Më ®Çu Sự cần thiết lập quy hoạch


Quản lý đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch



tải về 1.67 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.67 Mb.
#21016
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Quản lý đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch


Việc đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới các tuyến giao thông và các công trình phục vụ vận tải trên địa bàn Tỉnh phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt, cần xây dựng kế hoạch cụ thể đầu tư phát triển các công trình GTVT trên địa bàn tỉnh.

Các huyện cần xây dựng quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn huyện quản lý, cụ thể hoá thành các kế hoạch đầu tư phát triển KCHT GTNT 5 năm và hàng năm. Cần phải huy động mọi tiềm năng thực hiện các mục tiêu đề ra.

Xác định và cắm mốc chỉ giới theo đúng quy định của pháp luật, giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông nhằm giảm thiểu chi phí đền bù và một loạt các vấn đề có liên quan đến giải phóng mặt bằng khi tiến hành xây dựng sau này.


Quản lý hạ tầng


Hạ tầng đường bộ: Các công trình giao thông sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, sửa chữa lớn phải được quản lý bảo trì. Cần chú trọng thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, thôn xóm trên địa bàn. Hàng năm, chính quyền các cấp cần có kế hoạch bố trí kinh phí để phục vụ công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ do mình quản lý.

Đối với đường tỉnh, kinh phí quản lý, bảo trì đảm bảo tối thiểu đạt mức 60 triệu đồng/km/năm, đối với đường huyện đạt 37 triệu/km/năm. Đối với các đường do xã quản lý, ngoài phần kinh phí được bố trí từ ngân sách của UBND cấp xã, đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm cho xã kinh phí bảo trì từ 1-2 triệu đồng/km/năm.

Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo trì và bảo đảm giao thông đối với các tuyến quốc lộ được uỷ quyền. Phối hợp, tham gia chặt chẽ khi có các dự án mở mới, cải tạo, nâng cấp đưòng bộ quốc gia.

Theo dõi, bám sát thực địa hiện trạng các tuyến đường tỉnh, tiếp tục thực hiện đúng quy định về cột km, cọc tiêu, biển báo và biển chỉ dẫn.

Hạ tầng đường sắt: Phối hợp với ngành đường sắt đảm bảo an toàn ra vào các ga và các đường ngang.

Hạ tầng đường thủy nội địa: Cần tăng cường năng lực theo dõi, quản lý các tuyến đường thủy địa phương; Hàng năm cần phải đảm bảo đủ kinh phí tối thiểu là 37 triệu đồng/km/năm để quản lý và bảo trì những đoạn đường thủy địa phương.


Quản lý vận tải


Quản lý luồng tuyến: Sở GTVT phối hợp với Cảnh sát giao thông tổ chức đội kiểm tra giám sát lưu động trên các tuyến đường bộ cũng như đường sông để ngăn chặn tình trạng phương tiện bắt khách dọc đường, xe chạy ẩu, chở quá tải...đảm bảo an toàn cho con người và phương tiện. Thường xuyên tổ chức nạo vét luồng lạch, bố trí thêm hệ thống hoa tiêu báo hiệu tại các khúc sông thường xảy ra tai nạn hoặc có nhiều chướng ngại.

Quản lý bến bãi: Thực hiện quy chế bắt buộc đối với phương tiện phải vào bến để đón khách hoặc tổ chức đón khách tại một số điểm quy định quá xa bến xe.

+ Xây dựng quy chế hoạt động của phương tiện trong bến, tăng cường kiểm soát kiểm tra bến để tránh các tệ nạn cướp giật, trộm cắp, nghiện hút thường xảy ra tại các bến xe.

+ Tổ chức tuyên truyền về văn minh, vệ sinh trong các bến xe hàng tuần. Trong bến cần xây dựng khu vực riêng chuyên phục vụ khách hàng ngồi chờ xe, khu vực chuyên dành cho lái phụ xe, khu vực bảo trì bảo dưỡng phương tiện sau mỗi hành trình.

+ Sở GTVT cần thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng hoạt động của các bến xe.

+ Các điểm đón khách dọc đường cần được xây nhà chờ như xe buýt để đảm bảo tính an toàn, tiện nghi cho hành khách.

+ Đối với các bến cóc ven sông, cần có những quy định bắt buộc về việc lập bến, các bến được lập cần có những tiêu chuẩn tối thiểu về vốn, độ sâu cho phép, quy mô, các thông số an toàn, ...

5.2. Các giải pháp, chính sách về đầu tư phát triển GTVT.

Sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ trung ương, bộ, ngành cho các công trình trọng điểm, phát huy nội lực địa phương cho các công trình địa phương.

Đầu tư cho quốc lộ và đường cao tốc, đường sông trung ương và đường sắt do trung ương đầu tư. Trong đó khai thác các nguồn vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP),

- Đẩy mạnh việc huy động vốn từ việc khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông, đặc biệt là đối với các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới. Đề nghị UBND tỉnh giao cho Sở GTVT phối hợp với các sở ban ngành liên quan, lập quy hoạch chi tiết các khu đô thị dọc các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới, để tạo nguồn vốn dài hạn để đầu tư xây dựng công trình giao thông.


- Tiếp tục triển khai thực hiện tiếp đề án phát triển GTNT, đến năm 2015 đề nghị nâng mức hỗ trợ của tỉnh cho đầu tư xây dựng đường nhựa và BTXM từ mức hiện tại 20% lên 30%-40%.

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư như liên doanh, liên kết, BOT, BT, Hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP),... để đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe, trung tâm đăng kiểm, ICD,....

- Vốn đầu tư phương tiện vận tải, sẽ do các doanh nghiệp và tư nhân tự đầu tư vì các doanh nghiệp có thể tự đầu tư phương tiện và một phần bến bãi để thu lợi nhuận. Tỉnh có chính sách thu hút doanh nghiệp khi kinh doanh vận tải cần có ưu đãi về vốn đầu tư phương tiện, thuế, cơ sở hạ tầng,...Cần có các chính sách bảo đảm lợi nhuận cho DN như miễn giảm thuế, cho phép thu phí hợp lý, có trợ cấp khi có các biến động lớn của thị trường do thay đổi chính sách của nhà nước.

- Nguồn thu từ phí giao thông: Với các công trình giao thông đòi hỏi vốn đầu tư lớn như cầu phà, bến, bãi, đường, cảng cần tổ chức thu phí ở mức hợp lý và lấy tiền thu phí trang trải cho các khoản đầu tư khác có liên quan đến GTVT. Thu phí giao thông phải trên nguyên tắc đối tượng thu phí có sử dụng và việc sử dụng có sinh lợi nhờ công trình giao thông.

- Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Thu hút nguồn vốn FDI bằng cách tạo sự tăng trưởng ổn định trong nền kinh tế , các lĩnh vực cho phép đầu tư FDI phải rõ ràng, đa dạng. Chính sách nhất quán, lâu dài và đảm bảo được quyền lợi nhà đầu tư. Phương thức đầu tư có thể là liên doanh liên kết hoặc dưới dạng BOT, BT...




5.3. Các giải pháp, chính sách đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ số vụ và thiệt hại về người bị TNGT, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ KCHT, tổ chức vận tải, đào tạo, sát hạch, tuyên truyền, cứu hộ, tăng cường sự quản lý của Nhà nước,...

Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện quyết liệt các giải pháp của Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông. Kiên quyết khắc phục những tồn tại trong công tác QLNN về bảo đảm trật tự ATGT, tổ chức tốt việc điều hành, phối hợp giữa các ban, ngành, các hội đoàn thể, các lực lượng, các địa phương;

Kiện toàn tổ chức quản lý ATGT các cấp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trật tự ATGT trên cả chiều rộng và chiều sâu. Tập trung tuyên truyền NQ32 của Chính phủ, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thuỷ nội địa,...

Tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự ATGT. Duy trì biện pháp xử lý mạnh, kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự ATGT. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông mở các đợt cao điểm xử lý các hành vi vi phạm giao thông theo chuyên đề, đặc biệt xử lý các xe chở khách, xe quá tải, quá khổ, xe container, xe chuyên chở vật liệu,... vi phạm luật ATGT.

Đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng KCHT giao thông, nâng cao tốc độ khai thác đồng thời với các biện pháp giảm thiểu rủi ro như lắp đặt hệ thống báo hiệu đầy đủ, phân luồng giao thông hợp lý, tiến tới áp dụng các công nghệ giao thông hiện đại về dẫn đường và cảnh báo từ xa.

Rà soát, xác định để tiếp tục xử lý các “điểm đen” trên các tuyến đường đang khai thác; đối với các tuyến xây dựng mới phải được thẩm định về ATGT gắn với việc xây dựng các nút giao, cống dân sinh và xử lý điểm đen trên tuyến.

Chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm kỹ thuật phương tiện. Tăng cường công tác quản lý phương tiện và người điều kiển phương tiện. Kiên quyết không để phương tiện không đủ điều kiện kỹ thuật tham gia giao thông. Xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng không hợp lệ.

Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do TNGT gây ra.

Có cơ chế chính sách phát triển đồng bộ giữa KCHT giao thông và phương tiện; giữa vận tải và xếp dỡ; Bảo đảm hành lang ATGT theo quy định, triệt để thực hiện đúng điều lệ đường ngang (giao cắt giữa đường bộ và đường sắt);

Kiên quyết dỡ bỏ các đường đấu nối bất hợp pháp và hạn chế việc mở mới các đường đấu nối trực tiếp vào quốc lộ, đường tỉnh;

Lấy tiêu chí giao thông đường bộ thân thiện với môi trường để thực hiện các dự án đầu tư vào KCHT giao thông cũng như phương tiện vận tải, cơ sở công nghiệp GTVT.

Xây dựng các nút giao cắt lập thể tại các nút giao thông có mật độ phương tiện quá cao. Trên các tuyến đường giao thông phải có các biển báo chỉ dẫn cho người tham gia giao thông như: Biển báo nguy hiểm, biển hạn chế về tốc độ......

Nghiêm cấm các hành vi vi phạm hành lang ATGT và chỉ giới ATGT. Có biện pháp xử phạt nặng đối với các hành vi vi phạm hành lang và chỉ giới ATGT.

Thực hiện việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với những người tham gia giao thông. Phạt nặng các phương tiện quá hạn mà vẫn tham gia giao thông. Kiên quyết xóa bỏ các bến dù và bến tạm.

Có kế hoạch thay thế và bổ sung các phương tiện cũ hết thời hạn sử dụng bằng các phương tiện mới đủ tiêu chuẩn về kỹ thật và môi trường.

Thực hiện việc tuyên truyền về và học tập về luật ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5.4. Các giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường.

Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công, xây dựng các công trình giao thông

Tái định cư: là vấn đề nhạy cảm đối với nhân dân trong khu vực có tuyến đường đi qua, vì vậy khi phương án được lựa chọn phải công khai phạm vi giải toả, giá cả đền bù hay hỗ trợ tái định cư cho từng đối tượng



  • Chất thải rắn và bảo vệ tài nguyên nước: các phế liệu, vật liệu vương vãi trên mặt bằng, chất hữu cơ, vô cơ trong sinh hoạt, nước thải ... phải thu gom, xử lý kịp, hạn chế việc tràn dầu mỡ hoá chất ra mặt đất, mặt nước...

  • Xây dựng, khai thác các trạm trộn BTN phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương.

  • Giảm ồn, ngăn ô nhiễm không khí: khi làm xong nền đường phải làm nhanh mặt đá và mặt nhựa, khi chưa kịp làm mặt nhựa, phải thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm, hạn chế bay bụi khi khô, lầy lội khi mưa

  • Trồng cây xanh, xây tường chắn ở những nơi có tuyến đường đi qua các khu đô thị và các thị trấn nhằm ngăn cách đường xe chạy với khu dân cư sinh sống, giảm tiếng ồn, ngăn bụi, cảnh quan...

  • Cam kết thực hiện các kế hoạch quản lý môi trường và giám sát môi trường đầy đủ,

Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình quản lý, khai thác các công trình giao thông

Trong giai đoạn này vấn đề cần quan tâm phòng chống TNGT, giảm phát thải và giảm tiếng ồn của phương tiện cơ giới đường bộ



Đối với vấn đề ATGT, trong quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý đường bộ cũng có thể góp phần giảm TNGT như thiết kế đủ tầm nhìn, không để cây cỏ, các chướng ngại vật làm giảm hoặc che khuất tầm nhìn; lắp đặt hệ thống biển báo, lan can phòng hộ, phân luồng, đảm bảo độ nhám cần thiết của mặt đường, sửa chữa kịp thời các hư hỏng.

  • Thường xuyên làm sạch mặt đường, sửa chữa kịp thời hư hỏng, hạn chế đào mặt đường để làm đường nước, đường điện ...

  • Sử dụng phương tiện theo niên hạn quy định và thắt chặt tiêu chuẩn phát thải đối với phương tiện GTVT đường bộ để hạn chế khí thải độc hại phát ra. áp dụng các tiêu chuẩn EURO 3, 4...hoặc mức tiêu chuẩn tương đương khác.

  • Tăng cường sử dụng phương tiện vận chuyển hành khách cộng cộng. Quy hoạch đã đề xuất các phương án như phát triển giao thông công cộng trong các đô thị. Các phương tiện cơ giới đường bộ phải đạt tiêu chuẩn EURO 4 vào năm 2020.

  • Tăng cường công tác kiểm tra và bảo dưỡng: Hệ thống kiểm tra đo đạc sự phát thải của phương tiện vận tải nhằm xác định tổng các phần gây ô nhiễm và yêu cầu sửa chữa những phần không đạt tiêu chuẩn là cách tiếp cận tiêu chuẩn trên toàn thế giới nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

  • Sử dụng nhiên liệu thay thế bao gồm khí ga như khí ga tự nhiên, nhiên liệu hóa lỏng, nhiên liệu sinh học và điện. Nhiên liệu thay thế là loại nhiên liệu được biết đến là nhiên liệu sạch ít phát thải khí ô nhiễm, tuy nhiên để thành công trong việc chuyển đổi nhiên liệu phải xem xét đến các yếu tố như sẵn các nhiên liệu, hệ thống phân phối, trạm bán nhiên liệu và chi phí liên quan đến việc thay đổi kết cấu phương tiện, bảo dưỡng và hoạt động.

  • Quản lý giao thông: Lượng nhiên liệu sử dụng và khí thải thay đổi đáng kể theo tốc độ của phương tiện. Theo nguyên lý thì quản lý giao thông có thể giảm nhiên liệu và khí thải bằng cách cho các dòng phương tiện được thông suốt. Tốc độ dòng ổn định là yếu tố quan trọng để giảm khí thải nguy hại trên mỗi quãng đường di chuyển.

  • Thiết kế hệ thống giao thông: Thiết kế hệ thống giao thông như thiết kế, xây dựng đường vành đai và đường tránh nhằm giảm lưu lượng phát thải khí ô nhiễm, tiếng ồn lên khu vực dân cư.

5.5. Các giải pháp, chính sách phát triển KHCN, ứng dụng khoa học kỹ thuật có liên quan đến tổ chức quản lý giao thông.

  • Công nghệ khảo sát thiết kế: Khuyến khích và sử dụng và áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác khảo sát, thiết kế nhằm đạt độ chính xác và rút ngắn thời gian trong quá trình lập dự án, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

  • Xây dựng, bảo trì các công trình cầu, đường, bến, bãi... Cần khuyến khích mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực GTVT để đạt hiệu quả tối đa nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành vận tải, giảm TNGT và ô nhiễm môi trường. Cần nâng tỷ lệ cơ giới hoá công tác bảo trì, đảm bảo chất lượng và tăng thời gian sử dụng của công trình, giảm chi phí sửa chữa.

  • Từng bước hiện đại hoá phương tiện vận tải, áp dụng các công nghệ và phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức, logistics;

  • Áp dụng công nghệ thông tin vào điều hành quản lý;

5.6. Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.

Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả để cung cấp đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho các thời kỳ phát triển.

- Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và công nhân lành nghề, đồng bộ kể cả trong khâu thiết kế, quản lý giám sát dự án, thi công và quản lý về GTVT. Đặc biệt là công nghệ mới về đường thu phí đường, hệ thống giao thông thông minh, đường bộ cao tốc,..

Mặt khác tỉnh cần chú ý đào tạo cán bộ ở các DNNN và DNTN để có nhiều chủ doanh nghiệp làm ăn giỏi.

Đào tạo kỹ lưỡng các thợ bậc cao, có tay nghề vững, có cơ chế chính sách thích hợp khuyến khích cá nhân làm cầu, đường, quan tâm chính sách nâng cao đào tạo, tận dụng nguồn nhân lực trong tỉnh tham gia vào xây dựng KCHT GTVT; Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao là rất cần thiết cho sự phát triển GTVT trong tương lai.

Tạo điều kiện thuận lợi và thu hút cán bộ khoa học về công tác tại các cơ sở giao thông đường bộ, đường sông của địa phương.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý hiện có cần được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản lý, nhưng trong tương lai cũng cần đội ngũ cán bộ quản lý trẻ kế cận. Vì thế cũng cần có chính sách thu hút cán bộ trẻ về công tác tại Hải Dương thông qua việc cấp học bổng cho con em địa phương đang học tại các trường đại học trong nước, để sau khi tốt nghiệp các em trở về phục vụ quê hương. Đối với cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trẻ mới ra trường tốt nghiệp từ loại giỏi trở lên mà ở địa phương khác đến làm việc tại Hải Dương thì cần có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút nhân lực có chất lượng cao. Cán bộ càng có trình độ cao càng được hưởng lương và phụ cấp tương xứng.

Cần tạo môi trường thuận lợi để các cán bộ trẻ được đem hết tài năng trí tuệ sáng tạo trong công việc được giao nhằm hướng tới mục tiêu trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học có trí thức, năng động, sáng tạo.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đầu tư các trung tâm đào tạo lái xe,... tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các trường, các trung tâm đào tạo lái xe trong tỉnh.

- Thực hiện chương trình đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề. Mở rộng các hình thức đào tạo: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo ở trong nước và nước ngoài, đào tạo trong nước kết hợp với đào tạo nước ngoài, đào tạo theo trường trường lớp và tự đào tạo;



5.7. Giải pháp về sử dụng qũy đất có liên quan đến an ninh lương thực.

Trong hai thập niên vừa qua, quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp diễn ra mạnh mẽ đó khiến đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể. Theo thống kê, diện tích đất canh tác lúa của cả nước đến cuối năm 2007 chỉ còn 4,1 triệu ha, giảm 362.000 ha so với năm 2005. Dự báo, từ nay đến năm 2025, nước ta có thể phải lấy 10-15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác để phát triển công nghiệp.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khoảng 130 triệu người vào năm 2035 phải cần tới 36 triệu tấn thóc. Và để đạt được sản lượng này, Việt Nam cần phải duy trì tối thiểu 3 triệu ha đất chuyên trồng lúa hai vụ để có 6 triệu ha đất gieo trồng.

Vì vậy, việc quy hoạch và phát triển GTVT trên địa bàn tỉnh Hải Dương cần hạn chế mở mới các tuyến đường đi qua các khu vực đất trồng lúa, hoa màu, đặc biệt là những nơi có năng suất cao.

Tổng quỹ đất theo quy hoạch đến năm 2020 dành cho giao thông là 5.744 ha, đã tính bao gồm phần đất dành cho đường bộ, bến thủy nội địa, bến bãi..... và phần đất hành lang bảo vệ công trình giao thông; trong đó chủ yếu là các công trình cải tạo nâng cấp trên các tuyến cũ đã có, chỉ mở rộng theo quy hoạch, do vậy phần diện tích trên ít ảnh hưởng đến diện tích đất lúa, chủ yếu chiếm dụng tại các tuyến đường mở mới như trục bắc- nam của tỉnh, đường vành đai 5, đường 394B, các tuyến đường mở mới, kéo dài...

5.8. Các giải pháp, chính sách liên quan khác.

Các giải pháp, chính sách phát triển công nghiệp GTVT: Tạo điều kiện về đăng ký kinh doanh , mặt bằng đất nhà x­­ưởng, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực chế tạo, lắp ráp ph­­ương tiện vận tải đường bộ, đ­­ường sông để tranh thủ vốn, công nghệ, trình độ quản lý điều hành, đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật cao; Hỗ trợ các hình thức mua bán ph­­ương tiện thông qua hình thức bán chịu, trả góp cho ng­­ười mua ph­­ương tiện (nhất là đối với các hộ nông dân sau khi xe công nông bị xoá bỏ).

Các giải pháp, chính sách phát triển vận tải: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải đ­­ường bộ, đường sông; khuyến khích doanh nghiệp khai thác vận tải hành khách công cộng. Tăng c­­ường quản lý nhà n­­ước về nâng cao chất l­­ượng ph­­ương tiện chất lượng dịch vụ, giá cả và ATGT; Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khi tham gia kinh doanh vận tải, đảm bảo quyền lợi của khách hàng; Phát triển đa dạng các dịch vị vận tải, đón trả khách, vận tải kiểu buýt, cải thiện hệ thống bán vé, bến bãi; Tăng cường phát huy vai trò của tổ chức hiệp hội vận tải để tuyên truyền bảo vệ lợi ích của khách hàng và chủ ph­­ương tiện.

PhÇn VI

KÕt luËn, kiÕn nghÞ, Tæ chøc thùc hiÖn

vµ C«ng bè quy ho¹ch

TÍNH ĐỘT PHÁ CỦA QUY HOẠCH:

Việc lập đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến 2020 và định hướng đến 2030” có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Là cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông hợp lý và thống nhất trong toàn tỉnh, có quy mô phù hợp với từng vùng, từng địa phương, hình thành những trục giao thông kết nối các cụm, khu vực phát triển kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành GTVT. Từng bước xây dựng ngành GTVT tỉnh Hải Dương phát triển đồng bộ và hiện đại cả về KCHT, về vận tải và công nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng theo hướng CNH-HĐH nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, tiện nghi, an toàn, nhanh chóng, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến 2020 và định hướng đến 2030 được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT quốc gia, vùng, lãnh thổ.

GTVT Hải Dương cần được ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp phát triển KT-XH tỉnh. Cần tổ chức quản lý, thực hiện đúng quy hoạch có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Việc đề xuất và thực hiện quy hoạch có lộ trình dài, do vậy trong đồ án quy hoạch này, Sở GTVT đã có khảo sát và làm việc với các tỉnh lân cận để cập nhật các chiến lược GTVT có liên quan, đề xuất thực hiện tạo ra các bước đột phá lớn về nhận thức trong công tác quy hoạch, trong đó tập trung vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, mở mới một số tuyến đường giao thông nối với các vùng trọng điểm của tỉnh đi lại còn khó khăn, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Ngoài ra, các đề xuất trong quy hoạch còn tạo ra bước đột phát lớn về xây dựng và phát triển giao thông nông thôn; đến năm 2015, phấn đấu 90% đường xã được rải nhựa, BTXM, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về xây dựng chương trình nông thôn mới.

KIẾN NGHỊ

Để đạt được những mục tiêu về phát triển GTVT như trong quy hoạch đã đề ra, xin kiến nghị với Chính phủ, Bộ GTVT và các Bộ, Ban ngành liên quan các kiến nghị sau:



A. Đối với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương

  • Kiến nghị Chính Phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành TW hỗ trợ, ưu tiên hơn nữa về cả vốn và kỹ thuật đầu tư phát triển KCHT giao thông tỉnh Hải Dương.

  • Kiến nghị Bộ GTVT thực hiện việc nâng cấp, xây dựng các công trình giao thông thuộc Bộ quản lý, hỗ trợ các dự án địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Các công trình chính gồm:

+ Về đường cao tốc:

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng

Sớm có quyết định hướng tuyến cụ thể đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long (đoạn qua tỉnh Hải Dương).

+ Về quốc lộ:

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh QL5, QL10, QL18, QL37, QL 38. Trong đó một số dự án đã có quyết định đầu tư, đề nghị cho triển khai và bố trí sớm vốn đầu tư.

Đề nghị nâng cấp đường tỉnh 399 lên quốc lộ (trước năm 2020). Chuyển đoạn: Cầu Hàn và đường 2 đầu cầu về quốc lộ 37 thay đoạn QL37 đi chung QL5 hiện nay và một phần đoạn QL37 cũ từ ga Tiền Trung đến xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách sau khi đoạn tuyến này được đầu tư xong.



  • Cần có những chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương tham gia đầu tư phát triển KCHT giao thông, nâng cao các dịch vụ, công nghiệp GTVT đáp ứng được nhu cầu.

  • Đề nghị Nhà nước ưu tiên hơn nữa nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước cho phát triển giao thông tỉnh Hải Dương.

B. Đối với tỉnh Hải Dương

  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Ban ngành Trung ương, chỉ đạo các ban ngành ở địa phương để thực hiện quy hoạch được phê duyệt.

  • Tận dụng và huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh.

  • Có cơ chế thu hút vốn, cân đối tài chính hợp lý hàng năm giữa đầu tư và bảo trì KCHT giao thông để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Tæ chøc thùc hiÖn quy ho¹ch

Trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng phải triệt để tuân thủ quy hoạch được phê duyệt, chỉ cho phép điều chỉnh chi tiết cho phù hợp với tình hình mới.

Quy hoạch phát triển các khu dân cư, đô thị phái hết sức lưu ý không sử dụng vào chỉ giới quy hoạch xây dựng các tuyến đường sau này. Các quy hoạch xây dựng phải có giải pháp thiết kế đồng bộ với quy hoạch giao thông.

Thông báo công khai quy hoạch các tuyến đường để nhân dân và các ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp nắm được, phối hợp trong quá trình thực hiện.

Căn cứ quy hoạch được duyệt, ngành GTVT sẽ phối hợp với các ngành chức năng triển khai và hướng dẫn cho các địa phương tiến hành việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển GTVT trên địa bàn, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.


  • Phân công phối hợp các ngành thực hiện quy hoạch.

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương; UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành các cấp triển khai đồng bộ theo chức năng nhiệm vụ của các Ban, Ngành:

1. Sở Kế hoạch và đầu tư: Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đã được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở GTVT, Sở Tài chính và các ngành liên quan tính toán cân đối, huy động các nguồn lực, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để thực hiện. Trong khi triển khai có phát sinh cần tính toán điều chỉnh và thông báo kịp thời cho các ngành để thực hiện. Phối hợp với Sở GTVT và các Sở, Ban, Ngành triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nói chung và xúc tiến đầu tư vào ngành GTVT của tỉnh nói riêng.

2. Sở Tài Chính: Phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở GTVT và các Sở, ban ngành khác nghiên cứu, cân đối bố trí vốn bảo trì và xây dựng cho các dự án đầu tư phát triển GTVT theo quy hoạch được duyệt;

3. Sở GTVT: là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh về quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt. Sở có nhiệm vụ trực tiếp triển khai thực hiện nội dung của quy hoạch và tiến hành triển khai các dự án theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Trên cơ sở nội dung quy hoạch được phê duyệt, Sở GTVT cần tiến hành lập kế hoạch ngắn và trung hạn cho việc phát triển hệ thống GTVT trên địa bàn Tỉnh phù hợp với định hướng phát triển KTXH của tỉnh; hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch này, trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định; định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.

- Xác định và cắm mốc chỉ giới theo đúng quy định của pháp luật, dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông nhằm giảm thiểu chi phí đền bù và những vấn đề có liên quan đến giải phóng mặt bằng khi tiến hành xây dựng sau này.

- Đối với một số tuyến đường quy hoạch xây dựng mới, có hướng phát triển thuận lợi ( đường trục bắc- nam của tỉnh, đường vành đai 5, đường đầu cầu Hàn, đường tỉnh 394B, v.v...) tổ chức cắm mốc chỉ giới để quản lý quy hoạch tính từ tim đường ra mỗi bên 250m.


- Đề nghị UBND tỉnh giao cho Sở GTVT phối hợp với các sở ban ngành liên quan, lập quy hoạch chi tiết các khu đô thị dọc các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới, để tạo nguồn vốn dài hạn đầu tư xây dựng công trình giao thông.


4. Sở Xây dựng: Chỉ đạo triển khai các dự án về sản xuất vật liệu xây dựng. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng các dự án giao thông đô thị, thị xã, thị trấn,... phù hợp với quy hoạch tổng thể GTVT toàn tỉnh.

5. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phối hợp với các Sở Tài nguyên & môi trường, sở GTVT, sở Xây dựng và các Sở, Ban, Ngành có liên quan quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án kết hợp thủy lợi với GTVT. Đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở GTVT đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo, hạn chế tác động đến môi trường khi thực hiện quy hoạch. Phối hợp với Sở GTVT, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh quản lý chặt chẽ quỹ đất theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu cải tạo nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng GTVT trên địa bàn Tỉnh theo quy hoạch được duyệt.

7. Sở Khoa học và công nghệ: Thẩm định, đánh giá trình độ khoa học và công nghệ của các dự án đầu tư mới nhằm đảm bảo phát triển GTVT bền vững.

8. Sở Công Thương: Phối hợp với sở GTVT quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch trạm xăng dầu, khu công nghiệp, CCN và dự án có liên quan khác.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với sở GTVT và các Sở, Ban ngành của tỉnh để triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển GTVT trên địa bàn. Các huyện, thị xã, thành phố cần xây dựng quy hoạch phát triển GTNT, giao thông đô thị trên địa bàn quản lý, cụ thể hoá thành các kế hoạch đầu tư phát triển KCHT GTNT 5 năm và hàng năm. Cần phải huy động mọi tiềm năng thực hiện các mục tiêu đề ra. Phối hợp với Sở GTVT thường xuyên kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT trên địa bàn đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích được quy hoạch.

Công bố quy hoạch: sau khi Quy hoạch được phê duyệt cần được công bố công khai để các cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân biết.

Thời gian thực hiện quy hoạch: từ nay đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

Së GTVT H¶i D­¬ng - ViÖn ChiÕn l­îc vµ Ph¸t triÓn GTVT (TDSI)



Каталог: HeThongVanBan -> VBTinh -> Documents
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
HeThongVanBan -> TỈnh hải dưƠng số: 1018 /ubnd-vp v/v kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> BỘ giao thông vận tải số: 1750/bgtvt-vp v/v: Tăng cường tiết kiệm chi phí liên quan đến các lễ động thổ, khởi công, khánh thành và công bố quy hoạch CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> TỈnh hải dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> SỞ giao thông vận tải số: 383 /sgtvt-vp v/v tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng ban an toàn giao thôNG

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương