Më ®Çu Sự cần thiết lập quy hoạch


§Þnh h­íng ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi



tải về 1.67 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.67 Mb.
#21016
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
§Þnh h­íng ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi

vµ dù b¸o nhu cÇu vËn t¶i

2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương

  • Định hướng chung

  • Quan điểm phát triển:

Tăng trưởng nhanh, bền vững, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nhân lực, khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên - xã hội. Xây dựng nền kinh tế có công nghệ tiên tiến, hiện đại, cơ cấu hợp lý, năng lực sản xuất có khả năng cạnh tranh cao; phát triển KCHT kinh tế - xã hội hiện đại. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá với quy mô giá trị ngày càng lớn.

Phát huy vai trò của một tỉnh nằm trong vùng KTTĐ Bắc bộ, đi đầu trong một số lĩnh vực then chốt, đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao, tạo bước đột phá tiếp theo. Phát triển hệ thống đô thị, khu dân cư nông thôn theo hướng hiện đại.

Phát triển theo hướng bền vững: kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội (đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái). Gắn hiệu quả trước mắt với phát triển lâu dài, đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giảm dần sự chênh lệch giữa các vùng, các huyện trong tỉnh.


  • Mục tiêu phát triển:

Phát huy những thành tựu đạt được trong 20 năm đổi mới, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong tỉnh; xây dựng cơ sở vật chất KTXH. Phát huy nguồn lực con người, tiềm năng văn hoá truyền thống, năng lực khoa học công nghệ, nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc bộ. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong cũng như bên ngoài vùng ĐBSH. Xây dựng các huyện, thị xã trong tỉnh trở thành các điểm hấp dẫn về đầu tư du lịch. Tạo dựng nền sản xuất hàng hoá với các sản phẩm truyền thống và sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở khai thác tối đa và hợp lý các thế mạnh của tỉnh.

Xây dựng Hải Dương thành tỉnh có kinh tế phát triển mạnh, đóng vai trò động lực trong vùng ĐBSH. Từng bước xây dựng KCHT hiện đại, hình thành hệ thống đô thị ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực làm hạt nhân trong phát triển kinh tế và thu hút, thúc đẩy phát triển lan toả về mọi mặt đời sống - xã hội trên toàn tỉnh.

Đến năm 2020,Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có nền văn hoá - xã hội tiên tiến.


  • Mục tiêu cụ thể:

Về kinh tế:

  • Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng: 11,3% giai đoạn 2011- 2020 ( giai 2011-2015 là 11%. GDP/ người đạt năm 2015 đạt 36-37 triệu đồng (tương đương 1800USD; 2.900-3200 USD năm 2020).

  • Cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ: năm 2010 tỷ trọng Công nghiệp- Xây Dựng, Dịch Vụ, Nông lâm Thuỷ Sản tương ứng 47,0%, 31,5%, 24,0%. Năm 2015 là 48%, 33%, 19%. Năm 2020 là 47%, 37%, 16%.

  • Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu: 25%-30% năm giai đoạn 2010- 2020; trong đó đến năm 2015 là 17%, thu hút nguồn vốn bên ngoài cho phát triển đạt khoảng 36- 39% tổng vốn đầu tư.

Về xã hội:

  • Phát triển từng bước hệ thống đô thị theo hướng hiện đại. Hoàn chỉnh cơ bản hệ thống giao thông nội thị trong thành phố Hải Dương và các đô thị khác trong tỉnh. Tăng tỷ lệ đô thị hoá vào năm 2010 lên 21,7%, vào năm 2020 lên 38-40%.

  • Ổn định quy mô dân số với mục tiêu giữ vững mức tăng dân số tự nhiên khoảng 0,8- 0,9 %/ năm. Không ngừng nâng cao mức sống cho các tầng lớp dân cư, tăng tỷ lệ hộ giàu, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2,5% theo chuẩn nghèo mới đến năm 2015.

  • Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học phổ thông trong toàn tỉnh, xây dựng hệ thống giáo dục đồng bộ từ mẫu giáo, phổ thông đến đại học, củng cố phát triển mạng lưới dạy nghề, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo đến 2015 đạt 55% trở lên; đến năm 2020 đạt 75- 80% .

  • Tỷ lệ hộ dân sống tại đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100%; số hộ nông thôn sử dụng nước máy, nước hợp vệ sinh đạt 95% đến năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020. Tăng tuổi thọ bình quân lên 74 tuổi vào năm 2020.

- Đến 2015 hoàn thành xây dựng 25% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Về môi trường

  • Nâng độ che phủ của rừng và diện tích cây xanh, cây ăn quả lên khoảng 30- 35% diện tích tự nhiên vào năm 2020.

  • Giữ vững diện tích các khu rừng tự nhiên, các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá cách mạng.

  • Đến năm 2020, đảm bảo rác thải, nước thải đô thị, công nghiệp, bệnh viện,... được sử lý. trong đó đến năm 2015 có 100% KCN, CCN và các cơ sở sản xuất phải sử dụng hệ thống xử lý chất thải đúng quy định.

  • Định hướng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu.

  • Công nghiệp

Định hướng và các mục tiêu phát triển:

Tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp có ưu thế, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng nhu cầu của tiến trình công nghiệp hóa (công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí chế tạo, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung).

Huy động mọi nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia sản xuất kinh doanh. Kết hợp các loại hình doanh nghiệp nhằm phát huy tối đa hiệu quả, song chú ý đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới ngay ở giai đoạn đầu.

Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề; kết hợp công nghiệp với các ngành sản xuất khác, du lịch, dịch vụ... tạo hiệu quả tổng thể trên các lãnh thổ.

Quy hoạch phát triển xây dựng phải được gắn kết hợp lý với hệ thống đô thị trong vùng và tiến hành quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phát triển hệ thống nhà ở, cải thiện điều kiện sống cho dân cư.

Phấn đấu đến 2015 công nghiệp trở thành ngành sản xuất chủ yếu của Hải Dương, đóng góp 47- 48% GDP của tỉnh, với công nghiệp chế biến chiếm trên 85%; đến năm 2020, Hải Dương là một tỉnh có công nghiệp phát triển với một số lĩnh vực có trình độ ngang tầm với các nước trong ASEAN5 (ASEAN5: bao gồm 5 nước có trình độ phát triển cao hơn trong khối ASEAN). Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tuy tăng không nhanh nhưng cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp có sự thay đổi đáng kể, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại.

Đẩy nhanh phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao như lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp tàu thủy, linh kiện phụ tùng thay thế, điện tử tin học, sản xuất vật liệu mới, vật liệu xây dựng chất lượng cao... với bước đi phù hợp với điều kiện của tỉnh. Phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may, da giày, nâng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh. Nâng chất lượng hàng công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ... Nghiên cứu khôi phục và phát triển mạnh ngành cơ khí và nghiên cứu đón đầu khả năng phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao (thông tin - viễn thông, xử lý các vấn đề môi trường, kỹ thuật sinh học, điện tử, vật liệu mới...).

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (%)






2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Toàn ngành

22,0

17,4

17,5

20,9

Theo TP kinh tế













CN Nhà nước

14,2

12,0

10,0

10,0

CN ngoài Nhà nước

25,0

19,0

24,6

24,1

CN có vốn ĐT nước ngoài

48,5

25,2

20,0

25,0

Theo ngành kinh tế













Công nghiệp khai thác

13,6

11,3

15,0

17,3

Công nghiệp chế biến

20,4

20,6

19,1

21,9

Điện nước

23,8

4,2

4,0

5,0

Duy trì tốc độ phát triển cao, giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân khoảng 14-16%/năm.

Dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng (giá cố định năm 1994) đến năm 2020 đạt 106691 tỷ đồng.

Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Thời kỳ 2011-2015: phát triển nhanh các ngành mũi nhọn như vật liệu mới, công nghiệp lắp ráp, cơ khí chế tạo thiết bị, linh kiện phụ tùng thay thế, cơ khí chế tạo máy công cụ, công nghiệp tàu thủy, điện tử điện lạnh, máy xây dựng... có khả năng đột phá, có sức cạnh trang trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo cục diện mới và sức mạnh lan tỏa cho toàn vùng trong tăng trưởng và giao thương quốc tế.

Giai đoạn sau 2015 trở đi: Hình thành hệ thống các ngành công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật số, có hàm lượng tri thức lớn, công nghiệp sản xuất sản phẩm đầu vào nhằm làm tăng giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho toàn ngành.



Để đạt mục tiêu tăng trưởng và cơ cấu công nghiệp nêu trên, phải tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, bảo đảm công nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa các cơ sở sản xuất. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với quy mô, trình độ khác nhau. Chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

Công nghiệp khu vực Nhà nước: là thành phần kinh tế quan trọng của tỉnh, sẽ đi đầu và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Đẩy mạnh liên doanh, xây dựng hiệp hội giữa các doan nghiệp trong và ngoài nước để tăng sức mạnh trong quá trình hội nhập. Khai thác hết công suất cơ sở sản xuất cơ khí, điện tử, gạch lát nền, xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch III, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu mới, hàng tiêu dùng cao cấp...

Công nghiệp ngoài Nhà nước (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề): Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được chấp nhận thuê đất trong các Khu, Cụm Công nghiệp, các làng nghề nhanh chóng xây dựng cơ sở, sớm đi vào sản xuất. Tập trung khai thác hết công suất các doanh nghiệp đang sản xuất. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, liên doanh, hình thành hiệp hội, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; có chính sách thông thoáng tạo hành lang pháp lý, tạo nguồn vốn cho phát triển...

Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các dự án đã được cấp phép đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đi vào sản xuất; tập trung khai thác hết công suất các doanh nghiệp đang hoạt động ( hiện nay một số doanh nghiệp mới sản xuất đạt khoảng 30-35% công suất thiết kế). Tạo mọi điều kiện thuận lợi, cơ chế thông thoáng để thu hút các dự án mới vào các lĩnh vực: công nghiệp điện tử, phần mềm, chế tạo máy, sản xuất kim loại màu, vật liệu mới, sản xuất nguyên phụ liệu cho công nghiệp may, giày dép. Có cơ chế thích hợp nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, sản xuất kinh doanh thông qua thu hút nguồn vốn FDI.

Ngành nghề trong nông thôn: Trong những năm tới tập trung phát triển mạnh các ngành nghề ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ trong nông thôn. Tập trung vào hướng sau:

  • Giữ vững và phát triển các làng nghề truyền thống; mở thêm các làng nghề mới; tạo điều kiện hình thành nhiều loại hình doanh nghiệp mới với quy mô khác nhau trong nông thôn. Hình thành các cụm công nghiệp ở các thị tứ với những ngành nghề chủ yếu như: cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất hàng thủ công xuất khẩu...

  • Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phát triển công nghiệp nông thôn...

  • Mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề, hình thức đào tạo nguồn lao động trong nông thôn cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

  • Về tổ chức sản xuất: tổ chức liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, từ cung ứng vật tư, nguyên liệu đến thu mua sản phẩm. Các cơ sở công nghiệp nông thôn trở thành vệ tinh, chi nhánh của các doanh nghiệp lớn ở các đô thị, các khu công nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với nguồn nguyên liệu, vốn, kỹ thuật. Hình thành các cụm sản xuất nhỏ, làng nghề ở nông thôn.

Định hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh:

Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là 21 khu công nghiệp tập trung, với diện tích quy hoạch 3.789 ha, trong đó có 10 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích đất quy hoạch 2.071 ha. Bao gồm các khu công nghiệp sau: Khu công nghiệp Nam Sách: 62,4ha, khu công nghiệp Đại An: 607,22ha( bao gồm cả phần mở rộng, trong đó khu công nghiệp Đại An giai đoạn I là 174,22ha); khu công nghiệp Phúc Điền 100,57ha: Khu công nghiệp Tân Trường (bao gồm cả phần mở rộng khu công nghiệp Tân Trường giai đoạn I là 199,3ha); 311,9 ha; Khu công nghiệp Việt Hoà – Kenmark: 46,4ha; khu công nghiệp Tàu Thuỷ - Lai Vu : 212,89ha; khu công nghiệp Phú Thái: 72ha; khu công nghiệp Cộng Hoà: 357,03ha; khu công nghiệp Lai Cách: 132,4ha; khu công nhiệp Cẩm Điền – Lương Điền: 183,96ha. Ngoài ra có các khu công nghịêp đang được khảo sát lập quy hoạch như: Khu công nghiệp Hoàng Diệu 250ha; khu công nghiệp Thanh Hà 150; khu công nghiệp Hưng Đạo 200ha; Khuc công nghiệp Gia Lộc 198ha.Khu công nghiệp Quốc Tuấn 180ha; Khu công nghiệp Bình Giang; khu công nghiệp Kim Thành 150ha; khu công nghiệp Lương Điền – Ngọc Liên - Cẩm Giàng 150ha.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 39 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.622 ha.


  • Nông nghiệp

Trong giai đoạn tới, từng bước hình thành công nghiệp hoá , hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại; phát triển toàn diện và đa dạng hoá các loại sản phẩm đảm bảo an ninh lương thực. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi với cây con có năng suất, chất lượng cao. Hình thành đồng bộ vùng chuyên canh hàng hoá tập trung, chất lượng đồng đều theo nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lượng thực. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, tăng cường liên kết bốn nhà theo các vùng sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhất là tiến bộ về giống.

Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn: giao thông, điện, đê diều, trạm bơm, kênh mương, trạm, trạm giống, bảo vệ thực vật, thú y... đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Tập trung nguồn lực xây dựng chương trình nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó đến năm 2020 phấn đấu 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới ( đến năm 2015 đạt 25% số xã đạt tiêu chí trên), trong đó 4 tiêu chí liên quan đến xây dựng và phát triển giao thông.


  • Phương hướng phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ. Mở rộng thâm canh tăng vụ, hình thành vùng sản xuất phù hợp với lợi thế từng địa phương, tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

Trồng trọt:

Tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng rộng rãi các giống mới và bố trí cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý, sản xuất đa canh. Thống nhất định hướng diện tích đất lúa đến năm 2015 là 60.000 ha, đến năm 2020 là 58.000 ha và đến năm 2030 giữ ổn định là 55.000 ha. Mở rộng diện tích vụ đông lên 32-35 ngàn ha. Phát triển mạnh cây rau thực phẩm lên 22-25% diện tích gieo trồng với các loại rau, củ, quả có giá trị kinh tế cao (sản xuất cây rau thực phẩm là thế mạnh, lợi thế trong nông nghiệp của tỉnh). Hình thành và có chính sách hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn, rau sạch với các loại rau, củ làm hàng hóa. Giữ diện tích và bố trí vùng trồng vải như hiện nay; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng vải quả, phát huy hiệu quả và phổ biến rộng rãi thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Từng bước hình thành các vùng hoa cây cảnh đáp ứng yêu cầu của xã hội.



Chăn nuôi, thủy sản:

Phát triển chăn nuôi thành ngành sản suất chính. Đưa nhanh các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Phát triển mạnh đàn bò, đàn gia cầm. Tiếp tục thực hiện các dự án phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường chất lượng công tác thú y, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô trang trại và khuyến khích hỗ trợ các trang trại nông nghiệp xây dựng xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường. Thâm canh và khai thác triệt để diện tích mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản; khuyến khích hỗ trợ vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, nhất là các giống con đặc sản.

Tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình 5 triệu ha rừng, phong trào trồng cây nhân dân. Chủ động làm tốt công tác phòng chống lụt bão.


  • Phát triển ngành trồng trọt

Hướng trọng tâm vào việc bố trí sản xuất 2 nhóm cây trồng chính: diện tích lúa và diện tích cây thực phẩm (rau các loại).

Thực hiện giảm diện tích canh tác lúa còn 62.000 ha vào năm 2010; 58.000 ha vào năm 2015 và 55.000 ha vào năm 2020. Ngoài việc dành đất cho phát triển công nghiệp và các nhu cầu khác, một phần đất chuyển sang sản xuất cây thực phẩm, tăng diện tích vụ đông, để diện tích cây thực phẩm tăng từ 31.274 ha vào năm 2005 lên 38.000 ha năm 2010; 40.000 ha năm 2015 và ổn định ở mức 40.000 ha.



  • Phát triển ngành chăn nuôi

Hướng trọng tâm là bố trí phát triển 3 loại vật nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chăn nuôi, đó là lợn, gia cầm và thịt bò.

Theo phương án này, sản lượng thịt lợn hơi giai đoạn đến năm 2010 là 100.000 tấn, thịt trâu bò 4500 tấn, thịt gia cầm 20.200 tấn (6%), đến năm 2015 thịt lợn hơi 124.000 tấn (4,5%), thịt gia cầm 25.000 tấn (4,3%), thịt trâu bò (5.300 tấn) và đến 2020 đạt 150.000 tấn thịt lợn (3,9%), thịt trâu, bò 6.000 tấn, thịt gia cầm 33.000 tấn (5,8%). Giá trị sản lượng chăn nuôi đến 2020 đạt 1.887,6 tỷ đồng.



  • Phát triển ngành thủy sản

Phương án phát triển thủy sản giai đoạn 2006-2010 chủ yếu là xác định tốc độ phát triển phù hợp. Việc mở rộng diện tích giai đoạn tới là không nhiều, tập trung vào xây dựng các vùng nuôi tập trung ở những địa phương có điều kiện, đẩy mạnh thâm canh tìm các giống loài nuôi thích hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại hiệu quả cao.

Giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 5,2%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 3,6%. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đến 2020 đạt 590 tỷ đồng, bằng 21% so với giá trị sản xuất ngành trồng trọt.



  • Dịch vụ, du lịch:

Dịch vụ:

Khu vực dịch vụ được xác định là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của tỉnh. Phát triển các ngành dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại nhằm tăng cường sự đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, nâng cao vai trò của tỉnh trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn mọi nhu cầu của cộng đồng dân cư trong tỉnh.

Đưa các ngành dịch vụ trên địa bàn đạt trình độ phát triển chung của vùng trọng điểm Bắc bộ. Dự kiến tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011-2020 khoảng 11-13 %/năm; đóng góp khoảng 33% GDP của tỉnh vào năm 2010 và 37-38% GDP vào năm 2020.

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng và xuất khẩu lao động, hướng các loại hình dịch vụ này vào khai thác, tăng thu ngoại tệ.

Tiến hành mạnh mẽ việc cổ phần hóa theo mô hình mới, huy động toàn bộ các thành phần kinh tế, nguồn lực xã hội đầu tư phát triển dịch vụ.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động dịch vụ không những ở khu vực đô thị, mà cả khu vực nông thôn, tạo môi trường phát triển tốt cho nền sản xuất hàng hóa và nâng cao trình độ văn minh thương mại hiện đại.



Du lịch:

Tiềm năng du lịch của Hải Dương rất lớn. Mục tiêu là phát triển và đưa ngành du lịch trở thành ngành có đóng góp lớn trong hệ thống các ngành dịch vụ của tỉnh và là một mắt xích quan trọng trong ngành du lịch quốc gia.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng du lịch đạt 20-22 %/năm về doanh thu và 13-15 %/năm về lượt khách giai đoạn 2006-2010 và ổn định tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2011-2020 ở mức 15%/năm.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, tạo điều kiện cho các tour, các trọng điểm du lịch hoạt động có hiệu quả: tập trung vào các khu du lịch quốc gia, các tuyến du lịch trọng điểm có khả năng thu hút khách du lịch. Phối hợp chặt chẽ giữa khai thác du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch với thực hiện các dự án đầu tư phát triển các ngành GTVT, văn hóa thể thao và các ngành du lịch khác.

Hai trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh là khu vực Chí Linh – Kinh Môn và thành phố Hải Dương với các khu phụ cận sẽ là hai cực tăng trưởng nhanh. Hai cực này cũng chính là hai khu vực có nhiều tiềm năng du lịch đang phát huy thế mạnh đi vào khai thác và phát triển. Dự kiến, trong giai đoạn quy hoạch hai khu vực này cũng là trọng điểm được ưu tiên đầu tư phát triển, làm cơ sở phát triển lan tỏa mạnh ra các khu vực khác khi có điều kiện thuận lợi với các dự án trọng điểm thuộc các khu vực sau:


  • Khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc

  • Khu vực thành phố Hải Dương và các khu lân cận

  • Khu vực núi đá An Phụ - Dương Nham

  • Du lịch sinh thái Đồng Bằng và làng nghề.

Xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch tại các điểm du lịch tập trung: tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng lưu trú chất lượng cao tại các điểm như Chí Linh, thành phố Hải Dương. Giai đoạn 2011-2015: xây dựng và hoàn thiện 561 phòng cao cấp tại Chí Linh và 200 phòng cao cấp tại thành phố Hải Dương. Giai đoạn 2016-2020: xây dựng và hoàn thiện 1600 phòng cao cấp tại Chí Linh và 468 phòng cao cấp tại thành phố Hải Dương.

Xây dựng các điểm du lịch tại Sao Đỏ (gần sân Golf bên hồ Mật Sơn) và tại công viên Bạch Đằng, thành phố Hải Dương. Tại các điểm này, tổ chức các công trình hạ tầng phục vụ liên hoàn gần nhau: gồm bãi đỗ xe, trạm cung ứng xăng dầu, gara ô tô (sửa chữa nhỏ, thay nước...), nhà hàng ăn uống giải khát, nhà nghỉ tạm thời, quầy hàng lưu niệm, công trình nghỉ ngơi thư giãn nhỏ...



Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề: tổ chức theo vùng núi và vùng đồng bằng. Khu vực đồng bằng sẽ xây dựng điểm du lịch sinh thái miệt vườn vải thiều Thanh Hà, với dự án phát triển du lịch sông Hương (Thanh Hà); điểm du lịch sinh thái Làng Cò Chi Lăng Nam. Tại vùng núi sẽ hình thành và xây dựng điểm du lịch núi Phượng Hoàng – Côn Sơn – Kiếp Bạc, điểm An Phụ và vùng hang động Dương Nham. Ngoài ra, trên địa bàn còn tổ chức du lịch làng nghề ở một số vùng có các nghề truyền thống đã có tiếng trong và ngoài nước.

Phát triển các khu vui chơi giải trí: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các khu vực vui chơi giải trí lớn: sân Golf Ngôi sao Chí Linh, công viên vui chơi giải trí tại hồ Bạch Đằng và khu du lịch sinh thái Hải Hà, thành phố Hải Dương; khu du lịch sinh thái Trái Bần; khu du lịch sinh thái Thạch Khôi – Gia Lộc thuộc khu đô thị phía Tây thành phố Hải Dương.

Каталог: HeThongVanBan -> VBTinh -> Documents
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
HeThongVanBan -> TỈnh hải dưƠng số: 1018 /ubnd-vp v/v kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
HeThongVanBan -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> BỘ giao thông vận tải số: 1750/bgtvt-vp v/v: Tăng cường tiết kiệm chi phí liên quan đến các lễ động thổ, khởi công, khánh thành và công bố quy hoạch CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> TỈnh hải dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> SỞ giao thông vận tải số: 383 /sgtvt-vp v/v tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng ban an toàn giao thôNG

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương