LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang60/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   72

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨTruy cập cách quãng có thể được sử dụng để giải quyết những thay đổi qui phạm trong việc nhớ lại được đề cập đầu chương hay không? Tại sao có, tại sao không? Mặc dù cần phải nghiên cứu nhiều hơn để tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật, truy cập cách quãng là một trong những can thiệp trí nhớ không dùng thuốc hứa hẹn nhất đối với những người bị giảm sút nhận thức.

Trong khi thiết kế biện pháp can thiệp đối với những người bệnh Alzheimer, nguyên tắc chỉ đạo là phải tối ưu hóa chức năng hoạt động của bệnh nhân. Bất kể mức độ giảm sút, nên cố gắng giúp bệnh nhân thích ứng với các triệu chứng càng nhiều càng tốt. Điều quan trọng là phải giúp đỡ tất cả mọi người giữ được chân giá trị trong tư cách con người, có thể làm được bằng một số cách thật sáng tạo như phỏng theo các nguyên tắc trong phương pháp giáo dục của Montesson đưa người già mắc bệnh Alzheimer đến với trẻ trước độ tuổi đến trường sao cho cả hai có thể cùng nhau thực hiện công việc (Camp và người khác, 1997).

Một trong những cách tốt nhất là tìm hiểu về nghiên cứu hành vi và y học mới nhất cũng như về các chương trình hỗ trợ và giáo dục có sẵn trong vùng, nên gọi đến số điện thoại của Hiệp hội bệnh Alzheimer trong mẫu quảng cáo. Hiệp hội trong vùng bạn sẽ rất vui khi cung cấp một dải tài liệu giáo dục và thông tin về các chương trình ở địa phương.

220 triệu người Mỹ nhắc đến bệnh này như là một trong các cách nói quyền lực nhất.

4 triệu người Mỹ không nhớ gì hết.

TỰ KIỂM TRA

1. So với người trưởng thành nhỏ tuổi hơn, người lớn lớn tuổi hơn ít có khả năng gọi cảm giác buồn của mình là …

2. Một hình thức tâm lý liệu pháp tập trung vào suy nghĩ về bản thân, thế giới và tương lai gọi là …

3. Kỹ thuật thư giãn là một liệu pháp hiệu quả điều trị …

4. Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh Alzheimer thật dứt khoát là thông qua …

5. Xơ bị xoắn gọi là … ở trong sợi trục của tế bào thần kinh ở người bệnh Alzheimer.

6. Sau khi đọc về triệu chứng của bệnh Alzheimer, bạn nghĩ gì về khía cạnh căng thẳng nhất trong việc chăm sóc bố mẹ đang mắc bệnh? (bạn có thể tham khảo phần chăm sóc bố mẹ già yếu ở Chương 12).

Trả lời: (1) trầm cảm, (2) liệu pháp nhận thức, (3) rối loạn lo âu, (4) mổ tử thi não, (5) mớ xơ vữa thần kinh.



KẾT HỢP TẤT CẢ LẠI VỚI NHAU

Một số người có lúc nhận thấy rằng, khi xét đến mọi thứ, thì sự già vẫn luôn tốt hơn các giai đoạn khác. Dựa vào những gì bạn biết về bối cảnh lão hóa của cá nhân, quả thật trong nhiều khía cạnh vẫn tốt (chắc chắn mặc dù không phải toàn là màu hồng) hơn những gì mà sự biến đổi điều kiện trong văn hóa của chúng ta thường nghĩ. Chúng ta bắt đầu bằng việc tự hỏi tại sao những người như Sarah sống khá thọ trong khi người khác thì không, và chúng ta hiểu được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ. Chúng ta cũng hiểu được sự tương tác của các yếu tố di truyền và môi trường (mô hình Tâm sinh học xã hội thêm lần nữa thể hiện!). Chúng ta biết Frank, một ông lão 80 tuổi vẫn còn hoạt động, minh họa cách giữ vững sự phù hợp trong suốt đời có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe khi về già. Chúng ta cũng hiểu được những thay đổi cơ thể bắt đầu ở tuổi trung niên tiếp tục ảnh hưởng đến chức năng hoạt động khi con người ngày càng lớn tuổi.

Rocio cảm nhận được các loại thay đổi trong khả năng nhớ gần đây thường gặp ở người già. Một số người già có được sự hiểu biết thông qua kinh nghiệm sống. Vì thế, sự thay đổi nhận thức khi về già không phải tất cả đều là sự giảm sút. Sau cùng, chúng ta biết rằng bệnh tâm thần ảnh hưởng khủng khiếp ở người già, người già phải được chẩn đoán thích hợp để tách rời các bệnh có thể chữa được và không thể chữa được. Những người như Mary, mắc bệnh Alzheimer, phải được khám thật kỹ để nhận dạng nguyên nhân có thể gây bệnh nhiều nhất.

Nhiều xã hội theo suy nghĩ rập khuôn về người già hoàn toàn không đúng. Vì một lẽ, chỉ có một thiểu số những người trên 65 tuổi mới mắc bệnh Alzheimer, trong khi đa số tiếp tục chứng tỏ có sự cải thiện trong một số chức năng hoạt động nhận thức chẳng hạn như hiểu biết. Tuổi già không ngụ ý sự giảm sút trên diện rộng như người ta thường nghĩ. Thật ra, một số phân mảnh xã hội bắt đầu tìm hiểu vẻ đẹp và tầm quan trọng của người già. 

Sự đột nhập bắt đầu của chúng ta trong tìm hiểu tuổi già cho thấy tính phức tạp của người già. Cũng không thể mô tả đặc điểm của tất cả trẻ, trẻ vị thành niên hoặc những người đầu tuổi trưởng thành đều giống như nhau, người già cũng là một nhóm người khác hẳn. Tính đa dạng này tiếp tục là chứng cứ trong chương sau.


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 13. BỐI CẢNH RIÊNG CỦA TUỔl GIÀ
Người già giống cái gì?

Nhân khẩu học tuổi già

- Số lượng người già ngày càng tăng nhanh, nhất là số lượng người trên tuổi 85. Trong tương lai, người già sẽ đa dạng về mặt dân tộc hơn và có trình độ cao hơn hiện nay.



Bạn sẽ sống bao lâu?

- Tuổi thọ trung bình đã tăng đáng kể trong thế kỷ này, phần lớn là do cải thiện trong chăm sóc sức khỏe. Tuổi thọ hữu dụng ám chỉ số năm mà một người không bị bệnh làm suy nhược. Tuổi thọ tối đa là thời gian dài nhất mà một người bất kỳ sống được.

- Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ bao gồm tuổi thọ gia đình và tiền sử mắc bệnh của gia đình. Yếu tố môi trường bao gồm bệnh mắc phải, độc tố, chất gây ô nhiễm và cách sống.

- Do tiến bộ công nghệ, có sự tranh cãi về số lượng sống so với chất lượng sống. Phụ nữ có tuổi thọ trung bình lúc mới sinh dài hơn nam. Sự khác biệt ở nhóm dân tộc rất phức tạp, tùy vào độ tuổi của con người, các mẫu khác biệt cũng thay đổi.



Cơ thể thay đổi và sức khỏe

Thuyết Lão hóa sinh học

- Có bốn thuyết Lão hóa Sinh học chính. Thuyết Mặc và mòn phát biểu rằng lão hóa là do hệ thống cơ thể bị mòn gây ra. Thuyết Tế bào tập trung vào phản ứng bên trong tế bào bao gồm gốc tự do và liên kết chéo. Thuyết Chuyển hóa tập trung vào những thay đổi trong sự chuyển hóa tế bào. Thuyết Chết tế bào được lập trình cho rằng lão hóa được lập trình về mặt di truyền. Không có một thuyết nào đủ để giải thích lão hóa.



Thay đổi Sinh lý học

- Ba thay đổi cấu trúc cơ bản trong tế bào thần kinh là mớ xơ vữa thần kinh, sự thay đổi đọt nhánh và tấm thần kinh. Những thay đổi này có hậu quả quan trọng trong ảnh hưởng chức năng vận động vì chúng giảm bớt tính hiệu quả trong việc truyền thông tin của tế bào thần kinh.

- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng dần theo độ tuổi. Những thay đổi bình thường trong hệ tim mạch bao gồm sự hình thành lượng mỡ tích tụ trong tim và động mạch, sự gia tăng lượng máu bơm của tim, giảm sút trong mô cơ tim, và làm xơ cứng động mạch. Hầu hết những thay đổi này đều bị cách sống ảnh hưởng. Mất trí mạch máu và đột quỵ là nguyên nhân gây ra sự giảm sút nhận thức, tùy theo vị trí thương tổn ở não.

- Những thay đổi liên quan đến độ tuổi trong hệ hô hấp khó nhận dạng do ảnh hưởng của sự ô nhiễm trong suốt đời. Tuy nhiên, người già khó thở, nguy cơ bị các rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính gia tăng. 

- Bệnh Parkinson là do thiếu lượng dopamine phù hợp mà ra, có thể kiểm soát hiệu quả bằng L-dopa. Trong một ít trường hợp, bị mất trí.

- Sự giảm sút thị lực và thính lực liên quan đến độ tuổi có nhiều tài liệu dẫn chứng. Tuy nhiên, những thay đổi tương tự trong khứu giác, vị giác, xúc giác, cảm giác đau và nhạy cảm với nhiệt độ vẫn chưa rõ.



Vấn đề sức khỏe

- Người trưởng thành lớn tuổi hơn gặp nhiều rối loạn giấc ngủ hơn người trưởng thành nhỏ tuổi hơn. Về mặt dinh dưỡng, hầu hết người già không cần uống vitamine hoặc khoáng chất bổ sung. Nguy cơ bệnh ung thư tăng đáng kể theo độ tuổi.



Quá trình nhận thức

Xử lý thông tin

- Người trưởng thành lớn tuổi hơn thường chậm hơn người trưởng thành nhỏ tuổi hơn trong việc tìm kiếm bằng mắt, nếu không có tín hiệu báo trước.

- Sự khác biệt độ tuổi trong công việc phân chia chú ý tùy vào độ khó, ở công việc dễ, không có sự khác biệt, nhưng ở công việc khó, người trưởng thành nhỏ tuổi hơn thường thực hiện tốt hơn.

- Tốc độ tâm thần vận động của người trưởng thành lớn tuổi hơn chậm hơn tốc độ tâm thần vận động của người trưởng thành nhỏ tuổi hơn. Tuy nhiên, lượng chậm lại giảm bớt nếu người trưởng thành lớn tuổi hơn có sự tập luyện hoặc khả năng chuyên môn trong công việc.

- Thay đổi nhận cảm và xử lý thông tin tạo ra khó khăn cho lái xe lớn tuổi. Trí nhớ hoạt động là một khái niệm giải thích thuyết phục khác về những thay đổi trong xử lý thông tin theo độ tuổi.

Trí nhớ

- Đối với công việc nhớ đòi hỏi nhớ lại tự do, người trưởng thành lớn tuổi hơn hầu như luôn kém hơn người trưởng thành nhỏ tuổi hơn. Sự khác biệt ít hơn trong các công việc nhớ nhận biết và trong một số công việc nhớ đời thật.

- Những gì người ta cho là đúng đối với trí nhớ của mình đều liên quan đến việc hoạt động. Suy nghĩ về việc liệu các khả năng nhận thức có được giả định là thay đổi hay không có thể là suy nghĩ quan trọng nhất.

- Phân biệt sự thay đổi trí nhớ đi kèm với lão hóa với những thay đổi trí nhớ do bệnh tật nên được tiến hành bằng cách đánh giá toàn diện.

- Có thể đạt được tập luyện trí nhớ theo nhiều cách. Một khuôn khổ hữu dụng là phải kết hợp những khác biệt trí nhớ hiện - ẩn với các loại hỗ trợ trí nhớ bên ngoài - bên trong.

Tập khả năng trí năng

- Chứng cứ từ các nghiên cứu tập luyện biểu thị rằng hoạt động ở ít nhất một số khả năng trí năng (như lập luận quy nạp và định hướng không gian) có thể được cải thiện đáng kể.



Tính sáng tạo và hiểu biết

- Nghiên cứu cho thấy rằng sản phẩm sáng tạo đạt đỉnh điểm vào cuối đầu tuổi trưởng thành hoặc đầu tuổi trung niên và sau đó giảm sút nhưng đỉnh điểm hoạt động thay đổi khác nhau trong các môn học và nghề nghiệp.

- Hiểu biết liên quan với khả năng trở thành chuyên gia trong cuộc sống hơn là bản thân độ tuổi. Ba yếu tố giúp con người trở nên hiểu biết là điều kiện cá nhân nói chung, điều kiện thành thạo cụ thể, và bối cảnh cuộc sống tạo điều kiện thuận tiện.

Sức khỏe tâm thần và sự can thiệp

Trầm cảm

- Triệu chứng của trầm cảm là luôn buồn rầu. Các triệu chứng tâm lý và sinh lý khác cũng xuất hiện nhưng ý nghĩa quan trọng của những triệu chứng này tùy thuộc vào độ tuổi của người báo cáo triệu chứng.

- Nguyên nhân chính gây bệnh trầm cảm bao gồm sự mất cân đối trong chất truyền thần kinh và các tác động tâm lý xã hội như sự mất mát và hệ thống niềm tin bên trong.

- Có thể dùng thuốc điều trị trầm cảm chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm heterocyclic, thuốc ức chế MAO và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, và thông qua tâm lý liệu pháp chẳng hạn như liệu pháp hành vi hoặc nhận thức.



Rối loạn lo âu

- Nhiều loại rối loạn lo âu ảnh hưởng đến nhiều người già. Tất cả rối loạn đều được điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc tâm lý liệu pháp.



Mất trí: Bệnh Alzheimer

- Mất trí là một họ bệnh gây ra giảm sút nhận thức nghiêm trọng. Bệnh Alzheimer là hình thức phổ biến nhất của chứng mất trí không thể phục hồi.

- Triệu chứng bệnh Alzheimer bao gồm giảm sút trí nhớ, thay đổi nhân cách và thay đổi hành vi. Những triệu chứng này thường dần dần xấu đi với mức độ thay đổi đáng kể ở từng người.

- Chẩn đoán dứt khoát đối với bệnh Alzheimer chỉ bằng cách mổ tử thi não. Chẩn đoán có thể mắc bệnh Alzheimer ở người còn sống bao gồm một quá trình tỉ mỉ để loại trừ các nguyên nhân có thể khác.

- Mặc dù bệnh Alzheimer là nan y nhưng có nhiều sự can thiệp liệu pháp khác nhau có thể cải thiện chất lượng sự sống của bệnh nhân.


TỪ KHÓA NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 13. BỐI CẢNH RIÊNG CỦA TUỔl GIÀ
nhà nhân khẩu học

kim tháp dân số

tuổi thọ

tuổi thọ trung bình

tuổi thọ hữu dụng

tuổi thọ tối đa

thuyết mặc và rách

thuyết tế bào

gốc tự do

liên kết chéo

thuyết chuyển hóa

thuyết chết tế bào được lập trình

mớ xơ vữa thần kinh

tấm thần kinh

chất truyền thần kinh

đột quỵ


sự cố mạch máu não

xuất huyết 

chứng thiếu máu cục bộ nhất thời (TIAs)

mất trí mạch máu

bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

bệnh Parkinson

lão thính

nhịp ngày đêm

tính chọn lọc

chú ý phân chia

tốc độ tâm thần vận động

trí nhớ hoạt động

nhớ lại tự do

sự nhận ra

trí nhớ thứ cấp

trí nhớ bậc ba

trí nhớ hiện

trí nhớ ẩn

hỗ trợ bên ngoài

hỗ trợ bên trong

tình trạng cảm thấy khó chịu

hệ thống niềm tin bên trong

thuốc chống trầm cảm heterocyclic (HCAs)

thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO)

thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs)

liệu pháp hành vi

liệu pháp nhận thức

rối loạn lo âu

mất trí

bệnh Alzheimer



sự không kìm được

mất trí giả amyloid

truy cập cách quãng

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU CHI TIẾT

Tài liệu tham khảo

CARSTENSEN, L. L., EDELSTEIN, B. A., & DORN-BRAND, L. (Chủ biên). 11996). The practical handbook of clinical gerontology. Thousand Oaks, CA: Sage. Quyển sách này đưa ra một cái nhìn khái quát về một dải rộng các vấn đề, bao gồm đánh giá, rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi và rối loạn y học ở người già.

HAYFLICK, L. (1994). How and why we age. New York: Ballantine. Tóm lược Sinh học lão hóa này được trình bày trong khuôn khổ rất dễ đọc, dễ hiểu. Đây có lẽ là tóm lược toàn diện nhất ở trình độ nhập môn.

KAUSLER, D. H. (1994). Learning and memory in normal aging. San Diego, CA: Academic Press. Đây là một trong những tóm lược rất hay chỉ có một tập duy nhất đề cập những khác biệt liên quan đến độ tuổi trong xử lý thông tin và trí nhớ.

KOTRE, J. (1996). White gloves: How we create ourselves through memory. New York: Norton. Đây là câu chuyện dạng tiểu sử tự truyện về một người đàn ông tìm hiểu ý nghĩa của trí nhớ sau khi ông tìm thấy chiếc găng tay màu trắng của như ông. Sự đan kết thú vị giữa nghiên cứu cơ bản về trí nhớ với kinh nghiệm thường nhật.

ARTZ, S. H. (Chủ biên). (1987). When I am an old woman, I shall wear purple; and (1992). If I had my life to live over, I would pick more daisies. Watsonville, CA: Papier- Mache Press. Cả hai sách này là tuyển tập thơ và truyện ngắn nói về ý nghĩa tuổi già ở phụ nữ.




Chương 14. KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA TUỔl GIÀ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ
I. Thuyết Lão hóa Tâm lý xã hội

- Thuyết Liên tục

- Năng lực và áp lực môi trường

- Tìm nơi bạn phù hợp



II. Phát triển nhân cách khi về già

- Tính toàn vẹn so với thất vọng

- Thể chất và cái tôi có thể khi về già

- Quan điểm về đời sống: Thể chất và tuổi già

- Tín ngưỡng và hỗ trợ tinh thần

III. Tôi từng làm việc ở...: Cuộc sống khi nghỉ hưu

- Nghỉ hưu có nghĩa gì?

- Bạn có nghỉ hưu không?

- Tại sao người ta nghỉ hưu?

- Điều chỉnh để nghỉ hưu

- Ràng buộc giữa cá nhân với nhau



IV. Bạn bè và gia đình khi về già

- Bạn bè và anh chị em ruột

- Hôn nhân

- Chăm sóc bạn đời

- Sống với nhau cho đến chết: Chăm sóc bạn đời

- Cảnh góa chồng

- Tư cách của ông cố

V. Vấn đề xã hội và tuổi già

- Người già yếu đuối

- Sống trong nhà dưỡng lão

- Bạn phản ứng ra sao đối với người cư trú trong nhà dưỡng lão?

- Ngược đãi và bỏ bê người già

- Người già nào bị ngược đãi và tại sao?

- Vấn đề chính sách công và người già

Kết hợp tất cả lại với nhau

Tóm tắt

Từ khóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết

Người già thực ra như thế nào? Như chúng ta đã thấy trong Chương 13, tuổi già đến cùng với các hạn chế cơ thể (như giảm sút thị lực và thính lực) và nhiều lợi ích tâm lý (như khả năng chuyên môn gia tăng). Tuổi già cũng mang lại sự thử thách xã hội. Người già đôi khi bị ảnh hưởng của suy nghĩ rập khuôn cho rằng người già bất lực, ngoài lề xã hội, chẳng khác gì trẻ con. Người già cũng đối mặt với các vấn đề tâm lý xã hội. Người ta suy nghĩ thế nào về cuộc sống của người già, làm cho cuộc sống ấy có ý nghĩa và gần gũi họ khi họ đang đến gần cái chết? Điều gì cấu thành thể chất của người già? Người già sử dụng thời gian của mình ra sao một khi không còn làm việc toàn thời gian nữa? Họ có muốn về hưu hay không? Các mối quan hệ với bạn bè và gia đình đóng vai trò gì trong cuộc sống của người già? Người già thích ứng ra sao nếu người bạn đời của mình ốm cần phải chăm sóc? Nếu như bạn đời của mình mất thì sao? Người già cần sự giúp đỡ sống ở đâu?

Đây chỉ là một vài vấn đề chúng ta sẽ khảo sát trong chương này. Như trong Chương 13, tiêu điểm chính của chúng ta tập trung vào đa số người già vẫn còn khỏe mạnh và sống trong cộng đồng. Sự phân biệt trong Chương 1 giữa người hơi già (60 - 80 tuổi) và người rất già (từ 80 trở lên) là điều rất quan trọng. Chúng ta biết hầu hết về người hơi già, thậm chí những người rất già cũng phản ánh được đa số người già suy nhược và những người hiện sống trong nhà dưỡng lão.

Cũng như các thời điểm khác trong đời, hòa hợp với môi trường là một vấn đề phức tạp. Chúng ta bắt đầu bằng cách nghiên cứu một số quan điểm về cách tối ưu hóa sự hòa hợp của chúng ta với môi trường. Kế đến, chúng ta tìm hiểu làm cách nào chúng ta mang câu chuyện cuộc sống của mình đạt đỉnh điểm. Sau đó, chúng ta tìm hiểu mối quan hệ giữa cá nhân với nhau và sự nghỉ hưu tạo ra bối cảnh sự hài lòng trong cuộc sống. Chúng ta kết thúc bằng một nghiên cứu bối cảnh lão hóa xã hội.

I. THUYẾT LÃO HÓA TÂM LÝ XÃ HỘI
II. PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH KHI VỀ GIÀ
III. TÔI TỪNG LÀM VIỆC Ở...: CUỘC SỐNG KHI NGHỈ HƯU
IV. BẠN BÈ VÀ GIA ĐÌNH KHI VỀ GIÀ
V. VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ TUỔI GIÀ
TÓM TẮT
TỪ KHÓA
I. THUYẾT LÃO HÓA TÂM LÝ XÃ HỘI NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 14. KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA TUỔl GIÀ
Mục tiêu nghiên cứu

- Thuyết Liên tục là gì?

- Mô hình năng lực và áp lực môi trường là gì, tính dễ bảo và tính đồng thuận liên hệ với mô hình này ra sao?

Thuyết Lão hóa Tâm lý xã hội

- Thuyết Liên tục

- Năng lực và áp lực môi trường

Từ khi SANDY nghỉ hưu không còn làm thư ký ở Giáo hội giám chế châu Phi ở địa phương nữa thì bà hầu như không biết nghỉ. Bà tham gia ca đoàn trong giáo hội, tham gia ủy ban hành động vì cộng đồng phụ nữ da đen, mỗi tuần một ngày tình nguyện đến dạy ở một trường Head Start ở địa phương. Bạn bè của Sandy cho rằng bà đừng hoạt động nữa, nhưng bà không nghe cho dù đã bước sang tuổi 71.

Tìm hiểu con người ta già như thế nào không phải là điều đơn giản như hỏi tuổi của người khác. Như bạn thấy trong Chương 13, lão hóa là một quá trình bao gồm nhiều biến dạng trong thay đổi cơ thể, chức năng hoạt động nhận thức và sức khỏe tâm thần. Như Dennis the Menace nhận xét người già thường là những người bị gạt khỏi xã hội. Tiếp cận tâm lý xã hội đối với tuổi già thừa nhận những vấn đề này.

Cuộc đời của Sandy phản ánh một số điểm quan trọng. Mức độ hoạt động của bà vẫn giữ nguyên không đổi trong suốt tuổi trưởng thành. Sự không đổi này rất phù hợp với thuyết liên tục, khuôn khổ đầu tiên được xem xét trong phần này. Khả năng duy trì mức độ ràng buộc này cho thấy có sự phù hợp giữa năng lực và môi trường bà đang sống như được đề cập trong thuyết Năng lực - áp lực môi trường trong cuối phần này.



THUYẾT LIÊN TỤC

Người ta luôn làm bất kỳ điều gì có lợi cho mình (Atchley, 1989). Theo thuyết Liên tục, người ta thường có khuynh hướng thích ứng với cuộc sống thường nhật vào cuối tuổi trưởng thành bằng cách áp dụng các câu trả lời quen thuộc dựa trên kinh nghiệm trước đây để duy trì và bảo tồn cả cấu trúc bên trong lẫn bên ngoài. Bằng cách hình thành trên và liên kết với đời sống quá khứ của cá nhân, thay đổi trở thành một phần của sự liên tục. Vì thế, những hoạt động mới của Sandy tượng trưng cho cả thay đổi (vì chúng mới) lẫn tính liên tục (vì bà luôn tham gia hoạt động trong cộng đồng). Theo nghĩa này, tính liên tục tượng trưng một sự tiến hóa chứ không phải là sự cắt đứt hoàn toàn với quá khứ (Atchley, 1989).

Mức độ liên tục trong cuộc sống thường rơi vào một trong ba nhóm chung: quá ít, quá nhiều và tối ưu (Atchley, 1989). Tính liên tục quá ít là do suy nghĩ rằng cuộc sống không thể dự đoán được. Tính liên tục quá nhiều có thể tạo ra sự buồn chán hoặc vết mòn khả năng có thể dự đoán, nhưng hoàn toàn không đủ để thay đổi làm cho cuộc sống thêm phần thú vị.

Tính liên tục tối ưu đủ tạo ra thay đổi mang tính thử thách và tạo ra sự quan tâm nhưng không đến mức làm kiệt sức tài nguyên của cá nhân.

Tính liên tục có thể là bên trong hoặc bên ngoài (Atchley, 1989). Tính liên tục bên trong ám chỉ quá khứ bên trong nhớ được chẳng hạn như tính tình, kinh nghiệm, cảm xúc và kỹ năng, tóm lại, đây là nhận dạng cá nhân của một người. Tính liên tục bên trong cho phép bạn hiểu được mình lúc này nối kết với quá khứ trước đây ra sao cho dù hành vi hiện tại trông có vẻ khác. Tính liên tục bên trong tạo ra cảm giác mình có năng lực, thành thạo, bản ngã nguyên vẹn (được đề cập cuối chương), và thái độ tự trọng. Tính liên tục bên ngoài liên quan đến môi trường tự nhiên và xã hội nhớ được, mối quan hệ vai trò và hoạt động. Một người có cảm giác tính liên tục bên ngoài từ việc sống trong môi trường quen thuộc hoặc sống với những người thân chẳng hạn. Tính liên tục bên ngoài cung cấp sự hỗ trợ xã hội, thông tin phản hồi chính xác, sự thích ứng và mục tiêu tái hoàn thiện trong cuối đời.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨThuyết nhân cách 5 yếu tố phù hợp với thuyết liên tục ra sao? Việc duy trì cả tính liên tục bên trong lẫn bên ngoài là điều rất quan trọng trong việc thích ứng khi về già (Atchley, 1989). Chẳng hạn, tính gián đoạn bên trong, nếu ở mức độ đủ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe tâm thần (Atchley, 1989). Quả thật, một trong những khía cạnh nguy hại nhất của bệnh Alzheimer là nó phá hủy tính liên tục bên trong khi cuốn sách nhận dạng của cá nhân. Tương tự, tính gián đoạn bên ngoài cũng có hậu quả nghiêm trọng đối với sự thích nghi (Atchley, 1989). Chẳng hạn, nếu môi trường tự nhiên của bạn ngày càng trở nên khó dàn xếp thì kết quả rối loạn sẽ ăn mòn, gặm nhấm nhận dạng của bạn.

Rõ ràng, việc giám sát liệu một người có duy trì được tính liên tục bên trong và bên ngoài hay không là điều rất quan trọng. Thay đổi như thế nào trong cả hai ảnh hưởng đến sự thích nghi là tiêu điểm trong khuôn khổ năng lực - áp lực môi trường, vấn đề chúng ta đề cập vào lúc này.



NĂNG LỰC VÀ ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG

Vì thế việc tìm hiểu lão hóa tâm lý xã hội đòi hỏi phải chú ý đến nhu cầu cá nhân hơn là đối xử với tất cả người già như nhau. Một cách thực hiện điều này là phải tập trung vào quan hệ giữa năng lực và áp lực môi trường. Như được đề cập trong Chương 1 (trang 25 - 26), tiếp cận này là một minh họa điển hình cho thuyết kết hợp các yếu tố của mô hình tâm sinh học xã hội (Lawton, 1982; Lawton & Nahemow,1973).

Năng lực theo định nghĩa là giới hạn trên của khả năng hoạt động chức năng của cá nhân trong năm lĩnh vực: sức khỏe cơ thể, kỹ năng nhận thức nhận cảm, kỹ năng vận động, kỹ năng nhận thức và sức mạnh bản ngã. Chúng ta đề cập hầu hết những lĩnh vực này trong Chương 13, sức mạnh bản ngã liên quan đến khái niệm chính trực của Erikson, sẽ đề cập sau trong chương này. Những lĩnh vực này được xem là làm nền tảng cho tất cả khả năng khác và phản ánh tác động sinh học, và tâm lý. Áp lực môi trường ám chỉ yêu cầu tự nhiên, giữa cá nhân với nhau hoặc xã hội mà môi trường áp đặt cho cá nhân. Yêu cầu tự nhiên là việc phải đi cầu thang hai ba tầng mới đến được căn hộ bạn ở. Yêu cầu giữa cá nhân với nhau bao gồm việc điều chỉnh mẫu hành vi của mình với các loại người khác nhau. Yêu cầu xã hội bao gồm việc giải quyết phù hợp với luật pháp hoặc tập quán đang áp đặt một số kỳ vọng nào đó đặc biệt con người. Những khía cạnh này trong thuyết phản ánh tác động sinh học, tâm lý và xã hội. Cả năng lực lẫn áp lực môi trường thay đổi khi con người sống qua các quãng đời, bạn có khả năng làm được điều gì lúc 5 tuổi khác với điều gì bạn có thể làm được lúc 25, 45, 65, hoặc 85 tuổi. Tương tự, yêu cầu của môi trường áp đặt lên bạn sẽ thay đổi theo độ tuổi của bạn. Vì thế, khuôn khổ năng lực - áp lực môi trường cũng phản ánh các yếu tố chu kỳ đời sống.

Mô hình năng lực và áp lực môi trường theo mô tả trong hình vẽ thể hiện mối quan hệ của cả hai. Năng lực từ thấp đến cao được mô tả trên trục tung, và áp lực môi trường từ yếu đến mạnh được mô tả trên trục hoành. Điểm trong biểu đồ mô tả sự kết hợp khác nhau của cả hai. Quan trọng nhất, vùng tô bóng chứng minh rằng hành vi thích nghi và ảnh hưởng tích cực có thể là do nhiều kết hợp khác nhau giữa năng lực và mức độ áp lực. Mức độ thích nghi là vùng mức áp lực trung bình đối với một mức năng lực cụ thể, đây là nơi hành vi và ảnh hưởng đều bình thường. Chỉ tăng áp lực một chút thường cải thiện hoạt động, vùng này trên hình được gọi là vùng khả năng hoạt động tối đa. Chỉ giảm áp lực một chút tạo ra vùng dễ chịu tối đa trong vùng này người ta có thể sống hạnh phúc không phải lo lắng về yêu cầu của môi trường. Sự kết hợp năng lực và áp lực môi trường rơi vào một trong hai vùng này dẫn đến kết quả có hành vi thích nghi và ảnh hưởng tích cực, chuyển thành chất lượng đời sống cao.

Khi người ta đi xa khỏi những vùng này thì hành vi ngày càng thích nghi kém và ảnh hưởng sẽ trở nên tiêu cực. Cũng nên lưu ý những kết quả này có thể là do nhiều kết hợp khác nhau và nhiều lý do khác nhau tạo ra. Chẳng hạn, quá nhiều yêu cầu môi trường đối với cá nhân có năng lực thấp và quá ít yêu cầu đối với cá nhân có năng lực cao đều dẫn đến kết quả hành vi thích nghi kém và ảnh hưởng tiêu cực.

Biểu đồ này có ý nghĩa gì đối với tuổi già? Có phải tuổi già đơn thuần là một phương trình liên quan đến một số biến số hay không? Điều quan trọng cần phải nhận biết về mô hình năng lực và áp lực môi trường là mỗi người đều có khả năng làm cho thể chất thích nghi với một số tình huống sống nhưng không phải đối với tất cả. Con người có hoạt động chức năng tốt hay không tùy thuộc vào việc họ có khả năng làm gì để phù hợp với những gì môi trường buộc họ phải làm. Khi khả năng phù hợp với yêu cầu thì con người sẽ thích nghi, khi không phù hợp thì con người thích nghi kém. Trong quan điểm này, tuổi già không gì khác hơn một phương trình, khi phải xác định sự phù hợp nhất trên cơ sở cá nhân.

Bằng cách nào người ta giải quyết những thay đổi trong sự kết hợp cụ thể giữa áp lực môi trường (chẳng hạn như điều chỉnh thích nghi với một tình huống sống mới) và năng lực (có lẽ do bệnh tật)? Con người phản ứng theo hai cách cơ bản (Lawton, 1989). Khi con người chọn hành vi mới để đáp ứng yêu cầu hoặc nhu cầu mới, thì họ thể hiện tính đồng thuận và kiểm soát được cuộc sống của mình. Trái lại, khi người ta chấp nhận tình huống ra lệnh các tùy chọn mà họ phải có thì họ thể hiện tính dễ bảo và ít có sự kiểm soát. Lawton (1989) lập luận rằng tính đồng thuận có nhiều khả năng xảy ra ở người có năng lực tương đối cao và tính dễ bảo ở người có năng lực tương đối thấp.


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương