Më ®Çu Sự cần thiết lập quy hoạch



tải về 1.67 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.67 Mb.
#21016
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Các bến thủy nội địa:

+ Phát triển các bến thủy có nhu cầu xếp dỡ lớn. Các bến xếp dỡ nhỏ được khuyến khích đầu tư xây dựng công trình bến, bổ sung phương tiện thiết bị xếp dỡ để nâng cao năng lực thông qua đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Lập quy hoạch chi tiết các bến thủy nội địa, có các dự án đầu tư phát triển bến, trang thiết bị xếp dỡ để nâng cao năng lực của các bến. Xây dựng quy chế quản lý các bến xếp dỡ hàng hóa đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác kinh doanh và bảo vệ môi trường. .

+ Bến mỏ Đá Thống Nhất; bến Phúc Sơn; bến Xi Măng Duyên Linh là các bến chuyên dụng, trong giai đoạn tới cũng cần có nghiên cứu quy hoạch chi tiết để phát triển các bến này thành cảng có năng lực lớn hơn 100 000T/năm.

+ Bến Ngọc Châu: Cần có Dự án nghiên cứu quy hoạch xây dựng cầu tàu và phát triển bến thuỷ nội địa này thành bến khách du lịch phục vụ thác tuyến vận tải khách Hải Dương - Kiếp Bạc.

+ Xây dựng lại một cầu tầu khách và bến tại khu vực Kiếp Bạc. Xây các bến đoạn giữa cầu Tiên Kiều- cầu Giám; đoạn Nấu Khê- Phả Lại;

+ Xây dựng và hoàn thành các bến cảng cụm công nghiệp tàu thủy - cảng đường thuỷ: gồm cảng Lai vu có diện tích 28,3 ha và bãi container có diện tích 15,6 ha. Chi tiết quy hoạch 23 bến thủy nội địa xin xem phụ lục.

+ Đầu tư xây dựng bến cảng thủy nội địa Thanh Thủy, trên sông Văn Úc tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, khu vực cầu Hợp Thanh.

+ Đầu tư xây dựng bến cảng thủy nội địa Vĩnh Lập, trên sông Văn Úc, tại xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, gần khu vực nút giao với đường cao tốc HN-HP.

3.4. Quy hoạch phát triển luồng tuyến vận tải.


  • Quy hoạch phát triển hợp lý trên mạng lưới giao thông của tỉnh.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh sẽ được thực hiện bởi các loại hình: vận tải đường bộ, vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường sắt.Việc tổ chức vận tải hợp lý trên mạng lưới giao thông của tỉnh là sự kết hợp hài hoà nhất giữa các phương thức vận tải này. Để tổ chức hợp lý, kết hợp hài hoà giữa các phương thức vận tải trên địa bàn tỉnh trước hết cần phải xem xét đặc thù từng loại hình vận tải.

a, Vận tải đường sắt.

Cự ly vận tải hợp lý là trên 300km, chủ yếu vận tải hành khách đường dài, vận tải hàng hoá có khối lượng lớn. Ngoài ra đường sắt còn đảm nhận vận chuyển hàng hoá có khối lượng lớn phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vận tải liên vận và quá cảnh trên các tuyến đường sắt xuyên Á và quốc tế.



b, Vận tải đường bộ.

Thích hợp với việc vận chuyển đường ngắn, chủ yếu là hàng hoá và hành khách nội tỉnh. Thực hiện việc gom hàng, rút hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác. Vận tải đường bộ giữ vai trò chủ đạo hoặc độc tôn ở các vùng trung du, miền núi, nơi các phương thức vận tải khác khó hoặc không phát triển được. Ngoài ra, còn đảm nhận vận tải liên vận và quá cảnh trên các tuyến đường bộ xuyên á, các hành lang Đông tây của khu vực phía Bắc.



c, Vận tải đường thủy nội địa

Vận tải đường thủy nội địa vận chuyển các mặt hàng có khối lượng lớn, tốc độ đưa hàng không đòi hỏi cao, chủ yếu vận chuyên hàng siêu trường, siêu trọng, vận chuyển hàng rời, vật liệu xây dựng, vận chuyển nguyên, vật liệu phục vụ cho các nhà máy, khu chế xuất, các máy móc thiết bị hoặc cấu kiện xây dựng lớn. Vận tải đường thủy sẽ chiếm ưu thế trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách tại những khu vực có lợi thế về đường sông, có mật độ đường sông cao, khó xây dựng hoặc chi phí xây dựng các loại hình vận tải khác có chi phí xây dựng rất cao.

Trên cơ sở đó, để có thể phát triển hài hoà, hợp lý các phương thức vận tải trên mạng lưới giao thông của tỉnh thì việc phát triển phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:

+ Vận tải hành khách.

Phát triển mạnh, nhanh các tuyến vận tải đường bộ đối với các tuyến vận tải hành khách nội tỉnh và các tuyến liên tỉnh có cự ly ngắn, trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới xe buýt, đặc biệt là các tuyến xe buýt nội tỉnh. Bên cạnh vận tải đường bộ, vận tải đường sắt đảm nhận vận chuyển lượng hành khách đi Hà Nội và Hải Phòng, phương thức này sẽ rất hiệu quả khi tuyến đường điện khi hoá Hà Nội - Hải Phòng đưa vào sử dụng.



+ Vận tải hàng hoá.

Tận dụng tối đa lợi thế về vận tải đường thủy của tỉnh, vận tải thủy sẽ vận tải các mặt hàng rời, vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi)... phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh. Vận chuyển than phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Hải Dương tại Kinh Môn... Vận tải đường bộ vận chuyển các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt đặc biệt là vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vận tải đường sắt sẽ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các hàng hoá có khối lượng lớn từ cảng Hải Phòng, khu vực Lào Cai các tỉnh phía bắc. Vận tải đường sắt nên được đặc biệt chú ý khi tuyến đường sắt điện khí hoá Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đường sắt đôi Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng đưa vào khai thác, sử dụng.



  • Quy hoạch các tuyến vận tải .

+ Vận tải hàng hoá.

Vận tải hàng hoá của tỉnh trong tương lai được thực hiện trên các trục giao thông chính: Trục QL5, cao tốc QL5, đường QL18, đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái, QL37, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cùng với các tuyến sông trung ương như: Thái Bình, Sông Thương, Sông Luộc, Sông Kinh Thầy... và 6 tuyến sông địa phương... Hàng hoá sẽ được vận chuyển trên các tuyến trục này sau đó vận chuyển theo các trục đường tỉnh, huyện, đường đô thị và giao thông nông thôn đến nơi tiêu thụ.

Các trục giao thông quan trọng như: QL5, Cao tốc QL5, QL18, cao tốc Nội Bài - Hạ Long -Móng Cái, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng sẽ đảm nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của tỉnh, vận tải hàng hoá liên tỉnh. Các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện...sẽ đóng vai trò tiếp chuyển vận tải từ các tuyến trục đồng thời đảm nhận vận chuyển hàng hoá nội tỉnh phục vụ các nhu cầu vận chuyển trong phạm vi tỉnh.

+ Vận tải Hành khách.

Hiện tại, với 86 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng đường bộ với rất nhiều điểm đến trên cả nước thể hiện thu hút, phát sinh đối với vận chuyển hành khách là tương đối đa dạng. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có một số lượng không nhỏ chuyến đi đến các tỉnh vùng Tây nguyên, vùng đông Nam bộ, đây là các tuyến có cự ly vận chuyển khá dài ngoài ra còn có các tuyến đi Đông bắc và Tây bắc như Lạng Sơn và Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La và một số tuyến đi ngắn như Hà Nội,Thái Bình...

Trong giai đoạn tiếp theo, các tuyến vận tải này cần tiếp tục duy trì và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, đồng thời có thể mở mới các tuyến vận tải đến các khu vực khác nếu có nhu cầu trên nguyên tắc: Dịch vụ vận tải này phải kinh doanh vận tải đúng theo tuyến, đón trả khách tại bến, chất lượng phục vụ hành khách trong quá trình vận chuyển, cũng như ở bến không ngừng nâng cao. Kiên quyết không sử dụng và loại bỏ các xe quá hạn. Nâng cao chất lượng, tiện nghi của phương tiện, tăng cường các chuyến vận tải khách chất lượng cao. Tổ chức các loại hình dịch vụ vận tải đa dạng đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng.

Ngoài việc phát triển các tuyến vận tải khách liên tỉnh, tiến hành tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt, đảm bảo nhu cầu đi lại nội tỉnh, đi lại liên tỉnh với các tỉnh lân cận. Tổ chức hoạt động xe buýt khi có điều kiện về cung cầu là phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhà nước, nó đáp ứng nhu cầu đi lại ngày tăng của người dân với chất lượng dịch vụ được cải thiện ngày càng cao.



  • Lựa chọn phương tiện vận tải (đường bộ, đường sông)

(1). Phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ

a) Hàng hoá :

Phát triển các loại phương tiện mới phù hợp với mạng lưới cầu đường theo cấp tải trọng, đặc biệt chú trọng công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới để nâng cao an toàn vận tải. Trong phạm vi tính toán quy hoạch GTVT, việc phân tích và lựa chọn phương tiện vận tải bộ được tiến hành dựa trên loại hàng hóa và cự ly vận tải. Qua số liệu thống kê về hiện trạng phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ, dựa trên các kết quả nghiên cứu khác, đề xuất các loại xe tải phù hợp với các loại hàng hóa như sau:



  • Hàng rau quả thực phẩm trái cây sử dụng xe 3-7 tấn.

  • Hàng lương thực, thương nghiệp sử dụng xe 4-8 tấn.

  • Hàng vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng sử dụng xe 7-10 tấn.

  • Hàng thiết bị công nghiệp và phục vụ xây dựng cơ bản sử dụng xe 8-13 tấn.

  • Hàng đông lạnh sử dụng xe chuyên dụng 5 -7 tấn.

Sử dụng xe tải 10 - 15T với cự ly trên 300km; xe tải 5- 10T với cự ly 100- 300 km; xe tải 2,5- 5T với cự ly dưới 100 km; xe tải 0,5- 1,5T với vận tải khu vực nông thôn; xe tải chuyên dụng cỡ lớn 15- 40 T với vận tải hàng container, hàng siêu trường siêu trọng.

b) Hành khách

Phát triển các loại xe khách hiện đại, kiên quyết lại bỏ các xe chở khách đã quá niên hạn sử dụng, gây mất ATGT và tính mạng của người dân. Sử dụng các loại xe khách đến 50 ghế (ghế mềm, có điều hoà) với vận tải liên tỉnh có cự ly dài; các loại xe khách đến 40 ghế với vận tải nội vùng.

Đối với các tuyến buýt nội tỉnh và lân cận, việc lựa chọn loại xe sử dụng trên các tuyến phải căn cứ vào tình hình cụ thể trên mỗi tuyến. Cơ sở để lựa chọn loại xe buýt phù hợp là khả năng chuyên chở và tiện nghi của phương tiện phải phù hợp với nhu cầu vận chuyển của hành khách, chiều dài trung bình chuyến đi và tiện nghi mà hành khách được hưởng trong suốt chuyến đi. Một yếu tố rất quan trọng khi lựa chọn loại phương tiện là dựa trên chi phí khai thác đối với mỗi loại xe, mỗi ghế xe; tần suất chạy xe và hệ số sử dụng sức chứa thiết kế.

(2). Phương tiện vận tải hàng hóa đường sông

Giao thông đường sông Hải Dương với đặc điểm có nhiều tuyến sông Trung ương chảy qua địa phận tỉnh. Do đó, loại phương tiện lưu hành trên các tuyến sông của Hải Dương cũng phải phù hợp với loại phương tiện chạy trên các tuyến sông trung ương này, nhằm đảm bảo khai thác tối đa các lợi thế của phương tiện.

Trên cơ sở đó, kết hợp với nghiên cứu về quy hoạch phát triển phương tiện đường thuỷ tại đề án “Quy hoạch tổng thể Phát triển GTVT đường thủy nội địa việt Nam đến năm 2020”, đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt theo quyết định số 13/2008/QĐ - BGTVT ngày 6/8/2008, phương tiện đường thuỷ trên địa bàn tỉnh sẽ được lựa chọn phát triển như sau:


  • Tàu hàng: Đoàn sà lan kéo đẩy: 1200-1600T trở lên; tàu tự hành: 200-600T; tàu biển pha sông: 1000-2000T;

  • Tàu khách: Tàu khách thường: 50-120 ghế; tàu khách nhanh 30-120 ghế.

3.5. Quy hoạch phát triển công nghiệp GTVT, các trung tâm đăng kiểm phương tiện và cơ sở đào tạo sát hạch lái xe.

  • Quy hoạch phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với phương tiện đường bộ:

Tập trung củng cố các cơ sở hiện có, đầu tư thay thế những thiết bị cũ bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại… tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động công nghiệp tại địa phương. Khuyến khích đầu tư, trang thiết bị và hoàn thiện công nghệ cho xí nghiệp, doanh nghiệp cơ khí tại các huyện, thị, có khả năng đóng mới thùng xe và đại tu máy, gầm xe các loại. Nâng cấp và xây dựng xưởng sửa chữa nhỏ ôtô tải và khách tại mỗi huyện và phục vụ sửa chữa gia công cơ khí nhỏ.

Thường xuyên có biện pháp hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, thị hiếu, thông tin kỹ thuật phương tiện giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng phương tiện phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

+ Đối với phương tiện đường thuỷ:

Hiện tại với khoảng trên 50 cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuỷ trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy công nghiệp vận tải thuỷ của địa phương phát triển tương đối mạnh. Trong giai đoạn tới ngành công nghiệp tàu thuỷ được phát triển theo hướng.

Tiếp tục đổi mới phát triển các cơ sở hiện có bằng việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất chế tạo để có thể đóng được các tàu có tải trọng lớn.

Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thành khu công nghiệp tàu thuỷ ở Lai Vu để có thể đóng mới và sửa chữa tàu với công suất 1.000DWT, sản xuất phụ kiện cho tàu công xuất lớn. Quy mô xây dựng nhà máy: Xây dựng triền tàu 1.000DWT với 6 bệ, một cầu tàu 50m với khoảng 5.000m2 nhà xưởng.

Phát triển thêm các cơ sở mới nếu nhu cầu của thị trường cần thiết, nhằm phát huy lợi thế sẵn có của ngành công nghiệp đóng tàu của tỉnh.


  • Quy hoạch các trung tâm đăng kiểm phương tiện

Do đặc thù là đơn vị hoạt động có tính chất dịch vụ kỹ thuật, do đó các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trong tương lai phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Phát triển cơ sở đăng kiểm hiện có bằng cách đầu tư các trang thiết bị hiện đại tiến tiến có đủ điều kiện để có thể đảm bảo kiểm định được chính xác công tác kiểm định.

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu về chất lượng kiểm định

- Các trung tâm đăng kiểm phải được phân bố hợp lý, cân đối giữa các địa bàn, tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ đầu tư phương tiện.

Căn cứ vào nhu cầu hành khách, hàng hoá phát triển trong tương lai, tốc độ phát triển lưu lượng phương tiện hiện tại trên địa bàn tỉnh. Lượng phương tiện các năm 2020 khoảng 44.000 phương tiện, năm 2030 khoảng 99.000 phương tiện. Với năng lực hiện tại kết hợp với quy định tại Thông tư số 11/2009/ TT- BGTVT ngày 24/ 6/ 2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”. Các trung tâm dự kiến phát triển tại Hải Dương như sau:

+ Giai đoạn 2010- 2020.

Tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa trung tâm đăng kiểm hiện tại ở thành phố Hải Dương (với 2 dây chuyền); xây mới 1 trung tâm đặt tại thị xã Chí Linh ( 2 dây chuyền).

+ Giai đoạn 2021- 2030.

Xây dựng mới thêm 1 trung tâm đăng kiểm tại huyện Ninh Giang ( 1 dây chuyền) .


  • Quy hoạch các cơ sở sát hạch, đào tạo lái xe.

- Phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo lái xe phải phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành.

- Ưu tiên việc mở rộng ngành nghề đào tạo, lái xe ô tô cho các trung tâm dạy nghề sẵn có trong tỉnh.

- Duy trì sự phát triển ổn định của các cơ sở đào tạo hiện có; xây dựng một số cơ sở đào tạo mới, trước mắt với lưu lượng nhỏ và trung bình, được đầu tư theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu về việc nâng cấp chất lượng đào tạo.

- Phát huy thế mạnh về mặt bằng sân bãi dạy lái của từng vùng, đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu học lái xe cơ giới đường bộ.

- Phát triển các cơ sở đào tạo, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu học lái xe ngày càng tăng của xã hội.

Xuất phát từ các quan điểm, nhu cầu thực tế trên thì mạng lưới các cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong tỉnh Hải Dương như sau:

+ Đầu tư, nâng cấp các trung tâm hiện có, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn đối với các học viên tại các trung tâm này.

+ Hoàn thiện và xây dựng trung tâm đào tạo lái xe tại: Thạch Khôi, Hải Tân, Ái Quốc, Nam Đồng của Thành phố Hải Dương, Ngọc Sơn ở huyện Tứ Kỳ, Kim Thành của huyện Kim Thành với công suất mỗi trung tâm 4.000 - 6.000 học viên/năm. Khi đủ điều kiện có thể xem xét để các trung tâm này có thể tiến hành công tác sát hạch lái xe.



3.6. Tính toán, tổng hợp quỹ đất dành cho giao thông.

Tính toán, xác định tổng quỹ đất dành cho hệ thống GTVT của tỉnh Hải Dương như sau:



Bảng 3.6. Bảng tổng hợp quỹ đất dành cho giao thông

TT

Công trình

Đơn vị

Diện tích

I

Đường bộ

Ha

5.352

1

Cao tốc

Ha

297

2

Quốc lộ

Ha

794

3

Vành đai 5 Hà Nội

Ha

136

4

Đường tỉnh

Ha

1.831

5

Vành đai TP Hải Dương

Ha

337

6

GTNT (đường huyện, đường xã, thôn)

Ha

1.958

II

Đường sắt

Ha

204

III

Đường thủy nội địa

Ha

41

IV

Bến xe khách, bãi đỗ xe

Ha

97

V

Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe

Ha

18

VI

Trung tâm đăng kiểm

Ha

33

 

Tổng cộng

Ha

5.744


(Quỹ đất dành cho giao thông không tính đường xóm, đường ra đồng)

Quỹ đất dành cho giao thông là 5.744 Ha đã tính bao gồm phần đất dành cho đường bộ, bến thủy nội địa, bến bãi..... và phần đất hành lang bảo vệ công trình giao thông tính theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về hành lang bảo vệ công trình giao thông, trong đó chủ yếu là các công trình cải tạo nâng cấp trên các tuyến cũ đã có, chỉ mở rộng theo quy hoạch, do vậy phần diện tích trên ít ảnh hưởng đến diện tích đất lúa.



3.7. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư hệ thống GTVT của tỉnh.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển GTVT tỉnh Hải Dương được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3.7. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển GTVT tỉnh Hải Dương

TT

Tên đường

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

2011-2020

2021-2030

I

Đường bộ

40.355

21.531




A

Trung ương

19.160

2.485




1

Cao tốc

11.880

 

NSTW

2

Quốc lộ

5.745

 

NSTW

3

Vành đai V-Hà Nội

1.535

2.485

NSTW +ĐP+DN

B

Địa phương

21.195

19.046




1

Trục Bắc Nam

3.760

 

NSTW

2

Đường tỉnh

10.772

12.927

ĐP+DN

3

Vành đai TP Hải Dương

2.415

1.305

ĐP+DN

4

GTNT

3.728

4.101

TW+ĐP

5

Bảo trì

520

713

TW+ĐP

II

Đường sắt

10.610

 

NSTW

III

Đường thủy nội địa

4.225

 




A

Trung ương

1.260

 

NSTW

B

Địa phương

2.965

 




1

Nâng cấp tuyến đường thủy địa phương

480

 

ĐP

2

Cải tạo sông địa phương vào khai thác

135

 

ĐP

3

Mở rộng xây dựng mới các cảng địa phương và chuyên dùng

1.050

 

ĐP+DN

4

Xây dựng và phát triển các bến thủy nội địa

1.300

 

ĐP+DN

IV

Bến xe khách, bãi đỗ xe

618

487

ĐP+ DN

V

Trung tâm đào tạo, sát hạch LX

180

170

ĐP+ DN

VI

Trung tâm đăng kiểm

50

50

ĐP+DN

 

Tổng cộng

56.039

22.238




Chi tiết các phần tính toán nhu cần vốn đầu tư có trong phụ lục.

Các nhiệm vụ ưu tiên giai đoạn 2011-2015

Từ nay đến năm 2015, ngoài việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông lớn đang triển khai, cần tập trung đầu tư, nâng cấp cải tạo các trục giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh (trục Bắc Nam của tỉnh,…);

- Xây dựng, cải tạo các cầu yếu, xử lý các điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông, cải tạo và nắn những đoạn tuyến trên đường tỉnh chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ...);

- Hoàn thiện kết cấu mạng đường tỉnh; Xây dựng các đoạn đường tỉnh kết nối Hải Dương với các tỉnh liền kề;

- Xây dựng, nâng cấp các đoạn đường tỉnh nối trực tiếp với nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

- Xây dựng đường gom dọc các quốc lộ;

- Đầu tư hạ tầng phục vụ vận tải (bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm đào tạo, trung tâm đăng kiểm phương tiện,...).

- Sau khi quy hoạch được duyệt, đề nghị UBND tỉnh triển khai lập quy hoạch chi tiết để quản lý cắm mốc hành lang an toàn giao thông các tuyến theo quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010. Trong đó đặc biệt chú ý các tuyến đường dự kiến đầu tư xây dựng mới (vành đai II TP. Hải Dương,…).

- Lập quy hoạch giao thông các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến các chương trình dự án đầu tư giai đoạn 2011-2015.

Do tổng nhu cầu vốn đầu tư, xây dựng, phát triển ngành GTVT để thực hiện quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 rất lớn. Vì vậy, cần thiết phải phân kỳ đầu tư theo giai đoạn.



Bảng 3.8. Tổng hợp vốn đầu tư các dự án ưu tiên giai đoạn 2011-2015


TT

Tên đường

Đơn vị

Số lượng

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

1

Cao tốc

Km

64,0

11.880

NSTW

2

Quốc lộ

Km

51,7

2.749

NSTW

3

Các cầu do Trung ương đầu tư

m

365,2

277

NSTW

4

Trục Bắc Nam

Km

36,0

3.760

NSTW

5

Đường tỉnh

Km

130,3

2.796

ĐP+DN

6

Xây dựng cầu, phà

m

241,0

314

ĐP+DN

7

Các tuyến sông địa phương

Km

97,2

250

ĐP

8

Bến xe khách

Bến xe

10

305

ĐP+DN

9

Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe

Trung tâm đào tạo

10

165

ĐP+DN

10

Trung tâm đăng kiểm

Trung tâm đăng kiểm

2

40

ĐP+DN




Cộng

 

 

22.536

 


Bảng 3.9. Danh mục các dự án ưu tiên giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hải Dương

TT

Tên đường

Tên dự án

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Ghi chú

I

 

Cao tốc

64.0

 

11.880

 

 

1

 

Hà Nội - Hải Phòng (Đoạn Hải Dương)

42.0

Cao tốc

9.240

NSTW+ DN

 

2

 

Hà Nội - Hạ Long (Đoạn Hải Dương)

22.0

Cao tốc

2.640

NSTW

 

II

 

Quốc lộ

51.7

 

2.749

 

 

A

QL37

 

36.9

 

2.255

 

 

1

 

Quốc lộ 37 (Km23+200 – Km47+888), gồm cả cầu Chanh

24.7

Cấp III

1.255

NSTW

Đã có QĐ

2

 

QL37 (Km82+980 - Km95+016) và tuyến phân luồng QL18 đi QL37 (tránh TT TX Chí Linh)

12.2

Cấp III

1.000

NSTW

Đang có DA

 

QL38

 

14.8

 

494

 

 

3




QL38 (Km22+465 - Km 27+000)

4.5

Cấp III

126

NSTW

Đã có QĐ

4

 

QL38 ( Km 27+000-Km32+800)

5.8

Cấp III

220

NSTW

Đã có QĐ

5

 

QL38 ( Km32+800 - Km36+600) Tránh TT Sặt và XD cầu Sặt

4.5

Cấp III

148

NSTW

Đã có QĐ

III

Các cầu do Trung ương đầu tư

365.2

 

277

 

 

1

ĐT399

Cầu Cất

17.2

H30-XB80

20

NSTW

Đã có QĐ

2

ĐT399

Cầu Neo (Km25)

173.0

H30-XB80

143

NSTW

Đã có QĐ

3

ĐT399

Cầu Tràng Thưa (Km13+300)

175.0

H30-XB80

114

NSTW

Đã có QĐ

IV

Trục Bắc Nam

36.0

 

3.760

 

 

1

 

Đoạn Cầu Hiệp - Gia Lộc (19 Km), gồm cả cầu trên tuyến

19.0

Cấp II

1.535

NSTW

Đã có DA

2

 

Đường nối QL5 và QL18

17.0

Cấp II

2.225

NSTW

Đã có DA



TT

Tên đường

Tên dự án

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Ghi chú

V

 

Đường tỉnh

130.3

 

2.796

 

 

1

Đường 62m kéo dài

Đoạn khu đô thị phía tây đến nút giao cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

6.7

Đường đô thị

350

ĐP (Khai thác quỹ đất)

Đã có DA

2

ĐT388

Xây dựng đoạn tránh thị trấn Phú Thái, Kim Thành (Km17-Km19)

2.4

Cấp III

167

ĐP (Khai thác quỹ đất)

Đã có DA

 

ĐT389

 

19.7

 

21

 

 

3

 

Nâng cấp, cải tạo Km19+250-Km20+800 và Km25+150-Km26+300, huyện Kinh Môn

2.7

Cấp IV

21

ĐP

Đã có DA

4

 

XD và nâng cấp đoạn nối QL5 và QL18 (chung với trục Bắc-Nam)

17.0

Cấp II

 

NSTW+ ĐP

Vốn ở trục Bắc Nam

5

ĐT389B

Xây dựng mới đoạn nối QL37 (Chí Linh) với ĐT389 (Kinh Môn)

6.5

Cấp IV

42

ĐP+ DN

 

 

ĐT390

 

14.4

 

525

 

 

6




Nâng cấp, cải tạo đoạn Km24+670-Km25+763, huyện Thanh Hà

1.1

Cấp III

25

ĐP

 

7

 

Xây dựng, nắn tuyến đoạn nối QL5 và xã Tiền Tiến, Thanh Hà 7,3 Km (tránh khu dân cư)

7.3

Cấp III

320

ĐP+DN

 

8

 

Xây mới,kéo dài ĐT390 từ Bến Nấu (Nam Sách) đến QL18 (Chí Linh)

6.0

Cấp III

180

ĐP

 

 

ĐT392

 

15.5

 

388

 

 

9

 

Xây mới, kéo dài ĐT392 nối Tứ Kỳ và Thanh Hà (đoạn từ ĐT391 đến phà Quang Hanh)

9.5

Cấp IV

238

ĐP

 

10

 

Cải tạo nâng cấp 6 km trong đoạn Km15-Km37

6.0

Cấp III

150

ĐP

 



TT

Tên đường

Tên dự án

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Ghi chú

 

ĐT392B

 

6.1

 

134

 

 

11

 

Cải tạo nâng cấp ĐT392B (Km10+478-Km11+542)

1.1

Cấp IV

9

ĐP

Đã có DA

12

 

Cải tạo nâng cấp ĐT292B (Km3-Km8)

5.0

Cấp III

125

ĐP

 

13

ĐT393

Cải tạo nâng cấp ĐT393 (Km0+995 – Km2+083), xã Phương Hưng, Gia Lộc

1.1

Cấp IV

16

ĐP

Đã có DA

 

ĐT394

 

7.3

 

143

 

 

14

 

Cải tạo nâng cấp ĐT394 (Km2+000 – Km4+300) huyện Cẩm Giàng

2.3

Cấp IV

26

ĐP

Đã có DA

15

 

Cải tạo nâng cấp ĐT394 (Km8+738Km – 10+778) huyện Bình Giang

2.0

Cấp IV

27

ĐP

Đã có DA

16

 

Xây mới, kéo dài ĐT394 đoạn kết nối Cẩm Giàng – Bắc Ninh

3.0

Cấp III

90

ĐP

 

17

ĐT395

Cải tạo nâng cấp ĐT395 (Km22+533 – Km24+200) huyện Bình Giang

1.0

Cấp IV

6

ĐP

Đã có DA

18

ĐT396

Cải tạo nâng cấp ĐT396 (Km7+940 – Km10+215) xã Hồng Phúc, Hưng Thái, huyện Ninh Giang

2.3

Cấp IV

9

ĐP

Đã có DA

 

ĐT398

 

13.0

 

245

 

 

19

 

Cải tạo nâng cấp ĐT398 (Km0-Km8), nhánh Chu Văn An

8.0

Cấp IV

120

ĐP

 

20

 

Cải tạo nâng cấp ĐT398, nhánh Kiếp Bạc 5km

5.0

Cấp III

125

ĐP

 

21

ĐT398B

Xây dựng mới ĐT398B đoạn nối QL37 – QL18 (qua KCN cao su, chung VĐ5-HN)

8.5

Cấp III

130

ĐP+DN

 



22

ĐT390C

Cải tạo nâng cấp trên cơ sở đường huyện 190C (Thanh Hà) và đường huyện Kim Tân (Kim Thành)

12.0

Cấp IV

300

ĐP

 

23

ĐT394B

Xây dựng mới ĐT394B (nối ĐT392 với QL5)

6.9

Cấp III

111

ĐP

 

24

ĐT397

Xây mới ĐT397, kết nối Nam Sách với Bắc Ninh

7.0

Cấp III

210

ĐP

 

V

 

Xây dựng cầu, phà

241.0

 

314

 

 

1

ĐT388

Xây dựng, nâng cấp cầu Sái

40.0

H30-XB80

58

ĐP

 

2

ĐT392

Bến phà qua sông Thái Bình (đoạn nối Tứ Kỳ và Thanh Hà)

 

 

20

ĐP

 

3

ĐT394

Xây mới cầu Phượng Hoàng, nối Cẩm Giàng với Bắc Ninh

40.0

H30-XB80

58

ĐP

 

4

 

Cải tạo, nâng cấp cầu Cậy

120.0

H30-XB80

80

ĐP

 

5

ĐT398B

Cầu Đại Tân

17.0

H30-XB80

24

ĐP

 

6

 

Cầu Khơ Me

24.0

H30-XB80

35

ĐP

 

7

ĐT392C

Xây dựng bến phà Giải trên ĐT392C

 

 

20

ĐP

 

8

ĐT397

Xây dựng bến phà trên ĐT397, sang Bắc Ninh

 

 

20

ĐP

 


Bảng 3.10. Danh mục các tuyến sông địa phương ưu tiên đến 2015


TT

Tên sông

Chiều dài (km)

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

1

Sông Sặt

28.0

50.0

ĐP

2

Sông Đình Đào

32.2

100.0

ĐP

3

Sông Cửu An

37.0

100.0

ĐP

 

Cộng

97.2

250.0

 


Bảng 3.11. Danh mục ưu tiên đầu tư xây dựng Trung tâm Đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến 2015

TT

Tên, địa điểm dự kiến trung tâm

Quy mô đào tạo

Diện tích (ha)

Kinh phí (tỷ đồng)

Ghi chú

Nguồn vốn

Ô tô

Mô tô

1

Trường trung cấp nghề GTVT, Chí Linh - Tổng cục đường bộ

4000

10000

3

15

Nâng cấp cải tạo

ĐP +DN

2

Trường cao đẳng cơ giới Chí Linh - Bộ Xây Dựng; Chí Linh

2000

10000

3

15

Nâng cấp cải tạo

ĐP +DN

3

Trung Tâm giới thiệu việc làm - Sở LĐ& TBXH; TP. Hải Dương

-

6000

1

15

Nâng cấp cải tạo

ĐP +DN

4

Trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ GTVT- Sở GTVT; Thành phố Hải Dương

3000

20000

3.5

20

Nâng cấp cải tạo

ĐP +DN

5

Hoàn thiện, xây mới trung tâm đào tạo tại: Thành phố Hải Dương ( dự kiến Hải Tân, Thạch Khôi, Ái Quốc, Nam Đồng); Ngọc Sơn huyện Tứ Kỳ; Kim Thành huyện Kim Thành

4000

10000

7

100

Xây dưng mới

DN

Tổng cộng

11000

56000

17.5

165

 

 



Bảng 3.12. Danh mục đầu tư Trung tâm đăng kiểm đến năm 2015

TT

Tên, địa điểm dự kiến trung tâm

Số dây chuyền

Diện tích (ha)

Kinh phí đầu tư ( tỷ đồng)

Nguồn vốn

1

Trung tâm Đăng Kiểm hiện tại ở TP. Hải Dương

2

1.0

20

ĐP +DN

2

Thị xã Chí Linh

2

1.0

20

DN

Tổng cộng

4

2.0

40

 

Bảng 3.13. Danh mục đầu tư bến xe khách tỉnh Hải Dương đến 2015

TT

Tên Bến

Địa điểm

Quy mô (m2)

Loại bến

Kinh phí ( tỷ đồng)

Nguồn vốn

I

Bến xe khách




79.344

-

305.0




1

Bến xe Hải Dương

TP. Hải Dương

4.344

Loại 3

10.0

ĐP

2

Bến xe Hải Tân

TP. Hải Dương

5.000

Loại 4

30.0

ĐP

3

Bến xe Phía Đông

TP. Hải Dương

10.000

Loại 2

30.0

ĐP+DN

4

Bến xe Phía Tây

TP. Hải Dương

16.700

Loại 1

50.0

DN

5

Bến xe phía Đông

TX. Chí Linh

10.000

Loại 2

50.0

ĐP+DN

6

Bến xe phía Tây

TX. Chí Linh

15.000

Loại 1

50.0

ĐP+DN

7

Thị trấn Thanh Miện

Thanh Miện

3.000

Loại 4

20.0

ĐP+DN

8

Bến xe thị trấn Tứ Kỳ

Tứ Kỳ

4.000

Loại 4

15.0

ĐP+DN

9

Bến xe Quý Cao

Tứ Kỳ

5.000

Loại 3

30.0

ĐP+DN

10

Bến Tắm

TX. Chí Linh

3.000

Loại 4

20.0

ĐP+DN

PhÇn IV


Каталог: HeThongVanBan -> VBTinh -> Documents
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
HeThongVanBan -> TỈnh hải dưƠng số: 1018 /ubnd-vp v/v kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> BỘ giao thông vận tải số: 1750/bgtvt-vp v/v: Tăng cường tiết kiệm chi phí liên quan đến các lễ động thổ, khởi công, khánh thành và công bố quy hoạch CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> TỈnh hải dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> SỞ giao thông vận tải số: 383 /sgtvt-vp v/v tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng ban an toàn giao thôNG

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương