Më ®Çu Sự cần thiết lập quy hoạch


Cơ sở hạ tầng các cảng, bến thủy nội địa



tải về 1.67 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.67 Mb.
#21016
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Cơ sở hạ tầng các cảng, bến thủy nội địa


Trên các tuyến đường thủy nội địa tỉnh Hải Dương có một số cảng tổng hợp và cảng chuên dùng cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng. Ngoài ra còn có hàng chục bến bãi xếp dỡ ở hai bên bờ sông phục vụ vận tải thủy địa phương.

  • Các cảng đường thủy nội địa: Các cảng có năng lực thông qua lớn là cảng Cống Câu, cảng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, cảng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, cảng xi măng Phúc Sơn. Các cảng chuyên dùng phục vụ xếp dỡ nguyên liệu hàng hoá cung ứng cho các nhà máy là những cảng có khả năng tiếp nhận tàu tự hành trọng tải 600-800 tấn, năng lực thông qua 2-3 triệu tấn/năm. Trong số các cảng sông lớn trên địa bàn Hải Dương, cảng Cống Câu là một cảng đầu mối, xếp dỡ hàng tổng hợp phục vụ chủ yếu cho hoạt động vận tải thủy của địa phương.

Cảng Cống Câu: Đây là một cảng tổng hợp có vai trò đầu mối giao thông thủy-bộ của địa phương, đã có quá trình phát triển hàng chục năm.

- Vị trí tại phường Hải Tân (Thành phố Hải Dương);

- Trực thuộc công ty công trình giao thông Hải Dương

- Lực lượng lao động khoảng 70 người

- Diện tích cảng: 37.000m2

- Diện tích kho: 850m2

- Năng lực xếp dỡ: 500.000tấn/năm

- Khả năng tiếp nhận tàu/sà lan: Tàu sông: 600 tấn; Tàu PSB: 400 tấn.

- Các thiết bị xếp dỡ: Cần trục loại 30KW: 5 chiếc, cần Cẩu (mố) 10 tấn: 1 chiếc; Máy xúc (mố) 0,4 m3: 1 chiếc; Máy xúc (phao) 0,6cm3 :1 chiếc; Nhà cân 25 tấn: 1 chiếc.

Nhu cầu bốc xếp qua cảng Cống Câu có xu hướng tăng do các loại hàng đến cảng ngày càng phong phú, đặc biệt là nguyên liệu và vật liệu xây dựng. Khối lượng thông qua cảng các năm gần đây đạt khoảng 850 000 tấn.



  • Các bến thủy nội địa:

Nhờ các yếu tố thuận lợi của giao thông đường thủy địa phương, ở hai bên bờ sông thuộc các tuyến sông Trung ương và các tuyến sông địa phương đã có hàng chục bến xếp dỡ. Hầu hết bến thủy nội địa này là các bến tự nhiên, chưa có xây dựng cầu bến và các công trình bến bãi theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu vận tải, các bến này đang hoạt động kinh doanh khai thác dịch vụ bốc xếp hàng hóa, khối lượng thông qua khoảng 4000-8000 tấn/ năm; đặc biệt bến Cầu Lai Vu đạt tới 20000 tấn/ năm.

  • Nhận xét, đánh giá về hiện trạng mạng lưới vận tải đường thủy nội địa

+ Hệ thống sông ngòi, kênh mương trên địa bàn tỉnh Hải Dương phân bố đều khắp các huyện, xã tạo nên ưu thế về GTVT thủy của địa phương.

+ Đa số các tuyến sông chính thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải nên được khai thác, sử dụng cho cả 2 mục đích vận tải và tưới tiêu.

+ Đặc điểm của các dòng sông là có điều kiện địa chất thuỷ văn ổn định, ít xói lở, dòng chảy ôn hoà, không có thác ghềnh, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và việc điều tiết nước phục vụ nông nghiệp.

+ Các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông đã được xây dựng trước đây chưa đồng bộ với nhau, làm hạn chế đối với khai thác vận tải thủy. Các âu tầu và đập ngăn nước: Cầu Xe, An Thổ, Neo, Ngọc Uyên có khổ thông thuyền 6- 8 m nên chỉ cho phép phương tiện 200 tấn.

+ Các bến cảng có trang thiết bị xếp dỡ còn rất thiếu, đầu tư phát triển chưa đồng bộ, nhất là đối với các bến bãi xếp dỡ ven sông có trang thiết bị thô sơ, chủ yếu khai thác tự nhiên, năng suất lao động kém, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

+ Giai đoạn vừa qua, vận tải đường thủy vẫn chưa được chú trọng phát huy khai thác tiềm năng, nên so với yêu cầu phát triển vẫn còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn tới cần mở rộng nâng cấp cải tạo để khai thác tốt hơn vào mục đích vận tải và du lịch.



1.2.3. Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải.

  • Tình hình chung về tổ chức, khai thác vận tải

Tổ chức khai thác vận tải trên địa bàn chủ yếu là các thành phần kinh tế : kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân , kinh tế cá thể. Trong đó, kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2008 tổng số cơ sở kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá là 6.259 cơ sở thì số cơ sở kinh tế cá thể có 6.129 chiếm tới 97,92%, tổng số cơ sở kinh doanh vận tải hàng hoá trên toàn tỉnh là 5.237 cơ sở thì khối kinh tế cá thể là 5.138 chiếm 98,11%, tổng số cơ sở kinh doanh vận tải hành khách là 1.022 cơ sở thì khối kinh tế cá thể là 991 chiếm tới 96,97%.

Hoạt động khai thác vận tải trên địa bàn tỉnh đã được xã hội hoá cao, khu vực kinh tế nhà nước không còn nắm ưu thế trong hoạt động vận tải nói chung và vận tải hành khách nói riêng.

Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về vận tải tại địa phương là sở GTVT thực hiện việc quản lý và hướng dẫn các đối tượng tham gia khai thác vận tải chấp hành các quy định của nhà nước về vận tải và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển dịch vụ vận tải.


  • Tình hình vận chuyển, tỷ phần đảm nhận giữa các phương thức vận tải

  • Về vận tải hàng hoá.

Vận tải hàng hoá chủ yếu của Hải Dương do hai phương thức vận tải đường bộ và vận tải đường thủy đảm nhiệm (khối lượng vận tải đường sắt được quản lý khai thác bởi Tổng công ty đường sắt Việt Nam).

Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ năm 2000 đạt 2.335 nghìn tấn (chiếm 51,42%), năm ước 2010 đạt 20.067 nghìn tấn (chiếm 51%).

Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường thủy nội địa năm 2000 đạt 2.206 nghìn tấn (chiếm 48,58%), năm 2010 đạt 18.959 nghìn tấn (chiếm 49%).

Giai đoạn 2000- 2010 khối lượng vận chuyển trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng đạt 24,96%.

Khối lượng luân chuyển hàng hoá bằng đường bộ ước năm 2000 trên địa bàn tỉnh đạt 74.633 nghìn tấn.km (tỷ phần đảm nhận 34,46%), ước năm 2010 đạt 545.767 nghìn tấn.km (tỷ phần đảm nhận 27,57%).

Vận tải đường thuỷ nội địa năm 2000 đạt 141.972 nghìn tấn.km (tỷ phần đạt 65,54%), ước năm 2010 đạt 1.431.885 nghìn tấn.km (tỷ phần đảm nhận 72,43%).

Tốc độ tăng trưởng khối lượng luân chuyển hàng hoá trên địa bàn tỉnh là ước đạt 24,75% cho giai đoạn 2000- 2010.


  • Về vận tải hành khách

Vận chuyển hành khách của tỉnh chủ yếu do vận tải đường bộ đảm nhận. Những năm qua dịch vụ vận chuyển hàng khách bằng đường bộ phát triển khá mạnh. Tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách bình quân giai đoạn 2000 - 2010 là 22% với khối lượng vận chuyển hành khách năm 2000 là 1.329 nghìn người, khối lượng vận chuyển HK năm 2010 ước là 9.707 nghìn người.

Khối lượng luân chuyển hành khách trong giai đoạn qua cũng có những bước tiến lớn. Khối lượng luân chuyển hành khách năm 2000 đạt 90.637 nghìn HK.km, năm 2010 ước đạt 609.760 nghìn HK.km, tốc độ tăng trưởng bình quân cho giai đoạn 2000 - 2010 đạt 21% năm .



  • Hiện trạng khai thác vận tải đường bộ.

Hiện tại, vận tải hàng hoá của tỉnh Hải Dương chủ yếu do thành phần kinh tế tư nhân và ngoài quốc doanh đảm nhận. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ưu thế của các loại hình này là tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, nên có thể phát huy tối đa các lợi thế và có nhiều ưu thế hơn các doanh nghiệp nhà nước trong cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thuận lợi đó, hiện nay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có những hạn chế như: chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ chưa cao, dễ ảnh hưởng tới môi trường và tiềm ẩn mất ATGT.

Hoạt động khai thác vận chuyển hành khách bằng đường bộ trên địa bàn tỉnh do hơn 50 doanh nghiệp vận tải thực hiện chủ yếu là: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hợp tác xã vận tải. Các đơn vị này thực hiện khai thác trên 84 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh (tuyến vận tải liên tỉnh xa nhất có cự ly khoảng 2090km tuyến thành phố Hải Dương - Bạc Liêu) với 1.312 đầu xe (xe khách, xe buýt, tắc xi) số ghế ước đạt 30.227 ghế. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 16 tuyến xe buýt với 8 tuyến nội tỉnh và 8 tuyến xe buýt lân cận hoạt động làm tăng thêm sự lưu thông hàng hoá, giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền trong tỉnh và giữa Hải Dương với các tỉnh lân cận.



  • Hiện trạng khai thác đường thuỷ nội địa.

Trên địa bàn tỉnh hiện tại đang khai thác 18 tuyến sông với 12 tuyến do trung ương quản lý và 6 tuyến do địa phương quản lý. Tổng chiều dài tuyến đang khai thác là 393,5km. Trong các tuyến sông đang khai thác thì các tuyến sông như : Kinh Thầy, sông Lai Vu, Sông thái Bình và Sông Sặt có lưu lượng vận tải lớn.

Bảng 1.1. Hiện trạng phương tiện trên các tuyến sông do địa phương quản lý



Ngược, xuôi/ lượt phương tiện/năm.

TT

Năm

2006

2007

2008

ước 2010

1

Sông Sặt

8340

7248

6633

7226

2

Sông Ghẽ

2080

1810

1660

1845

3

Sông Đình Đào

4773

3111

3680

3476

4

Sông Tứ Kỳ

5660

4020

4710

4310

5

Sông Cửu Yên

8697

7861

5890

6283

6

Sông Cầu Xe

10520

9697

6920

7639

  • Khai thác vận tải đường sắt.

Hoạt động khai thác vận tải đường sắt trên địa bàn thực hiện bởi hai tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và Kép - Hạ Long (không kể tuyến đường sắt chuyên dùng Bến Tắm - Phả Lại) . Hiện tại, hoạt động, khai thác trên hai tuyến này do Tổng công ty đường sắt Việt Nam quản lý. Theo báo cáo của Tổng công ty đường sắt Việt Nam khối lượng vận tải ước tính năm 2010 trên các tuyến như sau:

Bảng 1.2. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển đường sắt qua tỉnh (Ước tính 2010)



Hành khách

Khách

Khách .km

Kép – Hạ Long

179.622

7.633.592

Hà Nội - Hải Phòng

1.601.941

99.199.384

Khối lượng vận chuyển

 

 

Hàng hoá

Tấn

T. km

Kép – Hạ Long

2.507.753

115.551.610

Hà Nội - Hải Phòng

1.659.159

457.169.418

Nguồn: Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 7 ga trong đó có 6 ga thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và 1ga thuộc tuyến đường sắt Kép - Hạ Long, các ga này có một vai trò quan trọng trong việc vận tải hàng hoá và hành khách trên toàn tuyến nói chung và Hải Dương nói riêng.

Dưới đây là khối lượng hành khách và hàng hoá qua các ga chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương ước năm 2010.

Bảng 1.3. Khối lượng khách đi từ Ga Hải Dương đến các ga (ước 2010 )



Tên ga đi

Tên ga đến

Khối lượng khách (HK)

Hải Dương

Hà Nội

42.903

Long Biên

84.624

Gia Lâm

12.055

Tuần Lương

383

Cẩm Giàng

7.636

Cao Xá

79

Tiền Trung

142

Lai Khê

477

Phú Thái

20.746

Dụ Nghĩa

11

Hải Phòng

31.234

Nguồn: Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Bảng 1.4. Khối lượng khách đến Ga Hải Dương từ các ga trên tuyến (Ước 2010)



Tên ga đi

Tên ga đến

Khối lượng khách (HK)

Hà Nội

Hải Dương

24.335

Long Biên

85.847

Gia Lâm

15.928

Tuần Lương

533

Cẩm Giàng

7.515

Cao Xá

126

Tiền Trung

65

Lai Khê

688

Phú Thái

19.015

Hải Phòng

30.385

Nguồn: Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Bảng 1.5. Khối lượng xếp dỡ tại các ga trên địa bàn Hải Dương (ước 2010)



Tên ga

Tấn xếp ( tấn)

Tấn dỡ (tấn)

Chí linh

50

690

Hải Dương

150

5.913

Phú Thái

125

7.966

Tiền Trung

950

10.752

Cẩm Giàng

477

5.426

Cao Xá

315

24.520

Nguồn: Tổng công ty đường sắt Việt Nam

  • Phương tiện vận tải.

Đường bộ:

Trong các năm qua, số lượng phương tiện đường bộ có sự gia tăng lớn, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 - 2010 đạt 21% đối với phương tiện chở hàng với số lượng phương tiện năm 2000 là 789 chiếc, ước năm 2010 là 8.375 chiếc. Phương tiện vận tải hành khách cũng có tốc độ tăng trưởng cao đối với tất cả các chủng loại phương tiện, tốc độ tăng trưởng của loại xe dưới 5 ghế ước đạt 30% với số lượng xe năm 2000 là 50 chiếc, năm 2010 là 1470 chiếc, tốc độ tăng trưởng của loại xe trên 5 ghế đạt 32% với số lượng xe năm 2000 đạt 101 chiếc, ước năm 2010 đạt 1.568 chiếc.



Đường sông :

Số lượng phương tiện vận tải đường sông cũng gia tăng đáng kể trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn giai đoạn đạt 40% năm về số phương tiện và 35% về số tấn với số phương tiện năm 2000 đạt 16 chiếc, ước năm 2010 đạt 1.229 chiếc, tổng trọng tải năm 2000 đạt 6.375 tấn phương tiện, ước năm 2010 đạt 403.598 tấn phương tiện.



Đường biển:

Hải Dương không phải là tỉnh giáp với biển, song do có một số sông lớn có thể giúp đi từ Hải Dương ra biển, vì thế trên địa bàn Hải Dương có một lượng nhỏ các phương tiện vận tải đường biển. Năm 2005 toàn tỉnh có 7 phương tiện thì ước năm 2010 số phương tiện của Hải Dương là 24. Tổng trọng tải năm 2005 đạt 7.700 tấn phương tiện, ước 2010 đạt 24.929 tấn phương tiện.



  • Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động vận tải .

Quản lý nhà nước về vận tải còn có những hạn chế, nhất là quản lý đối với vận tải hàng hoá và doanh nghiệp vận tải có vốn đầu tư nước ngoài.

Đa số các cơ sở, doanh nghiệp vận tải còn hạn chế về quy mô, năng lực quản lý sản xuất; thiếu những cơ sở có quy mô lớn, vận tải liên phương thức, đa phương thức và vận tải chuyên dùng.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ vận tải đến các vùng sâu, vùng xa, nông thôn còn có những hạn chế, chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường.

1.2.4. Hiện trạng công nghiệp giao thông vận tải


  • Các cơ sở sữa chữa, lắp ráp ô tô.

Hiện nay, ngành công nghiệp GTVT đang từng bước xã hội hoá, ngành công nghiệp sửa chữa ô tô trên địa bàn tỉnh cũng đang ở trong quá trình đó. Hiện trên địa bàn tỉnh có 24 cơ sở có ngành nghề sửa chữa ô tô, song hiện chỉ có nhà máy lắp ráp ô tô Ford có quy mô lớn với công xuất khoảng 14.000 xe/ năm/ 2 ca còn các cơ sở khác chủ yếu là ở quy mô nhỏ lẻ.

  • Công nghiệp, đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thuỷ.

Với nhiều sông lớn nhỏ chạy qua trên địa bàn tỉnh, GTVT đường thuỷ nói chung và ngành công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuyền có những bước tiến nhất định. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 50 cơ sở sửa chữa đóng mới các phương tiện tàu thuỷ và có khu công nghiệp tàu thuỷ với quy mô lớn đang được xây dựng hoàn thiện ở Lai Vu.

  • Các trung tâm đăng kiểm, đào tạo sát hạch lái xe

  • Trung tâm Đăng kiểm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một trung tâm đăng kiểm với công suất 12.000 xe/ năm( kiểm định tất cả các loại xe có trục là 13 tấn). Năm 2009 được đầu tư thêm một dây chuyền kiểm định xe con từ CHLB Đức với công suất 12.000 xe con/năm. Sau khi lắp đặt xong dây chuyền thứ hai hiện trung tâm đã hoạt động khoảng 80% công suất thiết kế.

  • Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe:

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có bốn trung tâm đào tạo sát hạch lái xe: Trường trung cấp nghề GTVT tại Chí Linh - Tổng cục đường bộ Việt Nam; Trường cao đẳng cơ giới - Bộ xây dựng ; Trung tâm giới thiệu việc làm - Sở thương binh xã hội và Trung tâm bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ GTVT- Sở GTVT, Trung tâm đào tạo lái xe tại Ninh Giang.

Về năng lực đào tạo và sát hạch hiện tại: Hiện Trung tâm bồi dưỡng đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Sở GTVT hàng năm đào tạo, cấp phép được 30.000 xe máy/năm. Trường trung cấp nghề GTVT tại Chí Linh - Tổng cục đường bộ Việt Nam đào tạo khoảng 12.000 xe máy mỗi năm; Trường cao đẳng cơ giới Chí Linh - Bộ xây dựng, Trung tâm giới thiệu việc làm sở thương binh xã hội, trung tâm đào tạo Ninh Giang đào tạo được khoảng vài nghìn xe máy/ năm. Đối với đào tạo, sát hạch ô tô chủ yếu là do Trường trung cấp nghề GTVT tại Chí Linh - Tổng cục đường bộ Việt Nam đào tạo sát hạch hàng năm khoảng 3000xe/ năm, còn Trung tâm bồi dưỡng đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Sở GTVT phấn đấu đến năm 2010 sẽ đào tạo sát hạch khoảng 1.500 xe/ năm.



  • Nhận xét, đánh giá chung:

Đa số các cơ sở công nghiệp vận tải trên địa bàn quy mô còn nhỏ lẻ, năng lực sản xuất và tính chuyên nghiệp chưa cao.

Các trung tâm đăng kiểm, sát hạch lái xe đang trong quá trình xây dựng và phát triển nên hiện tại chưa đáp ứng hết được các nhu cầu của xã hội.

Việc bố trí, sắp xếp các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe còn chưa thuận tiện cho người dân trong việc tiếp cận.

Các phương tiện vận tải phát triển ở dạng tự phát chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, có nhiều xe quá khổ, quá tải, chưa đồng bộ với cơ sở hạ tầng giao thông.



1.2.5. Hiện trạng công tác ATGT.

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và số lượng phương tiện cơ giới, sự bất cập về KCHT và nhất là ý thức của người tham gia giao thông còn kém khiến tình hình TNGT diễn biến rất phức tạp. Số vụ TNGT, số người chết và bị thương liên tục ở mức cao trong nhiều năm.

Theo số liệu thống kê từ năm 2005 – 2009, tổng số vụ TNGT xảy ra trên địa bàn tỉnh là 1568 vụ, làm chết 1257 người và bị thương 1209 người.



Hình 01. Tình hình TNGT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2009

Trong số 1568 vụ TNGT xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương có tới 1468 vụ TNGT là xảy ra trên đường bộ (chiếm 93%), chỉ có 59 vụ xảy ra đối với đường thuỷ nội địa (chiếm 4%) và có 41 vụ TNGT xảy ra với đường sắt (chiếm 3%). Vì vậy, trong giai đoạn tới cần tập trung các biện pháp nhằm giảm TNGT trên các tuyến đường bộ.





Hình 02. TNGT Hải Dương giai đoạn 2005-2009 theo phương thức vận tải

Qua phân tích tổng số vụ TNGT đường bộ năm 2009 cho thấy, số vụ TNGT đường bộ trên địa bàn tỉnh chủ yếu xảy ra trên các tuyến quốc lộ (chiếm 47,1% về số vụ và 46,5% về số người chết), trong đó QL5 có số vụ TNGT lớn nhất, chiếm tới 19% tổng số vụ TNGT đường bộ trên địa bàn tỉnh. Còn phân theo các huyện, thị xã, thành phố thì Thị xã Chí Linh có số vụ TNGT cao nhất, chiếm 22,3%, TP. Hải Dương số vụ TNGT chiếm 17,3% (chi tiết xin xem phụ lục kèm theo).



Nguyên nhân gây TNGT

Các số liệu phân tích cho thấy TNGT trên địa bàn tỉnh tập trung vào đối tượng mô tô, xe máy và chủ yếu trên các tuyến quốc lộ, đặc biệt là QL5 và QL37. Nguyên nhân cơ bản xảy ra các vụ TNGT là ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém, phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng, hệ thống giao thông còn nhiều bất cập và công tác quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT của một số cơ quan chức năng và chính quyền các cấp còn hạn chế.



1.2.6. Hiện trạng đường gom và hành lang ATGT.

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 5 quốc lộ đi qua, đó là các quốc lộ 5, 37, 38, 18,10; tình hình đường gom, đấu nối và hành lang ATGT các quốc lộ như sau đây:



Hiện trạng các tuyến đường ngang đấu nối với quốc lộ 5

Dọc theo tuyến QL 5 qua địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu dân cư đông người, xen kẽ là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cửa hàng xăng dầu…



Đấu nối: có 80 điểm đấu nối vào QL5 trong đó có 22 ngã tư (đối với các cửa hàng xăng dầu có bảng thống kê riêng), bao gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường vào các khu dân cư, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp.

Hiện trạng các tuyến đường ngang đấu nối với quốc lộ 18

Dọc theo tuyến QL18 qua địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu dân cư đông người, xen kẽ là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cửa hàng xăng dầu…



Đấu nối: có 44 điểm đấu nối vào QL18, trong đó có 06 điểm có phép, 38 điểm không có phép (các cửa hàng xăng dầu có bảng thống kê riêng), bao gồm các khu dân cư, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp, trung tâm Thương mại – Dịch vụ, Quốc lộ 37, đường tỉnh và đường huyện...

Hiện trạng các tuyến đường ngang đấu nối với quốc lộ 37

Dọc theo tuyến quốc lộ 37 (183 cũ) qua địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu dân cư đông đúc, xen kẽ là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cửa hàng xăng dầu…



Đấu nối: đoạn 183 cũ có 44 điểm đấu nối của các khu dân cư, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp… vào Quốc lộ 37 (các cửa hàng xăng dầu có bảng thống kê riêng).

Đoạn QL37 cũ có 35 điểm đấu nối vào Quốc lộ 37, bao gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường vào các khu dân cư, khu thương mại du lịch, khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc (các cửa hàng xăng dầu có bảng thống kê riêng).



Hiện trạng các điểm đấu nối với quốc lộ 38

Dọc theo tuyến QL38 qua địa bàn tỉnh có nhiều khu dân cư đông đúc, xen kẽ là cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cửa hàng xăng dầu và các doanh bám mặt đường để kinh doanh.



Đấu nối: có 30 điểm đấu nối từ các khu dân cư, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp vào Quốc lộ 38 (các cửa hàng xăng dầu có bảng thống kê riêng).

Hiện trạng các điểm đấu nối với quốc lộ 10

Dọc theo QL10 chạy qua địa bàn tỉnh Hải Dương có 02 điểm đấu nối.



1.2.7. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch đã được duyệt.

Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết dịnh số 1905/QĐ-UBND ngày 06/5/2005, là căn cứ pháp lý để triển khai các dự án và đầu tư xây dựng các công trình giao thông trong giai đoạn vừa qua.

Quy hoạch đã đề ra các mục tiêu phát triển GTVT cho giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến 2020, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Hải Dương và các năm tiếp theo.

Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch được duyệt trên các chỉ tiêu cụ thể sau:



A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Trên cơ sở các nội dung chính trong quy hoạch được duyệt, việc đánh giá thực hiện trên các tiêu chí sau:



1- Về định hướng phát triển các tuyến đường QL trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2006 đến nay, nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải,.. đã được triển khai, thực hiện; trong đó có các dự án lớn sau:

- Dự án đường 391 (25km đường, 2 cầu) và các tiểu dự án đường nhánh liên quan, hệ thống công trình đèn tín hiệu với tổng giá trị 225 tỷ đồng, dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2007;

- Dự án đường 38B (ĐT399) đoạn Hải Dương – Hưng Yên, tổng mức đầu tư 875 tỷ đồng bằng vốn vay của WB. Dự kiến tháng 11 năm 2010 hoàn thành;

- Phối hợp với tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng cầu Hiệp;

- Dự án QL37 đoạn từ thị trấn Gia Lộc đi thị trấn Ninh Giang, cầu Chanh,.... Đây là một trong những dự án thành công của quy hoạch, sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ góp phần quan trọng phát triển KTXH của tỉnh, các huyện thị và các vùng phụ cận.

Các dự án trọng điểm của tỉnh do Sở GTVT thực hiện trong 5 năm qua (2005-2009) như: ĐT388 (An Thái – Mạo Khê), cầu Hiệp Thượng, cầu Đá Vách, đường 20A, đường 62m, cầu Lộ Cương,... Tổng vốn thực hiện là 461 tỷ đồng, bình quân 92,2 tỷ đồng/năm (hầu hết đều đạt trên 100% kế hoạch năm đã đề ra)

2- Về xây dựng và phát triển GTNT.

Việc triển khai và thực hiện đề án phát triển GTNT trong những năm qua đã mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của nhân dân. Trong giai đoạn từ 2005-2009 toàn tỉnh đã nâng cấp cải tạo, xây dựng được 5337 km đường GTNT, bình quân 1067 km đường GTNT/năm. Tổng vốn thực hiện là 672 tỷ đồng, bình quân 134 tỷ đồng/năm. Kinh phí chủ yếu do nhân dân đóng góp và nhà nước hỗ trợ.

Bảng 1.6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2005-2009


TT

Kết quả thực hiện

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng cộng

Trung bình

I

Xây dựng cơ bản (tỷ đồng)

49,5

86,9

87,0

110,0

127,6

461,0

92,2

II

Xây dựng phát triển GTNT (tỷ đồng)

141,7

115,1

141,7

135,6

138,0

672,1

134,4

 

Xây dựng phát triển GTNT (km đường)

1.443,0

1.063,0

1.169,0

824,1

838,0

5.337,1

1.067,4

III

Sửa chữa duy tu công trình giao thông (đường bộ, đường thuỷ nội địa) (tỷ đồng)

20,0

20,6

24,9

33,7

32,8

132,0

26,4

 

Cộng

211,2

222,6

253,6

279,3

298,4

1.265,1

253,0

3- Về xây dựng và phát triển dịch vụ vận tải.

Ngành GTVT Hải Dương đã phối hợp với các huyện, thành phố, các ngành trên địa bàn tỉnh làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các công trình giao thông. Tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ GTVT xây dựng những công trình lớn trên địa bàn tỉnh.

Về công tác quản lý vận tải và đăng kiểm kỹ thuật: đã xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Đề án phát triển dịch vụ vận tải giai đoạn 2006-2010, xây dựng hệ thống vận tải công cộng bằng xe BUS (16 tuyến) đến 100% các huyện trong tỉnh và đến một số tỉnh lân cận ;

Đã tổ chức thực hiện tốt công tác đăng kiểm kỹ thuật, nâng cao chất lượng kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện thuỷ, bộ, làm tốt các thủ tục đăng ký đăng kiểm cấp giấy phép lái xe cho các phương tiện đảm bảo an toàn kỹ thuật và đúng quy định.

Công tác quản lý phương tiện và người lái: chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe được nâng cao, đảm báo đúng các quy định hiện hành. Tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Tuy nhiên trong thời gian thực hiện quy hoạch do nguồn lực có hạn nên việc đầu tư xây dựng còn chưa đồng bộ, nguồn vốn cho công tác đầu tư xây dựng GTVT theo quy hoạch mới chỉ đáp ứng được một phần nên có hạn chế nhất định đến kết quả thực hiện chung.



B. NHỮNG TỒN TẠI, BẤT CẬP QUY HOẠCH VÀ NGUYÊN NHÂN

I. Những tồn tại chính của quy hoạch:

1. Một số chỉ tiêu của quy hoạch lập không đạt yêu cầu trong từng giai đoạn. Kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thấp. Quy mô của các ngành kinh tế còn nhỏ, chưa có nhiều mô hình, dự án lớn để tạo sự đột phá về quy mô, chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế chung, cũng như cơ cấu nội bộ các khu vực chuyển dịch còn chậm, chưa rõ nét. Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu và thiếu, nhất là ở khu vực nông thôn.

2- Quy hoạch được duyệt trước đây do chưa đề cập đến một số nội dung trong các hoạt động dịch vụ phục vụ người dân như định hướng quy hoạch xây dựng các Trung tâm kiểm định xe cơ giới, lĩnh vực đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, quy hoạch đường gom......, dẫn đến khi có nhu cầu xây dựng rất khó khăn do không có quy hoạch được duyệt.

3- Trong quy hoạch có đề cập đến các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tâng giao thông, tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua 2005-2010, một số lĩnh vực chưa được quan tâm đầu tư xây dựng: Quy hoạch và lập dự án xây dựng các bến xe khách, xây dựng bến cảng đường thủy nội địa, xây dựng đường vành đai thành phố...., mà chủ yếu chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo mạng lưới đường bộ.

Việc triển khai lập quy hoạch chi tiết chưa được thực hiện kịp thời, đặc biệt là lập quy hoạch chi tiết cắm phạm vi một số tuyến đường mới chưa được thực hiện ( Đường 394B, đường 390A, đường nối QL5 và Đường tỉnh 392, các tuyến đường vánh đai TP...), gây khó khăn cho việc xác định địa điểm đầu tư các dự án ven các tuyến đường tỉnh.

4- Công tác dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, tính toán lưu lượng trên các tuyến đường còn chưa vững chắc, thiếu tính khoa học......

5- Nguồn lực cho thực hiện quy hoạch đề xuất trong từng dự án chưa vững chắc, chưa khai thác hết các nguồn lực trong xã hội......, vốn ngân sách địa phương đầu tư cho GTVT còn thấp, chưa tuơng xứng với yêu cầu phát triển và khối lượng hoàn thành trong từng năm.

6. Hiệu quả khai thác, sử dụng vốn đầu tư chưa cao. Tiến độ thực hiện của nhiều dự án, kể cả các dự án trọng điểm còn chậm dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn dàn trải, lãng phí. Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho phát triển GTVT,…còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

7. Công tác quản lý sau quy hoạch còn yếu ở một số khâu, từ chất lượng lập quy hoạch đến tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch. Một số dự án quy hoạch triển khai còn chậm, nội dung trong các đồ án quy hoạch chất lượng chưa cao; còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng đô thị, cụm, khu công nghiệp... với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH và các quy hoạch ngành. Quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc, đô thị còn hạn chế.

8. Công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý hành lang ATGT còn nhiều bất cấp nhưng việc giải quyết chưa có chuyển biến căn bản.

9. Hoạt động KHCN chưa phát huy vai trò là khâu đột phá, thiếu những chương trình, dự án KHCN trọng điểm để giải quyết những yêu cầu bức bách của sản xuất, đời sống và xã hội đặt ra. Kết quả nghiên cứu một đề tài khoa học chưa được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống. Việc áp dụng tiến bộ KHCN trong nghien cứu kết cấu áo đường, vật liệu sử dụng trong xây dựng đường ô tô chưa có tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng.

10. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa phương, đơn vị còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Công tác nắm và dự báo tình hình có nơi, có lúc còn chưa kịp thời. Một số mặt quản lý nhà nước về GTVT còn chưa chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ. Tai nạn giao thông còn xảy ra nhiều,

11. Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính chuyển biến còn chậm; quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn biểu hiện những hạn chế, thiếu sót. Chất lượng một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu; Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chưa được đề cao, phát huy. Công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý còn chậm.

II. Những nguyên nhân:

1. Nguyên nhân khách quan

- Trong quá trình thực hiện quy hoạch đã xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi, diễn biến nhanh, khó dự báo như: Việc tăng nhanh số lượng phương tiện vận tải, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; ảnh hưởng đến khả năng thu hút và tiến độ đầu tư của các dự án. Một số dự án lớn đầu tư trên địa bàn từ giai đoạn chưa hoàn thành, trong khi tiến độ đầu tư nhiều dự án trong giai đoạn này bị chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

- Do những yếu kém nội tại của nền kinh tế tỉnh, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu và thiếu, nhất là ở khu vực nông thôn. Các thị trường vốn, lao động, khoa học – công nghệ chưa phát triển đồng bộ. Đầu tư cho GTVT còn hạn chế.

2. Nguyên nhân chủ quan

- Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chậm được ban hành; hệ thống văn bản còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, gây khó khăn trong thực hiện. Một số chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

- Việc xây dựng các Chương trình, đề án và xác định các mục tiêu của đề án còn dàn trải, chưa đặt trong mối quan hệ cân đối với nguồn lực để thực hiện.

- Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém; thiếu sự sáng tạo trong vận dụng một số cơ chế chính sách của Nhà nước; ở một vài địa phương, cơ sở còn tư tưởng trông chờ ở cấp trên. Trách nhiệm và hiệu quả công tác một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

- Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính còn chậm, là một trong những nguyên nhân quan trọng làm kéo dài thời gian gia nhập thị trường của các DN, giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Nhận xét chung về hệ thống giao thông tỉnh Hải Dương.

*Về thuận lợi:

Hải Dương là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều hành lang vận tải quan trọng đi qua Hải Dương như Hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 5, QL18, QL10, QL37, QL38, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái (quy hoạch), đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt Kép – Hạ Long, có nhiều tuyến sông trung ương chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để Hải Dương có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế.

Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn tỉnh gồm cả 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường sắt. Hệ thống sông ngòi, kênh mương phân bố đều khắp các huyện, xã tạo nên ưu thế về GTVT thuỷ của địa phương. Có các tuyến đường sông liên thông ra biển, kết nối thuận lợi giao thông thủy-bộ trong tỉnh và tới các vùng khác trong cả nước.

* Về khó khăn.

Trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu vận tải và phương tiện vận tải đã tăng nhanh, việc đầu tư xây dựng và quản lý KCHT giao thông, vận tải, công nghiệp GTVT trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến ATGT, sản xuất và môi trường trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù hệ thống giao thông của tỉnh đã được ưu tiên đầu tư, cải tạo, nâng cấp trong những năm gần đây, nhưng so với yêu cầu phát triển thì vẫn còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng.

Hệ thống GTVT ở tỉnh Hải Dương còn nhiều vấn đề vướng mắc, hạn chế phát triển KT-XH của địa phương đặc biệt là 6 huyện phía nam của tỉnh .

Kết cấu mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh còn chưa hợp lý, chưa liên hoàn và kết nối các trục dọc, trục ngang, các trục hướng tâm, các đường vành đai, các tuyến đối ngoại của tỉnh. Cụ thể là: thiếu các tuyến trục kết nối dọc tỉnh, thiếu các đường tỉnh nối các tuyến nan quạt với nhau đặc biệt là ở các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành, thiếu đường vành đai của thành phố Hải Dương và các đường tỉnh kết nối với trung tâm tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Thái Bình. .

Bất cập lớn là thiếu sự đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị với hạ tầng bên ngoài các khu đô thị mà cụ thể là sự liên thông và kết nối giao thông, thoát nước, xử lý nước thải … không đảm bảo. Chất lượng xây dựng công trình còn thiếu sót, tốc độ xây dựng các công trình KCHT vẫn còn chậm.

Các tuyến đường tỉnh đại bộ phận các tuyến đều chưa đạt cấp IV (đa phần chỉ đạt cấp IV châm chước). Các tuyến đường huyện có mật độ phân bố và chất lượng còn thấp, quy mô kết cấu nền đường còn hẹp, chiều dài các tuyến đường huyện cũng rất thiếu, đa số chưa vào cấp, cầu, cống chưa được cải tạo đồng bộ cùng với cấp đường. Đường giao thông nông thôn phân bố chưa đều, chất lượng còn hạn chế, đặc biệt ở một số vùng sâu, vùng xa....

Việc khai thác các tuyến sông phục vụ cho mục đích thủy lợi và GTVT chưa được xây dựng đồng bộ, các âu thuyền và đập ngăn nước: Cầu Xe, An Thổ, Neo, Ngọc Uyên hạn chế trọng tải tàu, xà lan.

Các bến cảng sông còn trang bị thô sơ, chủ yếu khai thác tự nhiên, năng suất lao động kém, ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.

Hệ thống bến xe, bãi đỗ xe còn thiếu, không đảm bảo quy mô và chất lượng phục vụ.

* Nhìn chung, KCHT giao thông vận tải tỉnh Hải Dương vẫn còn trong tình trạng quy mô còn hạn chế, chưa đồng bộ và đạt cấp kỹ thuật. Trang thiết bị, công nghệ đảm bảo ATGT đã được trang bị nhưng vẫn còn thiếu.

Sự liên kết các phương thức vận tải chưa đảm bảo hài hòa. Vận tải mới cơ bản đáp ứng về mặt số lượng, còn chất lượng dịch vụ vận tải chưa cao, chi phí vận tải còn chưa hợp lý.



PhÇn II


Каталог: HeThongVanBan -> VBTinh -> Documents
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
HeThongVanBan -> TỈnh hải dưƠng số: 1018 /ubnd-vp v/v kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> BỘ giao thông vận tải số: 1750/bgtvt-vp v/v: Tăng cường tiết kiệm chi phí liên quan đến các lễ động thổ, khởi công, khánh thành và công bố quy hoạch CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> TỈnh hải dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> SỞ giao thông vận tải số: 383 /sgtvt-vp v/v tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng ban an toàn giao thôNG

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương