MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT


CHƯƠNG V ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020



tải về 2.62 Mb.
trang13/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25

CHƯƠNG V

ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020




V.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP

V.1.1. Quan điểm bảo vệ môi trường


- Phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua đã khẳng định: “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên”.

- Chủ động gắn kết yêu cầu môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá các giải pháp phát triển”. Theo tinh thần đó, trong Công văn số 7679/BKH ngày 6/11/1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/1998/TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 nhấn mạnh rằng: “Tất cả các dự án quy hoạch phát triển đều phải nghiên cứu vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái”.

- Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp nhằm lồng ghép những vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển, góp phần điều chỉnh, giảm nhẹ xung đột giữa môi trường và phát triển. Quy hoạch môi trường phải đảm bảo đáp ứng các mục tiêu phát triển, không mâu thuẫn với các quy hoạch phát triển kinh tế vĩ mô và tiềm lực quản lý, bảo vệ môi trường hiện có, đồng thời đảm bảo các hoạt động phát triển không cản trở lẫn nhau, các tác động tới các hệ sinh thái, môi trường và con người là chấp nhận được.

- Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp nhằm hướng tới một sự liên kết nội vùng giữa các tỉnh, các địa phương trong vùng và giữa các ngành kinh tế. Khâu có tính đột phá trong quy hoạch là tìm kiếm một cơ chế quản lý mới có hiệu quả để điều phối sự phát triển lãnh thổ tỉnh Đồng Tháp, giải quyết những vấn đề mang tính liên tỉnh mà không bị ràng buộc và chia cắt bởi ranh giới hành chính. Cơ chế điều phối đó cho phép phát triển theo quy hoạch giữa các địa phương trong tỉnh, khai thác thế mạnh, nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực. Các dự án đầu tư liên quan đến sự phát triển chung của cả tỉnh như giao thông, cảng, khu đô thị mới, khu xử lý chất thải rắn tập trung, chia sẻ nguồn nước sông… cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương để xây dựng và xét duyệt dự án.

- Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp nhằm làm cơ sở thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên. Bảo vệ môi trường không có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng của chúng, mà ngược lại chủ động tìm cách cải thiện môi trường, không ngừng phát triển các dạng tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên tái tạo được, không được sử dụng quá khả năng tái tạo của chúng để đảm bảo sử dụng lâu dài. Đối với tài nguyên không tái tạo nên giảm sử dụng tới mức tiết kiệm hoặc thay thế bằng nguồn tài nguyên tái tạo, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm tới mức tối thiểu các chất phế thải có hại đưa vào môi trường. Kiểm soát mức độ khai thác sử dụng tài nguyên và việc đổ các chất thải vào mỗi khu vực sao cho chúng nằm trong khả năng chịu tải của môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Kết quả của quy hoạch môi trường là sự kết hợp tối ưu cả 3 hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường để thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

V.1.2. Mục tiêu bảo vệ môi trường

V.1.2.1. Mục tiêu tổng quát


- Phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu và cải thiện tác động ảnh hưởng từ quá trình phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2020.

- Để công tác bảo vệ môi trường được thực hiện một cách nghiêm túc, tự nguyện và hiệu quả thì công tác tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường là rất quan trọng. Đây là mục tiêu lớn cần đạt được nhằm đảm bảo sự phát triển của tỉnh Đồng Tháp được lâu dài và an toàn.


V.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

a. Phòng ngừa, giảm thiểu tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường

- Nhận thức về công tác phòng ngừa ô nhiễm và hạn chế tình hình xả thải vào môi trường của người dân được nâng cao.

- Nâng tỷlệ thu gom rác lên 95% đối với rác thải đô thị, 100% đối với rác thải công nghiệp (kể cả rác thải nguy hại) và 100% đối với rác thải y tế vào năm 2020.

- Mục tiêu đến năm 2015, xây dựng hoàn chỉnh 2 bãi rác lớn kết hợp với phương pháp đốt chất thải giúp xử lý tất cả 100% lượng rác thu gom được, đặc biệt là chất thải nguy hại.

- Phấn đấu đến năm 2015, 100% các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp trong khu công nghiệp của tỉnh phải đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Phấn đấu đến năm 2015, các bệnh viện từ cấp huyện trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Đến năm 2020, tất cả các trung tâm y tế, trạm xá có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt và đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

- Đến năm 2010 xây dựng và hoàn thiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường (nước, không khí) khắp địa bàn tỉnh giúp phát hiện những hiện tượng bất thường, từ đó có được biện pháp và giải pháp xử lý kịp thời.

- Mục tiêu đến năm 2020,các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh áp dụng hình thức sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế bên ngoài nhà máy giúp hạn chế lượng chất thải phát sinh.

- Đến năm 2020, kiểm soát 100% lượng thuốc BVTV và phân bón đang lưu hành trên thị trường.

- Phấn đấu đến năm 2020, 100% doanh nghiệp có sản phẩm hàng hóa xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO.

- Mục tiêu đến năm 2015 thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với bảo vệ môi trường.


b. Cải thiện môi trường

- Phấn đấu đến năm 2010 xử lý dứt điểm ô nhiễm ở những điểm nóng trong tỉnh, cơ bản di dời những cơ sở, loại hình sản xuất gây ô nhiễm vào khu cụm công nghiệp.

- Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các khu công nghiệp vào năm 2010.

- Tiến tới thu gom, xử lý về cơ bản chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân cư đông đúc.

- Cải tạo các đoạn sông, kênh mương đã bị ô nhiễm, các vùng đất bị suy thoái. Đến năm 2010 cải tạo được khoảng 40% các dòng sông, hệ thống tiêu thoát nước, đặc biệt là các dòng sông đi qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị.

- Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu đồng thời quy hoạch, xây dựng mới các cơ sở hạ tầng tiên tiến cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp của tỉnh.

- Phấn đấu đạt tỷlệ 80% dân số được cấp nước sạch tập trung vào năm 2010, 91% năm 2015 và 97% năm 2020. Trong đó, dân số đô thị được cấp nước sạch năm 2020 là 99% và tại nông thôn là 95%.

- Mục tiêu từ nay đến năm 2015 di dời 80% các cơ sở ngoài các khu, cụm công nghiệp vào trong các KCN, CCN tập trung.

- Đến năm 2015, cả khu vực đô thị và nông thôn tỉnh Đồng Tháp thực hiện di dời, tái định cư các khu nhà ổ chuột và nâng cao chất lượng cuộc sống người nghèo đạt 80%, tiếp tục thực hiện mục tiêu này đến năm 2020 đạt 90%.

- Đến năm 2020, phải đảm bảo 100% chất thải rắn nguy hại được xử lý. Hoàn chỉnh 100% hệ thống thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp, đảm bảo chất lượng nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn xả thải, không làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường khu vực xung quanh.

- Hướng tới năm 2015 xóa bỏ 80% dân số sử dụng nhà xí hợp vệ sinh, 70% các hộ chăn nuôi phải đầu tư xử lý nguồn ô nhiễm. Phấn đấu đến năm 2020 môi trường tại các khu vực nông thôn được cải thiện, không còn tình hình sử dụng nhà vệ sinh trên sông và kênh rạch. Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, không hợp vệ sinh.

- Tạo dựng cảnh quan sinh thái đô thị, phấn đấu đạt mức tỷ lệ cây xanh công cộng 15 - 20 m2/người đối với các đô thị trong tỉnh vào năm 2020.

- Hạn chế tình hình sử dụng hóa chất thuốc BVTV trong nông nghiệp, các chất bảo quản nông sản thực phẩm độc hại. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.


c. Bảo tồn thiên nhiên

- Mục tiêu hàng đầu là bảo vệ bền vững diện tích đất ngập nước hiện có, bảo vệ nguồn gien các giống loài và các hệ sinh thái đặc biệt, đặc biệt tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim – Tam Nông.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu đến 2010, vùng đệm khu bảo tồn được giải quyết cơ bản, trong đó vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân vùng đệm được giải quyết thỏa đáng.

- Nâng độ che phủ rừng hiện nay của tỉnh, phấn đấu đến năm 2010 đạt cơ cấu rừng.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra đánh giá tài nguyên sinh vật, nhận dạng những loài mới, các loài quý hiếm đặc hữu và các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.

- Bảo vệ, khôi phục và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên: đất, rừng, nước, khoáng sản, năng lượng và tài nguyên sinh học… đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học của các hệ sinh thái: rừng, trên cạn, dưới nước.


d. Tăng cường năng lực quản lý

- Tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ quản lý môi trường. Đến 2010 năng lực quản lý môi trường phải được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.

- Hoàn thiện và củng cố về tổ chức bộ máy cho hệ thống quản lý môi trường từ cấp Sở đến cấp Phòng.

- Các giải pháp bảo vệ môi trường được lồng ghép vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Trình độ của các cán bộ quản lý và chuyên môn môi trường từng bước được nâng cao. Phấn đấu các cán bộ chủ chốt phải đạt trình độ chuyên ngành về môi trường tối thiểu là bậc đại học vào năm 2015.

e. Nâng cao nhận thức

- Đưa giáo dục, đào tạo môi trường vào hệ thống giáo dục của tỉnh, giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường. Đến năm 2010, các nội dung kiến thức về bảo vệ môi trường sẽ được đưa vào trong chương trình học của các cấp bậc đào tạo.

- Hoàn chỉnh hệ thống giáo dục kiến thức về công tác bảo vệ môi trường cho các em tiểu học trên địa bàn tỉnh vào năm 2010 và trung học vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2012, mọi công dân đạt trình độ trung học cơ sở đều được giáo dục cơ bản về môi trường. Xã hội hóa công tác BVMT, huy động mọi cá nhân, mọi ngành, mọi cấp cùng hợp tác tham gia quản lý bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm, nâng cao nhận thức cho các chủ doanh nghiệp, các chủ trang trại, các chủ nhiệm hợp tác xã và các hộ cá thể nuôi trồng thủy sản trong công tác phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương