MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT



tải về 2.62 Mb.
trang17/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   25

CHƯƠNG VI

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020




VI.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIÁI PHẢP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP


Thực tế phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua đã chỉ rõ rằng nhiều vấn đề nan giải về ô nhiễm môi trường hiện nay, xuất phát từ việc phát triển kinh tế nhưng thiếu quy hoạch môi trường trong các quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp và phát triển ngư nông lâm nghiệp.

Đã đến lúc không thể chỉ xem xét đơn thuần các yếu tố kinh tế kỹ thuật và xã hội khi xây dựng và quy hoạch mà phải đặt ra ngay vấn đề bảo vệ môi trường để xem xét và bổ sung cho nhau khi tiến hành các quy hoạch.

Một số giải pháp định hướng trong quy hoạch môi trường đối với phát triển các vùng trọng điểm kinh tế Đồng Tháp như sau:

VI.1.1. Giải pháp kinh tế

VI.1.1.1. Các nguồn vốn đầu tư


Các nguồn vốn có thể huy động nhằm tăng cường và đa dạng hóa đầu tư bảo vệ môi trường tại tỉnh Đồng Tháp bao gồm:

- Ngân sách Trung ương

- Ngân sách địa phương

- Đóng góp của doanh nghiệp

- Đóng góp của cộng đồng

- Đóng góp của các hộ gia đình

- Các nguồn tài trợ, vốn ODA (Official Development Assistance)

Nguồn vốn này sẽ được phân kỳ theo 3 giai đoạn, giai đoạn 1 (từ năm 2008 đến hết năm 2010), giai đoạn 2 (từ năm 2011 đến hết năm 2015), giai đoạn 3 (từ năm 2016 đến hết năm 2020). Các dự án ưu tiên thực hiện bắt buộc phải thực hiện trong giai đoạn đã được sắp xếp như trên. Tuy nhiên, mức độ thực hiện và thời gian hoàn thành có thể tùy thuộc vào nguồn vốn tỉnh có được.

Tóm lại, nguồn vốn được đầu tư cho sự nghiệp môi trường của tỉnh sẽ được phân kỳ như sau:


Giai đoạn thực hiện

Nguồn ngân sách (triệu đồng )

Nguồn huy động

Tỷlệ huy động (%)

1

3.500.000

- Trung ương

15

- Ngân sách của tỉnh

40

- Huy động vốn từ doanh nghiệp

10

- ODA

20

- Huy động từ các nguồn khác

15

2

8.401.283

- Trung ương

10

- Ngân sách của tỉnh

50

- Huy động vốn từ doanh nghiệp

10

- ODA

20

- Huy động từ các nguồn khác

10

3

11.487.683

- Trung ương

10

- Ngân sách của tỉnh

60

- Huy động vốn từ doanh nghiệp

10

- ODA

15

- Huy động từ các nguồn khác

5

Trong đó, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực môi trường của tỉnh chiếm 1 - 1,5% GDP của tỉnh.

VI.1.1.2. Xã hội hóa đầu tư công tác BVMT


Do công tác bảo vệ môi trường mang tính xã hội hoá sâu sắc nên tỉnh cần có cơ chế, chính sách lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia. Các nội dung cơ bản nhằm nâng cao tính xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường là:

- Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn lực trong cộng đồng để bảo vệ môi trường.

- Lập kế hoạch hàng năm của địa phương có khoản mục kế hoạch về bảo vệ môi trường và mức kinh phí thực hiện tương ứng.

- Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và toàn vùng.

- Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Từng bước thành lập quỹ môi trường thông qua đóng góp của nhân dân, của các doanh nghiệp, của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

VI.1.2. Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực


Hiện nay, cơ quan quản lý môi trường các cấp đang trong tình trạng không đáp ứng yêu cầu khối lượng và nhiệm vụ của công tác BVMT. Tăng cường năng lực quản lý là tất yếu khách quan nhằm tổ chức thực hiện tốt hơn Luật Bảo vệ môi trường. Các nội dung chính của giải pháp này được trình bày dưới đây:

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật về môi trường nhằm nâng cao tính hợp pháp, và tính khả thi của các quy phạm pháp luật về môi trường.

- Xây dựng các chính sách gắn kết trách nhiệm bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, cân bằng và tạo động lực thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

VI.1.3. Giải pháp khoa học công nghệ


Hoạt động bảo vệ môi trường sẽ không có hiệu quả nếu không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia môi trường là giải pháp hỗ trợ để công tác bảo vệ môi trường đạt được kết quả ngày càng cao hơn.

Các nội dung cơ bản của giải pháp này là:

- Triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường phù hợp với điều kiện địa phương.

- Phối hợp thường xuyên với Bộ Tài nguyên và môi Trường, các Viện, trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu trong việc nghiên cứu và ứng dụng vào địa phương các thành tựu về khoa học quản lý và công nghệ môi trường.

- Tham gia phối hợp giải quyết từng vấn đề môi trường chung có liên quan với các địa phương trong vùng.

- Xây dựng các đề án, dự án bảo vệ môi trường.

- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng tại tỉnh và các vùng lân cận.

VI.1.4. Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường


Mục tiêu của giải pháp này là tuyên truyền, giáo dục, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện có hiệu quả Quy hoạch BVMT tỉnh Đồng Tháp. Các nội dung cơ bản của giải pháp này là:

- Lồng ghép chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường vào tất cảc các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời triển khai luật BVMT, các Nghị định 80/2006/NĐ-CP… đến từng tổ chức quản lý môi trường ở các cấp huyện/thị, phường/xã, cơ sở sản xuất, tổ nhân dân tự quản, gắn việc bảo vệ môi trường vào nội dung xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư để mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi, tự giác chấp hành.

- Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về luật bảo vệ môi trường, các pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường

- Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường đến từng địa phương và cơ sở. Động viên hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kế hoạch hóa gia đình và các phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường như phong trào “Xanh - Sạch – Đẹp”; “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”; “Chiến dịch làm sạch thế giới”, “Gia đình văn hóa mới”…


VI.1.5. Giải pháp về hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế


Mở rộng quan hệ quốc tế là để học hỏi, tận dụng kinh nghiệm, sự trợ giúp về mọi mặt của bạn bè quốc tế và vì nổ lực chung nhằm bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Do vậy, hợp tác quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

Nội dung cơ bản của giải pháp này là:

- Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác BVMT trong vùng.

- Thành lập hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường của vùng, nhằm tăng cường sự hợp tác, tham gia hoạt động của các nhà khoa học trong nước.

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản, phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và sự hỗ trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của một số Tổ chức quốc tế như UNDP, WWF, WB, WHO… Đặc biệt ưu tiên các vấn đề Bảo vệ đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, Bảo vệ môi trường cảnh quan khu du lịch và chống xuống cấp các di tích lịch sử.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương