Më ®Çu Sự cần thiết lập quy hoạch


Quy hoạch phát triển GTVT đường thủy nội địa



tải về 1.67 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.67 Mb.
#21016
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Quy hoạch phát triển GTVT đường thủy nội địa

Để tận dụng các điều kiện tự nhiên, phát huy tính ưu việt của vận tải thuỷ nội địa – phương thức vận tải có giá thành vận tải rẻ, vốn đầu tư ít, không chiếm nhiều đất đai canh tác, đặc biệt là ít gây ô nhiễm môi trường, trong giai đoạn 2011-2020, tỉnh Hải Dương sẽ quan tâm hơn nữa đối với phát triển GTVT đường thuỷ nội địa với các quan điểm chủ đạo như sau:



Quan điểm phát triển: Phát huy tối đa lợi thế của vận tải đường thủy trên địa bàn tỉnh, kết nối liên hoàn giữa các phương thức vận tải-thủy-bộ để tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải. Phối hợp giữa phát triển GTVT đường thủy với các ngành nông nghiệp, thủy lợi, đặc biệt là đối với việc cải tạo nâng cấp Hệ thống thủy nông Bắc-Hưng-Hải để đảm bảo lợi ích chung cho các họat động kinh tế - xã hội. Nạo vét luồng tuyến bảo đảm giao thông đi lại quanh năm.

Mục tiêu phát triển:

- Nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên địa bàn của tỉnh, đặc biệt là vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng có khối lượng lớn như vật liệu, đá cát sỏi cho xây dựng, than đá cho nhiệt điện...

- Đầu tư phát triển luồng tuyến và hệ thống phao tiêu báo hiệu đảm bảo tiêu chuẩn đồng cấp trên các tuyến chính.

- Hiện đại hoá cảng đầu mối, cảng chuyên dùng; trang bị cơ giới hoá đối với các bến xếp dỡ địa phương.

- Đầu tư mở mang thêm một số tuyến sông kênh nội đồng đưa vào quản lý và khai thác vận tải ; phát triển thêm tuyến vận tải khách tham quan du lịch.

- Phát triển và nâng cao khả năng của các cơ sở công nghiệp đóng và sửa chữa tàu trên địa bàn tỉnh.



Quy hoạch phát triển các tuyến đường thủy do Trung ương quản lý

Trong nội dung Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển GTVT đường thủy nội địa của Việt Nam đến năm 2020, được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt ngày 06 tháng 8 năm 2008, đặc biệt quan tâm hơn đối với đầu tư phát triển KCHT giao thông đường thủy.

- Đối với giao thông đường thủy khu vực phía Bắc : điều chỉnh 5 tuyến chính: Cửa Đáy - Ninh Bình, Lạch Giang - Hà Nội, Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào- Hải Phòng), Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội (qua sông Đuống), Quảng Ninh - Phả Lại. Bổ sung 7 tuyến: Quảng Ninh - Ninh Bình qua Cửa Lạch Tray (để giảm tải qua sông Đào Hải Phòng); Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai; Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang; Ngã ba Hồng Đà - cảng Hoà Bình; Phả Lại - Đa Phúc; Phả Lại - Á Lữ và tuyến Ninh Bình - Thanh Hoá.

- Liên quan đến vận tải thủy trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến chính như sau:



Tuyến Quảng Ninh – Phả Lại

Đây là tuyến đường thủy quan trọng ở khu vực đi qua sông Chanh, sông Đá Bạch, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình có chiều dài 128 km.

Trong giai đoạn tới, loại hàng chủ yếu được vận chuyển trên tuyến này là than cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí; đạm Bắc Giang, kính Đáp Cầu, xi măng Phúc Sơn, Hoàng Thạch, vật liệu xây dựng như cát Vân Đồn cho kính Đáp Cầu; xi măng Hoàng Thạch, Phúc Sơn cho các tỉnh phía Bắc. Các loại hàng nhập từ cảng Cái Lân về các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

Theo quy hoạch tuyến này cần cải tạo đoạn sông Phi Liệt và đoạn qua sông Kinh Thầy, nạo vét các bãi cạn Mặc Ngạn, Bến Triều, Kính Chủ, Kênh Giang 1, kênh Giang 2 (trên sông Kinh Thầy), bãi cạn Tường Vu (trên sông Lai Vu). Luồng vào cảng Cống Câu được nạo vét đáp ứng cho tàu pha sông biển loại từ 500 tấn trọng tải trở lên, trang bị đồng bộ phao tiêu báo hiệu để đảm bảo toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II.



Tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình (qua sông Luộc)

Đây là tuyến đường thủy nội địa chính của khu vực: Điểm đầu cảng Cái Lân, điểm cuối cụm cảng Ninh Bình, chiều dài 266,5 km qua sông Đào - Hải Phòng, Lạch Tray, Văn Úc, Kênh Khê, sông Luộc, sông Hồng, sông Đào – Nam Định, sông Đáy.

Luồng hàng chủ yếu gồm có than đá cho các nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Duyên Hà , Vinakansai , Phú Sơn..

Trong các phương án quy hoạch, có các dự án cải tạo, nâng cấp luồng tuyến như sau:

Phương án 1: Tuyến đi như hiện nay qua sông Đào Hải Phòng và quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn cấp III.

Phương án 2: Tuyến đi vào cửa Lạch Tray nối vào kênh Đồng tiếp tục đi theo phương án 1 và quy hoạch toàn tuyến đạt cấp II. Để thực hiện mục tiêu dự án phải cải tạo sông Lạch Tray 49km, sông Luộc 72km và một số bãi cạn cục bộ trên đoạn sông Hồng để đảm bảo toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II.



Tuyến Hải Phòng – Hà Nội (qua sông Đuống)

Đây là một trong những tuyến đường thủy chính của khu vực: Điểm đầu cảng Hải Phòng, điểm cuối cảng Hà Nội qua sông Cấm, sông Hàn, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình, sông Đuống, sông Hồng. Luồng hàng của tuyến vận tải rất đa dạng phục vụ cho nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trong quy hoạch có các dự án cải tạo, chỉnh trị tuyến luồng đối với sông Đuống nạo vét khoảng 800.000 m3; cắt cong đoạn (ngã ba Kèo):1.000.000 m3; đặt công trình chỉnh trị tại 15 vị trí để đảm bảo toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II. Bên cạnh dự án cải tạo triệt để sông Đuống, còn có dự án ổn định cửa Dâu để đảm bảo nguồn nước và dự án cải tạo cầu Đuống cũ.

Bảng 3.1. Quy hoạch luồng tuyến đường thủy chính do trung ương quản lý giai đoạn 2011 - 2020.



TT

Tên tuyến



Chiều dài (km)

Tiêu chuẩn

Cấp kỹ thuật

B (m)

H (m)

1

Quảng Ninh – Phả Lại

128,5

II

70

> 2

2

Phả Lại - Đa Phúc

86

III

50

> 1,5

3

Phả Lại - Á Lữ

35

III

50

> 1,5

4

Hải Phòng- Hà Nội

(qua sông Đuống)



154,5

II

70

> 2

5

Quảng Ninh–Ninh Bình

(qua sông Luộc)



362













- Qua S. Đào, Hải Phòng

266,5

III

50

> 1,5




- Qua cửa Lạch Tray

257,5

II

70

> 2




Tổng cộng














Quy hoạch các tuyến đường thuỷ do địa phương quản lý:

Quy hoạch các tuyến đường thủy do địa phương quản lý sẽ phối hợp chặt chẽ với quy hoạch thủy lợi. Đề án Quy hoạch thủy lợi Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt ngày 13 tháng 7 năm 2009.

Nhiệm vụ cơ bản của các dự án đầu tư cải tạo hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là nâng cao năng lực tưới tiêu và tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy: Nạo vét hệ thống sông trục, cải tạo các công trình điều tiết nước trên các sông trục chính và các sông nhỏ để đảm bảo khả năng tưới tiêu và đáp ứng yêu cầu vận tải thủy trên các tuyến sông địa phương. Xây lại cống Cầu xe, sửa chữa và nâng cấp âu An Thổ.

Phối hợp giữa quy hoạch thủy nông Bắc Hưng Hải với giao thông thủy, các tuyến sông địa phương được quy hoạch như sau:

+ Hiện đại hóa hệ thống báo hiệu dẫn luồng để từ năm 2015 các phương tiện vận tải thủy có khả năng hoạt động cả ngày đêm, đảm bảo các tuyến sông địa phương sẽ đạt tiêu chuẩn cấp IV trong giai đoạn 2015-2020 .

+ Phối hợp với ngành nông nghiệp cải tạo các đập thuỷ lợi và các âu thuyền: Cống Chanh, Bá Thuỷ, Neo, Ngọc Uyên, An Thổ, Cầu Xe, riêng Cống Hương phải thiết kế Âu thuyền để đảm bảo giao thông thuận lợi cho các phương tiện thủy có trọng tải tới 200 tấn hoạt động thông suốt trên 12 tuyến sông địa phương này.

+ Xây dựng hệ thống báo hiệu đường thủy trên sông Tứ Kỳ, Ngọc Liên, Cửu Yên và các tuyến sông mới đưa vào khai thác.

+ Cải tạo các tuyến sông nhỏ để tạo điều kiện mở rộng tiềm năng khai thác vận tải thủy, bao gồm các tuyến sông Đại Tân, sông Hương, sông Ngọc Liên, sông Văn Thai, sông Lương Điền, sông Cửu Yên, sông Dầmvà sông Tứ Kỳ. Trên các tuyến sông này có khả năng cho phép các phương tiện thủy trọng tải từ 50-200 tấn vận hành khai thác thuận tiện. Tổng chiều dài tuyến sông này được đưa vào khai thác vận tải trong giai đoạn tới khoảng 92 km.

Bảng 3.2. Quy hoạch các tuyến đường thủy địa phương giai đoạn 2011 - 2020.


TT

Tên sông

Điểm đầu

Điểm cuối

Cấp sông

Quy hoạch



Chiều dài (km)

1

Sông Sặt

Cống Chanh

Âu Ngọc Uyên

IV

28

2

Sông Ghẽ

Ngã 3 Ghẽ

Cầu Cẩm Giàng

IV

8,7

3

Sông Đình Đào

Đập Bá Thủy

Cống Đồng Tràng

IV

32,2

4

Sông Tứ Kỳ

Cống Đồng Tràng

Ngã 3 Cự Lộc

IV

12

5

Sông Cửu An

Ngã 3 Pháo Đài

Âu An Thổ

IV

37

6

Sông Cầu Xe

Ngã 3 Phượng Kỳ

Âu Cầu Xe

IV

4,1




Cộng










122

Bảng 3.3. Quy hoạch cải tạo các sông địa phương đưa vào khai thác vận tải



TT

Tên sông

Điểm đầu

Điểm cuối

Phương tiện thủy (Tấn)

Dài (Km)

1

Sông Ngọc Liên

Thị Trấn Cẩm Giàng

Xã Ngọc Liên

50-100

4,0

2

Sông Lương Điền

Thị trấn Sặt

Xã Lương Điền

50-100

2,0

3

Sông Văn Thai

Thị trấn Cẩm Giàng

Cống Văn Thai

50-100

15

4

Sông Đại Tân

Ngã ba Kênh Giang

Cầu Đại Tân

100-200

10

5

Sông Cửu Yên

Cầu Tràng

Xã Chi Lăng Nam

50-100

6,0

6

Sông Tứ Kỳ

Cống Đống Tràng

Cống Đọ

50-100

19

7

Sông Dầm

XãTân Hương

Xã Hiệp Lực





15

8

Sông Hương

Đập Hương-Thanh Hà

Cầu Lai Vu

100-200

21




Cộng










92



3.3.3.2. Quy hoạch các bến, cảng đường thủy nội địa

Quy hoạch xây dựng và cải tạo cảng, bến thủy:

Trong nội dung Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển GTVT đường thủy nội địa của Việt Nam đến năm 2020 đã được phê duyêt có các dự án nâng cấp và xây dựng mới 10 cảng đầu mối, trong đó 7 cảng hàng hoá, 3 cảng khách ở khu vực phía Bắc. Các cảng này có liên quan mật thiết với hoạt động khai thác vận tải thủy của tỉnh Hải Dương.



Bảng 3.4. Quy hoạch các cảng đầu mối và các cảng chính


TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Đến năm 2020

Cỡ tàu lớn nhất

Công suất

I

Cảng hàng hoá




(Tấn)

(103 T/năm)

1

Cảng Hà Nội

Hà Nội

1.000

505

2

Cảng Khuyến Lương

Hà Nội

1.000

1.680

3

Cảng Việt Trì

Phú Thọ

400

1.250

4

Cảng Ninh Bình

Ninh Bình

1.000

2.500

5

Cảng Ninh Phúc

Ninh Bình

2.000

6

Cảng Hoà Bình

Hoà Bình

200

550

7

Cảng Đa Phúc

Thái Nguyên

300

700

8

Cảng Phù Đổng

Hà Nội

600

1.100

II

Cảng khách




Ghế

103

HK/năm

1

Cảng Hà Nội

Hà Nội

100

322

2

Cảng Hải Phòng

Hải Phòng

150-200

500

3

Cảng Hạ Long

Quảng Ninh

150-200

400


Quy hoạch các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng trên địa bàn tỉnh:

Trong giai đoạn quy hoạch 2010- 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các cảng địa phương và cảng chuyên dùng được quy hoạch cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới như sau:

+ Cảng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại được đầu tư nâng cấp và mở rộng để đạt khả năng thông qua 3 000 000 tấn, tiếp nhận tàu/sà lan 1200-1600 tấn;

+ Cảng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đầu tư mở rộng đưa công suất lên 2900 000 tấn;

+ Cảng nhà máy xi măng Phúc Sơn đạt khả năng thông qua 1 500 000 tấn.

+ Cảng Cống Câu đầu tư nâng cấp, cải tạo theo hướng hiện đại, kết nối phương thức vận tải thủy bộ, trở thành cảng đầu mối trung tâm phân phối và tiếp vận của tỉnh. Cần nghiên cứu thực hiện Dự án quy hoạch tổng thể phát triển cảng Cống Câu cho giai đoạn dài hạn, để tăng năng lực thông qua của cảng đạt 500 ngàn tấn, đầu tư thiết bị xếp dỡ để nâng cao hiệu quả kinh doanh khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

+ Cảng Tiên Kiều: đầu tư phát triển bến Tiên Kiều thành cảng Tiên Kiều, với năng lực thông qua từ 0, 8 - 1,0 triệu tấn/năm.

+ Xây dựng mới cảng nhà máy nhiệt điện Hải Dương tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn.

Nhà máy nhiệt điện Hải Dương sẽ được xây dựng theo hình thức BOT, Tập đoàn Jaks Resources làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư khoảng 2,0 tỷ USD , có vị trí tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, nhằm cung cấp điện cho các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh và TP Hải Phòng. Quy mô của nhà máy gồm 2 tổ hợp với công suất 1 200 MW. Dự kiến tháng 3 năm 2011 sẽ bắt đầu xây dựng. Tổ hợp máy số 1 sẽ được đưa vào vận hành thương mại trong năm 2014.

Để phục vụ sản xuất và vận hành của nhà máy cần phải xây dựng cảng chuyên dùng nhằm cung ứng nhiên liệu than với khối lượng thông qua khoảng 2-3 triệu tấn/năm.

Bảng 3.5. Quy hoạch các cảng địa phương, cảng chuyên dùng trên địa bàn tỉnh


TT

Tên cảng

Địa điểm

Cỡ tàu

lớn nhất (T)



Công suất

(103 T/n)



Chức năng

của cảng


1

Cảng Cống Câu

S Thái Bình



Phường Hải Tân, TP Hải Dương

600

500

Tổng hợp

3

Cảng NĐ Phả Lại,

S Thương


Phường Phả Lại, TX Chí Linh

1.200

~1.600


3000

Chuyên dùng

4

Cảng XMHoàng Thạch S Mạo Khê

Xã Minh Tân, H.Kinh Môn

800

2900

Chuyên dùng

5

Cảng XM Phúc Sơn,

S Kinh Thầy



Xã Phú Thứ H.Kinh Môn

800

1500

Chuyên dùng

6

Cảng Tiên Kiều

S Thái Bình



Xã Đức Chính H.Cẩm Giàng

600

800

Tổng hợp

7

Cảng Phú Thái,

S Kinh Môn



T trấn Phú Thái,

H. Kim Thành



600

800

Chuyên dùng

8

Cảng Hoà Phát,

S KinhThầy



Xã Phạm Mệnh

H. Kinh Môn



600

800

Chuyên dùng

9


Cảng NM nhiệt điện Hải Dương

Xã Phúc Thành

H. Kinh Môn



600

2000

Chuyên dùng
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương