Marketing căn bản. TÀI liệu hưỚng dẫn môn họC



tải về 1.63 Mb.
trang13/29
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2018
Kích1.63 Mb.
#36908
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   29

Câu hỏi củng cố




BƯỚC HỌC 4.2: Trình bày các chính sách về giá của doanh nghiệp

1. Bài hướng dẫn : Phương pháp định giá



Các chiến lược định giá

2. Câu hỏi củng cố



Bài hướng dẫn:

Chương 4: CHIẾN LƯỢC GIÁ (tt)

III. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ

1. Định giá dựa vào chi phí (Cost - based pricing)


Phương pháp định giá này hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo đó người ta sẽ cộng một mức lời tiêu chuẩn vào phí tổn của một sản phẩm.

Công thức: G = Z + m

Trong đó:



  • G: giá

  • Z: Chi phí một đơn vị dự kiến

  • m: Mức lãi dự kiến

Phương pháp này tuy là đơn giản nhất so với các phương pháp khác nhưng cũng không phải dễ và luôn luôn tốt.

Việc hoạch định phí tổn có liên quan đến khối lượng bán ra, mà khối lượng bán ra rất khó tính toán được. Nó cũng không tính đến nhu cầu hiện tại và vấn đề cạnh tranh, do đó giá đề ra có thể khác rất nhiều so với giá thị trường. Vì vậy nó mang tính chủ quan nhiều hơn.


2. Định giá theo thị trường


Khác với định giá theo phí tổn, lúc này doanh nghiệp xem xét các mức giá trên thị trường để định giá cho sản phẩm của mình.

Chúng ta có thể phân biệt theo 3 chiến lược:


2.1 Định giá thâm nhập thị trường (Market penetration pricing)

Theo cách này, ngay từ ban đầu doanh nghiệp đã định giá sản phẩm mới của mình tương đối thấp nhằm thu hút được mọi lượng khách mua lớn và chiếm được thị phần lớn. Để sử dụng thành công việc định giá thâm nhập thị trường cần có các điều kiện sau:

  • Thị trường rất nhạy bén với giá cả và một giá thấp sẽ kích thích sức tăng trưởng của thị trường hơn nữa.

  • Các chi phí về sản xuất và phân phối sẽ giảm theo cùng với mức kinh nghiệm tích luỹ.

  • Giá thấp giải trừ được sự cạnh tranh.
2.2. Định giá nhằm chắt lọc thị trường (định giá hớt váng sữa -Market-Skimming pricing)

Chính sách này chủ trương xác định một mức giá cao nhất có thể có cho các sản phẩm mới nhằm đạt được lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm để bù đắp cho thị trường hạn chế (cao cấp). Sau khi khai thác hết đọan thị trường này (mức bán giảm) có thể hạ dần giá bán để mở rộng các đoạn thị trường khác. Bằng cách này doanh nghiệp đã vớt được doanh thu tối đa từ những đoạn thị trường khác nhau.

Chính sách hớt váng sữa có thể áp dụng một cách hiệu quả trong những điều kiện sau:



  • Một số lượng khách hàng đủ để có mức cầu hiện hành cao.

  • Phí tổn trên mỗi đơn vị sản phẩm khi sản xuất với khối lượng nhỏ không quá cao đến độ làm triệt tiêu lợi thế của việc đề ra mức giá mà khách hàng sẽ chấp nhận.

  • Dung lượng thị trường nhỏ không đủ để thu hút cạnh tranh.

  • Giá cao gây ra ấn tượng là một sản phẩm hảo hạng.
2.3. Định giá theo thời giá (going-rate pricing)

Theo phương pháp này khi định giá doanh nghiệp chủ yếu dựa vào giá cả của các đối thủ cạnh tranh mà ít chú trọng vào phí tổn hay số cầu của riêng mình. Doanh nghiệp có thể định giá bằng, cao hơn hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh chính. Trong những ngành có sự độc quyền theo nhóm như thép, giấy các doanh nghiệp thường đề ra mức giá cao hơn hoặc thấp hơn nhưng họ giữ được chênh lệch đó.

Phương pháp định giá theo thời giá được áp dụng khá phổ biến trong những trường hợp độ co giãn của cầu khó đo lường được. Các doanh nghiệp nghiệp cho rằng giá thịnh hành tiêu biểu cho sự sáng suốt của cả ngành và do đó việc áp dụng giá hiện hành sẽ đảm bảo sự hoà hợp giữa các ngành.



3. Định giá dựa trên người mua (Buyer - based pricing)


Ngày càng có nhiều doanh nghiệp định giá đã xuất phát giá trị cảm nhận được từ hàng hoá của mình. Họ xem sự cảm nhận về giá trị của người mua (chứ không phải phí tổn của người bán) là chìa khoá định giá. Họ sử dụng những biến số phi giá trong Marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của người mua. Giá được đề ra là để đạt được cái giá trị được cảm nhận đó.

Người ta thấy rằng khi người mua bỏ ra một giá trị (tiền) là họ muốn đổi lấy một giá trị khác tức là những lợi ích từ việc sở hữu và sử dụng sản phẩm. Các lợi ích bao gồm cả hữu hình và vô hình. Những giá trị này sẽ khác nhau với những người tiêu dùng không giống nhau. Nếu người tiêu thụ cảm thấy giá cả cao hơn giá trị của sản phẩm thì họ sẽ không mua sản phẩm đó. Cho nên nếu người bán đề ra giá cao hơn mức giá trị được cảm nhận thì doanh số sẽ sút giảm.

Điều này giải thích tại sao một sản phẩm giống nhau nhưng giá cả lại cách biệt ở những loại cửa hàng khác nhau.

4. Định giá tâm lý (psychological pricing)


Theo phương pháp này người bán không chỉ lưu ý đến những chỉ tiêu kinh tế mà còn để cả những yếu tố của tâm lý của người mua để định giá. Ta có hai loại giá ứng với phươong pháp này
4.1 Giá chỉ báo chất lượng:

Có những sản phẩm rất khó xác định được chất lượng cho nên người mua thường xác định chất lượng căn cứ vào giá bán của sản phẩm. Giá cao đối với họ có nghĩa là chất lượng cao và ngược lại. Do đó người bán thường định giá sản phẩm rất cao ngầm báo cho người tiêu dùng biết rằng đây là sản phẩm chất lượng cao. Trong rất nhiều trường hợp việc thay đổi giá từ thấp đến cao đã làm cho doanh thu tăng lên rất nhiều.
4.2 Giá có số lẻ:

Thay vì làm tròn số, các doanh nghiệp thường đưa ra một giá có số lẻ ở sau hoặc dưới con số tròn. Ví dụ thay vì đề 50 USD họ ghi 49,95 USD, hoặc thay vì 90 họ ghi 89. Điều này làm cho người mua có tâm lý là giá rẻ và người bán đã tính tỉ mỉ, cẩn thận các yếu tố khi định giá.

5. Định giá theo thời vụ


Một số sản phẩm mang tính thời vụ rất rõ: thời vụ sản xuất và tiêu dùng. Ứng với mỗi thời vụ có một mức giá khác nhau. Cách làm giá này được gọi là định giá theo mùa bởi nó linh động với nhu cầu từng thời điểm trong năm. Các nhà sản xuất lẫn những người định giá đã điều chỉnh mức sản xuất thích hợp và đề ra một chính sách cao hoặc thấp để kích thích cũng như duy trì việc sản xuất kinh doanh đều đặn.

Ví dụ như ngành kinh doanh khách sạn, hàng không, thời trang hoặc một số hàng nông sản. Các sản phẩm phải luôn được chú ý cách định giá này.



IV. CÁC BƯỚC ĐỊNH GIÁ

1. Phân tích các yếu tố nội vi

1.1 Phân tích chi phí

Chi phí sản phẩm là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm: chi phí sản xuất, phân phối, các hoạt động tiếp thị yểm trợ, chi phí sản phẩm là những cái có thể kiểm soát được nhưng trong một giới hạn nào đó mà thôi.

Người ta phân tích chi phí là vì:

Nhận biết giá thành sản phẩm và chi phí các khâu từ đó dự đoán mức giá tối thiểu sản phẩm.

Giúp thực hiện các quyết định:



  • Các hoạt động nào chịu ảnh hưởng của người cung ứng.

  • Phân chia công việc cho nhiều bộ phận.

Khi đã đạt được doanh số bán, việc nhận thêm đơn đặt hàng đôi khi làm tăng chi phí vô ích. Do việc tính toán chi phí rất phức tạp nên nhiều khi không tính chi phí còn tốt hơn vì nếu tính sẽ làm tăng thêm chi phí.

Chi phí sản xuất: Gồm chi phí trực tiếp, gián tiếp, chi phí chung và chi phí quản lý.



Phương pháp tính chi phí

Tuỳ theo quy mô của công ty, tính chất sản phẩm và khối lượng sản xuất mà chọn một phương pháp cho phù hợp.



  • Phương pháp tính chi phí theo công việc hay khối lượng.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các xí nghiệp cơ khí hay những công ty có công việc sản xuất cho nhiều khách chuyên dụng. Mỗi một công việc hay mộ khối lượng việc cần tính cách riêng, chủ yếu là theo nguyên tắc cộng tăng. Thời gian cần thực tế sử dụng được tính và lao động trực tiếp của công việc, vật tư trực tiếp được tính theo giá xuất kho. Phí gián tiếp có thể được tính bằng % theo phí lao động hoặc thời gian như tỉ lệ giờ máy hoặc % tỉ lệ vật tư.

  • Phương pháp tính chi phí theo quá trình.

Phương pháp này thường được vận dụng trong các công ty công nghiệp mà sản phẩm phải đi qua nhiều công đoạn sản xuất, chế biến như ngành dệt.

Phương pháp này còn được áp dụng trong các ngành sản xuất khí đốt, hoá chất thuỷ tinh…

Về nguyên tắc, chi phí được tính riêng cho mỗi công đoạn. Khi sản phẩm hoàn chỉnh phải đi qua công đoạn nào thì tính đến công đoạn đó; thành phẩm của quá trình trước thường là nguyên liệu cho quá trình sau.


  • Phương pháp tính chi phí theo tiêu chuẩn định mức.

Đây là phương pháp mà chi phí thực được tính với chi phí dự đoán, phí tiêu chuẩn hay định mức được định nghĩa là giá trị lao động mà ước đoán sẽ cần để sản xuất trong một giai đoạn thời gian cho trước. Phương pháp này bổ sung cho phương pháp thứ nhất.

Phí tiêu chuẩn là phí dựa trên phí mà hoạt động cần tốn phí trong những điều kiện tốt nhất về quản lý, thực hiện và hiệu quả tối đa. Do một số điều kiện là điều kiện lý tưởng nên việc vận dụng phương pháp này còn hạn chế.

Chi phí thương mại: gồm chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, chi phí khuyến thị.


  • Phương pháp cho dự đoán chi phí:

    • Theo tỉ lệ đơn vị bán: 1 đơn vị sản phẩm bán ra cần bao nhiêu chi phí.

    • Theo tỉ lệ giá bán: 1 đơn giá ứng với 1 giá phí là bao nhiêu.

    • Tuỳ theo nhiệm vụ cụ thể: số lượng bán, khách hàng cần đạt được.
1.2. Phân tích các yếu tố khác:

Chất lượng và uy tín sản phẩm:

Một sản phẩm độc đáo thường cho phép giá cao hơn những sản phẩm cùng loại, chất lượng khác nhau thường được phản ánh qua các giá khác nhau nhưng về mức độ thì không giống như chi phí của hai sản phẩm so sánh…

Uy tín của sản phẩm cũng tác động đến giá tương tự như vậy, nhiều khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn có những sản phẩm còn “gin’ mà sự tinh khiết này không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp. Uy tín của sản phẩm tạo ra những thời trang tiêu dùng.

Trong thực tế mỗi khách hàng có một linh cảm riêng về chất lượng, những linh cảm đó chuyển dịch ra giá và quyết định hành động mua theo suy nghĩ đó.



Tâm lý xã hội đối với sản phẩm:

Quảng cáo là những hoạt động truyền cảm hướng vào khách hàng là những yếu tố góp phần gia tăng sức mạnh của sản phẩm qua đó tăng uy tín và giá trị sản phẩm qua con mắt người tiêu dùng.



2. Phân tích các yếu tố ngoại vi


Việc đầu tiên của công tác phân tích này là ước đoán dung lượng thị trường, khả năng thâm nhập của sản phẩm, các dữ liệu về từng phần của thị trường theo mức giá và chất lượng.
2.1. Những mức giá và biên tế:

Ở đây cần phải quan tâm mức giá thống trị trên thị trường, nhiều người bán lâm vào hoàn cảnh không tự độc lập định giá mà phải tự thích nghi mức giá chung đang tồn tại trên thị trường.
2.2. Quan hệ cung cầu trên thị trường.

Đây là một yếu tố quan trọng, tồn tại độc lập nhất là thị trường có tính thời vụ hoặc với một sản phẩm mới có chất lượng cao được đưa ra thị trường.
2.3. Sự cạnh tranh trên thị trường:

Mức độ cạnh tranh trên thị trường là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá. Thông thường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì càng giảm và chi phí các hoạt động xúc tiến càng tăng.
2.4. Số lượng, cơ cấu ngành nghề dân cư, phong tục tập quán, sức mua của dân cư.
2.5. Quy chế quản lý giá của nhà nước: khung giá, mức giá chuẩn do nhà nước khống chế.

3. Ước đoán lượng bán


Cần dự báo tương đối chính xác lượng bán vì:

  • Phí đơn vị ảnh hưởng bởi khối lượng, nhất là phí bất biến. Chỉ khi nào dự đoán sát khối lượng sắp bán ra thì việc tính toán hoà vốn và phí biên tế mới có thể thực hiện được.

  • Ngay cả khi phí đơn vị không đổi với khối lượng bán ra thì vẫn ước đoán lượng bán ra để tính tổng thu nhập và tổng lợi nhuận trên thị trường. Đó là tiêu chuẩn duy nhất để quyết định có vào thị trường hay không.

  • Ngân quỹ chi cho hoạt động khuyến thị chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng bán ra.

Để dự đoán lượng bán ra theo từng mức giá dự kiến khác nhau có thể sử dụng các loại điều tra sau:
3.1. Điều tra chung đối với giá cả

Cần phải tìm xem đối với người mua thì tiêu chuẩn nào là quan trọng: họ lựa chọn phương tiện và nhãn hiệu nào với các mức giá bao nhiêu? Họ có cảm giác hay không đối với sự khác nhau về giá, hay họ coi giá như tiêu chuẩn phụ so với các tiêu chuẩn khác?
3.2. Điều tra khả năng chấp nhận của khách hàng đối với mức giá dự kiến

Là yêu cầu người mua theo mẫu biểu xem xét mức giá nào mà họ cho là bình thường; hoặc mức giá tối đa và mức giá tối thiểu nào mà họ cho là hợp lý. Kết quả của việc trả lời các câu hỏi cho phép công ty tính toán theo từng mức giá dự kiến tỉ lệ % người mua tiềm năng.
3.3. Điều tra theo những giá khác nhau

Công ty có thể điều tra trực tiếp người mua theo biểu mẫu xem họ sẽ mua sản phẩm của công ty với giá xác định, giá chỉ dẫn nào thay đổi theo biểu mẫu.
3.4. Những thử nghiệm về giá

Trong một số trường hợp tương đối hiếm người ta có thể cung cấp thực tế sản phẩm dự tính (theo kinh nghiệm) trong một vùng địa lý so sánh được nhưng phân biệt theo những giá khác nhau. Phương pháp này là chắc chắn nhất nhưng thường khó khăn vì có thể chế, tâm lý và thực tế.
3.5. Phục hồi giả thiết mua gần nhất

Công ty có thể hỏi những người mua gần nhất về sản phẩm và dịch vụ của mình và thử hình dung xem là thái độ của họ sẽ ra sao nếu bán giá khác so với giá mà họ đề nghị.
3.6. Thống kê

Dựa vào các số liệu lịch sử để dự đoán lượng bán ra. Phương pháp này đơn giản và thiết thực hơn cả.

4. Quyết định các giới hạn giá


Giới hạn giá hay còn gọi là thang giá, được xác định dựa vào tính toán giới hạn cao và giới hạn thấp của giá đối với loại sản phẩm mà công ty quan tâm.Việc xác định giá dựa trên cơ sở bước 1, 2, 3 và 5; trong đó việc tính chi phí thường là căn cứ để xác định giới hạn thấp. Các phần chi phí cho biết giới hạn giá thấp. Nếu nhà xuất khẩu được nhà nước trợ cấp thì chi phí trên chỉ là một phần tổng chi phí. Giới hạn giá thấp có tính linh hoạt, phụ thuộc lượng sản phẩm ước tính sẽ bán ra và mục tiêu góp phần hoàn vốn.

Giá đôi khi bị giới hạn bởi các cam đoan nhất định nào đó như: xuất xứ, chất lượng, uy tín và một loạt những lý do cá nhân khác.

Mỗi thị trường thường có giới hạn cao và giới hạn thấp và được tạo ra phù hợp với mức giá của người cạnh tranh và ngược lại. Tất cả các sản phẩm đều có một vùng giá nhất định mà trong đó có sự cạnh tranh về giá của những người cùng kinh doanh sản phẩm đó. Mỗi giới hạn giá bao gồm hàng loạt sản phẩm cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp mức giá hiện hành trên thị trường sẽ là giới hạn trên của giá. Tất nhiên trong những trường hợp cá biệt, công ty có thể quyết định giá bán ngoài vùng giá.

5. Mục tiêu giá


Thông tin về dung lượng thị trường, xu hướng, cường độ nhu cầu phối hợp với dự đoán khối lượng bán ra sẽ giúp công ty đưa ra số liệu để làm phương án đưa ra mục tiêu giá. Ngoài các mục tiêu giá, đối với tiếp thị xuất khẩu, giá còn phụ thuộc mục tiêu tiếp thị nói chung của người xuất khẩu và quyết định của anh ta về phương pháp và kỹ thuật đề đạt được mục tiêu đó.

6. Tính toán cơ cấu giá và dự đoán mức giá tối ưu


Sau khi xác định được thang giá và mục tiêu giá thì việc tiếp theo là việc hình thành những giá riêng. Việc này phải làm trước khi phải báo giá chính thức cho khách hàng.

Công ty xác định các mức giá dự kiến này từ việc phân tích cơ cấu giá và phân tích thị trường, trong đó cơ cấu giá là quan trọng nhất vì nó cho ta một bức tranh cụ thể về các khoản chi phí từ công ty đến giá tiêu thụ cuối cùng.

Cơ cấu giá thoả mãn 3 mục đích:


  • Nó cho người xuất khẩu một khung chi tiết để tính toán giá của anh ta; cho người nhập khẩu lựa chọn việc định giá riêng với những giá chính thức theo những hướng biên tế khác nhau của các thành viên trong kênh phân phối.

  • Cho phép so sánh tỉ mỉ với giá cạnh tranh.

  • Một cơ cấu giá được hình thành riêng có thể là một công cụ để phát hiện những chi phí không hợp lý, có thể tiết kiệm trong vận chuyển, bốc xếp và phân phối.

Trong phần lớn các trường hợp để có thể thực hiện dự đoán giá một cách chi tiết người ta chỉ giữ lại một vài mức giá bên trong vùng giá (từ 2 đến 6 mức giá).
6.1. Dự đoán chi phí, thu nhập và lợi nhuận

Đây là căn cứ quan trọng nhất để dự kiến giá thành, để làm việc này cần phải dựa vào việc tính toán và phân tích về:

  • Tổng chi phí tương ứng với các mức sản lượng khác nhau.

  • Số lượng bán theo những mức giá dự kiến. Từ đó xác định thu nhập theo những mức giá khác nhau.

  • Từ kết quả đó cho phép công ty đánh giá lợi nhuận dự kiến sẽ thu được khi bán theo các mức dự kiến đó.
6.2. Dự đoán những tác động dây chuyền đối với sản phẩm khác của công ty

Trên thực tế giá bán quyết định cho một sản phẩm có thể có những tác động đến việc bán những sản phẩm khác cùng loại của công ty, bởi vì:

  • Những sản phẩm cùng loại khác có thể cạnh tranh với những sản phẩm cần định giá.

  • Ngược lại việc bán những sản phẩm cùng loại khác cũng bị tác động củaviê5c bán sản phẩm mới.
6.3. Dự đoán những phản ứng cạnh tranh

Để đánh giá các mức giá riêng đã xây dựng, công ty phải biết xem những đối thủ cạnh tranh chủ yếu củami2nh sẽ có những phản ứng lại như thế nào đối với từng mức giá đó. Cần phải trả lời các câu hỏi như: họ có duy trì mức giá hiện hành hay không? Nếu có thì ở mức giá nào?

Để trả lời cần dựa vào 2 yếu tố sau:



  • Phân tích những thái độ, phản ứng trước đây của người cạnh tranh trong những hoàn cảnh tương tự.

  • Sự hiểu biết cơ cấu giá thành của đối thủ cạnh tranh.
6.4. Xác định thị trường hiện thực

Khi dự đoán khối lượng bán dựa trên tình hình thị trường kết hợp với phân tích hoà vốn của công ty, phải đánh giá doanh số bán có khả năng thực hiện là bao nhiêu? Để công ty đạt mục tiêu lợi nhuận thì công ty có đạt được phần thị trường cần thiết hay không?
6.5. Quyết định lựa chọn mức giá tối ưu

Công ty có thể quyết định mức giá tối ưu bằng cách:

  • Chấp nhận trong số những mức giá dự kiến, một mức giá thoả mãn tốt nhất toàn bộ các mục tiêu đã được quyết định từ đầu, có tính đến sự cân bằng các mục tiêu đó.

  • Nếu không có mức giá nào thoả mãn những mục tiêu đó thì phải nghiên cứu những giá mới và tiến hành đánh giá.

7. Báo giá và điều kiện bán hàng


Quyết định giá là lựa chọn giá tối ưu căn cứ vào chi phí lợi nhuận, cạnh tranh; còn Báo giá là nêu giá cụ thể cho người mua căn cứ vào quyết định giá và đề luật lệ thương mại, làm cho người mua người bán hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của họ.

Việc báo giá cần chỉ ra các khoản sau đã được tính trong giá hay không: phí bao bì, điều kiện giao hàng, quảng cáo, thuế, hoa hồng, lãi suất.





Hình 14: Sơ đồ bảy bước định giá

Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương