MỤc lục danh mục bảng danh mục hình danh mục biểU ĐỒ CÁc chữ viết tắT


CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG



tải về 2.62 Mb.
trang6/25
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.62 Mb.
#23429
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

CHƯƠNG III

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

TỈNH ĐỒNG THÁP




III.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP


Phân vùng kinh tế đó là công việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí hoặc các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo từng đơn vị được phân vùng.

Theo cách tiếp cận cân bằng sinh thái, phát triển bền vững, khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn và bảo vệ môi trường thì phân vùng sinh thái sẽ là cơ sở khoa học nhất cho việc quy hoạch môi trường.



Phân vùng có thể dựa vào các yếu tố: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng sinh thái nông nghiệp, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường…

  • Phân vùng kinh tế:

Vùng kinh tế được phân chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ tương đối mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định.

  • Phân vùng sinh thái:

Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí hậu trái đất, động thực vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng.

  • Phân vùng địa lý:

Vùng địa lý được phân theo tính chất tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…

  • Phân vùng môi trường:

Phân vùng môi trường là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị môi trường tương đối đồng nhất nhằm mục đích quản lý môi trường một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị môi trường. Tính thống nhất của vùng môi trường biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi môi trường ở bất kỳ khu vực nào trong vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó.

III.1.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất

III.1.1.1. Tài nguyên đất

a. Đất cát

Đất cát có diện tích 134,96 ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở huyện Tháp Mười. Đất hình thành trên nền cát giồng, có thành phần cơ giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng. Tuy nhiên, do phân bố ở nơi địa hình cao, thoát nước nên thích hợp với các loại hoa màu cạn và cây ăn trái.
b. Đất phù sa

Đất phù sa có diện tích 199.272,57 ha, chiếm 59,06% tổng diện tích tự nhiên. Đất hình thành từ trầm tích phù sa sông, phân bố dọc theo và các cù lao của sông Tiền, sông Hậu, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới. Thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích hợp cho việc trồng lúa nước 2 - 3 vụ là chính, ngoài ra những nơi có địa bàn cao có thể trồng hoa màu và cây ăn trái.

- Đất phù sa bồi ven sông: độ phì cao, thành phần cơ giới và cấu trúc tốt, thoát nước tương đối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, năng suất cao.

- Đất phù sa không được bồi: phân bố nơi địa hình cao, xa sông, được sử dụng để thâm canh lúa.

- Đất phù sa loang lỗ: là các phù sa được bồi nhưng đã phát triển, ở xa sông hơn và phổ biến rộng rãi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, thích nghi trồng lúa nước.

- Đất phù sa đốm rỉ gley: phân bố nhiều ở các huyện phía Nam, bị ngập thường xuyên trong mùa mưa, độ phì khá nhưng kết cấu chặt, ít thoáng.

- Đất phù sa gley: phân bố ở những trũng thấp giữa vùng phù sa hoặc tiếp giáp với bưng phèn.

- Đất phù sa trên nền phèn: là loại đất chuyển tiếp, xuất hiện kế cận vùng phèn, phân bố thành những dải hẹp ở huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh. Riêng ở các huyện phía Nam, diện tích này chiếm diện tích khá lớn (24,62% diện tích tự nhiên của các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc).
c. Đất phèn

Đất phèn có diện tích 87.692,08 ha chiếm 25,99% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là nhóm đất khó khăn trong sử dụng và cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất phèn, độ chua cao, giàu đạm và kali nhưng rất nghèo lân, thành phần cơ giới nặng. Khả năng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp phụ thuộc vào độ sâu tầng sinh phèn và khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô.

- Đất phèn hoạt động nông: phân bố tại các vùng trũng, nằm rải rác ở khu vực kênh Hòa Bình, Tân Công Sính (Tam Nông), Trường Xuân, Mỹ Hòa (Tháp Mười).

- Đất phèn hoạt động sâu: phân bố ở phía Bắc kênh Đồng Tiến thuộc huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười và một số trũng phèn khu vực kênh An Phong (Thanh Bình), kênh số 1 (huyện Cao Lãnh). Tầng phèn Jarosite xuất hiện ở độ sâu khoảng 50 - 100 cm và ít có tác động gây chua đến tầng canh tác.

- Đất phèn hoạt động có lớp lũ tích dốc tụ trên mặt: phân bố thành dải, ở rìa giáp với phù sa cổ thuộc các huyện phía Bắc như Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng.
d. Đất xám

Đất xám có diện tích 29.253,19 ha chiếm 8,67% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất xám hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene), phân bố chủ yếu ở biên giới Campuchia. Thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp nhưng thích nghi rộng với nhiều loại cây trồng như cây ăn trái và cây hoa màu, đậu các loại, thuốc lá, lúa.

- Đất xám điển hình: xuất hiện ở địa hình cao, sườn thoải của các gò hay giồng lượn sóng.

- Đất xám bạc màu: xuất hiện ở địa hình cao, đỉnh của các gò, giồng.

- Đất xám loang lổ: thường có kết vón hay đá ong, thường xuất hiện ở phần cuối dốc hoặc ở chân gò.
e. Đất thuộc : có diện tích 21.054,2 ha chiếm 6,24% diện tích toàn tỉnh.

Nhìn chung, đất đai tỉnh Đồng Tháp có kết cấu kém bền vững, có địa hình tương đối thấp nên rất phù hợp cho sản xuất lương thực, tuy nhiên việc xây dựng mặt bằng đòi hỏi chi phí cao.

III.1.1.2. Tình hình sử dụng đất


Tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng Tháp là 337.407 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 276.205,57 ha; đất phi nông nghiệp là 61.141,49 ha; đất chưa sử dụng là 60,43 ha. Theo số liệu thống kê cho thấy, quỹ đất đưa vào sử dụng chiếm 99,08% diện tích toàn tỉnh và diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,02% diện tích toàn tỉnh. Điều này cho thấy tài nguyên đất của tỉnh đã được khai thác, tận dụng và đưa vào sử dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, diện tích chưa sử dụng hiện chiếm tỷlệ thấp. Theo đánh giá thì diện tích đất còn lại có khả năng khai thác phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp rất tốt, do đó tỉnh cần có giải pháp tận dụng nguồn tài nguyên đất còn lại một cách có hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế.

Bảng III.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp năm 2006



Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ % diện tích đất tự nhiên

I. Đất nông nghiệp

276.205,57

81,86

1. Đất sản xuất nông nghiệp

259.281,56

76,85

- Đất trồng cây hàng năm

232.342,23

68,86

Đất trồng lúa

226.824,25

67,23

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

17,87

0,01

Đất trồng cây hàng năm khác

5.500,11

1,63

- Đất trồng cây lâu năm khác

26.939,33

7,98

2. Đất lâm nghiệp

14.573,80

4,32

- Đất rừng sản xuất

6.203,46

1,84

- Đất rừng phòng hộ

1.185,24

0,35

- Đất rừng đặc dụng

7.185,10

2,13

3. Đất nuôi trồng thủy sản

2.097,31

0,62

4. Đất nông nghiệp khác

252,90

0,07

II. Đất phi nông nghiệp

61.141,49

18,12

1. Đất ở

13.829,97

4,10

- Đất ở tại nông thôn

12.437,29

3,69

- Đất ở tại đô thị

1.392,68

0,41

2. Đất chuyên dùng

20.516,24

6,08

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

198,91

0,06

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

167,88

0,05

5. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

26.365,63

7,81

6. Đất phi nông nghiệp khác

62,85

0,02

III. Đất chưa sử dụng

60,43

0,02

Tổng diện tích đất tự nhiên

337.407,49

 

Nguồn: Hồ sơ kiểm kê đất đai năm 2005 tỉnh Đồng Tháp

Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2000 đến nay, đất nông nghiệp tăng chậm hơn thời kỳ 1991 - 1999 (diện tích tăng chủ yếu do diện tích tự nhiên tăng sau khi kiểm kê). Xét chính xác thì đất nông nghiệp có xu thế ngày càng giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Đồng thời, trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có thay đổi, cụ thể là các loại đất lúa 2, 3 vụ, đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng trong khi đó diện tích đất vườn tạp, đất trồng màu có xu hướng giảm. Trong giai đoạn này đất phi nông nghiệp tăng nhanh do chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, xây dựng. Chính điều này cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến động diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, đất chưa sử dụng còn ít, do đó để đáp ứng nhu cầu của các ngành, các địa phương trong quá trình phát triển thì giải pháp tối ưu là sử dụng đất tiết kiệm, khoa học, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng đất đai hiện có.


III.1.1.3. Hiện trạng nghĩa trang, nghĩa địa


Từ xa xưa, người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng có truyền thống, tập quán mai táng và chôn cất người quá cố trên nền đất canh tác của gia đình. Hiện nay, trên toàn tỉnh hiện có 167,88 ha diện tích dành cho nghĩa trang, nghĩa địa, chiếm 0,05% diện tích toàn tỉnh. Tại các vùng nông thôn, việc người dân vẫn còn giữ phong tục chôn người chết trong phần đất của gia đình đang còn diễn ra khá phổ biến do quỹ đất còn rộng.

Tại các khu vực này, vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra do quá trình phân hủy của các thi hài làm phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, nước. Nếu như công đoạn tẩm liệm xác không được thực hiện đúng quy cách sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn vì Đồng Tháp phần lớn sẽ bị ngập trong nước vào mùa lũ, do tác động của dòng nước lũ, các chất ô nhiễm tại các mộ chôn cất sẽ theo dòng nước phát tán ra môi trường.

Vì vẻ mỹ quan cũng như vệ sinh môi trường, tỉnh cần quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa , có hệ thống thu gom và xử lý nước và khí thải trong quá trình phân hủy để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và môi trường đất, nước. Biện pháp thích hợp hiện nay là thực hiện hỏa táng, tro cốt sẽ được chôn lấp hoặc được người nhà mang về thờ phụng. Để thực hiện tốt việc này, tỉnh cần phải giáo dục, khuyến khích người dân tiếp nhận và thích nghi với điều này, thay đổi các phong tục lạc hậu trong cách mai táng. Giải pháp này không những vẫn giữ được truyền thống “nhớ cội nhớ nguồn” mà vừa đảm bảo tình hình vệ sinh môi trường.

III.1.2. Tài nguyên nước


Nguồn tài nguyên nước ở tỉnh Đồng Tháp cũng như ở ĐBSCL tuy rất phong phú nhưng lại phân bố không đều theo không gian và thời gian.

III.1.2.1. Nước mặt


Đồng Tháp có nguồn nước mặt khá dồi dào, quanh năm không bị nhiễm mặn. Tuy nhiên một số nơi thuộc vùng sâu Đồng Tháp bị ảnh hưởng bởi nước phèn vào đầu mùa mưa.

Sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s, nhỏ nhất 2.000 m3/s. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, còn có 2 nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt vùng phía Bắc tỉnh, đó là: sông Tàpek, sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền và Hồng Ngự.

Từ năm 1976 đến nay, do hệ thống thủy lợi của tỉnh phát triển khá mạnh đã vươn sâu vào nội đồng Đồng Tháp Mười làm cho phèn bị rửa trôi và pha loãng nên diện tích đất bị nhiễm phèn ngày càng thu hẹp và hiệu quả khai thác đất phèn ngày càng được nâng cao.

III.1.2.2. Nước ngầm


Căn cứ vào đặc điểm địa chất thủy văn có thể phân chia các đơn vị chứa nước theo thứ tự đặc điểm từ trên xuống dưới như sau:

- Tầng chứa nước thứ I: nghèo nước, chất lượng nước xấu, loại hình nước sulfat – canxi – magie, không đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt. Tầng chứa nước này có tổng diện tích khoảng 1.036 km2 (chiếm 30% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), nằm ở độ sâu từ 35 – 50 m, có xu hướng chìm dần theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc – Đông Nam.

- Tầng chứa nước thứ II: Chất lượng nước không đều, tổng khoáng hóa từ 0,5 – 2,7 g/L, có mức độ nước và khả năng tưới trung bình, có thể đáp ứng nhu cầu nước riêng lẻ theo chương trình cấp nước nông thôn. Tầng chứa nước này có tổng diện tích khoảng 1.168 km2 (chiếm 34% diện tích toàn tỉnh), nằm ở độ sâu 90 – 120 m, một số khu vực được phát hiện có chứa hàm lượng Asen trong môi trường nước. Ranh giới giữa tầng I và II hầu như không trùng nhau, tầng I nước nhạt phân bố chủ yếu ở phía Bắc, ngược lại tầng II chủ yếu phân bố ở phía Nam và Đông Nam.

- Tầng chứa nước thứ III: độ khoáng hóa 1,9 – 3,47 g/L, phân bố ở độ sâu 135 – 170 m, ở tầng trên N22b đã bị nhiễm mặn. Có tổng diện tích khoảng 848 km2 chiếm 25% diện tích toàn tỉnh. Tầng này nằm ở độ sâu 140 – 150 m, phân bố ở khu vực Thường Phước (Hồng Ngự) và ở độ sâu 190 – 200 m, phân bố chủ yếu ở 3 khu vực: phía Đông Tam Nông, phía Đông Nam Tháp Mười và Lai Vung, đáy tầng có xu hướng chìm dần về phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.

- Tầng chứa nước thứ IV: phân bố ở độ sâu 190 – 200 m, lưu lượng 14 – 26 L/s, tổng độ khoáng hóa từ 0,5 – 0,6 g/L, chất lượng nước tốt, loại hình nước Bicarbonat – Natri, có mức độ chứa nước phong phú, ổn định, là tầng triển vọng cấp nước trong khu vực. Tầng này có tổng diện tích khoảng 788 km2, chiếm 23% diện tích toàn tỉnh, phân bố rộng hơn và chiếm hầu hết khu vực rộng lớn phía Bắc gồm các huyện Tam Nông – Hồng Ngự – Tân Hồng khoảng 576 km2, khu vực dọc bờ trái sông Hậu thuộc các huyện Lấp Vò – Lai Vung khoảng 192 km2 và một khu vực nhỏ phía Tây Cao Lãnh khoảng 20 km2. Tầng này nằm ở độ sâu 200 – 230 m ở các khu vực Thanh Bình – Mỹ Quý – Tháp Mười, Lấp Vò và ở độ sâu 250 – 270 m ở các khu vực Bắc Tràm Chim, Châu Thành. Đáy tầng có xu hướng chìm dần về phía Đông, Nam và Đông Nam.

- Tầng chứa nước thứ V: phân bố ở độ sâu 350 m trở xuống, chất lượng nước tốt, có áp lực cao, nhiệt độ < 36oC. Đây là tầng triển vọng cấp nước cho toàn khu vực. Khu vực nước nhạt tầng V khoảng 3.176 km2, chiếm 94% diện tích toàn tỉnh, trừ khu vực Thường Phước và cù lao Long Khánh.

Theo khu vực, nước ngầm của tỉnh có thể phân chia như sau:

+ Khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp: nước ngầm ở độ sâu 100 – 300 m. Riêng địa bàn huyện Tân Hồng nước ngầm ở tầng nông 50 – 100 m, có thể sử dụng cho sinh hoạt.

+ Khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp và phía Nam sông Tiền: có nguồn nước ngầm dồi dào ở nhiều độ sâu khác nhau.

Nhìn chung, nước ngầm ở tỉnh Đồng Tháp được đánh giá là khá dồi dào; hiện đang bắt đầu khai thác phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt ở đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của tỉnh đang có nguy cơ bị giảm thiểu về số lượng cũng như chất lượng. Do nguồn nước sạch ở các vùng nông thôn vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nên người dân phải tự khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm. Việc khai thác bừa bãi, quá mức, không theo quy hoạch như vậy nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm, dẫn đến những sự cố môi trường như: sự xâm nhập mặn vào các tầng nước ngầm, hiện tượng sụt lún bề mặt…

Bảng III.2: Bảng điều tra tổng hợp giếng khoan khai thác tầng sâu


STT

Khu vực

Chiều sâu

Lưu lượng (m3/nđ)

Số giếng có phép

1

Huyện Tân Hồng

192 - 260

3.820

2

2

Huyện Tam Nông

208 - 360

6.506

18

3

Huyện Thanh Bình

294 - 360

2.250

2

4

Thành phố Cao Lãnh

271 - 378

9.898

20

5

Huyện Cao Lãnh

210 - 380

4.183

14

6

Huyện Tháp Mười

179 - 360

7.736

27

7

Huyện Lấp Vò

282 - 360

3.280

13

8

Huyện Lai Vung

312 - 382

4.672

21

9

Thị xã Sa Đéc

356 - 480

6.735

16

10

Huyện Châu Thành

350 - 422

4.280

9

Tổng cộng




53.360

142

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2006

Trong năm 2007 có 20 giếng khoan được cấp phép. Ngoài ra, cũng trong năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đã kiểm tra số liệu quan trắc mực nước ngầm trong tỉnh và 2 cụm quan trắc nằm trên địa bàn huyện Lai Vung và huyện Thanh Bình. Kết quả cho thấy dao động mực nước hạ thấp hàng năm ở 2 trạm Tháp Mười và Tam Nông từ 0,1 – 0,2 m; riêng thành phố Cao Lãnh từ 0,4 – 0,5 m. Điều này chứng tỏ việc khai thác nước ngầm tầng sâu hiện nay bước đầu gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm. Do đó, để đảm bảo cho việc khai thác nguồn nước ngầm của tỉnh được bền vững, tỉnh cần có chế độ và chính sách khuyến cáo người dân hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu.


III.1.3. Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng


Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng; sét gạch ngói: có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn; sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh; than bùn: có nguồn gốc trầm tích đệ tứ, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3. Tài nguyên khoáng sản ở Đồng Tháp tuy không đa dạng nhưng có trữ lượng khá phong phú, gồm các loại khoáng sản sau:

III.1.3.1. Than bùn


Than bùn là tài nguyên thiên nhiên của tỉnh phân bố chủ yếu ở huyện Tam Nông và huyện Tháp Mười, tích tụ ở dạng vỉa thuộc bưng biền, đầm lầy và dạng lòng sông cổ. Trong đó, than bùn có nguồn gốc đầm lầy: thuộc hệ đệ tứ, thống Holocen trung – thượng có ký hiệu BQIII2-3. Trữ lượng ước tính sơ bộ khoảng 1,7 triệu m3, có nhiệt lượng cháy từ 4.100 – 5.700 kcal/kg.

Than bùn là tài nguyên quý trong sản xuất phân bón vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng than bùn ở tỉnh Đồng Tháp kém hơn so với than bùn ở các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Cà Mau… nên hiện chưa có kế hoạch khai thác sử dụng.


III.1.3.2. Sét

a. Sét Kaolin

Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm kaolinite 45%, hydromica 40%, montmorillonite 10%, thành phần khác 5%. Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp sành sứ, gốm mỹ nghệ. Trữ lượng sét Kaolin rất lớn và hiện nay mức độ khai thác chưa đáng kể.

Trên cơ sở tài liệu lỗ khoan và các công trình khoan dài mặt cắt chuẩn (khu vực Tam Nông), mặt cắt lớp sét kaolin được thiết lập như sau:



    • Tầng đất mặt: dày 0 – 3 m, màu xám đến đen, thành phần thạch học từ sét đến đất thịt hoặc cát bột, có chứa lẫn xác bã hữu cơ.

    • Tầng sét phù sa cổ: rất dày, khoảng 10 m, màu sắc thay đổi tùy nơi và theo chiều sâu, thành phần thạch học thay đổi từ sét mịn đến bột và cát. Được chia thành các lớp như sau:

      • Lớp bên dưới tầng đất mặt: bề dày 0,5 – 1,5 m; màu xám, loang lỗ đỏ, đỏ vàng, nâu đỏ, thường lẫn một ít Laterit; thành phần thạch học là lớp sét mịn, dẻo đặc quánh.

      • Lớp kế tiếp: có bề dày 1,5 – 2,0 m; thành phần thạch học gồm sét, sét bột màu xám, vàng nhạt hoặc vàng nâu.

      • Lớp dưới cùng: bề dày từ 3,0 m; có màu nâu và xám nâu; thành phần thạch học (thay đổi từ trên xuống dưới) chuyển từ sét sang sét bột. Đặc biệt, lớp trầm tích này không chứa các ion độc tự do như SO42-… nên có thể dùng làm vật liệu xây dựng và đồ gốm gia dụng. Hiện nay, tình hình khai thác và sử dụng loại sét này không đáng kể.
b. Sét sản xuất gạch ngói

Phân bố ở huyện Châu Thành, thị xã Sa Đéc và phân tán ở các huyện khác trong tỉnh. Hiện nay, loại sét này đang được tập trung khai thác để sản xuất gạch ngói bằng phương pháp thủ công, làm hạ cốt đất ruộng từ 0,4 – 0,6 m. Toàn tỉnh hiện có trên 400 miệng lò sản xuất gạch ngói với công suất khoảng 140 triệu viên/năm.

III.1.3.3. Cát sông


Cát sông được phân bố trên lòng sông Tiền và sông Hậu, tích tụ từ dòng chảy Mê Kông. Sơ bộ, đánh giá trữ lượng tương đối chắc chắn ở cấp C1 + C2 + P1 = 210.214.398 m3. Trong đó, phân bố ở sông Tiền là 174.155.833 m3 và sông Hậu là 36.058.565 m3.

Trên thực tế, việc khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh ngoài các doanh nghiệp lớn còn có những cá nhân nhỏ lẻ khai thác một cách bất hợp pháp, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Bảng III.3: Tổng hợp tình hình khai thác cát sông


STT

Tên đơn vị

Diện tích (km2)

Công suất khai thác (m3/năm)

1

Công ty TNHH Sông Hậu - huyện Lai Vung

0,36

80.000

2

Công ty TNHH Thành Đạt - huyện Châu Thành

0,36

200.000

3

Công ty TNHH Bông Hồng - thị xã Sa Đéc

0,4

200.000

4

HTX khai thác cát và san lấp mặt bằng huyện Cao Lãnh

0,082

150.000

5

Công ty TNHH V.A.C Đồng Tháp

0,128

98.000

6

Công ty TNHH Ngự Bình - huyện Hồng Ngự

0,2634

80.000

7

HTX xây dựng Tràm Chim - huyện Tam Nông

0,4

200.000

8

Công ty Xây lấp và vật liệu xây dựng Đồng Tháp

41,777

3.125.000

9

Công ty Đầu tư PTN và KCN Đồng Tháp

1,95

800.000

10

HTX cơ giới huyện Lấp Vò

1,34

200.000

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị khai thác cát trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, 2006.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Đồng Tháp tuy không nhiều nhưng hiện nay được tận dụng vào mục đích xây dựng, san lấp, làm gạch … Các số liệu trên chỉ thống kê các đơn vị khai thác có phép trên địa bàn tỉnh. Trên thực tế số lượng đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn lớn hơn nhiều, không chỉ các đơn vị trong tỉnh mà còn các đơn vị ngoài tỉnh đến khai thác. Việc khai thác không xin phép, không đúng kỹ thuật đã dẫn đến nhiều sự cố về môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh, trong đó tình hình sạt lở bờ sông Tiền và sông Hậu hiện đang diễn ra khá phổ biến và gây thiệt hại về tài sản cho người dân.


III.1.4. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

III.1.4.1. Tài nguyên rừng và tình hình sản xuất lâm nghiệp


Trước đây, đa số diện tích đất rừng ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, trong đó cây tràm được coi là đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Khác với rừng ở miền Bắc và miền Trung, rừng ở Đồng Tháp là rừng tràm ngập nước do trồng chứ không còn là rừng tự nhiên. Các loại chủ yếu là tràm phân bố tập trung ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như: Cao Lãnh, Tháp Mười, Tam Nông. Rừng phòng hộ tập trung ở khu vực các huyện biên giới Tân Hồng và Hồng Ngự với các loài tre, bạch đàn là chủ yếu.

Ngày nay, rừng tại tỉnh Đồng Tháp chỉ còn ở quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha (Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2001-2010 và định hướng đến năm 2020). Ngoài ra, còn có rừng bạch đàn với diện tích 150 ha ở huyện Tân Hồng và các loại cây rất đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười như: sậy, lau, sen, súng, tảo, cỏ mồm... Tài nguyên rừng vừa phục vụ cho mục đích bảo vệ môi sinh, vừa được khai thác phục vụ cho ngành xây dựng và là nguyên liệu để sản xuất bột giấy.

Nếu tính đến tháng 6 năm 2006, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Đồng Tháp là 16.514,82 ha, chiếm 4,89% diện tích toàn tỉnh. Trong đó, diện tích có rừng là 10.871,988 ha (chiếm 3,22%), gồm: rừng đặc dụng chiếm 3.087 ha, rừng phòng hộ chiếm 2.647 ha, rừng sản xuất chiếm 5.138 ha. Rừng có hai loại cây trồng chủ yếu là tràm (Melaleuca cajuputi) và bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis).

Tuy trồng mới 200 ha rừng nhưng chủ yếu trồng lại trên diện tích khai thác nên diện tích rừng tương đối ổn định, không tăng so với năm 2005. Tỉnh có 10 đơn vị quản lý rừng và 4 dự án thuộc chương trình 5 triệu ha rừng. Diện tích rừng được đầu tư phát triển theo các chương trình, dự án với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười; chắn sóng; chắn gió; chống sạt lở; bảo vệ cơ sở hạ tầng phục vụ quốc phòng; cung cấp nhu cầu gỗ củi, chất đốt, vật liệu xây dựng phục vụ kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.

Tình hình sản xuất lâm nghiệp đến nay chủ yếu là công tác khoán bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, chăm sóc - khai thác rừng và chuẩn bị cây giống phục vụ trồng rừng, trồng cây phân tán. Tính đến 30/9/2006, ngành lâm nghiệp đã thực hiện được:


  • Trồng rừng: 25,48 ha (rừng bạch đàn).

  • Chăm sóc rừng: 7.785 ha, trong đó có: 80 ha rừng từ nguồn vốn CT – 661, còn lại do các đơn vị quản lý rừng thực hiện từ nguồn vốn doanh nghiệp và vốn tự có.

  • Khoán bảo vệ rừng: 4.200 ha, chủ yếu là rừng đặc dụng (như: Vườn Quốc gia Tràm Chim) từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ.

  • Giống trồng rừng và trồng cây phân tán: đến nay, ngành đã chuẩn bị đủ số lượng giống, chủ yếu sử dụng nguồn giống tại địa phương, khoảng 4.000.000 cây các loại như: tràm, bạch đàn, tre và một số cây lâm nghiệp khác.

  • Khai thác rừng: toàn tỉnh khai thác 281,82 ha, trên kế hoạch 3.000 ha, chủ yếu là rừng tràm do chuyển đổi diện tích và cải tạo rừng năng suất, chất lượng thấp để chuyển sang trồng rừng thâm canh.

  • Khối lượng gỗ nhập khẩu: 19.650 m3.

  • Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: được tích cực triển khai ngay từ đầu năm nhưng vẫn xảy ra 10 vụ cháy, trong đó có 7 vụ cháy đồng cỏ với diện tích 489,9 ha và 3 vụ cháy rừng tràm với diện tích 6,18 ha.

Hiện nay, diện tích rừng tràm vẫn giữ nguyên, không phát triển thêm do tình hình giá tràm cừ giảm mạnh, giá lúa ổn định ở mức cao nên nhiều hộ nông dân không trồng cây cừ tràm nữa, thậm chí có một số ít hộ nông dân ở Tháp Mười còn phá bỏ các diện tích rừng manh mún nằm xen lẫn với lúa, chuyển sang trồng lúa.

III.1.4.2. Đa dạng sinh học


Các loài động vật ở Đồng Tháp tương đối phong phú và đa dạng, có rất nhiều động vật quý như: rùa, rắn, trăn, lươn, cá đồng, tôm, cò, cồng cộc, sếu... có nhiều loại chim quý hiếm trong đó có loài Sếu cổ trụi đầu đỏ được cả nước và thế giới quan tâm bảo vệ.

Hình III.1: Một góc VQG Tràm Chim



Đặc biệt, khu bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ với lịch sử tự nhiên của vùng sinh thái tổng hợp giữa điều kiện địa mạo, thủy văn và sinh vật của vùng đất ngập nước. Đây là vùng ngập nước điển hình của vùng ĐBSCL và của cả khu vực Đông Nam Á.

Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc địa bàn 4 xã Phú Thọ, Phú Hiệp, Phú Đức và Tân Công Sính huyện Tam Nông, là một vùng trũng ngập nước từ 1,4 – 1,5 m từ tháng 8 đến tháng 11. Với diện tích 7.612 ha, Tràm Chim là nơi cư trú của 147 loài chim nước quý hiếm, đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ cổ trụi, một loài chim đang được thế giới quan tâm bảo vệ.

Vườn Quốc gia Tràm Chim là mẫu cảnh quan thiên nhiên duy nhất còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa. Đây là một đại diện điển hình về mặt địa mạo – cảnh quan – sinh thái vùng đồng bằng ngập lũ của đồng bằng sông Cửu Long, cũng như trong vùng hạ lưu sông Mekong.

Vườn Quốc gia Tràm Chim là vùng đất ngập nước quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long và đối với Quốc tế. Sông Mekong là một trong những con sông lớn của thế giới, chi phối mạnh mẽ các quá trình địa mạo và sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời nó cũng là con đường giao lưu của các loài sinh vật nước, đặc biệt là cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, khu vực Tràm Chim là một cái túi có tác dụng tiếp nhận các loại giống và cá con từ sông Mekong đưa xuống để cung cấp cho Đồng Tháp Mười.


  • Hệ thực vật tự nhiên:

Tập đoàn thực vật tự nhiên phong phú với 130 loài và là những cây chỉ thị đặc trưng cho đất ngập nước ở Đồng Tháp Mười nói riêng và ĐBSCL nói chung. Thành phần thực vật tự nhiên bao gồm: năng kim (Eleocharis ochrostachys), năng ống (Eleocharis dulcis), cỏ mồm (Ischaemum aristatum hoặc Sacciolepis myorus), lúa ma (Oryza spontanea), sen (Nelumbo nucifera), súng (Nymphaea sp.), tràm (Melaleuca cajuputi).

Khu vực Tràm Chim thuộc đơn vị đầm lầy ngập mùa (seasonally floodly Swamp) với 2 quần thể thực vật chiếm ưu thế là đồng cỏ ngập mùa và rừng ngập mùa, được chia chi tiết như sau:



  • Lotus Swamp 66 ha

  • Wild Grasses 303 ha

  • Wild Grasses + Wild Rice 2.213 ha

  • Newly planted Melaleuca forest 794 ha

  • Madium sized Melaleuca forest 1.021 ha

  • Commercial sized Melaleuca 93 ha

Hai quần thể thực vật chiếm ưu thế gắn liền với môi trường đất phèn, cũng là nơi cư trú và là nguồn thức ăn chính của Sếu đầu đỏ cổ trụi và các loài chim nước. Vì vậy duy trì trạng thái đất phèn là điều kiện tiên quyết để bảo vệ hai hệ thực vật trên.

  • Hệ động vật:

Hệ động vật rất phong phú và đặc trưng cho môi trường đất ngập nước ở Đồng Tháp Mười, bao gồm cá và các loài chim nước.

  • Khu hệ cá:

Khu bảo vệ Tràm Chim có 55 loài cá được định danh. Căn cứ vào các đặc tính sinh thái có thể chia cá ở đây thành hai nhóm:

  • Nhóm cá ưa nước tĩnh: thường có nguồn gốc tại chỗ, chúng có khả năng chịu được nước phèn và hàm lượng oxy thấp, ít di cư.

  • Nhóm cá ưa nước chảy: có nguồn gốc từ sông di cư vào khu Tràm Chim để sinh sản và bắt mồi vào mùa mưa. Nhóm cá này có ý nghĩa lớn trong việc làm phong phú thành phần loài cũng như nâng cao sản lượng cá ở Tràm Chim.

  • Hệ chim:

Toàn vùng có 198 loài chim, thuộc 49 họ. Họ có số loài nhiều nhất là Ardeidae với 14 loài (chiếm 9,5%). Trong các loài kể trên có 13 loài là những loài quý hiếm, tiêu biểu là các loài: Grus antigone sharpii, Leptopilos javanicus, Anastomus oscitan, Ephippiorhynchus asiaticus… Trong đó, Sếu đầu đỏ cổ trụi là một đối tượng được quan tâm đặc biệt trong việc bảo vệ môi trường Tràm Chim nhằm duy trì lâu dài nơi cư trú của loài quý hiếm này.

Số lượng các loài chim ở đây chiếm ¼ tổng số các loài chim được tìm thấy ở Việt Nam gồm có: Sếu đầu đỏ (Hạc), Già đẫy lớn, Già đẫy Java, Cò quắm đầu đen, Cò thìa Ấn Độ, Đại bàng đen, Te vàng, Choi choi lưng đen, Ngan cánh trắng, Điên điểng, Cò trắng Trung Quốc, Diệc Sumatra, Bồ nông chân xám (Chàng bè), Giang sen, Nhạn ốc, Ô tác (Công đất).

Về môi trường sống có 42% số loài sử dụng đầm lầy nước ngọt, 10% sử dụng các đồng cỏ, 8% sử dụng rừng ngập nước, 2% sử dụng các con kênh có cây bụi, cây gỗ và còn lại 38% sử dụng tổng hợp các môi trường sống nói trên.

Việc bảo vệ các khu cư trú của các loài chim di cư là một mục tiêu quan trọng, chính vì vậy khu đất ngập nước Tràm Chim đã được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm, giúp đỡ, đồng thời đánh giá cao những cố gắng của tỉnh Đồng Tháp trong việc bảo vệ và giữ gìn khu vực này.



Hình III.2: Sếu đầu đỏ VQG Tràm Chim





  • Thành phần thủy sinh vật:

Thủy sinh vật ở Tràm Chim khá phong phú về thành phần loài và sinh vật lượng. Có 174 loài tảo, 110 loài động vật nổi, 26 loài động vật đáy. Sự biến động về thành phần loài và sinh vật lượng của thủy sinh vật có tính chất chu kỳ. Sự phong phú của chúng vào thời kỳ cuối mùa mưa đầu mùa khô hàng năm nhưng đến cuối mùa khô đầu mùa mưa thì trở nên nghèo nàn. Sự biến động này phù hợp với sự biến động có tính chất chu kỳ của pH nước ở Tràm Chim.

  • Phiêu sinh thực vật

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng cộng 349 loài phiêu sinh thực vật hiện diện trên các thủy vực khác nhau. Các loài này thuộc vào 8 lớp:

  • Cyanophyceae (Tảo lam) : 43 loài

  • Euglenophyceae (Nhởn tảo) : 80 loài

  • Chlorophyceae (Lục tảo) : 134 loài

  • Bacillariophyceae (Khuê tảo) : 75 loài

  • Xanthophyceae (Hoàng tảo) : 6 loài

  • Dinophyceae (Song chiên tảo) : 7 loài

  • Chrysophyceae (Kim tảo) : 3 loài

  • Raphidophyceae : 1 loài

Các lớp có nhiều loài là: Chlorophyceae, Euglenophyceae, Bacillariophyceae, Cyanophyceae. Bốn lớp này chiếm 95% các loài. Các chi có nhiều loài:

  • Trachelomonas (Euglenophyceae) : 31 loài

  • Cosmarium (Chlorophyceae) : 29 loài

  • Oscillatoria (Cyanophyceae) : 21 loài

  • Phacus (Euglenophyceae) : 21 loài

  • Euglena (Euglenophyceae) : 19 loài

  • Closterium (Chlorophyceae) : 16 loài

  • Eunotica (Bacillariophyceae) : 14 loài

Với 349 loài phiêu sinh thực vật hiện diện trong các thủy vực đã thể hiện một mức độ đa dạng về thành phần loài khá cao. Có một sự thay đổi lớn trong thành phần loài phiêu sinh vật trên tất cả các thủy vực khi chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.

  • Khuê tảo bám

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng cộng 150 loài khuê tảo bám trên các thủy vực. Sự đa dạng thành phần các loài khuê tảo bám khá cao so với các khu vực tương tự. Tuy nhiên, độ nhiễm phèn và nhiễm bẩn hữu cơ là hai khuynh độ môi trường quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của khuê tảo bám trên các thủy vực, trong đó khuynh độ về độ nhiễm phèn có tầm quan trọng cao hơn. Chỉ số đa dạng sinh học căn cứ trên thành phần khuê tảo bám giảm đi một ít khi độ phèn của nước tăng lên.

  • Phiêu sinh động vật

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng cộng 96 loài phiêu sinh động vật trên các thủy vực khác nhau. Các loài được phân ra 5 nhóm như sau:

  • Protozoa (đơn bào động vật) : 8 loài

  • Rotatoria (luân trùng) : 40 loài

  • Cladocera (giáp xác râu ngành) : 30 loài

  • Copepoda (giáp xác chân chèo) : 15 loài

  • Ostracoda : 3 loài

  • Động vật đáy

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng cộng 29 loài động vật đáy. Các loài động vật đáy này thuộc về 3 nhóm:

  • Pisces (Cá) : 8 loài

  • Mollusca (Nhuyễn thể) : 15 loài

  • Crustacea (Giáp xác) : 6 loài

Mollusca là nhóm phong phú nhất về số lượng loài, chiếm gần 50% tổng số loài động vật đáy. Trong các Mollusca, lớp Gastropoda (chân bụng) có 9 loài và lớp Pelecypoda (chân rìu) có 6 loài. Có một sự gia tăng đáng kể về số lượng cá thể và số loài Giáp xác trong mùa mưa so với mùa khô. Các kênh mới đào và các kênh trong vùng lõi là các thủy vực khá nghèo nàn về số lượng loài động vật đáy trong mùa khô. Các thủy vực phong phú về số lượng loài là đồng cỏ Năn, lung Sen, kênh cũ, ruộng lúa và ao nuôi cá.

  • Côn trùng thủy sinh

Vườn Quốc gia Tràm Chim với sự hiện diện của 24 loài côn trùng thủy sinh. Các loài này thuộc 5 bộ:

  • Odonata : 10 loài

  • Hemiptera : 7 loài

  • Diptera : 3 loài

  • Coleoptera : 3 loài

  • Ephemeroptera : 1 loài

Số lượng loài côn trùng thủy sinh xuất hiện trong cả hai mùa chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số loài của hầu hết thủy vực. Thành phần loài côn trùng thủy sinh giữa các thủy vực cũng không có sự khác biệt đáng kể.

Nhìn chung, hệ sinh thái và đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều vụ cháy tại Vườn quốc gia Tràm Chim đã làm ảnh hưởng khá lớn đến tài nguyên và đa dạng sinh học của tỉnh. Sau những vụ cháy, các đồng cỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim đã được phục hồi. Nhiều loài như cỏ năng ống, năng kim, lúa ma... đã được phục hồi. Sự phục hồi các sinh cảnh đồng cỏ là kết quả của công tác quản lý thủy văn phù hợp với sinh thái đất ngập nước do Vườn Quốc Gia Tràm Chim tiến hành trong kế hoạch "Quản lý Nước và Lửa Tạm thời". Nhưng vấn đề lớn xảy ra là trong đầu năm 2007, vụ cháy lớn tại khu vực A1 đã làm thiêu rụi 21 ha rừng tràm và đồng cỏ, trong đó có cả rừng tràm tái sinh từ 3 - 10 năm.

Nguyên nhân chủ yếu là do việc giữ nước cao quanh năm trong Vườn quốc gia trong một thời gian dài để chống cháy rừng tràm. Việc giữ nước này không phù hợp với chế độ thủy văn luân phiên của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. Thực chất nó làm gia tăng rủi ro cháy rừng với cường độ cao vì sự tích lũy lá rụng thành lớp dày trong điều kiện yếm khí. Mặt khác, cây tràm bị ngâm trong nước lâu năm bị long gốc, nghiêng ngả và hình thành một lớp rễ chùm xung quanh gốc tạo điều kiện cho lửa leo lên thân và ngọn cây, có thể gây chết hàng loạt cây tràm.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 2.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương