MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT


V.2. ĐÁNH GIÁ SẮP XẾP ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG



tải về 2.62 Mb.
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25

V.2. ĐÁNH GIÁ SẮP XẾP ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

V.2.1. Đánh giá các vấn đề môi trường

V.2.1.1. Yêu cầu và phương pháp thực hiện


Để đi đến việc đề xuất các vần đề môi trường ưu tiên thì việc đánh giá và sắp đặt các vấn đề môi trường là rất cần thiết. Việc đánh giá các vấn đề môi trường phải đảm bảo các mục tiêu sau:

- Cung cấp những phân tích chính xác về các vấn đề môi trường quan trọng, bức xúc nhất mà người dân địa phương đang phải đối mặt.

- Cung cấp các thông tin về những tác động môi trường do các hoạt động phát triển từng ngành, từng khu vực và những hoạt động hiện tại đang được thực hiện nhằm cải thiện môi trường.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện môi trường để từ đó đánh giá được hiệu quả các hoạt động cải thiện môi trường.

- Tăng cường nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường nhằm thúc đẩy cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Phương pháp được sử dụng ở đây nhằm đánh giá tầm quan trọng của các vấn đề môi trường là phương pháp Lohani.

+ Việc đánh giá chỉ số địa lý R (Range index) đối với một vấn đề môi trường của tỉnh được tính theo 3 cấp phổ biến (1, 2 và 3) tương ứng với từng vùng không gian (huyện, vùng sinh thái và toàn tỉnh).

+ Chỉ số đối kháng P (Persistence index): được đánh giá một cách tương đối thông qua việc xem xét khả năng cải thiện vấn đề môi trường theo thời gian đồng thời có tính đến mục tiêu cải thiện môi trường theo kế hoạch. Các chỉ số tương ứng là 1 (đến năm 2010), 2 (đến năm 2015), 3 (đến năm 2020), 4 (sau năm 2020).

+ Chỉ số phức hợp C (Complexity index): được đánh giá khi xem xét khả năng ảnh hưởng từ áp lực của các vấn đề môi trường đến 9 thành phần môi trường chính thuộc 3 hợp phần là nhân văn, môi trường và tài nguyên. Chỉ số C dao động từ 1 đến 9.

+ Chỉ số U: Chỉ số này biểu thị tầm quan trọng của mỗi vấn đề môi trường (mức độ suy thoái, mức độ tiêu cực hay áp lực môi trường) thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Chỉ số này được tính theo công thức sau:

Ui = PiRiCi

Những chỉ số được đánh giá theo kinh nghiệm của chuyên gia và phụ thuộc nhiều vào mức độ đầy đủ hay thiếu thông tin dữ liệu môi trường. Các thông số này có thể thay đổi theo thời gian.


V.2.1.2. Tổng hợp các vấn đề môi trường chính


Các vấn đề môi trường hiện nay và dự báo sẽ xảy ra trong tương lai trên địa bàn huyện được trình bày cụ thể trong chương III và chương IV. Xem xét và tổng hợp các vấn đề, kết quả các vấn đề môi trường chính được tổng hợp:

1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.

2. Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu/cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

3. Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn.

4. Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh, lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

5. Nguy cơ bị thu hẹp diện tích rừng, biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

6. Tình hình sạt lở.

7. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.


V.2.1.3. Xếp hạng các vấn đề môi trường


Xếp hạng các vấn đề môi trường được thể hiện trong bảng V.1 và bảng V.2.

Bảng V.1: Chỉ số C của các vấn đề môi trường



Các vấn đề môi trường chính

Nhân văn

Môi trường

Tài nguyên

Chỉ số C

Sức khỏe cộng đồng

KTXH

Ổn định chính trị

Môi trường đất

Môi trường nước

Môi trường không khí

Đa dạng sinh học

Tài nguyên nước

Khoáng sản

1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.

x

x










x










3

2. Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

x

x




x

x

x

x

x




7

3. Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn.

x







x

x

x

x

x




6

4. Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh và lạm dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học.

x

x




x

x




x







5

5. Nguy cơ bị thu hẹp diện tích rừng, biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.



















x







1

6. Tình hình sạt lở.




x







x










x

3

7. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

x

x

x

x

x

x




x




7

Bảng V.2: Xếp hạng các vấn đề môi trường

Các vấn đề môi trường chính

Các chỉ số áp lực

Chỉ số xếp hạng

R

P

C

U

1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.

1

2

3

6

2. Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

3

4

7

84

3. Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn.

3

3

6

54

4. Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh và lạm dụng thuốc BVTV và phân hóa học.

2

2

5

20

5. Nguy cơ bị biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

2

4

1

8

6. Tình hình sạt lở.

1

2

3

6

7. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

2

3

7

42


V.2.2. Sắp đặt ưu tiên các vấn đề môi trường


Dựa vào từng vấn đề môi trường được xếp hạng trong bảng VI.2 tính mức độ ưu tiên của 9 vấn đề được đánh giá theo 2 tiêu chí: Kết quả xếp hạng từ 1 - 9 theo chỉ số U và dựa vào yêu cầu bảo vệ môi trường có lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các tiêu chí này được đánh giá theo 3 mức độ: ưu tiên thấp, ưu tiên vừa, ưu tiên cao. Tỷ số cuối cùng (tổng hợp các chỉ số và tiêu chí đánh giá) thể hiện tính ưu tiên (tỷ số càng thấp càng thể hiện mức độ ưu tiên). Kết quả được thể hiện trong bảng:

Bảng V.3: Chỉ số ưu tiên của các vấn đề môi trường



Các vấn đề môi trường chính

Tiêu chí đánh giá

Chỉ số ưu tiên giải quyết

Kết quả xếp hạng (chỉ số U)

Yêu cầu của địa phương

1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.

6 (6)

1

7

2. Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

1 (84)

1

2

3. Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn.

2 (54)

1

3

4. Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh và sử dụng quá nhiều lượng phân bón trong nông nghiệp

4 (20)

3

7

5. Nguy cơ bị thu hẹp diện tích rừng, biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

5 (8)

2

7

6. Tình hình sạt lở.

6 (6)

2

8

7. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

3 (42)

1

4

Dựa vào chỉ số thứ tự ưu tiên giải quyết, có thể sắp đặt các vấn đề môi trường Mức độ ưu tiên như sau:

1. Những vấn đề ưu tiên cao:

- Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu vực nuôi trồng thủy sản.

- Ô nhiễm do chất thải rắn tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, bệnh viện và khu vực dân cư nông thôn.

- Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.



2. Những vấn đề ưu tiên vừa:

- Thoái hóa đất do quá trình thâm canh, độc canh và lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học.

- Nguy cơ bị thu hẹp diện tích rừng, biến đổi hoặc mất các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

- Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các cơ sở TTCN và làng nghề truyền thống.



3. Những vấn đề ưu tiên thấp:

- Tình hình sạt lở.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương