Marketing căn bản. TÀI liệu hưỚng dẫn môn họC



tải về 1.63 Mb.
trang20/29
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2018
Kích1.63 Mb.
#36908
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   29

Câu hỏi củng cố


BƯỚC HỌC 6.4: Trình bày chính sách khuyến mãi của doanh nghiệp

1. Bài hướng dẫn : Khuyến mãi

2. Câu hỏi củng cố


Bài hướng dẫn:

Chương 6: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ (tt)

IV. KHUYẾN MÃI

1. Khái niệm


Các khích lệ ngắn hạn khuyến khích dùng thử hoặc mua sản phẩm.

Các hoạt động khuyến mãi bao gồm: trưng bày, trình diễn và phô bày, biểu diễn, và các nỗ lực bán không tái diễn khác, không nằm trong cách thông thường. Khuyến thị bán hàng thường được thực hiện cùng với các hình thức khác của quảng cáo để nhấn mạnh, trợ giúp, bổ sung, hay hỗ trợ các mục tiêu của chương trình khuyến thị.

Kỹ thuật khuyến mại có thể được thực hiện bởi các thành viên của kênh tiếp thị: người chế tạo, bán buôn, bán lẻ và được nhắm vào các thị trường đặc trưng một cách riêng biệt.

2. Công cụ khuyến mãi

2.1 Triển lãm:

Triển lãm không phải để mậu dịch mà là để cho công chúng hiểu biết, nó có thể là một cuộc triển lãm quốc tế lớn hay một cuộc tưng bày giáo dục như ở thư viện địa phương hay ở căn tin nhà máy.
2.2 Trưng bày và biểu diễn ở điểm mua.

Là sự trưng bày và biểu diễn nhằm khuyến thị sản phẩm vào một lúc và tại một nơi nào đó được kết hợp chặt chẽ với quyết định mua thực tế.

Thường được thể hiện thông qua các hoạt động tiếp thị thu hút sự chú ý của khách hàng tới một sản phẩm làm cho nó hấp dẫn hơn ở nơi bán hay nơi tiêu thụ.


2.3 Trình diễn thương mại:

Các cuộc trình diễn thương mại thường được tổ chức bởi các hiệp hội thương mại của công nghiệp, nó có thể là một phần của cuộc họp hay hội nghị hàng năm của hiệp hội. Các người bán sẽ được mời tham dự để họ có thể trưng bày hay biểu diễn sản phẩm của họ cho các thành viên khác trong hiệp hội.
2.4 Hàng mẫu, phiếu và quà thưởng:

Hàng mẫu, phiếu và quà thưởng là kỹ thuật khuyến mãi nổi tiếng.

Hàng mẫu được phát miễn phí nhằm lôi kéo sự chấp nhận của khách hàng. Hàng mẫu có thể được đặt vào trong hộp chức sản phẩm khác. Hàng mẫu thường được dùng trong khuyến thị sản phẩm mới.

Phiếu giảm giá nhằm để giảm giá khi mua sản phẩm ở lần sau. Phiếu giảm thường được bỏ vào báo, tạp chí, thư hay bao bì để đến tay người mua.

Quà thưởng được tặng cho khách hàng nhằm khuyến khích họ mua sản phẩm mới hay nhãn khác.


2.5 Cuộc thi:

Các công ty có thể bảo trợ các cuộc thi để lôi cuốn thêm khách hàng, đưa ra giải thưởng tiền mặt hay vật chất lớn để gây chú ý nơi sản phẩm của họ.
2.6 Tặng quà:

Đây cũng là biện pháp các nhà kinh doanh hay làm nhưng không phải là biện pháp phổ biến. Tuỳ theo điều kiện cụ thể để quyết định tặng ai, vào lúc nào, số lượng bao nhiêu…

Quà có thể là một sản phẩm nào đó của công ty. Nếu không thì trong gói quà sẽ có ảnh của sản phẩm của công ty hay biểu trưng của công ty.



Câu hỏi củng cố


BƯỚC HỌC 6.5: Trình bày chính sách quan hệ công chúng của doanh nghiệp

1. Bài hướng dẫn : Quan hệ công chúng

2. Câu hỏi củng cố


Bài hướng dẫn:

Chương 6: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ (tt)

V. QUAN HỆ CÔNG CHÚNG


Các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hoặc bảo vệ hoặc nâng cao hình ảnh sản phẩm của công ty.

Công chúng bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông, nhân viên, chính quyền, cộng đồng và xã hội mà công ty hoạt động trong đó.


1. Xác định các mối quan hệ công chúng


Mục tiêu của xây dựng các mối quan hệ công chúng là tạo ra lòng tin của họ đối với chủ hàng và hàng hoá, tranh thủ ủng hộ và tạo ra sự ràng buộc của họ đối với chủ hàng. Công chúng của chủ hàng không phải chỉ là các khách hàng, các bạn hàng mà còn là người quảng cáo và những người mà trách nhiệm có liên quan tới công tác kinh doanh của chủ hàng. Mục tiêu này được tóm tắt theo ba tiêu đề:
1.1 Sự tín nhiệm:

Nâng cao và duy trì sự tín nhiệm, thu hút sự quan tâm của mội người với các hoạt động công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động hay mở rộng các công việc.
1.2 Đảm bảo danh tiếng:

Xem xét bên trong tổ chức, loại trừ những phong tục tập quán xúc phạm tới dư luận công chúng và ảnh hưởng tới sự hiểu biết nội bộ cũng là vấn đề quan trọng.
1.3 Mối quan hệ nội bộ:

Sử dụng các kỹ thuật quan hệ với công chúng trong nội bộ nhằm làm cho nhân viên và người làm công của tổ chức biết gắn quyền lợi của họ với ban quản trị đại diện cho tổ chức.

2. Công cụ xây dựng quan hệ công chúng

2.1 Họp báo:

Phương thức này thuận lợi ở chỗ chỉ có những thành viên báo chí thực sự quan tâm đến chủ đề mới đến dự và sau đó có những bài báo, bản tin ra đời.
2.2 Hội nghị khách hàng:

Hội nghị khách hàng phải có mặt các khách hàng lớn, các bạn hàng quan trọng. Trong hội nghị khách hàng công ty phải có nội dung gợi ý để khách hàng nói về ưu nhược điểm của sản phẩm những vướng mắc trong mua bán, yêu cầu của khách hàng về Sản phẩm và nhu cầu trong thời gian tới… cũng trong hội nghị khách hàng công ty công bố các dự án của mình.
2.3 Hội thảo:

Khác với hội nghị khách hàng, hội thảo chỉ cần đề cập tới một hay một vài khía cạnh của kinh doanh. Thành viên của hội thảo không chỉ có khách hàng mà quan trọng hơn là phải có các nhà kinh doanh các khách hàng lớn. Cần khai thác triệt để các phương tiện thông tin đại chúng để khuếch trương các kết quả của hội nghị khách hàng, hội thảo
2.4 Phim tài liệu:

Phim tài liệu từ lâu đã được mọi người ưu chuộng vì nó có sức mạnh cung cấp cấp thông tin, tin tức cho khán giả.

Câu hỏi củng cố


KẾT QUẢ HỌC TẬP 7: Mô tả các kế hoạch hoạt động Marketing của doanh nghiệp và một số dạng đặc biệt của Marketing

Bài đọc: Phụ lục 7

BƯỚC HỌC 7.1: Mô tả các chiến lược chung và kế hoạch Marketing của doanh nghiệp

1. Bài hướng dẫn : Khái quát về chiến lược marketing



Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Các dạng chiến lược marketing

2. Câu hỏi củng cố



Bài hướng dẫn:

Chương 7: CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ MỘT SỐ DẠNG ĐẶC BIỆT CỦA MARKETING
I. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING

Thuật ngữ "chiến lược" (strategy) xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là "khoa học về hoạch định và điểu khiển hoạt động quân sự".

Theo giáo sư Alfred Chandler (Đại học Havard): "Chiến lược là sự ấn định những mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện những mục tiêu này."

Mỗi công ty trong quá trình hoạt động đều xây dựng các chiến lược của mình. Trong hệ thống quản lý người ta chia ra các loại chiến lược sau:

- Chiến lược chung

- Chiến lược bộ phận

Chiến lược chung đề cập đến các vấn đề quan trọng, lâu dài, không có tính chất quyết định sản xuất, tài chính, con người...như:


        • Nhịp độ tăng trưởng

        • Lựa chọn phương hướng sản xuất

        • Các mục tiêu tài chính, hiệu quả sản xuất

Chiến lược bộ phận gồm các chiến lược về công nghệ, đào tạo, nhân sự, marketing,...

Chiến lược chung và chiến lược bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau.


II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING

Tiến trình xây dựng chiến lược marketing trải qua các bước trong sư đồ sau:





Hình 18: Các bước xây dựng chiến lược marketing

1. Xác định nhiệm vụ của công ty (Misson)

  • Trước hết công ty phải xác định nhiệm vụ của công ty mình. Đây cũng là bước trả lời các câu hỏi trong sơ đồ sau (theo Derek F.Abell).




Hình 20: Xác định nhiệm vụ của công ty
Nhiệm vụ tổng quát của công ty giúp công ty phân biệt với công ty khác, và xác định tiêu chuẩn đánh giá hoạt động hiện tại và tương lai.

Các công ty thành công đều liên tục nêu ra và trả lời câu hỏi trên một cách triệt để. Mọi thành công trong công ty cũng cần hiểu rõ nhiệm vụ của đơn vị mình để góp phần thực hiện nhiệm vụ đề ra.

- Xác định nhiệm vụ phải cần làm rõ lĩnh vực kinh doanh mà công ty sẽ tham gia hoạt động, lĩnh vực kinh doanh có thể xác định được bằng sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, nhóm khách hàng, thị trường công ty nhằm đến.

Ví dụ: Visa xác định nhiệm vụ của công ty mình không phải là "kinh doanh thẻ tín dụng" mà là kinh doanh dịch vụ cho phép khách hàng trao đổi các giá trị, trao đổi tài sản như tiền mặt, tiền ký gửi hoặc chứng khoán ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Một nhiệm vụ được xác định rõ ràng sẽ tác động như "một bàn tay vô hình" hướng dẫn mọi người trong tổ chức làm việc độc lập nhưng lại có tính tập thể hướng về mục tiêu chung của tổ chức. Yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra phải đảm bảo tính chất cụ thể, có tính khả thi, mang tính động viên và phải cung cấp một sự định hướng, tầm nhìn chiến lược cho công ty trong thời gian dài. Mỗi khi môi trường bên ngoài có sự thay đổi công ty phải xác định lại nhiệm vụ của mình nếu như nó không còn phù hợp nữa.
2. Xác định mục tiêu:

Khi xác định mục tiêu, cần phải đảm bảo:



  • Tính cụ thể: Nói rõ kết quả, thời gian đạt được

  • Tính linh hoạt

  • Tính định lượng

  • Tính khả thi

Mục tiêu chiến lược marketing thường được ấn định ở bốn giai đoạn sau:

  • Mục tiêu lợi nhuận

  • Mục tiêu gây thế lực: Như mức tăng trưởng của doanh số, thị phần

  • Mục tiêu an toàn trong kinh doanh

  • Mục tiêu xã hội

Khi xác định mục tiêu của chiến lược marketing phải lấy nhiệm vụ làm cơ sở, phải đảm bảo mục tiêu và nhiệm vụ phù hợp với nhau. Vì mục tiêu chính là việc lượng hóa các nhiệm vụ được phân bổ cho từng bộ phận.
3. Phân tích nguồn lực của công ty:

Để có thể đạt được mục tiêu đã định, công ty còn phải phân tích khả năng, nguồn lực hiện có của công ty, xác định thế mạnh, thế yếu của mình. Việc phân tích này bao gồm:



  • Khả năng tài chính của công ty

  • Khả năng kỹ thuật, công nghệ

  • Đặc điểm sản phẩm của công ty

  • Đánh giá nguồn nhân lực

  • Khả năng quản lý, tiếp thị của công ty


4. Nghiên cứu các yếu tố môi trường:

Nghiên cứu các yếu tố môi trường để tìm cách thích ứng với chúng. Các yếu tố môi trường bao gồm:



  • Yêu cầu, quy định về luật pháp

  • Đặc điểm về cơ cấu của thị trường: phạm vi, quy mô của thị trường, đặc điểm nhu cầu thị trường, khách hàng, nhà cung cấp,...

  • Yếu tố tự nhiên, cạnh tranh,....


5. Xác định cơ hội kinh doanh:

Tìm kiếm cơ hội đòi hỏi phải nghiên cứu phân tích thị trường, đồng thời cần phải có sự nhạy cảm, phán đoán nhanh tìm điểm trống trên thị trường, và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ: khi phát hiện hãng xe máy Harley Davidson chỉ tập trung vào loại xe hạng nặng ở thị trường Mỹ. Các nhà sản xuất Nhật như Honda, Yamaha, Suzuki đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh mới nhằm vào loại xe máy cỡ nhỏ, giá thấp để xâm nhập vào thị trường Mỹ.

Việc tạo ra cơ hội kinh doanh có thể xuất phát từ phát minh mới. Thành công của hãng Sony khi phát minh ra máy Walkman tạo cho hãng một cơ hội kinh doanh to lớn. Chỉ riêng ở thị trường Mỹ trong một thời gian ngắn, 4 triệu máy Walkman đã được tiêu thụ.

Cơ hội kinh doanh cũng có thể có được nếu công ty có khả năng phán đoán được sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu trong tương lại của người tiêu dùng.



Trong thực tế, công ty có thể xem xét các cơ hội kinh doanh theo 4 hướng sau:



Hình 21: Xác định cơ hội kinh doanh
6. Xây dựng các phương án chiến lược

Khi xây dựng các phương án chiến lược, cần giải quyết các vấn đề sau:



  • Lựa chọn đối tượng thực hiện chiến lược. Công ty sẽ phải xác định thị trường nào công ty sẽ phải tập trung nỗ lực vào. Hoặc phân khúc để lựa chọn khúc thị trường thích hợp với khả năng của công ty.

  • Xác định chiến lược duy nhất hay chiến lược phân biệt:

Chiến lược duy nhất là cung cấp cho toàn bộ thị trường những sản phẩm cùng loại, cùng một mức giá hoặc cùng một chính sách phân phối khuyến mãi.

Chiến lược phân biệt là áp dụng nhiều chiến lược khác nhau cho mỗi một thị trường.

- Xác định yếu tố then chốt trong chiến lược thích ứng với từng thị trường. Ví dụ, nếu công ty thực hiện chiến lược kéo, yếu tố then chốt trong marketing là chiến lược truyền thông,, khuyến mãi. Ngược lại, nếu công ty thực hiện chiến lược đẩy, yếu tố then chốt phải là ưu đãi về giá cả, hoặc khích lệ dành cho các nhà phân phối.
III. CÁC DẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xác định mình đang ở vị trí nào trên thị trường từ đó lựa chọn một chiến lược tiếp thị đúng đắn. Dựa vào mức độ chiếm lĩnh thị trường, người ta chia các doanh nghiệp làm 4 loại theo sơ đồ sau:




Hình 22:Phân loại vị thế doanh nghiệp
1.1 Chiến lược cho doanh nghiệp dẫn đầu:

Các doanh nghiệp ở vị trí này thường lựa chọn hoặc theo chiến lược phát triển toàn bộ thị trường hoặc củng cố thị phần nắm giữ.



  • Để phát triển thị trường doanh nghiệp thực hiện các giải pháp sau:

+ Chú trọng tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm

+ Đa dạng hóa sản phẩm

+ Xâm nhập thị trường mới


  • Để bảo vệ thị phần, các công ty phải đưa ra và thực hiện các chiến lược phòng thủ. Có các chiến lược phòng thủ cơ bản sau:

+ Phòng thủ mạn sườn: Tìm điểm yếu của mình, thực hiện các hoạt động để che chắn, bảo vệ điểm yếu của công ty mình.

+ Phòng thủ linh hoạt: Không chỉ bảo vệ thị phần của mình mà còn lấn sang khu vực khác bằng việc thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm.

+ Phòng thủ quanh cứ điểm: Tập trung cho mọi nỗ lực làm cho sản phẩm và nhãn hiệu thêm mạnh để giữ vị trí, không cho đối thủ tấn công.

1.2 Chiến lược marketing cho các doanh nghiệp thách thức:

Các công ty ở vị thế này thường thực hiện các chiến lược tấn công, tìm kiếm điểm yếu của đối phương để tấn công. Hoặc dùng thế mạnh của mình để tấn công áp đảo. Có các dạng chiến lược sau:



  • Tấn công trực diện:

Bằng cách liên tục tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới với nhiều kích cỡ, mẫu mã để áp đảo đối phương. Chiến lược này chỉ có hiệu quả khi người thực hiện nó có tiềm lực kinh tế đáng kể, sản phẩm phải có giá trị hơn hẳn. Tấn công bằng thế mạnh của mình.

Ví dụ: Các công ty sản xuất đồ điện tử cảu Nhật như: Sony, Toshiba thường xuyên đưa ra thị trường nhiều sản phẩm có mẫu mã phong phú, chất lượng cao.



  • Tấn công mạn sườn:

Chiến lược này đòi hỏi tìm ra lỗ hổng của đối phương để lấp vào, bằng sản phẩm trên thị trường có đối thủ cạnh tranh yếu. Nghĩa là lấy thế mạnh của mình lấn áp yếu điểm của địch.

Ví dụ: Các công ty Nhật luôn tìm thị trường mà các công ty Châu Âu và Mỹ ít quan tâm để xâm nhập như thị trường châu Á, châu Úc,...Hoặc xâm nhập vào thị trường Mỹ, châu Âu các sản phẩm: Tivi, xe máy, máy tính,... những sản phẩm này Nhật có ưu thế hơn hẳn.



  • Tấn công bao vây:

Tấn công bằng nhiều biện pháp nhằm làm suy yếu đối phương như: Tung ra thị trường một khối lượng hàng lớn, giảm giá, quảng cáo rầm rộ.Cách tấn công này buộc đối phương đi vào thế thủ.

Ví dụ: Hãng đồng hồ Seiko mở rộng việc sản xuất với nhiều loại mẫu mã, bán rộng khắp các thị trường. Chẳng bao lâu đã chiếm lĩnh thị trường đồng hồ các loại từ cao cấp đến bình dân.



  • Tấn công đường vòng:

Chiến lược này thích hợp cho những công ty muốn xâm nhập thị trường nhưng không muốn đối đầu, do đối thủ mạnh hoặc thị trường trở nên kém hấp dẫn.

Chiến lược này thực hiện bằng cách phát hiện sản phẩm mới (ví dụ: máy chụp ảnh tự động, máy ghi âm,...). Hoặc hướng ra các lĩnh vực, thị trường mới mẻ khác.

Để thành công, công ty thường thực hịên chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới trên khúc thị trường đối phương còn bỏ trống. Ví dụ: Hãng Fuji tấn công đường vòng bằng cách sản xuất loại phim có giá hạ và tỏa mũi hoạt động của mình ở các nước đang phát triển để tránh đối đầu với Kodak – hãng đang chiếm lĩnh thị trường ở Mỹ.


  • Tấn công du kích:

Lợi dụng lúc đối thủ sơ hở để tấn công nhằm gây rối, làm yếu đuối dần đối phương.

Biện pháp thực hiện thường hoặc là đánh thẳng vào thị trường, rút lui nhanh (ví dụ: tổ chức các điểm bán lẻ, đột xuất với giá đặc biệt rồi nhanh chóng chuyển sang địa điểm khác). Hoặc đánh vào các yếu tố ngoài thị trường. Ví dụ như giành giật các nhân viên giỏi, thu thập thông tin tiếp thị qua tình báo kinh tế.



1.3 Chiến lược marketing cho các doanh nghiệp theo đuôi

Các doanh nghiệp này thường có vị thế yếu. Thường họ thực hiện chiến lược "mô phỏng" theo sản phẩm có uy tín của đối thủ cạnh tranh.



1.4 Chiến lược marketing cho các doanh nghiệp nép góc

Doanh nghiệp giữ vị trí rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường. Tuy nhiên học có lượng khách hàng riêng, đặc biệt trung thành. Các doanh nghiệp này thực hiện chiến lược marketing "đặc sản" nhằm thỏa mẵn và duy trì nhu cầu của nhóm khách hàng ít ỏi này.



Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương