Më ®Çu Sự cần thiết lập quy hoạch


Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông



tải về 1.67 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.67 Mb.
#21016
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

3.3. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

3.3.1. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ.

3.3.1.1. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ.

Hải Dương là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nói chung và của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng. Nhiều hành lang vận tải quan trọng đi qua Hải Dương như Hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Nhiều tuyến đường bộ quan trọng đi qua Hải Dương như QL5, QL18, QL37, QL38, QL10; đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái. Quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà hợp lý giữa hệ thống đường ô tô cao tốc, đường bộ quốc gia, các tuyến đường vành đai đối ngoại của thủ đô Hà Nội (vành đai V) và hệ thống giao thông của Hải Dương tạo thành mạng lưới đường thống nhất, liên hoàn nhằm giải quyết lưu lượng vận tải quá cảnh qua Hải Dương, đáp ứng nhu cầu giao thông nội vùng, quốc gia và quốc tế cũng như giao thông nội tỉnh Hải Dương.

Tổ chức mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương là sự kết hợp hài hoà, liên hoàn hợp lý của từng loại hình giao thông nói riêng và giữa các loại hình giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ) với nhau thông qua các đầu mối giao thông tổng hợp.

Đến năm 2020, cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm các trục ngang, trục dọc, hệ thống đường bộ đối ngoại và các đường vành đai đô thị, đảm bảo việc lưu thông đối ngoại cũng như lưu thông giữa các huyện được thuận tiện, an toàn, cụ thể:

Hệ thống trục ngang sẽ bao gồm các tuyến đường quan trọng là: hai trục đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Hạ Long, các quốc lộ 5, 18, ngoài ra có một số đường tỉnh đóng vai trò là các trục ngang phụ kết nối các huyện như ĐT392, 396, một phần ĐT395,…

Hệ thống trục dọc bao gồm các tuyến đường quan trọng là: các tuyến quốc lộ 37, 38, vành đai 5 Hà Nội, các đường tỉnh 390, 388, 392.

Hệ thống đường vành đai bao gồm vành đai 1 và 2 của thành phố Hải Dương và đường vành đai của tỉnh liên kết các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Hà.

Mở mới (kéo dài), chuyển đổi một số tuyến đường tỉnh đảm bảo hoàn chỉnh mạng lưới, liên kết giữa các vùng trong tỉnh như các tuyến ĐT390, 392, 389B, 398B, 394, trục Bắc - Nam của tỉnh (đường Gia Lộc – cầu Hiệp); trong đó có một số đoạn tuyến nâng cấp quản lý đường huyện lên đường tỉnh.

Hoàn chỉnh hệ thống cầu cống theo tiêu chuẩn H30-XB80; xây dựng các nút giao cắt khác mức liên thông tại các nút giao quan trọng, có lưu lượng giao thông lớn như giao giữa cao tốc với các trục quốc lộ và đường tỉnh quan trọng của tỉnh: giữa cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với ĐT392, ĐT399, ĐT390, ĐT391, cao tốc Nội Bài – Hạ Long với QL37, giữa hai tuyến đường vành đai thành phố Hải Dương với trục quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

Trong quy hoạch và thiết kế cấp kỹ thuật đường ô tô trên địa bàn tỉnh Hải Dương được dựa trên TCVN 4054 – 2005 “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế”.

Việc xác định các cấp hạng kỹ thuật của đường căn cứ vào chức năng của mỗi tuyến đường và địa hình của vùng đặt tuyến, vào lưu lượng xe thiết kế để tuyến đường có hiệu quả cao về kinh tế và tính phục vụ.

Đường từ huyện đến trung tâm xã có hai loại AH, AH­MN theo quyết định số 1528/1999/QĐ-BGTVT ngày 01/7/1999 và đường từ xã xuống thôn, liên thôn và từ thôn ra cánh đồng (khu vực sản xuất) chia làm hai loại A, B theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 210-92.



(1). Quy hoạch phát triển đường cao tốc

Các tuyến đường cao tốc được quy hoạch tuân thủ theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008.



Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng:

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng quy hoạch tổng chiều dài 105km, tuyến đi qua 4 tỉnh, thành phố: thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng.

Hướng tuyến: điểm đầu tuyến nằm trên đường vành đai III cách mố Bắc cầu Thanh Trì khoảng 1 km, thuộc địa phận phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; điểm cuối tuyến tại đập Đình Vũ thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Đoạn tuyến cao tốc trên địa phận tỉnh Hải Dương được quy hoạch điểm đầu tại xã Thái Dương (huyện Bình Giang), điểm cuối tại xã Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà), dài khoảng 42km, quy hoạch đường 4 – 6 làn xe, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Hai bên đường được quy hoạch đường gom, quy mô đường: Bm= 5,5 m, Bn – 7,5 m;

Quy hoạch các nút giao cắt: Đoạn tuyến cao tốc qua địa phận Hải Dương quy hoạch 3 nút giao khác mức liên thông, cụ thể:



  • Nút giao khác mức liên thông với ĐT392 thuộc địa phận xã Thái Học, huyện Bình Giang.

  • Nút giao khác mức liên thông với ĐT399 thuộc địa phận thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc.

  • Nút giao khác mức liên thông tại khu vực xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà.

Các giao cắt khác với quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường khác là các giao cắt khác mức trực thông (chiều cao tĩnh không đối với quốc lộ, đường tỉnh tối thiểu là 4,75m; đối với đường huyện, đường xã tối thiểu là 3,5m; đối với đường thôn, đường dân sinh tối thiểu là 2,7m).

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hiện đang được đầu tư xây dựng đồng bộ cả phần đường, cầu, nút giao khác mức liên thông, trực thông, đường gom..., dự kiến hoàn thành vào năm 2014.



Cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái

Đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái quy hoạch với tổng chiều dài 294km; trên địa phận tỉnh Hải Dương dự kiến tuyến được quy hoạch đi về phía Bắc Côn Sơn, đi phía trên phà Đồng Việt, xã Hưng Đạo, điểm cuối xã Hoàng Tiến (thị xã Chí Linh), dài khoảng 22km, quy hoạch đường 6 làn xe, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Đề xuất quy hoạch các nút giao cắt: đoạn cắt qua QL37 được bố trí nút giao khác mức liên thông; còn các giao cắt khác với đường tỉnh 398B, các đường huyện, đường xã, đường khác là các giao cắt trực thông. Tĩnh không giao với các đường tỉnh, huyện và quốc lộ là 4,75m.

Dự kiến đường ô tô cao tốc Nội Bài – Hạ Long được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2011-2015 (bao gồm cả phần đường, cầu, nút giao khác mức liên thông, trực thông, đường gom,...).



(2). Quy hoạch phát triển hệ thống quốc lộ

Theo quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2009, các quốc lộ qua địa phận Hải Dương được quy hoạch như sau:



Quốc lộ 5:

Giai đoạn 2011 – 2020:

QL5 (trên địa phận tỉnh Hải Dương) từ Hưng Thịnh (Km33+720) đến Kim Lương (Km77+830) duy trì đường cấp II, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Các nút giao: quy hoạch các nút giao khác mức với đường vành đai 1 và vành đai 2 thành phố Hải Dương. Dự kiến nút giao tại thị trấn Lai Cách, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, xã Nam Đồng và Ái Quốc, thành phố Hải Dương. Từng bước xây dựng các cầu vượt trên tuyến bảo đảm an toàn giao thông, trong đó có cầu vượt tại nút Km48, cầu vượt tại KCN Phúc Điền,....



Quốc lộ 18:

Giai đoạn 2011 – 2020:

QL18 từ Phả Lại (Km26+433) đến Hoàng Tiến (Km46+300) duy trì tiêu chuẩn đường cấp II, III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Cải tạo nút giao giữa QL18 và QL37 tại ngã 3 Sao Đỏ, thị xã Chí Linh đảm bảo ATGT. Xây dựng các cầu vượt trên tuyến, xử lý điểm đen nguy cơ gây mất an toàn giao thông.



Quốc lộ 37:

Giai đoạn 2011 – 2020:

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo quốc lộ 37 đoạn qua Hải Dương tối thiểu đạt cấp III, 2 làn xe cơ giới; kết cấu mặt đường bê tông nhựa Đoạn qua đô thị được đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-1015:

- Nâng cấp, cải tạo đoạn Km23+200 – Km47+888 huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) – Gia Lộc (Hải Dương), chiều dài tuyến 24,69 Km; Tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (hiện nay đang được đầu tư xây dựng, chi tiết từng đoạn theo dự án được duyệt). Xây dựng cầu Chanh theo tiêu chuẩn H30-XB80.

- Nâng cấp, cải tạo đoạn Km82+980 (Giao QL37 và QL18) - Km95+016 (giữa Hải Dương và Bắc Giang) dài 12,2 Km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III; Đoạn qua đô thị Chí Linh được quy hoạch nâng lên một cấp và đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt.

- Xây dựng mới tuyến phân luồng QL18 đi QL37 (tránh trung tâm thị xã Chí Linh), Km35+020 QL18, xã Chí Minh, TX Chí Linh - Km77+850 QL37, TX Chí Linh dài 3,7 Km.



Quốc lộ 38:

Giai đoạn 2011 – 2020:

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo quốc lộ 38 đoạn qua Hải Dương từ Cẩm Hưng (Km22+465) đến xã Thúc Kháng (Km36+275) dài 13,8 Km đạt cấp III, 2 làn xe cơ giới; kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Đoạn qua đô thị được đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt. Xây dựng cầu qua sông Sặt theo tiêu chuẩn H30-XB80.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-1015:

- Nâng cấp, cải tạo đoạn Km22+465 – Km32+800 huyện Cẩm Giàng và Bình Giang, tỉnh Hải Dương, dài khoảng 10,3Km, tiêu chuẩn đường cấp III; đoạn qua các khu đông dân cư có thêm vỉa hè mỗi bên 3 mét, Bn=18m. Xây dựng mới tuyến tránh TT Sặt và cầu Sặt theo tiêu chuẩn H30-XB80.



Quốc lộ 10:

Giai đoạn 2011 – 2020:

QL10 từ Km43+000 đến Km44+000 duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

(3). Quy hoạch phát triển trục Bắc Nam và đường vành đai.

Đường Vành đai V – Hà Nội đoạn qua Hải Dương (Vành đai liên kết các đô thị xung quanh Hà Nội):

Quy hoạch vành đai V - Hà Nội tuân theo quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008.

Hướng tuyến: Quy hoạch đường vành đai liên kết các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội theo hướng tuyến từ thành phố Vĩnh Yên - thành phố Sơn Tây- đô thị Hoà Lạc - thị trấn Xuân Mai - Miếu Môn - Đồng Văn – TP. Hải Dương – TX. Chí Linh – TP. Bắc Giang – TP. Thái Nguyên – (thị xã Sông Công) hồ Núi Cốc – Tam Đảo – Vĩnh Yên, với chiều dài khoảng 320 km.

Trên địa phận tỉnh Hải Dương, vành đai V - Hà Nội được quy hoạch như sau:

Điểm đầu: tại vị trí cầu Hiệp (nối Hải Dương và Thái Bình) đang được trung ương và 2 tỉnh đầu tư xây dựng.

Điểm cuối: tại xã Lê Lợi, TX Chí Linh (nối Hải Dương và Bắc Giang).

Về hướng tuyến vành đai V đi theo trục Bắc – Nam của tỉnh Hải Dương:

Theo hướng tuyến trên, sau khi qua địa phận Thái Bình tại cầu Hiệp, tuyến đi qua xã Hưng Long, Hồng Phúc, Tân Phong, An Đức, Hồng Đức (Ninh Giang), các xã Đức Xương, Thống Kênh, Hồng Hưng, Toàn Thắng (Gia Lộc) và đấu nối vào nút giao cao tốc HN-HP.

Từ nút giao cao tốc HN-HP, tuyến đi trùng với đường 38B (ĐT399) dài khoảng 2,5 Km đến ngã 3 giao với đường 62m kéo dài, sau đó tuyến theo đường 62m kéo dài đến khu đô thị mới phía Tây TP. Hải Dương và giao với QL5, tuyến đi trùng QL5 (khoảng 3Km) sau đó đi theo hướng tuyến cầu Hàn, giao với QL37 tại xã Quốc Tuấn (Nam Sách), sau đó tuyến đi trùng QL37 một đoạn đến đầu cầu Thiên (xã Thái Học), tiếp theo về cơ bản tuyến đi trùng đường tỉnh 398B (đường trong Khu công nghiệp Cộng Hòa) và đường tỉnh 398B ( 185 cũ), đến khu vực thị trấn Bến Tắm (giao với quốc lộ 18 bằng cầu vượt liên thông), tuyến đi theo đường huyện Lê Lợi- Bắc An và nhập vào QL37 tại xã Lê Lợi, sau đó tuyến đi trùng QL37 đến hết địa phận TX Chí Linh.

Quy mô công trình: đường vành đai V – Hà Nội quy hoạch đường 6 làn xe, chiều rộng 32,5m.

Giai đoạn 2011 – 2020:

Đường Vành đai 5 – Hà Nội đoạn qua Hải Dương được đầu tư xây dựng trên cơ sở tận dụng những đoạn đã có, đoạn đang được xây dựng kết hợp với mở mới một số đoạn, tổng chiều dài khoảng 71 Km.

Quy mô đoạn Cầu Hiệp – Gia Lộc (cấp II), đoạn đi chung ĐT399 (cấp III), đoạn đi chung Đường 62 m (đô thị), đi chung QL5 (cấp I), đoạn Cầu Hàn và đường đầu cầu (cấp III), đoạn đi chung QL37 (cấp III), đoạn đi chung ĐT398B kéo dài (cấp III), đoạn tránh trung tâm thị xã Chí Linh (cấp III và đô thị) và đoạn đi chung QL37 đến hết địa phận TX Chí Linh (cấp III và đô thị).

Giai đoạn 2021 – 2030:

Đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp I, 6 làn xe, chiều rộng 32,5m; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt (Đoạn qua TP. Hải Dương, tuyến đi theo đường vành đai II, nhánh phía Đông TP. Hải Dương).

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới đoạn Cầu Hiệp–Gia Lộc dài 19 Km, quy mô đường cấpII.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng Cầu Hàn và đường dẫn (khoảng 10 Km), quy mô đường cấp III).

- Xây dựng mới đoạn ĐT398B đoạn trong KCN Cộng Hòa (khoảng 8,6 Km), quy mô đường cấp III.

- Đầu tư cải tạo nâng cấp đường 398B ( Từ QL18 vào TT Bến tắm) và nâng cấp đường huyện Lê Lợi- Bắc An lên quy mô cấp III.

- Nâng cấp cải tạo đoạn đi chung QL37 đến hết địa phận TX Chí Linh (khoảng 3 Km), quy mô tối thiểu đạt cấp III;



Trục Bắc - Nam:

Giai đoạn 2011 – 2020:

- Điểm đầu tại cầu Hiệp, tuyến đi theo đường cầu Hiệp – Gia Lộc rồi nhập vào nút giao Cao tốc HN-HP, sau đó tuyến đi chung 1 đoạn ĐT399 đến ngã 3 Gia Lộc, tuyến đi theo đường 62m, nhập vào QL5 tại Km48. Tuyến đi chung QL5 đến xã Cộng Hòa, tuyến cơ bản đi theo ĐT389, vượt sông Kinh Thầy tại khu vực phà Triều và nối với QL18.

- Đầu tư xây dựng đoạn đầu tuyến từ Cầu Hiệp đến nút giao Cao Tốc là 19km, quy mô đường cấp II.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp đoạn tuyến đi chung với ĐT389 vượt sông Kinh Thầy tại khu vực phà Triều và nối với QL18, dài khoảng 17 km, quy mô đường cấp II (đường nối QL5 với QL18).

Giai đoạn 2021 – 2030:

Nâng cấp, cải tạo đảm bảo trục Bắc Nam tối thiểu đạt quy mô đường cấp II, những đoạn đi chung với Vành đai V –Hà Nội đoạn qua Hải Dương đạt cấp I, 6 làn xe, chiều rộng 32,5m .

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-1015:

- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 37 km, quy mô đường cấp II, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, đầu tư xây dựng các cầu lớn: Cầu qua sông Đình Đào, Cầu Mây, Cầu Triều.



Quy hoạch phát triển đường vành đai thành phố Hải Dương

Thành phố Hải Dương là đầu mối giao thông quan trọng, hiện nay có một số tuyến quốc lộ, đường tỉnh đều hướng tâm về TP Hải Dương tạo thành mạng lưới đường hình nan quạt, mật độ giao thông sẽ tập trung cao ở khu vực TP. Hải Dương vì thế trong tương lai sẽ gây ra tình trạng quá tải cho hệ thống đường chính nằm trong nội đô TP Hải Dương. Để giải quyết vấn đề này sẽ xây dựng các tuyến đường vành đai để giải tỏa lưu lượng phương tiện quá cảnh qua trung tâm TP Hải Dương (hạn chế phương tiện giao thông đi qua trung tâm thành phố, đặc biệt là xe tải,..), đồng thời định hướng phát triển mở rộng không gian đô thị của thành phố. Quy hoạch đường vành đai TP. Hải Dương gồm có: đường vành đai 1 và đường vành đai 2, cụ thể như sau:



Đường vành đai I – thành phố Hải Dương:

Hướng tuyến: Đường vành đai I – thành phố Hải Dương, quy mô đường cấp III được hình thành dựa trên các đoạn tuyến ĐT390, ĐT394 và xây dựng một số đoạn tuyến mới, đi qua địa phận các xã Cao An, Đức Chính, Minh Tân, Thượng Đạt, An Châu, Nam Đồng, Ái Quốc, Quyết Thắng, Tiền Tiến, Ngọc Sơn, Tân Hưng, Gia Xuyên, Thạch Khôi, Liên Hồng, Cẩm Đoài, Cẩm Đông và về thị trấn Lai Cách; tổng chiều dài khoảng 34 km (xem bản đồ phần phụ lục).

Quy mô kỹ thuật: Đường vành đai I- thành phố Hải Dương theo quy hoạch không gian đô thị được duyệt, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Cầu cống: xây mới 3 cầu theo tiêu chuẩn H30-XB80, cụ thể cầu Tiên Kiều trên sông Thái Bình dài 500m tại xã Đức Chính, cầu Cống Câu trên sông Thái Bình dài 500m và cầu Đò Ty trên sông Sặt dài 120 m.

Giao cắt lớn: xây dựng 2 nút giao cắt khác mức liên thông giữa vành đai I – thành phố Hải Dương với QL5 và đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

Giai đoạn 2011-2020: đầu tư, xây dựng toàn tuyến vành đai I.

Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến.

Đường vành đai II – thành phố Hải Dương (vành đai giao thông đối ngoại):

Đường vành đai II – thành phố Hải Dương chủ yếu là xây dựng mới và nâng cấp một số đoạn tuyến đường huyện. Tuyến đi qua địa phận các xã sau: Aí Quốc (TP. Hải Dương), Phú Điền, An Lâm, thị trấn Nam Sách, Hồng Phong (huyện Nam Sách), Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cẩm Định, Cẩm Sơn, Tân Trường, Cẩm Đông (huyện Cẩm Giàng), Trùng Khánh, Thống Nhất, Gia Hòa, Gia Tân, Tân Tiến (huyện Gia Lộc), Ngọc Sơn (TP. Hải Dương), Tiền Tiến, Quyết Thắng (huyện Thanh Hà) và về xã Aí Quốc; tổng chiều dài đường vành đai 2 khoảng 60 km.

Quy mô kỹ thuật: đường vành đai II- thành phố Hải Dương dự kiến quy mô đường cấp II, 4 làn xe cơ giới, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Cầu cống: xây mới 3 cầu theo tiêu chuẩn H30-XB80, cụ thể xây dựng 2 cầu trên sông Thái Bình dài 500m và 1 cầu sông Sặt dài 120 m.

Giao cắt lớn: xây dựng các nút giao cắt khác mức liên thông giữa vành đai II – TP. Hải Dương với QL5 và đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

Giai đoạn 2011-2020: đầu tư, xây dựng đoạn tuyến phía Đông thành phố Hải Dương (từ nút giao với QL37 Gia Lộc đến nút giao đường dẫn Cầu Hàn) dài 31 Km, quy mô cấp II, 4 làn xe (bao gồm cả phần cầu và nút giao trên tuyến).

Giai đoạn 2021-2030: đầu tư, xây dựng đoạn tuyến phía Tây thành phố Hải Dương (từ nút giao với QL37 Gia Lộc đến nút giao đường dẫn Cầu Hàn) dài 29 Km, quy mô cấp II, 4 làn xe (bao gồm cả phần cầu và nút giao trên tuyến).

Ngoài ra, để bảo đảm giao thông và đi lại của nhân dân địa phương khu vực được thuận lợi, đặc biệt là dân tại khu vực huyện Thanh Hà, trong quy hoạch đề xuất có dự kiến xây dựng 01 cầu qua sông Thái Bình, nối giữa Xã Tiến Tiến ( Thanh Hà) và TP Hải Dương, dự kiến quy mô cầu dài 500m. Dự kiến thời gian xây dựng giai đoạn 2020-2030.



  • Nâng cấp đường tỉnh lên quốc lộ.

- Nâng cấp đường tỉnh 399 ( 38B) lên quốc lộ (trước năm 2020).

- Chuyển đoạn: Cầu Hàn và đường 2 đầu cầu về quốc lộ 37 thay đoạn QL37 đi chung QL5 hiện nay và một phần đoạn QL37 cũ từ ga Tiền Trung đến xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách sau khi đoạn tuyến này được đầu tư xong. Như vậy, hướng tuyến QL37 trên địa bàn tỉnh như sau: Điểm đầu là Cầu Chanh, tuyến đi theo QL37 hiện có đến ngã 4 Gia Lộc giao với đường 38B (ĐT399), tuyến đi theo đường 62 m kéo dài đến QL5 và đi chung một đoạn với QL5, sau đó tuyến đi theo hướng cầu Hàn, giao với QL37 hiện có tại xã Quốc Tuấn ( Nam Sách).



(2). Quy hoạch phát triển hệ thống đường tỉnh

  • Nguyên tắc cơ bản lập quy hoạch các tuyến đường tỉnh:

- Các tuyến đường tỉnh đảm bảo liên kết với hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, đường sông thông qua các đầu mối giao thông đối ngoại, có liên kết với các nhà ga, bến bãi, kho chứa hàng hoá.

- Các tuyến đường phải được liên kết và nối thông với nhau để đảm bảo giao thông liên tục, không bị gián đoạn, trường hợp khẩn cấp khi một tuyến bị ùn, tắc, có thể điều tiết các phương tiện qua các hướng khác nhau.

- Các tuyến đường qua khu có quy hoạch đô thị phải tôn trọng đúng quy hoạch đã duyệt.

- Các tuyến đường được xây dựng mới đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất qua các khu dân cư hiện có (có thể đi ven các khu dân cư), không xuyên qua các di tích lịch sử, nghĩa trang, khu quân sự, quốc phòng để hạn chế kinh phí di dân, giải phóng mặt bằng.

- Các tuyến đường mới phải làm động lực phát triển KTXH cho các vùng kinh tế hiện vẫn còn là thuần nông.

- Những đoạn tuyến không đáp ứng được tiêu chí là đường tỉnh hoặc không phát huy hiệu quả thì cho tu sửa hoặc nâng cấp với tiêu chuẩn và quy mô phù hợp sau đó chuyển trả cho địa phương các cấp quản lý.

- Những đoạn nằm trong quy hoạch đầu tư mới thì xây dựng đúng theo quy hoạch, tại các khu vực qua thị tứ, khu dân cư phải đảm bảo đúng quy hoạch đô thị.

*. Định hướng phát triển hệ thống đường tỉnh:

Tiếp tục tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông để khai thác các khu vực, các ngành kinh tế còn nhiều tiềm năng, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng các trục đường giao thông chính, đầu mối cửa ngõ đi các tỉnh, thành phố, các tuyến phát triển du lịch và công nghiệp, huy động được nguồn tài chính từ quỹ đất và gắn với thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống đô thị; Mở mới hoặc cải tạo các nút giao thông hiện đại nối từ đường cao tốc, quốc lộ với đường địa phương. Mở mới một số tuyến để khắc phục những khó khăn của tuyến cũ, kết hợp khai thác quỹ đất và phục vụ phát triển khu công nghiệp.

Hoàn chỉnh mạng lưới đường tỉnh (kéo dài, xây mới) và hoàn thành xây dựng các cầu trên tuyến đạt tiêu chuẩn H30-XB80 đảm bảo kết nối thuận tiện các vùng, huyện trong tỉnh cũng như kết nối liên hoàn với hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Đầu tư, mở mới một số tuyến đường để kết nối với các tuyến quốc lộ hiện có, đang đầu tư xây dựng, trong đó lưu ý tại các huyện có mật độ mạng lưới đường thấp như huyện Kim Thành, Ninh Giang, Thanh Hà....

Đến năm 2020 các tuyến đường tỉnh cơ bản đạt cấp III; kết cấu mặt đường bê tông nhựa, BTXM hoặc láng nhựa; một số đoạn khó khăn, lưu lượng vận tải thấp, tối thiểu đạt cấp IV.

Các giao cắt giữa đường tỉnh với các đường khác (chiều cao tĩnh không đối với quốc lộ, đường tỉnh tối thiểu là 4,75m; đối với đường huyện, đường xã tối thiểu là 3,5m; đối với đường thôn, đường dân sinh tối thiểu là 2,5m).



1. Đường tỉnh 388

Giai đoạn 2011 - 2020:

ĐT388 cơ bản vẫn giữ hướng tuyến như hiện nay, chỉ nắn đoạn tuyến Km17+620 đến Km19+762 tránh thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành.

Giữ nguyên đoạn Km0-Km17+400 đã đạt tiêu chuẩn đường cấp III; nâng cấp đoạn từ Km17+400 đến Km31+220 lên đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Cầu cống: cải tạo các cầu trên tuyến đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn, xây dựng mới 2 cầu Bất Nạo, Sái đạt tiêu chuẩn H30-XB80, duy trì các cầu cống khác đáp ứng nhu cầu giao thông.



Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng đoạn tuyến tránh thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành Km17+620 đến Km19+762, quy mô đường cấp III, sau khi hoàn thành bàn giao lại đoạn tuyến cũ cho huyện quản lý.

- Đầu tư xây dưng cầu Sái đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

2. Đường tỉnh 389

Giai đoạn 2011 - 2020:

ĐT389 cơ bản giữ hướng tuyến như hiện nay, tuy nhiên có điều chỉnh, nắn đoạn đầu tuyến (từ Km0-Km16 được quy hoạch là trục Bắc – Nam của tỉnh “Đường nối QL5 với QL18” ).

Hướng tuyến: Điểm đầu tuyến tại QL5, xã Cộng Hòa, tuyến vượt qua sông Kinh Môn (cách phà Mây cũ khoảng 300-500 m) nhập với ĐT389 tại đầu trung tâm xã Phúc Thành, sau đó tuyến đi phía dưới đèo Mông và nhập vào đỉnh dốc Mông của tuyến cũ. Tuyến đi đến địa phận xã Thất Hùng, đi theo tuyến mới và vượt sông Kinh Thầy sang huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, tổng chiều dài đoạn này khoảng 17 km.

Quy mô kỹ thuật: quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp II, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Xây mới 6 cầu đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

Đoạn (Km16-Km26+400) đến năm 2015 giữ nguyên tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp IV, đến năm 2020 nâng lên đạt cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; đoạn qua thị trấn Kinh Môn theo quy hoạch chung đô thị được duyệt.

Giai đoạn 2021-2030: Duy trì đoạn đầu tuyến đạt cấp II, đoạn cuối tuyến giữ cấp III.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Nâng cấp, cải tạo đoạn Km19+250–Km20+800 và đoạn Km25+150 – Km26+300, huyện Kinh Môn (đoạn qua thị trấn theo quy hoạch chung thị trấn Kinh Môn).

- Đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp đoạn đầu tuyến khoảng 17 km, đạt cấp II, mặt bê tông nhựa, bao gồm các cầu trên tuyến đạt tiêu chuẩn H30-XB80 (đoạn này là một phần trục Bắc Nam của tỉnh, đường nối QL5 với QL18 và phục vụ trực tiếp cho việc đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Kinh Môn tại xã Phúc Thành).

3. Đường tỉnh 389B

Giai đoạn 2011 - 2020:

Xây dựng đoạn tuyến mới nối Chí Linh với Kinh Môn (nối QL37 và ĐT389), chiều dài khoảng 6,5km.

Kéo dài đoạn đầu tuyến ĐT389B khoảng 3 km đến phà Dinh để kết nối sang Hải Phòng; đoạn kéo dài này đi theo đường vành đai thị trấn Kinh Môn.

Quy mô kỹ thuật: Nâng cấp đoạn ĐT389B cũ (Km0-Km13+808) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đoạn tuyến kéo dài 3km đã đầu tư xây dựng xong quy mô theo cấp đường đô thị, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa;

Cầu cống: giai đoạn đến 2015 sử dụng phà Dinh tại điểm cắt qua sông Kinh Thầy (thuộc đoạn tuyến kéo dài), giai đoạn sau 2016-2020 xây dựng cầu vĩnh cửu đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

Giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp, cải tạo cấp III và duy trì quy mô theo đường đô thị .

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới đoạn nối QL37 thị xã Chí Linh – ĐT389 huyện Kinh Môn; Chiều dài tuyến: 6,5 Km; quy mô đường cấp IV.



4. Đường tỉnh 390

Giai đoạn 2011 - 2020:

ĐT390 được quy hoạch kéo dài đoạn đầu tuyến và thay đổi hướng tuyến đoạn cuối tuyến. Ngoài ra, còn điều chỉnh hướng tuyến tránh khu dân cư tập trung ở khu vực xã Nam Đồng và xã Tiền Tiến.

Cụ thể như sau:


  • Đoạn đầu tuyến: kéo dài từ điểm đầu chân đê Nấu Khê lên phía Bắc, cắt qua sông Kinh Thầy (hiện đang có bến đò Linh Xá), đi qua xã Cổ Thành (đi trùng đường xã Cổ Thành khoảng 3 km) rồi nối vào QL18; chiều dài đoạn này khoảng 6 km.

  • Đoạn cuối tuyến: chuyển một đoạn cuối tuyến khoảng 2km từ khu vực xã Thanh Cường đến phà Quang Thanh sang đường tỉnh 392 quy hoạch; kéo dài từ thôn Thành Thịnh, xã Thanh Cường đi thẳng tiếp xuống phía Nam và kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại nút giao khác mức liên thông tại xã Thanh Cường; đoạn kéo dài này khoảng 3 km, trên đường huyện Thanh Cường – Vĩnh Lập.

  • Điều chỉnh hướng tuyến đoạn qua khu vực xã Nam Đồng, xã Tiền Tiến (đây là đoạn có dân cư tập trung đông đúc hai bên đường, rất khó khăn khi nâng cấp, mở rộng tuyến); hiện tại đã có dự án tuyến ĐT390 (Km0–Km7+348,35) đoạn nối QL5 (huyện Nam Sách) - xã Thanh Hải (huyện Thanh Hà).

Quy mô kỹ thuật: đoạn ĐT390 cũ (Km0-Km38+900), chủ yếu nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, các đoạn mở mới và nắn tuyến xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III; kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa.

Cầu cống: xây dựng mới cầu Quang Thanh đạt theo tiêu chuẩn H30-XB80 (thực tế cầu này thuộc đường tỉnh 392 quy hoạch); đến năm 2020 xây dựng cầu trên tuyến đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

Các nút giao: quy hoạch nút giao khác mức liên thông giữa ĐT390 với QL5.

Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Nâng cấp, cải tạo đoạn tuyến Km24+670 – Km25+763, huyện Thanh Hà, dài khoảng 1 Km. Quy mô theo dự án được duyệt.

- Xây dựng mới, điều chỉnh tuyến đoạn Km0 – Km7+348 (ĐT190A cũ) đoạn nối QL5 (huyện Nam Sách) - xã Thanh Hải (huyện Thanh Hà). Chiều dài 7,3 Km, quy mô đường cấp III, (điểm đầu: Km57+175 QL5; điểm cuối: Km8+400 ĐT390). Quy mô theo dự án được duyệt.

- Xây dựng mới (kéo dài) đoạn đầu tuyến từ Bến Nấu (Nam Sách) đến QL18 (TX. Chí Linh) dài 6 Km, quy mô cấp III.



5. Đường tỉnh 390B

Giai đoạn 2011 - 2020:

Đến năm 2015, ĐT390B (Km0-Km11), cơ bản giữ nguyên tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đến năm 2020 nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, cải tạo kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa.

Cầu cống: cải tạo các cầu yếu trên tuyến đảm bảo các phương tiện lưu thông an toàn theo tiêu chuẩn H30-XB80. Các đoạn tuyến đi cạnh hệ thống sông trung thủy nông có nguy cơ gây sạt lở nên gia cố xây kè kiên cố.

Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến.

6. Đường tỉnh ĐT390C:

Giai đoạn 2011 - 2020:

- ĐT390C được nâng cấp từ đường huyện Việt Hồng – Đò Giải (Thanh Hà) và đường huyện Kim Đính - Kim Tân (Kim Thành).

- Tuyến có điểm đầu tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà (điểm giao ĐT390B), tuyến đi theo đường huyện Việt Hồng – Đò Giải, qua Đò Giải nối tiếp với đường huyện Kinh Đính - Kim Tân (Kim Thành) đến Cầu Bồng, giáp Hải Phòng (điểm cuối của tuyến). Chiều dài toàn tuyến khoảng 12 Km.

- Quy mô: tiêu chuẩn cấp IV, xây dựng bến phà Giải.



Giai đoạn 2021-2030:

- Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, xây dựng mới cầu Giải.



Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV, xây dựng bến phà Giải.



7. Đường tỉnh 391

Giai đoạn 2011 - 2020:

- Giữ nguyên đoạn từ Km0 – Km3+700 tiêu chuẩn đường cấp III.

- Nâng cấp đoạn Km3+700 đến Km40+000 dài 36,3 Km đạt tiêu chuẩn đường III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Cầu cống: Kết hợp với các dự án của Trung ương và ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng mới cầu An Thổ đạt theo tiêu chuẩn H30-XB80, duy trì các cầu cống khác đảm bảo lưu thông an toàn.



Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến.

8. Đường tỉnh 392

Giai đoạn 2011 - 2020:

Quy hoạch kéo dài tuyến từ điểm cuối tuyến tại thị trấn Tứ Kỳ (điểm giao ĐT391) về phía Đông, tại khu vực xã Tứ Xuyên (huyện Tứ Kỳ) cắt qua sông Thái Bình sang xã Thanh Hồng (Thanh Hà), tuyến đi tiếp qua xã Thanh Cường và kết thúc tại phà Quang Thanh (trên đoạn tuyến này có đoạn ĐT390 chuyển thành ĐT392 dài khoảng 2km); đoạn kéo dài này được hình thành trên một số đường huyện, đường xã hiện có và xây mới một số đoạn với tổng chiều dài khoảng 9,5km.

Như vậy sau khi quy hoạch ĐT392 hình thành một vòng cung khép kín phía Nam tỉnh Hải Dương đi từ thị trấn Sặt (giao QL38) đến phà Quang Thanh.

Quy mô kỹ thuật:



  • Đoạn Km0-Km15 giữ nguyên đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

  • Đoạn Km15 – giao QL37 nâng cấp cải tạo đạt cấp III (trong đó đoạn giao QL37 được điều chỉnh nắn tuyến đi thẳng và được đầu tư theo dự án QL37).

  • Đoạn QL37 đến ĐT391 giữ nguyên cấp IV ( có điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đoạn đầu cầu Vạn, phía xã Minh Đức).

  • Kéo dài ĐT392 theo đường huyện Chợ Yên – Đò Bầu, tuyến vượt sông Thái Bình sang xã Thanh Hồng đi phà Quang Thanh đạt cấp III;

  • Xây dựng phà qua sông Thái Bình nối Tứ Kỳ và Thanh Hà.

Giai đoạn 2021-2030:

- Nâng cấp, cải tạo đoạn QL37 đến ĐT391 lên cấp III.

- Xây dựng mới cầu qua sông Thái Bình và cầu Quang Thanh đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Nâng cấp cải tạo đoạn cuối tuyến từ ĐT391 đến phà Quang Thanh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, xây dựng phà qua sông Thái Bình .

- Nâng cấp cải tạo (đoạn Chương – Bóng) khoảng 6 km trong đoạn Km15 – giao QL37 đạt cấp III;

9. Đường tỉnh 392B

Giai đoạn 2011 - 2020:

Đến năm 2015, ĐT392B (Km0-Km12+530), cơ bản giữ nguyên tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đến năm 2020 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa.

Cầu cống: cơ bản duy trì các cầu, cống trên tuyến đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn.

Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến; xây dựng mới 4 cầu Lê Bình, An Nghiệp 2, Tiêu Lâm, Cô Tiên đạt tiêu chuẩn H30-XB80 .

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Cải tạo nâng cấp đoạn Km10+500- Km11+500 đạt tiêu chuẩn cấp IV, đoạn qua thị trấn theo quy hoạch được duyệt.

- Nâng cấp cải tạo đoạn Km3 - Km8 lên đạt cấp III.

10. Đường tỉnh 392C

Giai đoạn 2011 - 2020: ĐT392C (Km0-Km10+500), cơ bản giữ nguyên tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

Cầu cống: cải tạo các cầu, cống yếu trên tuyến đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn.



Giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp lên cấp III toàn tuyến.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015: Xây dựng các cầu trên tuyến đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

11. Đường tỉnh 393

Giai đoạn 2011 - 2020:

Đến năm 2015, ĐT393 (Km0-Km20), cơ bản tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đến năm 2020 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa.



Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến. Xây mới cầu Gỗ, cầu Đáy đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Nâng cấp cải tạo đoạn Km1 – Km2, xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc, chiều dài khoảng 1 Km, quy mô cấp IV.



12. Đường tỉnh 394

Giai đoạn 2011 - 2020:

Mở mới kéo dài đoạn đầu tuyến ĐT394 khoảng 3 km lên phía Bắc kết nối huyện Cẩm Giàng,tỉnh Hải Dương với tỉnh Bắc Ninh (thông qua ĐT208), hình thành thêm một tuyến kết nối QL5 với QL18, quy mô đường cấp III.

Đến năm 2015, ĐT394 (Km0-Km20+100) cơ bản giữ nguyên tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đoạn qua thị trấn theo quy mô được duyệt, đến năm 2020 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, cải tạo kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa.

Cầu cống: xây dựng mới cầu Cậy theo tiêu chuẩn H30-XB80; duy trì tiêu chuẩn các cầu cống khác, đáp ứng lưu thông an toàn.



Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến; các cầu, cống trên tuyến đạt tiêu chuẩn H30-XB80. Xây dựng cầu Hà Trợ dài khoảng 50m theo tiêu chuẩn H30-XB80.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Nâng cấp cải tạo đoạn Km2+000 – Km4+300, huyện Cẩm Giàng và tiếp tục đầu tư đoạn Km8+738 – Km10+778, huyện Bình Giang, quy mô cấp IV; đoạn qua đô thị theo quy hoạch được duyệt; xây dựng mới cầu Cậy theo tiêu chuẩn H30-XB80.

- Xây dựng mới đoạn tuyến kết nối huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương với tỉnh Bắc Ninh, quy mô cấp III, chiều dài khoảng 3 km và xây mới cầu Phượng Hoàng dài khoảng 40 m theo tiêu chuẩn H30-XB80.

13. Đường tỉnh 394B

Giai đoạn 2011 - 2020:

Quy hoạch mở mới đường tỉnh 394B kết nối ĐT392 với QL5; tuyến bắt đầu tại điểm giao với ĐT392 (Km6+500) tại khu vực xã Bình Minh, đi ngược lên phía Bắc cắt qua sông Sặt và giao với đường gom QL5 (Km37+175) tại khu vực xã Cẩm Phúc; toàn tuyến quy hoạch dài khoảng 7km.

Quy mô kỹ thuật: xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Cầu cống: giai đoạn trước mắt (đến năm 2015) sử dụng phà qua sông Sặt, giai đoạn đến năm 2020 xây dựng cầu vĩnh cửu, tiêu chuẩn H30-XB80, các cầu cống khác xây dựng theo tiêu chuẩn H30-XB80.



Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới toàn tuyến ĐT394B, chiều dài khoảng 7 Km, quy mô cấp III.



14. Đường tỉnh 395

Giai đoạn 2011 - 2020:

Đến năm 2015 cơ bản duy trì đường cấp IV, đến năm 2020 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đoạn qua thị trấn Sặt quy hoạch theo không gian đô thị được duyệt, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa.

Cầu cống: xây mới cầu Bá Thuỷ đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến; các cầu, cống trên tuyến đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Nâng cấp, cải tạo đoạn Km22+533 – Km24+200, huyện Bình Giang, chiều dài khoảng 1 Km, cấp IV.



15. Đường tỉnh 396

Giai đoạn 2011 - 2020:

Cơ bản giữ nguyên như hiện tại (cấp IV) và được kéo dài đoạn đầu tuyến đến QL37 mới, chiều dài khoảng 1 Km (thuộc dự án QL37 đầu tư).



Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục mở mới ( kéo dài) tuyến đường 396 từ điểm giao với QL37 mới qua xã Đồng Tâm ( Ninh Giang) sang đến xã Hà Kỳ, Hà Thanh, Phượng Kỳ, Cộng Lạc, An Thanh ( Tứ Kỳ), tuyến vượt sông Thái Bình và sang địa phận xã Vĩnh Lập ( Thanh Hà) đấu nối vào nút giao cao tốc Hà Nội- Hải Phòng. Chiều dài tuyến kéo dài khoảng 15km.

Theo phương án tuyến trên, tuyến vựợt sông Tứ Kỳ tại khu vực cầu Phao Mũ và sông Thái Bình tại xã Vĩnh Lập. Nâng cấp toàn tuyến lên cấp III; Xây dựng mới cầu Mũ dài 300m, cầu Vĩnh Lập dài 500m, đạt tiêu chuẩn H30-XB80.



Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Nâng cấp, cải tạo đoạn Km7 (xã Hồng Phúc) – Km10 (xã Hưng Thái), huyện Ninh Giang đạt quy mô cấp IV và đầu tư xây dựng đoạn kéo dài đầu tuyến (1 Km)



16. Đường tỉnh 396B

Giai đoạn 2011 - 2020:

Cơ bản giữ nguyên tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.



Giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp toàn tuyến lên cấp III; các cầu, cống trên tuyến đạt tiêu chuẩn H30-XB80 (xây dựng, nâng cấp 2 cầu Di Linh, Tuy Hòa).

17. Đường tỉnh 398

Giai đoạn 2011 - 2020:

ĐT398 (Km0-Km23+500), giữ nguyên tuyến cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

Cầu cống: nâng cấp cải tạo máng tràn, các cầu trên tuyến (đặc biệt là cầu An Lĩnh) đạt tiêu chuẩn H30-XB80; đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn.

Giai đoạn 2021-2030:

- ĐT398 đoạn nhánh Chu Văn An, nâng cấp cải tạo đạt cấp IV.

- ĐT398 đoạn nhánh Côn Sơn, đầu tư theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn-Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010.

- ĐT398 đoạn nhánh Đồng Việt, nâng cấp đạt cấp III.

- ĐT398 đoạn nhánh Kiếp Bạc, đầu tư theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn-Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Đầu tư nâng cấp cải tạo đoạn nhánh Chu Văn An, chiều dài 8 km đạt cấp IV, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

- Đầu tư nâng cấp cải tạo đoạn nhánh Kiếp Bạc, chiều dài 5 km đạt cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

18. Đường tỉnh 398B

Giai đoạn 2011 - 2020:

Quy hoạch kéo dài ĐT398B tại đầu tuyến, tại khu vực Chi Ngãi (điểm giao QL18), kéo dài tuyến xuống phía Tây Nam đến điểm giao ĐT389B (quy hoạch mới); đoạn kéo dài mới dựa trên các đường huyện, đường xã và mở mới một số đoạn với tổng chiều dài khoảng 8,5km.

Quy mô kỹ thuât:


  • Đoạn đầu tuyến từ Km 0+000 (giao QL18) đến Km 9+500 dài 9,5 Km, hoàn chỉnh cấp IV, đoạn qua thị trấn, thị tứ theo quy hoạch được duyệt. Đầu tư xây dựng 2 cầu Đại Tân, Khơ Me đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

  • Xây dựng đoạn từ QL37 đến QL18 (qua khu công nghiệp Cộng Hòa) dài 8,5 Km quy mô cấp III.

Giai đoạn 2021-2030:

  • Đoạn đầu tuyến từ Km 0+000 (giao QL18) đến Km 9+500 dài 9,5 Km, nâng cấp đạt cấp III;

  • Đoạn mở mới 8,5 Km nâng cấp đạt cấp I, 6 làn xe (theo cấp Đường vành đai 5 – Hà Nội).

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng đoạn từ QL37 đến QL18 (qua khu công nghiệp Cộng Hoà) dài 8,5 Km, quy mô cấp III.

- Đầu tư xây dựng 2 cầu Đại Tân, Khơ Me đạt tiêu chuẩn H30-XB80

19. Đường tỉnh 399

Giai đoạn 2011 - 2020:

ĐT399 (Km0-Km30+700), giữ nguyên toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, các đoạn qua thị trấn Gia Lộc, thành phố Hải Dương quy hoạch theo không gian đô thị được duyệt.

Cầu cống: xây mới 3 cầu Cất, Neo, Tràng Thưa đạt tiêu chuẩn H30-XB80.

Giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II, đoạn qua khu đô thị theo quy hoạch thành phố được duyệt.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Xây mới 3 cầu Cất, Neo, Tràng Thưa đạt tiêu chuẩn H30-XB80.



20. Đường tỉnh 397 (đường nối Hải Dương với Bắc Ninh).

Giai đoạn 2011 - 2020:

Quy hoạch mở mới đường tỉnh 397, tuyến kết nối QL37 qua huyện Nam Sách sang tỉnh Bắc Ninh; tuyến bắt đầu tại điểm giao với QL37 tại xã Thanh Quang, Nam Sách (đi theo một phần đường huyện Thanh Quang – Hợp Tiến của huyện Nam Sách khoảng 2,5 km, đoạn cuối tuyến), mở mới đoạn đầu tuyến dài 1,5 km và 3,1 km (từ đường 390 đến sông Thái Bình, xã Hiệp Cát), sau đó cắt qua sông Thái Bình sang Bắc Ninh; toàn tuyến quy hoạch dài khoảng 7 km.

Quy mô kỹ thuật: xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Giai đoạn đến 2020 mở mới bến phà qua sông Thái Bình.

Giai đoạn 2021-2030: Duy trì, giữ cấp III toàn tuyến, xây dựng cầu qua sông Thái Bình, tiêu chuẩn H30-XB80.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:

- Xây dựng mới toàn tuyến ĐT397, chiều dài khoảng 7 Km, quy mô cấp III. Mở mới bến phà qua sông Thái Bình sang Bắc Ninh.



21. Đường 62 m kéo dài:

Thi công hoàn chỉnh theo quy hoạch giai đoạn 2 đoạn từ cầu Lộ Cương đến nút giao. Tiếp tục mở mới tuyến ( đi sau khu dân cư bên cạnh hệ thống trung thủy nông) đường từ nút giao (đường 62m với đường 38B) nối với nút giao đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, chiều dài 2,7 km, kết cấu mặt đường BTN. Như vậy sau khi xây dựng xong sẽ có tuyến kết nối với đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, với tổng chiều dài 6,7km.


1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương