Më ®Çu Sự cần thiết lập quy hoạch


Hiện trạng các tuyến sông do Trung ương quản lý



tải về 1.67 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.67 Mb.
#21016
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Hiện trạng các tuyến sông do Trung ương quản lý:


Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý như Sông Thái Bình, sông Thương, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn... Tổng chiều dài 274,5 km, trong đó có sông Thái Bình, sông Luộc là những tuyến đường thuỷ quan trọng của khu vực ĐBSH. Các tuyến đường sông chính qua địa bàn tỉnh Hải Dương có đặc điểm chung của giao thông đường thủy khu vực ĐBSH có những yếu tố ảnh hưởng sau đây:

+ Mực nước giữa mùa lũ và mùa kiệt chênh lệch khá lớn (từ 8 - 9 m).

+ Về mùa lũ, vận tốc dòng chảy mạnh có thể tới 2,5 - 2,7 m/giây gây nên sạt lở bờ sông và mang theo một lượng phù sa lớn bồi lắng ở hạ lưu và các cửa sông.

+ Độ sâu tối thiểu bình quân chỉ đạt khoảng 1,5 - 2,0 m.

+ Hạn chế của cầu phà làm ảnh hưởng đến vận hành của tàu thuyền.

+ Một số bãi cạn làm hạn chế trọng tải chở hàng.



  • Ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Hoà Bình.

  • Khai thác cát dưới sông để phục vụ xây dựng.

Nếu các tuyến sông này được cải tạo và hiện đại hoá thì vận tải thuỷ nội địa tỉnh Hải Dương sẽ thuận lợi và còn phát triển hơn nữa.

Hiện trạng các tuyến sông địa phương quản lý:


- Có 6 tuyến sông chính do địa phương quản lý: Sông Sặt; Sông Cửu An; sông Đình Đào; Sông Tứ Kỳ; Sông Cầu Xe; và Sông Ghẽ. Tổng chiều dài 6 tuyến sông này là 122 km.

- Đặc điểm chính của các tuyến sông địa phương như sau:

+ Là các tuyến sông thuộc hệ thống công trình thuỷ nông Bắc Hưng Hải, có tầm quan trọng chiến lược phục vụ canh tác nông nghiệp.

+ Trên các tuyến sông này có nhiều âu thuyền và đập ngăn nước (như các âu: Neo, Cầu Xe, Ngọc Uyên, An Thổ) chỉ cho phép sà lan trọng tải 200 tấn qua lại.

+ Việc điều tiết mực nước trên sông, đóng cửa âu thuyền khi mùa lũ làm hạn chế hoạt động vận tải thuỷ Do đặc điểm như vậy, nên hiện tại khai thác vận tải trên các tuyến sông này chưa liên thông được với các tuyến liên tỉnh, làm hạn chế đến sử dụng vận tải đường sông trong nội bộ các huyện.

Đặc điểm các tuyến sông địa phương quản lý:

Tuyến sông Sặt:

Sông Sặt dài 62 km, là tuyến sông nội đồng chảy qua tỉnh Hải dương và Hưng Yên thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải. Điểm đầu km 0 giao cắt với sông Hồng tại Bát Tràng- Gia Lâm- HN (cống Xuân Quan); Điểm cuối km 62 nối với sông Thái Bình tại Âu Ngọc Uyên- TP Hải Dương; Đoạn rộng nhất: 592m (xã Tứ Minh- xã Liên Hồng); Đoạn hẹp nhất: 6 m (cửa Âu Ngọc Uyên); Bán kính cong nhỏ nhất: 900.

Đoạn tuyến sông Sặt trên địa bàn Hải Dương từ km 34- đến km 62 (28km) đi qua 4 huyện gồm: Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, TP Hải Dương và 20 xã phường thị trấn. Hai bên bờ sông diện tích trên cạn chiếm 75% là canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, còn lại 25% là khu dân cư ven sông

Đặc điểm thuỷ văn là tuyến sông tự nhiên có hệ thống luồng lạch và dòng chảy khá ổn định; tuy không bị ảnh hưởng nhiều của chế độ triều cường, nhưng phụ thuộc vào điều tiết nước tưới cho canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

- Mực nước cao nhất trong năm HMax = +3,15

- Mực nước trung bình HTB = +1,20

- Mức nước thấp nhất HMin = +0,14

Theo phân cấp đường thuỷ nội địa tuyến sông này đạt tiêu chuẩn cấp V: có hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa dẫn đường và đảm bảo giao thông thường xuyên luồng tuyến cho 2 ca, chưa có báo hiệu đèn vào ban đêm.

Hoạt động vận tải thủy của tuyến sông Sặt là tương đối thuận lợi, lưu lượng phương tiện vận tải tương đối lớn: 5000 -7000 lượt phương tiện/năm.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có mốc chỉ giới giao thông đường thuỷ nên tình trạng lấn chiếm lòng sông để xây dựng công trình trang trại, nuôi trồng thuỷ sản làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện, hành lang báo hiệu bị che khuất gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và ATGT đường thuỷ.



Tuyến sông Ghẽ:

Sông Ghẽ dài 8,7 km, là tuyến sông nội đồng chảy qua 7 xã thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải dương. Điểm đầu bắt nguồn từ Thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng. Điểm cuối giao với sông Sặt tại Km 43+525 xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng. Đoạn rộng nhất là 170 m, tại Km 06+220,3; Đoạn hẹp nhất là 39 m tại Km02+434,6; bán kính cong nhỏ nhất: 109˚, tại km 5+669.

Đặc điểm thuỷ văn là tuyến sông tự nhiên có luồng hẹp, dòng chảy khá ổn định.

- Mực nước cao nhất trong năm HMax = +3,15

- Mực nước trung bình HTB = +1,20

- Mức nước thấp nhất HMin = +0,14

Theo phân cấp đường thuỷ nội địa tuyến sông này đạt tiêu chuẩn cấp V: có hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa dẫn đường và đảm bảo giao thông thường xuyên luồng tuyến cho 2 ca, chưa có báo hiệu đèn vào ban đêm.

Hoạt động vận tải thủy của tuyến sông Ghẽ là tương đối thuận lợi, lưu lượng phương tiện vận tải thủy khoảng 900 - 1000 lượt phương tiện/năm.

Tuy nhiên, trên tuyến sông này hiện có một chướng ngại là con tàu bị đắm chưa trục vớt tại km 4+808, cũng như nhiều bèo trôi trên sông vào mùa lũ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và ATGT đường thuỷ.

Tuyến sông Đình Đào:

Sông Đình Đào dài 32,2 km, là tuyến sông nội đồng thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải, chảy qua 20 xã phường của 4 huyện Bình Giang, Gia Lộc, Ninh Giang, Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương. Điểm đầu km0 giao cắt với sông Sặt tại ngã ba Bá Thuỷ; Điểm cuối km 32+166 giao với sông Tứ Kỳ tại cống Đồng Tràng; Đoạn rộng nhất: 180m; Đoạn hẹp nhất: 55m; Bán kính cong nhỏ nhất: 460.

Đặc điểm thuỷ văn của tuyến sông này phụ thuộc rất lớn vào tình hình mưa lũ của từng năm và việc điều tiết nước tưới cho canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản từ nguồn nước sông Hồng và tiêu thoát ra sông Thái Bình.

- Mực nước cao nhất trong năm HMax = +2,83

- Mực nước trung bình HTB = +1,20

- Mức nước thấp nhất HMin = -0,40

Theo phân cấp đường thuỷ nội địa tuyến sông này đạt tiêu chuẩn cấp V: có hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa dẫn đường và đảm bảo giao thông thường xuyên luồng tuyến cho 2 ca, chưa có báo hiệu đèn vào ban đêm.

Hoạt động vận tải thủy của tuyến sông Đình Đào chưa được thuận lợi, chỉ cho phép các tàu thuyền nhỏ, còn các tàu sà lan có trọng tải lớn bị hạn chế bởi kích thước của các âu Cầu Xe, An Thổ.



Tuyến sông Tứ Kỳ:

Sông Tứ Kỳ là tuyến sông thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải. Đoạn từ km0  km20, do vướng cống Đồng Tràng nên không khai thác vận tải được mà chỉ phục vụ cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.

Đoạn tuyến sông hiện đang khai thác vận tải dài 12 km (từ km 20 đến km 32), chảy qua 06 xã của huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương. Điểm đầu tại km20 Ngã ba Cống Đồng Tràng nối với sông Đình Đào tại km 32+074 xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ. Điểm cuối giao với sông Cửu Yên tại Km45 + 162 xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ. Đoạn rộng nhất 176 m, km 21+ 470,7; Đoạn hẹp nhất 80m tại km20+ 094; Bán kính cong nhỏ nhất: 760, km 24+712,7.

Đặc điểm thủy văn là tuyến sông tự nhiên có hệ thống luồng sâu rộng, dòng chảy ổn định, nhưng phụ thuộc vào điều tiết nước tưới cho canh tác nông nghiệp.

- Mực nước cao nhất trong năm = +2,70

- Mực nước trung bình năm = +1,20

- Mức nước thấp nhất năm = - 0.15

Theo phân cấp đường thuỷ nội địa, tuyến sông này đạt tiêu chuẩn cấp V: có hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa dẫn đường và đảm bảo giao thông thường xuyên luồng tuyến cho 2 ca, chưa có báo hiệu đèn vào ban đêm.

Hoạt động vận tải thủy của tuyến sông này tương đối thuận lợi, lưu lượng phương tiện vận tải thủy khoảng 1300 - 1600 lượt phương tiện/năm.

Tuy nhiên, do hạn chế kích thước của các âu Cầu xe, An Thổ nên các tàu sà lan có trọng tải lớn không thể vận hành qua đây được. Một số đoạn còn bị ảnh hưởng bởi bèo trôi và đăng đáy làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và ATGT đường thuỷ.



Tuyến sông Cửu An:

Sông Cửu An dài 53 km, là tuyến sông thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải, chảy qua địa bàn hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Đoạn tuyến đường sông do Hải Dương quản lý dài 37 km (từ km 16 đến km 53) đi qua 22 xã và 03 huyện Thanh Miện, Ninh Giang và Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương. Điểm đầu tại km 16-ngã 3 Pháo Đài); Điểm cuối km 53 nối với sông Luộc tại Âu An Thổ thuộc huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương. Đoạn rộng nhất 190m tại km 47+625; Đoạn hẹp nhất (5m Âu Neo); Bán kính cong nhỏ nhất: 650, tại km 34+523.

Đặc điểm thủy văn là tuyến sông tự nhiên có luồng sâu rộng, dòng chảy ổn định. Mực nước có thể chia ra làm 3 đoạn chính như sau:

+ Đoạn từ Âu Neo đến Thượng Lưu phụ thuộc rất nhiều vào việc điều tiết nước tưới cho canh tác nông nhiệp, nuôi trồng thuỷ sản và phụ thuộc vào tình hình mưa lũ của từng năm.

- Mực nước cao nhất trong năm = +2,87

- Mực nước trung bình năm = +1.30

- Mức nước thấp nhất năm = +0,06

+ Đoạn từ Âu Neo đến Âu An Thổ thường xuyên phụ thuộc vào việc điều tiết nước và quản lý rất nghiêm ngặt vào mùa vụ và phụ thuộc vào tình hình mưa lũ hàng năm.

- Mực nước cao nhất trong năm = +2,72

- Mực nước trung bình năm = +1,50

- Mức nước thấp nhất năm = -0,15

+ Đoạn từ Âu An Thổ đến sông Luộc phụ thuộc vào thuỷ triều của sông.

- Mực nước cao nhất trong năm = +2,93

- Mực nước trung bình năm = +0,90

- Mức nước thấp nhất năm = -0,50.

Theo phân cấp đường thuỷ nội địa, tuyến sông này đạt tiêu chuẩn cấp V: có hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa dẫn đường và đảm bảo giao thông thường xuyên luồng tuyến cho 2 ca, chưa có báo hiệu đèn vào ban đêm.

Hoạt động vận tải thủy của tuyến sông này tương đối thuận lợi cho tàu có trọng tải 400500 tấn. Lưu lượng phương tiện vận tải khá lớn (khoảng 6.000 -10.000 lượt phương tiện/năm) trên đoạn từ km 23 đến km 53 và có nhánh sông thông ra sông Thái Bình qua Âu Cầu Xe và 1 nhánh vào sông Tứ Kỳ về Cầu Tràng Thưa, những năm gần đây đã xuất hiện nhiều phương tiện lớn.

Đoạn từ cây số 23 trở lên địa phận tỉnh Hưng Yên do Âu Neo quá hẹp, cho nên chỉ đáp ứng được các loại phương tiện từ 150 200 tấn ra vào.

Lưu lượng phương tiện vận tải thủy khoảng 1300 - 1600 lượt phương tiện/năm.

Tuy nhiên, do hạn chế kích thước của các âu Cầu xe, An Thổ nên các tàu sà lan có trọng tải lớn không thể vận hành qua đây được. Một số đoạn vào mùa lũ có rất nhiều bèo và đăng đáy làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và ATGT đường thuỷ.



Tuyến sông Cầu Xe

Sông Cầu Xe dài 6 km, là tuyến sông thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, chảy qua huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương. Điểm đầu bắt nguồn từ xã Phượng Kỳ, huyện Tứ Kỳ. Điểm cuối giao với sông Thái Bình tại Km 64 (Ngã ba Mía) xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ. Đoạn sông do địa phương quản lý dài 4.1 Km (từ Km 00 đến Km4+110 thượng lưu Âu Cầu Xe) chảy qua 04 xã thuộc huyện Tứ Kỳ. Điểm khởi đầu từ Km 00 Ngã 3 sông Cầu Xe nối với sông Cửu Yên tại Km 47+654; Điểm cuối Km 6 nối với sông Thái Bình tại Km 64 Ngã 3 Mía xã Cộng Lạc huyện Tứ Kỳ. Đoạn rộng nhất 140 m tại Km 0+907; Đoạn hẹp nhất 7 m (Âu Cầu Xe) tại Km 4+043; Bán kính cong nhỏ nhất: 131˚ tại Km 3+836.

Đặc điểm thuỷ văn là tuyến sông tự nhiên có luồng lạch và dòng chảy khá ổn định, phụ thuộc vào điều tiết nước tưới cho canh tác nông nghiệp.

- Mực nước cao nhất trong năm = +2,72

- Mực nước trung bình năm = +1,10

- Mức nước thấp nhất năm = - 0,49

Theo phân cấp đường thuỷ nội địa, tuyến sông này đạt tiêu chuẩn cấp V: có hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa dẫn đường và đảm bảo giao thông thường xuyên luồng tuyến cho 2 ca, chưa có báo hiệu đèn vào ban đêm.

Hoạt động vận tải thủy trên tuyến sông này tương đối thuận lợi, lưu lượng phương tiện vận tải tương đối cao khoảng 6500-7000 lượt phương tiện/năm.



Tuy nhiên, do hạn chế kích thước của âu Cầu Xe, âu An Thổ và một số đoạn có bán kính cong nhỏ nên các tàu sà lan có trọng tải lớn bị khống chế hoạt động. Trên luồng tuyến hiện còn có chướng ngại là một tàu bị đắm tại km 3+801 chưa được trục vớt gây ảnh hưởng tới sự ATGT và hiệu quả khai thác.

Các tuyến sông địa phương có thể cải tạo đưa vào khai thác vận tải.

- Sông Đại Tân thuộc TX. Chí Linh, điểm đầu từ cầu Đại Tân (QL 18A) đến điểm cuối gặp sông Kinh Thày tại ngã ba Kênh Giang, chiều dài 10km. Đoạn sông này hiện tại bảo đảm cho các loại phương tiện vận tải sà lan nhỏ hơn 100 tấn đi lại an toàn trong cả năm (trừ mùa lũ, nước sông báo động 3 trở lên). Hiện tại có thể đưa vào quản lý khai thác vận tải được ngay. Nếu đầu tư cải tạo nạo vét một số điểm thì sà lan đến 200 tấn đi lại an toàn.

- Sông Hương thuộc huyện Thanh Hà, điểm đầu từ Đập Hương, điểm cuối gặp cầu Lai Vu, chiều dài 21km. Hiện tại kích thước luồng có thể bảo đảm cho các loại phương tiện vận tải sà lan đến 100 tấn đi lại an toàn trong năm (trừ mùa lũ nước sông báo động 3 trở lên) nhưng do đập Hương khống chế nên các loại phương tiện vận tải không thể đi vào sông này được. Nếu sông này được cải tạo xây dựng, mở rộng đập Hương và nạo vét một số đoạn thì có thể đưa vào quản lý khai thác vận tải, bảo đảm cho sà lan đến 200 tấn đi lại an toàn.

- Sông Ngọc Liên thuộc huyện Cẩm Giàng, điểm đầu từ thị trấn Cẩm Giàng, điểm cuối thuộc xã Ngọc Liên, chiều dài 4km. Hiện tại đảm bảo cho các loại phương tiện vận tải có trọng tải nhỏ hơn 20 tấn đi lại. Nếu đầu tư nạo vét và mở rộng luồng thì có thể đưa vào quản lý khai thác vận tải, sà lan đến 50 tấn đi lại an toàn.

- Sông Văn Thai điểm đầu từ thị trấn Cẩm Giàng điểm cuối là cống Văn Thai, chiều dài 15km là đường giáp ranh của hai huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương và huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. Hiện tại là tuyến sông thuỷ nông phục vụ canh tác nông nghiệp do huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh quản lý. Tuyến sông này trước mắt chưa phục vụ cho việc vận tải thuỷ, nếu được đầu tư cải tạo xây dựng mở rộng khổ thông thuyền các công trình cầu, nạo vét mở rộng luồng thì loại phương tiện vận tải sà lan 50 tấn qua lại được. Hiện nay sông này do tỉnh Bắc Ninh đang quản lý khai thác phục vụ điều tiết nước cho canh tác nông nghiệp, nếu đưa vào quản lý khai thác vận tải cần có sự bàn bạc thống nhất ý kiến của hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương.

- Sông Lương Điền thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, điểm đầu gặp sông Sặt, điểm cuối thuộc xã Lương Điền, chiều dài 2km. Sông này hiện tại không có nhu cầu phục vụ vận tải, đồng thời cống thuỷ lợi có cánh phai (khẩu độ 2m) và cầu trên Quốc lộ 5A khống chế, nên việc đưa vào quy hoạch quản lý khai thác vận tải trong tương lai cần phải được cải tạo đồng bộ.

- Sông Cửu Yên thuộc huyện Thanh Miện điểm đầu là cầu Tràng (gặp sông Cửu An) điểm cuối thuộc xã Chi Lăng Nam, chiều dài 6 km. Sông này nếu được đầu tư cải tạo xây dựng mở rộng khổ thông thuyền các công trình, nạo vét mở rộng luồng thì loại phương tiện vận tải sà lan 50 tấn qua lại được.

- Sông Tứ Kỳ thuộc huyện Tứ Kỳ điểm đầu là cống Đồng Tràng (gặp sông Đình Đào) điểm cuối gặp cống Đọ (thành phố Hải Dương) chiều dài 19km. Sông này những năm trước đây đã đưa vào quản lý khai thác vận tải, nhưng do việc xây dựng một số cống thuỷ lợi có khẩu độ nhỏ và ngăn nước để phục vụ tưới tiêu trong canh tác nông nghiệp, nên các loại phương tiện không vào sông này được. Nếu được đầu tư cải tạo xây dựng mở rộng khổ thông thuyền các công trình, nạo vét mở rộng luồng thì phương tiện vận tải sà lan 50 tấn qua lại được.

- Sông Cầu Dầm thuộc huyện Ninh Giang, điểm đầu là xã Tân Hương, điểm cuối là xã Hiệp Lực, chiều dài là 15km. Sông này nếu được đầu tư cải tạo xây dựng mở rộng khổ thông thuyền các công trình, nạo vét mở rộng luồng thì loại phương tiện vận tải sà lan 50 tấn qua lại được.

Ngoài những tuyến sông đã nêu trên, trong tỉnh còn có một hệ thống kênh mương nội đồng phân bố đều khắp trên địa bàn trong tỉnh. Hiện tại nó phục vụ tưới tiêu trong sinh hoạt và sản xuất là chính. Do đặc thù của công việc sản xuất nông nghiệp, địa hình và hệ thống đường bộ GTNT phát triển rộng khắp nên việc vận chuyển hàng hoá nội bộ của các xã và vận chuyển các sản phẩm sản xuất từ ngoài đồng ruộng về bằng các loại phương tiện vận tải bộ là chủ yếu. Vì vậy hệ thống sông, ngòi kênh mương này chưa có nhu cầu về phục vụ GTVT thuỷ và việc phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ cho các loại thuyền nhỏ có trọng tải từ 5 đến 10 tấn hoạt động hiện tại là chưa phù hợp.



Каталог: HeThongVanBan -> VBTinh -> Documents
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
HeThongVanBan -> TỈnh hải dưƠng số: 1018 /ubnd-vp v/v kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> BỘ giao thông vận tải số: 1750/bgtvt-vp v/v: Tăng cường tiết kiệm chi phí liên quan đến các lễ động thổ, khởi công, khánh thành và công bố quy hoạch CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> TỈnh hải dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> SỞ giao thông vận tải số: 383 /sgtvt-vp v/v tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng ban an toàn giao thôNG

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương