn do việc khai thác và săn đánh bắt là rất lớn, môi trường sống sẽ bị phá vỡ, diện tích các khu bảo tồn có nguy cơ bị thu hẹp.

b.4. Phát triển du lịch

Hướng phát triển du lịch của tỉnh là tập trung vào loại hình du lịch sinh thái với lợi thế về tự nhiên, về tính đa dạng sinh học mà không một tỉnh nào ở vùng ĐBSCL có được. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cũng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững đối với tài nguyên sinh vật tại vùng này.

Việc can thiệp ngày càng sâu vào đời sống hoang dã của các loài chim đã gây nên sự sợ hãi và phá vỡ chu kỳ sinh học vốn có, làm thay đổi tập quán sinh sống của chúng và hậu quả là sự suy giảm về số lượng cá thể và loài. Cụ thể là: nếu như năm 1998 Sếu về Tràm Chim hơn 380 con thì sang năm 1999 sếu về chỉ còn 210 con. Trong mùa khô năm 2003 Sếu về Tràm Chim tiếp tục giảm xuống chỉ còn khoảng 100 con.

Hoạt động vui chơi giải trí của khách du lịch cũng gây những tác động xấu đến môi trường và đời sống của các động vật hoang dã, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào loại hình vui chơi, tần suất và mức độ ảnh hưởng làm phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường sống, mất đi cảnh quan tự nhiên, làm cho một số loài thực vật và động vật dần mất đi nơi cư trú. Ngoài ra, một số hành động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắt chim thú là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tài nguyên sinh học trong các khu bảo tồn.

Theo định hướng đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng 2020, tỉnh tập trung vào đầu tư, tôn tạo và phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó chủ yếu là hệ thống giao thông với tác dụng vừa để ngăn lũ vừa để mở rộng hệ thống du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.

Các dự án đầu tư như: Đầu tư các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch, các khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp; tôn tạo cảnh quan, xử lý môi trường; tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử và các làng nghề thủ công; lễ hội truyền thống; Hệ thống an ninh, an toàn cho khách du lịch… Việc tôn tạo, nâng cấp, giải tỏa, xây dựng và cải tạo đường giao thông vào các khu du lịch sẽ tạo sự thay đổi đáng kể đến cảnh quan môi trường và diện mạo của các khu du lịch. Bên cạnh đó, nó cũng làm thay đổi cấu trúc và gây nên sự xáo trộn trong đời sống của các loài sinh vật. Đây là điều cần cân nhắc khi tiến hành xây dựng các công trình ở các khu du lịch vì nếu việc quy hoạch không tốt, chúng có thể gây những tác động to lớn đối với các sinh cảnh, các tuyến di cư và làm tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà trước đây chưa bị tác động.

Ngoài ra, theo dự báo thì hàng năm lượng du khách sẽ tăng lên không ngừng, đến năm 2020 lượng khách du lịch trong và ngoài nước ước đạt con số 816.600 lượt người, khách tham quan trong và ngoài nước là 4,6 triệu người. Như vậy, nếu công tác bảo vệ môi trường ở các khu du lịch bị xem nhẹ và công tác quản lý yếu kém thì lượng rác thải du lịch sẽ tăng lên tương ứng gây ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của các giống loài sinh vật và hệ sinh thái tại đây.

IV.2.2. Dự báo diễn biến môi trường

IV.2.2.1. Diễn biến chất lượng môi trường đất


Tài nguyên đất tỉnh Đồng Tháp hiện nay đang dần dần bị thoái hóa do hình thức sản xuất độc canh trong nông nghiệp. Nhiều vùng trong tỉnh đặc biệt là huyện Châu Thành, hình thức độc canh cây lúa diễn ra phổ biến, một năm có thể sản xuất 2 - 3 vụ, điều này đang làm tài nguyên đất ngày càng bị thoái hóa, bạc màu.

Diện tích gieo trồng lúa của tỉnh năm 2010 giảm còn 426.000 ha và tiếp tục giảm còn 398.000 ha vào năm 2020, bên cạnh đó diện tích trồng lúa cũng giảm lượng tương ứng. Điều này có nghĩa là hình thức thâm canh và độc canh vẫn tiếp tục diễn ra, kết hợp với việc sử dụng nhiều phân bón hóa học và TBVTV sẽ làm đất bị chai cứng, tồn lưu các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất làm cho nhiều sinh vật hữu ích trong đất bị tuyệt chủng, dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất.

Sự gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh trong tương lai sẽ dẫn đến tình diễn cảnh những vùng đất chưa sử dụng trong hiện tại sẽ được khai phá để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của con người.

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh trong tương lai sẽ làm ô nhiễm đất bởi sự rò rỉ, thẩm lậu các hóa chất độc hại xuống đất.

Các hoạt động khai thác khoáng sản sẽ tạo những địa hình trũng sâu, lớp đất phủ, đất thổ nhưỡng sẽ hoàn toàn biến mất, cao độ tự nhiên bị hạ thấp, đồng thời làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất.

IV.2.2.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước

a. Nước thải

a.1. Dự báo tải lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị

Lượng nước thải sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của mỗi người dân vùng đô thị chiếm 80% tổng lượng nước sử dụng. Nếu tính đến giai đoạn năm 2010, 2020 mỗi người dân đô thị sử dụng trung bình từ 100 - 150 lít nước/ngày cho sinh hoạt thì lượng nước thải sinh ra sẽ tương đương với 80 - 120 lít nước thải/ngày.

Kết quả tính toán lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong một ngày tại các đô thị tỉnh Đồng Tháp vào năm 2010 và 2020 được thể hiện trong bảng sau.

Bảng IV.5: Dự báo lượng nước thải phát sinh tại các đô thị tỉnh Đồng Tháp vào năm 2010, 2020



Đô thị

Dân số năm 2010 (người)

Lưu lượng nước thải năm 2010 (m3/ngđ)

Dân số năm 2020 (người)

Lưu lượng nước thải năm 2020 (m3/ngđ)

Tổng cộng

334.279

30.358

494.814

54.270

- Đô thị cấp tỉnh

226.000

21.696

282.000

33.840

- Đô thị cấp huyện

108.279

8.662

212.814

20.430

Như vậy, so với năm 2006 lưu lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị là 21.401 m3/ngđ, lượng nước thải đến năm 2010 tại các đô thị sẽ tăng lên 30.358 m3/ngày đêm và đến năm 2020, lượng nước thải sinh hoạt thải vào môi trường khoảng 54.270 m3/ngày đêm, cao gấp 1,8 lần so với năm 2010. Trong đó, thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc là hai khu vực thải ra môi trường nhiều nhất. Với lượng nước thải lớn như vậy nếu không có biện pháp thu gom xử lý , đây sẽ là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm và tác động đến các hệ sinh thái xung quanh.

Theo tính toán của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng IV.6: Hệ số phát thải ô nhiễm tính theo đầu người


Chỉ tiêu

Khối lượng

(g/người.ngày)

Khối lượng trung bình (g/người/ngày)

Chất rắn lơ lửng (TSS)

70 – 145

107,5

BOD5

45 – 54

49,5

COD (dicromate)

72 – 102

87,0

Amoni (NH4-N)

2,4 – 4,8

3,6

Tổng Nitơ (N)

6 – 12

9,0

Tổng Phospho (P)

0,8 – 4,0

2,4

Dầu mỡ phi khoáng

10 – 30

20,0

Nguồn: World Health Origanization Geneva, 1993

Dựa vào kết quả bảng IV.6, tải lượng và nồng độ trung bình các chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động tại các khu đô thị tỉnh Đồng Tháp trong năm 2010 và 2020 được dự báo như sau:



Bảng IV.7: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010, 2020

Đô thị

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

SS

BOD5

COD

NH4-N

Tổng N

Tổng P

Dầu khoáng

Năm 2010

Tổng cộng

35.935

16.547

29.082

1.203

3.009

802

6.686

Đô thị cấp tỉnh

24.295

11.187

19.662

814

2.034

542

4.520

Đô thị cấp huyện

11.640

5.360

9.420

390

975

260

2.166

Năm 2020

Tổng cộng

53.193

24.493

43.049

1.781

4.453

1.188

9.896

Đô thị cấp tỉnh

30.315

13.959

24.534

1.015

2.538

677

5.640

Đô thị cấp huyện

22.878

10.534

18.515

766

1.915

511

4.256

Qua kết quả dự báo, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị của thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thải ra môi trường là rất lớn. Nếu không được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, làm ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm và tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, khu đô thị không còn đủ diện tích cho đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, các cơ sở này chỉ có các trang thiết bị, máy móc cũ kỹ, công nghệ sản xuất lạc hậu không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất làm phát sinh chất thải với nồng độ, tải lượng ô nhiễm lớn hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Đây là một trong những nhân tố góp phần gây ô nhiễm môi trường nước nói chung và tại các khu đô thị nói riêng, vì thế cần có các biện pháp xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm này.

a.2. Nước thải công nghiệp

Lưu lượng nước thải dự đoán đến năm 2020 là:

Qmin = 4.057,54 x 40 x 80% = 129.841,28 (m3/ngđ)

Qmax = 4.057,54 x 50 x 80% = 162.301,6 (m3/ngđ)

Dựa theo kết quả điều tra về tải lượng và nồng độ các chính trong nước thải của các khu công nghiệp hiện hữu tại Việt Nam có thể ước tính nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chung của KCN (bao gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân).

Bảng IV.8: Ước tính tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải tại các KCN, CCN




Thông số

Nồng độ trung bình (mg/L)

Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngđ)

TSS

253

32.850 - 41.062

BOD5

170

22.073 - 27.591

COD

271

35.187 - 43.984

Như vậy, đến năm 2010 toàn bộ khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thải ra môi trường hàng ngày khoảng 32.850 kg TSS, 22.073 kg BOD5, 35.187 kg COD. Định hướng đến năm 2020, các khu, cụm công nghiệp này sẽ được mở rộng với quy mô sản xuất ngày càng lớn và đây sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng làm suy giảm chất lượng nước mặt của các trên địa bàn tỉnh. Tuy trong tương lai, tất cả các KCN, CCN đều phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường, nhưng thông thường phần lớn các doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận, nếu các cơ quan chức năng không giám sát nghiêm ngặt thì tình hình xả nước thải không qua xử lý ra môi trường có thể sẽ xảy ra. Khi đó, môi trường tỉnh Đồng Tháp phải tiếp nhận toàn bộ lượng chất ô nhiễm trên.

a.3. Dự báo tải lượng nước thải y tế

Theo số liệu thống kê (trong nước và các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á), lượng nước thải bình quân tại các bệnh viện, trạm y tế là 425 lít/giường.ngày. Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 thì số lượng giường bệnh của tỉnh Đồng Tháp sẽ tăng lên khoảng 3.250 giường và đến năm 2020 là 4.000 giường bệnh. Như vậy, khối lượng nước thải y tế bình quân thải ra môi trường sẽ đạt khoảng 1.381,25 m3/ngày đêm vào năm 2010 và 1.700 m3/ngày đêm vào năm 2020.

Nước thải y tế thường chứa các loại hóa chất có trong thuốc, các dung dịch y tế dư thừa và đặc biệt là chứa lượng vi sinh rất lớn. Sau một thời gian, các chất này nhất là thuốc kháng sinh đi vào cơ thể con người làm tích tụ các chất kháng sinh trong cơ thể con người, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Như đã nhận định ở trên, nước thải tại 3 bệnh viện lớn của tỉnh tuy đã qua hệ thống xử lý nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Do đó, trong tương lai nếu như tình hình này vẫn tiếp diễn và nước thải từ các bệnh viện khác không được xử lý triệt để sẽ làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải y tế.



a.4. Dự báo tải lượng nước thải từ các hoạt động du lịch, dịch vụ

Trong năm 2005, tổng lượng khách du lịch của tỉnh Đồng Tháp đạt 131.090 lượt người và có tổng lượng nước thải ước tính sinh ra mỗi ngày là 23.596,2 m3. Số liệu này có được dựa vào tính toán với giả thiết lưu lượng nước thải ra bình quân đối với khách du lịch là 180 lít/ngày.người (Nguồn: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Trịnh Xuân Lai). Theo dự đoán lượng khách sẽ tới tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vào năm 2010 là 225.000 lượt người, tăng lên 414.000 lượt người vào năm 2015 và 816.600 lượt người vào năm 2020. Như vậy theo tính toán sơ bộ, lượng nước thải do hoạt động du lịch thải ra môi trường sẽ là:

Bảng IV.9: Ước đoán lưu lượng nước thải do hoạt động du lịch phát sinh năm 2010, 2020


Năm

2005

2010

2020

Khách du lịch (người)

131.091

225.000

816.600

Tổng lượng nước thải (m3/ngày)

23.596,2

40.500

146.988

Ngoài ra, còn một số lượng lớn khách tham quan đến Đồng Tháp trong tương lai, theo dự đoán sẽ đạt 1 triệu lượt người năm 2010 và 4,6 triệu lượt người năm 2020. Với số lượng lớn khách tham quan như thế sẽ góp phần làm gia tăng lượng nước thải vào môi trường tỉnh Đồng Tháp trong tương lai.
b. Diễn biến môi trường nước mặt

Như đã tính toán ở trên, trong tương lai, các nhánh kênh rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải phát sinh từ quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các kênh đào, sông rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong khi khả năng tự làm sạch của nguồn nước lại có giới hạn.

Trong hiện tại, ngành nuôi trồng thủy sản là loại hình sản xuất đang phát triển mạnh mẽ trong tỉnh, thế nhưng các giải pháp về xử lý nguồn nước thải, bùn thải chưa phù hợp. Việc tùy tiện đào ao nuôi tràn lan không theo quy hoạch đang diễn ra mạnh và đang làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nước mặt tại khu vực này. Theo quy hoạch đến năm 2010 thì ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh với dự kiến đạt khoảng 391.000 tấn cá, 7.500 tấn tôm và đến năm 2020 đạt 516.000 tấn cá, 10.000 tấn tôm. Vì thế, các vấn đề sử dụng không gian nuôi, xử lý chất thải cần phải được chính quyền địa phương quan tâm xem xét vì đây chính là nguồn ô nhiễm trực tiếp đến môi trường nước mặt của tỉnh. Tuy nhiên, cũng theo quy hoạch phát triển trong tương lai thì hình thức nuôi thủy sản sẽ phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước. Do đó có thể nghĩ rằng sự tác động của các chất bẩn trong ao nuôi sẽ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước mặt.

Song song đó, so với năm 2006, đến năm 2010, tổng đàn bò của tỉnh đạt 38.300 con (tăng 5.184 con), đàn trâu 3.000 con (tăng 1.295 con), đàn heo 450.000 con (tăng 127.572 con), đàn gia cầm 4,8 triệu con (tăng 1.120.675 con). Qua những số liệu trên cho thấy được rất rõ về tốc độ phát triển vượt bậc của ngành chăn nuôi trong thời gian sắp tới. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với sự gia tăng lượng chất thải vào môi trường, làm tốc độ ô nhiễm môi trường nước mặt sẽ diễn ra nhanh hơn. Theo ước tính đến năm 2010 lượng chất thải phát sinh hàng ngày khoảng 2.188.250 kg/ngày, và vào năm 2020 là 3.431.675 kg/ngày.

Bên cạnh đó, nuôi vịt chạy đồng cũng gây ô nhiễm nặng đến nguồn nước mặt, nhất là vào mùa nước kiệt. Trong những năm qua, dịch cúm gia cầm liên tục xảy ra, do vậy hình thức nuôi vịt đàn đang là mối nguy hại đe dọa ô nhiễm nguồn nước và lây lan dịch bệnh vì thế cần phải sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bảng IV.10: Ước tính tải lượng phân gia cầm, gia súc năm 2010, 2015, 2020

Đơn vị: kg/ngđ



Loại gia súc

Phân nguyên (kg/ngđ.con)

2010

2020



15 - 20

670.250

1.169.175

Heo

1,0 - 5,0

1.350.000

2.028.000

Gà, vịt

0,02 - 0,05

168.000

234.500

Tổng

2.188.250

3.431.675

Nguồn: Theo Lochr (1984)

Việc gia tăng nhu cầu thịt gia súc, gia cầm cũng đồng nghĩa với việc gia tăng lượng nước thải tại các cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ ở các địa phương và các chợ. Các cơ sở này đều thải trực tiếp các chất thải này xuống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước mặt. Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, dịch cúm gia cầm luôn có nguy cơ bùng phát, nếu các cơ sở sản xuất này vẫn hoạt động theo phương thức cũ thì vấn đề kiểm soát dịch bệnh sẽ rất khó khăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của vật nuôi và con người.

Ngoài những nguồn ô nhiễm do phân, rác, nước thải sinh hoạt, sản xuất, chất thải chăn nuôi thì nguồn nước mặt tại Đồng Tháp đã, đang và sẽ bị tác động bởi chất thải từ các chợ, chất thải từ các cơ sở công nghiệp nông thôn, phân bón, thuốc BVTV dùng trong nông nghiệp... Đáng chú ý là tình trạng người dân vứt chai, lọ chứa thuốc BVTV xuống dòng kênh rạch, hóa chất này sẽ xâm nhập vào dòng nước làm nguồn nước bị ô nhiễm.

Cũng theo định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp, trong giai đoạn tới tỉnh sẽ đầu tư mở rộng, tôn tạo các di tích, khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn… Chính hoạt động này cũng làm cho chất lượng môi trường nước tại các khu du lịch biến đổi theo chiều hướng xấu.

Các tác nhân có thể tác động tới chất lượng nguồn nước bao gồm:


  • Tác động của các chất hữu cơ:

Ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ ôxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, cá. Lượng ôxy hòa tan giảm không chỉ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước.

  • Tác động của chất rắn lơ lửng:

Các chất rắn lơ lửng hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… và do đó cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh. Chất rắn lơ lửng gây khó chịu cho loài cá do các hạt nhỏ chui vào mang cá đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước). Tiêu chuẩn giới hạn nồng độ chất rắn lơ lửng đối với nguồn loại B là 100 mg/L.

  • Tác động trong quá trình nạo vét kênh rạch:

+ Axit hóa nguồn nước:

Đặc điểm của vùng sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười là nằm trên tầng đất phèn gồm 2 dạng phèn tiềm tàng và phèn hoạt động. Đất phèn có hàm lượng Pyrit (Fe2S) khá cao. Trong điều kiện bề mặt đất được che phủ bởi nước hoặc thảm thực vật, tầng Pyrit không có khả năng gây axit hóa. Trong trường hợp tầng Pyrit bị bộc lộ với không khí (do nạo vét kênh, mương, mất thảm thực vật, mất nước…), Pyrit sẽ chuyển thành Jarosite, có khả năng tạo axít hóa (phèn hóa), từ đó gây ô nhiễm đất và lan truyền axit cùng các nguyên tố độc hại trong đất (Al, Fe) theo kênh rạch.

Việc chuyển sulphate sắt (2) thành sulphate sắt (3) xảy ra chậm ở pH<4 nhưng sẽ rất nhanh (tăng tốc độ hàng triệu lần) khi có xúc tác vi sinh (các vi khuẩn ôxy hóa sắt).

Nước bị axit hóa sẽ gây tác hại đến tài nguyên thủy sinh và ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực. Phần lớn các loại cá không thể sống được trong điều kiện pH của nước < 3,5. Ở pH 4 – 4,5, tôm và nhiều loại cá con bị chết. Ở pH 4,5 – 5,5, trứng của nhiều loại tôm, cá không thể phát triển.



+ Gia tăng độ đục:

Việc đào đắp, nạo vét kênh rạch sẽ làm gia tăng độ đục, chất rắn lơ lửng (SS) và làm lan truyền độ đục theo dòng chảy. Độ đục cao gây tác hại đến đời sống của tôm, cá. Phần lớn các loại tôm, cá không sống được trong điều kiện có nồng độ SS cao hơn 2.000 mg/L.

Bên cạnh đó, quá trình khai thác khoáng sản (cát, sét) cũng làm tăng khả năng gây suy thoái đến chất lượng nguồn nước. Việc khai thác cát trước tiên sẽ làm thay đổi dòng chảy cũng như thay đổi chế độ thủy văn và nó tác động đến hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực khai thác và vùng hạ lưu của dòng sông. Bên cạnh đó, nó sẽ tạo ra nhiều hố sâu, trũng và dễ gây tai nạn cho con người khi di chuyển qua khu vực.

Những lưu vực sông có khai thác cát làm gia tăng độ đục và chất lơ lửng trong nước do việc lấy và mang đi một khối lượng cát và một phần bùn từ đáy sông, làm khuấy động và xáo trộn lớp trầm tích đáy sông. Hiện tượng này gây cản trở độ xuyên ánh sáng qua các lớp nước cũng như làm cản trở hô hấp các sinh vật dưới nước. Thường thì mỗi thiết bị khai thác có khả năng gây độ đục với bán kính ảnh hưởng khoảng 300 m.

Nước sông bị nhiễm bẩn bởi các chất thải từ hoạt động khai thác, bao gồm: chất thải sinh hoạt của những người công nhân vận hành máy móc, hóa chất, dầu mỡ, nước làm mát thiết bị, nước rửa máy móc, thiết bị, sàn công tác… Khi nước bị ô nhiễm dầu chứa các chất độc như hydrocacbon thơm đa vòng (PAH), polyclobiphenyl (PCB), kim loại (chì). Dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền vững trong nước. Hầu hết các loài thực vật, động vật đều bị tác hại do dầu mỡ. Các loài thủy sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng. Các loại tảo kém nhạy cảm với tác động trực tiếp của dầu so với các loài thủy sinh khác, tuy nhiên tảo lại nhạy cảm với tác động thứ cấp. Trong điều kiện ô nhiễm dầu trong nước, một số loại tảo lại phát triển mạnh.

Các vấn đề trên đã góp phần làm giảm chất lượng nước sông. Sự ô nhiễm này rất rõ rệt, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước mặt. Trong thời gian tới khi hoạt động khai thác ngày càng gia tăng, đặc biệt là tình trạng khai thác trái phép, thường thì những người dân này chỉ trang bị các loại ghe, thuyền thô sơ có sức chở từ 10 – 20 m3 nên rất dễ gây ra tình trạng loang dầu vào môi trường nước. Như vậy trong tương lai nếu không có biện pháp quản lý khai thác tài nguyên ở địa phương thì nguồn nước sông sẽ bị ô nhiễm dầu mỡ nghiêm trọng và điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến các loài sinh vật thủy sinh, gây mất cân bằng sinh thái do một số loài có thể bị tiêu diệt.

 Kết luận:

Tóm lại, theo ước tính lượng chất thải do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác khoáng sản trong tương lai sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh. Trong đó vấn đề môi trường nước một số khu vực sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gồm:

- Môi trường nước tại các khu đô thị, tập trung dân cư, trong đó ô nhiễm nghiêm trọng nhất sẽ là thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư dẫn đến gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Dự đoán đến năm 2020, môi trường nước tại đây sẽ thay đổi, ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

- Môi trường nước tại các khu-cụm công nghiệp: do ảnh hưởng bởi các chất thải từ các khu-cụm công nghiệp trong đó nhánh sông Tiền, sông Hậu và sông Sa Đéc là 3 nhánh sông sẽ tiếp nhận toàn bộ lượng nước thải từ 3 khu công nghiệp lớn của tỉnh. So với lưu lượng và khả năng tự làm sạch của môi trường nước thì sông Tiền và sông Hậu ít bị ảnh hưởng bởi lượng chất thải này nhưng sông Sa Đéc sẽ trở thành đối tượng bị tác động mạnh, khi đó chất lượng nhánh sông trong khu vực xung quanh khu công nghiệp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu như tỉnh không có biện pháp giải quyết.

- Môi trường nước tại các làng nghề chăn nuôi heo kết hợp sản xuất tinh bột từ nay đến năm 2010 sẽ bị ô nhiễm nặng, nhất là tại khu làng nghề Tân Phú Đông nhưng trong giai đoạn tiếp theo tình hình này có thể được cải thiện do áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, nhất là tại khu vực làng nghề Tân Phú Đông sẽ được giải quyết cho đến năm 2008.

- Môi trường nước tại các lò giết mổ gia súc và khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sẽ ảnh hưởng bởi các chất thải gia súc, vật nuôi phát sinh, đồng thời do tình trạng nuôi gia cầm chạy đồng dẫn đến việc lan truyền các mầm bệnh và các chất ô nhiễm trong môi trường nước.

- Đặc biệt môi trường nước sông Tiền và sông Hậu đến năm 2020 do sự gia tăng lượng phương tiện qua lại, kết hợp với tình hình khai thác cát và nhất là chất thải công nghiệp, nông nghiệp sẽ làm nồng độ các chất ô nhiễm sẽ gia tăng. Tuy khả năng tự làm sạch của sông lớn nhưng với sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, dự đoán môi trường nước sông sẽ thay đổi và khả năng tự làm sạch sẽ giảm đáng kể.

c. Nước ngầm tầng nông

Hiện nay, nguồn nước ngầm tầng nông trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh tại một số khu vực. Các giá trị đo được cho thấy tổng Coliform trong môi trường nước ngầm tại Sa Rài cao gấp 160 lần tiêu chuẩn cho phép và một số nơi khác như Tân Hồng, Cao Lãnh, Châu Thành, Tháp Mười đều có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều này cho thấy nguồn nước ngầm tỉnh đã bị ảnh hưởng bởi nước thải, đặc biệt là chất thải chăn nuôi.

Dự kiến số lượng vật nuôi sẽ tăng nhanh trong những năm tới, điều này đồng nghĩa với lượng chất thải chăn nuôi sẽ gia tăng. Nếu việc quản lý lượng chất thải này không thì trong tương lai, nguồn nước ngầm của tỉnh sẽ tiếp tục bị ô nhiễm vi sinh và có thể mức độ ô nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn so với hiện nay.

Bên cạnh đó, việc ô nhiễm Arsen trong nước ngầm cũng rất quan trọng gây ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân nếu sử dụng mà không xử lý. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, lượng nước thải vào môi trường ngày càng nhiều, lượng nước thải nếu không được thu gom triệt để sẽ chảy tràn ra môi trường đất, thấm xuống mạch nước ngầm, từ đó làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước, nhất là có thể làm gia tăng nồng độ Arsen có trong môi trường nước.

IV.2.2.3. Diễn biến chất lượng môi trường không khí

a. Môi trường không khí tại khu vực sản xuất công nghiệp

Trong hiện tại, hoạt động của các KCN tỉnh Đồng Tháp chưa gây ảnh hưởng ô nhiễm nhiều đến chất lượng môi trường toàn vùng. Sự ô nhiễm chỉ xảy ra tại một số khu vực về các chỉ tiêu bụi và khí HF. Các khu vực ô nhiễm chủ yếu là tại các tuyến giao thông chính của tỉnh và tại khu vực xung quanh các lò sản xuất gạch.

Theo định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai, ngành nông sản chiếm 49,5% cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất chiếm 23,5%, ngành cơ khí chiếm 15,3%, ngành thiết bị điện - điện tử 12,8%, ngành khoáng sản và vật liệu xây dựng chiếm 11,9%, ngành nhựa chiếm 8,2%, ngành dệt may da chiếm 3,3%. Trong tương lai, dự đoán khi các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành trên đi vào hoạt động thì lượng khí thải phát tán vào không khí càng lớn, góp phần làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong không khí.

Dự kiến đến năm 2020, tổng sản lượng gạch sản xuất hàng năm của tỉnh là 150 triệu viên, lượng gạch này không tăng nhiều so với sản lượng hiện nay của tỉnh. Dựa vào kết quả đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm khi sản xuất 1.000 viên gạch với nhiên liệu trấu có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường không khí trong tương lai:

Bảng IV.11: Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường không khí do hoạt động tại khu vực các lò gạch đến năm 2020



Nhiên liệu

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000 viên)

Trấu

Bụi

SOx

CO

THC

NOx

HF

7,6

0

44,5

8,9

0,89

0,55

Năm

Tải lượng các chất ô nhiễm (tấn)

2006

1.064

0

6.230

1.246

124,6

77

2010

1.317

0

7.711

1.542

154

95

2015

2.089

0

12.233

2.447

245

151

2020

3.193

0

18.693

3.739

374

231

Như vậy, đến năm 2020, trong một năm hoạt động sản xuất tại các lò gạch sẽ thải ra môi trường không khí một lượng 3.193 tấn bụi, 18.693 tấn CO, 3.739 tấn THC, 374 tấn NOx, 231 tấn HF, tăng gấp 3 lần so với hiện nay.
b. Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Đối với các khu vực khai thác cát sông, môi trường không khí ở đây bị ô nhiễm chủ yếu do đốt nhiên liệu dầu DO bởi các hoạt động khai thác và vận chuyển của các tàu, ghe làm phát sinh CO, SOx, NOx, hydrocacbon… Các khí này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây những tác động trực tiếp đối với hệ động, thực vật trên cạn cũng như dưới nước. Một khi hoạt động khai thác phát triển thì các khí này cũng sẽ gia tăng theo số lượng tàu, ghe lưu thông trên sông cũng như khi tần suất khai thác gia tăng.

Trong khi đó, nguồn gốc ô nhiễm chính tại các đô thị là khí thải giao thông. Trên thế giới khí thải giao thông đóng góp 55 – 60% tổng tải lượng ô nhiễm không khí tại các đô thị. Tại các đô thị tỉnh Đồng Tháp, tỷlệ ô nhiễm do các phương tiện giao thông trong tổng tải lượng các chất ô nhiễm không khí khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do các phương tiện giao thông đường bộ và quá trình đô thị hóa.

Trong những năm gần đây, xu hướng gia tăng số lượng xe cộ tại các đô thị tỉnh Đồng Tháp rất rõ rệt, đặc biệt là sau khi một số khu công nghiệp được đầu tư xây dựng, công tác xây dựng các nhà máy xí nghiệp tăng và hoạt động của ngành công nghiệp ở tỉnh phát triển. Vì vậy, xu hướng gia tăng ô nhiễm do khói, bụi, tiếng ồn tại các đô thị là rất rõ rệt.

Do đó, khả năng gia tăng số vụ tai nạn giao thông, gia tăng tần suất kẹt xe, gia tăng tỷlệ người mắc bệnh do ô nhiễm không khí, tiếng ồn ... là tất yếu và cần phải có biện pháp quản lý, quy hoạch nhằm bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ.

Nhìn chung, trong tương lai, mức độ ô nhiễm không khí tại tỉnh Đồng Tháp sẽ gia tăng, chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến giao thông chính của tỉnh và xung quanh khu vực các làng nghề, các cụm lò gạch. Đồng thời các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng gây tác động đáng kể đến chất lượng môi trường không khí ở địa phương.

IV.2.2.4. Chất thải rắn


Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 4.057,54 ha diện tích phát triển KCN, CCN. Dựa vào hệ số ước tính mỗi ha đất công nghiệp thải ra khoảng 40 kg chất thải rắn công nghiệp mỗi ngày, ta có thể ước tính tải lượng chất thải rắn của các KCN, CCN tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 như sau:

Bảng IV.12: Ước tính tải lượng chất thải rắn tai các KCN, CCN năm 2020



KCN, CCN

Diện tích

(ha)

Chỉ tiêu (kg/ngđ)

Tải lượng CTR

(kg/ngđ)

Tổng cộng

4.057,54




162.302

KCN

2.919,94

40

116.798

CCN

1.137,60

40

45.504

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trong tỉnh được trình bày như sau:

Bảng IV.13: Ước tính tải lượng rác thải sinh hoạt đô thị tỉnh Đồng Tháp



Đô thị

Dân số (người)

Khối lượng (kg/ngày)

2010

2020

2010

2020

Tổng cộng

334.279

494.814

189.740

275.607

Đô thị cấp tỉnh

226.000

282.000

135.600

169.200

Đô thị cấp huyện

108.279

212.814

54.140

106.407

Ngoài lượng chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt, tỉnh Đồng Tháp còn phải tiếp nhận lượng rác thải y tế từ các bệnh viện, trạm xá của tỉnh. Theo ước tính, mỗi năm 1 giường bệnh sẽ thải ra môi trường 0,073 tấn rác thải (trong đó 0,02 tấn rác y tế và 0,053 tấn rác sinh hoạt). Tải lượng rác thải y tế ước tính như sau:

Bảng IV.14: Ước tính tải lượng rác y tế tỉnh Đồng Tháp



Năm

Số giường bệnh (giường)

Khối lượng rác thải (tấn/năm)

2006

2.816

205,568

2010

3.250

237,25

2020

4.000

292

Như vậy đến năm 2010 lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện và các trung tâm y tế là 237,259 tấn/năm (trong đó có 65 tấn là rác thải nguy hại), đến năm 2020 là 292 tấn/năm (trong đó có 80 tấn là rác thải nguy hại). Thành phần rác thải nguy hại gồm có bông băng, vải, mô bệnh phẩm, mô phẫu thuật, xilanh, kim tiêm… Lượng rác này nếu không được thu gom và xử lý tốt thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và tình hình sức khỏe của người dân.

Với lượng rác thải lớn nhưng việc thu gom và xử lý chất thải vẫn còn chưa được thực hiện triệt để. Dự đoán trong tương lai tỉnh Đồng Tháp phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chất thải rắn:

- Chất thải rắn nguy hại không được kiểm soát tốt có thể trở thành tác nhân gây nguy hiểm đến môi trường và đặc biệt là sức khỏe của người dân.

- Phương pháp xử lý lạc hậu: công nghệ, thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác tương đối nghèo nàn… hiện nay vẫn còn là bài toán lớn đối với tỉnh.

- CTR không được phân loại ngay tại nguồn, gây khó khăn cho quá trình chôn lấp và xử lý.

- Ô nhiễm môi trường do bãi rác không được thiết kế, xây dựng hợp vệ sinh.

- Các chai, lọ chứa đựng thuốc BVTV không được thu gom triệt để gây ô nhiễm môi trường.

- Chất thải từ quá trình chăn nuôi không được xử lý tốt sẽ trở thành nguồn lây truyền bệnh cho các loài vật khác và đặc biệt là con người.

- Lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của khách du lịch tại các khu du lịch, khu bảo tồn sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái trong khu vực.

- Tình hình vứt rác bừa bãi vào môi trường, kênh rạch do sự thiếu ý thức của một số bộ phận trong cộng đồng gây tác động xấu đến môi trường.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương