Më ®Çu Sự cần thiết lập quy hoạch


Nâng cấp đường huyện lên tỉnh



tải về 1.67 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.67 Mb.
#21016
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Nâng cấp đường huyện lên tỉnh.

- Nâng cấp đường huyện Thanh An – Đò Giải (huyện Thanh Hà) và đường huyện Kim Tân (huyện Kim Thành) lên thành đường tỉnh. Điểm đầu tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà; điểm cuối tại cầu Bồng, Kim Tân, Kim Thành.

- Nâng cấp đường huyện Thanh Quang-Hợp Tiến lên thành đường tỉnh.



Tổng hợp quy hoạch các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh kết nối Hải Dương với các tỉnh liền kề.

Theo như các phương án quy hoạch các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh đã đề xuất ở phần trên, tổng hợp các tuyến kết nối với 6 tỉnh liền kề Hải Dương như sau:

(1). Với tỉnh Hưng Yên:

Kết nối với Hưng Yên thông qua Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (cao tốc 6 làn xe), QL5 (cấp II), QL38 (cấp III), ĐT394 (cấp III), ĐT393 (cấp III), ĐT399 (cấp III).

(2). Với tỉnh Bắc Ninh:

Kết nối với Bắc Ninh thông qua QL18 (cấp II, III), QL38 (cấp III), ĐT394 (cấp III), ĐT397 (cấp III), ngoài ra còn có đường Cao tốc Hà Nội – Hạ Long (cao tốc 6 làn xe).

(3). Với tỉnh Bắc Giang:

Kết nối với Bắc Giang thông qua Cao tốc Hà Nội – Hạ Long (cao tốc 6 làn xe), QL37 (cấp III), QL37 còn nằm trên đường vành đai 5 – Hà Nội giai đoạn 2021-2030 nâng lên cấp I, 6 làn xe; ĐT398 (cấp III).

(4). Với tỉnh Thái Bình:

Kết nối với Thái Bình có tuyến Vành đai 5 – Hà Nội (trục Bắc Nam Cầu Hiệp – Gia Lộc, giai đoạn 2011-2020 quy mô đạt cấp II, 4 làn xe, giai đoạn 2021-2030 quy mô đạt cấp I, 6 làn xe); QL37 (cấp III); ĐT396B (cấp III).

(5). Với tỉnh Quảng Ninh:

Kết nối với Quảng Ninh có tuyến Cao tốc Hà Nội – Hạ Long (cao tốc 6 làn xe), QL18 (cấp II, III), trục Bắc Nam (chung ĐT389, cấp II), ĐT388 (cấp III).

(6). Với thành phố Hải Phòng:

Kết nối với thành phố cảng Hải Phòng có tuyến Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (cao tốc 6 làn xe), QL10 (cấp III), QL37 (cấp III), ĐT389B (cấp III), ĐT388 (cấp III), ĐT392 (cấp III).



(3). Quy hoạch phát triển GTNT

Trên cơ sở mạng lưới quốc lộ và đường tỉnh đi qua địa bàn các huyện, nâng cấp một số tuyến đường huyện và đường xã quan trọng đảm bảo kết nối hiệu quả. Trong giai đoạn 2011 đến năm 2015 nâng cấp một số tuyến quan trọng lên đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đến năm 2020 đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, kết cấu mặt đường nhựa, BTXM; đường xã đạt tối thiểu đường loại A – giao thông nông thôn, các tuyến đường xã quan trọng đạt tiêu chuẩn cấp VI-V, 90% đường xã được cứng hoá (kết cấu mặt bê tông xi măng hoặc nhựa); cầu cống đảm bảo tiêu chuẩn đồng bộ với cấp đường.

Lồng ghép với các chương trình, dự án của Chính phủ cho xây dựng và phát triển nông thôn mới, tiến hành rà soát và lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã trên địa bàn tỉnh, trong đó có 04 nội dung liên quan đến quy hoạch xây dựng về giao thông.

Phân tích về mạng lưới và tỷ lệ các loại đường hiện tại cho thấy tỷ lệ các loại đường trên địa bàn tỉnh còn chưa hợp lý dẫn đến khả năng tiếp cận của người dân còn chưa thuận tiện. Bình quân 1 km đường quốc lộ có 2,7 Km đường tỉnh, 3 Km đường huyện và 9,4 Km đường xã. Tỷ lệ này cho thấy số Km đường huyện còn chưa hợp lý; số Km đường huyện/đường tỉnh chỉ đạt 1,13 lần, trong khi đó theo các chuyên gia thì tỷ lệ này cần đạt khoảng 1,5-2 lần,... Vì vậy trong giai đoạn tới đường GTNT được quy hoạch như sau:

Giai đoạn đến 2015:

Đối với đường huyện:


  • Nâng cấp cải tạo 50% đường huyện, hiện nay là đường cấp phối và đường đất lên đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V; kết cấu mặt đường nhựa hoặc BTXM.

  • Xây dựng mới và nâng cấp khoảng 130 Km đường xã lên đường huyện, kết cấu mặt đường nhựa hoặc BTXM. Đến năm 2015 tổng số đường huyện khoảng 562 km.

Đối với đường xã:

  • Nâng cấp cải tạo 100% đường xã, hiện nay đang là đường cấp phối, đường khác lên đường nhựa hoặc BTXM.

Giai đoạn 2016-2020:

Đối với đường huyện:

  • Nâng cấp cải tạo 100% đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt đường nhựa hoặc BTXM.

  • Xây dựng mới và nâng cấp khoảng 150 Km đường xã lên đường huyện, kết cấu mặt đường nhựa hoặc BTXM. Đến năm 2020 tổng số đường huyện khoảng 712 km.

Đối với đường xã:

  • Tiếp tục nâng cấp cải tạo đường xã, đường thôn xóm, đường ra đồng, đường trên đê bằng đường nhựa hoặc BTXM.

Giai đoạn 2021-2030:

Nâng cấp cải tạo 100% đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V; kết cấu mặt đường nhựa hoặc BTXM. 100% đường xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp A,B đáp ứng yêu cầu quy hoạch nông thôn mới cho giao thông.



Giao thông đô thị: xây dựng các tuyến đường vành đai, các tuyến tránh nhằm phát triển, mở rộng không gian đô thị và hạn chế phương tiện giao thông quá cảnh qua trung tâm thành phố Hải Dương , trung tâm thị xã Chí Linh. Các tuyến đường trong đô thị phải tuân theo quy hoạch không gian đô thị được duyệt.

Đường thôn xóm: Giai đoạn đến 2015: Đường thôn - xóm đạt tỷ lệ mặt đường bằng vật liệu cứng đạt 100%, đến 2020 phấn đấu tỷ lệ đạt 100% mặt đường BTXM.

(4). Định hướng quy hoạch đường gom

Nguyên tắc quy hoạch đường gom

Nguyên tắc quy hoạch xây dựng đường gom vào các quốc lộ căn cứ theo nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ KCHT giao thông đường bộ.

Đường gom đường nhánh là đường phục vụ mục đích gom dòng lưu lượng đơn lẻ hay tập trung vào dòng chính ở những vị trí định trước, không làm cản trở nhiều đến dòng giao thông chính. Vị trí, quy mô của các giao cắt giữa đường gom đường nhánh này hoàn toàn giống như các giao cắt đường bộ thông thường khác.

Đường gom có chức năng gom các dòng giao thông từ các tuyến nhánh (mà không được phép nối trực tiếp với quốc lộ) để nhập vào quốc lộ tại vị trí đấu nối thích hợp đảm bảo ATGT và khả năng thông qua của quốc lộ.

Đường gom hoàn chỉnh bố trí nằm ngoài hành lang ATGT của tuyến chính và coi như một công trình độc lập với tuyến chính.

Ưu tiên xây dựng trước đường gom đối với một số tuyến đường đi qua các khu công, CCN. Đường gom (gồm cả hệ thống cầu vượt dân sinh) được thiết kế tối thiểu đạt cấp IV (theo tiêu chuẩn 4054-2005), với các yếu tố kỹ thuật hình học là: tối thiểu 2 làn xe (mỗi làn rộng 3,5 m), có lề gia cố 1,0 m.

Quy mô đường gom khu dân cư, đô thị: đường gom hoàn chỉnh được thiết kế 2 làn xe. Trường hợp lưu lượng không nhiều có thể thiết kế 1 làn xe nhưng nền phải đủ để 2 xe tránh nhau. Trường hợp rất hạn chế về mặt bằng và lưu lượng xe ít thì có thể thiết kế 1 làn xe và có các đoạn mở rộng nền để tránh xe cách nhau không quá 300m. Trường hợp đoạn đường gom có nhiều người tập trung (công nhân ra về, khu dân cư đông) thì phải có thiết kế hè phố như đường đô thị.

Đường gom của khu đô thị tuân thủ theo quy hoạch đô thị được duyệt.



Tiêu chí lựa chọn nút giao thông

Nút giao thông là nơi, tại đó có hai hay trên hai đường ô tô giao nhau, hoặc là nơi đường ô tô giao với các tuyến đường khác như đường sắt, đường dân sinh, đường chuyên dụng,...

- Các loại nút giao thông: nhiều cách phân loại nút giao thông, nhưng có thể chia ra làm nút giao thông cùng mức, nút giao thông khác mức trực thông và nút giao khác mức liên thông. Tuỳ vào lưu lượng giao thông trên các đường chính, phụ và thực trạng của nút mà mỗi dạng nút trên lại chia ra nhiều loại nút khác nhau.

- Các yêu cầu khi thiết kế nút: Các nút giao thông phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố an toàn, thông thoáng, hiệu quả và mỹ quan.

- Các yếu tố đầu vào để thiết kế nút giao thông: Lưu lượng giao thông, thành phần dòng xe, số liệu TNGT tại các nút (với các nút cải tạo), ý nghĩa các tuyến đường trong nút và ý nghĩa của nút đối với mạng giao thông quốc gia.

Việc lựa chọn loại hình nút giao thông phụ thuộc vào các yếu tố giao thông, vật lý, cảnh quan con người cũng như các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và có tham khảo theo TCVN - 4054-2005.

Nguyên tắc chọn nút giao thông khác mức: Khi tuyến đường cao tốc giao với các đường khác bắt buộc phải thiết kế nút giao khác mức; các nút giao có ý nghĩa quan trọng (khi lưu lượng giao thông lớn) với mạng giao thông của vùng và quốc gia kiến nghị lựa chọn nút giao khác mức.

Việc thiết kế chi tiết nút giao thông cần có nhiều yếu tố phải điều tra khảo sát thực tế như nhu cầu lưu lượng thông qua, tình hình TNGT ở khu vực, mối quan hệ giao thông với các nút cùng khu vực và cả thói quen đi lại của người dân.

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Nội Bài – Hạ Long: xây dựng hệ thống đường gom hai bên tuân theo dự án đường cao tốc được duyệt.

Các quốc lộ 5, 18, 37, 38, 10 quy hoạch 2 bên có đường gom, gom các khu công nghiệp, thương mại và dân cư tập trung.

Đối với các đường tỉnh quy hoạch đường gom dọc hai bên đường và nằm ngoài hành lang bảo vệ công trình giao thông (Theo định hướng quy hoạch các đường tỉnh được quy hoạch chủ yếu cấp III). Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, đối với đường quy hoạch cấp III mỗi bên là 2 mét. Phạm vi hành lang an toàn đường bộ đối với đường ngoài đô thị, quy hoạch cấp III mỗi bên là 13 mét. Trong các trường hợp đặc biệt, có thể bố trí đường gom trong phạm vi hành lang ATĐB, quy mô đường gom dự kiến chiều rộng từ 5-7m, kết cấu láng nhựa, BTN.

Quy hoạch đường gom và các vị trí đấu nối vào hệ thống quốc lộ

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 5 quốc lộ chạy qua, căn cứ theo hiện trạng và quy hoạch các quốc lộ, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu thương mại, đô thị, quy hoạch cụ thể đường gom và các vị trí đấu nối vào quốc lộ như sau:



Quốc lộ 5:

- Đối với các Khu công nghiệp lớn của tỉnh: Phúc Điền, Tân Trường, Đồng Tâm, Đại An, Đaị An mở rộng, KCN Lai Cách, KCN Việt Hoà, KCN Nam Sách, KCN Tầu Thuỷ Lai Vu, Phú Thái quy hoạch hệ thống đèn tín hiệu giao thông từ đường gom nối ra quốc lộ.

- Các đường khu dân cư, đường liên xã, các trạm dịch vụ, khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp và các doanh nghiệp đi theo đường gom và đấu nối vào Quốc lộ 5 theo quy định và cho lắp đèn tín hiệu giao thông tại những điểm giao cắt có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn.

Quốc lộ 18

Đường gom được quy hoạch dọc quốc lộ hiện có, nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, mặt đường rộng 5 – 7m.

Xây dựng đường gom dọc theo tuyến Quốc lộ 18, thống nhất quy hoạch đường gom thành 05 phân đoạn với chiều dài khoảng 12km.

Quốc lộ 37

Đối với các Khu công nghiệp lớn của tỉnh: KCN Nam Sách, KCN Quốc Tuấn, CCN An Đồng, CCN Tân Dân đề nghị bố trí một điểm đấu nối và bố trí lắp đặt đèn tín hiệu giao thông từ đường gom ra quốc lộ. Quy hoạch khoảng 8 km hai bên tuyến Quốc lộ 37.

Đường gom được quy hoạch dọc theo quốc lộ, cách tim đường 20m (nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ), mặt đường rộng 5 – 7m.

Quốc lộ 38

Đường gom được quy hoạch dọc theo Quốc lộ, cách tim đường 20m (nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ), mặt đường rộng 5 – 7m.

Toàn tuyến Quốc lộ 38 qua địa phận tỉnh Hải Dương quy hoạch 4,3km đường gom.

Đối với hệ thống đường tỉnh

Quy hoạch tổng thể đường gom dọc theo các đường tỉnh nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ; đối với đường ngoài đô thị, các đường tỉnh được quy hoạch chủ yếu từ cấp III trở lên, do vậy các đường gom được bố trí cách mép đường, mỗi bên ít nhất là 13 mét (mép đường đã tính phần quy hoạch các tuyến từ cấp IV lên cấp III). Trong các trường hợp đặc biệt, có thể bố trí đường gom trong phạm vi hành lang ATĐB, quy mô đường gom dự kiến chiều rộng từ 5-7m, kết cấu láng nhựa, BTN.

Đối với các đường tỉnh, dự kiến ưu tiên lập quy hoạch đường gom cho các đoạn đường có mật độ giao thông lớn, khu vực tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; như đường 392, 391, 394 …

(5). Định hướng xoá bỏ các điểm đen giao thông

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hải Dương có một số điểm đen giao thông, gây mất ATGT, đó là các giao cắt giữa đường bộ với đường bộ, giữa đường bộ và đường sắt không đảm bảo tầm nhìn, những vị trí đường hẹp, cầu yếu,… gây ảnh hưởng lớn đến tình hình trật tự ATGT và tâm lý người dân.

Quy hoạch cải tạo các điểm đen giao thông đảm bảo phương tiện tham gia giao thông được thuận tiện, an toàn, cụ thể:

Nâng cấp cải tạo các giao cắt giữa đường tỉnh 390 (quy hoạch trùng vành đai 1) với đường sắt thành nút giao khác mức liên thông.

Mở rộng và cải tạo tuyến đường tại các vị trí đường hẹp, thắt cổ chai đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ tuyến và tầm nhìn.

Đối với các tuyến đường trong đô thị thành phố Hải Dương:

Cải tạo các giao cắt như: Ngã tư giao ĐT390 với QL5, nút giao thông ngã ba Tam giang, nút giao Km48 với QL5, ..... đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật tầm nhìn. tập trung rà soát và lắp đặt các cụm đèn tín hiệu tại các ngã tư giao nhau có mật đô giao thông lớn, sơn vạch kẻ đường, gồ giảm tốc, thí điểm tổ chức phân làn giao thông tại một số tuyến đường có đủ điều kiện.

Đối với các tuyến đường ngoài đô thị: Tập trung rà soát các tuyến đường tỉnh tại các vị trí gây ra tai nạn giao thông, phối hợp với ngành công an xác định các vị trí có nguy cơ cao về ATGT, trong đó trước mắt xử lý các điểm đen tại đầu cầu Vạn ( đường 391), đầu cầu vượt trên đường 394.....



  • Xác định vùng cung cấp vật liệu xây dựng đường, kết cấu mặt đường các loại.

Nhu cầu về vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ nay đến năm 2020 sẽ rất lớn. Cần ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng được sản xuất, khai thác trên địa bàn tỉnh như xi măng, đất san lấp mặt bằng, đá, cát xây dựng,...

Căn cứ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến 2020, được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 29/6/2010, các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình giao thông có thể được cung cấp từ các vùng sau:



Đối với đất san lấp mặt bằng các công trình giao thông: định hướng sử dụng tại những khu vực không làm ảnh hướng đến môi trường, đất sản xuất. Các mỏ đất phục vụ san lấp mặt bằng chủ yếu ở thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, cụ thể ở các khu vực sau:

Thị xã Chí Linh: đồi Vọng Vắt xã An Lạc; đồi Hang Hổ xã Hoàng Tiến; đồi Hố Đa xã Văn An; đồi Ông Sao xã Hoàng Tân; phía Tân Nam đồi Trại Tường, đồi Đông Bắc phường Phả Lại, Thị xã Chí Linh; ...

Huyện Kinh Môn: đất đồi Bu Lu thuộc các xã Bạch Đằng, Lê Ninh; Núi Một xã Thái Thịnh; Núi Lim thị trấn Phú Thứ; Núi Giữa xã Duy Tân,...

Đối với đá phục vụ xây dựng công trình giao thông: định hướng sử dụng, khai thác các mỏ đá vôi đã được phát hiện ở huyện Kinh Môn, khai thác sâu các mỏ nguyên liệu đã khai thác (không khai thác các mỏ có đủ chất lượng làm nguyên liệu xi măng),... Các mỏ đá xây dựng cụ thể ở các khu vực sau:

Huyện Kinh Môn: Giai đoạn 2011-2015: Núi Cóc, Núi Thần, Núi áng Sơn thị trấn Phú Thứ; Núi Gấu, Núi Vãi Sư, áng Dâu, áng Rong thị trấn Minh Tân; Núi Kim Trà xã Tân Dân; ...

Giai đoạn 2016-2020: Núi áng Bát, Núi Bắc Tân Sơn, áng Dâu, áng Rong thị trấn Minh Tân; Núi Phúc Sơn, Núi Sẻ, thị trấn Phú Thứ;...

Đối với cát phục vụ xây dựng công trình giao thông: định hướng khai thác trên các đoạn sông Thái Bình, Kinh Thầy, ... những khu vực đảm bảo diện tích khai thác không ảnh hưởng đến an toàn đường thuỷ nội địa, sạt lở bờ sông, biến đổi dòng chảy lòng sông; các khu vực bãi bồi hoặc tích tụ bãi bồi có khả năng nạo vét không làm ảnh hưởng dòng chảy của sông; hạn chế khai thác tại các khu vực địa bàn các huyện Tứ Kỳ, Kim Thành, Gia Lộc, Thanh Hà, Ninh Giang. Không thăm dò, khai thác tại những khu vực sông nội đồng và những con sông nhỏ khu vực Bắc Hưng Hải. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2011-2015:

Sông Thái Bình (khoảng 14,6 triệu m3) gồm: các khu vực bãi bồi Hiệp Cát 1,2 huyện Nam Sách; Bãi bồi Đức Chính huyện Cẩm Giàng; bãi bồi xã Đại Đồng, xã Tứ Xuyên huyện Tứ Kỳ; khu vực nạo vét cồn Vĩnh Trụ xã Bình An, các bãi Xuân Kiều, Nghĩa Xá, Trại Vực,...

Sông Kinh Thầy (khoảng 3,1 triệu m3) gồm: bãi bồi Đồng Lạc thị xã Chí Linh, bãi bồi Cộng Hoà huyện Nam Sách, bãi bồi Phúc Thành huyện Kim Thành; bãi bồi Long Xuyên huyện Kinh Môn,...

Sông Đá Vách (khoảng 1 triệu m3) gồm: xã Tân Cương, xã Bích Nhôi huyện Kinh Môn.

Sông Kinh Môn: (khoảng 5 triệu m3): bao gồm các bãi bồi Phúc Thành, Long Xuyên.

Giai đoạn 2016-2020:

Sông Thái Bình (khoảng 17,5 triệu m3) gồm các bãi Xuân Kiều, Nghĩa Xá, Trại Vực; bãi bồi xã Minh Tân huyện Nam Sách; bãi bồi Đức Chính xã Cẩm Sơn huyện Cẩm Giàng; bãi bồi xã Đại Đồng huyện Tứ Kỳ,...

Sông Kinh Thầy (khoảng 4,5 triệu m3) gồm các bãi Đồng Lạc thị xã Chí Linh; bãi bồi Cộng Hoà huyện Nam Sách; bãi bồi sông Kinh Môn, bãi bồi Kính Chủ, ....

Tổng trữ lượng thăm dò, khai thác đến năm 2020 trên toàn tỉnh đạt khoảng 46,2 triệu m3 cát xây dựng.



3.3.1.2. Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh, các bến xe ô tô.

  • Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh:

Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội của tỉnh, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra rất mạnh ở thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và các khu vực thị trấn, thị tứ trên phạm vi toàn tỉnh. Dự báo trong giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng của vận tải hàng hoá đạt 15,7%/ năm, vận chuyển hành khách đạt 16,8% năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy đòi hỏi một nhu cầu phát triển phương tiện tương ứng.

Hiện tại, các khu vực nội thị của thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và các thị trấn, thị tứ rất thiếu các bến, bãi đỗ xe tĩnh (bãi đỗ cho xe ô tô con, xe tải chở hàng, xe tắc xi,...) dẫn đến tình trạng đỗ xe dọc đường, đỗ sai quy định chiếm dụng lòng đường, gây khó khăn cho việc lưu thông và không đảm bảo ATGT và gây ra nhiều phiền hà cho chủ phương tiện.

Trong giai đoạn tới cần tiến hành xây dựng, quy hoạch các bến đỗ xe tĩnh nhằm đáp ứng nhu cầu dừng đỗ ngày càng cao. Theo đó, tại mỗi thị trấn thuộc huyện bố trí ít nhất một bãi đỗ xe tĩnh cho xe ô tô con, xe ô tô khách, một bãi đỗ xe cho các loại xe tải, mỗi xã có một bãi đỗ xe tải chở hàng. Quy mô của bãi đỗ căn cứ vào lượng xe trên từng thị trấn, từng xã. Riêng đối với thành phố Hải Dương và thị xã Chí Linh số lượng bãi đỗ xe tĩnh được xác định như sau: đối với mỗi phường trong khu nội thị xây dựng một bãi đỗ xe tĩnh cho xe ô tô, ưu tiên quy hoạch bãi đỗ xe con. Các bãi đỗ xe tải bố trí gần các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, các vị trí trên đường vành đai của thành Phố, thị xã tránh xây dựng ở khu vực trong nội thị.


  • Quy hoạch bến xe khách.

Hệ thống bến xe khách có chức năng phục vụ các tuyến vận tải nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng. Trên cơ sở mạng lưới bến xe hiện tại, đặc thù giao thông của tỉnh, quy hoạch mạng lưới bến xe liên tỉnh Hải Dương phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Có vị trí thuận lợi, thu hút được lượng khách không chỉ ở địa phương đặt bến xe, mà còn thu hút các khách ở các địa phương lân cận khác.

  • Nằm trên các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh, các Quốc lộ, các đường tỉnh có mật độ giao thông cao.

  • Phân bố về mặt địa lý hợp lý, đảm bảo tất cả khách hàng có thể trực tiếp, gián tiếp, tiếp cận một cách nhanh nhất.

  • Ưu tiên xây dựng các bến xe khách có quy mô lớn tại Thành phố Hải Dương, Thị xã Chí Linh vì đây là hai khu vực có số hành khách thu hút, phát sinh lớn về hành khách của tỉnh, đồng thời cũng là đầu mối vận tải hành khách của tỉnh Hải Dương

  • Xây dựng bến xe liên tỉnh gắn kết được với các phương thức vận tải khác như: gần ga đường sắt, gần các điểm có nhiều tuyến giao thông xe buýt đô thị.

Dựa trên các yêu cầu trên, các số liệu về hiện trạng và
tiêu chuẩn theo Thông tư số 24/2010/TT-TGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ”, quy hoạch các bến xe tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến 2030 như sau.

Từ nay đến năm 2020:

  1. Thành phố Hải Dương: đầu tư xây dựng một số bến xe đáp ứng yêu cầu giao thông hiện tại và lâu dài, trong đó có gắn với việc đầu tư xây dựng các nhà ga đường sắt, các tuyến đường vành đai của thành phố....

+ Cải tạo bến xe Hải Dương đáp ứng nhu cầu.

+ Xây dựng mới bến xe phía Tây Hải Dương theo tiêu chuẩn bến xe loại 1, diện tích tối thiểu 15.000m2.

+ Xây dựng mới bến xe phía Đông tỉnh theo tiêu chuẩn bến xe loại 2 diện tích 10.000m2 ( dự kiến tại xã Ái Quốc).

+ Xây dựng mới bến xe loại 2 ( diện tích 10.000m2) tại xã Thượng Đạt, bên cạnh cầu Hàn.

+ Tiến hành nâng cấp trang thiết bị đối với bến xe Hải Tân đảm bảo loại 3.


  1. Thị xã Chí Linh.

+ Xây dựng mới bến xe phía Đông, thị xã Chí Linh, vị trí gần QL18 theo tiêu chuẩn bến xe loại 2, diện tích 10.000 m2.

+ Xây dựng mới bến xe phía Tây, thị xã Chí Linh theo tiêu chuẩn bến xe loại 1, vị trí gần QL18, diện tích 15.000 m2.

+ Xây dựng mới bến xe Bến Tắm theo tiêu chuẩn loại 4.


  1. Huyện Ninh Giang.

+ Nâng cấp, cải tạo bến Ninh Giang theo tiêu chuẩn bến xe loại 3, diện tích 5.000m2.

  1. Huyện Bình Giang:

+ Xây dựng bến Kẻ Sặt theo tiêu chuẩn bến xe loại 3 diện tích 5.000m2.

+ Xây dựng mới bến xe Thái Dương theo tiêu chuẩn bến loại 4.



  1. Huyện Cẩm Giàng.

Do Cẩm Giàng nằm ở vị trí có thể kết nối với các bến xe khách của thành phố Hải Dương bằng xe buýt, hoặc phương tiện cá nhân một cách thuận lợi với thời gian ngắn. Hơn nữa, từ Cẩm Giàng có thể đi Hà Nội, hoặc Hải Phòng bằng xe buýt nên giai đoạn từ nay đến 2020 chưa cần tiến hành xây dựng bến xe khách liên tỉnh tại Cẩm Giàng.

  1. Huyện Thanh Miện.

+ Xây dựng mới bến thị trấn Thanh Miện tiêu chuẩn bến xe loại 4, diện tích 3.000m2.

+ Xây dựng mới bến xe bến Trại, tiêu chuẩn bến xe loại 4, diện tích 5.000 m2.



  1. Huyện Tứ Kỳ.

+ Xây dựng bến xe Quý Cao theo tiêu chuẩn bến xe loại 3, diện tích 5.000m2.

+ Xây mới bến xe trung tâm thị trấn Tứ kỳ theo tiêu chuẩn bến xe loại 4, diện tích khoảng 4.000m2.



  1. Huyện Thanh Hà.

+ Nâng cấp bến xe Thanh Hà theo tiêu chuẩn bến xe loại 2, diện tích 10.000m2.

  1. Huyện Kim Thành.

+ Xây dựng mới bến xe Đồng Gia theo tiêu chuẩn bến xe loại 3, diện tích 5.000m2.

  1. Huyện Kinh Môn.

+ Xây dựng mới bến xe tại thị trấn Kinh Môn theo tiêu chuẩn bến xe loại 3, diện tích 5.000m2.

+ Xây dựng mới bến xe Phúc Thành theo tiêu chuẩn bến xe loại 4.



  1. Huyện Nam Sách.

+ Xây dựng mới bến xe Hiệp Cát theo tiêu chuẩn bến xe loại 3, diện tích 5.000m2.

12) Huyện Gia Lộc.

+ Xây dựng mới bến xe loại 1 ( diện tích 30.000m2) tại khu vực xã Gia Hòa, cạnh đường vành đai 2 của thành phố, gần nút giao với đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng.

Định hướng giai đoạn 2021 đến năm 2030: Duy trì cải tạo giữ cấp đối với các bến xe trong giai đoạn trước, nâng cấp một số bến xe có lưu lượng xe lớn.

Giai đoạn trước mắt tập trung xây dựng một số bến xe tải, bãi đỗ xe gắn với quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ đã được phê duyệt, chú ý tới các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm (chợ đầu mối thuỷ sản Ô Mễ, Tứ Kỳ, chợ đầu mối nông sản Văn Thai, Cẩm Giàng, chợ đầu mối nông sản Gia Xuyên, Gia Lộc, chợ đầu mối nông sản Chợ Đọ, Ninh Giang, chợ Đồng Gia, Kim Thành).



3.3.1.3. Quy hoạch các cảng nội địa:

Trước sự gia tăng mạnh mẽ của hàng hóa vận chuyển bằng container, nhu cầu áp dụng vận tải đa phương thức cùng các dịch vụ đi kèm, cũng như vấn đề phát triển KCHT giao thông, kho bãi càng trở nên cấp thiết. Nằm trên hành lang vận tải container quan trọng nhất vùng KTTĐ Bắc Bộ, ICD Hải Dương có nhiều thuận lợi để trở thành một cảng nội địa có quy mô lớn với vai trò là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền vận tải đa phương thức. Vì vậy cảng nội địa Hải Dương có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức vận tải đa phương thức ở khu vực phía Bắc.

Vị trí của ICD Hải Dương nằm trên trục đường quốc lộ 5, tại xã Việt Hòa- TP.Hải Dương, cách cảng Hải Phòng (Chùa Vẽ) 50km, cảng Cái Lân 80km. Tổng diện tích đang khai thác hiện nay của ICD Hải Dương là 3 ha trong tổng số 18 ha được cấp giai đoạn 1.

Định hướng quy hoạch đến năm 2020 cảng ICD Hải Dương sẽ mở rộng thành 30 ha, đến 2030 thành 50 ha.

Giai đoạn 2021-2030: đầu tư xây dựng mới cảng ICD tại khu vực xã Gia Hòa, huyện Gia Lộc gần nút giao với đường cao tốc HN-HP, diện tích khoảng 50 ha.

3.3.2. Quy hoạch giao thông đường sắt.

Các tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh trong tương lai được quy hoạch theo quy hoạch chung của toàn ngành đường sắt Việt Nam. Theo Quyết định số 1436/QĐ- TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có các tuyến đường sắt sau:



  • Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng:

Đây là tuyến đường sắt có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ giúp cho việc trao đổi, thông thương hàng hoá giữa phía Đông với phía tây khu vực Đồng bằng sông Hồng, kết nối Hà Nội với Hải Phòng là 2 trong 3 tỉnh thuộc tam giác phát triển kinh tế của miền Bắc, đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho Hải Dương có thể trao đổi hàng hoá, đi lại thuận tiện, quá trình phát triển KTXH của tỉnh được diễn ra nhanh hơn.

Tuyến có chiều dài 96km, khổ đường 1000mm sẽ được xây dựng tiêu chuẩn đường điện khí hoá, dự kiến giai đoạn hoàn thành trước năm 2020.

Để đảm bảo ATGT và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng thuận tiện cho việc đi lại, khi đầu tư xây dựng tuyến đường, đoạn qua Thành phố Hải Dương cần bố trí trên cao, duy trì đón trả khách tại vị trí ga Hải Dương hiện tại, riêng đối với tác nghiệp xếp dỡ hàng hoá đề nghị di rời ra ngoài thành phố, có thể xem xét tác nghiệp tại ga Tiền Trung.


  • Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân:

Tuyến sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của khu vực, thúc đẩy phát triển KTXH của các địa phương dọc tuyến. Tuyến nằm trong tổng thể đường sắt hành lang Đông Tây, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực phía bắc nhất là khu tam giác trọng điểm kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thúc đẩy các ngành kinh tế, du lịch phát triển nhanh hơn, đồng thời tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế.

Hiện tuyến đang triển khai thi công, tuyến được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn đường lồng 1435mm và 1000mm, đường đơn, tiêu chuẩn đường sắt cấp 2. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương sẽ xây dựng mới Ga Chí Linh tại Km 61+090, xã Hoàng Tiến - Chí Linh. Ga Chí Linh sẽ là ga trung gian với 4 đường đón gửi (trong đó có 2 đường chính tuyến) chiều dài dùng được Ldd = 650m.



  • Tuyến đường đôi Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng.

Đây là tuyến đường sắt nằm trong khu vực hai hành lang một vành đai kinh tế. Việc xây dựng tuyến đường này góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế đồng thời thúc đẩy quan hệ trao đổi hàng hoá giữa vùng Trung du miền núi phía bắc và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Hơn nữa, tuyến còn thúc đẩy phát triển kinh tế tại các tỉnh có tuyến đường sắt đi qua trong đó có Hải Dương.

Tuyến được đầu tư giai đoạn từ 2010 đến năm 2020 theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1435mm, đường điện khí hoá, hướng tuyến quy hoạch đoạn qua Hải Dương nằm bên trái tuyến đường sắt hiện tại.



  • Tuyến đường sắt chuyên dùng Bến Tắm - Phả Lại

Nâng cấp, duy tu và duy trì phát triển tuyến đường sắt này nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển than phục vụ cho nhu cầu hoạt động và phát triển của nhà máy nhiệt điện Phả Lại.

3.3.3. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa

3.3.3.1. Quy hoạch luồng tuyến đường thủy nội địa

Nhu cầu vận tải đường thủy nội địa của tỉnh: Dự báo nhịp độ tăng nhu cầu vận tải đường thủy của tỉnh được dựa trên cơ sở phân tích nhịp độ tăng trung bình trong giai đoạn trước đây, đồng thời có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố khác: tốc độ phát triển kinh tế, xu hướng sử dụng hợp lý các phương thức vận tải để giảm ô nhiễm môi trường trong vùng.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự tính nhu cầu vận tải đường thủy nội địa của tỉnh hàng năm tăng với nhịp độ khoảng 18,7%. Còn giai đoạn 2020 - 2030 khoảng 15,4% .



Каталог: HeThongVanBan -> VBTinh -> Documents
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
HeThongVanBan -> TỈnh hải dưƠng số: 1018 /ubnd-vp v/v kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> BỘ giao thông vận tải số: 1750/bgtvt-vp v/v: Tăng cường tiết kiệm chi phí liên quan đến các lễ động thổ, khởi công, khánh thành và công bố quy hoạch CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> TỈnh hải dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> SỞ giao thông vận tải số: 383 /sgtvt-vp v/v tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng ban an toàn giao thôNG

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương